Khái Niệm Đường Đồng Mức Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Đường Đồng Mức Là Gì? Các Loại Đường Đồng Mức Hiện Nay

Tiếp tục trong hàng loạt những bài viết gần đây của TaiNguyenHaNoi , hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về đường đồng mức.

Trong bản đồ học, các đường đồng mức là một đường tưởng tượng của địa hình nối với điểm có độ cao bằng nhau trên một mức nhất định, chẳng hạn như mực nước biển trung bình hoặc điểm chuẩn.

Đường đồng mức là gì?

Đặc điểm quy ước

Cao độ của một điểm nằm ở khoảng giữa hai đường đồng mức được thể hiện trên bản đồ địa hình (không nằm trên đường đồng mức), được xác định gần đúng bằng cách dựng một đường vuông góc nhất tại điểm này với cả hai đường đồng mức.

Dùng tam giác đồng dạng để xác định độ chênh cao của điểm đang xét với đường đồng mức thấp hơn trong hai đường đồng mức, qua khoảng cách của điểm đó tới đường đồng mức thấp và khoảng cách giữa hai đường đồng mức. Từ đó xác định được cao độ tuyệt đối của điểm.

Không có hai dòng gặp nhau hoặc giao nhau trong mọi trường hợp.

Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn

Những đường có khoảng cách xa nhau cho thấy độ dốc nhẹ

Nếu các đường có độ cao cao hơn ở trung tâm thì đó là các ngọn đồi hoặc núi

Trong một đường đồng mức duy nhất, tại bất kỳ điểm nào độ cao là như nhau.

Các loại đường đồng mức

Đường bình độ con: Nét liền mảnh

Đường bình độ cái: Nét liền đậm

Đường bình độ giữa 1/2

Đường bình độ phụ: Nét đứt, được thêm vào khi cần thiết.

Cứ 2 đường bình độ cái liên tiếp thì chứa 4 đường bình độ con. Đường đồng mức hiểu một cách đơn giản là đường nối liền các điểm có cùng độ cao.

Công dụng của các đường đồng mức trong khảo sát

Trong một bản đồ lớn, các đường đồng mức chỉ số ít hơn để giữ cho bản đồ dễ đọc. Trong trường hợp này, để tìm ra độ cao điểm trung gian, các đường đồng mức được sử dụng.

Ước tính đo đạc điện tích đất cho bất kỳ loại cấu trúc nào như : cầu, đập hoặc đường có thể được tìm thấy với sự trợ giúp của các đường đồng mức trong bản đồ.

Vì các đường đồng mức là để tính độ cao dọc của một khu vực, cùng một cách để tính khoảng cách ngang.

Làn Đường Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Làn đường là gì?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

Mà phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Sử dụng đúng làn đường

Căn cứ vào Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng làn đường như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Thế nào là đi sai làn đường?

Việc nhận biết đúng làn đường tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ, thậm chí, nhiều người tham gia giao thông còn chưa phân biệt được làn đường, vạch kẻ đường. Thực tế, tình trạng đi sai làn đường diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông.

Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Người đăng: hoy Time: 2020-10-13 08:59:14

Khái Niệm Hợp Đồng Thương Mại Là Gì?

Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm các loại hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo Điều 1 Luật thương mại 2005 gồm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.

Đặc điểm của hợp đồng thương mại là gì?

Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên thì đặc điểm của hợp đồng thương mại là:

Thứ nhất, về chủ thể của Hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của Hợp đồng thương mại so với các loại Hợp đồng dân sự.

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thương mại. Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Luật thương mại 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật

Nội dung của hợp đồng thương mại gồm có những gì?

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của Hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật Hợp đồng nói chung, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

Đối tượng của hợp đồng;

Số lượng, chất lượng;

Giá, phương thức thanh toán;

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

Quyền, nghĩa vụ của các bên;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

Phương thức giải quyết tranh chấp.

Khái Niệm Đường Cao Tốc Là Gì? Khi Nào Thì Nên Xây Đường Cao Tốc?

Đường cao tốc là gì khi nào nên xây đường cao tốc ? Đây là thắc mắc của khá nhiều người bởi các dự án cao tốc đang mở rộng tác động khá nhiểu đến đời sống dân cư. Hạng mục này là một trong những hạ tầng công cộng quan trọng nhất của mỗi địa phương. Việc xây mới, sửa chữa cao tốc luôn nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng, xã hội.

Khái niệm “đường cao tốc” còn được biết đến là đường có kiểm soát lối ra vào. Trong tiếng anh, nó chính là khái niệm “Controlled-access highway”. Đây là một hạ tầng được thiết kế đặc biệt, dành cho các phương tiện lưu thông, di chuyển với tốc độ cao. Ở mỗi chiều, làn xa lộ lại có tốc độ cho phép nhất định.

Giảm thời gian di chuyển, kết nối giữa các tỉnh thành.

Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa. Đảm bảo việc thông thương trên cả nước được dễ dàng hơn.

Giúp ô tô, xe tải có thể di chuyển với tốc độ cao mà không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông khu vực.

Giảm thiểu tỷ lệ tai nạn và thương vong cho người đi xe máy.

Khi nào cần xây dựng cao tốc?

Để có một tuyến xa lộ vốn không phải việc đơn giản. Chính phủ, nhà nước phải bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc mới có thể hoàn thiện nó. Mỗi khi có thông tin một tuyến được duyệt đề án phát triển, mọi người lại không khỏi tò mò tính hợp lý của đề án. Vậy khi nào thì việc xây dựng hạng mục này là hợp lý và cần thiết?

Khi hai tỉnh vẫn kết nối với nhau bằng những tuyến giao thông cũ, khả năng chịu áp lực di chuyển thấp.

Những tuyến giao thông kết nối cũ không còn đủ sức hoạt động và phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Việc thông thương, mua bán giữa hai tỉnh phát triển hơn. Đòi hỏi nhu cầu vận chuyển lớn, liên tục.

Thành phố, tỉnh có thêm nhiều công trình nhà ở cao tầng.

Nhà nước có chủ chương phát triển đô thị vệ tinh và xây dựng địa phương kinh tế mới.