Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình, đạt tới tự do?…. Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan – một nội dung cấu thành thế giới quan triết học. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Mặt khác trong khi giải quyết những vấn đề trên, mỗi nhà triết học, mỗi trường phái triết học có thể lại đứng trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận khác nhau: Duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình… Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ – trung đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện (Nho gia) và bản tính người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia, ngay từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ. Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tư tưởng của các trường phái triết học ấn độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình học) đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết lụân về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Khái Niệm Con Người Trong Triết Học / TOP 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Khái Niệm Con Người Trong Triết Học được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Khái Niệm Con Người Trong Triết Học hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
Tập thể là gì? Là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học, tư tưởng, nghề nghiệp…
Cá nhân được tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hoà tan vào tập thể. Cá nhân trong quan hệ với tập thể là cá nhân có nhân cách.
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể biểu hiện:
Thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Chính sự thống nhất và lợi ích giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như tập thể.
Bởi vì: Mỗi cá nhân không thể tự tồn tại và phát triển một cách cô lập, độc lập hoàn toàn. Cá nhân muốn tồn tại đích thực phải có quan hệ với tập thể, nhất định, với xã hội. Đây chính là cơ sở để hình thành tính tập thể, tính cộng đồng.
Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ tập thể, mỗi cá nhân luôn có nhu cầu về lợi ích. Tính tập thể sẽ trở nên trừu tượng, quan hệ giữa các thành viên sẽ lỏng lẻo nếu không dựa trên đáp ứng nhu cầu về lợi ích.
Lợi ích là chất keo kết dính giữa các thành viên trong tập thể, giữa cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho cá nhân phát triển, qua đó tập thể được củng cố.
Sự liên kết giữa cá nhân và tập thể được qui định bởi mối quan hệ khách quan và chủ quan. Tính khách quan bắt nguồn từ bản chất xã hội của mỗi cá nhân, những qui định, qui tắc của tập thể bắt buộc một thành viên phải thực hiện. Tính chủ quan là năng lực tự tiếp nhận và điều chỉnh suy nghĩ, hành vi cá nhân trong tập thể. Sự thống nhất đó là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lành mạnh.
Hơn nữa, con người với tính cách là chủ thể có xu hướng phát triển tự do cá nhân, khẳng định cái “tôi” trong khi với điều kiện hiện thực của tập thể, không thể đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân dẫn tới mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể lại chính là động lực phát triển của tập thể. Do vậy, cần phải phát hiện kịp thời mâu thuẫn, phải tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Nếu giải quyết mâu thuẫn tốt sẽ tạo điều kiện cho cá nhân phát triển tốt, tập thể được củng cố, phát triển và ngược lại giải quyết mâu thuẫn không tốt có thể dẫn tới tan vỡ tập thể, xuất hiện nhu cầu hình thành tập thể mới.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cần chống hai khuynh hướng: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân hy sinh một chiều hoặc ngược lại tuyệt đối hoá cá nhân, để cái “tôi” của chủ nghĩa cá nhân phát triển. Hai khuynh hướng này đều phải loại trừ.
Trên thực tế những tập thể được hình thành và phát triển ổn định về cơ chế tổ chức và phát triển cá nhân được xây dựng trên những nguyên tắc sau:
Sự tương trợ theo tinh thần hữu ái.
Hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ đối với tập thể.
Sự kết hợp hài hoà nhu cầu và lợi ích cá nhân, với lợi ích và nhu cầu tập thể. Bình đẳng trong tập thể, tôn trọng tập thể và các qui định của tập thể.
Có ý thức trách nhiệm trước tập thể về hành vi của mình.
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có ý nghĩa lớn được đề cập một cách sâu sắc và toàn diện trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Khái niệm xã hội được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau: cao nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc.
Trong bất cứ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời xã hội. Cá nhân là hiện tượng có tính lịch sử, quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi trong sự phát triển của lịch sử.
Trong xã hội nguyên thuỷ, giữa cá nhân và xã hội không có đối kháng. Lợi ích cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào lợi ích sống hàng ngày của cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Mỗi con người của xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa trở thành những cá nhân theo đầy đủ nghĩa của nó. Trong xã hội này không có những lợi ích cá nhân, mà vai trò của cá nhân cũng “tan biến” “hoà tan” vào cộng đồng.
Như vậy, trong xã hội công xã nguyên thuỷ chưa có đủ điều kiện để mỗi con người trở thành những cá nhân theo đúng nghĩa của nó. Cá nhân và xã hội có sự thống nhất với nhau.
Khi xã hội phát triển sang giai đoạn mới cao hơn, xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, xã hội hình thái mới trong quan hệ cá nhân – xã hội, làm cho truyền thống bình đẳng trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chuyển thành cuộc sống thống trị và bị thống trị, bóc lột và bị bóc lột. Do vậy, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội vừa có sự thống nhất vừa có sự mâu thuẫn. Những con người thuộc giai cấp nô lệ không có đủ điều kiện để trở thành những cá nhân thực sự. Mỗi con người thuộc giai cấp nô lệ không thể khẳng định cá nhân mình trên cơ sở làm chủ hoạt động lao động cũng như những thành quả lao động của mình. Các thành viên thuộc giai cấp chủ nô là những con người có đặc quyền, đặc lợi được khẳng định với tư cách cá nhân và trở thành kiểu cá nhân đặc trưng thời đại. Trong xã hội dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất mỗi cá nhân muốn tồn tại được phải tham gia vào quá trình cạnh tranh tìm tòi, sáng tạo và tự khẳng định mình.
Trong quá trình đó, mỗi cá nhân không bao giờ tự thoả mãn và thoả mãn với hoàn cảnh, mỗi cá nhân chứa đựng trong mình khuynh hướng đấu tranh với hiện trạng đang có để vươn tới tương lai.
Như vậy, phân công lao động, đấu tranh giai cấp chính là nhân tố thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người, tất nhiên điều đó bị ràng buộc bởi giới hạn người thống trị người, người bóc lột người nên nhân cách của đa số chưa trở thành nhân cách tự do và phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong họ.
Trong xã hội phong kiến, cá nhân không có điều kiện phát triển mạnh mẽ mặc dù có bước phát triển cao hơn chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng cơ bản vẫn là quan hệ người thống trị người. Người nông dân phụ thuộc vào địa chủ, vào chúa đất. Đây là xã hội có xu hướng cao bằng cá nhân, xoá bỏ cá nhân, cá nhân mâu thuẫn với xã hội.
Trong xã hội tư bản, ý thức về cá nhân được phát triển mạnh mẽ. Khi giai cấp tư sản đang lên, nó giương cao ngọn cờ giải phóng cá nhân, chĩa mũi nhọn vào giai cấp phong kiến. Nhưng khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển, càng làm cho con người bị tha hoá. Kết quả hoạt động của con người, của giai cấp công nhân ngày càng biến thành một lực lượng đối lập với nó, đó là tư bản. Trong điều kiện kinh tế – xã hội đó, cá nhân con người không thể có sự phát triển hài hoà và toàn diện. Điều kiện sống và làm việc của công nhân càng tồi tệ hơn khi họ bị mất việc làm.
Chỉ khi nào các đối kháng giai cấp toàn xã hội bị xoá bỏ, khi người lao động thực sự làm chủ các điều kiện vật chất của lao động, họ mới thật sự trở thành người lao động tự do. Cá nhân người lao động với tư cách con người mới được khẳng định. Trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa cá nhân và xã hội cơ bản là thống nhất với nhau, và chỉ dưới chủ nghĩa xã hội mới tạo ra đầy đủ các điều kiện khách quan để kết hợp hài hoà cá nhân và xã hội.
Chủ nghĩa xã hội không “thủ tiêu cá nhân” như giai cấp tư sản khẳng định mà trái lại tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết để mỗi cá nhân phát triển toàn diện, làm cho mỗi cá nhân phát huy cao độ năng lực của mình, bản sắc của mình trong cuộc sống riêng tư cũng như xây dựng một xã hội mới nhân bản, công bằng, văn minh, một xã hội trong đó lợi ích cá nhân và các lợi ích xã hội không đối lập nhau, mà thống nhất làm điều kiện, tiền đề của nhau.
Triết học Mác khẳng định xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân.
Xét về bản chất, con người cá nhân là sản phẩm của xã hội, sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử nhất định. Bản chất cá nhân là tổng hoà các quan hệ xã hội. Do đó, bản chất cá nhân là sản phẩm của lịch sử, của xã hội. Xã hội là tiền đề, là điều kiện để phát triển và hoàn thiện bản chất cá nhân.
Xã hội còn quyết định cá nhân cả về mặt vật chất, tinh thần, ước muốn quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Hơn nữa, xã hội còn tác động mạnh mẽ tới sự phát triển văn minh của con người trên cơ sở sinh học.
Quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi cá nhân như thế nào cũng do xã hội qui định thông qua hệ thống pháp luật và những nguyên tắc của nhà nước ban hành.
Xã hội còn quyết định cả sự biến đổi của cá nhân, ngay cả trong một hình thái kinh tế – xã hội và đặc biệt rõ nét khi xã hội thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế -xã hội khác.
Mặc dù, xã hội quyết định cá nhân nhưng cá nhân cũng có tác động to lớn trở lại xã hội. Điều đó được thể hiện ở những góc độ sau:
Cá nhân là chủ thể tích cực sáng tạo và năng động trong mối quan hệ với xã hội. Cá nhân là một bộ phận, một yếu tố tạo nên xã hội, là cơ sở tạo nên những quan hệ xã hội thông qua hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của mình. Do vậy, hoạt động của cá nhân tác động đến xã hội mặc dù hoạt động của cá nhân đó là tốt hay xấu. Nếu hoạt động của cá nhân là tích cực, phù hợp với qui luật khách quan, xu thế phát triển của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, cá nhân có phẩm chất năng lực kém, nhận thức và hành động tuỳ tiện không phù hợp với qui luật khách quan, có nhiều sai lầm khuyết điểm, sai lầm sẽ tác động kìm hãm sự phát triển của xã hội. Cá nhân là những lực thành phần tạo nên tổng lực thúc đẩy xã hội phát triển theo qui luật khách quan của nó. Hiệu quả tác động của cá nhân đối với xã hội phụ thuộc vào những điều kiện sau:
Cá nhân tác động đến xã hội phải thông qua tập thể, nhóm xã hội của như tính chất của tập thể, nhóm xã hội đó.
Chiều hướng và hiệu quả tác động của cá nhân tới xã hội phụ thuộc vào địa vị, thái độ, trách nhiệm và chất lượng của mỗi cá nhân. Nó còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức của các tập thể, các nhóm xã hội.
Cá nhân tác động đến xã hội còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan cần thiết mà xã hội tạo ra và cho phép.
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự qui định của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động của xã hội. Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng qui luật xã hội phù hợp với mục đích của con người.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả trong chủ nghĩa xã hội, những điều kiện khách quan và chủ quan chưa cho phép chấm dứt ngay những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội. Do vậy, để giải quyết đúng đắn quan hệ cá nhân, xã hội cần phải tránh hai thái độ cực đoan:
Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội nhu cầu cá nhân chưa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội. Khuynh hướng này tạo điều kiện và có thể dần tới chủ nghĩa cá nhân.
Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, quan niệm sai lầm về lợi ích xã hội, về chủ nghĩa tập thể, thực chất là chủ nghĩa bình quân, coi nhẹ vai trò cá nhân, lợi ích cá nhân. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích cá nhân càng đa dạng. Nếu không quan tâm đến vấn đề cá nhân, sẽ dẫn đến xây dựng một xã hội nghèo nàn, chậm phát triển, không phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta là đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho cả cộng đồng và mỗi thành viên của cộng đồng với tư cách mỗi cá nhân. Trong quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước đang thực hiện các chủ trương giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm phục vụ lợi ích của toàn xã hội, của cộng đồng. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, phát triển mạnh mẽ vững chắc kinh tế, văn hóa từng bước thực hiện công bằng xã hội, đó là lợi ích cơ bản của cả chế độ dân tộc. Lợi ích chung đó không mâu thuẫn với lợi ích cá nhân. Chủ trương của Đảng và nhà nước động viên toàn thể cộng đồng phấn đấu vì lợi ích chung, nhưng cũng tôn trọng và bảo vệ những lợi ích cá nhân chính đáng.
Trong nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân ngày càng được chú ý tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân. Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn đến tuyệt đối hoá lợi ích kinh tế, dẫn tới phân hoá giàu nghèo trong xã hội, chủ động khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội. Do đó, phải khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Tinh thần đó được nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng tôn trọng tình nghĩa, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình cộng đồng và xã hội.
Khái Niệm “Tiến Hóa” Trong Triết Học
Lịch sử, sinh học, triết học và khoa học khác là luôn luôn gần kề. Nó không phải là đáng ngạc nhiên rằng một số khái niệm có thể được hiểu theo nhiều cách. Khái niệm “tiến hóa” vẫn là một lời giải thích rất mơ hồ. Nhiều nhà khoa học đang cố gắng tìm một giải thích tốt về thuật ngữ này.
Tình trạng chung của các vấn đề
Khi chúng ta nghe “tiến hóa”, chúng tôi ngay lập tức xuất hiện để Darwin với các lý thuyết và các giải pháp của mình. Trong thực tế thuật ngữ có một lịch sử lâu dài và được phân tích trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Nó thường được sử dụng các vấn đề phát triển con người theo nghĩa hẹp và hoàn toàn quên đi những khu vực rộng khác.
Sự tiến hóa cũng nhiều lần nhắc đến cùng với cách mạng và suy thoái. Một khái niệm này là một sự tiếp nối tích cực của người đầu tiên. Thứ hai nó chỉ ra điều ngược lại. Dù bằng cách nào, khái niệm “tiến hóa” có một đặc điểm chung, mà chúng tôi sẽ cố gắng để tìm thấy nó.
sự giải thích
Điều quan trọng là phải hiểu rằng việc giải thích của từ không thay đổi cho dù chúng ta sẽ thu hẹp hoặc mở rộng thuật ngữ. Dù bằng cách nào, định nghĩa của khái niệm nằm trong sự tiến hóa của “phát triển” từ. Và từ đó, cho dù đó là sự phát triển của cá nhân, hoặc lịch sử của thế giới, ý nghĩa không thay đổi. Vì vậy, nó chỉ ra rằng nội dung được giữ vĩnh viễn trong tất cả các trường hợp trên. Nó chỉ còn lại để tìm ra những đặc điểm chung.
điều kiện của sự tồn tại
Các điều kiện sau đây – những tính năng phân biệt. Thay đổi không phải lúc nào tích cực. Nhưng ở đây về việc giải thích sự tiến hóa là khác nhau ở chỗ trong quá trình chuyển đổi sang một trạng thái hoàn hảo hơn. Đó là, một cái gì đó đang thay đổi và trở nên phức tạp hơn, có giá trị và ý nghĩa. Và nó không quan trọng, thay đổi định tính hoặc định lượng.
Các điều kiện sau đây cho sự hiệp nhất của đề tài này. Trong trường hợp này, bách khoa Britannica thứ mười đưa ra một ví dụ với nước. Nếu thay đổi nước phát sinh, và nó được chia thành các thành phần, kết quả là: làm thế nào nước chính nó, và oxy và hydro có thể tồn tại một cách độc lập. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ sự phát triển trong thời gian dài đã không xảy ra. Trong trường hợp này, khái niệm “tiến hóa” là không thích hợp. Nó có thể được áp dụng chỉ khi nhà nước mới có thể thay thế trước đó, có nghĩa là, sự phát triển đã xảy ra.
phân công
Thuật ngữ này từ lâu đã cố gắng để áp dụng đối với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Và nếu nó hợp lý có thể được giải thích trong mối quan hệ với các sinh vật sống, ở đây trong lịch sử có nghi ngờ. Chúng ta có thể dễ dàng khẳng định sự phát triển của vật lý. Nhưng đó là về sự phát triển tinh thần bắt đầu ngay lập tức dấy lên câu hỏi. phát triển tâm thần có vẻ như rõ ràng, mặc dù bị đàn áp, thậm chí mức giảm tuyệt đối và sự tàn phá của toàn bộ các thời kỳ văn hóa.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính do đó khái niệm cơ bản của quá trình tiến hóa đã xuất hiện trong triết học và chuyển từ thế giới sống, đã trở thành nhu cầu để phân tích nó như một toàn thể. Tất nhiên, cũng có thể là một mong muốn loại bỏ tất cả các biên giới hiện hữu giữa chết và sống vật chất và tinh thần. Nó sẽ xuất hiện những người sẽ đại diện cho sự xuất hiện của sự sống từ vấn đề chết và theo thứ tự ngược lại.
nguyên nhân khác
Vai trò quan trọng và không gian nghệ thuật từ geologizmom. Spencer dẫn họ theo chương trình phát triển và những ý tưởng tiếp tục các nhà khoa học đầu về tác động của quá trình tiến hóa hữu cơ cho bất kỳ khác.
Các nhà nghiên cứu nhìn thấy bản chất của nó trong sự luân hồi trong một không đồng nhất đồng nhất, và lý do cho quá trình này là bất kỳ lực lượng có thể tạo ra một vài thay đổi, cũng như bất kỳ lý do gì tạo ra một số hành vi phạm tội. Tất nhiên, một chương trình như vậy có thể dễ dàng thể hiện một trong những điều kiện cho sự hiệp nhất của sự tiến hóa.
Chạm vào trong triết học
Do đó, nó trở nên rõ ràng rằng sự tiến hóa được liên kết trực tiếp với lịch sử. Nó có tất cả sự hoàn hảo cùng và thiếu thốn. Nhưng đó là chính xác những gì đã dẫn đến kết luận rằng thuyết tiến hóa chỉ áp dụng cho sự ra đời của các hiện tượng và bản chất của họ trong bất kỳ cách nào. Vì vậy, ông cần phải được giải thích bởi triết lý và bổ sung từ những quan điểm triết học khác nhau.
Ưu điểm và nhược điểm
Khái niệm về quá trình tiến hóa đã được giải thích triết lý từ quan điểm riêng của mình xem. Tất nhiên, nó không thể đoàn kết hợp với lý thuyết nhị nguyên, như nó đã xa chủ nghĩa chủ quan và thuyết duy ngã. Nhưng thuyết tiến hóa đã trở thành một nền tảng vững chắc cho một triết lý thuyết nhất nguyên. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế rằng có hai hình thức nhứt nguyên luận. Một – các vật chất, thứ hai – lý tưởng. Đại diện của các hình thức đầu tiên là Spencer, thứ hai cố gắng bày tỏ Hegel. Cả hai đều không lý tưởng, nhưng, dù sao, cảm thấy tự do để hỗ trợ các khái niệm về quá trình tiến hóa.
lý thuyết mầm
Như đã đề cập trước đó, khi chúng ta nghe từ “tiến hóa” ngay lập tức nói đến cái tâm Darwin. Vì vậy, khái niệm về thuyết tiến hóa được sinh ra từ lâu trước khi Darwin. Suy nghĩ đầu tiên là ở Hy Lạp – xem transformistskie để phán. Anaximander và Empedocles hiện nay được coi là những người tiên phong của lý thuyết riêng của mình. Mặc dù đủ căn cứ để không chấp thuận như vậy.
Trong thời Trung cổ thật khó để tìm thấy một nền tảng cho sự phát triển của lý thuyết này. Quan tâm đến việc nghiên cứu tất cả các sinh vật sống là không đáng kể. Hệ thống thần học của chính phủ là không thuận lợi cho sự phát triển của lý thuyết tiến hóa. Tại thời điểm này mọi nỗ lực để hiểu câu hỏi này, Augustine và Erigena.
Một nơi nào đó gần đó “đi” Bacon và Descartes. Đầu tiên nói về transformism, để thay đổi các loài thực vật và động vật, nhưng suy nghĩ của mình là hoàn toàn không có sự tiến hóa. Descartes, Spinoza duy trì đại diện của ông về thế giới như chất.
Phát triển của sự tiến hóa này được sau Kant. Các nhà triết học rất giống nhau cũng bày tỏ những suy nghĩ sống động về phát triển. Trong công việc của mình nhiều hơn một lần tôi đề cập đến lý thuyết về sự tiến hóa, nhưng triết lý của ông là do hơn đối với sự co hồi. Tuy nhiên, Kant epigenezisu thông cảm.
Nhưng lý thuyết hơn nữa đã nhận được lời giải thích khá rõ rệt và biện minh đầy đủ. Fichte, Schelling và Hegel bắt đầu phát triển những ý tưởng của Kant. quá trình tiến hóa của họ được gọi là triết học tự nhiên. Hegel và tất cả đã cố gắng để áp dụng nó vào thế giới tâm linh và lịch sử.
người
Sớm hay muộn thế giới phải biết những gì diễn biến của con người. Khái niệm này được hiện nay được mô tả bằng thuật ngữ “anthropogenesis”. Vì các lý thuyết của ông có một ý tưởng về đâu, tại sao và khi người đàn ông xuất hiện. Các chính ba ý kiến: sáng tạo và thuyết tiến hóa cosmism.
thực tế
Nếu tất cả chúng ta nói về nhân chủng học như một khoa học, nhiều nhà nghiên cứu giữ nó lý thuyết tiến hóa. Cô là con người thật nhất, hơn nữa xác nhận bởi những phát hiện khảo cổ học và sinh học. Tại thời điểm này, quá trình tiến hóa sinh học này chỉ ra một vài giai đoạn của phát triển con người :
Australopithecus.
Homo habilis.
Homo erectus.
Các Homo sapiens cổ xưa nhất.
Neanderthal.
Homo sapiens mới.
Australopithecus hiện được coi là gần gũi nhất đầu tiên đến cách con người của sự sống. Mặc dù bề ngoài anh ta giống như một con khỉ hơn là một con người. Quê hương của khoảng 4-1.000.000 năm trước đây trong khu vực châu Phi.
Homo habilis là lần đầu tiên của loại hình của chúng tôi. Chúng tôi đặt tên nó là như vậy bởi vì nó có thể tạo ra các công cụ đầu tiên của lao động và chiến đấu. Có lẽ ông có thể nói chuyện. Homo erectus chiếm không chỉ châu Phi, mà còn Eurasia. Ngoài những vũ khí, làm cho lửa. Ngoài ra còn có một khả năng rằng ông có thể nói chuyện. Lâu đời nhất Homo sapiens là một giai đoạn chuyển tiếp. Do đó, đôi khi mất tích từ các mô tả về các giai đoạn anthropogenesis.
người Neanderthal từng được coi là một tổ tiên trực tiếp của con người, nhưng sau đó quyết định rằng ông là một nhánh cụt của sự tiến hóa. Được biết, nó đã được khá một quốc gia phát triển có nền văn hóa riêng, nghệ thuật, và thậm chí đạo đức của nó.
xã hội
Người ta nói rằng khái niệm “tiến hóa xã hội” Darwin đã xuất hiện trước đó. Nó đặt nền móng của Spencer. Ý tưởng chính là xã hội bất kỳ bắt đầu cách từ trạng thái nguyên thủy và dần dần đi vào nền văn minh phương Tây. Các vấn đề của những ý tưởng này đã được thực tế rằng chỉ có một vài nghiên cứu về xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của họ.
Nỗ lực hợp lý và phù hợp nhất để phân tích và biện minh cho sự phát triển xã hội thuộc về Parsons. Ông đã tiến hành nghiên cứu trên quy mô của lý thuyết lịch sử thế giới. Bây giờ có một số lượng lớn các nhà khảo cổ học và nhân chủng học người dành nhiều nguồn lực của mình để nghiên cứu về thuyết tiến hóa đa tuyến, sociobiology, nâng cấp và vân vân. D.
hệ thống
Phát biểu của xã hội, không thể bỏ qua khía cạnh này. Sự phát triển của các khái niệm về hệ thống trong một thời gian dài đã đến đỉnh điểm. Phải mất hơn nửa thế kỷ, khi tất cả các loại giả thuyết đã được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học. Tuy nhiên, vấn đề chính là thiếu cách tiếp cận chung cho tất cả nghiên cứu hệ thống cho đến ngày nay.
khoa học
Khoa học cũng vẫn không có một khái niệm thuật ngữ duy nhất. Trong một thời gian dài sự phát triển của “khoa học” của thuật ngữ không thể tìm thấy chính mình. Có lẽ sự xuất hiện của cuốn sách P. P. Gaydenko “Sự phát triển của khái niệm của khoa học” là không đáng ngạc nhiên. Trong bài báo này tác giả cho thấy không chỉ sự phát triển của các thuật ngữ trong thế kỷ 17-18, mà còn để sự hiểu biết về phương pháp và cách biện minh kiến thức của mình, và để tiếp tục sự hình thành khái niệm.
khái niệm
tiến hóa thường được nhớ đến trong chủ nghĩa Mác. Cùng với cuộc cách mạng, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả hai bên và phát triển khác nhau. Này, tình cờ, là một ảnh hưởng trên triết lý của khái niệm này. Sự phát triển trong kế hoạch này là một sự thay đổi trong con người và ý thức. Nó có thể là cả hai chuyển đổi định lượng và định tính. Và nếu tiến hóa – một sự thay đổi dần dần, cuộc cách mạng được coi là một, hồng y, chuyển đổi chất lượng cao sắc nét.
Triết Học Là Gì ? Khái Niệm Về Triết Học
Triết học là gì ? khái niệm về triết học
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Ở ấn Độ, thuật ngữ dar’sana ( triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách khái niệm khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Khái Niệm Con Người Trong Triết Học xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!