Khái Niệm Chính Trị Dân Chủ Nhân Dân / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Hệ Thống Chính Trị Dân Chủ Nhân Dân (1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau đây:

– Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. Khẩu hiệu”Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” là cơ sờ tư tưởng cho hệ thống chính trị gai đoạn này.

– Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi: không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ, chủ thuyết; không chủ trương đấu tranh giai cấp. Đặt lợi ích của dân tộc lên vị trí cao nhất.

– Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

– Vai trò lãnh đạo cùa Đảng (từ tháng 11-1945 đến tháng 2-1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.

– Có Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, do đó tránh được hiện tượng công chức hóa, quan liêu hóa.

– Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hóa nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ và đầu tư nước ngoài.

Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát cùa xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đàng: sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.

chúng tôi

Dân Chủ Trực Tiếp Là Gì ? Khái Niệm Về Dân Chủ Trực Tiếp

Dân chủ trực tiếp là phương thức tôn trọng và thực hiện dân chủ trong các tổ chức, cộng đồng hay xã hội, theo đó quyền dân chủ của các thành viên trong tổ chức, hội đó được thực hiện một thành viên đó.

Các hoạt động Cụ thể nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp có thể là việc đóng góp Ý kiến vàc các quyết sách và văn bản quản lí của chính t6 chức đó hoặc bầu cử trực tiếp dân chủ trực tiếp đượi một loạt các thiết chế pháp lí cụ thể về các hình thức. phương tiện, CƠ chế, thông qua đó, nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ, thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình. Thông thường, trong chế định dân chủ trực tiếp, trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất, qua đó, nhân dân trực tiếp biểu thị ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề có tính quốc sách. Trên thế giới, Ở nhiều nước, trưng cầu ý dân được xem là hình thức dân chủ thuần khiết.

Ở Việt Nam, qua bốn bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 4992 đều có quy định về trưng cầu ý dân (Hiến pháp năm 1946 – Điều 32. 70; Hiến pháp năm 4959 – Điều 53; Hiến pháp năm 1980 – Điều 100; Hiến pháp năm 1992 – Điều 84). Do những điều kiện khách quan, chủ quan, cho đến nay, chưa có cuộc trưng cầu ý dân nào được tiến hành. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI đã có dự án luật về trưng cầu ý dân. Bầu cử các đại biểu thay mặt mình ở cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng. Nghị quyết của các cuộc họp dân chủ trực tiếp ở cơ sở cũng là hình thức dân chủ trực tiếp khá phổ biến ở nhiều nước. Các cuộc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật tuy không trực tiếp, nhưng cũng là hình thức dân chủ được coi trọng.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Khái Niệm, Tính Chất Của Hội Đồng Nhân Dân Và Ủy Ban Nhân Dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên

Để tổ chức quyền lực Nhà nước tại địa phương, Nhà nước ta cũng như mọi quốc gia khác đều phân chia lãnh thổ ra các đơn vị hành chính và tổ chức cơ quan quản lý ở đó để bảo đảm mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương, thực hiện chính sách của Nhà nước tại địa phương và quản lý địa phương.

Trên thế giới có nhiều cách tổ chức cơ quan quản lý địa phương và cũng có nhiều tên gọi khác nhau về các cơ quan đó. Ngay trong một nước cũng có nhiều mô hình tổ chức cơ quan quản lý khác nhau ở đơn vị hành chính khác nhau cùng tồn tại. Về cơ bản có những mô hình sau đây:

– Cơ quan chính quyền địa phương là một bộ máy hành chính đứng đầu là một quan chức chủ đạo (Tỉnh trưởng, Quận trưởng) được bổ nhiệm từ trên. Cơ quan mang tính cá nhân này (vì toàn bộ quyền hạn tập trung vào trong tay người đứng đầu, các bộ phận khác nhau trong bộ máy ấy chỉ là thừa hành và giúp việc) có toàn quyền thực hiện mọi công việc quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, thực hiện việc “cai trị”. Mô hình này tồn tại phỏ biến ở thời kỳ phong kiến trước đây ở một số đơn vị hành chính gọi là “trung gian” ở một số nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á,…

– Chính quyền địa phương là cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm (hoặc được bầu ra) kết hợp với một Hội đồng tự quản do dân cư bầu ra. Ở đây vai trò chủ đạo thuộc về cơ quan hành chính, còn Hội đồng tự quản chỉ đóng vai trò tư vấn, nằm dưới sự giám hộ của cơ quan hành chính và chỉ được bàn định những vấn đề thuần tuý địa phương không được tham gia vào những vấn đề chung của quốc gia trừ các vấn đề có tính chất chính trị. Hình thức quản lý này phổ biến ở các đơn vị hành chính “trung gian” các nước tư bản (nhất là ở Pháp trước cải cách hành chính năm 1982).

– Mô hình quản lý địa phương bởi một Uỷ ban hành chính do dân cư hay các Hội đồng tự quản cấp dưới trực tiếp bầu ra. Uỷ ban cũng có người đứng đầu song hoạt động chủ yếu mang tính tập thể. Uỷ ban quyết định tập thể các vấn đề quản lý địa phương, các thành viên phân công phụ trách từng mảng công việc. Hình thức này phổ biến ở đơn vị hành chính cấp huyện, quận ở Anh, Mỹ, Bắc Âu và cả ở cấp huyện của ta trước năm

– Mô hình chính quyền địa phương là một Hội đồng – cơ quan đại diện quyền tự quản hoặc quyền lực Nhà nước – do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chính quyền cấp trên. Hội đồng là cơ quan có toàn quyền quyết định và thực hiện các vấn đề địa phương theo qui định của pháp luật. Hội đồng có cơ quan chấp hành – hành chính của mình dưới dạng Uỷ ban chấp hành hay Uỷ ban hành chính hoặc cơ quan cá nhân như Thị trưởng, Chủ tịch. Mô hình này phổ biến ở các đơn vị hành chính “tự quản” ở các nước tư bản và ở tất cả các cấp đơn vị hành chính các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta.

Về nguyên tắc, cơ quan chính quyền địa phương dù là một bộ phận hay nhiều bộ phận (một cơ quan hay nhiều cơ quan) song là một cơ cấu thống nhất, trong đó quyền hạn thực sự trong việc quản lý địa phương thuộc về một cơ quan – gọi là “cơ quan quyết định”. Cơ quan này là Hội đồng hay Uỷ ban hoặc Quận trưởng, Tỉnh trưởng phụ thuộc vào tính chất của từng đơn vị hành chính và nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước của các chế độ Nhà nước. Các cơ quan khác còn lại – cơ quan chấp hành – thừa hành hoặc tư vấn – giám sát được lập ra để thực hiện phần công việc được phân giao hoặc để giám sát. ở đây không có việc vận dụng chế độ phân quyền giữa các cơ quan chính quyền địa phương (tức là chia chính quyền địa phương ra hai cơ quan độc lập nhau, chế ước lẫn nhau giống như cách tổ chức các cơ quan Nhà nước cấp cao ở Trung ương) như một số người quan niệm.

Theo pháp luật hiện hành thì cơ quan chính quyền địa phương nước ta ở tất cả các cấp đơn vị hành chính là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân với các bộ phận cấu thành khác như Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các sở, phòng, ban của Uỷ ban nhân dân(2)v.v… trong đó Hội đồng nhân dân là cơ quan chủ đạo.

Hội đồng nhân dân là “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên” (Điều 119 Hiến pháp năm 1992). Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương. Tính quyền lực Nhà nước của Hội đồng nhân dân biểu hiện ở chỗ: nó thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên phân giao. Quyết định của Hội đồng nhân dân có tính bắt buộc chung đối với các cơ quan, tổ chức và công dân ở địa phương. Uỷ ban nhân dân “do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” (Điều 123 Hiến pháp năm 1992).

Theo tinh thần này, Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới. Nó không phải là cơ quan đại diện, tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính hay là “cơ quan tự quản” như trong các chính quyền địa phương kiểu phong kiến trước đây và tư bản hiện nay, mà là cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước của nhân dân Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu ra. Từ Hiến pháp 1959 mới qui định thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính (sau đổi gọi Uỷ ban nhân dân) ở tất cả các cấp hành chính – TG trên địa bàn lãnh thổ – được coi là một bộ phận quyền lực hợp thành quyền lực Nhà nước chung của toàn quốc. Uỷ ban nhân dân cũng không phải là một cơ quan hành chính của cấp trên đặt ra ở địa phương để “cai trị” mà là một cơ cấu thuộc Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ chính là “chấp hành” Hội đồng nhân dân đồng thời được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Như vậy, cả hai cơ quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng quản lý địa phương theo qui định của pháp luật. Hội đồng nhân dân với tính cách là cơ quan đại diện, cơ quan tập thể có phương thức hoạt động theo kỳ họp, ra nghị quyết về các vấn đề xây dựng địa phương và giám sát (giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác ở địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương). Còn Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của cấp trên và cùng với Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân (như chuẩn bị kỳ họp). Giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân không có sự tách biệt. Với cách hiểu đó, Hội đồng nhân dân ngoài ý nghĩa là cơ quan đại diện bao gồm các đại biểu có thẩm quyền do dân bầu lên ở từng địa phương – cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương – còn bao hàm ý nghĩa là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, trong đó có cả Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các bộ phận hợp thành khác.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế – Trường Đại học Hòa Bình

Định Nghĩa Chủ Nghĩa Dân Tộc Tổng Giá Trị Của Khái Niệm Này. Đây Là Gì Chủ Nghĩa Dân Tộc

Chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm được phát triển bởi nhân học để đề cập đến xu hướng khiến một người hoặc một nhóm xã hội giải thích hiện thực từ các thông số văn hóa của chính họ . Thực tiễn này được liên kết với niềm tin rằng chính dân tộc và thực tiễn văn hóa của nó là vượt trội so với hành vi của các nhóm khác.

Một quan điểm dân tộc học đánh giá và đủ điều kiện về phong tục, tín ngưỡng và ngôn ngữ của các nền văn hóa khác theo một thế giới quan được coi là mong muốn (luôn luôn là của riêng ai). Sự khác biệt giữa một nhóm và một nhóm khác tạo thành bản sắc văn hóa .

Chủ nghĩa dân tộc là xu hướng chung cho bất kỳ nhóm người nào. Thông thường, các yếu tố của văn hóa riêng có đủ điều kiện hoặc nhận xét theo nghĩa tích cực, mô tả theo cách tiêu cực về niềm tin và phong tục của người khác. Các thực hành của bản thân được coi là bình thường và thậm chí hợp lý, trái ngược với các hành vi kỳ lạ và không thể hiểu được của người khác.

Các nhà nhân chủng học và các nhà khoa học xã hội khác nên cố gắng không rơi vào chủ nghĩa dân tộc khi phân tích các nền văn hóa xa lạ với họ . Nhà nghiên cứu phải liên tục chiến đấu chống lại sự cám dỗ để coi cấu trúc văn hóa của chính mình là bình thường hoặc vượt trội để thực hiện một công việc khách quan. Chủ nghĩa dân tộc cũng ngăn cản việc học (tôi không thể học từ thứ mà tôi cho là thấp kém hoặc kém giá trị hơn những gì tôi đã có).

Tôn trọng bản sắc của một người không có nghĩa là có một tầm nhìn dân tộc về thế giới: ngược lại, đánh giá sự khác biệt văn hóa là một cách để nâng cao lịch sử của chính chúng ta.

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tương đối văn hóa

Từ nguồn gốc của nó, nhân chủng học đã đấu tranh để chống lại chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa suy ngẫm một số nền văn hóa khác và tạo ra sự phân biệt đối xử và chênh lệch lớn xung quanh nhu cầu của các dân tộc; nơi những người có được lợi ích lớn hơn là các nhóm bá quyền.

Chủ nghĩa dân tộc là một phổ quát văn hóa; ở khắp mọi nơi có những người tin rằng cách hiểu về cuộc sống và phong tục của họ là đúng với sự bất lợi của những nhóm không chia sẻ chúng. Trong thực tế, họ cho rằng những hành vi khác nhau là kỳ lạ hoặc hoang dã .

Ngoài ra còn có một khái niệm khác được gọi là thuyết tương đối văn hóa, nằm ở phía đối diện của chủ nghĩa dân tộc. Dòng suy nghĩ này khẳng định rằng không có nền văn hóa nào nên được đánh giá từ mô hình của người khác.

Giống như tất cả các lý luận cực đoan, thuyết tương đối văn hóa cũng có thể là tiêu cực bởi vì nó có thể khoan dung với những hành vi cố gắng chống lại cuộc sống hoặc tự do của các cá nhân là một phần của một dân tộc. Điều đó có nghĩa là, từ quan điểm này, chúng ta nên chấp nhận những ý tưởng ưu việt của Đức Quốc xã, giống như chúng ta chấp nhận những ý tưởng đến từ Hy Lạp cổ điển.

Có thể nói rằng trong một vị trí dân tộc học, cách tiếp cận nền văn hóa khác sẽ xuất phát từ lập trường độc đoán, coi mọi thứ di chuyển ra khỏi xã hội là nguyên thủy, non nớt và thậm chí đáng khinh. Điều đáng nói là những suy nghĩ này phủ nhận quá trình nhân hóa và lịch sử đa dạng của loài người .

Về phần mình, thuyết tương đối văn hóa nói rằng các đặc điểm đặc trưng của một địa điểm phải được phân tích chỉ trong hệ thống mà chúng thuộc về và cũng đáng được tôn trọng như bất kỳ nơi nào khác.