Chất lượng giáo dục là gì. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về nó.
Từ trước tới nay cụm từ này đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Và trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận – xã hội.
Thế nhưng
Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục.
Chẳng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân.
Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi…
Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra – thi, xếp loại.
Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường…
https://www.youtube.com/watch?v=Cm8P2Qxvn6I
Theo chúng tôi Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội)
Chất lượng giáo dục là gì? – Những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài.
Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động…
Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị – xã hội, văn hóa – thể thao.
Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục…
TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục)
Thì cho rằng, c hất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội.
Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển.
Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục.
PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh)
Cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục:
Chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có: phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học…)
Và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác…
Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục thì nước ta hiện nay còn thiếu nhiều chuẩn trong giáo dục.
Cần phải xúc tiến khẩn trương việc nghiên cứu chuẩn hóa nền giáo dục để đưa ra chuẩn cụ thể đánh giá chất lượng của các lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta cũng đang là một vấn đề gây nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất.
Qua nghiên cứu của các chuyên gia Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, thì khung lý thuyết đánh giá tình hình giáo dục và chất lượng cơ sở, giáo dục gồm có 14 tiêu chí như: dân cư; chính sách phát triển giáo dục cấp, bậc học;
Nhận thức và thái độ của cộng đồng về giáo dục tình trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; người học; chương trình giáo dục; người dạy; đầu tư cho giáo dục; cơ sở vật chất kỹ thuật; bộ máy quản lý trường, hoạt động giáo dục; hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực; sự phát triển của người học, sự phát triển của người dạy và lợi ích xã hội.
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta thường tập trung vào một số tiêu chí, chỉ số cơ bản của chất lượng giáo dục đó là: đầu tư ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, tình trạng đội ngũ giáo viên, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng và thể lực của người học và tình trạng người học tốt nghiệp có việc làm và đáp ứng yêu cầu của công việc.
Theo TS Nguyễn Anh Dũng (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục)
Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cần dựa vào các tiêu chí như chất lượng đầu vào, quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra của sản phẩm được giáo dục đào tạo.
Trong đó chú ý các yếu tố tác động như nội dung chương trình và sách giáo khoa; số lượng cơ cấu và chất lượng nghề nghiệp của giáo viên; phương pháp và thiết bị giáo dục và công tác kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh.
Qua nghiên cứu về chất lượng giáo dục trung học chuyên nghiệp,
PGS.TS Nguyễn Đức Trí (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục)
Đã có quan niệm rằng, chất lượng giáo dục được đánh giá bằng đầu vào, đầu ra (sản phẩm của giáo dục); “giá trị gia tăng” (sự tăng trưởng trong phát triển trí tuệ và nhân cách người học); giá trị học thuật – tri thức (đội ngũ giáo viên của trường có chất lượng, có uy tín thì trường được xem là có chất lượng)…
Đồng thời ưu tiên giải quyết đồng bộ các khâu đào tạo bồi dưỡng sử dụng đãi ngộ và kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên.
Thứ hai là phải đẩy mạnh quản lý giáo dục, trong đó phải đẩy mạnh phân cấp quản lý, xây dựng và thực hiện chuẩn giáo dục, tăng cường thanh tra chuyên môn và đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất.
Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo viên, nhóm nghiên cứu gồm các đồng chí
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi; chúng tôi Phạm Minh Hùng và TS Thái Văn Thành (Đại học Vinh)
Cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Các nhà nghiên cứu này cho rằng, những yếu tố tạo thành chất lượng giáo dục gồm có: giáo viên, chương trình và sách giáo khoa; Phương pháp dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…
Trong đó, giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo viên thì cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng hệ thống chính sách cho giáo viên; xây dựng cơ chế tuyển chọn, đánh giá giáo viên và quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, kết hợp với nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập để phát huy khả năng thích ứng của người học với môi trường.
Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động giáo dục cần phải gắn chặt với thị trường lao động của xã hội để giáo dục, đào tạo nên những con người dễ dàng nắm bắt và thích ứng với công việc sau khi đã được giáo dục, đào tạo.
Giáo dục đại học của chúng ta đang nỗ lực đào tạo ra những con người tốt, những người giỏi, nhưng nghịch lý là người giỏi, người tốt cơ hội việc làm khi ra trường lại không tốt bằng những người không giỏi nhưng có quan hệ, ô dù. –
GS-TS Phạm Quang Minh Người không giỏi có việc làm tốt
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2023, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.
Không ít người cho rằng, số cử nhân không có việc làm tăng mỗi năm là do chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam chưa cao, chưa đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vì điều này nên không ít gia đình sẵn sàng bỏ tiền tỉ ra đầu tư cho con em ra nước ngoài du học.
Theo GS-TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), vấn đề cử nhân thất nghiệp cần nhìn từ hai phía, công bằng là do cả cơ chế tuyển dụng chứ không nên đổ lỗi hết cho các trường đại học.
“Người ta phê bình rất nhiều giáo dục đại học đào tạo ra những cử nhân, nhà khoa học không xin được việc, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của thị trường. Điều này đúng nhưng chỉ đủ một phần.
Tôi nhìn từ góc độ nền kinh tế, xã hội của chúng ta thấy đầy sự bất công, khiếm khuyết…
Rất nhiều sinh viên của chúng tôi, dù rất giỏi nhưng ra trường không tìm được việc. Vì các em không có quan hệ, không có nguồn lực về kinh tế, không có một cái “ô” nào. Còn người không giỏi lại có việc làm tốt, vì có quan hệ, có ô dù.
Rõ ràng hiện vẫn còn tồn tại sự không bình đẳng, sự bất công trong tuyển dụng: Giáo dục đại học đã và đang nỗ lực đào tạo ra những người giỏi, con người tốt, nhưng nghịch lý là người giỏi, người tốt cơ hội việc làm lại không tốt”- GS-TS Phạm Quang Minh thẳng thắn.
GS Minh cho rằng, khi xảy ra nghịch lý này sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của sinh viên. Các em sẽ hỏi tại sao phải học giỏi, phải rèn luyện, khi mà những bạn khác không rèn luyện, không học tập tốt cũng có việc làm tốt?
“Khi một xã hội đánh giá con người chưa dựa vào năng lực, còn nhiều bất cập như vậy thì không thể đỗ lỗi hết cho các trường đại học là đào tạo chưa tốt” – lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định.
“Nhiều người vẫn có quan niệm phải học đại học mới có việc, hay chỉ làm ở cơ quan nhà nước mới gọi là có việc, mới ổn định. Theo thống kê của chúng tôi, phần lớn sinh viên hiện nay ra trường không làm việc ở cơ quan nhà nước, mà làm ở khu vực tư nhân, liên doanh liên kết rất nhiều. Các em vẫn thành công, kể cả những học sinh không vào đại học”- GS Minh chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hoàng – đại diện Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ – dẫn chứng ra rất nhiều tỉ phú thế giới hiện nay không có bằng đại học, để nhấn mạnh quan điểm “không nhất thiết phải có bằng đại học mới thành công”.
Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ ra quan niệm trọng bằng cấp còn ảnh hưởng vào các quy định của nhiều cơ quan, ban, ngành và điều này làm khó cho các trường đại học trong công cuộc tiến tới tự chủ: “Tôi lấy ví dụ, hiện nay nhiều trường đại học muốn đưa các lãnh đạo doanh nghiệp vào trường để giảng dạy, truyền kinh nghiệm cho sinh viên, nhưng bị vướng quy định là giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên, trong khi nhiều giám đốc không có những bằng cấp này. Quy định này gây khó khăn cho các trường”.