Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. (Theo Luật Ngân sách Nhà nước)
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy Nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về ngân sách nhà nước đã được đề cập theo các góc độ khác nhau.
Trong thực tiễn hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị.
2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước, được tiến hành dựa trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Ngân sách nhà nước có tính pháp lý cao
Hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và toàn bộ nền kinh tế xã hội
Ngân sách nhà nước bao gồm nhiều quỹ tiền tệ khác nhau
Chi ngân sách nhà nước là gì? Chi của ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất chi ngân sách Nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước.
4. Các khoản chi Ngân sách nhà nước
Trong các nền kinh tế thị trường và ở nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu ngân sách Nhà nước theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất,nó trình bày nội dung chi tiêu của Chính phủ để qua đó người ta có thể nhận rõ và phân tích, đánh giá những chính sách, chương trình của Chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình, chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách Nhà nước được chia ra các nội dung sau đây:
Chi thường xuyên gồm có:
Chi về chủ quyền quốc gia: Tức là các chi phí mà các cơ quan Nhà nước cần phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng…
Chi phí do sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng, như: Trợ cấp cho các cơ quan Nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của Chính phủ.
Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ.
Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị.
Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Các chi phí chuyển nhượng đầu tư.
Ngoài ra, còn có thể phân loại chi ngân sách Nhà nước theo cãc ngành kinh tế, theo tính chất của quá trình tái sản xuất xã hội.
5. Quản lý chi Ngân sách nhà nước
Quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Thực chất quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH.
Vấn đề quan trọng trong quản lý chi Ngân sách nhà nước là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau:
Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát.
Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước.
Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi.
Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp theo luật ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp.
Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi.
Quản lý chi ngân sách nhà nước là hoạt động không thể thiếu ở mọi quốc gia, hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi không cần thiết mà còn hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách, tham ô, đục khoét.
Theo qui định của Luật NSNN, quản lý NSNN nói chung cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
6.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch NS đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi.
Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của NSNN đều phải đưa vào kế hoạch NS để Quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ, không có giá trị.
6.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu – chi của NSNN. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN nước được thể hiện:
Mọi khoản thu – chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN, phải được dự toán hàng năm và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tất cả các khâu trong chu trình NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở Trung ương là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng nhân dân.
Hoạt động NSNN đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động NSNN. Hoạt động NSNN phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội.
6.3. Nguyên tắc cân đối Ngân sách
Về mặt chính sách, thu – chi NSNN là một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu. NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN.
6.5. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác
Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của Chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương.
Nguyên tắc này đòi hỏi NSNN được xây dựng rành mạch, có hệ thống; Các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phải đưa vào kế hoạch NS; Không được che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi NSNN; Không được phép lập quỹ đen, NS phụ.