BÀI 3: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ (LĐ,QL). 1. Quyết định LĐ,QL là kết quả của hoạt động LĐ,QL.
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau giữa LĐ và QL; nhưng chúng vẫn có sự tương đồng, đó là: cả LĐ và QL đều phục vụ chung một mục đích, cả LĐ lẫn quản lý gần như đan xen nhau và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, LĐ luôn đi trước một bước để vạch đường, chỉ lối, có cách nhìn chiến lược.
Hình thức của LĐ và QL chủ yếu là ra các quyết định LĐ,QL bằng văn bản phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn đề ra.
Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định.
2. Phân loại quyết định LĐ,QL cấp cơ sở.
Căn cứ vào chủ thể ra quyết định LĐ,QL cấp cơ sở có các loại quyết định LĐ,QL sau:
– Quyết định LĐ,QL của tổ chức Đảng.
– Quyết định LĐ,QL của chính quyền cơ sở.
– Các cơ quan LĐ Đảng cấp cơ sở ban hành.
Nghị quyết của Đại hội đảng bộ (Đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên); Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ cơ sở.
+ Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
+ Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp uỷ, tổ chức cơ quan đảng.
– Chính quyền cấp cơ sở ban hành
+ Quyết định quy phạm
Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.
+ Quyết định cá biệt
Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được ban hành trên cơ sở các quyết định quy phạm với mục đích là giải quyết các công việc cụ thể và được áp dụng một lần cụ thể đã xác định. Quyết định cá biệt chính là cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
– Bảo đảm tính chất chính trị
Quyết định LĐ,QL cấp cơ sở là sự cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hoá các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy, nghị quyết của đảng bộ cơ sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Bảo đảm tính hợp pháp
Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy các quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Ban hành quyết định LĐ,QL đúng hình thức và thể thức quy định.
+ Về hình thức: các quyết định LĐ, QL cấp trên phải đúng tên gọi và hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản.
+ Về thể thức: phải đúng tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu…
Vi phạm các quy định về hình thức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định LĐ,QL trở thành bất hợp pháp.
– Bảo đảm tính hợp lý: tính hợp lý của quyết định LĐ,QL thể hiện:
+ Quyết định LĐ,QL phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân.
+ Quyết định LĐ,QL phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và đối với các đối tượng thực hiện.
Một quyết định LĐ,QL phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định LĐ,QL có tính khả thi cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu LĐ,QL ở địa phương cơ sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyết định LĐ,QL thì không những mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu.
– Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định LĐ,QL: ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định LĐ,QL phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa.
II. QUY TRÌNH VÀ KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ.
– Thời gian: phút
– Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, đàm thoại, phát vấn
– Đồ dùng dạy học: Máy chiếu đa năng, Bảng viết
1. Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý (LĐ,QL) cấp cơ sở.
Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở, chính quyền cấp xã, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định LĐ,QL căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để ra quyết định. Đó là các căn cứ sau:
– Thể chế hoá và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp trên.
– Thi hành hiến pháp, luật, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
– Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lý các tình huống cụ thể theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
– Ra quyết định LĐ,QL cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri.
Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trì soạn thảo quyết định.
Tuỳ loại quyết định LĐ,QL; việc soạn thảo, dự thảo quyết định được tiến hành theo các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định LĐ,QL đều phải tiến hành các việc sau đây:
– Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo).
– Tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cơ quan, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định
– Đối với những quyết định LĐ,QL quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm định dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua.
Dự thảo quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải được xem xét thông qua theo đúng thủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
Quyết định LĐ,QL cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay còn đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc ra những quyết định quản lý được pháp luật quy định.
Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban hành văn bản. người ký văn bản phảI chịu trách nhiệm về nội dungvà hình thức văn bản.
2. Kỹ năng ra quyết định của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở.
Để ra được các quyết định LĐ,QL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiện tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:
– Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin.
Để ra được một quyết định LĐ,QL phù hợp; cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần phải thu thập thông tin cần thiết, kiểm tra độ tin cậy và chính xác của thông tin.
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trên chỉ đạo xuống cơ sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách: điều tra, nắm bắt tình hình thực tiễn ở cơ sở…)
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ở địa phương. Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hình thực tế cơ sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫn đến việc ra những quyết định LĐ,QL xa rời thực tế, hiệu lực không cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũng phảI chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, báo chí, truyền hình…
Việc khai thác và sử dụng thông tin cho việc ra quyết định ở cơ sở có thể từ các nguồn tin như: Các cán bộ công chức đã nghỉ hưư, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố. Nhưng chính bản thân cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở mới là người lựa chọn thông tin cuối cùng. Chính vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người LĐ,QL là một yêu cầu hết sức quan trọng.
– Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định LĐ,QL:
Một là: Không nắm vững các yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách chung chung, không đủ chính xác, rõ ràng, cụ thể, có thể hiểu và làm khác nhau.
Hai là: quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan của mình đi đến việc ra những quyết định LĐ,QL một cách phiến diện, chủ quan.
Ba là: Ra quyết định LĐ,QL mang tính chất thoã hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp trên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm.
Bốn là: Ra quyết định LĐ,QL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý; quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân quyết định hoặc với các quyết định đã ra trước đó.
III. QUY TRÌNH VÀ KỸ NĂNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ LĐ,QL CẤP CƠ SỞ.
– Thời gian: 150 phút
– Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, đàm thoại, phát vấn
– Đồ dùng dạy học: Máy chiếu đa năng, Bảng viết
1. Quy trình tổ chức thực hiện quyết định LĐ,QL cấp cơ sở.
a. Triển khai quyết định
Việc triển khai quyết định LĐ,QL cấp cơ sở đến đối tượng quản lý phải theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ của Đảng.
b. Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định
Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán bộ phù hợp để thực hiện quyết định, đồng thời bảo đảm những phương tiện cần thiết về vật chất, về tài chính cho việc thực hiện quyết định.
Tuỳ thuộc vào từng loại quyết định LĐ,QL cấp cơ sở. Các biện pháp có thể lựa chọn là:
– Quyết định được thực hiện đối với toàn bộ phạm vi đối tượng, lĩnh vực cần thiết điều chỉnh, tác động.
– Quyết định được thực hiện thí điểm, sau đó mới sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và ra quyết định chính thức để triển khai rộng rãi.
– Quyết định được triển khai thực hiện rộng, nhưng cần có sự chỉ đạo để nhanh chóng rút kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện tiếp tục.
c. Kiểm tra việc thực hiện quyết định
Một khâu không thể thiếu được trong hoạt động LĐ,QL nói chung và LĐ,QL cấp cơ sở nói riêng là theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định LĐ,QL. Do đó, việc ra quyết định LĐ,QL phải gắn liền với việc kiểm tra thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả một cách có hệ thống, có kế hoạch. Việc kiểm tra phải chú ý tới cả hai mặt của việc thực hiện quyết định. Đó là: tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt quyết định. Và cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết bài học kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải được xây dựng thành kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định; trong đó xác định rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra. Tiếp đó, việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt thời gian thực hiện quyết định.
* Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng:
– Kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định
– Kiểm tra đột xuất có trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất định
– Kiểm tra tổng kết việc thựuc hiện quyết định
– Qua công tác kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xử lý kết quả kiểm tra.
– Đôn đốc việc thực hiện, bổ sung quyết định cần thiết
– Khen thưởng người tốt, việc tốt
– Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm
– Sơ kết
d. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định
Tổng kết, đánh giá phải dựa trên việc xử lý các số liệu thể hiện kết quả thực hiện, xử lý các thông tin phản hồi, xử lý kết quả kiểm tra việc thực hiện quyết định…Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định LĐ,QL một cách chính xác, khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định, tuyệt đối tránh bệnh phô trương, thổi phồng thành tích. Nếu làm tốt công tác này góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác LĐ,QL cấp cơ sở.
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định LĐ,QL
a. Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐ,QL.
Lập kế hoạch là một khâu trong chu trình LĐ,QL. Trong quy trình tổ chức thực hiện quyế định LĐ,QL cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quy trình tổ chức thực hiện quyết định và có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện quyết định trên thực tế. Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định LĐ,QL phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâu của chu trình thựuc hiện quyết định.
* Nếu người LĐ có kỹ năng lập kế hoạch thì nó được thể hiện ở các yếu tố sau:
+ Việc tư duy có hệ thống tiên liệu được các tình huống trogn hoạt động LĐ,QL.
+ Biết phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức một cách hữu hiệu hơn.
+ Biết tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
+ Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhà LĐ,QL khác.
+ Sẵn sàng ứng phó và giải quyết nhanh chóng với các tình huống đặt ra trong quá trình thực hiện quyết định LĐ,QL.
+ Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Trình tự lập kế hoạch thực hiện quyết định LĐ,QL như sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu yêu cầu của việc thực hiện quyết định.
+ Bước 2: Xác định nội dung việc thực hiện quyết định.
+ Bước 3: Xác định địa bàn, đối tượng, thời gian thực hiện quyết định.
+ Bước 4: Xác định phương pháp thựuc hiện quyết định
+ Bước 5: Xác định phương pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định
b, Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết định LĐ,QL.
Khi kế hoạch thực hiện quyết định LĐ,QL đã được đặt ra thì bất cứ bất cứ đối tượng chịu sự LĐ,QL đều phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Kỹ năng này giúp cho người LĐ kiểm soát được quá trình thực hiện quyết định LĐ,QL đang được diễn ra thế nào, từ đó
– Kỹ năng xử lý tình huống trong LĐ,QL.
Để giải quyết tốt các tình huống trong hoạt động LĐ,QL, người LĐ chú ý những vấn đề sau:
+ Chỉ đạo triển khai giải quyết một cách chủ động theo kế hoạch đã xây dựng trước.
+ Những phát sinh mới nằm ngoài dự liệu cần có ngay những phương hướng giải quyết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh trong quá trình thực hiện quyết định.
+ Thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ của Đảng.
– Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo
Để thực hiện tốt công tác này người LĐ cần thực hiện đúng các yêu cầu sau:
+ Nắm được các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định của Đảng về giải quyết khiếu nại, tố cáo kể cả về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giảI quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Nắm được các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc thù gắn với thực tế địa phương.
Những kỹ năng cần trau dồi và thực hiện tốt đó là:
+ Kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.
+ Kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ nói chung và tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nói riêng.
+ Kỹ năng phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
+ Kỹ năng xác minh, xem xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Nội dung: Yêu cầu học viên nắm vững các nội dung cơ bản của bài học, bao gồm:
Bước 5: Câu hỏi ôn tập
– Thời gian:
– Câu hỏi ôn tập:
Câu 1 :Nêu khái niệm và các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý?
Câu 2: Trình bày quy trình ra quyết định của cán bộ lãnh đạo,quản lý.
Câu 3: Trình bày quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý.
Thông qua Hiệu trưởng Thông qua Trưởng khoa Người soạn Nguyễn Ngọc Thắng