Định Nghĩa Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa

1. Định nghĩa chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Bệnh xuất huyết tiêu hóa là là một bệnh xuất huyết thường gặp. Tình trạng máu thoát khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng của ống tiêu hóa và nó cũng do nhiều nguyên nhân tác động gây nên. Bệnh cần có các biện pháp điều trị bệnh kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ cao đe dọa tới tính mạng của những người mắc phải. Mức độ của bệnh cũng có thể sẽ còn phụ thuộc vào một số những yếu tố gây tác động lên bệnh gây nên những mức độ xuất huyết ra sao. Bạn cũng không thể xem thường đối với căn bệnh này, cần được phát hiện bệnh sớm thông qua những triệu chứng mà bệnh biểu hiện ra bên ngoài.

2. Triệu chứng bệnh xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng của xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Thông thường gặp một số các dấu hiệu sau:

– Nôn ra máu: đây là một trong những triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh chảy máu dạ dày – tá tràng thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc có thể còn lẫn thức ăn. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, và thường nặng gặp tỷ lệ tử vong cao.

– Đi phân ngoài đen hoặc có máu: Phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng; phân có máu tươi cũng có thể do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở những đoạn thấp của đường tiêu hóa.

– Nếu tình trạng mất máu kéo dài bệnh nhân cũng có thể sẽ gặp một số tình trạng như: bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu cùng với mức độ nặng cũng có thể sẽ kèm theo một số các triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Lưu ý: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà

3. Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

Chăm sóc cơ bản bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

– Bệnh nhân nằm thoải mái không kê gối dưới đầu.

– Phòng nghỉ cần tránh các tiếng ồn

– Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cùng với việc đi kèm động viên để bệnh nhân yên tâm, tránh lo lắng.

– Cho thở oxy nếu bệnh nhân bị chảy máu và choáng.

– Đặt catheter và truyền giữ mạch bằng nước muối đẳng trương.

– Đặt ống thông dạ dày tá tràng hút hết máu đông trong dạ dày, đồng thời theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông.

– Đi đại tiện ở giường để kiểm tra phân

– Khi hết nôn ra máu cần cho bệnh nhân ăn nhẹ như cháo…

Thực hiện y lệnh đối với việc cần chăm sóc bệnh nhân:

– Thực hiện các thuốc cho bệnh nhân theo các y lệnh một cách khẩn trương.

– Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh, cùng với việc chụp X quang.

– Phụ giúp đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm khi có chỉ định.

Theo dõi bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

– Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, cùng nhịp thở nửa tiếng một lần nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cần phải báo lại ngay cho bác sĩ ngay.

– Theo dõi một trong những tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Đo lượng nước tiểu để phát hiện một số các triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu.

– Theo dõi tình trạng nôn cũng như số lần nôn mửa…

– Theo dõi tình trạng đau bụng và tính chất của phân (màu sắc, số lần, số lượng máu và phân của bệnh nhân).

– Theo dõi việc sử dụng thuốc.

– Theo dõi tình trạng toàn thân để phát hiện sớm tình trạng mất máu (da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt…).

Phương pháp phòng tránh bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

– Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng. Không nên uống rượu, cà phê nhiều.

– Sử dụng các thuốc kháng viêm hợp lý và đúng cách.

– Nếu thấy phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hoá và điều trị triệt để.

– Phát hiện sớm một số các dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá và cần có tích cực điều trị.

4. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá được đánh giá chăm sóc tốt khi:

– Bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, an tâm điều trị.

– Tình trạng chảy máu giảm hoặc mất.

– Các dấu hiệu sống ổn định.

– Lượng nước tiểu tăng lên.

– Bệnh nhân được cho ăn, uống theo chế độ hợp lý.

– Các nguyên nhân gây xuất huyết được giải quyết.

– Việc có thể còn thực hiện các y lệnh của bác sĩ khẩn trương, đầy đủ, chính xác.

Khi ra viện, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách phát hiện sớm nhất về tình trạng xuất huyết tiêu hoá và một số các nguyên nhân có thể gây xuất huyết tiêu hoá.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa cũng nên cần thời gian dài chăm sóc thì người bệnh mới có thể hồi phục được. Nếu bạn thấy quá bận rộn và cũng khá mệt mỏi thì hãy liên hệ dịch vụ chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa của chúng tôi để được các nhân viên chăm sóc bệnh nhân tận tình như người nhà với chi phí tốt nhất.

Lưu ý: Dịch vụ đặt sonde tiểu, sonde dạ dày tại nhà

Điều Dưỡng Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa

Xuất huyết tiêu hoá là biểu hiện của chảy máu đường tiêu hoá do nhiều nguyên nhân. Cần được theo dõi và điều trị nếu không dẫn đến tử vong rất nguy hiểm

Xuất huyết tiêu hoá là sự chảy máu có nguồn gốc từ đường tiêu hoá ra ngoài qua đường miệng (nôn ra máu) hoặc hậu môn (đi cầu ra máu). Do viêm cấp gây chảy máu, Giảm tính thấm của thành mạch.Do phát triển ổ loét sâu vào mạch máu.Do giãn vỡ các mạch máu.

Xuất huyết ống tiêu hoá trên:

Nguồn gốc chảy máu từ góc Treizt (góc tá hổng tràng) trở lên, không kể chảy máu từ răng lợi cụ thể:

Tổn thương trực tiếp ở dạ dày, tá tràng:

Loét dạ dày tá tràng: là nguyên nhân hay gặp nhất của xuất huyết tiêu hoá cao do các mạch máu bị loét khi bị xơ chai thì máu sẽ chảy ra ồ ạt và khó cầm hơn rất nguy hiểm

Viêm cấp chảy máu ở dạ dày tá tràng do uống các thuốc kháng viêm gay nên

Do bệnh lý ngoài ống tiêu hoá:

Xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản; trong trường hợp suy gan nặng làm giảm prothrombin và các yếu tố đông máu gây chảy máu. cũng là yếu tố gây nên bệnh

Chảy máu đường mật: do loét và do giun chui vào . Cơ chế chảy máu ở đây là do viêm và tác nhân cơ học gây ra do giun và sỏi.

Chảy máu từ tụy: do sỏi hoặc do các nang tụy loét vào mạch máu gây nên việc xuất huyết

Bệnh lý ở tủy xương gây rối loạn đông máu và chảy máu

Các bệnh máu ác tính: gây viêm dạ dày và do các yếu tố stress làm chảy máu.

Tai biến do điều trị.

Do tăng huyết áp

Xuất huyết tiêu hoá dưới:

Xuất huyết tiêu hoá dưới là máu chảy có nguồn gốc từ góc Treizt trở xuống, chảy máu ở ruột non, chảy máu từ vị trí đại trực tràng

Do Viêm loét chảy máu ở trực tràng, đại tràng: chảy máu do viêm và loét vào các mạch máu.

Polip trực tràng đại trực tràng có viêm chảy máu: thường chảy máu từng đợt do viêm loét nhiễm trùng các polype cũng chính là yếu tố gây xuất huyết

Ung thư trực tràng, đại tràng: thường gặp ở người già.

Trĩ hậu môn: do vỡ hoặc viêm nhiễm vùng búi trĩ.

Lỵ trực trùng, lỵ amip: do tổn thương niêm mạc đại tràng.

Triệu chứng lâm sàng

Xuất huyết tiêu hoá trên:

Tiền triệu: bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường có cảm giác lợm giọng, buồn nôn và cồn cào vùng thượng vị. nôn ra máu có lẫn thức ăn

Số lượng và màu sắc chất nôn thay đổi tùy theo số lượng máu chảy, tính chất chảy máu và thời gian máu lưu giữ trong dạ dày mà ta có thể xác định được

Đi cầu ra máu: nếu chảy máu ít thường không thể phát hiện được là dạ dày có bị xuất huyết hay không

Phân đen, lỏng.

Phân đen nhánh như bã cà phê.

Phân đen táo như nhựa đường.

Có thể vừa nôn ra máu vừa ỉa phân đen. Có thể chỉ đi ngoài phân đen mà không có nôn ra máu.

Nếu bệnh nhân nôn toàn máu tươi, máu cục hoặc đi cầu máu bầm thì chứng tỏ máu chảy rất nhiều.

Tuy nhiên số lượng máu chảy ra không phản ánh hoàn toàn số lượng máu mất vì có thể máu chảy nhiều nhưng không nôn mà chảy xuống ruột và giữ ở đó.

Tình trạng toàn thân phụ thuộc vào tình trạng mất máu nhiều hay ít. Sốc là tình trạng nặng nhất, do giảm thể tích máu đột ngột thường xuất hiện sau khi nôn ra máu nhiều hoặc sau ỉa phân đen, biểu hiện:

Da xanh tái vã mồ hôi.

Niêm mạc, môi, mắt trắng bệch.

Chân tay lạnh thở nhanh.

Mạch nhanh nhỏ khó bắt.

Huyết áp thấp và kẹp.

Nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hoá trên:

Để có thể biết rõ có xuất huyết hay không cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm

Nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hoá dưới:

Có thể quan sát phân để có thể nhận định

Xử trí

Hồi sức và hồi phục lại thể tích máu đã mất bằng cách truyền máu tươi theo khối lượng máu đã mất. Cần xử lý nguyên nhân nên cầm máu tại chỗ nên điều trị nội khoa tích cực

Xử trí nguyên nhân để tránh xuất huyết tái phát.

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Nhận định

Thăm khám bệnh nhân:

Lấy dấu hiệu sống: chú ý mạch và huyết áp.

Khám bụng: chú ý vùng thượng vị.

Thăm trực tràng nếu có chỉ định.

Xem xét các xét nghiệm nếu có.

Nhận định qua thu thập các dữ liệu khác:

Qua hồ sơ và các phiếu xét nghiệm.

Sử dụng các thuốc và cách sử dụng thuốc.

Qua gia đình bệnh nhân.

Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

Chóng mặt do mất máu.

Chảy máu do loét dạ dày tá tràng.

Lo lắng do tình trạng bệnh cấp và nặng.

Chảy máu do viêm loét polyp trực tràng.

Lập kế hoạch chăm sóc

Cho bệnh nhân nhịn ăn, nằm yên tĩnh trong 24 giờ đầu.

Trấn an bệnh nhân.

Thực hiện các y lệnh kịp thời và chính xác.

Theo dõi và phát hiện có tình trạng mất máu nặng.

Hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách theo dõi và chăm sóc.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc cơ bản:

Bệnh nhân phải nằm tại giường, đầu không kê gối.

Phòng nghỉ yên tĩnh.

Động viên để bệnh nhân yên tâm, tránh lo lắng.

Cho bệnh nhân thở oxy nếu tình trạng chảy máu nặng có choáng.

Đặt catheter và truyền giữ mạch bằng nước muối đẳng trương.

Đặt ống thông dạ dày tá tràng hút hết máu đông trong dạ dày, đồng thời theo dõi tình trạng chảy máu qua ống thông.

Đi đại tiện tại giường để theo dõi tính chất phân.

Khi hết nôn ra máu cho bệnh nhân ăn nhẹ: sữa, cháo, súp…

Thực hiện y lệnh:

Thực hiện các thuốc cho bệnh nhân theo y lệnh một cách khẩn trương.

Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh, chụp X quang.

Phụ giúp đặt catheter đo áp lực tĩnh mạch trung tâm khi có chỉ định.

Theo dõi bệnh nhân:

Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 30 phút một lần nếu bất thường báo bác sĩ xử trí kịp thời.

Theo dõi tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Đo lượng nước tiểu để phát hiện triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu.

Theo dõi tình trạng nôn và tính chất của chất nôn.

Theo dõi tình trạng đau bụng và tính chất của phân (màu sắc, số lần, số lượng máu và phân của bệnh nhân).

Theo dõi việc sử dụng thuốc.

Theo dõi tình trạng toàn thân để phát hiện sớm tình trạng mất máu (da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt…).

Giáo dục sức khoẻ:

Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng. ư Không nên uống rượu, cà phê nhiều.

Sử dụng các thuốc kháng viêm hợp lý và đúng cách.

Phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hoá và điều trị triệt để.

Phát hiện sớm các dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá và tích cực điều trị.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá được đánh giá chăm sóc tốt khi:

Bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, an tâm điều trị.

Tình trạng chảy máu giảm hoặc mất.

Các dấu hiệu sống ổn định.

Lượng nước tiểu tăng lên.

Bệnh nhân được cho ăn, uống theo chế độ hợp lý.

Nguyên nhân gây xuất huyết được giải quyết.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ khẩn trương, đầy đủ, chính xác.

Khi ra viện, bệnh nhân được hướng dẫn cách phát hiện sớm nhất tình trạng xuất huyết tiêu hoá và các nguyên nhân có thể gây xuất huyết tiêu hoá.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Sốt xuất huyết Dengue dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Hằng năm có hàng triệu người nhiễm bệnh. Sốt xuất huyết Dengue phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á và các đảo Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây bệnh có xu hướng tăng lên ở vùng Caribe và châu Mỹ La tinh.

Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở các tỉnh thành phía Nam, xảy ra quanh năm với đỉnh điểm thường vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.

Chú thích thuật ngữ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue còn được dùng lẫn lộn với một số thuật ngữ khác như sốt Dengue và sốt xuất huyết.

Sốt Dengue. Từ hay được dùng trước đây, chỉ tình trạng nhiễm virus dengue nhưng không có các biểu hiện khác của sốt xuất huyết như cô đặc máu hay giảm tiểu cầu. Bệnh nhân thường tự hồi phục mà không cần phải điều trị đặc hiệu gì.

Sốt xuất huyết. Tình trạng nhiễm virus dengue có kèm theo biểu hiện giảm tiểu cầu (gây ra tình trạng xuất huyết) và cô đặc máu.

Sốc sốt xuất huyết. Tình trạng sốt xuất huyết nặng có ảnh hưởng đến thể tích tuần hoàn và tình trạng tuần hoàn máu trong cơ thể.

Hiện nay, theo hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ “sốt Dengue” không còn được sử dụng nữa. Tất cả các trường hợp nhiễm virus dengue có hoặc không có kèm theo tình trạng cô đặc máu/giảm tiểu cầu đều được gọi là “sốt xuất huyết Dengue”.

Nguyên nhân

Sau khi bị sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân sẽ có kháng thể kháng với virus ứng với type huyết thanh đã bị nhiễm nhưng vẫn có thể bị bệnh do virus với type huyết thanh khác. Vì vậy, bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết Dengue nhiều lần trong đời.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết Dengue thường trong vòng 4-10 ngày. Bệnh thường diễn tiến trong vòng 1 tuần, bệnh nhân thường tự hồi phục sau đó. Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue bao gồm:

Sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân (sốt lên đến 41°C)

Nhức đầu

Đau nhức cơ, đau khớp

Đau sau hốc mắt

Có thể có xuất huyết nhẹ: chấm xuất huyết trên da, chảy máu răng, chảy máu mũi

Cảm giác buồn nôn, nôn ói.

Đau bụng nhiều

Nôn ói liên tục

Xuất huyết nặng: xuất huyết ở da, chảy máu răng, chảy máu mũi khó cầm, xuất huyết tiêu hoá (ói ra máu hay đi tiêu phân đen), tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết nội tạng…

Suy giảm chức năng tim, phổi gan có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sống hay đi du lịch đến các vùng nhiệt đới. Việc có mặt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là các vùng có nguy cơ cao như Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe, làm tăng nguy cơ gặp virus gây nên sốt dengue. Tại Việt Nam, tất cả các tỉnh thành miền Trung và miền Nam (bao gồm cả Thành phố Hồ Chí Minh) đều là vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đã từng bị nhiễm virus dengue trước đó. Việc đã từng bị nhiễm virus gây sốt dengue làm tăng nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi bạn bị nhiễm lần thứ hai, đặc biệt là ở trẻ em.

Nếu bệnh nặng, sốt dengue có thể làm tổn thương phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể tụt xuống mức nguy hiểm, gây sốc và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Chuẩn bị khi đi gặp bác sĩ

Bệnh sốt xuất huyết khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ khi:

Sốt cao liên tục trên 2 ngày

Có biểu hiện xuất huyết: chấm đỏ ở da, chảy máu răng miệng, chảy máu mũi, ói ra máu, tiểu ra máu, đi tiêu phân đen, chảy máu âm đạo bất thường.

Bác sĩ có thể hỏi những điều gì?

Bác sĩ có thể hỏi bạn những điều sau:

Sốt bắt đầu từ khi nào?

Sốt có cao liên tục không?

Các triệu chứng kèm theo?

Bệnh nhân có đi đâu xa trong vòng 2 tuần qua không?

Có bị muỗi cắn hay ở gần người bệnh nào gần đây không?

Bạn có thể hỏi bác sĩ những điều gì?

Bạn có thể hỏi bác sĩ những điều sau:

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Những triệu chứng trên có thể xảy ra ở bệnh nào khác?

Cần phải làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán?

Bệnh thường kéo dài bao lâu?

Bệnh có thể có những biến chứng gì?

Khi nào cần tái khám?

Khi nào cần tái khám ngay?

Cần lưu ý gì trong việc chăm sóc và sinh hoạt thường ngày?

Khi nào cần đi tái khám ngay?

Nếu nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết Dengue, người bệnh cần được đưa đi tái khám ngay khi:

Ói nhiều

Đau bụng

Có triệu chứng xuất huyết như chảy máu mũi, máu răng, chấm xuất huyết ở da, ói ra máu, đi tiêu máu, có kinh bất thường ở bé gái.

Mệt đừ

Tay chân lạnh

Ít đi tiểu

Xét nghiệm – chẩn đoán

Trong giai đoạn sớm của bệnh, sốt xuất huyết Dengue tương đối khó chẩn đoán do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh khác như sốt rét, sốt thương hàn. Bác sĩ sẽ có thể hỏi bạn về bệnh sử, những nơi bạn đi đến gần đây và liệu bạn có bị muỗi cắn hay không.

Trong những ngày đầu của bệnh, các xét nghiệm máu chưa có nhiều thay đổi. Các xét nghiệm này có thể phát hiện được bất thường từ khoảng ngày thứ 3 của bệnh. Vì vậy, bác sĩ thường hẹn tái khám để theo dõi bệnh tình.

Hiện nay có một loại xét nghiệm giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết Dengue, bằng cách tìm kháng nguyên NS1 của virus Dengue, có thể phát hiện bệnh ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên tại Việt Nam, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được xét nghiệm này. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm âm tính không đồng nghĩa với việc không bị sốt xuất huyết Dengue. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi xét nghiệm máu vào những ngày sau đó cho đến khi các bác sĩ loại trừ được hẳn khả năng bị sốt xuất huyết Dengue.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Bác sĩ có thể khuyến khích bạn uống nhiều nước để tránh bị mất nước do nôn ói và sốt cao. Paracetamol (Tylenol, Hapacol, Efferalgan) có thể giảm đau và hạ sốt. Tránh dùng các loại thuốc giảm đau có thể gây biến chứng xuất huyết như aspirin và ibuprofen

Nếu bị sốt dengue nặng, bạn có thể cần phải:

Chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện

Truyền dịch và bù chất khoáng

Theo dõi huyết áp

Chuyền máu khi mất nhiều máu.

Cách phòng ngừa

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Các cách phòng ngừa hiện đang áp dụng là:

Phát quang bụi rậm, giữ nhà cửa sạch sẽ

Xử lý các vùng ao tù hoặc có nước đọng

Tránh các hoạt động ngoài trời ở nơi có nhiều muỗi

Mặc quần áo dài tay khi ở trong vùng có nhiều muỗi

Treo mùng khi ngủ

Dùng kem chống muỗi

Một số hiểu lầm thường gặp

Chỉ giăng mùng vào buổi tối, ngủ trưa không cần mùng.

Trên thực tế, thời gian hoạt động mạnh nhất của muỗi Aedes aegypti là vào khoảng đầu giờ chiều và trước khi trời tối. Do đó buổi trưa chính là thời điểm dễ bị muỗi cắn nhất.

Trên thực tế, càng ủ ấm càng làm cho thân nhiệt tăng thêm. Vì vậy, nên mặc đồ mát mẻ, khi sốt cao cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ giảm, cảm giác lạnh run sẽ được cải thiện.

Khi hết sốt là hết bệnh. Khi hết sốt thì không cần tái khám.

Trên thực tế, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 3 đến thứ 6 của bệnh. Giai đoạn này người bệnh thường giảm sốt. Vì vậy, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và theo lịch tái khám cho đến khi được thông báo là không cần tái khám nữa.

Tất cả các trường hợp sốt xuất huyết Dengue đều phải nhập viện để điều trị.

Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue đều phải nhập viện. Người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Người thân hoặc người chăm sóc sẽ được dặn dò các dấu hiệu cho thấy bệnh nặng cần đưa bệnh nhân tái khám ngay. Các bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện đối với những trường hợp nặng, có biểu hiện mất nước nhiều, xuất huyết, hoặc giảm tiểu cầu (một loại tế bào máu).

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/basics/definition/con-20032868

http://ykhoa.net/yhocphothong/nhikhoa/11_0181.htm

http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/Benh-nhiet-doi/sot-xuat-huyet-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri_7836.html

Xuất Huyết Não Là Bệnh Gì?

Xuất huyết não là bệnh gì?

Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ (ICH) là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu đột nhiên tràn vào mô não, gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não.

Chảy máu có thể xảy ra bên trong, giữa và màng bao bọc não, giữa các lớp màng não hoặc giữa hộp sọ và phần bao ngoài của não.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần điều trị ngay lập tức. Hầu hết người mắc bệnh sẽ bị thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nào đó, một số người có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Biến chứng có thể bao gồm đột quỵ, mất chức năng não, tác dụng phụ của thuốc hoặc phương pháp điều trị. Bạn có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời.

Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh xuất huyết não (xuất huyết nội sọ) là gì?

Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết não là:

Nhức đầu dữ dội và đột ngột

Yếu một cánh tay hoặc chân

Mất tỉnh táo, hôn mê

Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói

Khó nuốt, có vị lạ trong miệng

Khó đọc hoặc viết

Có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt

Mất thăng bằng và phối hợp vận động, chóng mặt

Bất tỉnh, lú lẫn, mê sảng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết não (xuất huyết nội sọ) là gì?

Chấn thương đầu. Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não ở những người dưới 50 tuổi.

Tăng huyết áp. Tình trạng mạn tính này làm suy yếu thành mạch máu, nếu không điều trị, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân chính gây xuất huyết não.

Chứng phình động mạch. Đây là sự suy yếu thành mạch máu, có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.

Mạch máu bất thường (dị dạng động tĩnh mạch). Sự suy yếu các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện lúc mới sinh và chỉ có thể chẩn đoán được khi có triệu chứng.

Bệnh mạch máu dạng bột. Đây là sự bất thường của các thành mạch máu, đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết trước khi gây ra xuất huyết nặng.

Rối loạn đông máu. Hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm có thể góp phần giảm số lượng tiểu huyết cầu.

U não.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh xuất huyết não (xuất huyết nội sọ)?

Bệnh xuất huyết não cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não (xuất huyết nội sọ)?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não, chẳng hạn như:

Bệnh tim, ví dụ như tăng huyết áp.

Giới tính: bệnh xuất huyết não xảy ra ở đàn ông thường xuyên hơn phụ nữ.

Tuổi tác: bệnh xuất huyết não xảy ra phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và trung niên Mỹ gốc Phi và Nhật Bản.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết não (xuất huyết nội sọ)?

Bác sĩ có thể xác định phần nào của não bị ảnh hưởng dựa trên các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị một loạt các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT để phát hiện xuất huyết nội hoặc máu tụ hoặc phương pháp MRI. Phương pháp khám thần kinh hoặc khám mặt có thể giúp phát hiện được phù dây thần kinh thị giác. Chọc dò tủy sống thường không được thực hiện, vì phương pháp này có thể gây nguy hiểm và làm cho bệnh tình trở nặng hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết não (xuất huyết nội sọ)?

Điều trị xuất huyết não phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và mức độ xuất huyết. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để làm giảm phù và ngăn ngừa chảy máu. Tùy thuộc vào vị trí của các cục máu đông, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút theo hướng dẫn của quang tuyến. Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định, bao gồm thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để làm giảm phù, thuốc chống co giật để kiểm soát co giật.

Bạn sẽ cần được điều trị dài hạn để khắc phục triệu chứng do tổn thương não. Tùy thuộc vào các triệu chứng, điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, tập nói và một số liệu pháp khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xuất huyết não (xuất huyết nội sọ)?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Điều trị tăng huyết áp: nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử tăng huyết áp. Bạn phải kiểm soát huyết áp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.

Không hút thuốc.

Hãy cẩn thận với một số chất như cocaine vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Lái xe cẩn thận và thắt dây an toàn.

Nếu bạn đi xe máy, hãy luôn đội mũ bảo hiểm.

Hãy cẩn thận với Coumadin®, còn gọi là warfarin. Nếu bạn sử dụng thuốc này thì cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng để tránh rối loạn đông máu.

Kiểm soát bệnh tiểu đường.

Duy trì lối sống lành mạnh.