Lý Thuyết Về Thuyết Êlectron. Định Luật Bảo Toàn Điện Tích

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. Thuyết êlectron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

– Nguyên tử cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện tích dương (Hình 2.1).

+ Êlectron có điện tích là e = – 1,6.10-19C và khối lượng là m e = 9,1.10-31 kg.

+ Proton có điện tích là q = +1,6.10-19C và khối lượng là m p = 1,6.10-27 kg.

+ Khối lượng của notron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

– Số proton trong hạt nhân bằng số êlectron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm của êlectron.

– Điện tích của êlectron và điện tích của proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

2. Thuyết êlectron

– Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện gọi là thuyết electron.

– Nội dung:

+ Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

+ Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.

II. Vận dụng 1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.

– Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

– Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.

Ví dụ: Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.

– Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do.

Ví dụ: Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.

2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

Tóm lại nhiễm điện do hưởng ứng là : Đưa một vật nhiễm điện lai gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hòa về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện thì mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

4. Giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

Sự nhiễm điện do cọ xát: Khi hai vật cọ xát, electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa electron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu electron và nhiễm điện dương.

Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện, thì electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.

Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy electron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu của vật này thừa electron, một đầu thiếu electron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điên trái dấu.

III. Định luật bảo toàn điện tích.

– Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

– Nội dung định luật:

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

chúng tôi

Thuyết Electron. Định Luật Bảo Toàn Điện Tích

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

* Thuyết êlectron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.

* Nguyên tử được cấu tạo gồm các hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

* Electron mang điện tích – e = -1,6.$10^{-19}$ và có khối lượng $m_{e}$ = 9,1.$10^{-31}$kg. Hạt nhân mang điện tích dương +e = 1,6.$10^{-19}$ và có khối lượng 1,67.$10^{-27}$ kg.

* Khi nguyên tử trung hoà về điện thì số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích âm của êlectron bằng với độ lớn của điện tích dương của hạt nhân.

* Các vật nhiễm điện thông qua các hiện tượng: nhiễm điện do cọ xát; nhiễm điện do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng. Người ta có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện này bằng thuyết êlectron.

* Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số của các điện tích của một hệ vật cô lập về điện là không thay đổi.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày nội dung của thuyết êlectron.

Giải

Nội dung thuyết êlectron

* Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương, gọi là ion dương.

* Một nguyên tử trung hoà có thể nhận thêm êlectron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.

* Sự di chuyển và cư trú của các electron tạo nên các hiện tượng điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.

* Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng và các tính chất điện của vật gọi là thuyết electron.

2. Giải thích hiện tượng nhiễm điện dương của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết êlectron.

Giải

* Thí nghiệm.

Chạm thước nhựa nhiễm điện dương vào một quả cầu thì thấy quả cầu bị thước nhựa đẩy ra xa. Điều này chứng tỏ quả cầu đã trở thành vật nhiễm điện cùng loại với vật nhiễm điện mà nó tiếp xúc.

* Giải thích:

Quả cầu nhiễm điện dương vì nó đã nhường bớt một số electron cho thước nhựa, nên quả cầu thiếu electron và tích điện dương, do đó quả cầu và thước nhựa đẩy nhau sau khi tiếp xúc.

3. Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích hiện tượng đó bằng thuyết êlectron.

Giải

* Thí nghiệm: Đưa một ống nhôm nhẹ chưa nhiễm điện đến gần một quả cầu nhiễm điện âm, ống nhôm sẽ bị hút.

* Giải thích: Khi đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, một số electron tự do có sẵn trong ống nhôm bị đẩy ra xa về phía đầu kia của ống nhôm. Phần đầu bên này gần quả cầu nhiễm điện âm trở thành thiếu electron nên nhiễm điện dương, nên bị quả cầu hút về phía mình.

4. Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và vận dụng để giải thích hiện tượng xảy ra khi cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm.

Giải

Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.

Khi cho quả cầu tích điện dương tiếp xúc với quả cầu tích điện âm, sẽ có hiện tượng trao đổi điện tích cho nhau và cuối cùng cả hai quả cầu hoặc trung hoà về điện hoặc mang cùng một lượng điện tích cùng dấu.

5. Chọn câu đúng.

Đưa một quả cầu tích điện Q lại gần một quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở một đầu sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì.

A. M tiếp tục bị hút dính vào Q.

B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.

C. M rời Q về vị trí thẳng đứng.

D. M bị đẩy lệch về phía bên kia.

Giải

Chọn câu D

6. Đưa một quả cầu Q điện tích dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (Hình 2.1).

Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?

A. Điện tích ở M và N không thay đổi.

B. Điện tích ở M và N mất hết.

C. Điện tích ở M còn, ở N mất.

D. Điện tích ở M mất, ở N còn.

Giải

Do hưởng ứng điện, điện tích chỉ tập trung ở hai đầu của thanh MN, nên khi ta chạm tay vào giữa thanh thì không có hiện tượng gì xảy ra

⇒ Chọn câu A

7. Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.

Giải

Khi hoạt động, các cánh quạt liên tục “chém” vào không khí, nên cánh quạt bị nhiễm điện (nhiễm điện do cọ xát). Cánh quạt bị nhiễm điện nên nó hút tất cả những hạt bụi nhỏ ở xung quanh nó.

Chuyên Đề: Định Luật Bảo Toàn Điện Tích

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC giới thiệu Chuyên đề: Định luật bảo toàn điện tích giúp cho các bạn rèn luyện, khắc sâu kiến thức chương sự điện li và bổ trợ kiến thức cho các bạn đang ôn tập chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia.

I. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP 1. Cơ sở

Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn luôn trung hòa về điện

– Trong nguyên tử: số proton = số electron

2. Áp dụng và một số chú ý

a. Khối lượng dung dịch muối (trong dung dịch) =

∑ khối lượng các ion tạo muối

b. Quá trình áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp:

– Các phương pháp bảo toàn khác: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.

– Viết phương trình hóa học ở dạng ion thu gọn.

II. CÁC DẠNG BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP

Dạng 1: Áp dụng đơn thuần định luật bảo toàn điện tích

Ví dụ 1: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg 2+, 0,015 mol SO 42− , x mol Cl −. Giá trị của x là A. 0,015 B. 0,035. C. 0,02. D. 0,01.

Giải:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,01.1 + 0,02.2 = 0.015.2 + x.1 ⇒ x=0,02 ⇒ Đáp án C

Ví dụ 2: Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+: 0,1 mol và Al 3+: 0,2 mol và hai anion là Cl −: x mol và SO 42−: y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,6 và 0,1 B. 0,3 và 0,2 C. 0,5 và 0,15 D. 0,2 và 0,3

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,01.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2 ⇒ x + 2y = 0,8 (*) Khi cô cạn dung dịch khối lượng muối = Σ khối lượng các ion tạo muối 0,1.56 + 0,2.27 + x.35,5 + y.96 = 46,9 ⇒ 35,5x + 96y = 35,9 (**)

Từ (*) và (**) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,3 ⇒ Đáp án D.

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu 2S tác dụng vừa đủ với HNO 3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy chất. Giá trị của X là

– Áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe 3+: x mol; Cu 2+: 0,09 mol; SO 42−: (x + 0,045) mol – Áp dụng định luật bảo toàn điện tích (trong dung dịch chỉ chứa các muối sunfat) ta có:

3x + 2.0,09 = 2(x + 0,045) ⇒ x = 0,09 ⇒ Đáp án B

ng dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H Ví dụ 4: Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O 3 trong 500 ml du 2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là

Ví dụ 5: Hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit H 2 (đktc) Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

nNa+ = nOH − = nNaOH = 0,6 (mol) Khi cho NaOH vào dung dịch Y (chứa các ion : Mg 2+ ; Fe 2+ ; H+ dư ; Cl −) các ion dương sẽ tác dụng với OH − để tạo thành kết tủa. Như vậy dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa Na+ và Cl − ⇒

Câu 2: Có hai dung dịch, mỗi dung dịch đều chứa hai cation và hai anion không trùng nhau trong các ion sau:

A. 37,4 gam B. 49,8 gam. C. 25,4 gam. D. 30,5 gam.

SO42−. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05

CO Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH) 32− ; 0,1 mol Na +2 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử H 2O bay hơi không đáng kể). 2 sau quá trình phản ứng giảm đi là.

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

Câu 7: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2CO 3, K 2CO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan A. 2,66 gam B. 422,6 gam C. 26,6 gam D. 6,26 gam

Câu 8: Trộn dung dịch chứa Ba 2+; OH − 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO 3− 0,04 mol; CO 32− 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trên là A. 3,94 gam. B. 5,91 gam. C. 7,88 gam. D. 1,71 gam

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100 ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl − có trong dung dịch X ở trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22 gam kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là A. 4,86 gam. B. 5,4 gam. C. 7,53 gam. D. 9,12 gam.

Chuyên Đề: Định Luật Bảo Toàn Mol Điện Tích

Chuyên đề: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN MOL ĐIỆN TÍCH B1 : Phát biểu định luật Trong dung dịch các chất điện li, tổng số mol điện tích dương = tổng số mol điện tích âm. B2 : Áp dụng giải toán Å Công thức chung : Tổng quát: Dung dịch có ion Mm+ ; Nn+ và ion âm Xx- ; Yy- Biểu thức: Å Cách tính mol điện tích : Å Khối lượng chất tan trong dung dịch = Khối lượng các ion II - Bài tập áp dụng tự luận KIỂU 1: Áp dụng đơn thuần định luật bảo toàn mol điện tích 1. Bài tập minh họa VD1: Trong một dd có chứa a mol Fe3+ , b mol Na+ , c mol CH3COO- , d mol CO32- . Nếu a = 0,02 ; b = 0,01 ; c= 0,03 thì d bằng bao nhiêu ? Giải : 2d= 3a + b - c = 0,02 VD2: Cho dung dịch có 0,01 mol Na+ , 0,025 mol Mg2+, x mol Cl- và 0,02 mol . Tìm x ? Giải: Biểu thức ĐLBT điện tích: Ta có: 1. 0,01 + 2.0,025 = x.1 + 0,02.1 ↔ 0,01 + 0,05 = x + 0,02 ↔ x = 0,04 ( mol ) 2. Bài tập tương tự: Bài 1: Trong một dd có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl-, d mol NO3- . Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d= 0,03 thì b bằng : A.0,02 B.0,03 C.0,01 D.0,04 Bài 2: Trong một dd có chứa p mol Zn2+ , q mol Al3+ , r mol SO42- mol , s mol NH4+ thì biểu thức nào sau đây đúng. A . p + 3q + s = 2 r B. p + 3q + 2s = 2 r C.2r =2p + 3q + s D. 3r = 2p + 3q + s Bài 3. Một dung dịch có chứa các ion sau : Ba2+ 0,1M ; Na+ 0,15M ; Al3+ 0,1M ; NO-3 0,25M và Cl- a M. Hãy xác định giá trị của a ? A. 0,4M B. 0, 35M C. 0,3M D. 0,45M Bài 4. Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Mg2+ , 0,015 mol SO42- , x mol Cl- . Giá trị của x là: A. 0,015. B. 0,02. C. 0,035. D. 0,01 Bài 5. Dung dịch A chứa Al3+ 0,1 mol, Mg2+ 0,15 mol, NO3- 0,3 mol và Cl- a mol . Tính a . KIỂU 2: Kết hợp định luật bảo toàn mol điện tích với định luật bảo toàn khối lượng Chú ý : khối lượng muối (trong dung dịch) = tổng khối lượng các ion có trong dd hay khối lượng muối (trong dung dịch) = khối lượng các ion dương + khối lượng các ion âm 1. Bài tập minh họa VD1: Dung dịch có x mol Mg2+ , y mol Na+ ; z mol Cl- và t mol . Biểu thức bảo toàn khối lượng : Hướng dẫn: = = mMg + mNa + = 24. x + 23.y + 35,5.z + 62t VD2: Dung dịch A chứa: Fe2+ 0,1 mol, Al3+ 0,2 mol, Cl- x mol và SO42- y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là: Hướng dẫn: Áp dụng ĐLBTĐT 0,1.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2 → x + 2y = 0,8 (*) Áp dụng ĐLBTKL 0,1.56 + 0,2.27 + x.35,5 + y.96 = 46,9 35,5.x + 96y = 35,9 (**) Từ (*) và (**) →x = 0,2 ; y = 0,3 VD3: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,05. Hướng dẫn: Áp dụng ĐLBTĐT 0,02 ( 1) Áp dụng ĐLBTKL 35,5 x+ 96 y = =2,985 (2 ) (1), (2) VD4: Một dung dịch có chứa 4 ion là 0,1 mol Ma+ và 0,3 mol Na+ và 0,35 mol , 0,25 mol Cl-. Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 43,075 gam chất rắn khan. Xác định M và a ? Hướng dẫn: Biểu thức ĐLBT điện tích: → a = 3 →Ma+ là Fe3+ Ta có: 43,075 = ↔ 43,075 = 0,1.MM + 0,3.23 + 0,35.62 + 0,25.35,5 ↔ 43,075 = 0,1.MM + 6,9 + 21,7+8,875 ↔ MM = 56 → Ma+ Fe3+ 2. Bài tập tương tự: Bài 1: Dung dịch A chứa Na+ 0,1 mol , Mg2+ 0,05 mol , SO42- 0,04 mol còn lại là Cl- . Tính khối lượng muối trong dung dịch . Bài 2: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1mol; Mg2+ 0,3mol; Cl- 0,4 mol; HCO3- y mol. Khi cô cạn dung dịch Y. Tính lượng muối khan thu được ? Bài 3: Một dung dịch có chứa 4 ion là 0,1mol Ma+ và 0,3mol K+ và 0,35 mol ; 0,25 mol Cl-. Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 47,875 gam chất rắn khan. Ion Ma+ là: A. Fe3+ B. Fe2+ C. Mg2+ D.Al3+ Bài 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435g . Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,03 và 0,02 B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05 Bài 5: Dung dịch X chứa các ion : Fe3+, , , Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đkc) và 1,07g kết tủa. - Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66g kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là ( quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi ) A. 3,73g B.7,04g C.7,46g D. 3,52g Bài 6: Dung dịch X có chứa 4 ion: Mg2+, Ca2+; 0,1 mol Cl- và 0,2 mol . Thêm từ từ V lít dung dịch Na2CO3 2 M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là: A. 100ml B.75ml C.150ml D.225 ml Bài 7: Dung dịch X chứa các ion , ; và 0,2 mol ; 0,4 mol Na+. Thêm Ba(OH)2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Số mol của Ba(OH)2 là: A. 0,3mol B.0,2mol C.0,15mol D.0,25mol III - Bài tập áp dụng trắc nghiệm Câu 1. Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là A. 0,01 B. 0,02 C. 0,015 D. 0,025 Câu 2. Một dung dịch X chứa 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cu2+, a mol SO42-. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dd X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 55,82 B. 58,25 C. 77,85 D. 87,75 Câu 3. Dung dịch X chứa các ion: 0,1 mol Na+; 0,15 mol Mg2+; a mol Cl-; b mol NO3-. Nếu lấy 1/10 dd X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,1525 g kết tủa. Cô cạn dd X thu được số gam muối khan là A. 21,932 B. 23,912 C. 25,672 D. 26,725 Câu 4. Dung dịch X chứa các ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V ml dd Na2CO3 1M vào dung dịch X cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là A. 150 ml. B. 300 ml. C. 200 ml. D. 250 ml. Câu 5. Cho các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 6. Một dung dịch chứa 0,02 mol NH4+, 0,01 mol SO42-; 0,01 mol CO32- và x mol Na+. Giá trị của x là A. 0,04 B. 0,06 C. 0,02 D. 0,03 Câu 7. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 2,568 B. 1,56 C. 4,128 D. 5,064 Câu 8. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 9. Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (2), (3), (4), (6) D. (3), (4), (5), (6) Câu 10. Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S (e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 11. Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là A. CO32- và 0,03. B. NO3- và 0,03. C. OH- và 0,03. D. Cl- và 0,01. Câu 12. Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,190 B. 7,020 C. 7,875 D. 7,705 Câu 13. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là A. 23,2 g. B. 49,4 g. C. 37,4 g. D. 28,6 g. Câu 14. Dung dịch X gồm 0,1 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là A. SO42- và 56,5. B. CO32- và 30,1. C. SO42- và 37,3. D. B. CO32- và 42,1. Câu 15. Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên? A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. Câu 16. Phương trình dạng phân tử sau: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O. Có phương trình ion rút gọn là: A. Na+ + HCl → NaCl + H+; B. HCl + Na+→ Na+ + H+ + Cl-; C. Na+ + Cl- → NaCl; D. 2H+ + CO32- → CO2 + H2O Câu 17. Phương trình phản ứng: Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3 BaSO4 + 2 Fe(OH)3. Có phương trình ion thu gọn là: A. SO42- + Ba2+ → BaSO4 B. Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3; C. 2 Fe3+ + 3Ba(OH)2 → 3Ba2+ + 2Fe(OH)3 D. 2Fe3++3SO42- + 3Ba2+ +6OH- →3BaSO4 + 2Fe(OH)3. Câu 18. Phương trinh dạng phân tử sau: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O. có phương trình ion rút gọn là: A. Cu2++O2- +2H+ + 2Cl- → Cu2+ + 2Cl- + 2H+ + O2-; C. CuO + 2H+ → Cu2+ + H2O; B. CuO + 2H+ +2Cl- → Cu2+ + 2Cl- + H2O; D. CuO → Cu2+ + O2-; Câu 19. Phương trình ion rút gọn sau: H+ + OH- → H2O có phương trình dạng phân tử là: A. 3HNO3+ Fe(OH)3 → Fe(NO3)3 + 3H2O; B. 2HCl + Ba(OH)2 →BaCl2+ 2H2O; C.H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 +2 H2O; D. 2HNO3 + Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 + H2O. Câu 20. Phản ứng có phương trình ion rút gọn: Mg+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ Có phương trình phân tử là: A. MgCl2+ 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl; B. MgSO4+2KOH→Mg(OH)2+K2SO4; C. MgSO4+Ba(OH)2→BaSO4+ Mg(OH)2; D. A, B đều đúng.

Bài 2: Thuyết Electron. Định Luật Bảo Toàn Điện Tích

Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

Nguyên tử có cấu tạo gồm: – Một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm – Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.

Proton và electron còn được gọi là điện tích nguyên tố.

Thuyết electron

Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của vật

Nội dung: Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác:

Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương. Một nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.

Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

Vận dụng Chất dẫn điện và chất cách điện

Chất dẫn điện là chất có chứa nhiều điện tích tự do. Ví dụ: Kim loại, dung dịch axit, bazơ và muối là các chất dẫn điện.

Chất cách điện là chất không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Ví dụ: Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, một số nhựa,…

Lưu ý: Sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

Sự nhiễm điện do hưởng ứng

Đưa một quả cầu A (+) lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hòa về điện. Ta thấy đầu M nhiễm điện âm (-) còn đầu N nhiễm điện dương (+)

Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

Kiến thức thực tiễn

Hiện tượng bụi bám chắc vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh. → Khi cánh quạt quay, nó sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ như bụi nên các hạt bụi bám chặt sẽ bám chặt vào quạt (điều này đã nói trong bài 1).