Định Luật 2 Newton Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

3 Định Luật Newton 1 + 2 + 3 Tổng Hợp Nhất

Có 1 câu chuyện về trái táo rơi trúng đầu. Một câu chuyện tưởng chừng bình thường nhưng lại làm nên 1 thiên tài!

Isaac Newton là nhà thiên tài – người có ảnh hưởng rất to lớn đến lịch sử nhân loại. 3 định luật Newton của ông: Định luật I Newton, đ ịnh luật II Newton, đ ịnh luật III Newton được công nhận và được ứng dụng rộng rãi.

Sinh ngày: 4 tháng 1 năm 1643 [Lịch cũ: 25 tháng 12 năm 1642] tại Lincolnshire, Anh

Mất ngày: 31 tháng 3 năm 1727 (84 tuổi) [Lịch cũ: 20 tháng 3, 1726 (83 tuổi)] tại Kensington, Luân Đôn, Anh

Quốc tịch: Anh

Học vấn: Tiến sĩ

Công trình: Cơ học Newton, vạn vật hấp dẫn, vi phân, quang học, định lý nhị thức.

Chuyên ngành: Tôn giáo, vật lý, toán học, thiên văn học, triết học, giả kim thuật.

Nơi công tác: Đại học Cambridge Hội Hoàng gia

Người hướng dẫn luận án tiến sĩ: Isaac Barrow, Benjamin Pulleyn

Các nghiên cứu sinh nổi tiếng: Roger Cotes, William Whiston

Phát biểu định luật 1 Newton

Đinh luật 1 Newton hay định luật quán tính được phát biểu như sau:

Một vật thể sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu như không có một lực nào tác dụng lên nó hoặc nếu như tổng các lực tác dụng lên nó bằng không.

Phát biểu khác:

Trong mọi vũ trụ hữu hình, chuyển động của một chất điểm trong một hệ quy chiếu cho trước Φ sẽ được quyết định bởi tác động của các lực luôn triệt tiêu nhau khi và chỉ khi vân tốc của chất điểm đó bất biến trong Φ. Nói cách khác, một chất điểm luôn ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều trong hệ quy chiếu Φ trừ khi có một ngoại lực khác 0 tác động lên chất điểm đó.

Biểu thức định luật 1 Newton

Định luật Newton 1 chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra chuyển động của các vật. Hay đúng hơn là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động (thay đổi vận tốc/động lượng của vật).

Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều. Xe rẽ sang trái: tất cả các hành khách đều nghiêng sang phải theo hướng chuyển động cũ.

Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều. Xe đột ngột hãm phanh: tất cả các hành khách trên xe đều bị chúi về phía trước…

Phát biểu định luật 2 Newton

Sự biến thiên động lượng của một vật thể tỉ lệ thuận với xung lực tác dụng lên nó, và véc tơ biến thiên động lượng này sẽ cùng hướng với véc tơ xung lực gây ra nó. Hay gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Biểu thức định luật 2 Newton

Véc tơ F – là tổng ngoại lực tác dụng lên vật (đơn vị N)

Véc tơ a – là gia tốc (đơn vị m/s²)

m – là khối lượng vật (đơn vị kg)

Trong trường hợp vật chịu cùng lúc nhiều lực tác dụng F1, chúng tôi thì F là hợp lực của các lực:

Công thức định luật Newton thứ 2 phổ biến: F = m.a , với F là ngoại lực tác dụng lên vật (N), m là khối lượng của vật (kg), a là gia tốc của vật (m/s²)

Khối lượng và mức quán tính

Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

Tính chất của khối lượng:

Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Khối lượng có tính chất cộng.

Trọng lực và trọng lượng

Trọng lực: là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là véc tơ P. Ở gần trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng tâm của vật.

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. Công thức tính trọng lượng:

Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.

Phát biểu định luật 3 Newton

Định luật Newton thứ 3 được phát biểu như sau:

Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và khác điểm đặt.

Biểu thức định luật 3 Newton

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Đặc điểm của lực và phản lực :

Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Định luật Newton thứ 3 chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực-phản lực. Nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau. Cặp lực này, định luật 3 nói rõ thêm, là cặp lực trực đối. Chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều vật A và B.

Hơn nữa, trong tương tác: A làm thay đổi động lượng của B bao nhiêu thì động lượng của A cũng bị thay đổi bấy nhiêu theo chiều ngược lại.

Các dạng bài tập về định luật Newton

Áp dụng 3 định luật Niu-tơn

Bài 1. Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54 km/h thì hãm phanh. Chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. a) Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại. b) Xác định thời gian chuyển động cho đến khi dừng lại.

Hướng dẫn giải: Chọn chiều + là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

Hướng dẫn giải:

Bài tập tự luyện về định luật Newton

Bài 1: Cho viên bi A chuyển động tới va chạm vào bi B đang đứng yên, v A = 20m/s. Sau va chạm bi A tiếp tục chuyển động theo phương cũ với v = 10m/s. Thời gian xảy ra va chạm là 0,4s. Tính gia tốc của 2 viên bi, biết m A = 200g, m B = 100g.

Bài 2 : Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng v = 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s. Vận tốc của vật là bao nhiêu?

Bài 3: Lực F 1 tác dụng lên viên bi trong khoảng Δ t = 0,5s làm thay đổi vận tốc của viên bi từ 0 đến 5 cm/s. Tiếp theo tác dụng lực F 2 = 2.F 1 lên viên bi trong khoảng Δ t =1,5s thì vận tốc tại thời điểm cuối của viên bi là? ( biết lực tác dụng cùng phương chuyển động).

Bài 4: Một ô tô có khối lượng 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong 2s cuối cùng đi được 1,8 m. Hỏi lực hãm phanh tác dung lên ô tô có độ lớn là bao nhiêu?

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Bài 15: Định Luật Ii Newton

2. Một số kết quả :

Vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ lực tác dụng :

Lực đẩy càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh (độ lớn gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng):

Khối lượng càng lớn thì xe tăng tốc càng ít (gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng):

Nội dung định luật II Newton

Khái quát từ nhiều quan sát và thí nghiệm, Newton đã nêu thành nội dung định luật II Newton :

Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

* Nếu vật có khối lượng m đồng thời chịu tác dụng của nhiều lực, biểu thức của định luật II Newton sẽ trở thành : hay

II. Tìm hiểu sâu về véc tơ lục và cân bằng lực

Điểm đặt : vị trí mà lực đặt lên vật.

Phương và chiều : là phương và chiều của gia tốc mà lực gây ra cho vật.

Độ lớn : được tính theo công thức : F = ma

Trong đó : m : khối lượng của vật mà lực tác dụng vào. (kg)

1N là lực truyền cho vật có khối lượng 1 kg một gia tốc là 1 m/s2.

Trạng thái cân bằng : là trạng thái khi vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều, khi đó

Mà theo định luật II Newton :

Vậy điều kiện cân bằng của một chất điểm là : hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng 0

III.Quan hệ giữa khối lượng với quán tính và khối lượng với trọng lượng

Khối lượng và quán tính.

Từ định luật II Newton :

Ta nhận thấy : nếu có nhiều vật khác nhau, cùng chịu tác dụng của một lực có độ lớn không đổi. Vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc thu được sẽ càng nhỏ, nghĩa là khả năng thay đổi vận tốc càng nhỏ, nghĩa là quán tính càng lớn.

Vậy : Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn (và ngược lại)

Hãy so sánh xem, giữa xe tải và xe đạp, xe nào có quán tính lớn hơn, em sẽ biết vì sao đi đường gặp xe tải thì nguy hiểm hơn nhiều so với khi gặp … xe đạp

Xét vật có khối lượng m rơi tự do. Dưới tác dụng của trọng lực trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó.Với giá trị gần đúng, ta lấy g = 9,81 m/s vật thu được gia tốc (xem bài rơi tự do) Áp dụng định luật II Newton cho vật này ta có : Gọi P : trọng lượng – độ lớn của trọg lực. Ta có : P = mg Như vậy, tại mỗi điểm trên mặt đất,

2. Và ở lớp 6 ta thường lấy g = 10 m/s 2 và vì vậy, khi đó ta có công thức tính trọng lượng P = 10.m ( tức 1 kg thì tương ứng với 10 N)

Nguyễn Ngọc Tuấn @ 12:12 13/05/2009 Số lượt xem: 35620

Chương Ii:bài Tập Các Định Luật Newton

Chương II:Bài tập các định luật Newton

Chương II: Bài tập lực hấp dẫn

Bài tập ba định luật Newton, các dạng bài tập ba định luật Newton, phương pháp giải bài tập ba định luật Newton chương trình vật lý lớp 10 cơ bản nâng cao

Dạng bài tập ba định luật Newton cơ bản áp dụng công thức định luật II Newton

Trong đó

F: độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật (N)

m: khối lượng của vật (kg)

a: gia tốc của vật (m/s2)

độ lớn gia tốc của vật có thể được tính theo các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển động thẳng chậm dần đều

Lưu ý: để áp dụng được định luật II Newton hợp các lực tác dụng vào vật phải có độ lớn không đổi theo thời gian. Dạng bài tập ba định luật Newton chuyển động của vật chịu tác dụng của nhiều lực Công thức định luật II Newton tổng quát

Công thức định luật III Newton

Trong đó các lực thành phần có thể là

Phương pháp giải:

Phân tích các lực tác dụng vào vật

Viết biểu thức dạng véc tơ định luật II Newton

Chọn hệ qui chiếu, chiếu các lực thành phần lên hệ đó để tìm độ lớn (hoặc có thể tính độ lớn bằng cách ứng dụng nhanh kiến thức về toán véctơ cho vật lý)

Bài tập ba định luật Newton Bài tập 1. Lực không đổi tác dụng vào vật trong 0,6s làm vận tốc của vật giảm từ 8cm/s xuống 5cm/s. Tiếp tục giữ nguyên hướng và tăng độ lớn của lực tác dụng lên gấp đôi, xác định vận tốc của vật sau 2,2s.

Bài tập 2. Lực không đổi tác dụng vào vật m1 gây gia tốc 6m/s2; tác dụng vào vật m2 gây ra tốc 3m/s2. Tinh gia tốc của vật có khối lượng m1 + m2 chịu tác dụng của lực trên.

Bài tập 3. Vật 0,5kg đang chuyển với vận tốc 2m/s chịu tác dụng của hai lực, lực kéo FK và lực cản FC=0,5N vật chuyển động thẳng nhanh dần đều trên quãng đường 24m mất 4giây. a/ Xác định độ lớn của lực còn lại b/ Sau 24m, lực kéo biến mất thì vật sẽ dừng lại sau bao lâu?

Bài tập 4. Ô tô khối lượng 4 tấn tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đạt vận tốc 54km/h ô tô đi thêm được 50m. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc biết hệ số ma sát trượt của mặt đường 0,05; vận tốc ban đầu của ô tô là 18km/h. Lấy g=10m/s2 hỏi sau bao lâu từ lúc tăng tốc ô tô đạt vận tốc 72km/h, trong khoảng thời gian đó ô tô đi được quãng đường là bao nhiêu.

Bài tập 5. Tác dụng lực 4,5N không đổi theo phương ngang vào vật đang đứng yên có khối lượng 1500g. Hệ số ma sát trượt 0,2; g=10 m/s2 a) Sau 2 giây tính gia tốc, vận tốc của vật. b) Sau 2 giây ngừng tác dụng lực, tính quãng đường tổng cộng vật đi được trước khi dừng lại.

Bài tập 6. Vật khối lượng 1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng AB góc 30o, hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AB µ1=0,1; vật trượt từ A đến B rồi đến điểm C trên mặt phẳng nằm ngang thì dừng lại tính hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AC lấy g=10 m/s2. Biết AB=1m, BC=10,35m

Bài tập 7. Vật chuyển đang chuyển động với vận tốc 20m/s trượt lên dốc dài 100m cao 10m. Cho g=10 m/s2, hệ số ma sát trượt 0,05. a) Tính gia tốc khi vật lên dốc, vật có đi hết dốc không? nếu có tính khoảng thời gian vật đi hết dốc và vận tốc của vật tại đỉnh dốc. b) Các yếu tố khác không đổi, vận tốc ban đầu của vât là 15m/s thì quãng đường vật đi được là bao nhiêu. Tính vận tốc của vật tại chân dốc sau khi lên dốc rồi trượt trở lại chân dốc.

Bài tập 8. Một xe có khối lượng 100kg bắt đầu chuyển động trên đường ngang. Biết sau khi chạy được 200m thì đạt vận tốc 20m/s. a) Tính gia tốc của chuyển động. b) tính lực kéo của động cơ khi : +/ lực cản không đáng kể +/ lực cản là 100N c) Xe đang chạy với vận tốc trên thì tắt máy. Hỏi xe chạy thêm được đoạn đường bao nhiêu và sau bao lâu thì dừng lại ( Lúc này lực cản là 100N)

Bài tập 9. Ném thẳng đứng một quả bóng khối lượng 400 g xuống mặt sàn với vận tốc 4m/s. Quả bóng chịu tác dụng trong thời gian 0,1 s rồi nảy lại ngược chiều với cùng vận tốc. Tính độ lớn lực trung bình tác dụng lên vật trong thời gian đó.

Bài tập 10. Một vật có khối lượng m = 10kg, chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực ma sát có hệ số ma sát µ=0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100m vật đạt vận tốc 10m/s. Xác định lực kéo tác dụng lên vật trong hai trường hợp: a) Lực kéo có phương song song với mặt ngang. b) Lực kéo hợp với phương ngang một góc 300.

Bài tập 11. Một vật có khối lượng 4 kg, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc 3 m/s2. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc 2 m/s2. Tính khối lượng của vật đặt thêm vào.

Bài tập 12. Hai xe lăn có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 3 kg được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt xe một thu được vận tốc là 4 m/s. Tính tốc độ mà xe hai thu được.

Bài tập 13. Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Tính khối lượng xe một.

Bài tập 14. Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2m/s. Tìm tỉ số khối lượng m1/m2

Bài tập 15. Một xe đang chạy với vận tốc 1m/s thì tăng tốc sau 2s có vận tốc 3m/s. Sau đó xe tiếp tuc̣ chuyển động đều trong thời gian 1s rồi tắt máy, chuyển động chậm dần đều sau 2s thì dừng hẳn. Biết xe có khối lượng 100kg. a/ Xác định gia tốc của ô tô trong từng giai đoạn ? b/ Xác định lực cản tác dụng vào xe. c/ Lực kéo của động cơ trong từng giai đoạn .

Bài tập 16. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Hỏi F truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc bằng bao nhiêu

Bài tập 17. Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của kiện hàng.

Bài tập 18. Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. a/ Tính tỉ số F2/F1 b/ Vật chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t vẫn dưới tác dụng của lực F2. Tìm vận tốc vật ở D. Biết A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Bài tập 19. Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s. Vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớ còn hướng không đỏi. Tính vận tốc của vật ở điểm cuối.

Bài tập 21. Một xe tải khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Tính lực hãm

Bài tập 22. Xe khối lượng m = 500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1m.

Bài tập 23. Đo quãng đường một vật chuyển động thẳng biến đổi đều đi được trong những khoảng thời gian 1,5s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 90cm. Tìm lực tác dụng lên vật biết m = 150g

Bài tập 24. Quả bóng khối lượng 200 bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực tường tác dụng lên bóng.

Bài tập 25. quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật trở lại với độ lớn không đổi. Biết va chạm của bóng với tường theo định luật phản xạ gương, và bóng đến đập vào tường dưới góc tới 30o. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng.

Bài tập 26. Từ A, xe (1) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe II khởi hành cùng lúc tại B cách A 30cm. Xe II chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng xe (I). Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng xe m1 = m2 = 1000kg. Tìm lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc a2 = 2a1

Bài tập 27. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ nhẹ, đặt hai xe sát nhau để lo xo nén lại rồi buông tay. Sau đó hai xe chuyển động, đi được các quãng đường s1 = 1m; s2 = 2m trong cùng thời gian. Bỏ qua ma sát, tính tỉ số khối lượng hai xe.

Bài tập 28. Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đạp vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A đội ngược lại với vận tốc 0,1m/s, còn xe B chạy tới với vận tốc 0,55m/s. Biết mB = 200g, tìm mA.

III/ Bài tập định luật II Newton và các lực cơ học

Các lực cơ bản, phân tích lực, biểu diễn lực, vẽ lực

Phương pháp giải bài tập các định luật Newton đầy đủ, phép chiếu các đại lượng véc tơ

Video: Bài giảng lực là gì, tổng hợp lực, phân tích lực, vật lý lớp 10

Bài tập 29. Đoàn tàu có khối lượng m = 1000 tấn bắt đầu chuyển bánh, lực kéo đầu máy là 25.104N, hệ số ma sát lăn là µ = 0,005. Tìm vận tốc của đoàn tàu khi nó đi được 1km và thời gian chuyển động trên quãng đường này. Lấy g=10m/s2

Bài tập 30. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của lực kéo F hợp với phương ngang góc α. Biết vật chuyển động với gia tốc a và có hệ số ma sát trượt với sàn là µ. Tìm F

Bài tập 31. Vật khối lượng m = 20kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F = 120N hợp với phương ngang góc α = α1 = 60o, vật chuyển động thẳng đều. Tìm gia tốc chuyển động nếu α = α2 = 30o, hệ số ma sát trượt của sàn µ, lấy g =10m/s2

Bài tập 32. Vật có khối lượng 2,5kg rơi thẳng từ độ cao 100m không vận tốc đầu, sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi như không đổi) tác động lên vật. Lấy g = 10m/s2

Bài tập 33. Hai xe khối lượng m1 = 500kg; m2 = 1000kg khởi hành không vận tốc đầu từ A và B cách nhau 1,5m chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N. hệ số ma sát lăn của xe với mặt đường lần lượt là 0,1 và 0,05. Xe (II) khởi hành sau xe (I) 50s. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào và tại đâu? lấy g = 10m/s2

Bài tập 34. Từ mặt đất người ta ném một vật khối lượng 5kg lên cao theo phương thẳng đứng. Thời gian đạt độ cao cực đại là t1 thời gian trở lại mặt đất là t2. Biết t1 = t2/2. Tính độ lớn lực cản không khí (xem như không đổi). cho g = 10m/s2

Bài tập 35. Quả cầu khối lượng m = 100g treo ở đầu sợi dây trong một toa tàu. Tàu chuyển động ngang với gia tốc a. Dây treo nghiêng góc α = 30o với phương thẳng đứng. Tìm a và lực căng của dây. Lấy g =10m/s2.

Bài tập 36. Quả cầu khối lượng m được treo bởi hai dây nhẹ trên trần một toa xe như hình vẽ. AB = BC= CA. Toa xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Tính a a/ Cho biết lực căng của dây AC gấp ba lần lực căng dây AB b/ để dây AB chùng không căng.

Bài tập 37. Vật khối lượng m = 0,5kg nằm trên mặt bàn nằm ngang, gắn vào đầu một lò xo thẳng đứng có k = 10N/m. Ban đầu lò xo dài lo = 0,1m và không biến dạng. Khi bàn chuyển động đều theo phương ngang, lò xo nghiêng góc α = 60o so với phương thẳng đứng. Tìm hệ số ma sát µ giữa vật và bàn. Lấy g = 10m/s2

Bài tập 38. Xe tải khối lượng m = 1tấn bắt đầu chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa hai xe và mặt đường là µ = 0,1. Ban đầu lực kéo của động cơ là 2000N a/ Tìm vận tốc và quãng đường chuyển động sau 10s b/ Trong giai đoạn kế, xe chuyển động đều trong 20s. Tìm lực kéo của động cơ xe trong giai đoạn này. c/ Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và dừng lại sau khi bắt đầu hãm phanh 2s, tìm lực hãm. d/ Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. e/ Vẽ đồ thị vận tốc, gia tốc và đường đi của chuyển động.

Bài tập 39. Thang máy khối lượng 1000kg chuuyển động có đồ thị như hình vẽ. Tính lực căng của dây cáp treo trong thang máy trog từng giai đoạn chuyển động xét hai trường hợp a/ Thang máy đi lên b/ Thang máy đi xuống. c/ Biết buồng thang máy nêu trên có một người đứng trên sàn có khối lượng 50kg. Tìm trọng lượng của người trong từng giai đoạn chuyển động của thang máy. khi nào trọng lượng của người bằng0.

Bài tập 40. Khoảng cách giữa hai nhà ga là s = 10,8km. Một đầu máy xe lửa khối lượng m = 1tấn khởi hành không vận tốc đầu từ nhà ga I, chuyển động thẳng nhanh dần đều trong thời gian t1 = 5phút, sau đó chạy chậm dần đều và dừng lại trước nhà ga II, thời gian chuyển động tổng cộng là t = 20phút. Biết hệ số ma sát lăn là µ = 0,04. Tìm lực kéo của đầu máy trong từng giai đoạn chuyển động.

Định Luật Iii Newton, Lực Và Phản Lực

Định luật III Newton: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và điểm đặt vào hai vật khác nhau. 1/ Định luật III Newton Quan sát thí nghiệm vật lý trên ta nhận thấy rằng khi xe A chuyển động đến va chạm với vật B (tác dụng lực lên vật B) sau đó xe A đổi hướng chuyển động ngược trở lại, điều này chứng tỏ có một lực từ vật B tác dụng trở lại xe A làm đổi chiều chuyển động của xe A. Kết luận: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, hai lực này cùng phương ngược chiều nhau. Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng nằm ngang, nếu sau khi va chạm với vật B, xe A trở lại được vị trí ban đầu xuất phát thì chứng tỏ độ lớn lực từ vật B tác dụng lên vật A là cân bằng nhau. Thực nghiệm đã chứng minh những điều trên là đúng.

Nội dung của định luật III Newton Khi vật 1 tác dụng lên vật 2 một lực, thì vật 2 cũng tác dụng trở lại vật 1 một lực. Hai lực này là hai lực trực đối, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và điểm đặt khác nhau.Biểu thức của định luật III Newton

[vec{F_{12}}=-vec{F_{21}}]​

F$_{12}$: là lực do vật 1 tác dụng lên vật 2

F$_{21: }$là lực do vật 2 tác dụng lên vật 1

Bác nông dân, xe bò kéo và định luật III Newton ​

Vào một ngày đẹp trời, sau khi học xong bài định luật III Newton, một anh nông dân may mắn gặp được Newton và nói: Thưa ông Newton theo định luật III của ông thì con bò của tôi kéo xe bằng với lực của xe kéo con bò, vậy tại sao xe của tôi có thể chuyển động về phía con bò, định luật III Newton của ông chắc là sai rồi.

Theo bạn, Newton sẽ trả lời như thế nào?

2/ Khái niệm lực tác dụng và phản lực: Biểu thức của định luật III Newton:

[vec{F_{12}}=-vec{F_{21}}]​

chọn hệ quy chiếu gắn với vật 1 thì F$_{12}$ là lực tác dụng còn F$_{21}$ là phản lực và ngược lại. Đặc điểm của lực tác dụng dụng và phản lực

Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời

Lực và phản lực là hai lực trực đối

vì sao chúng ta bật nhảy được ạ

khi bật nhảy ta tác dụng vào mặt đất một lực, đồng thời mặt đất cũng tác dụng lại chân ta một lực gọi là phản lực. Hai lực này cùng độ lớn cùng phương ngược chiều, lực do mặt đất tác dụng vào chân giúp ta có thể nhảy lên.

dạ em cảm ơn