Điều Kiện Để Định Luật Hacđi Vanbec Nội Dung Đúng Là / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

C&Amp;F Là Gì? Nội Dung Của Điều Kiện C&Amp;F Và Nghĩa Vụ Của Các Bên

C&F là gì? Nó là viết tắt của từ Cost and Freight (có thể viết tắt là CIF) mang nghĩa là “Giá thành và cước phí” đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại quốc tế, được sử dụng rộng rãi trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi sử dụng hình thức vận tải đường biển.

Giá thành và cước phí là một điều kiện thuộc International Commercial Terms (Incoterm – Các điều khoản thương mại quốc tế) – một bộ quy tắc về thương mại quốc tế được ghi nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới.

“Giá thành và cước phí” có nghĩa là người bán thực hiện việc giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán chịu trách nhiệm chi trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định; tuy nhiên, những rủi ro, hư hỏng đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa qua lan can tại tại cảng gửi hàng.

Những lưu ý trong điều kiện C&F là gì?

Sau khi đã nắm được khái niệm C&F là gì, chúng ta cũng cần ghi nhớ một số lưu ý như sau. Điều kiện C&F có hai điểm tới hạn, bởi vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các nơi khác nhau. Trong hợp đồng luôn luôn thể hiện rõ cảng đến nhưng có thể không chỉ rõ cảng xếp hàng – là địa điểm mà rủi ro di chuyển từ người bán sang người mua. Nếu hàng gửi có ý nghĩa quan trọng với người mua thì trong hợp đồng cần quy định càng cụ thể các tốt

Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao để gửi đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận tải hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Trường hợp “mua” hợp đồng vận tải hàng hóa áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (hàng bán theo lô).

Trường hợp hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được giao lên tàu )hàng đóng trong Container) mà thường là giao hàng tại bến, bãi thì không nên sử dụng điều kiện C&F nên sử dụng điều kiện CPT.

Điều kiện C&F đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu cho hàng hóa hoặc trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào, làm bất kỳ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.

Nội dung của điều kiện C&F

Nghĩa vụ của người bán trong C&F là gì?

A1: Cung cấp đầy đủ hàng hóa và hóa đơn, chứng từ phù hợp đồng.

A2: Người bán phải chịu toàn bộ rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và thực hiện tất cả các thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng.

A3: Người bán phải ký hợp đồng vận tải để vận chuyển hàng hóa và chi trả chi phí cho hợp đồng này và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng con tàu thuộc loại chuyên dụng để vận chuyển mặt hàng đó. Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng người bán phải cung cấp thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.

A4: Người bán phải giao hàng lên tàu tại cảng gửi theo cách thức thông thường tại cảng. Thời hạn giao: trong ngày hoặc hai bên có thỏa thuận khác.

A5: người bán phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao theo mục A4, trừ trường hợp quy định tại mục B5.

A7: Người bán phải thông báo cho người mua những thông tin cần thiết để người mua áp dụng các biện pháp phù hợp khi nhận hàng.

A8: Bằng chi phí của mình người bán phải cung cấp kịp thời chứng từ vận tải thường lệ đến các đến như đã thỏa thuận.

A9: Người bán phải chịu mọi chi phí về việc kiểm tra (chất lượng, cân, đếm) và đóng gói hàng hóa nếu có để giao hàng theo quy định tại mục A4. Bao bì hàng hóa phải ghi ký mã hiệu thích hợp.

A10: Người bán phải giúp người mua lấy các chứng từ và cung cấp thông tin mà người mua cần để nhập khẩu hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa đến điểm cuối cùng. Trong trường hợp người mua đã chi để lấy được những chứng từ và thông tin theo mục B10 thì người bán phải hoàn trả chi phí cho người mua.

B1: Người mua có trách nhiệm thanh toán đủ số tiền đã thỏa thuận cho người bán.

B2: Nếu có quy định, người mua phải chịu rủi ro và phí tổn để lấy được giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy tờ khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu và vận tải hàng hóa qua nước khác.

B3: Người mua không có nghĩa với người bán về hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua có nghĩa vụ cung cấp cho người bán những thông tin cần thiết cho việc mua bảo hiểm nếu người bán yêu cầu.

B4: Nhận hàng khi hàng hóa đã được giao theo mục A4 và nhận hàng từ người chuyên chở tại địa điểm chỉ định của cảng đến.

B5: kể từ khi hàng hóa đã được giao theo mục A4, người mua phải chịu mọi rủi ro về hàng hóa. Nếu người mua không thông báo theo quy định tại mục B7, thì phải chịu mọi rủi ro về hàng hóa kể từ ngày giao hàng thỏa thuận hoặc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B7: thông báo cho người bán về thời gian gửi hàng, địa điểm nhận nhận hàng tại cảng đến quy định.

B8: chấp nhận chứng từ vận tải theo mục A8 nếu chứng từ đó phù hợp với hợp đồng.

B9: Trừ việc kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu, thì người mua phải chịu các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng.

B10: Phải thông báo kịp thời cho người bán để người bán có thể thực hiện mục A10. Hoàn trả chi phí mà người bán đã chi để lấy được thông tin theo mục A10. Nếu có quy định, người mua phải giúp người bán kịp thời lấu những thông tin mà người bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa.

Please follow and like us:

Hiểu Đúng Về Nội Dung Đọc Hiểu Văn Học

GD&TĐ – Câu hỏi đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn THPT.

Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp THCS đến THPT.

Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.

Trong văn học thực tế dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa.

Quan niệm về đọc hiểu

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …

Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.

Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích.

Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật…

Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.

Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm .

Văn bản đọc hiểu

Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác.

Thực tế cho thấy văn bản đọc hiểu nói chung và văn bản đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường.

Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ.

Từ năm 2014 Bộ GD&ĐT đưa phần đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản đọc hiểu của các em.

Vấn đề đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT

Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ GD&ĐT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra lung túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ.

Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hoàn toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc hiểu.

Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu.

Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu hỏi đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học.

Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường.

Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm.

Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết.

Những vấn đề hướng tới của đọc hiểu trong trường THPT

Hiện nay đọc hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau:

Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: cCảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản (từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quan trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ…); hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình.

Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình; vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội.

Định Luật 1 Newton: Nội Dung, Công Thức Và Ý Nghĩa

Số lượt đọc bài viết: 8.061

1 Nội dung và công thức định luật 1 Newton

1.1 Nội dung của định luật 1 Newton

1.2 Công thức của định luật 1 Newton

2 Nội dung và công thức định luật 2 Newton

2.1 Nội dung và công thức định luật 2 Newton

2.2 Bài tập ví dụ về định luật 2 Newton

3 Ý nghĩa định luật 1 và 2 Newton

3.1 Ý nghĩa định luật 1 niu tơn

3.2 Ý nghĩa định luật 2 niu tơn

Nội dung và công thức định luật 1 Newton

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã quá quen thuộc và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng không thể bỏ qua định luật 1 và 2 Newton. Vậy định luật 1 có nội dung và công thức thế nào?

Định luật 1 Newton nói về sự chuyển động của vật hay còn được gọi là định luật quán tính. Nội dung của định luật được phát biểu như sau: Nếu một vật không chịu tác dụng của bất cứ lực nào hoặc chịu tác dụng của nhiều lực nhưng hợp lực của các lực này bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Có thể hiểu, nếu một vật không chịu tác dụng bởi lực nào hoặc chịu lực tác dụng có hợp lực bằng 0 thì nếu vật đó đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, còn nếu vật đó đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. Trạng thái ở trong trường hợp này được đặc trưng bởi vận tốc của chuyển động.

Định luật 1 của Newton hay còn được biết đến với tên gọi khác là định luật quán tính. Từ nội dung của định luật, ta có thể suy ra công thức của nó.

Vectơ vận tốc của một vật tự do là: (overrightarrow{v} = 0) (không đổi)

Do đó, vectơ gia tốc của một vật chuyển động tự do là: (overrightarrow{a} = frac{doverrightarrow{v}}{doverrightarrow{t}}=overrightarrow{0})

Nội dung và công thức định luật 2 Newton

Bên cạnh định luật 1, chúng ta cũng không thể bỏ qua định luật 2 Newton. Nhiều người thường thắc mắc, định luật 2 Newton của ai? Định luật 2 do Newton phát hiện ra và được chia thành định luật 2 trong thuyết cơ học cổ điển và định luật 2 trong vật lý thông thường.

Định luật 2 Newton được phát biểu như sau Gia tốc của một vật sẽ cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc luôn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó

Từ phát biểu này, ta có công thức : (overrightarrow{a} = frac{overrightarrow{Fhl}}{m})

m là khối lượng của vật

(overrightarrow{a}) là gia tốc của vật và đo bằng đơn vị (m/s^{2})

Đây là công thức định luật 2 niu tơn lớp 10 đã được học. Tuy nhiên, với định luật này, ta còn có thể hiểu như sau:

(overrightarrow{F} = frac{doverrightarrow{p}}{dt}) với F là tổng ngoại lực tác dụng lên vật, (overrightarrow{p}) là động lượng của vật, đơn vị đo là kgm/s và t là thời gian, được đo bằng s.

Cách hiểu này đã đưa ra định nghĩa cho lực. Có thể hiểu, lực là sự thay đổi của động lực theo thời gian. Và lực của vật sẽ tỉ lệ thuận với động lực. Nếu động lực của vật biến đổi càng nhanh thì ngoại lực tác dụng lên vật sẽ càng lớn và ngược lại.

Ví dụ: một chiếc xe có khối lượng là m. Chiếc xe này đang chuyển động trên con người nằm ngang với vận tốc là v = 30km/h. Đang chuyển động thì chiếc xe bị tắt máy đột ngột. Tính thời gian chiếc xe bị dừng lại dưới tác dụng của lực ma sát giữa xe và mặt đường. Biết hệ số ma sát của xe với mặt đường là (mu =0,13) và gia tốc (g=9,81m/s^{2}).

Trước tiên ta cần đổi 30km/h = 8,33m/s.

Khi xe bị tắt máy đột ngột, lực tác dụng lên xe là lực ma sát. Áp dụng định luật 2 Newton ta có: (F_{ms}= m.a = mu P)

Vậy (a = frac{mu P}{g}= frac{mgmu}{m} = mu .g)

Có phương trình vận tốc: (v = v_{o}-at)

Chiếc xe bị dừng lại đột ngột, suy ra lực ma sát tác dụng lên chiếc xe sẽ có giá trị âm, vecto F ngược chiều chuyển động. Khi chiếc xe dừng lại, ta có v = 0, lúc đó t = T.

Suy ra: (0 = v_{o}-aT) nên: (v_{o}=aT)

Thay số, ta có thể dễ dàng tính được giá trị T.

Ý nghĩa định luật 1 và 2 Newton

Định luật 1 Newton nói lên tính chất quán tính của một vật. Đó là tính chất bảo toàn trạng thái khi chuyển động. Định luật này được áp dụng khá nhiều trong thực tế. Chẳng hạn như khi bạn đang ngồi trên một xe ôtô. Khi chiếc xe bắt đầu chạy, bạn và những hành khách theo quán tính sẽ bị ngã về phía sau. Ngược lại, khi xe đột ngột dừng lại thì mọi người lại bị chúi về phía trước. Tương tự như khi xe quành sang phải hay sang trái.

Giải thích hiện tượng này, định luật 1 Newton chỉ ra đó là do bạn và những người khác đều có quán tính do đó mọi người vẫn sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động cũ.

Chẳng hạn như đối với xe đua, các nhà sản xuất sẽ tính toán cách làm giảm khối lượng để xe có thể tăng tốc nhanh hơn.

Please follow and like us:

Những Điều Kiện Để Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Có Hiệu Lực Theo Quy Định Của Pháp Luật Là Gì?

Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thương mại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quan hệ mua bán hàng hóa được thể hiện dưới hình thức pháp lí nhất định là hợp đồng mua bán hàng hóa. ” Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, theo đó bên bán có nghịa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng hóa “. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm bốn đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể: hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.

Thứ hai, về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong những trường hợp pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Thứ ba, về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa phải là hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai. Hàng hóa ở đây phải là loại hàng hóa hợp pháp, được phép kinh doanh.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa các bên, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa g sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên. Các bên tự do trong việc thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên đồng thời không xâm phạm lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ.

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng phải đúng thẩm quyền nghĩa là, chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).

“a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định hàng hóa bao gồm:

Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông thường bao gồm các điều khoản: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng…. Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về các điều khoản khác của hợp đồng. Tuy nhiên, số lượng điều khoản, loại điều khoản không phải là điều kiện để vô hiệu hợp đồng. Các điều khoản của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, điều khoản nào mà trái pháp luật thì điều khoản đó sẽ vô hiệu. Nói cách khác, nội dung hợp đồng không thể là điều kiện để hợp đồng vô hiệu toàn phần.

Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó“.

” 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Như vây, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được kí kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có quy định chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện, …thì bắt buộc phải bằng văn bản. Nói cách khác, điều kiện về hình thức của hợp đồng chỉ áp dụng cho một số loại hợp đồng mà pháp luật quy định cụ thể về hình thức chứ không phải áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa.