Ct Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Chụp Ct Là Gì, Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào?

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao nhằm mục đích giải phẫu cấu trúc bên trong cơ thể với kết quả nhanh, chính xác. Ngoài ra, chụp CT còn hỗ trợ đắc lực cho các y bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Vậy chụp CT là gì, quy trình chụp CT như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc trên.

02/06/2019 | Chụp CT lồng ngực – Đỉnh cao công nghệ mới trong lĩnh vực y học 02/06/2019 | Chụp CT sọ não – Kỹ thuật tiên tiến trong y học hiện đại 02/06/2019 | Chụp CT phổi – giải pháp tốt nhất để tìm ra bệnh lý về phổi

1. Chụp CT là gì?

Chụp CT hay còn gọi là CT- Scanner là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang chiếu lên một khu vực nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang kết hợp với xử lý trực tiếp bằng máy vi tính để thu được hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận vừa chụp.

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính được đánh giá là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh.

2. Những trường hợp nào bác sĩ chỉ định chụp CT cắt lớp?

Bên cạnh thắc mắc chụp CT là gì, không ít người cũng băn khoăn về việc bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp CT cắt lớp trong những trường hợp nào. Theo đó, những trường hợp sau bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp CT cắt lớp.

Người bệnh có dấu hiệu bệnh lý chấn thương

Nếu như nghi vấn người bệnh có những dấu hiệu của bệnh lý chấn thương thì bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT cắt lớp ngay để tiến hành chẩn đoán chính xác và kịp thời những tổn thương đó. Các chấn thương có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng chủ yếu ở các vị trí quan trọng như: sọ não, cột sống, lồng ngực, ổ bụng, hệ xương toàn cơ thể.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Khi bác sĩ phát hiện ra khối u não đã có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc xuất hiện những cục máu đông sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp CT cắt lớp. Hoặc trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán bị ung thư: phổi, gan, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng, xương hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể (nếu có). Tiến hành chụp CT cắt lớp giúp hỗ trợ chẩn đoán, đưa ra hướng xử lý phù hợp cho bệnh nhân trong trường hợp gặp phải tiên lượng xấu.

Hỗ trợ tầm soát bệnh lý động mạch

Các bệnh lý như động mạch vành, động mạch não; mạch thận, mạch chủ ngực, bụng; mạch máu chi dưới đều được xếp vào các căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Việc tiên lượng và thực hiện kỹ thuật chụp CT lúc này là cần thiết để sớm phát hiện, có phác đồ điều trị bệnh.

Chụp CT cắt lớp là một trong những kỹ thuật chụp hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay trong việc chẩn đoán những căn bệnh nguy hiểm

3. Quy trình chụp CT chuẩn

Để quá trình chụp CT diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác cao thì bệnh nhân cần tuân tuân thủ một số yêu cầu của bác sĩ như:

– Tùy theo vị trí và loại xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải tiêm chất tương phản hoặc không.

– Tiến hành tháo bỏ quần áo của mình và thay thế bằng áo của bệnh viện trước khi chụp.

– Cởi bỏ trang sức, đồ dùng cá nhân bằng kim loại như: răng giả, kính mắt để không gây cản trở cho quá trình chụp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh,..

– Trước khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang thì người bệnh nên nhịn ăn trong khoảng khoảng 4- 6 tiếng.

– Vì trẻ em thường hiếu động nên có thể sử dụng thuốc an thần đối với trẻ để giữ yên tư thế nằm, giúp hình ảnh cho được rõ nét, không bị mờ.

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ bình tĩnh, nằm yên tại chỗ

Sau khi thực hiện xong các bước chụp CT, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt như bình thường. Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi rời đi để bác sỹ tiện theo dõi cho tới khi không có dấu hiệu bất thường nào.

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên là bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp thận nhanh chóng loại bỏ các chất tương phản trong cơ thể.

Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút. Toàn bộ thủ tục từ lúc chuẩn bị cho tới khi tiến hành chụp CT kéo dài khoảng 30 phút

4. Chụp CT ở đâu không lo về giá cả, chất lượng?

Sau khi đã tìm hiểu chụp CT là gì cũng như quy trình thực hiện. Lúc này điều khiến nhiều bệnh nhân quan tâm chính là nên thực hiện phương pháp này ở đâu chất lượng mà không lo về chi phí.

Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện lớn đều triển khai kỹ thuật chụp CT. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng máy móc, dịch vụ chăm sóc mà giá chụp CT sẽ khác nhau ở mỗi nơi. Trong đó, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng được nhiều người chọn mặt gửi vàng.

MEDLATEC tự hào là đơn vị với bề dày kinh nghiệm trên 23 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, sở hữu đội ngũ y bác sĩ vững chuyên môn, giàu về y đức, luôn tận tâm, tận tụy với từng bệnh nhân. Cùng hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại được nhập khẩu từ các nước như Đức, Mỹ, Nhật Bản,… nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt nhất đối với mọi người dân.

Ngoài ra, MEDLATEC còn triển khai hệ thống máy chụp cắt lớp (chụp CT) tiên tiến, hiện đại của hãng Siemens. Với sự đầu tư đó, MEDLATEC tin tưởng sẽ đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.

Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi chụp CT là gì cũng như các trường hợp được chỉ định và quy trình chụp chuẩn đang được áp dụng hiện nay. Nếu bạn đang nghi ngờ hay có vấn đề về sức khỏe, đừng ngần ngại, hãy nhanh chóng đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và giúp đỡ.

Chụp Ct Là Gì? Chẩn Đoán Hình Ảnh, Hỗ Trợ Đắc Lực

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính được đánh giá là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Vậy chụp CT là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn đọc một số thông tin cơ bản về chụp CT.

Chụp CT là gì?

Chụp CT (CT- Scanner) là kỹ thuật dùng nhiều tia X – quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để có được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X quang.Chụp CT được sử dụng trong những trường hợp nào?Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp CT để:

Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, chẳng hạn như khối u xương hay gãy xương.

Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.

Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.

Phát hiện và theo dõi các bệnh như ung thư, bệnh tim…

Giám sát hiệu quả điều trị, chẳng hạn như trong điều trị ung thư.

Phát hiện nội thương và chảy máu trong.

Những rủi ro khi chụp CT

Khi chụp CT, người bệnh có tiếp xúc một thời gian ngắn với bức xạ ion hóa. Lượng bức xạ trong chụp CT là lớn hơn so với chụp X quang vì chụp CT tập hợp các thông tin chi tiết hơn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài mặc dù một số thông tin cho biết phơi tiếp xúc với bức xạ có thể gây ung thư.

Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ tiềm năng này là rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ thường sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra hiện nay các loại máy mới, nhanh hơn và đòi hỏi ít bức xạ hơn so với trước đây.

Những người đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định chụp CT. Mặc dù các bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương tới thai nhi, nhưng các bác sĩ thường khuyên người mẹ chuyển sang các xét nghiệm khác, chẳng hạn như siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh cho bé khỏi phơi nhiễm với bức xạ.

Phản ứng với vật liệu tương phản

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm tĩnh mạch cánh tay một loại thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là vật liệu tương phản trước khi chụp CT. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng vật liệu tương phản có thể gây ra các vấn đề y tế hoặc các phản ứng dị ứng.Hầu hết các phản ứng đều rất nhẹ và chỉ gây phát ban hoặc ngứa. Trong trường hợp hiếm hoi, phản ứng dị ứng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Thông báo cho bác sĩ nếu trước đó đã từng bị dị ứng với vật liệu tương phản.

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp CT?

Tùy thuộc vào vị trí nào của cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu:

Cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp

Tháo bỏ các dị vật bằng kim loại, chẳng hạn như thắt lưng, đồ trang sức, răng giả và kính đeo mắt, có thể gây trở ngại cho quá trình chụp CT.

Không được ăn, uống trong một vài giờ trước khi chụp CT.

Vật liệu tương phản giúp làm nổi bật cấu trúc của một bộ phận nào đó trong cơ thể cần kiểm tra chi tiết. Vật tương phản có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm hoặc dung dịch thụt.Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ bình tĩnh, nằm yên tại chỗ. Trẻ di chuyển có thể làm mờ hình ảnh và dẫn tới kết quả không chính xác.

Quá trình chụp CT

Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút. Toàn bộ thủ tục từ lúc chuẩn bị cho tới khi tiến hành chụp CT kéo dài khoảng 30 phút.Sau khi hoàn thành xong chụp CT, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt như bình thường. Những người nhận vật liệu tương phản sẽ nhận được hướng dẫn đặc biệt. Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi rời đi để đảm bảo không có dấu hiệu bất thường nào. Các bác sĩ cũng yêu cầu bạn uống nhiều nước để giúp thận nhanh chóng loại bỏ các vật liệu tương phản trong cơ thể.Chụp CT ở Bệnh viện Thu Cúc

Nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã đầu tư hệ thống máy chụp cắt lớp CT64 hiện đại cho phép trong một vòng quay chụp có thể lưu tới 64 hình ảnh tại các khu vực chẩn đoán sọ não, lồng ngực, ổ bụng, xương khớp… Điều này sẽ tạo cơ hội cho người bệnh phát hiện chính xác các vùng tổn thương, khu trú ổ bệnh… qua đó xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn xác hơn.

Chụp Ct Là Gì Và Có Gì Khác So Với Kỹ Thuật Chụp Mri?

Kỹ thuật chụp X-quang cho những hình ảnh đen trắng về một khu vực trong cơ thể. Chụp CT cải tiến hơn, vẫn sử dụng chùm tia X qua cơ thể và đo độ hấp thụ tia X song hình ảnh được xử lý vi tính, cho phép tái tạo cho ra cấu trúc bên trong cơ thể rõ nét, chi tiết hơn.

Chụp CT còn gọi là chụp cắt lớp vi tính

Công nghệ chụp CT cũng ngày càng được phát triển và cải tiến. Các thế hệ máy chụp CT cho độ phân giải khác nhau, tăng dần theo số lát cắt như 4 lát, 16 lát, 64 lát cắt hoặc nhiều hơn. Dựa vào độ cản tia X khác nhau, các vùng tổn thương trong cơ thể sẽ thể hiện trên hình chụp CT với độ đậm nhạt khác nhau.

Để quan sát rõ ràng hơn cấu trúc, vị trí và tình trạng tổn thương, nhất là khi có khối u hoặc tổn thương mạch máu, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang trước khi chụp. Thuốc cản quang chứa iod đi theo đường truyền máu sẽ cho hình ảnh sáng và nét hơn.

Có thể tóm tắt một số ưu nhược điểm tiêu biểu của kỹ thuật chụp CT như sau:

1.1. Ưu điểm

– Hình ảnh chụp có độ tương phản cao, giúp phân biệt mức độ tổn thương thông qua độ đậm nhạt của hình ảnh. Khả năng xử lý, tái tạo dữ liệu giúp chẩn đoán, đánh giá tổn thương tốt hơn rất nhiều.

– Có thể dựng ảnh theo nhiều góc độ với nhiều lát cắt khác nhau trong thời gian ngắn, cho phép đánh giá toàn diện nhất, tránh bỏ sót tổn thương.

– Thời gian chụp và nhận kết quả nhanh, thích hợp chẩn đoán đánh giá nhanh trong cấp cứu hoặc định hướng điều trị.

– An toàn và thích hợp với hầu hết bệnh nhân.

1.2. Nhược điểm

– Chụp CT có thể gây nhiễm xạ tia X từ mức trung bình đến cao, mặc dù năng lượng tia X sử dụng đã được kiểm soát ở mức cho phép song vẫn mang tính tích lũy.

– Hình ảnh không thể hiện tổn thương nhỏ hoặc các bệnh lý gân, cơ, dây chằng,… một cách rõ nét.

– Một số trường hợp sử dụng thuốc cản quang khi chụp CT có thể gây sốc phản vệ, dị ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Chụp CT phổ biến trong khám và điều trị bệnh lâm sàng

Mặc dù còn tồn tại một số nhược điểm song chụp CT vẫn được chỉ định phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán điều trị bệnh hiện nay.

2. Nên chụp CT hay chụp MRI?

Chụp CT và chụp MRI là hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất hiện nay. Khác với chụp CT hay X-quang thông thường, chụp MRI dựa vào các nguyên tử hydrogen trong cơ thể và tác động từ trường để nhận tín hiệu phát ra từ chúng. Hình ảnh chụp MRI cũng được xử lý vi tính tương tự như chụp CT, song rõ nét hơn do dùng nhiều chuỗi xung thể hiện những tổn thương, nhất là tổn thương mô mềm tốt hơn.

Thời gian chụp: Chụp CT cho kết quả nhanh hơn chụp MRI nên thường dùng trong trường hợp cấp cứu, định hướng điều trị nhanh.

Ảnh hưởng bởi thiết bị kim loại: Chụp MRI không thực hiện được nếu cơ thể bệnh nhân có sử dụng thiết bị kim loại hoặc vật liệu kim loại như: Răng giả, máy trợ thính cố định, máy tạo nhịp tim,… trong khi chụp CT vẫn thực hiện được.

Loại chấn thương, bệnh lý đánh giá: Chụp CT thường chỉ định đánh giá tổn thương do va đập, chấn thương ở hộp sọ, vôi hóa hoặc vật kim loại,… Chụp MRI nhằm chẩn đoán khối u, dị dạng mạch máu não, tìm nguyên nhân của chứng đau đầu nặng, co giật, động kinh,…

Kỹ thuật chụp CT giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh

Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh chụp MRI đánh giá các tổn thương phần mềm, nhất là trong kiểm tra bất thường trong não.

Yếu tố nguy cơ: Chụp CT sử dụng tia X nên có khả năng gây nhiễm xạ, chụp MRI an toàn hơn, phù hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân cần chụp nhiều lần. Ngoài ra thuốc phản quang tiêm đường tĩnh mạch cũng có nguy cơ gây dị ứng, không thích hợp cho bệnh nhân suy thận.

Chi phí: Chụp MRI chi phí cao hơn so với chụp CT.

Đánh giá phần xương bị che khuất: Chụp CT không đánh giá được phần xương bị che khuất, trong khi chụp MRI đánh giá được.

3. Quy trình chụp CT

Quy trình chụp CT thực hiện như sau:

3.1. Chuẩn bị

– Bệnh nhân nếu cần sử dụng thuốc cản quang sẽ cần nhịn ăn trước 4 – 6 giờ trước khi chụp, có thể uống lượng nước vừa phải trước khi chụp 2 giờ.

– Bệnh nhân thông báo với nhân viên y tế nếu mình mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, mắc các bệnh tiểu đường, thận, dị ứng, hen suyễn, tĩnh mạch,…

– Bệnh nhân tháo các vật dụng trang sức kim loại như: kẹp tóc, kính, đồng hồ, áo nịt ngực, răng giả,…

– Bệnh nhân hoặc người nhà ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quang.

– Trẻ nhỏ nếu chụp CT có thể cần dùng thuốc an thần để quá trình chụp diễn ra dễ dàng hơn.

3.2. Thực hiện

– Bệnh nhân chuẩn bị xong sẽ được đưa vào phòng chụp, nằm ngửa hoặc theo tư thế yêu cầu để thực hiện.

– Thời gian chụp thường chỉ từ 3 – 5 phút, có thể kéo dài đến 15 – 30 phút nếu bất thường.

– Bệnh nhân thực hiện đúng tư thế và nín thở nếu có yêu cầu để hình ảnh chụp tốt nhất.

3.3. Theo dõi sau khi chụp

Bệnh nhân chụp CT không có thuốc cản quang thường không cần theo dõi thêm.

Chụp CT cần được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chính xác

Bệnh nhân chụp CT có tiêm thuốc cản quang cần giữ đường truyền tĩnh mạch và theo dõi trong 30 phút. Nếu có triệu chứng bất thường như buồn nôn, đỏ da, khó thở, ngứa, chóng mặt, sốt,… sẽ được xử lý đề phòng biến chứng.

Kết quả chụp CT sẽ được trả sau 20 – 30 phút, một số trường hợp hình ảnh chụp khó, các bác sĩ cần hội chẩn thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn.

Như vậy qua bài viết này, bạn đọc đã biết được chụp CT là gì, ưu nhược điểm và quá trình thực hiện. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác, có ý nghĩa lớn trong khám chữa bệnh lâm sàng. Nếu cần hỗ trợ thêm về chụp CT hoặc đặt lịch khám chữa bệnh, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Thuật Ngữ Giải Phẫu Hệ Thần Kinh Và Ứng Dụng Ct

Published on

Thuật ngữ giải phẫu hệ thần kinh và ứng dụng CT

1. Thuật ngữ giải phẫu hệ thần kinh và ứng dụng CT Người soạn: Nguyễn Quốc Huy Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2017 Group CNKTYK

2. Nội dung * Xương sọ (skull) * Đường khớp (suture) * Màng não (meninges) * Khoang dịch não tủy (CSF space) * Nhu mô não và thùy não (brain parenchyma and lobe) * Cấu trúc chất xám (grey matter structure) * Cấu trúc chất trắng (white matter structure) * Hố sau (Posterior fossa) * Vùng mạch máu não (cerebral vascular territories * Cấu trúc calci hóa (calcified structure)

3. xương * Frontal: X. trán * Parietal: X. đỉnh * Occipital: X. chẩm * Ehtmoid: X. sàng * Sphenoid: X. bướm * Temporal: X. thái dương

4. Đường khớp (suture) Thóp (fontanelle) * Coronal: khớp vành * Sagittal: khớp dọc * Lambdoi: khớp lam đa * Squamosal: khớp trai

6. Hố (fossa) * Hố sọ trước * Hố sọ giữa * Hố sọ sau * PF: hố yên

7. Xoang (sinus) * Ethmoid sinus: xoang sàng * Sphenoid sinus: xoang bướm – Thông với mũi * Mastoid cell: xoang chũm – Thông với tai giữa

9. Xoang (sinus) frontal sinus: xoang trán Người có người ko

10. Xoang (sinus) * Maxillary: xoang hàm

11. Màng não (Meninges) * Dura mater: màng cứng – Gắn chặt với lớp trong xương sọ * Arachnoid mater: màng nhện – Gắn chặt với màng cứng * Subarachnoid space: khoang dưới nhện * Pia mater: màng nuôi – Gắn với não * Falx cerebri: liềm đại não – Là hàng rào ngăn xâm nhiễm * Tentorium cerebelli: lều tiểu não – Ngăn cách tiểu với đại

12. Màng não (meninges)

13. Lều tiểu não (tentorium cerebelli). Ngăn cách tiểu với đại petrous: xương đá

14. Xuất huyết khoang dưới nhện hoặc tụ máu dưới màng cứng thì tăng đậm độ lều tiểu não

15. Falx cerebri: liềm đại não. Là hàng rào ngăn xâm nhiễm

16. Liềm não bản chất là màng não (màng cứng) chạy dọc giữa não chia làm 2 bán cầu đại não * Xảy ra hiệu ứng choán chỗ (mass effect) khi có tác nhân gây bệnh

17. Mass effect

18. Khoang dịch não tủy (CSF space) * Sulci: rãnh, chứa CSF * Fissure: khe * Basal cistern: bể đáy * Gyrus: hồi – Là nếp gấp não – Giữa hồi là rãnh

19. Sulcus: rãnh and Gyrus: hồi

21. Ventricular: não thất là khoang nằm sâu trong não chứa CSF. Chứa đám rối mạch mạc (choroid plexus) tiết CSF và luôn bị calci hóa ở người lớn

22. BÊN thông với 3 bằng lỗ của Monro (foramen of Monro). Basal cistern: bể đáy

23. BÊN thông với 3 bằng lỗ của Monro (foramen of Monro). Basal cistern: bể đáy

24. Não 4: ở hố não sau, giữa thân não và tiểu não. Thông với não 3 bởi ống sylvius

25. Nhu mô não và thùy não * Chất xám: thân neuron * Chất trắng: sợi trục

27. Rãnh trung tâm: chia trán với đỉnh

28. Cấu trúc chất xám * Cortex: vỏ * Insula: thùy đảo * Basal ganglia: hạch nền * Thalamus: đồi thị

29. Vỏ chất xám: Cortical grey matter

30. Thùy đảo: insula. Ở phía trong khe sylvian. Không xác định được Insula là dấu hiệu sớm nhồi máu cấp đm não giữa

33. Genu of corpus callosum: gối của thể trai splenium: lồi trai

34. Corpus callosum: thể trai genu: gối Splenium lồi

35. Vành tia * Phía trên bao trong là vành tia * Nối với vành tia bên cạnh bởi thể trai * Khối u 1 bên não có thể di căn sang bên bởi thể trai

36. Hố sau (Posterior fossa) * Cerebellum: tiểu não * Brain stem: thân não * Tentorium cerebelli: lều tiểu não – Ngăn cách tiểu với đại

37. Cerebrum: thân não tentorium: lều tiểu não cerebellum: tiểu não mid brain: não giữa medulla oblongata: hành não

38. Vùng mạch máu (Cerebral vascular territories) * Anterior cerebral arteries: đm não trước * Middle cerebral arteries : đm não giữa * Posterior cerebral arteries : đm não sau

39. Trên não thất bên

41. Tiểu não: cấp máu bởi đm đốt sống – thân nền (vertebrobasilar artery)

42. Cấu trúc bị calci hóa (bình thường) * Choroid plexus: đám rối mạch mạc * Pineal gland: tuyến tùng * Basal ganglia: hạch nền * Falx: liềm đại não

43. Đám rối mạch mạc ở người lớn luôn bị calci hóa

44. Tuyến tùng: sau não thất 3, thường xuyên bị calci hóa

45. Calci hóa hạch nền thường xuyên ở người trẻ

46. Calci hóa ở liềm đại não dễ nhầm lẫn với nhồi máu cấp khi xem ở cửa sổ não

47. Nguồn * https://www.radiologymasterclass.co.uk/tutoria ls/ct/ct_brain_anatomy/ct_brain_anatomy_skul l * https://www.radiologymasterclass.co.uk/tutoria ls/ct/ct_acute_brain/ct_brain_ventricles_sulci

48. Chấn thương não * Chấn thương sọ và da đầu (skull and scalp injury) * Thể tích não (brain volume) * Thiếu máu cục bộ mạn tính (chronic ischaemia) * Thiếu máu cục bộ cấp tính (acute ischaemia) * Xuất huyết ngoài trục (extra-axial haemorrhage * Xuất huyết não (intracerebral haemorrhage /ICH) * Khối u trong não (intracranial masses) * Hiệu ứng choán chỗ (mass effect)

49. Chấn thương sọ và da đầu (skull and scalp injury) * Nứt sọ và tụ máu dưới da đầu

50. Phân biệt nứt và đường khớp * Khớp: lởm chởm * Nứt: thẳng

51. Phân biệt nứt và đường khớp * Nứt: xương ko liên tục * Khớp: xương liên tục

52. Nứt xương * Nứt và tụ máu ngoài màng cứng

53. Chấn thương nền sọ, máu trong xoang bướm

54. Thể tích não (brain volume) * Cần xem tuổi * Não thất lớn khi già * Não thất nhỏ – khi còn trẻ – Mất trí – Nghiện rượu

55. Thể tích não * Nhìn rãnh để đánh giá

57. Não úng thủy * Đặc điểm – Não thất to – Chất trắng tiền não thất giảm đậm độ – Rãnh nhỏ

58. Thể tích não: Bệnh alzheimer * Mất trí * Ảnh hưởng tới thùy thái dương

59. Bệnh Alzheimer * Đặc điểm – Giảm thể tích thùy thái dương – Lớn não thất bên

60. Thể tích não: phù não * Đặc điểm – Ko phân biệt được chất trắng – xám – Não thất và rãnh nhỏ

61. Thiếu máu cục bộ mạn: chronic ischaemia * Bệnh mạch máu nhỏ – Chất trắng giảm đậm độ * Eitology – Smoking – Diabetes – Hypertention

62. Thiếu máu cục bộ mạn

63. Nhồi máu ổ khuyết: LACUNAR INFARCTS * Mô não bị hoại tử mềm ra và bị mục, để lại những xoang nhỏ

64. Vùng nhồi máu cũ * Vùng giảm đậm độ phân rõ giới hạn

65. Thiếu máu cục bộ cấp: acute ischaemia * Loại trừ xuất huyết não nếu nghi ngờ nhồi máu * Hyperdensive sign * Insular ribbon

66. Vùng nhồi máu cấp: ACUTE TERRITORIAL INFARCT

67. Hyperdense artery sign: thấy cục máu đông trong đm não giữa

68. Insular ribbon sign: ko nhận biết được thùy đảo

69. Xuất huyết ngoài trục: EXTRA- AXIAL HEMORRHAGE * EXTRADURAL HEMATOMA: tụ máu ngoài màng cứng * SUBDURAL HEMATOMA: tụ máu dưới màng cứng * SUBARACHNOID HEMATOMA: tụ máu dưới nhện

71. Hình lồi cầu Giới hạn bởi các đường khớp

73. Subdural haematoma * Hình liềm * Tăng đậm độ * Ko chạy qua các rãnh * Hiệu ứng choán chỗ ở các rãnh

74. Subarachnoid haemorrhage: xuất huyết dưới nhện * Chấn thương hoặc phình mạch (aneurysm) * Thông với não thất 4 nên có thể vào CSF space: khe (fissure), rãnh (sulci), bể đáy(basal ganglia), não thất (ventricules)

75. Xuất huyết dưới nhện

76. Xuất huyết dưới nhện: chỉ có dấu hiệu máu trong não thất

77. Xuất huyết dưới nhện: máu trong rãnh não

78. INTRACEREBRAL HEMORRHAGE (ICH): xuất huyết nội sọ * Tự phát hoặc chấn thương * Đậm độ cao (máu) được bọc bởi đậm độ thấp (phù) * Tiền sử tăng huyết áp * Vào viện vì đột ngột yếu một bên

79. Xuất huyết nội sọ

80. Xuất huyết nội sọ + xuất huyết dưới nhện * Máu được bọc bởi phù (ICH) * Tăng đậm độ ở các khe (xuất huyết dưới nhện)

81. U nội sọ * Trong trục (trong não) * Ngoài trục (ngoài não)

82. Tổn thương trong trục * Thông thường nhất * Tăng sinh và ác tính hơn là lành * U thần kinh đệm (Glioma) và di căn não (cerebral metastases)

83. Glioma: u thần kinh đệm (ko cản quang) * Đặc điểm ls như nhồi máu não cấp * Tiền sử đau đầu khi nằm (posture headache) * Khối giảm động độ ko đồng dạng * Hiệu ứng choán chỗ

84. Glioma (có cản quang) * Giảm đậm độ: hoại tử * Tăng đậm độ: phù * Khối u không đồng dạng : ring enhancement * Abscesses não giống Glioma

85. Di căn não: trước và sau cản quang * Nhiều tổn thương ko đồng dạng: ring enhancing

86. Tổn thương ngoài trục * U màng não thường lành, bọc bởi phù * Đặc điểm: – Hình tròn – Calci hóa trung tâm – Tăng đậm độ

87. U màng não (sau cản quang) * Khối u tăng sáng do cản quang * Phù não lân cận * Tiếp xúc liềm não

89. Chèn ép rãnh

90. Xuất huyết nội sọ bọc bởi phù * Hiệu ứng choán chỗ: chèn rãnh và 1 phần não thất

91. Khối u nội sọ * Chèn – Rãnh – Não thất bên * Đường giữa bị lệch

92. Choán chỗ đối bên phải tụ máu dưới màng cứng trái * Chèn ép – Rãnh trái – Não thất trái * Đường giữa lệch phải * rãnh, não thất bên phải cũng bị chèn ép