Chỉ Số Zip Là Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Chỉ Số Eps Là Gì? Cách Tính Chỉ Số Eps (Chuẩn). Chỉ Số Eps Bao Nhiêu Là Tốt ?

1. Chỉ số EPS là gì?

EPS được viết tắt từ từ “Earnings Per Share” có nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số EPS nói lên phần lợi nhuận hay lãi suất thu được trên một cổ phiếu.

Đây có thể coi như là phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi là chỉ số xác định khả năng sinh lợi của một công ty (hay một dự án đầu tư).

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Ví dụ như, công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế (Earnings) là 1 triệu USD, thì 1 cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD, hay nói cách khác lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1 USD.

EPS cơ bản và EPS pha loãng

Chỉ số EPS gồm 2 loại là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

EPS cơ bản là khái niệm chúng tôi đã giới thiệu ở phần mở đầu và cách tính cũng như cách sử dụng sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo.

EPS pha loãng (Dilluted EPS) là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…

Chỉ số này có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chỉ số EPS pha loãng được tính sẵn trên Cafef hoặc trong phần thuyết minh của báo cáo kết quả kinh doanh.

2. Cách tính chỉ số EPS cơ bản?

Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để thu nhặt các số liệu cần thiết sau:

Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có).

Lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính EPS cơ bản như sau:

Điều quan trọng…

Khối lượng cổ phiếu được tính bình quân gia quyền theo thời gian cổ phiếu lưu hành trong kỳ như sau:

Ở đây, bạn sẽ thấy KLCP bình quân cuối kỳ là 1.257.500 (cp) nhỏ hơn đáng kể với KLCP thực tế đang lưu hành là 1.530.000 (cp).

Sở dĩ phải tính theo cách này do lợi nhuận sau thuế là số lũy kế của 4 quý gần nhất.

Do đó để phản ánh chính xác lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phần thì những thay đổi làm tăng/giảm khối lượng cổ phiếu chưa đủ 1 năm phải được điều chỉnh.

Tuy nhiên…

Trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp đơn giản hóa việc tính toán, bằng cách sử dụng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành ở thời điểm cuối kỳ.

Chúng tôi khuyến cáo bạn chỉ nên áp dụng khi khối lượng cổ phiếu thay đổi trong kỳ là không đáng kể.

Ví dụ về cách tính chỉ số EPS

GoValue lựa chọn cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và CTCP Tập đoàn Thép Hòa Phát (HPG) sau đây làm ví dụ.

Với cổ phiếu VNM, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 10,295 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 1.741 tỷ cổ phiếu.

Trong kỳ, VNM sử dụng 785 tỷ đồng trả cổ tức ưu đãi.

Vậy chỉ số EPS của VNM sẽ là:

EPS (VNM) = (10,295 – 785) tỷ đồng/ 1.741 tỷ cổ phiếu = 5,463.4 (đồng/ cổ phiếu).

Tương tự với cổ phiếu HPG, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 8,015 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 2.124 tỷ cổ phiếu.

Trong kỳ, HPG không trả cổ tức ưu đãi.

Do đó, EPS (HPG) = 8,015 tỷ đồng/ 2.124 tỷ cổ phiếu = 3,773.5 (đồng/ cổ phiếu).

Việc tính toán chỉ số EPS khá đơn giản, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần nắm được ý nghĩa cũng như cách sử dụng chỉ số EPS.

Một số lưu ý khi về tính toán EPS

Khi tinh toán chỉ số EPS, nếu muốn có được chỉ số chính xác nhất bạn nên sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán.

Vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian, khi sử dụng số liệu trong kỳ là số liệu mới và gần nhất, đem lại kết quả phản ánh đúng nhất tỷ suất thu nhập trên cổ phần.

Nhưng trên thực tế, người ta thường đơn giản hóa việc tính toán chỉ số EPS bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành thường vào cuối kỳ.

Chỉ số EPS có thể làm giảm bằng cách tính thêm các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu công ty, doanh nghiệp phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu phải được tính theo công thức bình quân gia quyền.

Chỉ số EPS là chỉ số ước tính hay nói cách khác là chỉ số có thể thay đổi phụ thuộc vào phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá, thông tin được lấy từ công ty. Do đó, chỉ số EPS được lấy từ công ty hay chuyên gia là con số ước tính.

Để nắm bắt một cách chính xác và chắc chắn về số liệu chỉ số EPS tỷ suất thu nhập trên cổ phần hay phần lợi nhuận, lãi suất thu được trên một cổ phiếu thì doanh nghiệp nên được xem xét chỉ số này trong một giai đoạn nhất định để đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nó. Từ đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty.

Và một điểm lưu ý nửa, chỉ số EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm dưới 10% thì chỉ số EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu của công ty cũng giảm.

3. Chỉ số EPS được sử dụng như thế nào?

EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E.

Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.

Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá

Như đã giới thiệu, EPS là thành phần chính tạo nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS.

Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu.

Cụ thể:

Cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons đang giao dịch với mức giá 143.400 đồng với EPS lũy kế là 19.260 (đồng/ cổ phiếu).

Do đó, tỷ lệ P/E đối với cổ phiếu CTD là: 143.400 (đồng)/ 19.260 (đồng/cổ phiếu) = 7.58

Điều đó có nghĩa…

Để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư đang phải trả cho nó 7.58 đồng.

Từ đó bạn có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá một cách tương đối cổ phiếu đang đắt hay rẻ.

Sử dụng EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ

Để làm được điều này, trước hết bạn cần xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu.

EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0)/EPS0

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc.

Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Ví dụ:

Bạn sẽ dễ dàng thấy tỷ lệ tăng trưởng EPS của CTD trong giai đoạn 2014 – 2016 là rất cao, trên mức 27%. Trong giai đoạn này giá cổ phiếu CTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ do được các nhà đầu tư đánh giá cao.

Tuy nhiên…

Bắt đầu từ năm 2017, EPS đã chững lại và có dấu hiệu suy giảm.

Trong giai đoạn này, thị trường bất động sản Việt Nam bão hòa dẫn đến CTD đã gặp khó trong việc tăng trưởng kết quả kinh doanh.

Đồng thời giá cổ phiếu trên thị trường cũng phản ánh rõ sự sụt giảm này.

Nhờ đó, chỉ với những quan sát đơn giản qua chỉ tỷ lệ EPS Growth Rate bạn có thể dễ dàng đánh giá xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai.

4. Điều chỉnh EPS như thế nào khi có dấu hiệu bị bóp méo?

Trong thực tế, do tính phổ biến của chỉ số này, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng các thủ thuật tài chính nhằm thổi phồng lợi nhuận và tác động đến các chỉ số định giá.

Chúng tôi đưa ra 2 trường hợp điển hình, giúp bạn nhận biết và có điều chỉnh phù hợp trong các định giá của mình:

EPS không bao gồm các khoản mục bất thường

Bạn tưởng tượng một công ty đang sở hữu 4% cổ phần tại công ty khác. Gần đây, giá cổ phiếu này tăng lên 200% so với thời điểm công ty mua vào.

Ban lãnh đạo đã quyết định bán toàn bộ lượng cổ phiếu. Giao dịch này đem về một khoản thu nhập lớn cho doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, khoản thu nhập này được xem là bất thường, không có gì đảm bảo trong tương lai công ty sẽ lại có một khoản thu nhập như vậy.

Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng, loại bỏ các khoản thu nhập bất thường khi tính toán chỉ số EPS.

Khi đó EPS được điều chỉnh lại theo công thức sau:

EPS chỉ bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi còn tiếp diễn

Bạn đang sở hữu cổ phiếu một doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu, với chuỗi cửa hàng rộng khắp hơn 1.500 điểm với EPS là 5.500 đồng.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa và ảnh hưởng cạnh tranh từ thương mại điện tử.

Nhằm tiết giảm chi phí, ban lãnh đạo công ty quyết định đóng cửa 300 cửa hàng thua lỗ, đồng thời bán lại toàn bộ mặt bằng cho một đối tác khác.

Quyết định đóng cửa 300 cửa hàng đã mang về cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận đáng kể trong kỳ.

Về mặt lý thuyết, EPS đã tăng từ 5.500 đồng ở kỳ trước lên 6.800 đồng.

Tuy nhiên có 2 điểm nhà đầu tư phải thực sự lưu ý.

Thứ nhất, đây là khoản thu nhập bất thường không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ chỉ hoạt động với 1.200 cửa hàng trong các kỳ tới thay vì 1.500 cửa hàng như trước đây.

Do đó, việc tính toán EPS cần điều chỉnh lại theo công thức sau:

EPS là một trong những chỉ số phân tích nhanh được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường.

Tuy nhiên…

Trong nhiều trường hợp chỉ số này vẫn bộc lộ một vài điểm hạn chế như:

Lợi nhuận lũy kế có thể âm nên khi kết hợp để tính chỉ số P/E sẽ không còn ý nghĩa. Trường hợp này bạn có thể sử dụng chỉ số P/B để thay thế.

Chỉ số EPS chỉ đơn thuần phản ánh giá trị tuyệt đối của lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Do đó nó không phản ánh đầy đủ chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như chất lượng báo cáo tài chính.

Điều quan trọng bạn cần hiểu được ưu nhược điểm của chỉ số EPS và cách áp dụng sao cho hợp lý.

Chỉ Số Mono Là Gì?

Bác sĩ cho cháu hỏi, Thông số xét nghiệm của con là bị gì ạ? Mono trên mạng từ 4-8, của con 7.6 là bình thường nhưng sao bác sĩ nói con bị viêm thấp không ảnh hưởng tim?

Chỉ số bạch cầu mono trong xét nghiệm máu thường thay đổi tùy theo bệnh, bị ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc và một số bệnh lý khác kèm theo trước khi thực hiện xét nghiệm. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ kết luận chỉ số này tăng cao do bệnh gì, còn tùy thuộc vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nữa.

Vì mono bào, chính là 1 loại tế bào bạch cầu nên khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy phần trăm mono bào tăng nhẹ đơn độc. Nhưng tất cả các chỉ số khác đều bình thường, trong đó tính cả tổng số lượng bạch cầu, số lượng tuyệt đối của mono bào… Thì điều này chưa mang lại kết quả chuẩn xác, chưa báo hiệu bệnh lý bất thường, nên theo dõi thêm và có thể kiểm tra lại xét nghiệm máu khoảng 3-6 tháng sau. Tuy nhiên, nếu phần trăm mono bào tăng nhiều, số lượng tuyệt đối của mono bào cũng tăng thì là biểu hiện của bệnh lý. Đó có thể là do người bệnh đang gặp vấn đề về viêm nhiễm, bệnh lý tăng sinh của máu… cần kết hợp với khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác mới kết luận được chính xác nhất.

Chỉ số mono bào gọi là bình thường thì sẽ ở mức từ 4 – 8.0%, nếu kết quả xét nghiệm cho lượng mono bào lớn hơn 8.0% chứng tỏ hàm lượng mono bào tăng và ngược lại.

Khi kết quản xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu mono tăng, sẽ thể hiện một số bệnh lý thường gặp phải như: Bệnh do virus (cúm, quai bị, viêm gan); một số bệnh nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao); sốt rét; bệnh chất tạo keo; chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng hay một số bệnh ác tính khác (đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono…).

Còn nếu như trường hợp phần trăm bạch cầu mono giảm, thì khả năng bệnh nhân đang mắc phải suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm kí sinh trùng, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, rối loạn sinh tủy, suy tủy… là rất cao.

Chỉ Số Bmi Là Gì? Cách Tính Chỉ Số Bmi Như Thế Nào?

Tìm hiểu xem chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI là một công thức tính toán nhằm xác định trọng lượng của cơ thể mập hay ốm để bạn sớm lập kế hoạch giảm cân hay thực hiện chế độ ăn uống hợp lý nhằm duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng. Bởi nếu chỉ số BMI quá thấp hoặc quá cao điều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bản thân.

Có thể nói công thức tính chỉ số BMI được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới, bởi nó cho kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên theo thời buổi ăn uống như hiện nay thì khả năng chi số BMI thừa cân chiếm ưu thế hơn, hãy tìm biện pháp giảm cân an toàn và hiệu quả nhằm nâng cao sức đề kháng đồng thời đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.

Công thức tính chỉ số BMI được áp dụng cho cả nam và nữ giới đồng thời công thức này chỉ áp dụng cho người lớn trên 18 tuổi và không áp dụng cho những chị em phụ nữ mang thai, vân động viên thể thao, người già yếu,…

Nếu chỉ số BMI (trọng lượng) của cơ thể quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến bản thân mặc cảm với thân hình mà mình đang sở hữu cũng như không tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra chỉ số BMI còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn đồng thời gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, xương khớp,…

Cách tính chỉ số BMI như thế nào?

Công thức tính chỉ số BMI

trong đó:

W: Cân nặng của cơ thể (kg)

H: Chiều cao của cơ thể (m)

Thống kế chỉ số BMI cho người trên 18 tuổi

– Nếu bạn đang ở chỉ số BMI <18.5 thì bạn cần lập kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

– Nếu bạn có chỉ số BMI từ 25.0 – 29.9 thì bạn đang ở mức thừa cân rồi đấy, cần giảm cân và ăn uống ít lại.

Các công thức tính chỉ số BMI khác

Công thức 1: Dựa theo số liệu từ vòng eo và hông

Chỉ số BMI = Chu vi vòng eo / Chu vi vòng hông

Tham khảo bảng chỉ số BMI cho cả nam và nữ

Công thức 2: Tính theo độ tuổi

BMI = 50 + 0.75 x {(H – 150) + ( A – 20) / 4}

Trong đó:

H: chiều cao của cơ thể

A: số tuổi của bạn

Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng của cơ thể

– Lượng dinh dưỡng khi bạn cung cấp vào trong cơ thể: Hàm lượng calo cần bổ sung đủ cho cơ thể trong mỗi ngày, tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều hay quá ít là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số BMI của cơ thể.

– Tuổi tác: theo thời gian thì cân nặng của cơ thể có sự tăng giảm đáng kể.

– Yếu tố di truyền: thường gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số BMI bị ảnh hưởng.

– Quá trình mang thai của phụ nữ: thường chị em sau khi sinh sẽ có một cân nặng vượt quá mức cho phép vì trong thời gian thai kỳ mẹ bầu nạp quá nhiều năng lượng dẫn đến chỉ số BMI sau sinh bị ảnh hưởng đáng kể.

Cách để duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng

– Bạn nên thường xuyên tập thể thao như chạy bộ, đánh cầu,…

– Lập kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và đúng khoa học.

– Tránh sử dụng nhiều thực phẩm dầu mỡ.

Eps Là Gì? Cách Tính Chỉ Số Eps?Chỉ Số Eps Bao Nhiêu Là Tốt?

EPS là gì? Cách tính chỉ số EPS?Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

1.

Chỉ số EPS là gì?

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, điều các nhà đầu tư quan tâm đầu tiên chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Các chỉ số như EPS, P/E, ROE là các chỉ số chính mà nhà đầu tư cần xem xét trước khi quyết định rót tiền đầu tư.

Vậy chỉ số EPS (Earning Per Share) gì?

EPS là phần thu nhập được chia cho mỗi cổ phiếu.

Nguồn: Cafef

Giả sử trên thị trường cổ phiếu đang lưu hành là 53.779.882 và lợi nhuận của công ty là gần 341 nghìn tỷ. Như vậy thu nhập trên mỗi cổ phiếu này là 6.340 đồng. Do đó, để đo chỉ số về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ số EPS.

Có 2 loại chỉ số EPS là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

EPS cơ bản được tính theo công thức như sau:

EPS cơ bản= (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành

EPS pha loãng: Khi doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi , cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, … làm tăng tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp so với cổ phiếu đang lưu hành nên cổ phiếu bị pha loãng, công thức như sau:

EPS pha loãng = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Do nó phản ánh các sự kiện sắp diễn ra trong tương lai nên chỉ số EPS pha loãng là một chỉ số khá chính xác. Vì vậy, để đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư cần quan tâm đến cả 2 chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

2. Cách xác định chỉ số ROE

ROE (Return On Equity) là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số này đánh giá liệu một doanh nghiệp sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả hay không.

Công thức:

Công thức này cho bạn thấy doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận là bao nhiêu đồng khi bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư.

Dấu hiệu hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp chính là chỉ số ROE ổn định và đạt mức cao nhiều năm. Tuy vậy, bạn cũng nên so sánh chỉ số này với chỉ số trung bình ngành để biết chỉ số này cao hay thấp, tốt hay xấu và có lợi thế trong cạnh tranh hay không.

3.Ví dụ về cách tính chỉ số EPS

Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bạn cần thu thập các số liệu sau để tính được chỉ số EPS cơ bản: Thu nhập ròng; cổ tức cổ phiếu ưu đãi và số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường.

Công thức tính EPS cơ bản như sau:

EPS cơ bản= (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành

1.  Ví dụ 1: Tính chỉ số EPS của Vinamilk (VNM) vào ngày 9/9/2020

Nguồn: Cafef

Nhận xét:

EPS cơ bản = EPS pha loãng = 6,03 ngàn đồng. Lý do là VNM không có phát hành trái phiếu chuyển đổi, hay hay quyền mua cổ phiếu còn hiệu lực.

2.  Ví dụ 2: Chỉ số EPS của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen, mã DSN ngày 10/9/2020

Nguồn: Cafef

Nhận xét: DSN có:

EPS cơ bản = 2,76; EPS pha loãng = 2,76. Điều đó có nghĩa là mỗi cố phiếu DSN có lợi nhuận sau thuế tương ứng là 2.760 đồng.

Giá bán là 43.800 đồng. Ở mức P/E là 15,88.

Ví dụ 3:  Chỉ số EPS của

Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản – DAT

Nhận xét: DAT có:

EPS cơ bản = 1.17; EPS pha loãng = 1.17, điều đó có nghĩa là mỗi cố phiếu DSN có lợi nhuận sau thuế tương ứng là 1.170 đồng

Giá bán là 45.000 đồng. Ở mức P/E là 37.78

Ở mức thu nhập trên cổ phiếu là 1,17 và P/E là 37,78 giá bán 45.000đồng/cổ phiếu là mức giá quá cao để đầu tư.

4. Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá

EPS và P/E là hai chỉ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây cũng được coi là một cặp chỉ số quan trọng hàng đầu để định giá cổ phiếu. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu chính là chỉ số có ảnh hưởng rất lớn đến giá của cổ phiếu đó thị trường. Thông thường P/E càng thấp đồng thời EPS càng cao thì cổ phiếu đó càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Chỉ số P/E cho biết với mỗi đồng doanh nghiệp thu về nhà đầu tư sẵn sàng chi bao nhiêu để sở hữu cổ phiếu đó.

Trong kinh doanh không tránh khỏi lúc thua lỗ do vậy thu nhập trên cổ phiếu không phải lúc nào cũng dương. Tuy nhiên giá cổ phiếu (P) luôn lớn hơn 0.

P = P/E x EPS

Vậy chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Không dễ dàng để đánh giá một chỉ số P/E là tốt hay xấu và cũng không có một quy tắc cố định nào. Để đánh giá chỉ số P/E của một doanh nghiệp cần so sánh xem nó cao hơn hay thấp hơn so với chỉ số chung của ngành, lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động.

Vậy dữ liệu chỉ số p/e ngành lấy từ đâu?  Bạn có thể tham khảo từ dữ liệu của các công ty chứng khoán như: Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty chứng khoán Bản Việt, công ty chứng khoán VnDirect…hoặc một số trang nước ngoài như chúng tôi  Thomson Reuters (phải trả phí)…

Tỷ lệ thu nhập thay đổi theo thời gian và, giống như xu hướng theo phân tích kỹ thuật, một công ty có thể có những giai đoạn khi nó được định giá quá cao và bị định giá thấp bởi thị trường.

5. Sử dụng EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ

Để có thể thực hiện được đánh giá này, trước tiên cần phải xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu.

EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS) / EPS

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và xác định thị giá của một doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao, nghĩa là doanh nghiệp đang được đánh giá cao và ngược lại.

Đối với các doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu luôn ổn định ở mức cao, họ sẽ thu hút được sự chú ý và quan tâm từ phía các nhà đầu tư và ngược lại.

Nguồn video: Govalue