Bài Tập Định Luật Kirchhoff 2 / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | 2atlantic.edu.vn

Định Luật Kirchhoff 1 + 2

Định luật Kirchhoff là hai phương trình mô tả mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong mạch điện. Hai định luật này được Gustav Kirchhoff xây dựng vào năm 1845.

Gustav Robert Kirchhoff (12 tháng 3 năm 1824 – 17 tháng 10 năm 1887) là một nhà vật lý người Đức đã có những đóng góp cơ bản về các khái niệm trong mạch điện, phổ học, và sự phát nhiệt của vật đen. Ông đặt ra khái niệm bức xạ nhiệt vào năm 1862, hai công trình về mạch điện và bức xạ nhiệt mang tên “Định luật Kirchhoff”. Giải thưởng Bunsen-Kirchhoff cho phổ học được đặt theo tên ông và cộng sự, Robert Bunsen.

Tóm tắt 1 số thông tin chi tiết về nhà Vật lý học thiên tài Kirchhoff:

Định luật Kirchhoff 1 về cường độ dòng điện (định luật nút): Tổng đại số dòng điện tại 1 nút bằng 0 hay tại bất kỳ nút (ngã rẽ) nào trong một mạch điện, thì tổng cường độ dòng điện chạy đến nút phải bằng tổng cường độ dòng điện từ nút chạy đi.

: n là tổng số các nhánh với dòng điện chạy vào nút hay từ nút ra.

Cho mạch điện hình bên dưới:

Xét tại nút A: Dòng điện nhánh vào: I1, I2, I3

Theo định luật Kirchhoff 1 ta có: I1 + I2 + I3 = 0

Cho mạch điện hình bên dưới:

Dòng điện nhánh vào nút A: I1, I3

Dòng điện nhánh ra khỏi nút A: I2, I4

Theo định luật Kirchhoff 1 ta có: I1 + I3 = I2 + I4

Nếu ta qui ước dòng điện đi vào nút A mang dấu cộng (+), thì dòng điện đi ra nút A mang dấu trừ (-) hoặc ngược lại.

Định luật Kirchhoff 2 về điện thế (định luật vòng kín): Tổng đại số điện áp của các phần tử trong 1 vòng kín bất kỳ thì bằng 0.

Cho mạch điện như hình:

Từ 3 phương trình (1), (2), (3) ta có hệ phương trình 3 ẩn I1, I2, I3:

I1 – I2 – I3 = 0 I1R1 + I2 R2 + (- E1) = 0 I3R3 + E2 + (- I2R2) = 0

Giải hệ 3 phương trình 3 ẩn ta tìm được dòng điện qua các nhánh I1, I2 và I3.

Cho mạch điện như hình phía dưới, dùng các định luật cơ bản tìm dòng điện I và điện trở R ?

Áp dụng định luật K2 vòng (A,E,A) ta có:

2.8 + 8 – 6 – I1 .6 = 0

Áp dụng định luật K1 tại A ta có: I 3 = I 1 + I 2 = 3 + 2 = 5A

Áp dụng định luật K 2 tại vòng (B,E,A,B) ta có: I4 .11 – I2.8 – I3.4 = 8V

Áp dụng định luật K1 tại B: I5 = I 4 +I 3 = 4+5= 9A

Áp dụng định luật K1 tại C: I = 16 – I 5 = 16 – 9 = 7A

Áp dụng định luật K 2 theo vòng (C,B,E,C): I4.11 – I.R = 2

R = (44 – 2) / 7 = 6 (Ohm)

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Bài Tập Về Các Định Luật Bảo Toàn (Phần 2) – Học Hóa Online

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,70 gam.          B. 18,46 gam.          C. 12,78 gam.          D. 14,62 gam.

(Xem giải) Câu 42: Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,485 gam phèn này nung tới khối lượng không đổi thì còn lại 4,245 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n lần lượt là

A. Cr, 24.          B. Al, 24.          C. Fe, 24.          D. Al, 12.

(Xem giải) Câu 43: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 9,32 gam.          B. 10,88 gam.          C. 14 gam.          D. 12,44 gam.

(Xem giải) Câu 44: Hòa tan 4,6 gam Na vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,6M, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị x là:

A. 0,7.          B. 0,8.          C. 0,5.          D. 1,4.

(Xem giải) Câu 45: Cho 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì thu được 9,36 gam kết tủa. Vậy nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

A. 11,70 gam và 1,6.          B. 9,36 gam và 2,4.          C. 6,24 gam và 1,4.          D. 7,80 gam và 1,0.

(Xem giải) Câu 46: Cho m gam Na vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và AlCl3 0,4M. Sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là (m – 3,995) gam. m có giá trị là :

A. 7,728 gam hoặc 12,788 gam.          B. 10,235 gam.         C. 7,728 gam.          D. 10,235 gam hoặc 10,304 gam.

(Xem giải) Câu 47: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 51,30 và 3,9.          B. 51,30 và 7,8.          C. 25,65 và 3,9.          D. 102,60 và 3,9.

(Xem giải) Câu 48: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:

A. 0,1M và 0,05M.          B. 0,1M và 0,2M.          C. 0,05M và 0,075M.          D. 0,075 và 0,1M.

(Xem giải) Câu 49: Dung dịch A chứa m gam NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho từ từ dung dịch chứa 1 mol HCl vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 15,6 gam kết tủa. Sục khí CO2 vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:

A. 24.          B. 16.          C. 8.          D. 32.

(Xem giải) Câu 50: Cho m gam NaOH vào 300 ml NaAlO2 0,5M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch chứa 500 ml HCl 1,0M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 7,8 gam chất kết tủa. Sục CO2 vào dung dịch Y không thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,0 gam.          B. 12,0 gam.          C. 8,0 gam.          D. 16,0 gam.

(Xem giải) Câu 51: Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m1+16,68 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 8 gam          B. 12 gam          C. 16 gam          D. Không xác định.

(Xem giải) Câu 52: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí NO và NO2. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng ko đổi thu đc a gam chất rắn. Giá trị m và a là

A. 111,84 gam và 157,44 gam          B. 111,84 gam và 167,44 gam

C. 112,84 gam và 157,44 gam          D. 112,84 gam và 167,44 gam

(Xem giải) Câu 53: Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 475 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 2,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO, N2O, N2, N2, (trong đó nN2 = nNO2) có tỉ khối so với H2 bằng 16,4. Các khí đo ở đktc, giá trị của m là

A. 49,1           B. 48,6           C. 49,4           D. 45,5

(Xem giải) Câu 54: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiến 20% khối lượng hỗn hợp. Cho CO đi qua m gam X sau 1 thời gian thu được chất rắn Y có khối lượng nhỏ hơn X là 0,48 gam. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,52m gam muối và 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là

A. 9,95           B. 10,5           C. 10,94           D. 9,54

(Xem giải) Câu 55: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ dung dịch Y vào dung dịch BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa. Mặc khác cũng dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị V là

A. 38,08           B. 24,64           C. 16,8           D. 11,2

(Xem giải) Câu 56: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, m có giá trị là.

A. 16 gam           B. 32 gam           C. 48 gam           D. 52 gam.

(Xem giải) Câu 57: Cho hỗn hợp X gồm SO2 và O2 theo tỷ lệ số mol 1 : 1 đi qua V2O5 xúc tác, đung nóng thu được hỗn hợp Y có khối lượng 19,2 gam. Hòa tan Y vào nước sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 37,28 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng SO2 + O2 là.

A. 40%           B. 75%           C. 80%           D. 60%

(Xem giải) Câu 58: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250ml dung dịch X cần 50ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là.

A. 0,2M           B. 0,3M           C. 0,6M           D. 0,4M

(Xem giải) Câu 59: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E là.

A. 6,11 gam           B. 3,055 gam           C. 5,35 gam           D. 9,165 gam

(Xem giải) Câu 60: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, lượng muối khan thu được là:

A. 20 gam           B. 32 gam           C. 40 gam           D. 48 gam

(Xem giải) Câu 61: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 16,0 gam           B. 30,4 gam           C. 32,0 gam           D. 48,0 gam

(Xem giải) Câu 62: Để 16,8 gam Fe ngoài không khi thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, dung dịch thu được cho tiếp NaOH dư lọc kết tủa rồi nung nóng kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,0 gam           B. 24,0 gam           C. 32,0 gam           D. 48,0 gam

(Xem giải) Câu 63: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là:

A. 3,6 gam           B. 17,6 gam           C. 21,6 gam           D. 29,6 gam

(Xem giải) Câu 64: Cho 21,4 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 10,8 gam và 8 gam           B. 5,4 gam và 16 gam           C. 16 gam và 5,4 gam           D. 13,4 gam và 8 gam

(Xem giải) Câu 65: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500ml dung dịch X là.

A. 14,9 gam           B. 11,9 gam           C. 86,2 gam           D. 119 gam

(Xem giải) Câu 66: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa; Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lương các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi):

A. 3,73 gam           B. 7,04 gam           C. 7,46 gam           D. 3,52 gam

(Xem giải) Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Giá trị V là.

A. 87,5           B. 125           C. 62,5           D. 175.

(Xem giải) Câu 68: Dung dịch X có chứa: 0,15 mol SO42-, 0,2 mol NO3-, 0,1 mol Zn2+; 0,15 mol H+ và Cu2+. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y. Nung chất rắn Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z có khối lượng là.

A. 25,5 gam           B. 28,0 gam           C. 26,1 gam           D. 28,8 gam

(Xem giải) Câu 69: Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+, 0,08 mol Cl-; x mol HCO3- và y mol NO3-. Đem cô cạn dung dịch X rồi nung khối lượng không đổi thu được 16,44 gam hỗn hợp chất rắn khan Y. Nếu thêm y mol HNO3 vào dung dịch X sau đó cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?

A. 25,56           B. 27,84           C. 30,84           D. 28,12.

(Xem giải) Câu 70: Dung dịch Y có chứa các ion: NH4+, NO3-, SO42-. Cho m gam dung dịch Y tác dung với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, đun nóng thu được 11,65 gam kết tủa và 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam dung dịch Y cho tác dụng với một lượng bột Cu dư và H2SO4 loãng dư sinh ra V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là.

A. 1,49           B. 1,87           C. 2,24           D. 3,36.

(Xem giải) Câu 71: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy chất. Giá trị của x là:

A. 0,045            B. 0,09.            C. 0,135.            D. 0,18.

(Xem giải) Câu 72: Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là

A. 0,175 lít.            B. 0,25 lít.            C. 0,125 lít.            D. 0,52 lít.

(Xem giải) Câu 73: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,2 lít.            B. 0,24 lít.            C. 0,3 lít.            D. 0,4 lít

(Xem giải) Câu 74: Để hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đối thì lượng chất rắn thu được là

A. 8 gam            B. 16 gam            C. 24 gam            D. 32 gam

(Xem giải) Câu 75: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị X là

A. 0,03            B. 0,045            C. 0,06.            D. 0,09.

(Xem giải) Câu 76: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu dược bao nhiêu gam muối clorua khan

A. 2,66 gam            B. 22,6 gam            C. 26,6 gam            D. 6,26 gam

(Xem giải) Câu 77: Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X ở trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22 gam kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 4,86 gam.            B. 5,4 gam.            C. 7,53 gam.            D. 9,12 gam.

(Xem giải) Câu 78: Cho dung dịnh Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch X gồm các ion: NH4+, SO42-, NO3- rồi  tiến hành đun nóng thì thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Nồng độ kết tủa (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là:

A. 1M và 1M.            B. 2M và 2M.            C. 1M và 2M.            D. 2M và 1M.

(Xem giải) Câu 79: Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- (0,06 mol) và Na+ (0,02 mol) với dung dịch chứa HCO3- (0,04 mol); CO32- (0,03 mol) và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trên là

A. 3,94 gam.            B. 5,91 gam.            C. 7,88 gam.            D. 1,71 gam

(Xem giải) Câu 80: Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).  Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là

A. 1,56 gam.            B. 1,8 gam.            C. 2,4 gam.            D. 3,12 gam.

Chương V: Bài Tập Định Luật Béc

Chương V: Bài tập định luật Béc-nu-li, sự chảy ỗn định của chất lỏng

Bài tập định luật Béc-nu-li, sự chảy ỗn định của chất lỏng, vật lý lớp 10 cơ học chất lưu

I/ Tóm tắt lý thuyết:

1/ Phương trình chảy liên tục:

2/ Định luật Bec-nu-li a/ Ống dòng nằm ngang :

Trong đó :

b/ Ống dòng không nằm ngang

Trong đó :

z là tung độ của điểm đang xét.

3/ Công thức Torixenli 4/ Đo vận tốc chất lỏng – ống Ven-tu-ri

Trong đó :

S ; s là hai tiết diện ống Ven-tu ri.

ρ: là khối lượng riêng của chất lỏng.

Δp: là hiệu áp suất tĩnh giữa hai tiết diện S và s.

5/ Đo vận tốc máy bay nhờ ống pi-tô

Trong đó :

Δh: là độ chênh lệch mức chất lỏng trong hai nhánh

Δp: độ chênh lệch áp suất

ρ là khối lượng riêng của chất lỏng trong 2 nhánh.

ρkk: là khối lượng riênh của không khí bên ngoài.

II/ Bài tập định luật Béc-nu-li, sự chảy ỗn định của chất lỏng, vật lý lớp 10 cơ học chất lưu Bài tập 1 : Đường kính tiết diện của một ống nước nằm ngang ở vị trí đầu bằng 2 lần đường kính ờ vị trí sau. Biết vận tốc nước ở vị trí đầu là 2 m/s và áp suất ở vị trí này là 5.105 Pa. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất nước ở vị trí đầu là bao nhiêu ?

Bài tập 2 : Nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 chảy qua một ống nằm ngang thu hẹp dần từ tiết diện S1=12cm2 đến S2 = S1/2. Hiệu áp suất giữa chỗ rộng và chỗ hẹp là 4122 Pa. Lưu lượng của nước trong ống là bao nhiêu ?

Bài tập 3: Thành bình có một cái lỗ nhỏ cách đáy bình khoảng h1 = 25 cm. Bình được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Lúc mặt thoáng của nước trong bình cách lỗ khoảng h2 = 16 cm thì tia nước thoát ra khỏi lỗ chạm mặt bàn cách lỗ một đoạn bằng bao nhiêu (tính theo phương ngang)?

Bài tập 5. Một ống pito đặt trong dòng nước chảy với vận tốc v như hình vẽ. Biết h = 20cm, miệng ống pito đặt gần sát mặt nước, tính v.

Bài tập 8. Không khí chuyển động qua ống AB với lưu lượng Q = 10lít/phút, diện tích tiết điện ống SA = 2cm2, SB = 0,5cm2. Khối lượng riêng của không khí là ρ = 1,32kg/m3, của nước trong ống CD là ρ’ = 1000kg/cm3. Tính độ chênh lệch h của hai mực nước.

Bài tập 9. Một ống dẫn nước có đoạn cong 90o. Tính lực tác dụng của thành ống lên nước tại chỗ uống cong nếu tiết diện của ống đều và có diện tích S = 4cm2. Lưu lượng nước Q = 24lít/phút

Bài tập 11. Ở đáy một bình hình trụ đường kính D có một lỗ tròn nhỏ đường kính d <<D. Tìm sự phụ thuộc của vận tốc hạ thấp của mực nước trong bình vào chiều cao H của mực nước.

Bài tập 12. Trong 1 giây người ta rót được 0,2 lít nước vào bình. Hỏi ở đáy bình phải có một lỗ đường kính bao nhiêu để mực nước trong bình không đổi và có độ cao H = 1m.

Bài tập 13. Giữa đáy một thùng nước hình trụ có một lỗ thủng nhỏ. Mực nước trong thùng cách đáy H = 30cm. Hỏi nước chảy qua lỗ với vận tốc bao nhiêu nếu a/ thùng nước đứng yên b/ thùng nước nâng lên đều c/ thùng nước chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 1,2m/s2 d/ thùng nước chuyển động ngang với gia tốc 1,2m/s2

Bài 6. Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm

Bài 6. Bài tập vận dụng định luật Ôm

1PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HÀTRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢNGiáo viên: Phạm Thị Hồng LựuBài 2 – Tiết 6Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2.Nhạc lý: Sơ lược về hợp âm.Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Trai-cốp-xki.2ND 1:Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 3ND 2:Nhạc lý: Sơ lược về hợp âm Hợp âmHợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 3Sơ lược về hợp âm4ND 2:Nhạc lý: Sơ lược về hợp âm 2. Một số loại hợp âmSơ lược về hợp âmb. Hợp âm bảy: Gồm có 4 âm, các âm cách nhau theo quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.51. Tiểu sử:– Nhạc sĩ Trai-cốp-xki sinh ngày 25-4-1840 tại vùng Uran, mất ngày 25-10-1893 tại Xanh Pê-téc-bua.– Năm 10 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác.– Tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo của âm nhạc dân tộc Nga. Ông để lại trong di sản âm nhac nhân loại nhiều tác phẩm quí về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng, hợp xướng, ca khúc,… Ví dụ: Vũ kịch Hồ thiên nga, nhạc kịch Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, bản giao hưởng số 6,…ND 3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Trai-cốp-xki 6ND 3:Âmnhạcthườngthức:NhạcsỹTraicốpxki 78Tượng đài Trai-cốp-xkiND 3:Âmnhạcthườngthức:NhạcsỹTraicốpxki Trai-cốp-xki và vợ9 Nhạc sỹ Trai-cốp-xki a. Tiểu sử: b. Các tác phẩm: 10 vở nhạc kịch. 3 vở vũ kịch. 6 giao hưởng. 3 Công-xéc-tô cho piano. 2 bản xô-nát. Trên 100 khúc nhạc cho piano. Hàng trăm bản rô-măng.ND 3:Âmnhạcthườngthức:NhạcsỹTraicốpxki 101112 Nhạc sỹ Trai-cốp-xki Giới thiệu tác phẩm: Cô gái miền đồng cỏBài hát được cấu tạo bởi 2 đoạn nhạc.Đoạn 1 gồm 2 câu nhạc, đường nét giai điệu tạo cho người nghe cảm giác hơi buồn, hơi cô đơn trong miền không gian tĩnh lặng, thật bao la của những cánh đồng Nga.Đoạn 2 gồm 2 câu nhạc, âm nhạc không ổn định diễn tả tâm trạng khá phức tạp của con người – nỗi xúc động, cảm giác bối rối, nôn nao trong phút chia tay đầy lưu luyến.ND 3:Âmnhạcthườngthức:NhạcsỹTraicốpxki 13ND 1: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2ND 2: Nhạc lý: Sơ lược về hợp âmND 3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Trai-cốp-xki 1. Nhạc sỹ Trai-cốp-xki a. Tiểu sử b. Các tác phẩm 2. Giới thiệu tác phẩm: Cô gái miền đồng cỏ14 Hãy kể vài điều em biết về nhạc sỹ Trai-cốp-xki. Nắm được thế nào là hợp âm, hợp âm ba, hợp âm bảy. Xem các nội dung ôn tập: Ôn tập bài hát, ôn tập Nhạc lý, ôn tập Tập đọc nhạc.Hướng dẫn về nhà15Tạm biệt các em!Chúc các em học tập thật tốt!

Bài Tập Các Định Luật Bảo Toàn

BÀI TẬP CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Dạng 1. Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng

Bài 1. Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 2kg, m2 = 5kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 4 m/s, v2 = 6 m/s. Tính động lượng của hệ trong các trường hợp sau: a. Hai vật chuyển động trên một đường thẳng và cùng chiều b. Hai vật chuyển động trên một đường thẳng nhưng ngược chiều c. Hai vật chuyển động theo phương vuông góc với nhau d. Hai vật chuyển động trên theo hai hướng hợp với nhau góc 120o.Bài 2. Hai vật có khối lượng m1 = 200g và m2 = 300g, chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Ban đầu vật thứ hai đứng yên còn vật thứ nhất chuyển động về phía vật thứ hai với vận tốc 44 cm/s. Sau va chạm, vận tốc của vật thứ nhất là 6 cm/s. Tính vận tốc của vật thứ hai sau va chạm trong các trường hợp sau: a. Vật thứ nhất bật ngược trở lại b. Vật thứ nhất lệch khỏi hướng ban đầu một góc 120o. Bài 3. Một tên lửa có khối lượng M = 100 tấn đang bay với vận tốc 200 m/s đối với trái đất thì phụt ra tức thời một lượng khí có khối lượng m = 2 tấn với vận tốc 500 m/s đối với tên lửa. Tính vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí trong các trường hợp a. Tên lửa tăng tốc ( Khí phụt ra phía sau) b. Tên lửa giảm tốc ( Khí phụt ra phía trước). Bài 4. Một vật nặng có khối lượng m trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng chiều dài l = 6m, hợp với phương ngang một góc 30o. Sau khi rời khỏi mặt phẳng nghiêng thì vật rơi vào một xe goòng nằm trên đường ray. Khối lượng của xe goòng là M = 5m. Tính vận tốc của vật sau khi rơi vào xe. Bỏ qua mat sát, lấy g = 10 m/s2.Bài 5. Một chiếc thuyền dài l = 4m có khối lượng M = 180kg và một người có khối lượng m = 60kg trên thuyền.Ban đầu thuyền và người đứng yên trên mặt nước yên lặng. Người đi với vận tốc đều từ đầu này đến đầu kia của thuyền. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi chiều dịch chuyển và độ dịch chuyển của thuyền là bao nhiêu?

Dạng 2. Công – công suất. Động năng – định lý biến thiên động năng

Bài 1. Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với vận tốc v = 14,4 km/h trên đường nằm ngang . Biết lực kéo F = 500 N và hợp với phương ngang một góc 30o. Tính công của con ngựa trong 30 phút.Bài 2. Một xe tải khối lượng 4tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200m thì vận tốc đạy 72km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đườnglà 0,05. Tính công các lực tác dụng lên xe. Lấy g=10m/s2. Bài 3. một vật có khối lượng 4kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi trong 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là bao nhiêu? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian đó và công suất tức thời khác nhau ra sao?Bài 4. Một vật có khối lượng m = 1kg trượt từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng dài 5m, cao 2,5m. Hệ số ma sát trượt là 0,1. Tính công của các lực khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng.Bài 5. Viên đạn có khối lượng 10g bay ngang với vận tốc 0,85km/s. Người có khối lượng 60kg chạy với vận tốc 12m/s. Háy so sanh động năng và động lượng của đạn và người

Bài 6. Một ô tô có khối lượng 0,9tấn đang chạy với vận tốc 36m/s. a. Độ biến thiên động năng của ô tô bằng bao nhiêu khi nó bị hãm tới vận tốc 10m/s? b. Tính lực hãm trung bình trên quãng đường mà ô tô đã chạy trong thời gian hãm phanh là 70m.Bài 7. Một viên đạn có khối lượng 10g bay theo phương ngang với vận tốc 320m/s xuyên qua tấm gỗ dày 6cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 96m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.Bài 8. Một ô tô tăng tốc trong hai trường hợp: từ 10km/h lên 18km/h và từ 54km/h lên 62km/h. Hãy so sánh xem công thực hiện trong hai trường hợp này có bằng nhau không?