Abs Ebd Ba Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Hệ Thống Phanh Abs Có Hỗ Trợ Ebd Và Ba

1. Hệ thống phanh ABS với EBD

Hệ thống phanh ABS có hỗ trợ EBD và BA đã trang bị khá phổ biến ngay cả trên những dòng xe sedan cỡ nhỏ như Ford Focus,Toyota Altis…  EBD là chữ viết tắt của Electronic Brake-Force Distribution, nghĩa là hệ thống phân phối lực phanh giữa các bánh trước và sau hoặc giữa các bánh xe bên phải và bên trái.Như ta đã biết ABS là một hệ thống phanh hết sức an toàn. Trong những tình huống khẩn cấp, ABS có tác dụng chống bó cứng phanh và duy trì khả năng lái để giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra. Nhưng để có một hệ thống phanh hiệu quả và ổn định trong mọi điều kiện địa hình, đường xá, các nhà chế tạo đã lắp thêm vào hệ thống phanh ABS các cảm biến EBD để điều khiện việc phân phối lực phanh giữa các bánh xe, tăng hiệu quả và tận dụng triệt để tính năng phanh.

Khi di chuyển trên đường thẳng, các hệ thống phanh ABS không có EBD lực phanh phân phối giữa các bánh trước và bánh sau không thay đổi khi tải trọng tác dụng lên các bánh trước và sau thay đổi. Khi lắp EBD vào, nó dùng EBD để phân phối lực phanh đến các bánh trước và bánh sau phù hợp với điều kiện chạy xe và đường xá. Cụ thể như trong hình vẽ phân tích ở trên, lực phanh đến bánh sau sẽ tăng lên khi tải trọng tác dụng lên bánh sau tăng và giúp rút ngắn quãng đường phanh đáng kể so với hệ thống không có EBD. Tìm hiểu lực phanh lý tưởng ở các bánh xe tỉ lệ đồng đều với sự phân bố trọng tải lên chúng. Do phần lớn các xe hiện nay đều có động cơ đặt ở phía trước dẫn đến tải trọng lên các bánh xe trước thường là lớn hơn. Đồng thời khi phanh, xe có hướng bị dúi lại ở phía trước dẫn đến trọng tải phần đầu xe càng nặng hơn do lực quán tính, và phần đuôi xe thì càng nhẹ đi. Một trường hợp khác là khi xe vào cua do lực li tâm nên tải trọng cũng sẽ tăng lên ở các bánh xe phía ngoài, còn phía trong giảm đi nên lực phanh cũng cần phải phân phối lại, và tất các van điều hòa lực phanh cơ khí truyền thống không thể giải quyết được. Và để giải quyết vấn đề nhức nhối trên ta sẽ có hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD. Việc phân phối lực phanh điện tử dựa trên các chip cảm biến này cho khả năng lái xe chính xác và hiệu quả cao hơn hẳn khi không được trang bị. Bằng cách tính toán trọng tải khác nhau được đặt trên mỗi bánh mà hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giữa các bánh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, việc trang bị phanh EBD đã khá phổ biến ngay cả trên những dòng xe sedan cỡ nhỏ cũng đã được trang bị hệ thống phanh ABS kết hợp EBD ngoài ra còn có thêm hệ thống phanh khẩn cấp BA.

CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHẤN BỔ LỰC PHANH ĐIỆN TỬ EBD Hệ thống phanh EBD làm việc cũng dựa trên các tín hiệu cảm biến đầu vào của ABS về tốc độ bánh xe, cảm biến gia tốc ngang, cảm biến giảm tốc và có thêm cảm biến trọng tải thông qua tín hiệu nhận được từ chức năng xử lý ECU. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD có vai trò không kém phanh ABS trong việc hỗ trợ quá trình phanh. Hai hệ thống phanh ABS và EBD này thường hoạt động song song cùng nhau, bổ trợ cho nhau. Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần người lái kích hoạt. Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh EBD khi nhận thấy có sự mất cân bằng trong trọng tại xe dồn trên mỗi bánh cũng như các tín hiệu cảm biến về gia tốc xe thì hệ thống EBD lúc này sẽ phân bổ lại lực phanh tới các bánh để đảm bảo lực phanh trên mỗi bánh đồng đều nhất giúp xe dừng một cách cân bằng. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất. Đối với những xe không trang bị phanh EBD sẽ dấn đến các tình huống điều khiến xe bị lệch hẳn một bên dẫn đến trượt bánh, thậm chí có thể gây lật xe là điều khó tránh khỏi. Còn nếu được trang bị EBD, máy tính trung tâm CPU sẽ tự động tính toán và phân bổ lại lực phanh dựa trên các thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường và gia tốc xe để phanh xe một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong khi phanh để quay vòng, nó cũng điều khiển các lực phanh của bánh bên phải và bên trái giúp duy trì sự ổn định của xe. Nếu tác động các phanh trong khi xe đang chạy tiến thẳng, bộ chuyển tải trọng sẽ giảm tải trọng tác động lên các bánh sau. ECU điều khiển trượt xác định điều kiện này bằng các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ, và điều khiển bộ chấp hành ABS để điều chỉnh tối ưu sự phân phối lực phanh đến các bánh sau. Chẳng hạn như, mức tải trọng tác động lên các bánh sau trong khi phanh sẽ thay đổi tuỳ theo xe có mang tải hay không. Mức tải trọng tác động lên các bánh sau cũng thay đổi theo mức giảm tốc. Như vậy, sự phân phối lực phanh đến bánh sau được điều chỉnh tối ưu để sử dụng có hiệu quả lực phanh của các bánh sau theo những điều kiện này. Phân phối lực phanh giữa các bánh bên phải và bên trái (trong khi phanh để quay vòng): Nếu tác động các phanh trong khi xe đang quay vòng, tải trọng tác động vào bánh bên trong sẽ tăng lên. ECU điều khiển trượt xác định điều kiện này bằng các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và điều khiển bộ chấp hành để điều chỉnh tối ưu sự phân phối của lực phanh đến bánh xe bên trong.

2. ABS với hỗ trợ khi phanh (BA) Đôi khi những người chưa quen lái xe hoặc những người dễ hốt hoảng mặc dù đã quen lái xe không đạp bàn đạp phanh đủ mạnh trong khi phanh khẩn cấp để tận dụng tính năng của hệ thống phanh. BA (Brake Assist) là một hệ thống sử dụng cảm biến áp suất ở bên trong bộ chấp hành ABS để phát hiện tốc độ và lực khi đang nhấn phanh để cho phép máy vi tính dự kiến ý muốn phanh khẩn cấp của người lái để tăng lực phanh nhằm đạt được tính năng tối đa của hệ thống phanh. BA cũng đặt thời gian hỗ trợ và mức hỗ trợ để làm cho cảm giác về phanh càng tự nhiên càng tốt bằng cách điều chỉnh hỗ trợ theo yêu cầu như thể hiện trên đồ thị ở hình vẽ dưới. Hoạt động của BA trong hệ thống phanh có thể mô tả như sau: Khi ECU điều khiển trượt xác định rằng người lái đang phanh khẩn cấp, van điện từ chuyển mạch hỗ trợ phanh được đóng mạch, tạo thành một đường thông giữa xilanh chính và bình chứa, và chuyển dầu đến bơm. Bơm hút dầu và đẩy đến xilanh ở bánh xe. Van an toàn 4 mở ra để bảo đảm rằng áp suất của xilanh ở bánh xe không vượt áp suất của xilanh chính quá một mức đã đặt trước để duy trì độ chênh áp suất này. Nói chung BA kết hợp với ABS thành một hệ thống hoàn thiện. Độ khuếch đại lực phanh do BA gần như ngay lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa nên nguy cơ bị bó cứng phanh và xe bị rê bánh rất cao. Lúc này tính năng chống bó cứng phanh của ABS kịp thời phát huy tác dụng, đảm bảo sự tối ưu khi phanh gấp ngay cả trên những mặt đường trơn trượt. Ở tốc độ 100 km/h, với các điều kiện tương đương, thử nghiệm so sánh cho thấy việc sử dụng BA giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 46 m (không hỗ trợ) còn 40 m.  

Sự Khác Nhau Giữa Abs Và Ebd

Nhìn vào bảng thông số kỹ thuật của xe hơi, bạn thường nhìn thấy ABS và EDB.. Nó là gì và tại sao nó dần trở thành một chuẩn chung mà phải có hầu hết trên các loại xe hơi đời mới? Toyota Vios 2014 phiên bản J không được trang bị cả ABS và EBD Ở Việt Nam, ABS và EBD chưa phải là hệ thống an toàn bắt buộc

Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông, trong tổng số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là trục trặc kỹ thuật thì có 65 đến 75% là do hệ thống phanh. Chính vì lý do đó mà các nhà nghiên cứu thiết kế, chế tạo ôtô luôn đặt vấn đề hoàn thiện hệ thống phanh lên vị trí hàng đầu với mục tiêu là tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định chuyển động của xe khi phanh, độ tin cậy cho hệ thống và qua đó tăng tính an toàn cho con người và hàng hóa trên xe.

Từ khi ngành công nghiệp điện tử phát triển, các tiến bộ kỹ thuật của ngành được áp dụng ngay vào cho hệ thống phanh ôtô đó là: hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD). Vậy tại sao lại cần thiết phải có bộ ABS và EBD trong hệ thống phanh?

Hệ thống ABS có EBD giúp tăng hiệu quả phanh và giữ ổn định xe khi phanh Khi phanh xe

Chúng ta đều biết rằng khi phanh xe trên đường thẳng, tải trọng của xe có xu hướng dồn về phía trước, làm tăng tải cho cầu trước và giảm tải cho cầu sau. Sự tăng tải cho các cầu ở phía trước phụ thuộc vào mức độ phanh gấp xe. Thậm chí trong trường hợp phanh quá gấp có thể dẫn đến các bánh xe bị trượt lết, làm mất khả năng bám của lốp xe với đường gây mất an toàn cho xe.

Cũng tương tự như vậy cho trường hợp phanh khi xe quay vòng hoặc chuyển làn, các bánh xe phía bên ngoài vòng cua có xu hướng tăng tải và giảm tải cho các bánh xe phía bên trong do có lực ly tâm, mức độ tăng giảm phụ thuộc vào vận tốc chuyển động và mức độ ngoặt của vòng cua.

Quãng đường phanh khi có và không có EBD

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, lực phanh sinh ra ở các bánh xe tỷ lệ với tải trọng tác động lên bánh xe đó thì phanh đạt hiệu quả cao nhất – quãng đường phanh ngắn, không gây mất ổn định hướng (xoay xe) khi phanh. Bộ ABS và EBD ra đời chính là để hạn chế sự trượt lết và điều chỉnh lực phanh ở từng bánh xe cho phù hợp với tải trọng khi phanh.

Vậy tóm lại, hệ thống ABS là giải pháp an toàn đảm bảo bánh xe không bị trượt lết khi phanh trong hầu hết các điều kiện đường sá khác nhau như đường khô ráo, đường trơn trượt,… Tuy nhiên, ABS có hạn chế là không phát huy hết hiệu quả khi phanh vì lực phanh trên các bánh là như nhau dẫn tới tình trạng bánh thì bị đã bị bó cứng (bánh bị giảm tải), bánh thì chưa đủ lực phanh (bánh bị tăng tải) nên vẫn lăn. Chính vì vậy, EBD sinh ra để khắc phục nhược điểm trên của ABS.

ABS khác EBD như thế nào?

Bộ chống hãm cứng bánh xe ABS (viết tắt từ Anti-lock Brake System) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm hạn chế tối đa sự trượt lết của bánh xe khi phanh trên các đường trơn trượt, khi phanh gấp và khi ở các bánh xe có độ bám khác nhau.

Nguyên lý làm việc của bộ ABS có thể mô tả một cách hết sức đơn giản là: khi phanh gấp nếu bánh xe xảy ra hiện tượng trượt lết, ECU của bộ ABS điều khiển để cơ cấu chấp hành giữ nguyên trạng thái một thời gian rất ngắn (giữ áp), sau đó nhả bớt phanh (giảm áp) đến khi bánh xe không còn trượt lết, ECU lại điều khiển để tiếp tục phanh (tăng áp) theo một chu trình định sẵn.

Lịch sử phát triển hệ thống ABS của BOSCH

Bộ ABS có cấu tạo gồm các cảm biến tốc độ và kiểm soát sự trượt lết (bó cứng) ở bánh xe, công tắc chân phanh, bộ điều khiển trung tâm và cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành có thể điều khiển theo từng cầu riêng biệt; điều khiển theo nhánh gồm bánh trước phía bên trái, bánh sau bên phải và nhánh còn lại gồm bánh trước phía bên phải, bánh sau bên trái hoặc riêng biệt từng bánh xe,…

Bộ phân phối lực phanh EBD (viết tắt từ Electronic Brake-force Distribution) được lắp thêm vào hệ thống phanh nhằm phân phối lực phanh của từng bánh xe một cách hợp lý theo tải trọng tác dụng khi phanh. Nguyên lý làm việc của bộ EBD về cơ bản gần giống với ABS. Tuy nhiên, để nhận biết được tải trọng tác dụng lên các bánh xe thay đổi thì trong bộ EBD cần có thêm cảm biến G (G-sensor) lắp ở vị trí gần trọng tâm xe.

Khi phanh, nếu cảm biến nghiêng về bánh xe nào cảm biến G sẽ xuất tín hiệu G+, bánh xe phía đối diện sẽ là G-, tín hiệu này áp dụng cho cầu trước và cầu sau hoặc dãy bánh xe phía bên trái hoặc bên phải. Khi phanh nếu phía nào nhận tín hiệu G+ thì phía đó được điều khiển để tăng áp và ngược lại.

Biết rằng, ABS và EBD là hệ thống có tính an toàn rất cao cho người và hàng hóa trên xe nhưng nó không phải là tuyệt đối. Người sử dụng cần hiểu rằng, khi xe có lắp hệ thống này, quãng đường phanh thường lớn hơn so với hệ thống phanh thông thường và nó cần có đủ thời gian để phản ứng với những thay đổi của xe. Vì vậy, người lái xe phải luôn nhớ rằng khi lái xe cần giữa khoảng cách an toàn với xe trước và vào cua ở tốc độ thấp.

Lắp thêm ABS, có thể không?

Hiện nay hầu hết các xe đời mới đều được trang bị bộ ABS hoặc ABS kết hợp EBD (ABS&EBD) tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Với những xe thế hệ cũ không có bộ ABS hoàn toàn có thể cải tạo thành xe có trang bị ABS hoặc cả ABS và EBD vì đây là bộ phận được lắp thêm cho hệ thống phanh và được điều khiển độc lập với các bộ điều khiển khác trên xe, nghĩa là có ECU của ABS riêng biệt với các ECU khác.

Điều khó khăn nhất khi cải tạo chính là vị trí, không gian để lắp vành răng, cảm biến tốc độ bánh xe. Khi cải tạo thêm bộ ABS nhất thiết phải đồng bộ từ các cảm biến, bộ chấp hành và ECU của xe có tải trọng tương đương. Trong trường hợp vành răng không vừa với đầu trục bánh xe, có thể gia công lại nhưng phải đảm bảo đúng số răng và vật liệu như vành răng cũ.

(Theo autocar).

Nhựa Abs Là Gì ? Nhựa Abs Có An Toàn ? Ứng Dụng Của Tấm Nhựa Abs

Tấm nhựa ABS là vật liệu đóng vai trò quan trọng, sản xuất ra nhiều đồ dùng gia đình. Do có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực tốt, bền, nhẹ. Nên được sử dụng làm vỏ tivi, tủ lạnh, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, chi tiết xe máy, cửa ra vào … Mặc dù xuất hiện rất phổ biến trong đời sống hiện đại nhưng không nhiều người thực sự hiểu tấm nhựa ABS là gì ? Và do tiếp xúc thường xuyên với con người nên sinh ra quan ngại liệu nhựa ABS có an toàn / độc với sức khỏe không ? Tất cả câu hỏi sẽ được Austdoor Hà Nội trả lời trong bài viết ngày hôm nay.

Nhựa ABS là gì ? Nhựa ABS là tên viết tắt của 3 đơn phân tử Acrylonitrin – Butadien – Styren, có cấu trúc hóa học là (C8H8 – C4H6 – C3H3N)n. Nhựa ABS tấm kết hợp các tính chất của từng đơn phân:

Acrylonitrin: độ cứng, rất bền trong điều kiện nhiệt độ cao, môi trường hóa chất.

Butadien: dễ gia công, là nguyên liệu sản xuất cao su tổng hợp.

Styren: độ dẻo dai, giúp chịu lực tốt khi va đập.

Tùy vào đặc tính mong muốn của thành phẩm nhựa ABS mà nhà sản xuất pha chế tỉ lệ các đơn phân tử khác nhau. Giả dụ, thành phẩm tấm nhựa ABS được sử dụng để sản xuất cửa ra vào, cần độ cứng cao. Thì nhà sản xuất sẽ tăng tỉ lệ Acrylonitrin và giảm Styren xuống. Tuy nhiên, cả thành phần cấu tạo nên nhựa ABS sẽ có tỉ lệ giao động trong khoảng nhất định: Acrylonitrile – 15%-35%, Styrene – 40%-60%, Butadien – 3%-30%.

2. Đặc tính tấm nhựa ABS là gì ?

Nhựa ABS tấm là vật liệu ưu việt, sở hữu nhiều phẩm chất tuyệt vời. Vậy các đặc tính của nhựa ABS là gì ?

Kháng nước: nhựa ABS tấm có khả năng kháng nước tuyệt đối. Vậy nên trong điều kiện môi trường thông thường. Dù nhiệt độ hay độ ẩm có biến đổi thì nhựa ABS vẫn giữ nguyên được kích thước, hình dạng ban đầu.

Cách điện: tấm nhựa ABS cách điện tốt, rất phù hợp trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh.

Kháng hóa chất: nhựa ABS thừa hưởng phẩm chất tốt từ Acrylonitrin. Giúp miễn nhiễm với một số môi trường axit như phosphoric hydrochloric, rượu, chất béo.

Chịu lực tốt: kết hợp 2 phẩm chất độ cứng của Acrylonitrin và độ dẻo dai của Styren giúp tấm nhựa ABS chịu lực tốt. Khi gặp phải lực tác động lớn, nhựa ABS sẽ bị kéo dãn chứ không vỡ giòn nên có thể hồi phục lại hình dáng ban đầu.

Trọng lượng nhẹ: so với các vật liệu phổ biến khác như gỗ, kim loại, cacbon … thì nhựa ABS tấm khá nhẹ. Tuy nhiên đây vừa là ưu điểm và cũng là nhược điểm của nhựa ABS. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất sẽ trộn thêm bột đá vào để tăng khối lượng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên sẽ làm giảm phẩm chất chất của nhựa ABS.

Chi tiết tốt: Kỹ thuật gia công nhựa ABS tấm là nung nóng hạt nhựa ở nhiệt độ cao, chuyển sang thể lỏng và đùn vào khuôn làm lạnh. Kỹ thuật đúc khuôn giúp thành phẩm tấm nhựa ABS có độ chi tiết cao, chính xác.

3. Ứng dụng tấm nhựa ABS là gì ?

Dễ thấy tấm nhựa ABS có quá nhiều ưu điểm mà rất ít các vật liệu so sánh được. Trong điều kiện thông thường, nhựa ABS tấm có độ bền tốt với môi trường nước, hóa chất, cách điện, chịu lực tốt. Tấm nhựa ABS lại có thể đúc thành các chi tiết với hình thù mong muốn, độ chính xác cao.

Tuy nhiên, dù một vật liệu có hội tụ đầy đủ các phẩm chất tốt kể trên thì cũng chỉ thỏa mãn điều kiện cần. Tấm nhựa Abs còn phải đủ rẻ để có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giờ đây người ta có thể sản xuất được các tấm nhựa ABS có chi phí rẻ hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống khác. Vậy ứng dụng của tấm nhựa ABS là gì ? Nhựa ABS có an toàn hay độc hại với sức khỏe con người hay không ?

2.1 Tấm nhựa ABS được sử dụng làm vỏ bảo vệ:

Do có tính nhẹ, cách điện, chống nước, chịu nước tuyệt đối nên nhựa ABS được sử dụng các vật liệu cách điện, vỏ bảo vệ. Hầu hết các đồ điện tử, điện lạnh sử dụng hằng ngày trong gia đình chúng ta như Tivi, tủ lạnh, máy lạnh, laptop, mũ bảo hiểm … đều có vỏ làm bằng tấm nhựa ABS. Theo ước tính, trên 80% khối lượng nhựa ABS toàn cầu được sử dụng làm vỏ bảo vệ.

2.2 Tấm nhựa ABS Hàn Quốc được sử dụng làm cửa ra vào:

Các kỹ sư khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời dòng cửa nhựa ABS. Cửa nhựa ABS Hàn Quốc nhanh chóng được thị trường rất đón nhận. Cửa nhựa ABS là dòng cửa thế hệ thứ 3. Cửa ABS giá rẻ đã hạn chế nhược điểm cong vênh, co ngót của cửa gỗ truyền thống. Đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt, tiếp xúc với hóa chất, độ ẩm cao. Đơn cử như phòng vệ sinh, phòng tắm thì cửa nhựa ABS Hàn Quốc lại thể hiện rất tốt.

Tuy vậy cửa nhựa ABS lại phát sinh nhiều nhược điểm không thể khắc phục. Đơn cử như độ an toàn thấp, cửa nhẹ < = 15kg, chịu lực kém. Xét về khả năng chịu nước, cửa nhựa ABS giá rẻ không thể kháng 100%. Kết cấu lõi cửa vẫn sử dụng giấy tổ ong tương tự cửa gỗ công nghiệp. Chỉ đến khi Cửa gỗ nhựa composite – Thế hệ cửa thứ 4 ra đời mới khắc phục tuyệt đối tất cả nhược điểm của các dòng cửa trước đó tồn đọng.

Mời bạn đọc tìm hiểu gỗ nhựa composite là gì ? Các ưu nhược điểm của các thế hệ cửa tại bài viết:

2.3 Tấm nhựa ABS có an toàn / độc với sức khỏe không ?

Tấm nhựa ABS có an toàn không là câu hỏi mà rất nhiều độc giả quan tâm. Mối lo ngại trên xuất phát từ nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh tác động không tốt của các dòng nhựa PP, LDPE, PS … đến sức khỏe con người. Nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao, các loại nhựa kể trên sẽ sinh ra nhiều chất mới phơi nhiễm vào cơ thể con người.

Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định tấm nhựa ABS có an toàn với sức khỏe người dùng. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một báo cáo khoa học nào chứng minh tác hại của nhựa ABS lên sức khỏe con người. Nhựa ABS đạt các tiêu chuẩn ASTM C645, ASTM C635 do Mỹ cấp chứng nhận. Cùng với chứng chỉ KS D3609 đáp ứng đủ tiêu chuẩn công nghiệp Hàn Quốc. Do đảm bảo an toàn với sức khỏe con người nên nhựa ABS, cùng với nhựa PVC, PET, HDPE được cấp phép sử dụng làm đồ dùng cho trẻ em (đồ chơi, vỏ bình sữa …), hay ống nước ăn hằng ngày.

TIN TỨC AUSTDOOR HÀ NỘI

Mời độc giả tham khảo các mẫu cửa gỗ HUGE tại:

✔️ Cửa gỗ công nghiệp – Thế hệ cửa thứ 2

✔️ Cửa gỗ nhựa composite – Thế hệ cửa thứ 4

✔️ Cửa gỗ chống cháy 60′ – Bộ Công An cấp

Hotline – Zalo tư vấn miễn phí sản phẩm: 0898.022.333

Định Nghĩa Ba1/Bb+ / Xếp Hạng Ba1/Bb+ Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Đây là một trong những xếp hạng cấp độ đầu tư thấp nhất mà cơ quan xếp hạng gán cho một chứng khoán hoặc hãng bảo hiểm. Đánh giá này biểu thị mức độ rủi ro thấp đến trung bình cho các nhà đầu tư hoặc chủ chính sách. Các thực thể được chỉ định xếp hạng này thường có các khoản dự trữ đầy đủ và sự ổn định hợp lý nhưng không vững chắc như các chứng khoán xếp hạng cao hay các nhà vận chuyển.

Giải thích

Xếp hạng này được chỉ định bởi các cơ quan xếp hạng khác nhau chủ yếu dựa trên uy tín tín dụng của công ty bảo hiểm hoặc nhà phát hành. Do đó, đánh giá này có thể được hiểu là thước đo trực tiếp xác suất vỡ nợ. Tuy nhiên, sự ổn định tín dụng và sự ưu tiên trong thanh toán cũng được tính vào xếp hạng.