Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Về Phôi Thai Của Haeckel P4 – Về Cuốn Sách Của Johanathan Wells được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Johnathan Wells: “Icons of Evolution – Những biểu tượng của tiến hóa”
Chợt tôi nhớ về một bài viết tên: 9 mánh lưu manh của Vichoco trên diễn đàn lichsuvn.info
Tự nghĩ thấy thay Vichoco bằng “người chống tiến hóa” (NCTH) thì cũng ổn lắm!
“
5/ Mánh thứ năm : Tiền đề áp đặt
Ví dụ một số tiền đề sai bét bèn bẹt nhưng NCTH áp đặt mặc nhiên bất cần lý lẽ :”
_Thuyết TH trong nay mai sẽ bị bác bỏ.
_Phôi thai Haeckel là giả 100%.
_Cộng đồng KH chưa bao giờ nghi ngờ Piltdown man cho đến khi nó bị lật tẩy.
_Thuyết TH là vô thần/Cộng Sản.
…”
Mà cứ nhìn các nguồn trong bài báo của tờ tin180 thì biết 😉 chúng tôi một trang chống TH, cứ vào đi, sẽ thấy nó trưng biểu tượng của các bạn hữu: http://www.intelligentdesign.org/
(thiết kế thông minh 😉 )
, IDEA (
Intelligent Design and Evolution Awareness )
center ; “Những sai lầm chết người “điều mà những người theo thuyết tiến hóa không muốn bạn biết”, “Cuộc chiến lâu dài chống lại Thần” (ấy, nguyên văn nó là “The Long War Against God”, ai cũng biết chữ god viết thường là “thần” nói chung nhưng chữ god viết hoa đầu God là danh từ riêng Chúa Trời của Do Thái – Ki-tô giáo. Dù được trình bày cả cái tựa đều viết hoa đầu, nhưng trong văn phạm tiếng Anh nếu ý là “thần” thì phải là against a god hay against the gods. Vì thế chỗ này phải dịch là “Cuộc chiến lâu dài chống lại Chúa Trời”, niềm tin Ki-tô giáo, mong muốn bảo vệ va trò sáng tạo của Chúa Trời chính là nền tảng của phong trào Sáng tạo luận chống TH ở Mỹ) Henry Morris chính là cha đẻ của thuyết Thiết kế thông minh (Rằng vạn vật được thiết kế ra bởi một thế lực có tư duy nào đó, dễ thấy đây chỉ là Sáng Tạo Luận sơn phết lại cho bớt màu sắc tôn giáo…); và cuốn sách “Icons of Evolution – những biểu tượng tiến hóa” của Wells
Cả chương sách của Wells đã đặt cái tiền đề “Phôi thai Haeckel là giả 100%” như thể đúng rồi và sau đó bắt đầu cáo buộc các nhà viết SGK tội thông đồng cấu kết. Nhưng trong bài trước tôi đã nói, các hình vẽ của Haeckel tuy không chính xác nhưng không phải lừa đảo, vì thế ngay cả khi các SGK có đăng lại thì cũng không có phải tội đáng muôn chết – chỉ là chuyện dùng tư liệu lỗi thời, nhưng thật ra thì các SGK đã làm tốt hơn thế. Trong khuôn khổ bài viết chỉ xin bàn về các SGK được đề cập trong sách của Wells ở Mỹ.
Ernst Haeckel và sinh học so sánh:
Có lẽ ông cũng nổi tiếng, và cũng bị hiểu sai nhiều như thế, vì những nghiên cứu phôi học và lời tuyên bố rằng “sự phát sinh cá thể lặp lại sự phát sinh loài”, gọi là Định luật sinh-di truyền (Biogenetic Law, hay ở Việt Nam SGK gọi là định luật phát sinh sinh vật). Haekel tán thành quan điểm rằng nói chung TH diễn ra bằng cách đặt một sự tiến bộ mới lên trên cái cũ, như thêm các lớp bánh. Vì thế phôi thai của một sinh vật “cao cấp” sẽ trải qua (tái hiện) các giai đoạn trưởng thành của các dạng “sơ khai” hơn khi nó phát triển. Tuy nhiên, các quan sát lặp đi lặp lại về quá trình phát triển của những người khác như Wilhelm His, Walter Garstang, Wilhelm Roux, Adam Sedgwick, Gavin de Beer, v.v; xem
Gilbert ed. 1991
, hay
Gould 1977
để biết cụ thế) rõ ràng cho thấy các phôi thai không trải qua các giai đoạn
trưởng thành
của các dạng thấp hơn; mà, chúng có nhiều đặc điểm chung trong quá trình phát triển. Đã nhiều thập kỉ nay không nhà sinh học nào chấp nhận Định luật sinh-di truyền. Nhiều trong số các công trình về quá trình của Haeckel đã không còn hiệu lực. Những hình vẽ của Haeckel đã bị nhiều nhà khoa học đưa ra các lí lẽ có lí để lên án là bị làm lệch lạc để phù hợp với các quan điểm có sẵn của ông.
Bất chấp độ chính xác hay các định kiến của Haeckel, phôi học so sánh vẫn tiếp tục là trung tâm hiểu biết của chúng ta về TH. Phôi học so sánh cho thấy các cấu trúctrưởng thành khác nhau của nhiều loài động vật cóchung những tiền thân ở giai đoạn phôi. Các đặc điểm phát triển chung này cho thấy động vật có tổ tiên chung. Phôi học so sánh sâu hơn còn cho thấy những động vật gẫn gũi thực hiện một sự nhất quán trong hướng phát triển, đặc biệt ở những giai đoạn sớm, và có chung nhiều đặc điểm phát triển hơn những sinh vật xa nhau. Việc một số cấu trúc phôi thai như các túi hầu tồn tại ở tất cả các phôi động vật có xương sống nhưng lại phát triển thành các cấu trúc trưởng thành rất khác nhau cho thấy chúng cùng chung một tổ tiên mà phôi của nó có túi hầu (ít nhất là ở một giai đoạn phát triển nào đó). Theo cách này, những nét giống trong quá trình phát triển được kế thừa từ một tổ tiên chung là tương đồng, y như các xương trong các chi trưởng thành.
Về Johnathan Wells
Vậy việc nhà sinh học Wells chống TH không phải do một sự khám phá bất ngờ là một kế hoạch định sẵn. Nếu đặt vào cùng tiêu chuẩn gọi là lừa đảo như với Haekel thì đúng, Wells đã lừa đảo ngay trong những trang đầu tiên trong sách. Từ đó theo logic của Wells ta suy ra tất cả những người theo STL có từng trích Wells đều lừa đảo và bản thân STL cũng là lừa đảo? Viết cho bạn đọc coi chơi chứ quá khứ của Wells chẳng có nghĩa lí gì trong vấn đề Haekel hay TH cả, vì không như ngụy KH, KH chân chính xem xét bằng chứng và lí lẽ mà thôi, cùng xem các luận cứ của Wells.
Các lập luận của Wells:
“
Darwin đã viết trong Về nguồn gốc của các loài rằng GS. Haekel “đã mang kiến thức và năng lực to lớn của mình để đóng góp vào cái ông gọi là ‘phát sinh loài’, hay các dòng dõi di truyền của mọi sinh vật. Trong quá trình vẽ ra nhiều chuỗi ông đã tin dùng chủ yếu các đặc điểm giai đoạn phôi.’ ” (i)
Về mặt lịch sử, Wells chủ động phớt lờ những công trình có giá trị của nhiều người đi trước & cùng thời với Haeckel như William and Jeffrey Parker, Hans Gadow, Hans Selenka, Heinrich Rathke, Virgil Leighton, Hugo Schauinsland, Alfred Voeltzkow… ), ở TK 19 không chỉ có Haeckel hay von Baer là nhà phôi học, nhưng đọc sách Wells bạn sẽ không biết được điều đó đâu. Ông cũng không nhận ra gần 60 năm (còn đang tăng) thành tựu trong sinh học về quá trình phát triển và vì thế lờ tịt tất cả những bằng chứng tiến hóa từ ngành này. Gần như là mục tiêu của Wells là hạ uy tín toàn bộ ngành sinh học so sánh bằng cách ủy nhiệm, sử dụng chiêu treo đầu Haeckel bán thịt Darwin. Ý đồ của Wells làm ta liên tưởng đến kiểu logic trẻ con thế này: Haeckel có một công trình giả mạo trong sinh học so sánh, vì thế toàn bộ sinh học so sánh đều không đáng tin cậy; Darwin dựa trên Haeckel, Haekel lừa đảo, vì thế Darwin là kẻ lừa đảo.
Karl Ernst von Baer – Nhà phôi học nổi tiếng người Đức
Dù Darwin không dùng của Haeckel, ông có dùng von Baer. Nhận ra việc này, Wells liền cáo buộc Darwin “dùng sai” các công trình của von Baer, bóp méo dữ liệu cho phù hợp với quan điểm của ông. Nhưng Darwin không làm thế. Wells nói các luật phôi học của von Baer không phù hợp với các kết luận của Darwin, nhưng không phải thế. Có lẽ Von Baer sẽ không đồng tình với Darwin về các kết luận, nhưng những qui luật của ông thì không cấm việc quá trình phát triển có thể làm sáng tỏ nguồn gốc chung. Darwin đi tới một kết luận khác từ cùng một bộ phận bằng chứng – đây không phải là “bóp méo”. Darwin suy ra một lí luận qui nạp chung và tìm các dữ liệu có khả năng kiểm tra tuyên bố về tổ tiên chung. Nói đây là “dùng sai” thì Alfred Wegener cũng đã dùng sai các dữ liệu trong môn địa chất sẵn có khi ông dám xem xét chúng dưới thuyết trôi dạt lục địa (mobile continents). Thuyết mới luôn dùng dữ liệu cũ. Chẳng lẽ theo Wells sinh học tiến hóa không được dùng bất cứ nghiên cứu nào trước 1859?
2. Cố tình nhập nhằng “lặp lại hình thái” và “Tương đồng trong phát triển”:
Wells cũng gộp “lặp lại hình thái” – rằng phôi trải qua những giai đoạn trưởng thành của tổ tiên – với việc các đặc điểm chung của phôi cho biết thông tin về quan hệ trong hệ thống sinh của chúng. Việc không phân biệt 2 điều này giúp Wells có thể không phải đối mặt với những bằng chứng thực thụ về các điểm tương đồng trong quá trình phát triển của nhiều phôi. Chính đây là quan điểm chủ đạo trong chương này của sách Biểu tượng : Darwin & toàn thể NTTH ngày nay đều truyền bá “định luật phát sinh sinh vật – lặp lại hình thái”. Thực ra cái “lặp lại” mà các nhà phôi học hậu-Haeckel (VD như Frank Lillie) mà Wells đã dẫn cũng như các nhà phôi học đương đại chấp nhận là: Một bố phần trong chuỗi phát triển (và một số đặc điểm cụ thể của chúng) ở những động vật gần gũi có nhiều nét chung đặc biệt (về khuôn mẫu, thứ tự, vị trí v.v của các đặc điểm) với nhau hơn là với những sinh vật có quan hệ xa hơn. Nhưng Wells cứ làm như họ nghĩ y chang Haeckel. Đáng ra Wells – có bằng tiến sĩ sinh học tế bào & phát triển – phải hiểu biết nhiều hơn thế.
_Wells tấn công Darwin và các nhà phôi thai học thế kỷ 19 vì nói những giai đoạn “sớm nhất” trong quá trình phát triển tương tự nhau trong khi chúng không tương tự. Ờ Wells nói ĐÚNG đấy.
Bức hình đơn giản từ
Nature
này cho thấy sự khác nhau giữa lần lượt từ trái sang phải: ếch (đại diện cho lưỡng cư), cá, gà (đại diện cho chim, và có thể là cả bò sát nữa) và chuột (thú có vú). Lí do chủ yếu vì lượng yolk – noãn hoàn hay bình dân gọi là lòng đỏ của các động vật có xương sống khác nhau. Ta có thể thấy “điểm xuất phát của chuột” quá khiêm tốn so với những con khác – tế bào sinh dục của thú có vú nói chung rất nhỏ vì chúng không phải mang theo lượng dưỡng chất lớn cho phôi do sự nuôi dưỡng liên tục của mẹ – điều mà những con vật kia không có. Vì lòng đỏ không phân chia cùng với các tế bào trong trứng, vì thế sự phân bào của chúng phải khác nhau. Wells viết:
“
Nếu áp dụng thuyết Darwin vào sự phát triển sớm của động vật có xương sống mà đúng thì ta sẽ trông mong 5 lớp này giống nhau nhất khi mới là trứng đã thụ tinh; những khác biệt nhỏ sẽ xuất hiện trong quá trình phân bào, và các lớp sẽ khác nhau hơn nữa vào giai đoạn phôi vị” (Wells 2000:96).(ii)
Nhưng Darwin không hề đòi hỏi điều đó. Nhà sinh học – GS. Jerry Coyne nhận xét trên tờ Nature:
“
Chính Darwin nhận thấy rằng các phôi phải thích nghi với những điều kiện sống của chúng, và những giai đoạn đầu của các phôi động vật có xương sống cho thấy sự thích nghi với lượng noãn hoàng khác nhau trong trứng của chúng.” (iii)
“Sớm nhất” là Wells nói chứ không phải Darwin. Cả cuốn Nguồn gốc từ ‘sớm nhất’ chỉ xuất hiện duy nhất một lần và đó là Darwin dẫn lời von Baer. Wells cũng như nhiều học giả khác đã lẫn lộn giữa ý kiến cá nhân và trích dẫn từ người khác của Darwin. Nhưng thực ra ý Darwin không quan trọng. Cũng như phôi học hiện đại không dựa vào Haeckel, SHTH hiện đại cũng không sống chết với Darwin. Cũng cần phải biết về vấn đề thuật ngữ các nhà nghiên cứu KH thế kỉ 19. Khi đó các sinh vật đang phát triển không được coi là phôi đến khi đạt giai đoạn mầm đuôi (phylotypic) – đã có dáng vóc cơ thể. Trước đó, chúng là “trứng đang phát triển – developing ovum”. Nghĩa là ý Haeckel, von Baer và những người khác khi nói “phôi giai đoạn sớm”, ý họ không giống sự suy diễn bằng các định nghĩa hiện đại của Wells.
“
Với Tiếng Anh hiện đại, chữ “embryo – phôi” bao gồm cả những giai đoạn sớm nhất. Nhưng theo truyền thống KH của Đức, chủ yếu được thiết lập bởi von Baer, thì chữ phôi được giới hạn lại là một cơ thể chưa phát triển đầy đủ hay các giai đoạn sau (“embryo proper” – phôi hoàn thiện trong tiếng Anh). Điều này rất rõ trong các nhận xét của von Baer, VD “Mầm [“kleim”, đĩa phôi] trong quá trình phát triển của nó biến hóa thành 2 phần […] phần giữa hình thành phôi, còn phần lớn hơn nhiều bên ngoài thành Keimhaut [bì ngoài phôi]”
In present English usage, the term “embryo” includes even the earliest stages. The German tradition, however, largely established by von Baer, restricts the term “embryo” to the basic rudiment of the body or its later stages (the “embryo proper” in English usage). This is evident from many remarks by von Baer, for instance: “The germ [“Keim”, blastodisc] during its growth transforms into two parts; [… ] the middle forms the embryo, the much wider periphery the Keimhaut [extraembryonic blastoderm]” (von Baer, 1828, p.44).
Klaus Sander and Urs Schmidt-Ott, 2004. “Evo-Devo aspects of classical and molecular data in a historical perspective,” J. Exp. Zool. (Mol. Dev. Evo) 302B:69–91.
Từ tiền đề “sớm nhất” này Wells đã lệch hướng từ đó trở về sau, cất công soạn ra một loạt phát biểu của các nhà phôi học về việc không thể nào có chuyện giống nhau ở giai đoạn sớm nhất từ khi thụ tinh đến phôi vị chỉ để cuối cùng không trúng đâu hết vì 2 cái “sớm nhất” này không giống nhau.
Wells ‘tức giùm’ cho von Baer khi mà các sách cứ trưng hình của Haekel rồi bảo “hình vẽ này minh họa cho qui luật của von Baer” coi đây là một sự ‘sỉ nhục’ một nhà sinh học ‘thực thụ’ như ông – người chưa bao giờ chấp nhận thuyết tiến hóa xấu xa và đây lại là một chiêu lừa HS khác. Nhưng định luật của Haekel là “phát sinh cá thể lặp lại phát sinh loài” tức là theo đó phôi người trong quá trình phát triển sẽ đi theo đúng lịch sử tiến hóa: đầu tiên giống con cá, sau đó giống lưỡng cư rồi sau đó giống bò sát… 4 định luật von Baer tóm tắt như sau: sự phát triển của một sinh vật đi từ cái chung tới cái riêng và các phôi thuộc các lớp khác nhau trông rất giống nhau trong các giai đoạn sớm hơn nhưng trong quá trình phát triển càng về sau càng phân hóa ( theo từ điển Merriam-Webster ). Độc giả thân mến không cần bằng tiến sĩ sinh học chắc cũng thấy đúng là cái hình vẽ ‘tội đáng muôn chết’ kia dùng minh họa cho von Baer thì hoàn toàn hợp lí hơn là “phát sinh cá thể lặp lại phát sinh loài” nhỉ?
(Henry M. Morris, “Cuộc chiến lâu dài chống lại Thần”, Nhà xuất bản Master Books, 2000, trang 32)
Thật đáng kinh ngạc thay, những người theo phái tiến hóa vẫn phớt lờ sự thật và tiếp tục sử dụng những hình vẽ giả mạo của Heackel làm bằng chứng cho “sự tiến hóa”, vẫn duy trì chỗ đứng của chúng trong nhiều sách giáo khoa khác nhau. “
Lạ thay, trích dẫn câu trên rồi trích thêm câu này câu này: (Keith S. Thomson, “Vòng đời của cá thể sinh vật và sự phát sinh loài,” đăng trên báo American Scientist, tập 76, tháng 5 và tháng 6 năm 1988, trang 273)
Tức tác giả biết Thuyết lặp lại hình thái đã RIP (an nghỉ vĩnh hằng) mà đồng thời tác giả lại cứ làm như là vẫn còn đang được dạy và công nhận trong các SGK!
3. Dã tâm tập thể của các “tín đồ (!?) tiến hóa” ?
Pictures of Evolution and Charges of Fraud – Ernst Haeckel’s Embryological Illustrations của Nick Hopwood phần nào cho ta thấy không phải cứ muốn vẽ phôi là vẽ, đặc biệt ở thế kỉ 19 về trước:
Thật ra tôi nghĩ cái nguyên nhân khiến các nhà xuất bản dùng lại tranh của Haeckel chẳng có gì sâu xa thâm độc như các bạn nghĩ, chẳng qua vì …kinh tế. Sách để giáo dục là chính nhưng NXB cũng phải có lời nhiều. Bây giờ muốn vẽ con heo con bò thì cứ nhớ trong đầu rồi vẽ ra cũng được nhưng minh họa sách khoa học thật là khổ: phải tìm họa sĩ không những vẽ giỏi mà có kiến thức sinh tương đối tốt, trả tiền một khoản lớn để thuê anh ta, tìm mẫu vật, sử dụng các thiết bị chuyên dụng, tham khảo ý kiến chuyên môn… một đoạn trong bài viết của Nick Hopwood phần nào cho ta thấy không phải cứ muốn vẽ phôi là vẽ, đặc biệt ở thế kỉ 19 về trước:
“
Ngành phôi học sắp xếp các đối tượng thành các chuỗi trình tự phát triển. Cá thể, thường khó kiếm ở những giai đoạn mong muốn, được thu thập và bố trí thành các phôi. Những đối tượng nhỏ xíu này được chuyển hóa qua một loạt các thao tác giải phẫu, hiển vi và thẩm mỹ thành những hình ảnh rõ ràng mà loại đắt tiền nhất có thể truyền tải được cái sự tinh tế, mềm mại mờ ảo của chất sống. Những thao tác này cô lập phôi khỏi môi trường, cả liên kết với cơ thể mẹ. Những hình và mẫu thu được được sắp xếp theo trình tự phát triển, các đại diện bình thường được chọn và chuỗi được xuất bản hay trưng bày. Chuyện này tuyệt đối không hề dễ dàng ngay cả với con gà, “thân trâu ngựa” trong nghiên cứu phôi; với các phôi người sớm mà các nhà giải phẫu chủ yếu lấy từ các ca phá thai (ngày xưa ca sớm nhất là ~ 2 tuần tuổi) thì phải nói là cực kì khó. Tìm ra mối liên hệ giữa các chuỗi còn khó hơn thế nữa!” (iv)
Sẵn có tranh của Haeckel (1866) xuất bản trước 1923 nên giờ đã trở thành “của chung” (public domain) theo luật bản quyền mà các NXB có thể xài mà không cần trả đồng nào hết thì những nhà tư bản đứng đầu các NXB sẽ làm gì và đã làm gì thì bà con thấy rồi đấy 😦 .
Và chúng ta cũng nên nhớ AI mới là người “phanh phui” vụ Haeckel? Không phải là người theo STL hay NCTH; mà là Richardson, là Gould – những nhà sinh học thực thụ, những “tín đồ” tiến hóa. Gould là một trong những người chỉ trích Haeckel kịch liệt nhất nhưng lại cũng là một trong những nhà sinh học tiến hóa tiêu biểu nhất, người ra sức bảo vệ tiến hóa nhất trong TK 20. Sao lại có hành động mâu thuẫn đó nhỉ? Câu trả lời là hành động đó không có gì mâu thuẫn, đó chỉ là hoạt động khoa học. KH là quá trình tìm hiểu cái mới song song không ngừng kiểm tra và thử thách cái cũ. KH có cái bản chất rất… khoa học 😉 là tự sửa lỗi (self-correcting nature), tất cả những kiến thức bây giờ ta đã biết là không đúng từng được KH chấp nhận đều bị đạp đổ bởi chính KH. KH là cái khoảnh khắc vui buồn lẫn lộn trước…
“
Cái bi kịch vĩ đại của Khoa học – việc khai tử thương tâm một giả thiết đẹp đẽ vì một sự thật đáng ghét” – “The great tragedy of Science – the slaying of a beautiful hypothesis by an ugly fact.”
— Thomas Henry Huxley
Wells cũng tố cáo Haeckel và ngành phôi học so sánh cố tình chọn những con vật trông giống nhau nhất. Ông phê bình Haeckel sao lại không chọn những con vật như thú đơn huyệt để minh họa. Nhưng các giai đoạn phát triển của thú đơn huyệt chưa được biết tới vào năm 1866 mà phải mãi đến tận 1884. Cũng chính từ những điểm tương đồng trong quá trình phát triển của thú đơn huyệt có với thú có túi mà Caldwell kết luận chúng là thú có vú (
Caldwell 1887
). Vào thế kỉ 19 hầu hết các mẫu vật thú lạ được đưa đến các nhà nghiên cứu trong tình trạng đã phân hủy. Haeckel có thiên vị không? Có, và tất cả những nhà phôi học ngày ấy đều thế, họ sẽ chọn những con vật: sẵn có nhất, cỡ nhỏ, lứa to, mau thành dục, sinh sản nhanh, có khả năng phát triển trong phòng thí nghiệm nhiều đời (
Bolker, 1995
) chứ không phải để “chống đỡ tiến hóa” như Wells ngụ ý. Chính Wells cũng chọn những sinh vật mẫu ở phần sau của chương và không chỉ ra trình tự phát triển của bất kỳ loài nào mà ông phê bình rằng những người khác không đề cập. Vì sao? Bởi vì ông ta không có bằng chứng cho khẳng định rằng các nhà phôi học sàng lọc dữ liệu để giấu giếm gì đó. Việc các nhà phôi học thường trình bày, ít nhất trong SGK, những trình tự phát triển có dữ liệu căn cứ tốt nhất thì có gì mâu thuẫn với việc những phân loại gần gũi có thể, và đúng là có, nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển hơn những loài xa?
Tóm lại là Wells thấy có 3 điểm “lừa đảo” trong các hình vẽ Haekel:
“
(1) Chỉ bao gồm những lớp và bộ hợp với thuyết của Haekel nhất
–
ở đoạn trên
; (2) Bóp méo hình ảnh phôi –
có hay không thì tôi đã trình bày trong phần 1,2,3 của chùm bài đặc biệt dài này
; (3)Nghiêm trong nhất là, hoàn toàn phớt lờ những giai đoạn sớm hơn mà các động vật có sương sống trông rất khác nhau. (vi)
20 hình trong
Anthropogenie
Và chính Wells đang tố cáo Haeckel “chơi chiêu” “chọn lọc hình ảnh” “Thổi phồng sự thật”!
Mổ xẻ các SGK
1 . Sự giống nhau trong phát triển phôi Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. Chỉ trong những giai đoạn phát triển về sau mới dần dần xuất hiện những đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp, tiếp đó là những đặc điểm của bộ, họ, chi (giống), loài và cuối cùng là cá thể. (Lưu ý là SGK chỉ bảo là giống nhau về hình dạng chung và quá trình phát sinh các cơ quan thôi) Hình 32.2. Sự phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống (là hình vẽ, và đúng là vẽ phôi ở giai đoạn đầu giống giống nhau như hình của Haeckel, nhưng cũng chỉ giống ở chỗ là đều cong cong thôi chứ không vẽ kĩ như hình của Haeckel)
[…]
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
2. Định luật phát sinh sinh vật: Đacuyn đã nhận xét: Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai đoạn chính mà loài đó đã trải qua trong lịch sử phát triển của nó. Dựa trên nhận xét này và một số công trình nghiên cứu khác, hai nhà khoa học Đức là Muylơ (Muller) và Hêcken (Haeckel) đã phát biểu định luật phát sinh sinh vật (1886): “Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài”.
Phôi người đến 18 – 20 ngày tuổi vẫn còn dấu vết các khe mang ở phần cổ giống như cá sụn; tim lúc đầu chỉ có một tâm thất, một tâm nhĩ như ở cá, sau đó tâm nhĩ chia làm 2 giống như ở ếch nhái, cuối cùng mới thành tim 4 ngăn giống như chim và thú. (Cái này thì đúng đây) […] […] Tuy nhiên, không nên hiểu là sự phát sinh cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển chủng loại một cách cứng nhắc.(<= bị quăng gạch nhiều như SGK VN ta mà còn nói là không đúng tuyệt đối mà 😀 – EvoLit)
Trích:
“Ví dụ, những năm đầu tiên của phôi thai người không bao giờ có mang có chức năng như một con cá, và không bao giờ trải qua các giai đoạn nào trông giống như một loài bò sát trưởng thành hoặc là một con khỉ”. – (Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)”
Trong giai đoạn về sau, ở cá và ấu trùng lưỡng cư, các khe mang biến thành mang, còn ở phôi các động vật có xương sống ở cạn thì khe mang tiêu biến. Phôi các động vật có xương sống đều trải qua giai đoạn có dây sống, về sau dây sống biến thành cột sống sụn rồi cột sống xương. Trong khi phôi ở cá xuất hiện các vây bơi thì ở thằn lằn, thỏ, người lại xuất hiện các chi năm ngón. Đặc biệt, ở phôi người, phần hộp sọ chứa bộ não rất phát triển còn đuôi thì tiêu biến. (À, phần “đuôi” còn sót lại của chúng ta chính là phần xương cụt đó )
Còn về phần giải thích cho sự tiến hóa của sinh giới, SGK dựa trên các bằng chứng về giải phẫu và phôi sinh học so sánh, bằng chứng địa lí sinh học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Vậy nên theo em nghĩ SGK cũng không sai lệch bao nhiêu (thật ra quyển sinh nâng cao này còn bị phàn nàn về nhiều lỗi lắm). Hình vẽ thì đúng là sách của ta vẫn đưa vào, nhưng do họa sĩ ta vẽ lại, không đến nỗi giống quá nhiều như hình gốc.
*Về các sách Mỹ:
Bảng chấm điểm “được nghiên cứu kỹ” của Wells:
Wells thiết kế hẳn 1 hệ thống chấm điểm cho các SGK, không chỉ riêng về Haeckel mà còn những biểu tượng khác. Nhưng hệ thống này thất bại vì Wells cho rằng tất cả những hình vẽ đều là vẽ lại và bất cứ sách nào có 1 hình vẽ lại đều ăn điểm F (hình dưới). Wells không giải thích thế nào mới gọi là ‘đơn thuần vẽ lại’ của Haeckel. Sử dụng hình ảnh chính xác hơn chỉ thu về được 1 điểm D. Muốn được C hay hơn, cuốn sách KHÔNG được dùng ‘ những tranh vẽ hay
ảnh chụp
dễ gây hiểu lầm’ Điều này nghĩa là than phiền rằng SGK không nên để bị gây hiểu lầm bởi thực tế! Wells không nói tranh vẽ hay ảnh chụp như thế nào mới gọi là
không
gây hiểu lầm. Hay Wells nghĩ rằng
tất cả
những trình diễn hình ảnh về phôi đều là gây hiểu lầm, dù chúng có đúng hay không? Ông công kích
Mader
và
Campbell, Reese, & Mitchell
, vì dùng “ảnh chụp gây hiểu lầm” & lặp lại trò lừa số 1 của Haekel, bởi vì chúng cho thấy phôi của một con thú có vú (heongười) và một con gà, mà theo ông là “ ‘tình cờ’ trông giống thú có vú hơn bất cứ lớp nào động vật có xương sống nào khác vào giai đoạn đó –
just happens to look more like a mammal than any other class of vertebrate at that stage
(
Wells 2000
:104)” Sai: Ở giai đoạn đó phôi gà sẽ giống cá sấu hơn là thú có vú (sự so sánh này được đưa ra bởi
Nelson 1953
,
Schaunislaund 1903
, và
Reese, 1915). Điều này phù hợp với những dự đoán của thuyết tiến hóa, bởi vì cá sấu và gà có tổ tiên chung gần với nhau hơn gần với thú có vú, và vì thế nên có chu trình phát triển tương tự hơn. Wells cũng khiển trách Mader vì đã viết rằng các phôi “có nhiều điểm chung”
“have many features in common” (
Wells 2000
:103-104). Vậy ý Wells là chúng
không
có điểm chung nào sao? Nếu thế, ông ấy nên dẫn chứng điều đó. Vì không làm được điều này, Wells cứ gán cho bất cứ thứ gì ông ấy không thích là ‘gây hiểu lầm’.
Wells cũng đặc biệt không vui vì chữ “khe mang” – là thuật ngữ không chuyên để chỉ các túi hầu (pharyngeal pouches). Wells ngụ ý là khi dùng chữ này thì các sinh học và SGK đang nói rằng tất cả phôi động vật đều có “mang”. Điều này sai, thậm chí không có cuốn nào ngụ ý về sự hiện diện của mang trong phôi cả. Wells cố khẳng định rằng “Cách duy nhất để thấy cấu trúc ‘giống mang’ ở người là nhồi tiến hóa vào quá trình phát triển – The only way to see ‘gill-like’ structures in human embryos is to read evolution into development”. Nhưng chính Wells cũng nói chúng chỉ giống mang ở chỗ tạo nên những mẫu vạch giống nhau ở vùng cổ– đó không phải là ướm trước tiến hóa, đó là một lí do chính đáng để gọi là “khe mang”! Dĩ nhiên là sau đó ta phải hỏi xem vì sao phôi người cũng như tất cả động vật có xương sống lại có cấu trúc như vậy và chính cái điểm chung này là bằng chứng tiến hóa chứ không phải tên gọi. Tuy nhiên dùng từ “khe mang” sẽ ngay lập tức ăn điểm C dù cho sách không chứa hình nào hết và cũng không cần biết nội dung. Campbell, Reese, & Mitchell và Guttman đều dành cả chương dành để nói về sinh học phát triển trong đó họ có nói về “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells ngụ ý họ không làm. Họ không được thêm điểm nào hết vì những cách xử lý vấn đề trên.
Figure 11
Book
Phôi học
#trang
#t
ừ
Cách thể hiện phôi
Điểm
Schraer, W. D. and H. J. Stolze. 1999. Biology: The Study of Life, seventh edition. Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. 944p.
1/4
108
Vẽ lại (có s
ửa chữa
)
F
Johnson, G. B. 1998. Biology: Visualizing Life. Holt, Rinehart & Winston, Orlando. 895p.
1/4
78
Vẽ
F
Biggs, A., C. Kapinka, and L. Lundgren. 1998. Dynamics of life. Glencoe/McGraw Hill, Westerville, OH. 1119p.
1/2
96
Vẽ
F
Miller, K. R. and J. Levine. 2000. Biology, fifth edition. Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. 1114p.
1
324
Vẽ
F
1/2
282
Vẽ lại
F
Guttman, B. S. 1999. Biology. WCB/McGraw-Hill, Boston. 1175p.
1/2 +1
265
Haeckel/ Vẽ /ảnh
F1
Mader, S. 1998. Biology, sixth edition. WCB/McGraw-Hill, Boston. 944p.
1/4 +1/3
109 +86
Ảnh/ Vẽ
D2
Raven, P. H. and G. B. Johnson. 1999. Biology, fifth edition. WCB/McGraw-Hill Boston. 1284p.
1/4 +1/3 +1/2
83 +170 +271
Ảnh/
Vẽ /
Vẽ lại
F
Cambpell, N. A., J. B. Reese, and M. G. Mitchell. 1999. Biology,fifth edition. Benjamin Cummings, Menlo Park, CA. 1175p.
3/4 +3
247 +3
Ảnh/ Vẽ
D3
Futuyma, D. 1998. Evolutionary Biology. Sinauer Associates, Sunderland, MA. 761p.
26
(1.5)4
5614
Haeckel (trong hoàn cảnh cụ thể)
F5
1. Guttman dành hẳn 2 chương để nói về quá trình phát triển. Thêm một phần bàn luận thấu đáo và cập nhật (Ch 20, 21 tr. 397-441) về những “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells điểm của Wells gây cảm giác là nó không làm.
2. Mader dùng thuật ngữ “túi hầu” thay vì cái từ “khe mang” báng bổ nhưng bảng điểm không có đường nào để tính điểm tốt này vào.
3. Sách này còn có hẳn 1 chương để nói về quá trình phát triển (Ch 47 tr.936-960) và bàn về về những “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells điểm của Wells gây cảm giác là nó không làm.
4. Futuyma dành hẳn 1 chương để nói về quá trình phát triển & tiến hóa (Ch 23 tr 651-676) trong đó 1.5 trang dành riêng Haeckel.
5. Futuyma chỉ dùng hình vẽ Haeckel trong bối cảnh lịch sử. Nó cũng nói rõ “khe mang” hay “cung” không phát triển thành mang, và chúng chẳng có gì tiến gần hơn tới mang trong quá trình phát triển. Bảng điểm của Wells không có cách nào để đưa những vấn đề về ngữ cảnh này vào.
Ẩn/Hiện nội dung
Tham khảo
http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=6798
http://ncse.com/book/export/html/2320
http://www.antievolution.org/topics/law/ar_hb2548/Haeckels_embryos.htm
Trích dẫn (i)
“Darwin wrote in The Origin of Species that Professor Haeckel «brought his great knowledge and abilities to bear on what he calls phylogeny, or the lines of descent of all organic beings. In drawing up the several series he trusts chiefly to embryological characters.» ” (Wells 2000:82).(ii)
If the implications of Darwin’s theory for early vertebrate development were true, we would expect these five classes to be most similar as fertilized eggs; slight differences would appear during cleavage, and the classes would diverge even more during gastrulation.
(iii)
“Darwin himself noted that embryos must adapt to the conditions of their existence, and the earliest stages of vertebrate embryos show adaptation to widely varying amounts of yolk in their eggs.”
Jerry Coyne, 2001. “Creationism by Stealth,” Nature, 410, p. 475-476
(iv) “Embryology organized its objects by making developmental series. Specimens, often difficult to obtain at desired stages, were collected and framed as embryos; some had previously been interpreted in very different terms—for example, as children to come or as waste material. The tiny and initially unprepossessing objects were transformed through sequences of anatomical, microscopical, and artistic operations into clear images, of which the most expensive conveyed some of the soft, translucent delicacy of the living material. These procedures isolated embryos from other contexts, including connections to pregnant women. The resulting pictures and models were arranged in developmental order, normal representatives selected, and the series prepared for publication or display. This was far from trivial even for the chick, the workhorse of embryological research; for the early human embryos that anatomists mostly obtained from abortions (the youngest then known were estimated at about two weeks old) it was extremely hard. Working out the relations between the series for different species was even harder.” (v) The fact of evolution is as well established as anything in science (as secure as the revolution of the earth about the sun), though absolute certainty has no place in our lexicon..” (Darwinism defined, the difference between fact and theory – Stephen Jay Gould)
(vi)
(1) they include only those classes and orders that come closest to fitting Haeckel’s theory; (2) they distort the embryos they purport to show; and (3) most seriously, they entirely omit earlier stages in which vertebrate embryos look very different. (Wells 2000: 102)”
Bảng Tổng Hợp Ý Kiến Góp Ý Của Doanh Nghiệp
Đối với Khoản 11, Định nghĩa về sinh phẩm không phù hợp với các định nghĩa quốc tế, ví dụ như FDA, EMA và WHO. Định nghĩa của WHO được khuyến nghị sử dụng nhằm tạo điều kiện hòa hợp ASEAN và tạo ra sự nhất quán trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Kiến nghị sử dụng định nghĩa thuốc sinh học của WHO:
“Thuốc sinh học là thuốc dùng trong điều trị, dự phòng hoặc chẩn đoán bệnh. Việc sản xuất các thuốc này bao gồm các nguyên liệu sinh học ban đầu, quy trình sản xuất thuốc và các phương pháp thử nghiệm thuốc sinh học để đánh giá sản phẩm”.
Dự thảo Luật đã loại bỏ thuật ngữ Thuốc sinh học và thay bằng thuật ngữ Sinh phẩm điều trị, dự phòng, chẩn đoán (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro) để quy định rõ phạm vi quản lý tại Luật dược.
Đối với Khoản 14, Định nghĩa thuốc mới không nên bao gồm “sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành” vì:
Theo EMA,US FDA và WHO, sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành (fixed dose combination) không yêu cầu thử lâm sàng đầy đủ các giai đoạn mà chỉ tiến hành thử dược động học và/hoặc thử lâm sàng giai đoạn 3.
Do vậy nếu định nghĩa thuốc mới của Việt Nam bao gồm cả sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành thì các công ty không có đủ tài liệu lâm sàng để nộp và cũng không tiến hành nghiên cứu lâm sàng đầy đủ các giai đoạn để phục vụ cho công tác đăng ký thuốc ở Việt Nam, dẫn tới cản trở việc tiếp cận phương pháp điều trị thuận lợi, hiệu quả hơn cho bệnh nhân Việt Nam.
Kiến nghị sửa như sau:
“Thuốc mới là thuốc chứa dược chất mới hoặc có sự kết hợp mới của dược chất”.
Kiến nghị bổ sung khái niệm “thuốc kết hợp cố định liều” (fixed-dose combination) của WHO như sau:
“Thuốc kết hợp cố định liều chính là tỉ lệ kết hợp cố định trong một thuốc. Hai khái niệm này đều đề cập đến một sản phẩm có thành phần từ hai đến ba dược chất chính. Các dược chất này có tỉ lệ cố định kết hợp trong một thuốc đã xác định thành phần . Do vậy có khái niệm “kết hợp cố định liều” hay “kết hợp tỉ lệ cố định” là như nhau”.
Kiến nghị bổ sung khái niệm “dược chất” (active pharmaceutical ingredient) như sau:
“Bất kỳ hoạt chất hoặc kết hợp các hoạt chất được sử dụng để sản xuất ra một dạng bào chế. Dược chất có thể là một muối, hydrat hay dạng khác của chất có tác dụng hoặc bản thân nó đã là chất có tác dụng. Các chất có tác dụng được sử dụng để tạo thành tác dụng dược lực học hoặc các tác dụng trực tiếp khác để chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ hoặc phòng ngữa bệnh hoặc để tác động đến cấu trúc và chức năng của cơ thể”.
Cần ghi rõ “sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành” , không ghi “…sự kết hợp mới của dược chất” sẽ khó hiểu, không rõ ràng dễ gây tranh cãi khi thực hiện, vì có thể hiểu theo kết hợp mới các dược chất mới hoặc kết hợp mới các dược chất mới với các dược chất đã được lưu hành. Cả 02 trường hợp này đều phải thử lâm sàng đầy đủ.
Kết hợp mới dược chất đã lưu hành thì yêu cầu thử nghiệm trên lâm sàng sẽ quyết định ở Thông tư hướng dẫn dưới luật.
Thuật ngữ này không sử dụng trong Luật
Không tiếp thu vì khái niệm viết như vậy rất khó hiểu và không rõ ràng.
Đối với Khoản 14 Định nghĩa thuốc generic nên thống nhất với định nghĩa của ASEAN.
– Kiến nghị thống nhất với định nghĩa trong Thông tư 44 như sau: “Thuốc generic là một thuốc thành phẩm được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty có thuốc phát minh và được đưa ra thị trường nhằm thay thế một thuốc phát minh sau khi bằng sáng chế hoặc các độc quyền đã hết hạn”.
– Kiến nghị làm rõ có thể thay thế được nghĩa là:
+ Giống về các thành phần hoạt chất, dạng, liều lượng, cách thức quản lý, độ an toàn, tính hiệu quả và công dụng dự tính so với với sản phẩm tham chiếu;
Và tương đương sinh học của sản phẩm này với sản phẩm tham chiếu được chứng minh bằng những nghiên cứu sinh khả dụng hợp lý.
Đã tiếp thu và bổ sung trong dự thảo
Không cần thiết và đã có yêu cầu ở phần thử lâm sàng đối với thuốc generic
Đối với Khoản 15, Việc lần đầu tiên được cấp phép lưu hành ở đâu sẽ rất khó xác định và chứng minh (đầu tiên ở đâu, khi nào, chứng minh thế nào).
Định nghĩa quốc tế về biệt dược chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ đối với tên sản phẩm. Ví dụ như theo US FDA, biệt dược là thuốc được lưu hành dưới tên thương mại được đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu.
Do đó, định nghĩa biệt dược nên hòa hợp với thông lệ quốc tế để tăng tính khả thi cho việc thi hành luật.
Kiến nghị sửa như sau: “Biệt dược (Brand name drug) là thuốc được nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế đặt tên, được cơ quan quản lý về dược cấp phép lưu hành”.
Không tiếp thu vì đã quy định được cấp phép lần đầu tiên trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ an toàn, hiệu quả. Vì vậy, cơ quan nào cấp đều phải đáp ứng quy định này.
– Thuốc generic và thuốc biệt dược không nên được xem là thuốc kiểm soát đặc biệt.
– Đề nghị bổ sung thuốc Phóng xạ, Hợp chất đánh dấu, Đồng vị phóng xạ vào thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Kiến nghị sửa điều 2.25 như sau:
“25. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt là các thuốc quy định tại khoản 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 điều này.”
Tiếp thu. Đã chỉnh sửa lại thứ tự các khoản để phù hợp với quy định thuốc kiểm soát đặc biệt.
Thuốc giả là sản phẩm không được đăng ký dưới dạng thuốc nhưng được trình bày, dán nhãn dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất
b) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn
c) Có chứa các thành phần chưa được phép sử dụng để làm thuốc
d) như mục đ) của dự thảo
đ) như mục e) của dự thảo
e) như mục g) của dự thảo
g) như mục h) của dự thảo
Đề nghị bỏ mục b) khoản 30 của dự thảo vì đã thể hiện ở khoản: 29. Thuốc kém chất lượng
Không tiếp thu, lý do: thuốc có vi phạm này bị coi là thuốc giả trong trường hợp cố ý, gian lận trong sản xuất thuốc với hàm lượng không đúng. Còn trường hợp không cố ý, do lỗi kỹ thuật không phát hiện được trong quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất hoặc do các điều kiện vận chuyển, bảo quản…thì chỉ bị coi là thuốc kém chất lượng. Quy định này phù hợp với khái niệm thuốc giả của WHO, EU…
Tiếp thu, đã chỉnh sửa tại dự thảo Luật.
Định nghĩa chưa chính xác theo định nghĩa của WHO và định nghĩa trong hướng dẫn quốc gia về cảnh giác dược.
Kiến nghị sửa lại Khoản 31:
“Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không mong muốn và xuất hiện ở liều thường dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi chức năng sinh lý của cơ thể”
Tiếp thu một phần và đã chỉnh sửa tại dự thảo Luật.
Cơ sở bảo quản thuốc” cũng phải được coi là một “cơ sở dược”.
Kiến nghị sửa Khoản 33 như sau:
“33. Cơ sở dược là cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược, bao gồm cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cơ sở bảo quản thuốc; cơ sở kiểm nghiệm thuốc; nguyên liệu làm thuốc; cơ sở kiểm định thuốc; cơ sở thử tương đương sinh học của thuốc; cơ sở thử
– Tiếp thu: Sẽ hướng dẫn cơ sở có hoạt động dược tại văn bản dưới Luật.
Dự thảo Luật đã bỏ nội dung này.
Thiếu điều kiện in-vivo.
Đề xuất sử dụng định nghĩa EMA để thay thế.
Kiến nghị sửa như sau: “Tương đương sinh học có nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa hai loại thuốc hóa dược – một trong hai là thuốc biệt dược gốc – về tốc độ và mức độ ảnh hưởng của một phần hoặc toàn bộ thành phần hoạt tính của biệt dược tương đương hoặc biệt dược thay thế khi được sử dụng với liều lượng mol tương đương trong cùng một điều kiện nghiên cứu phát triển thích hợp.”
– Không tiếp thu, định nghĩa tại dự thảo Luật đã tham khảo định nghĩa của WHO và các nước trên thế giới.
Thiếu các khái niệm/định nghĩa về tương đương điều trị, thuốc sinh học tương tự, thuốc sinh học đối chiếu, dẫn đến thiếu cơ sở luật pháp thực hiện và quản lý các hoạt động như thử nghiệm lâm sàng hay đăng ký thuốc.
Kiến nghị bổ sung các khái niệm/định nghĩa về tương đương điều trị, thuốc sinh học tương tự, thuốc sinh học đối chiếu dựa trên hòa hợp với quy định quốc tế.
Tương đương điều trị (WHO):
“Tương đương điều trị: Hai thuốc hóa dược được coi là tương đương điều trị nếu cả hai thuốc là những thuốc tương đương bào chế và tương đương sinh học, sau khi được sử dụng cùng liều lượng thì tác dụng của thuốc bao gồm hiệu lực và an toàn là như nhau khi có các chứng minh thỏa đáng về dược động học, dược lực học và nghiên cứu lâm sàng”
Định nghĩa theo WHO:
– Chế phẩm sinh học tương tự – Similar Biological Product (SBP) hoặc Similar Biotherapeutic Product (SBP): Một chế phẩm sinh học tương tự là một chế phẩm có chất lượng, độ an toàn và hiệu quả điều trị tương tự như một chế phẩm sinh học tham chiếu đã được cấp phép.
Định nghĩa theo EMA:
– Chế phẩm sinh học tương tự (Similar Biotherapeutic Product – SBP): Một chế phẩm thuốc sinh học tương tự là một chế phẩm thuốc tương tự với một chế phẩm thuốc sinh học gốc đã được cấp phép (RBP hay Chế phẩm thuốc sinh học tham chiếu). Hoạt chất của một chế phẩm thuốc sinh học tương tự là tương tự nhưng không đồng nhất với một Chế phẩm thuốc sinh học tham chiếu. Nó có thể có sự khác biệt ở các thành phần “không hoạt tính” (inactive ingredient trong tiếng Anh).
Chế phẩm sinh học tham chiếu hoặc Reference Biotherapeutic Product (RBP): Là một chế phẩm sinh học tham chiếu được sử dụng như một vế trong nghiên cứu so sánh đối chiếu với chế phẩm sinh học tương tự nhằm chứng minh tính tương tự về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả. Chỉ có một Sinh phẩm hoặc Thuốc sinh học được cấp phép dựa trên bộ tài liệu đăng ký đầy đủ mới có thể được dùng như một chế phẩm sinh học tham chiếu. Khái niệm này không dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn đo lường như tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn dược phẩm hoặc tiêu chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn tham chiếu.
Các thuật ngữ này không sử dụng trong Luật nên không đưa vào được
Bài Dự Thi Viết Về Cuốn Sách Tôi Yêu
Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích
Bài dự thi Viết về cuốn sách em yêu
Chia sẻ một cuốn sách mà em yêu thích hay giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích nhất có thể nói là một biện pháp giúp mọi người thêm yêu thích đọc sách rất hiệu quả. Nó giúp cho mọi người biết đến nhiều cuốn sách mới cũng như những nội dung sâu sắc và ý nghĩa của từng quyển sách. Nếu bạn đã từng đọc được những quyển sách hay, đừng ngại viết lên những chia sẻ về quyển sách mình tâm đắc hay những quyển sách đã làm thay đổi nhận thức của bạn về cuộc sống. VnDoc chắc chắn đây sẽ là những việc làm rất có ý nghĩa đấy.
Bài 1: Cảm nhận về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”
Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.
Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.
Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.
Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.
“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.
Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.
“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.
Bài 2: Cảm nhận về cuốn sách “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.
Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.
Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.
Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.
Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.
Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.
Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày.
Bài 3: Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cây chuối non đi giày xanh – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.
Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.
Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.
Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…
Bài 4. Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy.
Tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua.
Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm sáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”.
Xuyên suốt quyển sách là câu chuyện xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn – hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua.
Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”.
Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình.
Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi.
Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi…
Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ.
Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy.
Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương.
Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.
Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…
Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ.
“Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”.
Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.
Bài 5. Viết về cuốn sách mà em yêu thích Một lít nước mắt – Tác giả Kito Aya
Có những điều tưởng chừng giản dị trong cuộc sống con người, tuy nhiên mấy ai lại quan tâm, để ý đến. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được nó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng những điều bình dị nhất ngay xung quanh chúng ta và hãy làm những việc có thể làm khi ta còn sống. Cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi như thế từ khi tôi đọc cuốn sách này, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống cũng như đồng cảm và yêu quý,nâng niu cuốn sách” bảo bối” của tôi, đấy là cuốn sách: “Một lít nước mắt”.
Cuốn sách “một lít nước mắt” quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hóa tiểu não khi mới vừa tròn mười lăm tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa nhưng phải chăng là một cách nói thậm xưng, nói quá.
Không đâu, bởi khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại nghĩ, một lít nước mắt thì vẫn chưa đủ, vẫn còn quá ít bởi lẽ câu chuyện này đã làm cảm động, rung cảm đến hàng triệu trái tim người đọc, khiến hàng triệu giọt nước mắt rơi, muôn đời chưa ráo. Cuốn sách được xuất bản dựa trên nhật kí của Aya với câu chuyện mười năm chống chọi với cái chết thật phi thường và ở tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô đã gác bút nghìn thu, gác mọi ước mơ, hoài niệm, hi vọng về một tươi lai tốt đẹp.
Cô gái xinh đẹp ấy đã ra đi vì cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn quá ngắn ngủi hai mươi lăm năm với những dự định cuộc sống còn nhiều dang dở. Và ước mơ lớn nhất của cô ngay lúc này đó là:” Liệu con có thể kết hôn được không?”. Cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phúc. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần… Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra đi, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc.
“Con người ta ai cũng mang nặng những ưu phiền
Hễ nhớ về quá khứ là nước mắt tuôn rơi
Còn hiện thực quá phũ phàng và tàn nhẫn
Mơ ước nhỏ nhoi không cách nào thực hiện
Nghĩ đến tương lai lại sụt sùi nước mắt”.Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng.
Nhưng nghị lực sống phi thường không để cô có thể gục ngã mà buộc cô phải tiếp tục sống. Bởi trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou – một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp thêm nghị lực để cô có thể tiếp tục sống thêm mười năm nữa.
Các bạn biết không, cách nhìn nhận cuộc sống của Aya rất khác biệt. Bên cạnh nghị lực phi thường, cô còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài:” Mình muốn trở thành không khí”. Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này.
Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi, cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào.
Đúng như vậy, vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đóa hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời:” Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.
Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra, mong cha mẹ cũng đừng đau buồn..” Và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc:” Tại sao lại là con chứ ?” Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? Phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt thì người phải theo
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc ” Một lít nước mắt ” để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí.
Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.
Bài 6: Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cảm nhận về cuốn: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Bà ngoại mình là giáo viên dạy Ngữ văn, bà là người rất thích đọc và sưu tầm nhiều loại sách. Chính bà là người đã truyền cảm hứng đọc sách cho mình ngay từ khi mình bắt đầu biết đọc. Bà có tặng mình một cuốn sách vừa đẹp vừa hay. Mình sẽ tả lại nó cho mọi người cùng nghe.
Cuốn sách bà tặng mình khá dày, có hơn hai trăm trang sách. Kích thước của nó bằng với các loại sách thông thường, khoảng 24 x 17cm. Được in với chất liệu giấy rất đẹp. Cầm quyển sách rất chắc chắn. Bìa trước và sau của của cuốn sách được làm bằng loại giấy dày và cứng, mặt trên nhẵn bóng có lẽ vì được in cùng với một lớp ni-lông mỏng. Ở bìa trước của cuốn sách mình thấy nó được trang trí rất đẹp và bắt mắt.
Ở bốn góc là đường nét hoa văn tinh tế giống như những đám mây đang bồng bềnh trôi trên bầu trời. Phía gần trên cùng là dòng chữ ghi tên cuốn sách được in đậm bằng mực màu đen: KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM. Chính giữa bìa sách là một bức tranh rất sinh động với những cô tiên xinh đẹp đang bay lượn giữa bầu trời, có cô cầm đàn đang ca hát, có cô lại cầm giỏ với những loài hoa thơm cỏ lạ… Bên cạnh các cô là những đám mây trắng vờn nhẹ xung quanh. Bên dưới bầu trời các cô tiên đang bay lượn là hình ảnh một làng quê yên bình với những con đường làng trải đầy rơm rạ vàng óng. Một vài người dân đang gặt lúa trên cánh đồng.
Phía xa xa, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Ở dưới cùng là hàng chữ in nhỏ, màu đen NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC. Khi mở sách ra, mình thấy thơm phức mùi giấy mới. Từng dòng chữ màu đen in trên nền trang giấy trắng tinh mang đến cho mình bao nhiêu câu chuyện hay và bổ ích. Nào là chuyện chàng Sọ Dừa thông minh, tài giỏi, chuyện nàng Ba tảo tần, hiền dịu, chuyện cô Tấm chịu thương chịu khó, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm thật thà và tên Lý Thông gian ác cuối cùng cũng bị trừng trị.
Mỗi câu chuyện đều đã mang lại cho mình những bài học hay, ý nghĩa. Rằng ở hiền thì lại gặp hiền và kẻ làm điều ác nhất định sẽ gặp báo ứng. Có lẽ, khi bà tặng cho mình cuốn sách này, bà muốn nhắc nhở mình phải luôn học hỏi và làm theo những điều tốt lành, phải tránh xa và biết phê phán cái ác. Ở gáy sách còn gắn một dải ruy băng bằng lụa, màu đỏ để có thể dễ dàng đánh số trang khi mình đang đọc dở.
Mình yêu bà ngoại và vô cùng thích quyển sách mà bà tặng. Mình đã đọc nó nhiều lần tới nỗi có thể thuộc lòng những câu chuyện trong đó nhưng mình chưa bao giờ chán. Mỗi lúc có thời gian, mình lại kể những câu chuyện hấp dẫn ấy cho em gái nhỏ của mình nghe. Em tuy còn bé nhưng rất chăm chú nghe mình kể chuyện nên mình đã rất vui.
Bài 7. Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh (bài 2)
Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ.. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỉ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò…
Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt. Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.
Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốn sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.
Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đắn, quan trọng.
Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi.
Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tũn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mục đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ.
Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”.
Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ.
Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng :”Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”
Bài 8. Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế – Tác giả Adam Khoo
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh và hiện đại. Mỗi quyển sách chứa đựng một kho tàng kiến thức vô cùng lớn và chứa nhiều nội dung phong phú khác nhau. Nó cung cấp cho xã hội loài người chúng ta sự mới mẻ trong khám phá thế giới cũng như biết bao điều lí thú trong cuộc sống.
Nhưng điều quan trọng hơn chính là tìm được cuốn sách bổ ích và cần thiết cho nhu cầu của bạn. Và một trong những cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến ở đây đó là cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” của tác giả người Singapore Adam Khoo và được dịch sang tiếng Việt bởi Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy.
Cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” được đúc kết từ rất nhiều năm kinh nghiệm của Adam Khoo. Adam muốn chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi, trên con đường đi đến thành công trong học vấn và sự nghiệp. Từ một đứa trẻ được coi là “vô dụng”, “bất tài”, “học kém” Adam đã vươn lên và trở thành một triệu phú trẻ và giàu có nhất Singapore.
Nó cũng giống như tên cuốn sách, đó là những bí quyết để dẫn đến thành công mà anh chia sẻ qua từng trang sách, từng chương cũng như từng đề mục. Đầu tiên tác giả đã đưa ra một loạt những biểu hiện trước khi anh đến với thành công. Nó có thể được tóm gọn bằng những từ như “ngu si” “đần độn” (chương I). Nhưng lần lượt qua những trang sách sau bạn phải thật sự ngạc nhiên khi tác giả đã tự tạo ra cho mình một bước ngoặc lớn để thay đổi cuộc đời, số phận.
Bằng những bước đi cơ bản từ dễ đến khó, Adam đã thực sự bắt tay vào hành động với mục tiêu phía trước. Lần lượt qua những trang sách này các bạn sẽ nhận biết được chân dung của một triệu phú trẻ đã phải vượt qua thử thách kiên trì như thế nào để có được ngày hôm nay. Càng đọc tôi càng thấy nó thực sự lôi cuốn, hấp dẫn, muốn đọc thật nhanh để tìm ra những bí quyết mà Adam đúc kết được. Bởi vì sự tò mò và thích thú đã khích lệ tôi lật sang những trang kế tiếp để tìm cái tôi cần.
Phải công nhận Adam rất biết thu hút người đọc không chỉ bằng hình thức mà còn về cả nội dung. Bởi khi lật sang trang kế tiếp tôi thật sự lấy làm vui khi trau dồi kinh nghiệm của Adam là một thứ gì đó cất dấu cho riêng mình để chuẩn bị hành trang chiến đấu với khó khăn ở tương lai. Tôi xin trích dẫn một vài đề mục đang và đã được ứng dụng rộng rãi cho tất cả mọi người:– Phương pháp học để nắm bắt thông tin (chương 5).
– Sơ đồ tư duy công cụ ghi nhớ tối ưu (chương 7).
– Trí nhớ siêu đẳng cho từ và số (chương 8,9).
Bạn thấy đấy những phương pháp trên đã giúp bạn cải thiện phần nào khó khăn trong học tập cũng như trong công việc. Chúng ta có thể lấy một ví dụ điển hình như sơ đồ tư duy (mind map) đã được ứng dụng mạnh mẽ ở trường học cũng như các lĩnh vực khác đã đạt được nhiều thành công.
Có thể nói phương pháp không thì chưa đủ, để có nghị lực thực hiện các phương pháp trên quan trọng nhất đó là động lực để học tập. Đó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của sách được thể hiện ở phần III “Động lực cá nhân của bạn”. Từ chương 12 đến chương 16 Adam đã trình bày những bí quyết để vượt qua lười biếng, tập trung phát triển bản thân đó là điều quan trọng nhất đối với mỗi người hay tạo quyết tâm mạnh mẽ ở chương 16.
Đối với phần cuối bạn sẽ tìm được phương pháp thi cử tốt nhất thông qua chương 17 “Tăng tốc về đích”. Chiến thắng và vinh quang ở chương 18. Theo tôi nghĩ bạn đọc đến phần cuối như thế này thì bước thành công đầu tiên của bạn đã hoàn thành. Để kiên trì đọc hết một cuốn sách không hình mà lại khô khan không cảm xúc thì rất khó đối với những người không biết kiên trì, nhẫn nại để đến đích.
Tôi đã đọc hết và đã đúc kết được những kinh nghiệm riêng cho mình. Mời các bạn cùng tôi tham khảo qua những bí quyết này!
Để thay đổi cuộc sống, tôi phải thay đổi. Bạn làm chủ cuộc sống của bạn. Bạn phải thay đổi sự tồi tệ ở thực tại để thành công chứ không phải nhìn về phía bóng tối của sự tồi tệ
Không có thất bại, chỉ có kinh nghiệm. Bạn chưa thành công , chẳng sao vì bạn sẽ rút ra kinh nghiệm là chính nguyên liệu cho sự thành công của bạn.
Nếu mọi người làm được, tôi cũng làm được, họ cũng như bạn, một bộ não, một cơ thể con người. Họ làm được thì sao bạn lại không?
Từ những điều nói trên tôi có thể khẳng định rằng cho dù bạn là ai, đang ở đâu, đang học trường nào, đang hướng đến bất cứ mục tiêu gì trong học tập và trong cuộc sống, tôi xin chắc chắn với bạn một điều rằng, bạn sẽ tìm được câu trả lời trong quyển sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” chứa đựng những bí quyết để Adam Khoo lập nên kì tích.
Bài 9. Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Hạt giống tâm hồn – Nhiều tác giả (bài 2)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh?
Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ.
Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu chuyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…
Cách nhìn nhận hạnh phúc từ những điều quen thuộc là điều mà tôi nhận được từ cuốn sách này. Người ta thường nói hạnh phúc ở xa xôi lắm, hạnh phúc là khi ta có được mọi thứ tốt nhất song qua những câu chuyện sau trong “Hạt giống tâm hồn”, ta sẽ có cách nhìn khác.
Nếu người thợ làm thuê trong mẩu chuyện “Cây giữ phiền muộn” đặt một chậu cây nhỏ trước nhà để mỗi khi đi làm về, anh ta sẽ chạm vào nhánh cây như lời nhắc nhở: sự phiền muộn, bực tức trong công việc không thuộc về mái ấm của anh và anh sẽ trở nên vui vẻ, dành những lời yêu thương, hành động ân cần cho vợ con anh thì cậu bé trong “Lời nói và vết đinh” lại luôn nóng nảy và cư xử cộc cằn với mọi người.
Một hôm, cha của cậu bé ấy đã đưa cho cậu túi đinh và bảo khi nóng giận hãy đóng đinh vào hàng rào gỗ và suy nghĩ về việc mình làm. Ngày đầu tiên, số đinh mà cậu ta đóng rất nhiều nhưng dần dần cậu ta ít đóng đinh vào rào ít đi cho đến ngày không cần dùng đến chiếc đinh nào, cậu ta thấy mình đã thay đổi, không còn nóng nảy chạy đi khoe với cha. Người cha tiếp tục bảo rằng mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh hãy nhổ một chiếc đinh ra.
Nhiều ngày trôi qua, khi cậu bé vui vẻ nói rằng đinh đã được gỡ hết, lúc này người cha mới chỉ vào hàng rào: “Hàng rào sẽ chẳng còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương”. Ta thấy đấy: lời nói tuy “chẳng mất tiền mua”, rất đỗi bình thường nhưng “lời nói thiện ý sưởi ấm cả ba tháng mùa đông” còn lời nói cáu gắt lại khiến mọi người tổn thương.
Nếu lời nói đem mọi người đến gần nhau thì tình yêu thương sẽ khiến quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, gắn gó hơn. Cuộc sống hiện đại đầy những lo toan đã khiến một người cha cáu gắt với đứa con trai nhỏ khi nó cứ đi theo ông và hỏi: “Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?”. Để con trai không làm phiền ông nghỉ ngơi, ông bực dọc trả lời là mười ngàn yên nhưng đứa con trai vẫn không buông ông và hỏi xin năm ngàn.
Đến lúc này, sự nóng giận lên đến cực điểm, ông quay lại nạt nó: “A, thì ra hỏi bố đi làm được bao nhiêu tiền là vì vậy phải không? Đi ra chỗ khác chơi. Bố đang mệt!”. Đứa con sợ hãi nhìn cha rồi im lặng ra sau nhà. Sau khi tắm rửa, cơm nước và đã bình tâm, người cha nhớ lại hành động của mình khi chiều và thấy tội nghiệp con. Ông đến bên giường con, đưa nó năm ngàn và hỏi nó định mua gì. Đứa con liền cảm ơn bố và mò mẫm dưới gối, lấy ra một số tiền lẻ và hớn hở reo lên: “Thế là con đủ mười ngàn rồi! Bố bán cho con một giờ làm việc của bố đi. Con muốn bố chơi với con mà lúc nào bố cũng bận làm việc”.
Người cha bàng hoàng, không biết trả lời như thế nào trước câu nói ấy. Ông sững sờ là vì không biết từ bao giờ ông lao vào công việc mà quên mất thời gian yêu thương con mình hay vì không nhận ra những gì thật sự ý nghĩa mà con trai mong đợi ở ông? Khi ta mang đến cho một người nào đó cũng chính là mang lại hạnh phúc cho bản thân. Vậy thử hỏi tại sao ta không kiềm chế cái tôi, sự nóng giận của bản thân và dành thời gian yêu thương những người xung quanh ta để họ cảm thấy hạnh phúc từ những lời nói, hành động ân cần, tình yêu thương thực sự – điều kỳ diệu mà ta luôn xem là bình thường, quen thuộc?
Hạnh phúc đó không cần phải đem ra cân đo, đong đếm, là điều mà bao người mong muốn mà chỉ cần ta biết cách thay đổi cách nhìn theo một chiều hướng tốt hơn là ta đang giữ hạnh phúc trong tay. “Bài học từ người thầy dạy võ” sẽ cho ta thấy điều ấy. Câu chuyện bắt đầu từ việc một cậu bé mười tuổi quyết định học judo cho dù cánh tay trái của cậu bị mất trong tai nạn xe hơi. Thật lạ khi cậu có cố gắng bao nhiêu thì sau ba tháng tập luyện, thầy chỉ dạy cho cậu một thế võ duy nhất.
Cuối cùng không còn kiên nhẫn, cậu đã hỏi thầy lí do song người thầy chỉ trả lời: “Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất con cần phải học”. Tuy chưa hiểu nhưng cậu vẫn tin thầy và tiếp tục học. Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi Judo, cậu đã thực sự bất ngờ khi lần lượt hạ gục các đối thủ và giành chiến thắng. Trên đường về, cậu lấy hết can đảm hỏi thầy lí do gì khiến điều ấy xảy ra.
Lúc này, người thầy ôn tồn bảo rằng cách duy nhất để đối phương phá thế võ mà hằng ngày cậu luyện tập là nắm vào tay trái của cậu, trong khi cậu không hề có tay trái. Đôi khi, điểm yếu của ai đó nhưng nhìn trên phương diện khác sẽ trở thành điểm mạnh, lợi thế của họ. Song vấn đề đặt ra là liệu con người ta có đủ lạc quan, dũng khí để đối diện với khó khăn, biến đau thương thành hạnh phúc hay không?
Hạnh phúc không phải tùy vào người khác, tùy vào số phận mà tùy vào chính bản lĩnh, bản thân của ta. Cho dù thế nào thì hạnh phúc tuyệt vời nhất vẫn là bắt nguồn từ cách nhìn thiện cảm, suy nghĩ lạc quan của ta với những việc, những người ta gặp. Nếu ta chưa biết cách yêu thương những người thân quen, để tâm đến những điều mắt thấy tai nghe mỗi ngày thì nên học cách làm điều ấy bởi không có sự quan tâm, tình yêu thương với những người thân – tình cảm được cho là nguồn cội cho những tình cảm khác thì ta còn yêu thương gì được nữa?
Khi con người ta hạnh phúc thì họ sẽ có đủ niềm tin và nghị lực đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời. Tình yêu thương giữa người với người, những hạnh phúc chân thành mà họ đem đến cho nhau tựa như cơn gió tuy nhẹ nhàng nhưng đủ sức đẩy chiếc thuyền ra biển lớn, là điểm tựa tinh thần không thể thiếu khi ta yếu lòng, gục ngã.
Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn.
Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay…
“Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!
Bài 10. Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Hà Nội 36 phố phường – Tác giả Thạch Lam
Tuổi thơ những đứa trẻ như chúng ta đều được nuôi dưỡng tâm hồn bởi những cuốn sách. Sách là thứ rất lạ kì, khi tôi gọi tên là thấy thiêng liêng lắm. Vì đôi khi trong những cuốn sách như gói gọn cả gia đình tôi, quê hương tôi – Hà Nội, chốn thân thương tôi gửi trọn một thanh xuân thuở còn thơ bé. Và nhà văn Băng Sơn cũng như vậy: “Hà Nội như máu thịt tôi, không thể tách rời ra được nữa….. Hà Nội có cái gì là tôi có cái đấy…..” (trích từ tác phẩm “Hà Nội rong ruối quẩn quanh”).
Chính vì tôi yêu Hà Nội đến như thế nên bất kì thứ gì thuộc về Hà Nội, đối với tôi, chúng đều đáng để tự hào. Từ cách cầm đũa, cầm thìa, đến cách thưởng thức một món ăn, thưởng thức cái đẹp ẩm thực, đều vang lên một nét văn hóa độc đáo của người Hà Thành. Khi nhắc đến những cuốn sách với ý nghĩa tương tự như thế, nào đâu tôi có thể quên được những lời văn nhẹ nhàng, tinh tế bởi một óc quan sát tài tình như Thạch Lam với “Hà Nội băm sáu phố phường”.
Thạch Lam có viết: “Hà Nội có một sức quyến rũ đối với những người ở nơi khác… ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông thấy cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây”.
Tôi cũng như nhà văn Thạch Lam, sống trong lòng thủ đô Hà Nội, có một sự lưu luyến gì đặc biệt lắm, không kể được bằng lời, sức hút ấy còn thể hiện rõ nét hơn ở những người rời xa Hà Nội. Hà Nội có cái thú vị rất riêng, chẳng thể lẫn vào đâu được, cái thú riêng ấy là gì thì tự những người tới Hà Nội phải tìm thấy nó, mà dấu ấn sâu sắc nhất là khi được nếm thử hương vị của Hà Nội.
Lời văn của Thạch Lam đưa tôi đi tựa như một nhà bộ hành tùy hứng, tản mạn qua những con phố cổ kính rêu phong, đậm chất Hà Nội, đậm chất phương Đông. Nhẹ nhàng xuất hiện trước mắt tôi là vô vàn biển hàng mời gọi. Những chiếc biển hàng xưa chẳng có cầu kì như bây giờ, chỉ đơn giản là tên cửa hàng viết tay điểm thêm vài chữ tiếng Pháp hay tiếng Tàu, vừa để thể hiện rõ sự du nhập mãnh liệt của văn hóa phương Tây vào đất thủ đô, cũng vừa để làm nổi bật lên cái phong phú, đa dạng của vùng đất tụ hội bốn phương này. Nhưng những chiếc biển hàng ấy cũng đâu thể nói lên được sự ngon dở trên từng món ăn.
Thưởng thức món ăn của Hà Nội xưa cũ, không phải là chỉ rẽ qua những nhà hàng sang trọng rồi về, mà còn là sự rong ruổi trên từng con phố. Vì chiếc đĩa sứ sang trọng quý phái đâu thể nâng niu, gìn giữ hết những món quà dân dã của Hà Nội. Muốn ăn ngon ở Hà Nội, phải theo bước chân của Thạch Lam đi lê la ngoài phố phường, đâu chỉ vài chục phút, mà phải là hàng giờ, thậm chí thâu đêm suốt sáng. Vì những thứ tinh túy nhất đâu phải dễ dàng tìm ra…
Thạch Lam đưa ta rẽ qua những hàng, mà cũng chưa chắc được gọi là hàng, vì đơn giản những của ngon vật lạ ở Hà Nội là ở dưới vai, trên chiếc đòn gánh của mấy anh chị bán hàng rong hết. Thạch Lam kể: “Mỗi giờ là một thứ quà rong khác nhau, ăn quà cũng là một nghệ thuật, ăn đúng cái giờ ấy và chọn đúng người bán hàng ấy, mới là người sành ăn”. Nhà văn còn chỉ ta cách thưởng thức món ăn, cách nâng niu tận hưởng hương vị của món ăn để có thể cảm nhận được hết cái “Hà Nội” trong đó.
Những tiếng rêu rao lẳng lặng vọng vào trong đêm, những tiếng bước chân lê thê đượm sự mỏi mệt, nhưng chính những tiếng rao ấy, phải chăng là những lời ru của ẩm thực mỗi đêm khuya?
Quà Hà Nội, một món quà thần kì mà chỉ cần gọi tên thôi cũng khiến người phương khác thèm muốn. Hà Nội chỉ gói gọn trong đêm, chén trà đặc nóng hôi hổi thổi bừng lên mặt ăn kèm với miếng bánh khảo bột đầy môi. Hay Hà Nội cũng chỉ là bát bún chả, bát phở đậm đà điểm vài cọng rau thơm buổi sớm. Hoặc Hà Nội cũng “thôn quê” lắm, cái ngon của món xôi nếp với hương thơm nồng nàn bởi mỡ hành khiến người ăn phải xuýt xoa nhớ mãi.
Hà Nội đơn giản là một thức quà đầy thanh tao của lúa non (hay còn gọi là cốm). Hà Nội chẳng qua cũng chỉ là một thành phố lũ lượt hàng mạc như bao thành phố khác… Hà Nội chỉ vậy thôi mà sao khi nhắc đến, người ta lại dường như cảm nhận được cái sức hút mê hồn của món ăn trên đầu lưỡi? Vì món ăn Hà Nội riêng biệt lắm, hòa trộn giữa cái hương cổ xưa và nét đẹp của thời đại, để sáng tạo ra những món ăn mang mùi vị chẳng đâu có được.
Tác giả là một nhà văn mà tại sao có thể biết rõ ngọn ngành về cách làm món ăn, biết được cách tận hưởng chúng? Phải chăng Thạch Lam còn có một tài năng khác? Đầu bếp chăng? Nhưng tất cả là nhờ một tình yêu Hà Nội, khiến nhà văn có một sự rung động mãnh liệt về vị giác, để một khi thưởng thức món ăn thì chẳng tài nào quên được, mà cũng chẳng muốn quên.
“Hà Nội băm sáu phố phường” chứa đựng cái hơi thở cổ kính rêu phong của một Hà Nội đã xa giờ chỉ còn lại là những kỉ niệm trong tâm tưởng mỗi người. Cuốn sách tựa như một chuyến đi mà bất kì ai cũng hằng mong ước để thỏa mãn cái vị giác khi đến đất Kinh Kì. Thạch Lam là một đứa con của thủ đô, có đôi chút tự phụ và khó tính, với những lời nhận xét đầy ngẫu hứng bằng lời văn chưa bao giờ xưa cũ.
Nhà văn tôn vinh việc thưởng thức món ăn tựa như đóng vai một người nghệ sĩ, tạo ra một nét đẹp mãi vẹn nguyên trong văn hóa người Hà Thành. Bằng thể văn tùy bút đầy tinh tế, cuốn sách cũng gợi nhắc cho chúng ta rằng trong văn chương từng có một Hà Nội xinh đẹp, hiền hòa và đậm đà hương vị như thế!
Bài 11. Cảm nhận về cuốn sách mà em yêu thích: Cuộc đời của Pi
Mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có những sở thích riêng và bản thân tôi cũng vậy. Từ lúc còn nhỏ, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách và thật may mắn, tôi đã đọc được nhiều sách hay. Trong số đó, cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn: “Cuộc đời của Pi” của nhà văn nổi tiếng người Canada có tên là Yann Martel.
Đây là tác phẩm rất thành công của ông: Năm 2002, cuốn sách giúp tác giả giành được giải Man Booker và nhiều giải thưởng khác. Đây là một câu chuyện có thật về cuộc đời của một cậu bé người Ấn Độ đã sống sót sau 227 ngày lênh đênh trên Thái Bình Dương với chiếc thuyền cứu sinh cùng chú cọp Bengal hung dữ và nguy hiểm sau khi chuyến tàu đến Bắc Mỹ của mình bị nhấn chìm bởi một cơn bão lớn. Tác phẩm đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2013 và đạt được 4 giải Oscar.
Cậu bé Piscine Molitor Patel, hay còn được gọi là Pi, con trai của một chủ vườn thú tại vùng Pondicherry của Ấn Độ. Cậu say mê tôn giáo và cùng một lúc theo cả đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa. Để tránh những biến cố chính trị, gia đình cậu chuyển toàn bộ vườn thú tới Canada trên một con tàu của Nhật Bản có tên là Tsimtsum. Con tàu đã gặp một cơn bão lớn và nhấn chìm, còn Pi mất gia đình mình, cậu sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker, một con linh cẩu, một con đười ươi và một con ngựa vằn. Cuối cùng, sau những xung đột giữa những con thú ở trên thuyền thì chỉ còn lại chú hổ hung tợn Richard Parker và Pi lênh đênh trên biển.
Pi đã trãi qua nhiều thử thách cực độ cả về tinh thần lẫn thể xác. Khi chiếc tàu bị chìm, Pi được ném xuống biển trên một chiếc tàu cứu sinh với một số lượng thực phẩm và đồ cấp cứu rất hạn chế. Pi buộc phải thực hiện một kế hoạch sống sót với một thời gian không chắc chắn trên vùng biểu sâu và khắc nghiệt. May mắn thay, Pi đã tìm ra một cuốn sổ tay giúp anh lập được kế hoạch cho thời gian sống sót của mình.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh dành sự sống của Pi trở nên vô cùng khắc nghiệt khi người bạn đồng hành của Pi là một con hổ Bengal trưởng thành, nó là mối nguy hại đe dọa tính mạng Pi từng giây từng phút.
Khi Pi bất ngờ tìm thấy con hổ Richard Parker trên thuyền cứu sinh, anh quyết định ném tất cả vật dụng và thức ăn dự trữ trên thuyền sang chiếc bè, cột chiếc bè với thuyền cứu sinh và chuyển sang sống trên chiếc bè để tránh bị con hổ ăn thịt. Ngay lúc đó, có vẻ đó là một quyết định khôn ngoan, vì anh vẫn chưa hình dung được những nguy hiểm lớn hơn mà anh chưa bao giờ biết đến.Thật không may, vào một buổi tối, một con cá voi khổng lồ xuất hiện lật úp chiếc bè, vứt đi tất cả nguồn thực phẩm dự trữ và nước ngọt. Pi đã phải chịu đựng những cơn đói hành hạ. Lúc đó Pi nhận ra rằng sống chung với con hổ Parker trên thuyền có lẽ là một sự lựa chọn tốt hơn. Cuối cùng, nhờ những hiểu biết về nuôi dưỡng thú hoang, Pi đã thành công trong việc thuần hóa Richard Parker. Chính con hổ là cái neo giúp Pi bám lấy cuộc sống và duy trì sự sống của cả cậu và Richard cho tới khi cả hai dạt lên một bờ biển. Richard Parker đã trở về với cuộc sống hoang dã không lời từ biệt người bạn đồng hành. Còn Pi được cứu sống nhờ những người dân Mê- Hi Cô.
Khi đã đọc tác phẩm “Cuộc đời của Pi”, tôi chắc bạn sẽ rút ra nhiều bài học lớn trong cuộc sống .Bài học đầu tiên tôi rút ra được là, người đọc có thể rút ra từ câu nói của cha Pi đã từng nói với cậu bé rằng: “Nếu con tin vào mọi thứ thì rốt cuộc con sẽ không tin vào điều gì cả”. Cha của Pi nói điều này với Pi tại bàn ăn trong một buổi ăn tối khi ông nhận ra sự tò mò của con trai về các tôn giáo khác nhau và muốn làm theo các tôn giáo ấy cùng một lúc. Lời nói của ông đã đúng không chỉ trong tín ngưỡng tôn giáo mà trong cả cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta theo đuổi nhiều con đường khác nhau cùng một lúc sẽ nhanh chóng hủy hoại nguồn lực và cuối cùng là vỡ mộng với toàn bộ quá trình.
Trên hết, bài học quan trọng nhất mà tôi rút ra cho bản thân chính từ câu chuyện về lập kế hoạch sinh tồn của Pi. Cuộc đời của Pi là một câu chuyện của tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc thậm chí trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Cho dù giữa đại dương bao la, bão to, sóng lớn, cá voi, hổ dữ…, Pi không bao giờ từ bỏ hy vọng sống sót. Thay vì đầu hàng trước số phận nghiệt ngã, chấp nhận cái chết, Pi đã vượt qua tất cả bằng ý chí kiên cường, bằng tất cả kĩ năng sống và sự hiểu biết và niềm tin của mình. Pi luôn tự nhắc nhở bản thân: “Arrange the boat neatly to prepare for the battle to survive: Make a meal schedule, a guard schedule, and a schedule of break. Do not drink urine or sea water. Keep yourself busy but avoid unnecessary efforts. Be able to keep the mind working by playing cards. Singing is also a way to raise the spirit and above all never give up hope…” tạm dịch là: “…Sắp xếp thuyền gọn gàng chuẩn bị cho trận chiến để sinh tồn: Lập một lịch ăn, lịch canh gác, lịch nghỉ ngơi. Không uống nước tiểu hay nước biển. Giữ mình bận rộn nhưng tránh phí sức không cần thiết. Có thể giữ trí óc hoạt động bằng cách chơi bài. Hát cũng là cách để lên tinh thần nhưng trên hết không được mất hy vọng…”. Thật sâu sắc, trong cuộc sống chắc chắn tôi và bạn sẽ phải có nhiều lúc cần phải lập kế hoạch một cách khoa học cho nhiều tình huống khác nhau, cần thích nghi để tồn tại ngay cả khi đó là những tình huống trớ trêu nhất, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống ý nghĩa và nhất là không bao giờ từ bỏ hy vọng. Chúng ta cần hiểu triết lý vô thường của cuộc sống, những khó khăn chỉ là tạm thời. Ngay cả khi bạn đã thử hết tất cả mọi cách thì bạn cũng có khả năng thử lại. Hãy luôn nhớ rằng, luôn có ai đó quan sát bạn và bạn luôn có lý do để cố gắng. Sẽ luôn có cơ hội cho bạn, như Pi khi đang đói bỗng nhiên có cá bay cung cấp thực phẩm, có cơn mưa rào cung cấp nước ngọt, có hòn đảo để nghỉ ngơi…
Có thể nói “Cuộc đời của Pi” là một kiệt tác về cuộc hành trình khắc nghiệt đến ngạt thở của nhân vật chính để chinh phục sự mất mát, sợ hãi, đau khổ bằng nghị lực sinh tồn, niềm tin và sự hiểu biết. Tôi nghĩ, còn gì thú vị hơn vào mỗi buổi cuối tuần rảnh rỗi, được ngồi thưởng thức những cuốn sách hay như “Cuộc đời của Pi”. Tôi xin giới thiệu cuốn sách này với những người yêu động vật, yêu cuộc sống và không bao giờ gục ngã trước những biến cố trong cuộc sống.
Bài 12. Mẫu bài viết về cuốn sách yêu thích: Hạt giống tâm hồn (mẫu 3)
Cuộc sống ở nơi thành phố tấp lập, ồn ào hối hả khiến con người ta cũng trở nên vội vã theo. Cuộc sống của tôi cứ dần trôi qua theo nhịp sống như vậy, những khoảng thời gian bình yên nhất với tôi có lẽ là lúc tôi ngồi vào bàn học đọc những cuốn sách bất hủ về cuộc sống, về gia đình, về tình yêu …. Thế giới của sách là cả một thế giới của tri thức rộng lớn. Đọc sách là chúng ta vừa được học hỏi vừa được trò chuyện với những người thông minh. Đối với tôi sách vừa là bạn vừa là thày. ”Hạt giống tâm hồn” – Cuốn sách tôi tâm đắc nhất, cuốn sách đã thay đổi nhận thức của tôi về mọi thứ xung quanh.
Tôi tình cờ tìm được nó trong kệ sách của anh họ, chưa cần biết nội dung sách là gì nhưng khi đọc lên nhan đè của sách: ”Hạt giống tâm hồn – Góc nhìn kì diệu của cuộc sống ” tôi đã cảm thấy vô cùng thích thú và ấn tượng. Duyên phận thay, cuốn sách đó lạ trở thành món quà sinh nhật thật ý nghĩa năm tôi tròn 15 tuổi. Trong niềm vui sướng bắt đầu từ tối hôm đó dưới ánh điện vàng, tôi bắt đầu chiêm nghiệm những mẩu chuyện về cuộc sống.
”Tại sao các tác giả lại đặt tên sách là” hạt giống tâm hồn”?” đó câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra cho mình, nếu giải thích được có nghĩa là tôi đã nắm được năm mươi phần trăm nội dung cuốn sách và ý nghĩa tác giả muốn gửi gắn đến bạn đọc. Trước hết ” hạt giống” là mầm cây xanh đầy sức sống đang nhô mình ra khỏi mặt đất. ”Tâm hồn ” là nơi chất chứa bao kỉ niệm, cảm xúc … của mỗi chúng ta. Mỗi người đều có kí ức riêng dù buồn hay vui nhưng nó chắc chắn đã in sâu vào trong tâm chí chúng ta. ”Hạt giống tâm hồn” là nơi nuôi dưỡng những kí ức gieo mầm, giữ gìn và vun xới hạt mầm tốt đẹp đó trong lòng mỗi người. Để cái đẹp át đi cái xấu và đẻ con người đối với nhau bằng một tình yêu thương.Mỗi một ngươi có một kí ức riêng một tâm hồn riêng nhưng đọc cuốn sách này tất cả những tâm hồn riêng đó sẽ hoà chung cùng một ” tâm hồn ” rộng lớn hơn ,nhân văn hơn..
“Hạt giống tâm hồn -Góc nhìn kì diệu của cuộc sống” có thể nói là một người thầy đối với ta. Sách dạy ta cách sống làm sao cho đúng, cách đối nhân xử thế với những người xung quanh, cho ta những bài học bổ ích ,…nhất là những lứa tuổi học sinh như tôi thì sách giúp tôi có được những kĩ năng cần thiết để chính thức bước vào đời. Những buổi chiều chủ nhật yên bình , kết thúc một tuần học tập hoạt đọng vất vả, tôi lại ngồi vào bàn học thư giãn cùng những “người bạn ” của tôi. Bầu trời trong nắng nhẹ gió thổi vi vu nhè nhẹ lên qua tóc tôi,những lúc như vậy tâm hồn tôi chợt rung động khiến những gì sách viết tôi đều thấm nhuần một cách nhanh chóng. Cảnh vật tác động trực tiếp đến tâm hồn mỗi người cho họ cảm hứng, sự vui vẻ và đôi khi là cả nỗi buồn. Sách cũng vậy nhất là những cuốn sách viết về cuộc sống như hạt giống tâm hồn. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách như một sắc màu truyền tải những thông điệp khác nhau cho ta những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu về ý nghĩa cuộc sống”có thể nói cuộc sống với tất cả những khổ đau và hạnh phúc nước mắt và nụ cười chia ly và sum họp ….không ngừng khiến trái tim ta thổn thức. “Đọc tác phẩm này đôi khi ta bắt gặp ngay chính bản tân mình trong đó trong một hoàn cảnh nào đó rõ ràng ta đã sai.
Đó chỉ là một trong hàng chục những triết lý sống mà sách gửi gắm đến người đọc.
Cuốn sách “Hạt giống tâm hồn – góc nhìn kì diệu của cuộc sống”đã để lại cho tôi nhiều bài học quý báu .Cuộc đời con người vốn rất ngắn ngủi hay vì cứ rong chơi rồi đến điểm cuối của cuộc đời lại đâm hối hận , chi bằng hãy lao động tích cực đi. Ít nhất lúc quay đầu lại ta cũng nhận mình đã nếm trải những gì.
Bài 13: Cảm nhận về cuốn sách mà em yêu thích: Không gia đình
Tôi là một đứa bé mồ côi…
Sinh ra trong một gia đình thiếu đi cái siết chặt từ bàn tay cha, và cái ôm ám áp của mẹ. tôi đã luôn ước ao có được sự may mắn như bao đứa trẻ khác, nhưng cuộc sống chẳng rộng lòng cho ai tất cả, tôi đã thực sự sụp đổ khi đối diện trước những khổ đau ấy. Nhưng bất ngờ tìm thấy và đồng cảm với cuốn sách của một tác gia nổi tiếng Hector Malot, trong cuốn sách đã chứa đựng những khoảnh khắc đôi khi làm tôi đau đớn nhưng đôi khi lại thấy mình thật hạnh phúc.
Bão giông có thể đến và lấy đi hạnh phúc của bất cứ một ai, điều quan trọng ở đây là cách ta đón nhận những nghịch cảnh đó và đối mặt với chúng ra sao để làm cho những điều bình dị trở nên phi thường. Giống như cách mà cậu bé Remi trong tác phẩm “KHÔNG GIA ĐÌNH” mà tôi sắp sửa chia sẻ cho tất cả các bạn, cho những người đã và đang cần “động lực” để sống.
“Không gia đình” kể về cuộc phiêu bạt của Rêmi – một cậu bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, sống với mẹ nuôi ở một vùng quê hẻo lánh. Sau đó, em đi theo đoàn xiếc chó, khỉ của Vitali – một cụ già từng trải và đức độ, đi chu du và biểu diễn khắp mọi miền nước Pháp. Remi đã lớn lên trong sự gian khổ của cuộc hành trình. Nhiều lúc cả đoàn được ăn no mặc ấm, cũng có lúc phải đi trong trời đông giá rét, dưới cơn bão tuyết, nhịn ăn tưởng chết đến nơi. Rồi cụ Vitali mất, chỉ còn Rêmi và chú chó Capi trung thành. Từ đây em tự lập, không những lo cho mình, em còn cưu mang chú bé Matchia vào gánh hát rong. Họ đã trở thành đôi bạn thân, cùng nhau phiêu bạt, cùng chịu đựng gian khổ và cùng sẻ chia niềm sung sướng. Nhưng cuộc đời em đâu đã hết gian truân! Đã có lúc em bị kẹt dưới hầm mỏ lụt đến mười bốn ngày đêm. Có lúc khác, em vào nhầm nhà một tên vô lại vì tưởng đó là cha đẻ của mình. Rồi em lại phải vào tù vì bị mắc án oan…Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, em vẫn noi theo nếp sống của cụ Vitali: giữ gìn nhân phẩm, ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, nhớ ơn nghĩa, luôn làm người có ích. Cuối cùng, giống như những kết thúc có hậu trong các câu chuyện cổ tích, Rêmi tìm lại được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc bên những người thân yêu.
Qua cuộc phiêu lưu của cậu bé Rêmi ta thấy được nhiều điều về số phận khổ đau của con người…Trước hết là Rêmi – nạn nhân của cuộc tranh giành quyền thừa kế tài sản. Em sống cuộc đời phiêu bạt của kẻ hát rong và phải chịu bao nhiêu gian khổ mới tìm lại được gia đình. Cuộc đời của cụ Vitali cũng là một bi kịch. Cụ vốn là một người đứng trên bậc cao nhất của nấc thang xã hội, nhưng cuối cùng lại phải làm nghề xiếc chó sống qua ngày. Sức lực của cụ bị bào mòn bởi sự khắc nghiệt của xã hội. Để rồi cụ chết, chết vì không tin vào lòng tốt của con người. Còn cả chú bé Matchia luôn bị đánh đập, hành hạ bởi ông chủ. Liệu còn số phận nào đáng buồn hơn thế?
Nhưng cuốn sách này không chỉ có toàn đau khổ, nó cũng có nhiều điều thú vị để đọc, để cảm thấy vui vì những giá trị tốt đẹp của con người. Trước hết là tình cảm gia đình, tình thương của cụ Vitali dành cho Rêmi. Cụ đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải để tồn tại trong thế giới khắc nghiệt. Bà Miligan và Arthur cũng yêu Rêmi. Họ chăm sóc, cưu mang khi em rơi vào tình trạng khó khăn nhất.Và cũng thật thiếu sót nếu không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Rêmi và Matchia. Hai em sống đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi,luôn sát cánh cùng nhau trong hoạn nạn. Câu chuyện này còn ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập tự tin của giới trẻ.
“Tiến lên! Thế giới mở rộng trước mắt tôi, tôi có thể dời chân xuống nam hay lên bắc, sang đông hay qua đoài tùy lòng.
Tôi chỉ là một đứa trẻ con, thế mà tôi đã làm chủ cuộc đời của tôi”
Hãy đắm chìm dòng cảm xúc của mình vào những trang sách để bản thân tự tin bước qua những thách thức mà cuộc sống đặt ra và để trái tim ta cảm nhận được thế giới này cần lắm những tình yêu thương như thế. Tuổi trẻ đừng ngại đương đầu với khó khăn bởi nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình rất dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. KHÔNG GIA ĐÌNH là một tác phẩm đầy tính nhân văn, đã mang đến cho độc giả những giá trị tinh thần tồn tại mãi theo năm tháng. Tác phẩm như ngọn đèn soi rọi cho biết bao tâm hồn thoát khỏi những bóng đêm của cuộc đời. Và cũng để những ai “có gia đình” suy ngẫm, làm sao sống cho tốt, xứng đáng với cái may mắn mà số phận ban cho.
Nếu như trong cuộc sống, sự hiến tặng đem tới niềm vui thì sự chia sớt lấy đi nỗi khổ. Ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào vũng lầy khổ đau hay tuyệt vọng. Thật không có gì quý giá bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh giúp ta đủ can đảm để vượt qua. Bàn tay ấy có thể không đủ sức kéo ta khỏi vũng lầy bất hạnh nhưng nó đã làm nỗi khổ đau kia vơi đi ít nhiều. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.
Thật sự cảm ơn ông, Hector Malot!
Bài 14. Cảm nhận cuốc sách Khoảnh Lặng Của Trái Tim
Và quyển sách: ” Gọi tên yêu thương ” đã làm cho tim em tràn dâng cảm xúc. Trong quyển sách này là những câu chuyện cảm động đã tạo nên một chuỗi dài đầy nước mắt. Mỗi câu chuyện là một bức tranh của nhiều mảnh vỡ cuộc đời ghép lại. Trái tim của mọi người trong quyển sách này đã xoa dịu đi vết thương của những con người bất hạnh. Và em hiểu rằng chính lòng nhân ái là ngọn lửa đã sưởi ấm con tim của họ. Em đã thực sự cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của mọi người. Dù ở cái tuổi gần đất xa trời mà người mẹ liệt sĩ chín mươi bốn tuổi với cái lưng còng đã nuôi nấng các em nhỏ mồ côi bằng tình yêu thương như trời như biển. Bom đạn của chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đó, bà làm sao có thể bỏ mặt các em nhỏ thiếu tình thương của ba,mẹ phải sống trong cảnh khó khăn, cực khổ. Em đã chợt nghĩ đến bà và mẹ,nghĩ đến tình thương đã dành cho em suốt bao năm qua. Em sẽ mãi mãi khắc ghi những tình cảm ấy vào trái tim nhỏ bé này. Và em đã rất khâm phục bà đã hết lòng tận tuỵ , chăm lo cho các bé nhỏ. Hay các chị trong câu chuyện đã dành hết cả tuổi đời thanh xuân của mình để chăm sóc cho các em bị khuyết tật, thiểu năng, chất độc màu da cam….Dù thiếu thốn trăm bề nhưng các chị vẫn lo cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ, dạy cho các em học từng con chữ. Các chị nghĩ rằng trong nghịch cảnh éo le của cuộc đời chỉ có con chữ mới có thể đưa các em đến chân trời phía trước. Và quan trọng hơn chị đã cho các em biết rằng mình không hề vô ích trong cuộc đời này. Bởi vì các em chính là những hạt giống của đất nước mai sau sẽ giúp ích cho đời. Sự bao dung, nhân từ của các chị không có ngôn từ nào để tả xiết.
Ở các chị luôn có một sức mạnh vô hình và niềm tin hy vọng đối với các em đang mắc bệnh nặng. Càng đọc đôi mắt của em càng hoe hoe đỏ. Em không thể nào cầm được nước mắt trước những mảnh đời đầy bất hạnh. Em học được ở các chị rất nhiều về tình yêu thương. Và em còn cảm phục trước tình cảm đồng đội đầy mãnh liệt. Một người suốt hai mươi sáu năm dài đã lặn lội đến những nơi đã xảy ra bom đạn chiến tranh để tìm thi hài của đồng đội. Những người đã hi sinh cao cả vì nhiệm vụ bảo vệ bầu trời hoà bình cho dân tộc,cho đất nước. Họ là những con người có lòng nồng nàn yêu nước và nhiệt huyết tuổi trẻ. Dù những người lính ấy đã nằm xuống nhưng tim họ vẫn còn ấm áp bởi tình cảm bạn bè ấy quá cao thượng. Em thầm nghĩ rằng mình sẽ cố gắng sống tốt và sẽ vun đắp những ngọt ngào, hạnh phúc cho tình bạn của mình. Và trong em luôn cảm phục những người có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Dù họ bị khuyết tật thế nhưng bằng nghị lực họ đã vượt qua rào cản của xã hội và tiếp tục chắp cánh cho những người có hoàn cảnh giống như mình. Em luôn thầm ngưỡng mộ họ bởi vì những con người ấy không bao giờ khuất phục trước những khó khăn của cuộc đời. Và em nhận ra một điều từ những nổ lực cố gắng của những người bị khuyết tật: “chúng ta nên nhìn vào khả năng của họ- đừng nên nhìn vào sự khác biệt”. Trên đường đời không có gì không thể vượt qua chỉ cần ở trong ta có niềm tin vững chắc vào ngày mai tươi sáng. Qua quyển sách này em đã được học hỏi rất nhiều điều tốt. Em đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm sống thật hữu ích. Và em hiểu rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười khi chúng ta quan tâm đến mọi người xung quanh. Đừng nên sống quá khép kín vì khi đó dòng thời gian dần dần trôi qua một cách vô ích. Tại sao chúng ta không thử mở lòng mình một lần để cảm nhận những vị ngọt mà cuộc đời mang đến cho chúng ta. Một quyển sách với những tấm lòng nhân ái đã cho ta biết sẻ chia cuộc sống này. Đôi khi chính những câu chuyện đời thường đã mở ra cho chúng ta cách nghĩ và cách sống mới. Và em có thông điệp yêu thương muốn sẻ chia với mọi người:khi vui-để biết chia sẻ; khi buồn – để thôi bi quan;khi thành công – để biết nhìn lại;khi thất bại-để biết vươn lên. Cuộc sống này rất nhiều điều mới lạ mà chúng ta cần cùng nhau khám phá thế giới của sách. Em rất cảm ơn thư viện thông minh. Vì nhờ thư viện mà em có thể trải lòng mình cùng sách.Khi đọc xong quyển sách: “Gọi tên yêu thương” giúp em có nhiều động lực hơn trong cuộc sống. Chính lòng nhân ái là chiếc chìa khoá mở cửa tâm hồn cho chúng em. Dù cho trái tim của ai đó đã bị hoá đá nhưng bằng tình thương ấm áp đó sẽ làm cho trái tim của chúng ta phải thức tỉnh sau cơn mơ dài. Một lần nữa em cảm ơn thư viện vì đã tạo điều kiện cho em và các bạn mở mang kiến thức của mình. Em mong rằng thư viện thông minh sẽ được nhân rộng trên cả thế giới để mọi người có thể cùng nhau đọc sách để trái tim chúng ta có nhũng phút khoảnh lặng cho riêng mình. Và qua những câu chuyện đầy lòng nhân ái là những bài học vô cùng quý báu, là hành trang vững chắc cho em bước vào đời./
Bài 15: Cảm nhận về cuốn sách em yêu thích: Thi nhân Việt Nam
Thơ – những âm vần và nhịp điệu dễ nhớ, giản dị mà lại sâu sắc. Tôi thích thơ, nó mang lại cho tôi cảm giác như đang lạc vào một khoảng không gian cùng với tác giả. Trong không gian ấy tôi cảm nhận được cả niềm vui, nỗi buồn và cả sự tiếc nuối mà tác giả mang đến trong tác phẩm. Một bài thơ có thể ngắn có thể dài, nhưng nó lại chứa đựng cả một tư tưởng lớn bao trùm cả một thời đại. Vì chính lẽ đó, tôi đã đến thư viện trường rất thường xuyên để tìm đến những bài thơ hay và tình cờ tôi đã thấy được cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh – Hoài Chân, trong đó có các tác giả mà tôi yêu thích cùng với các bài thơ của họ. Và như một lẽ tất nhiên, tôi đã mượn nó để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình.
Mở đầu của cuốn sách là một bài phê bình về “Một thời đại trong thi ca”. Tôi đã rất ngỡ ngàng vì có những thứ chưa tiếp xúc và chưa biết. Vì vậy, tôi đã định bỏ nó lại, nhưng Sapphire đã viết : “Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những thông điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể”. Quyết tâm của tôi lại nổi lên, tôi mở sách ra và ngồi đọc, tìm tòi tỉ mỉ những thông tin chưa biết. Quả thật, quyển sách đã đem đến cho tôi rất nhiều sự ngạc nhiên.
Tác giả đã viết “Thi nhân Việt Nam” một cách rất tỉ mỉ và chân thành. Đây là một tài liệu tốt để rèn luyện kĩ năng lí luận văn học. Cuốn sách sẽ đem lại cho bạn những kiến thức phong phú. Chẳng hạn như ông đã nói rằng không thể lấy độ dài để định giá một bài thơ; nêu cách nhận diện thơ mới sao cho đúng đắn, là phải “sánh bài hay với bài hay”, bởi lẽ “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào”. Đồng thời ông cũng nói lên hai thời đại bao gồm trong cái ta chung và cái tôi riêng, tấn bi kịch của các nhà thơ mới, gợi ý cho họ lối thoát bằng tình yêu tiếng Việt.
Có một câu văn đặc biệt được trích dẫn ở nhiều tư liệu: “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Câu văn này thật sự rất hay, nó như một sự tổng kết cho một thời đại rực rỡ huy hoàng của thơ ca. Và nó cũng được rất nhiều thế hệ sau nhớ đến để mang theo suốt chặng đường đời của mình. Hoài Thanh, Hoài Chân đã làm rung động cả một thế hệ theo sau như vậy.
“Thi nhân Việt Nam” cũng đã trải qua một thời thăng trầm. Khi nó mới được xuất bản, người ta phủ nhận nó vì nó dám khen cái thứ “thơ buồn”. Nhưng điều càng bất ngờ hơn chính là Hoài Thanh cũng không ít hơn một lần chối bỏ nó. Có lẽ vì nó không hợp thời hợp thế chăng? Một cuốn sách tổng kết lại cả một giai đoạn thơ ca khi mới xuất hiện bị người ta phủ định, thì dần dà về sau, khi nhìn lại những tác phẩm ấy, ta mới hiểu rõ, mới sâu sắc cảm nhận được sự đánh giá, phê bình của tác giả dành cho một quãng thời gian đổi mới. Cuốn sách dù đã được trả về đúng vị trí, giá trị của nó nhưng thật đáng tiếc, Hoài Thanh đã mất, và cũng đem theo một nỗi niềm u uẩn.
“Thi nhân Việt Nam” là một cuốn sách rất hay. Nó phù hợp với những người yêu thơ ca. Nó cũng phù hợp với những ai muốn tìm nguồn tư liệu để tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng lí luận văn học. Cuốn sách không phải cứ đọc ngày một ngày hai là xong, mà trong từng câu chữ, ta phải ngẫm đi ngẫm lại rất nhiều lần để hiểu được ý nghĩa của nó. Tin tôi đi, thời gian của bạn sẽ không lãng phí nếu bạn dùng để đọc và ngẫm cuốn sách này. Đọc xong sách, tôi cảm nhận sâu sắc rằng Hoài Thanh không hổ danh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam hiện đại. “Thi nhân Việt Nam” chính là cuốn sách hay nhất viết về Thơ mới, và cũng là một trong những cuốn sách hay nhất của phê bình văn học Việt Nam.
4 Cuốn Sách Tiếng Anh Tuyệt Vời Bạn Nên Đọc
Tôi thích sách, thích hít hà mùi thơm của từng trang giấy, thích nằm hằng giờ mân mê quyển sách yêu thích của mình, để rồi nhiều ngày sau đó là những suy nghĩ, cảm xúc vẫn chẳng thể nào dứt ra được. Còn nhớ hồi trước, có một số sách muốn đọc nhưng lại chưa có bản dịch sang tiếng Việt, tôi đành liều mình chạy đi mua/ tải sách bản tiếng Anh để “đọc trước” vì không thể ngồi yên chờ sách được dịch (dù tiếng Anh vẫn chưa sõi, vốn từ vựng thì chẳng bằng ai). Nhưng cũng chính nhờ việc đọc nhiều sách tiếng Anh hồi đó mà vốn tiếng Anh của tôi cải thiện rõ rệt (có lẽ một phần vì tôi không còn thấy sợ đọc những bài viết dài ngoằng ngoẵng hay sợ học những từ lạ hoắc, khó hiểu, có vẻ khô khan). Tôi nghĩ nếu bạn chưa từng đọc sách tiếng Anh thì nên một lần thử. Đừng nghĩ rằng nó quá khó, đừng nghĩ bản thân không thể, bởi “Only those who dare may fly”. Còn với những ai đang băn khoăn không biết nên đọc cuốn sách tiếng Anh nào, bạn có thể bắt đầu với một trong những cuốn sách tôi có gợi ý dưới đây. Chúng là những cuốn sách tôi đã từng đọc, một hay bao nhiêu lần chẳng nhớ. Bạn có thể đọc thử, hoặc tự chọn cho mình cuốn sách phù hợp với sở thích của bạn. (Hãy luôn luôn bắt đầu bằng những gì bạn quan tâm và hứng thú!)
Tuesdays with Morrie (By Mitch Albom)
Là một trong những cuốn sách bán chạy ở New York trong những năm 99, “Tuesdays with Morrie” (Những ngày thứ Ba với thầy Morrie) đã khiến cho không ít độc giả phải khóc, phải cười, phải ngỡ ngàng, hay đăm chiêu suy nghĩ. Đây là một câu chuyện có thật được kể bởi tác giả (Mitch) về những bài học mà anh nhận được từ cuộc trò chuyện với người thầy từ thời đại học của mình – Morrie. 20 năm kể từ lần cuối cùng gặp thầy Morrie sau khi tốt nghiệp đại học, Mitch cũng như bao người trẻ tuổi khác vẫn đang mang trong mình những nỗi sợ, những lo lắng, hoang mang – về cái chết, về hôn nhân, gia đình, sự nghiệp, tham vọng, và về những điều chưa biết. Anh dành phần lớn thời gian để làm việc, để cố gắng đạt được những gì anh muốn, mà quên đi ý nghĩa thực sự của cuộc đời, trong khi thầy của anh, người đang đối mặt với căn bệnh ALS (sơ cứng teo cơ), vẫn luôn an yên tận hưởng những phút giây cuối đời – không chút lo lắng, hay sợ hãi.
Mitch trở về bên thầy Morrie ngay khi biết tin về căn bệnh của thầy, và cũng chính nhờ đó, anh đã học được cách để sống và cách để chết, vào mỗi thứ 3 hàng tuần cho đến khi thầy anh ra đi. Hơn cả một cuốn hồi ký tự truyện, hơn cả một cuốn sách chỉ dài ngót nghét 200 trang, là những bài học, những suy tư, những cảm xúc chân thành, không lộ liễu.
Với lời văn giản dị và lối viết không một chút cầu kì, hoa mỹ, đây hoàn toàn là một cuốn sách tuyệt vời cho bạn, cho tôi, cho tất tần tật những người đang học tiếng Anh, hay thậm chí những người bản xứ. Chỉ đọc không thôi, có lẽ bạn sẽ chỉ mất tầm vài tiếng để hoàn thành cuốn sách, nhưng nếu bạn cũng như tôi, để cảm xúc và suy nghĩ len lỏi vào từng câu văn, từng con chữ, thì vài tiếng đồng hồ chưa bao giờ là đủ.
Hãy nghe một đoạn trò chuyện giữa tác giả Mitch và Oprah về giá trị của sự già đi đã được đề cập đến trong cuốn sách qua đoạn video dưới đây:
To kill a mocking bird (By Harper Lee)
“To kill a mocking bird” (Giết con chim nhại) có lẽ vẫn đang nằm trên kệ sách yêu thích của không ít người. Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ lúc được xuất bản lần đầu tiên, cuốn tiểu thuyết kinh điển này vẫn luôn giữ sức sống lâu bền của mình trong tim nhiều độc giả trên khắp thế giới. Chính bản thân tôi cũng chưa một lần ngừng yêu nó, ngừng yêu những nhân vật hay thông điệp chứa trong cuốn sách. Tôi không còn nhớ đã bao lần chui vào từng trang sách, ngấu nghiến cho đến kì hết con chữ cuối cùng, để quên đi cuộc sống thực tại, quên đi những ngày mệt mỏi, quá nhiều những suy tư. Nhưng tôi vẫn và sẽ luôn nhớ Atticus, tôi nhớ cách ông dạy những đứa con của mình về cách làm người và yêu thương người khác, hay cách ông chiến đấu chống lại sự phân biệt chủng tộc và bảo vệ lẽ phải. Tôi vẫn nhớ những đứa trẻ nhà Finch với nét tính cách mạnh mẽ, độc lập, nhưng không kém phần hồn nhiên, tinh nghịch chính nhờ sự nuôi dưỡng và tình thương yêu đến từ bố của chúng.
Giọng văn trào phúng, châm biếm cùng tài năng kể chuyện thiên bẩm của Harper Lee và hơn nữa, toàn bộ câu chuyện lại được kể từ góc nhìn của một cô bé 9 tuổi, thế nên, dù là một cuốn tiểu thuyết kinh điển nhưng “To Kill a Mocking Bird” không khó đọc như bạn nghĩ. Nếu lo lắng rằng cuốn sách quá khó để đọc, bạn có thể đọc qua một lượt cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Việt để nắm rõ nội dung và thông điệp muốn được truyền tải rồi hẵng chuyển sang phiên bản tiếng Anh.
“People generally see what they look for, and hear what they listen for.”
Tạm dịch:
“Con người thường nhìn những gì họ thấy và nghe những gì họ nghe thấy.”
***
“Atticus, he was real nice.”
“Most people are, Scout, when you finally see them.”
Tạm dịch:
“Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều con chưa nhận ra đấy thôi.”
Mời các bạn xem một trích đoạn trong bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách To Kill a Mocking Bird để thấy được một trong nhiều thông điệp thật đẹp được gửi gắm trong tác phẩm này nhé:
The Story of a Seagull and the Cat Who Taught Her to Fly (by Luis Sepúlveda)
Tôi không biết bạn đã từng đọc hay chưa, còn tôi, cuốn sách đã trở thành người bạn hiền gắn bó với tôi kể từ thuở vẫn còn là một đứa trẻ. Và cho tới bây giờ, khi đã lớn, khi mà những băn khoăn về cuộc đời lắm lúc khiến bản thân thảng thốt, chông chênh, khi “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” (tên tiếng Việt) không còn là một câu chuyện kể nhau nghe đơn thuần hồi nhỏ, mà là những bài học triết lý về tình bạn, tình yêu, về chữ tín và về niềm tin vào chính bản thân mình, tôi vẫn đọc lại nó, để nhắc nhở bản thân về việc giữ lời hứa, để học cách chấp nhận sự khác biệt và yêu thương một ai đó không giống mình.
Đó là chú mèo Zorbah mập ú, ngoan hiền, luôn nghe lời cậu chủ nhỏ của mình. Đó là Lucky – con chim hải âu non, may mắn sống sót nhờ sự chăm sóc của Zorbah và cộng đồng mèo ở cảng Hamburg. Đó là một buổi sáng thanh bình trên bến cảng khi chú mèo Zorbah đã hứa với mẹ của Lucky (cô chim hải âu Kengah) rằng sẽ chăm sóc Lucky, sẽ không ăn thịt nó và sẽ dạy nó bay. Để thực hiện lời hứa của mình, chú mèo mun đã không biết bao lần hi sinh danh dự bản thân và thậm chí phá bỏ điều cấm kỵ của loài mèo là nói chuyện với con người.
Sau bao cố gắng, cuối cùng chú chim hải âu bé nhỏ đã có thể tự tin tung cánh trên bầu trời còn Zorbah thì đã thực hiện được lời hứa khó khăn nhất của nó – đó là dạy hải âu bay.
Chỉ vọn vẹn hơn 100 trang, được viết với ngòi bút hài hước, trong sáng và tinh tế, cùng cách dẫn dắt tự nhiên, cuốn sách thiếu nhi này ắt hẳn sẽ phù hợp cho những ai đang học tiếng Anh, dù đang ở trình độ nào.
“We’ve learnt to appreciate and respect and love someone who’s different from us. It is very easy to accept and love those who are like us, but to love someone different is very hard, and you helped us to do that…”
“Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó…”
Alice’s adventures in wonderland (By Lewis Carrol)
” Alice’s adventures in wonderland ” (Alice ở xứ sở thần tiên) là một câu chuyện phiêu lưu kể về cô bé Alice tình cờ rơi vào một hố thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên nơi toàn là những sinh vật kỳ quặc và những điều điên rồ. Alice cho rằng thế giới ấy chỉ là một giấc mơ, là ảo tưởng, và không hề có thật. Ở nơi ấy, cô đã phải đối mặt với những thử thách, và rơi vào những tình huống khó xử. Nhưng chính những tình huống đó đã giúp cô tìm lại chính mình, giúp cô có thêm can đảm để nhận ra điều quan trọng nhất đối với mình và để biến những điều tưởng chừng như không thể trở thành hiện thực.
Là một trong những cuốn tiểu thuyết thiếu nhi kinh điển có nội dung đơn giản, dễ hiểu nhưng không hề nhàm chán, chính bởi lối viết hài hước, nhẹ nhàng, “Alice’s Adventure in Wonderland” chắc chắn sẽ mang đến không ít cảm xúc cho người đọc. Và với những ai đang học tiếng Anh, cuốn sách nhỏ này cũng sẽ phần nào đó giúp bạn làm tăng vốn từ vựng của mình một cách đáng kể.
“Would you tell me, please, which way I ought to go from here?” “That depends a good deal on where you want to get to,” said the Cat. “I don’t much care where-” said Alice.“Then it doesn’t matter which way you go,” said the Cat.“-so long as I get SOMEWHERE,” Alice added as an explanation. “Oh, you’re sure to do that,” said the Cat,“if you only walk long enough.”
Tạm dịch:
Alice: “Tớ nên đi con đường nào bây giờ?” Mèo Cheshire:“Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu.” Alice:“Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến.” Mèo Cheshire:“Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được!”
Bạn hãy thử lắng nghe chương đầu trong cuốn sách Alice’s adventure in Wonderland nhé:
Trên đây là 4 cuốn sách tiếng Anh hay mà những ai đang học ngôn ngữ này cũng nên một lần đọc thử. Bạn đã từng đọc sách bằng tiếng Anh chưa? Cuốn sách bạn thích đọc nhất là gì? Hãy cùng chia sẻ ở phía dưới nhé, bởi tôi sẽ rất muốn đọc thử nó!
Xem thêm:
9 Bộ Từ Điển Tiếng Anh Trực Tuyến Không Thể Thiếu Để Học Ngoại Ngữ
Tin vui với những người đọc sách tiếng Anh trên máy tính là eJOY vừa mới hoàn thiện bản Extension (Tiện ích mở rộng) cho trình duyệt Chrome. Tiện ích này của eJOY cho phép bạn tra và lưu từ khi dùng Youtube, Netflix hay khi đọc sách bản mềm trên máy tính. Vậy là thay vì phải ghi chép vào giấy như trước đây, với eJOY extension, bạn có thể dễ dàng lưu lại những cụm từ/ cấu trúc câu hay ho mà mình vừa bắt gặp khi đọc. Đặc biệt, hệ thống game của eJOY extension sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ vốn từ mà mình đã thu thập được qua những cuốn sách tuyệt hay này nữa đấy.
Tải eJOY eXtension về Chrome ngay
“We live in a wonderful world that is full of beauty, charm, and adventure. There is no end to the adventures we can have if only we seek them with our eyes open.” – Jawaharial Nehru
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Về Phôi Thai Của Haeckel P4 – Về Cuốn Sách Của Johanathan Wells trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!