Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
2. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
3. Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
4. Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
5. Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
6. Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
7. Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
8. Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
9. Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó.
10. Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị.
11. Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan.
12. Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
13. Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt.
14. Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp.
15. Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi.
16. Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
17. Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên.
18. Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế.
19. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu.
20. Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng.
22. Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận.
23. Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá.
24. Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae.
25. CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980.
26. Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào.
27. Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch.
28. Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu.
29. Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận.
30. Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
31. Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms.
32. Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO.
33. Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT.
34. Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO.
35. Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc.
36. Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên.
37. Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
38. Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
39. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
40. Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó.
41. Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO.
Ghi chú:
– Incoterms 2010: Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
– Công ước viên 1980: Là Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
– GATT: Là Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch.
– WTO: Là Tổ chức Thương mại Thế giới.
– CISG 1980: Viết tắt của Công ước viên 1980.
– Hiệp định SCM: Là Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng – một trong các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nhận Định Đúng Sai Môn Tư Pháp Quốc Tế
1 – Theo pháp luật Việt Nam, một trong những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật nơi có tài sản là điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.
Nhận định sai.
Theo pháp luật Việt Nam việc điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước mà 2 bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận mới xác định nơi có động sản được chuyển đến – Do đó thỏa thuận của các bên cũng có thể là áp dụng luật nơi có tài sản – Do vậy trường hợp này không loại trừ khả năng có thể áp dụng luật nới có tài sản.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 766 Luật Dân Sự VN 2005.
2 – Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Nhận định Sai.
Vì theo khoản 2, Điều 13 NĐ 138 ” Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc – Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc” nghĩa là trong thường hợp nếu hình thức di chúc trái với pháp luật nước nơi lập di chúc nhưng tuân theo đúng pháp luật VN thì vẫn có hiệu lực tại VN.)
3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giải quyết quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài luôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
Nhận Định Sai.
pháp luật Việt Nam không chỉ quy quy định áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại mà còn quy định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự tức bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại và hệ thuộc luật quốc tịch của phương tiện – Cụ thể: Điều 773 khoản 3: Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch , trừ trường hợp pháp luật về hàng hải, pháp luật về hàng không của Việt Nam có quy định khác ( Điều 773 khoản 2 ).
4 – Nếu hai công dân Việt Nam kết hôn tại nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân đó phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Nhận định Sai.
vì nếu hai công dân VN kết hôn với nhau ở nước ngoài nhưng trước cơ quan đại diện ngoại giao của VN thì không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
(Câu 4: mình không thấy một quy định nào trực tiếp nhưng mình khẳng định đó không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài vì:
– Điều 12 luật HNGĐ quy định cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Vn với nhau ở nước ngoài.Điều này cho thấy quan hệ này vẫn trong phạm vi một quốc gia, cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quy chế đăc biệt.
– Theo điểm c, khoản 14, Điều 8 luật HNGĐ thì quy định quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài là” giữa công dân VN với nhau mà căn cứ xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài…” theo theo quy định này mình phải hiểu là xác lập ở nước ngoài và trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.)
(Câu 4: sai, trụ sợ của cơ quan đại diện ngoại giao cuãng là một phần lãnh thổ mà nước ta có quyền chủ quyền, là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước VN – vì vậy không thể nói đăng kí tại cơ quan đại diện VN vẫn trong phạm vi “pháp lí” một quốc gia nước ngoài – đây không thể coi là yếu tố nước ngoài.)
5 – Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi mà hai vợ chồng mang quốc tịch.
Nhận định sai.
Căn cứ điều 104 Luât HNGĐ thì việc ky hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo quy định của luật HNGD Việt Nam.
6 – PL các nước đều áp dụng quy định Luật nơi có tài sản trong việc điều chỉnh các vấn đề về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung QSH đối với TS bất kể đó là động sản hoặc BĐS.
Nhận định Sai.
Vì một số nước như Tây Ban Nha, Áo, Braxin, Áchentina áp dụng luật nhân thân của người có tài sản để điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu đối với động sản( giáo trình TPQT ĐH luật Hà Nội trang112)
7 – Các quy định về thừa kế trong các HĐTTTP giữa VN và các nước luôn được TAVN áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề về thừa kế giữa CDVN và CD các nước ký kết.
Nhận định Sai.
Vì trong trường hợp pháp luật VN có quy định giống với các quy định về thứ kế trong HĐTTTP thì pháp luật VN sẽ được áp dụng.cspl:Điều 759 BLDS 2005.
8 – PLVN luôn được áp dụng để giải quyết ly hôn có YTNN nếu 1 trong các bên là CDVN
Nhận định Sai.
Vì trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú tại VN vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng.cspl: khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình.
9 – Nếu 1 hợp đồng có điều khoản chọn luật thì HĐ đó được xem là có YTNN.
Nhận định Đúng
Mình không thể tìm được cơ sở pháp lý do mình suy luận thôi vì hợp đồng trong nước thì không được chọn pháp luật nước ngoài.
Nhưng cũng có thể là sai – Vì điều khoản đó là vô hiệu
10 – Xung đột pháp luật chỉ phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng).
Nhận định đúng.
Bởi vì, xung đột pháp luật chỉ phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng (hôn nhân gia đình,tố tụng dân sự,thương mại,lao động,dân sự có yếu tố nước ngoài) còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự,hành chính…..v.v…tuy pháp luật các nước khác nhau cũng quy định khác nhau nhưng không xảy ra xung đột.vd trong quan hệ hình sự,hành chính mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt và không bao giờ có quy phạm xung đột và cho phép áp dụng luật nước ngoài
11 – Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Nhận định sai.
Bởi vì, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là nhứng quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng.Còn những quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các quốc gia và rộng hơn là giữa các chủ thể của công pháp quốc tế thì thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế.
12 – Tất cả các quan hệ dân sự điều thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Nhận định Sai,
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
13 – Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định định cư ở nước ngoài.
Nhận định Sai
Quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt nam những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó ở nước ngoài cũng được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
14 – Quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Nhận định Sai,
Trong trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại thì pháp luật trong nước vẫn được áp dụng.
15 – Quy phạm xung đột một bên có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Nhận định Sai
Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột quy định áp dụng chính pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm.
16 – Chỉ có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
Nhận định Sai
Các điều ước quốc tế mà việt Nam chưa phải là thành viên cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi các bên tham gia quan hệ lựa chọn làm nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa họ nếu các điều ước quốc tế đó đáp ứng được các điều kiện về lựa cho luật.
17 – Điều ước quốc tế về Tư pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
Nhận định Đúng
Trong các loại nguồn của Tư pháp quốc tế thì Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất.
18 – Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
Nhận định Sai
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp cũng có xây dựng một số ít quy phạm thực chất thống nhất để điều chỉnh trực tiếp một số quan hệ như việc giải quyết di sản không người thừa kế…
19 – Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài luôn được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.
Nhận định Sai
Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dich dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của Việt Nam.
20.Nguyên tắc tối huệ quốc được áp dụng để xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài trong tất cả các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
21 – Quốc tịch của pháp nhân luôn được xác định theo nơi pháp nhân được thành lập.
Nhận định Đúng
Theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
22 – Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài luôn được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập.
Nhận định Sai
Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại VN thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.
23 – Quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các quan hệ tài sản mà quốc gia tham gia.
Nhận định Sai
Trong trường hợp quốc gia gây ra thiệt hại về người và tài sản do hành vi thiếu trách nhiệm của quốc gia thì không được hưởng quyền miễn trừ về tài sản (Điều 12 Công ước liên hiệp quốc).
24 – Quyền miễn trừ của quốc gia chỉ bao gồm quyền miễn trừ về tư pháp.
Nhận định Sai
Quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm quyền miễn trừ về tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia.
25 – Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ về xét xử có nghĩa là quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp.
Nhận định Sai
Quyền miễn trừ về tư pháp không chỉ là quyền miễn trừ về xét xử mà còn là quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện, quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án.
26 – Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế.
Nhận định Đúng
Xung đột pháp luật chỉ có thể phát sinh trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước nước ngoài.
27 – Xung đột pháp luật phát sinh trong tất cả các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
Nhận định Sai
Trong một quan hệ pháp luật nếu có quy phạm thực chất điều chỉnh tình thì sẽ không phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
28 – Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật.
Nhận định Sai
Vì nếu một quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh cần được điều chỉnh nhưng quan hệ đó không phải là quan hệ dân dự thì xung đột pháp luật cũng sẽ không phát sinh.
29 – Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật.
Nhận định Sai
Chỉ khi nào có phát sinh xung đột pháp luật thì mới áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết, vì việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.
30 – Trong tất cả các kiểu hệ thuộc luật cơ bản của Tư pháp quốc tế thì hệ thuộc luật nhân thân là quan trọng nhất. 31 – Hệ thuộc luật nhân thân chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân.
Nhận định Sai
Hệ thuộc về nhân thân còn được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ thừa kế tài sản là bất động sản…
32 – Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng luôn được xác định theo pháp luật nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
Nhận định Sai
33 – Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ thì luật đó đương nhiên được áp dụng.
Nhận định Sai
Việc chọn luật phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc chọn luật áp dụng.
Nhận Định Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Có Đáp Án
Câu 1: Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thiểu các biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại.
Nhận định trên sai vì
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Còn biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Như vậy hai khái niệm này có nội hàm và phạm trù riêng biệt nên việc việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ không đương nhiên làm giảm thiểu các biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại. Còn biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Như vậy hai khái niệm này có nội hàm và phạm trù riêng biệt nên việc việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ không đương nhiên làm giảm thiểu các biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại.
Câu 2: Các quốc gia không phải là thành viên của WTO thì không thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá (thuế đối kháng).
Nhận định trên sai vì căn cứ vào Điều 1 của Hiệp định ADA “Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được quy định tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các quy định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá”. Và Khoản 1 Điều VI GATT 1994 “các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác”
Như vậy theo Điều VI của hiệp định GATT thì các nước ký kết GATT 1994 sẽ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong đó có thuế chống bán phá giá (thuế đối kháng) khi có đủ các điều kiện quy định theo Luật chứ không yêu cầu phải bắt buộc là thành viên WTO. Và quốc gia nào vi phạm các quy định trên thì có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng chứ không nhất thiết phải là thành viên của WTO
Câu 3: Thuế quan là các biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá.
Nhận định trên sai: Vì theo hiệp định SCM thì Có 03 biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
+Cam kết xóa bỏ trợ cấp điều 18.1 HD SCM
+Nhà sản xuất xem xet lại giá sản phẩm Điều 18.1 HĐ SCM
+Thuế chống trợ cấp Điều 19 HĐ SCM
Câu 4: Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm Hiệp định SCM.
Nhận định trên sai Vì theo Điều 1.1 HĐ SCM thì trợ cấp là : “có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
Như vậy hành vi trợ cấp phải là hành vi thỏa mãn Điều 1.1 HĐ SCM thì mới được xem là hành vi trợ cấp. Và trong trợ cấp thì trợ cấp đèn vàng là một trợ cấp đặc biệt nó không bị cấm và cũng không được xem là vi phạm HĐ SCM nếu nó không gây hại và tác động đến quyền lợi của các thành viên khác.
CSPL: Phần III HĐ SCM
Câu 5: Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải rút bỏ theo WTO.
Nhận định trên sai vì trợ cấp chính phủ thì thỏa mãn Điều 1.1 HĐ SCM. Và trong trợ cấp của chính phủ thì có trợ cấp đèn vàng nếu quốc gia trợ cấp đèn vàng có vi phạm thì không thể rút bỏ trợ cấp mà chỉ có thể yêu cầu điều chỉnh chính sách thương mại
CSPL: Điều 1.1 H9 SCM, Phần III HĐ SCM
Câu 6: Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… là một trong những hình thức của trợ cấp.
Nhận định trên sai vì về nguyên tắc trợ cấp là : “có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên như:
+ các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )”
Tuy nhiện cũng theo hướng dẫn của HĐ SCM thì việc miễn thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác cho các sản phẩm tương tự tiêu dùng trong nước, hoặc thoái thu thuế xuất khẩu hay thuế khác không vượt qúa các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là trợ cấp. NHư vậy nếu việc miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt mà không vượt qúa các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là trợ cấp.
Câu 7: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhất trong WTO đề cập đến trợ cấp.
Nhận định trên sai vì còn các HĐ khác như : AOA, GATT, TRIPS, GATS
CSPL: Điều 7 HĐ SCM
Câu 8: Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ cấp nữa.
Nhận định trên sai
Bởi vì: Trường hợp trợ cấp đèn vàng (không gây thiệt hại) thì các quốc gia vẫn tiếp tục thực hiện
CSPL: phần III HĐ SCM
Câu 9: Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp.
Nhận định trên sai
Phải hội đủ các điều kiện thì mới được áp dụng thuế đối kháng:
+Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
+Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
Câu 10: Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải là một tổ chức quốc tế độc lập.
Nhận định trên sai
Bởi vì, đây không phải là thủ tục của Tòa án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện hay nói cách khác là do các cơ quan hành chính chuyên môn về thương mại của quốc gia yêu cầu điều tra.
Câu 11: Thuế suất thuế đối kháng là cố định.
Nhận định trên là sai
Bởi vì, trong tiến trình của một vụ kiện chống trợ cấp có bước rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế). Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế để bù đắp thiệt hại trên thực tế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu. Vì vậy thuế suất thuế đối kháng không cố định.
CSPL: Điều 19 HĐ SCM
Câu 12: Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước.
Nhận định trên sai
Theo như định nghĩa về bán phá giá tại Điều 2.1 Hiệp định ADA thì bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá có thể so sánh được đối với sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường (hay còn gọi là giá trị thông thường). Cùng với đó, giá trị thông thường được xác định bằng 3 cơ sở là: giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này). Do đó, nhận định trên chỉ khẳng định một cơ sở để xác định hành vi bán phá giá là sai.
CSPL: Điều VI khoản 1 GATT 1994
Câu 13: Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp phá giá nhằm hy sinh lợi nhuận trước mắt đề tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài.
Nhận định trên sai
Bởi vì việc bán phá giá được thực hiện không chỉ nhằm mục đích tạo lợi nhuận lâu dài về sau mà nó thường được sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước nhập khẩu nhằm mục đích giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ; do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường; giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu.
Câu 14: Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu có quan hệ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng xuất khẩu của nước đó.
Nhận định trên sai
Đây chỉ là một sự nhận định chủ quan và ngẩu nhiên, không có cơ sở để chứng minh điều này. Một nước khi xuất khẩu càng cao nhưng họ tôn trọng quan hệ thương mại quốc tế, cạnh trạnh một cách lành mạnh và minh bạch trong quan hệ thương mại thì họ không thể nào bị điều tra về hành vi bán phá giá. Việc bán phá giá hay không tùy thuộc vào ý chí của nhà sản xuất tại thị trường nước xuất khẩu. Hơn nữa để điều tra chống bán phá giá thì phải thỏa mãn điều kiện do luật định còn mức tăng trưởng xuất khẩu là do tiềm lực kinh tế của quốc gia và thị phận trong thương mai quốc tế hai vấn đề này không phải là điều kiện của nhau.
Câu 15: Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể áp dụng cùng một lúc cả 03 biện pháp phòng vệ đối với cùng một mặt hàng.
Nhận định trên sai vì: theo quy định tại Điều 6.5 GATT 1994 thì: “Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu
Như vậy nếu có đủ bằng chứng, cũng không thể áp dụng cùng một lúc cả 03 biện pháp phòng vệ đối với cùng một mặt hàng.
CSPL: Điều 6.5 GATT 1994
Câu 16: Mọi hành vi phá giá đều áp dụng thuế chống bán phá giá.
Nhận định trên sai
Bởi vì, có 03 biện pháp để áp dụng cho hành vi phá giá, đó là cam kết từ bỏ bán phá giá; nâng giá sản phẩm; áp thuế chống bán phá giá.
CSPL Điều 8,9 HĐ ADA
Như vậy ngoài ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu còn có các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp
CSPL: Khoản 1 Điều 2 HĐ SA
Câu 18: Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết.
Nhận định trên sai
Trong gia đoạn có kết luận sơ bộ, thì có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngay lập tức nhằm nhanh chóng ngăn ngừa thiệt hại và những đe dọa thiệt hại cho ngành sản xuất tại nước nhập khẩu và bù đắp thiệt hại (nếu có).
CSPL: Điều 6 HĐ SA
Câu 19: Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh (unfair trade) trong hoạt động thương mại quốc tế.
Nhận định trên sai
Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA) được ban hành nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp trong nước vượt qua khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu phát sinh do sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu trên thị trường và chiếm lĩnh thị trường. Đây là sự cạnh tranh lành mạnh tuy nhiên để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự ồ ạt của hàng nhập khẩu nên cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên họ phải bồi thường cho các đối tác thương mại do việc chống lại hành vi cạnh tranh lành mạnh.
CSPL: Hiệp định ADA, SCM, SA
Câu 20: Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mãi mãi.
Nhận định trên sai
Vì rà soát hoàng hôn không hạn chế số lần thực hiện nên có thể dẫn tới trường hợp các biện pháp phòng vệ thương mại có thể kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, trường hợp đối với biện pháp tự vệ thương mại thì được gia hạn 1 lần và tối đa cho việc áp dụng là 8 năm. Sau 8 năm phải kết thúc biện pháp này, mặc dù rà soát hoàng hôn còn cho thấy có thể đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Nếu muốn tiếp tục áp dụng pháp tự vệ thương mại thì phải tiến hành việc điều tra lại từ đầu.
CSPL: Khoản 3 Điều 7 HĐ SA
Câu 21: Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện pháp này vẫn có thể được gia hạn.
Nhận định trên đúng
Bởi vì, biện pháp tự vệ có thể gia hạn được 1 lần và tối đa cho việc áp dụng biện pháp này là không quá 8 năm.
CSPL: Khoản 4,5 Điều 7 HD SA
Câu 22: Sau khi hết thời hạn gia hạn thì đương nhiên có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện pháp tự vệ nếu quốc gia nhập khẩu thấy cần thiết phải làm như vậy.
Nhận định sai
Không thể đương nhiên tiến hành việc điều tra lại để áp dụng biện pháp tự vệ theo ý chỉ chủ quan của quốc gia nhâp khẩu. Có 3 điều kiện để tiến hành điều tra là: Hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến; đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước và có mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
CSPL: Điều 2,3 HĐ SA.
Câu 23: Các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp phi thuế quan trong mọi trường hợp.
Nhận định trên sai
Theo nguyên tắc MFN thì các quốc gia phải dành các ưu đãi thương mại bình đẳng với nhau trong đó có biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy WTO vẫn cho phép áp dụng biện pháp phi thuế quan.
CSPL: Điều 1 Hiệp định GATT 1994, Điều 2 Hiệp định GATS, Điều 4 Hiệp định TRIPS.
Câu 24: Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, không có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn.
Nhận định trên sai vì theo Khoản 4 Điều 7 HĐ SA “Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2 không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng” Như vậy việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, vẫn có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn (4 năm)
Câu 25: Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA).
Nhận định trên đúng
Bởi vì,về nguyên tắc biện pháp tự vệ áp dụng một cách thống nhất cho hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước mà không quan tâm tới xuất xứ của sản phẩm nhập khẩu. tuy nhiên theo quy định tại khoản 8(b) Điều XXIV GATT 1994 thì “khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do.”
CSPL: khoản 8(b) Điều XXIV GATT 1994.
Tài Liệu Môn Học Luật Thương Mại Quốc Tế
1) GATT – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch:
GATT – General Agreement on Tariffs and Trade, là một hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên dựa trên 3 nguyên tắc:
– Không phân biệt đối xử(non-discrimination): Theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua “quy tắc tối huệ quốc” và ” quy tắc đối xử quốc gia”.
– Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng.
– Minh bạch: Các thành viên phải công khai một cách chính thức cho thành viên khác biết về quy định của quốc gia mình.
2) Hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng:
Hiệp định được ký kết với mục tiêu ngăn cản các hành vi trợ cấp của Nhà nước, Chính phủ vượt quá các giới hạn và điều kiện nhất định để bảo hộ nền sản xuất nội địa, tránh tình trạng bị hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp chiếm hết thị trường hàng hóa trong nước.
3) Hiệp định về chống bán phá giá:
Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay.
Hiệp định được ký kết nhằm ngăn cản hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước.
4) Hiệp định về biện pháp tự vệ:
là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định cho phép thành viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi sự tăng đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
5) Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG):
Đây là một văn bản rất quan trọng khi học môn Thương mại quốc tế cũng như đối với những bạn có đam mê về Hợp đồng quốc tế.
CISG vừa có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/01/2023, là một hiệp ước quy định một luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất. Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của CISG, cho thấy nó là một trong những pháp luật quốc tế thống nhất thành công nhất. CISG tạo ra hành lang pháp lý chung để các doanh nghiệp an tâm thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tạo thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư.
– Luật Thương maị Quốc tế, PGS. TS Mai Hồng Quỳ, Ths. Trần Việt Dũng, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2005
– Giáo trình luật TMQT, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2003.
– Giáo trình LTMQT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2005.
– Giáo trình Luật Kinh tế Quốc tế, Học viện Quan hệ ngọai giao, 2001
– Hợp đồng thương mại quốc tế, PGS. TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê thị Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, NXB Công an nhân dân, 2003.
Câu Hỏi Nhận Định Môn Luật Quốc Tế
1 – Thời điểm bắt đầu và kết thúc việc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trùng với thời điểm bắt đầu và kết thúc chức vụ ngoại giao.
2 – Việc cho phép những người nước ngoài bị truy nã vì các lý do chính trị, khoa học, tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của nước mình là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia.
3 – Hiệu lực của điều ước quốc tế phát sinh ngay sau khi được các bên ký chính thức.
4 – Đường cơ sở là ranh giới phía trong của các vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
5 – Trong mọi trường hợp, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là vi phạm pháp luật quốc tế.
6 – Nội luật hóa là chuyển hóa quy phạm pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia.
7 – Các tổ chức liên chính phủ có quyền năng chủ thể luật quốc tế giống nhau.
8 – Thời điểm bắt đầu hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trùng với thời điểm bắt đầu chức vụ ngoại giao.
9 – Trong trường hợp điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng pháp luật quốc gia.
10 – Bảo hộ công dân ở nước ngoài là trách nhiệm của nhà nước.
11 – Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao hạn chế hơn so với quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự.
12 – Việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được coi là hợp pháp phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
13 – Các quy phạm pháp luật quốc tế chỉ có thể được áp dụng sau khi nó đã được chuyển hóa thành các quy định của pháp luật quốc gia.
14 – Một quốc gia đã ký điều ước quốc tế có quyền không phê chuẩn điều ước đó.
15 – Luật biển quốc tế là một tên gọi khác của Luật hàng hải quốc tế.
16 – Quốc gia có quyền tài phán đối với các hành vi vi phạm pháp luật do mọi tàu thuyền dân sự nước ngoài gây ra trong nội thủy và lãnh hải của mình.
17 – Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có thể mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với quy định của Công ước viên 1961 nếu như nước cử đại diện và nước nhận đại diện thỏa thuận với nhau.
Đề Thi Luật Thương Mại Quốc Tế
1. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Hành chính 34B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hành chính 34B – Hình sự 34B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Bài tập 1Công ty TNHH Hoàng Long – Việt Nam nhập một lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan do nhà xuất khẩu Đài Loan – Công ty Manilla cung cấp theo Hợp đồng được hai bên ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.
1 – Đây có phải là Hợp đồng mua bán Quốc tế hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
2 – Lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan khi nhập vào Việt Nam có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi? Nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
Bài tập 2Quốc gia A và Quốc gia B là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Quốc gia B yêu cầu tham vấn với Quốc gia A về quy định đối với “Phí ô nhiễm môi trường” do A ban hành ngày 25/8/2011 trong đó có quy định áp 2 loại phí đối với hàng nhập khẩu:
a – Các mặt hàng nhập khẩu có chứa các chất mà khi sử dụng sẽ gây tổn hại tới môi trường bị áp phí từ 0,5 – 5% trị giá hàng nhập khẩu, và
b – Thu phí đối với bao bì hộp hoặc nhựa của sản phẩm (trừ các sản phẩm sữa) với mức phí 0,80 – 3,00 USD/bao bì.
Sinh viên hãy trả lời những câu hỏi sau (có nêu cơ sở pháp lý)
1 – Tham vấn là gì?
2 – Biện pháp của Quốc gia A đã gây ra hệ quả pháp lý gì dẫn đến việc quốc gia B yêu cầu tham vấn?
3 – Hãy tư vấn cho quốc gia A để áp dụng biện pháp này hợp pháp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO./.
2. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
Lý thuyết
Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối kháng)?
Bài tậpQuốc gia A cho rằng mình có tranh chấp với quốc gia B về chủ quyền đối với vùng biển và quần đảo P. Năm 2014, A đặt giàn khoan dầu ở vùng biển, nhiều tàu của A kéo đến chủ động đâm va vào tầu của B ở khu vực quanh quần đảo, trong khi tàu của B đến tuyên truyền, phản đối hành vi của A ở khu việc này. Trên đất liền, một số phần tử quá khích ở B đập phá một số công ty do công dân của A đầu tư tại B. Chính quyền của B đã có những hành động bảo vệ nhà đầu tư của A và xét xử những phần tử quá khích này.
Theo luật WTO, A có thể viện dẫn tình trạng mâu thuẫn trên để cấm nhập khẩu các mặt hàng của B, cấm sử dụng các dịch vụ của B hoặc cấm xuất khẩu hàng từ A sang B được không? Nếu không, tại sao? Nếu có, dựa trên cơ sở nào? B có thể có những cách phản ứng thế nào?./.
3. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
Lý thuyết
Nêu và phân tích các ngoại lệ chính đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và tự vệ?
Bài tậpThị trường của quốc gia A tràn ngập nông sản và thực phẩm kém chất lượng nhập khẩu từ quốc gia B.
A có thể hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm này hay không? Nếu có, dựa trên cơ sở nào?
Có thể dùng những biện pháp nào (kể cả biện pháp pháp lý và biện pháp khác)?
Biện pháp pháp lý nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ, nếu được áp dụng, phải thỏa mãn điều kiện nào để phù hợp với luật WTO?./.
4. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp AUF K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
Lý thuyết
Trình bày sự khác biệt giữa các Hiệp định thương mại đa phương (multilateral) và các hiệp định thương mại đa biên (plurilateral) của WTO? Nêu ví dụ? (1 điểm)
Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định sản phẩm tương tự theo quy định tại Điều I và III của GATT là gì? (2 điểm)
Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định GATT và trong hiệp định GATS khác nhau ở điểm nào? (1 điểm)
Nêu 3 điểm khác nhau giữa biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (biện pháp đối kháng)? (2 điểm)./.
5. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Dân sự K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó. (1 điểm)
Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày ngắn gọn và cho ví dụ về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Viên năm 1980 (CISG).
Bài tậpTháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập khẩu vào A từ mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành viên WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).
Hãy cho biết:
Câu hỏi 1Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?./.
Câu hỏi 2Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương. Tháng 01/2023, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A yêu cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.
Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà (20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn (năm 2023).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không những bị mất thị phần mà còn có khả năng phá sản nếu tình hình không được cải thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các Doanh nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000 tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường hợp nào?./.
6. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị luật K37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Quản trị luật K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan. (1 điểm)
Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. (1 điểm)
Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt. (1 điểm)
Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày hậu quả pháp lý của miễn trách theo quy định của Công ước viên 1980.
Bài tậpNgày 24/3/2023 Công ty A của Canada gửi email đến công ty B của Mỹ – nhà sản xuất clathrate (thành phần nguyên liệu hóa học chính để sản xuất thuốc chống đông máu wafarin sodium) đề ngị công ty B gửi 1 số lượng nhỏ clathrate để A nghiên cứu và nếu được sẽ lấy hàng với giá X số lượng Y.
Ngày 26/3/2023, Công ty B một mặt gửi số lượng nhỏ clathrate mà A yêu cầu đồng thời gửi thư đến cơ quan thuộc chính phủ Mỹ Food and Drug Administration xác nhận mình sẽ là nhà cung cấp clathrate cho công ty của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, A nhận thấy clathrate không đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nên ngày 29/3/2023. A fax cho B thông báo rằng họ không lấy hàng với số lượng lớn Y. Công ty B khởi kiện công ty A vi phạm hợp đồng, yêu cầu Tòa án buộc công ty A tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách mua hàng và thanh toán tiền cho B.
Biết rằng việc gửi thư lên cơ quan quản lý dược phẩm FDA thể hiện sự chấp nhận giao kết hợp đồng theo tập quán ngành hàng dược phẩm.
1 – CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng.
2 – Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
7. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi. (1 điểm)
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. (1 điểm)
Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên. (1 điểm)
Lý thuyết“Thương mại tự do” có mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kẻ thắng và người thua trong thương mại quốc tế ngày nay? (2 điểm)
Bài tậpBên bán (nhà cung cấp thịt gia súc sơ chế – Anh) và bên mua (Công ty VISSAN – Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thịt bò vào ngày 14/4/2023. Ngày giao hàng là 15/5/2023 + 1 – 2 tuần, theo hợp đồng, hàng phải được gửi đến kho của VISSAN tại TPHCM, Việt Nam.
Sau khi hợp đồng được giao kết thành công, giá thịt bò tại Anh tăng đột biến và nhà cung cấp của bên bán không thể giao hàng cho họ trong thời điểm dự kiến vì vậy bên bán cũng khó đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cho VISSAN.
Vào đầu tháng 6/2023, chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò vì phát hiện thịt bò xuất xứ từ Anh nhiễm vi rút gây bệnh bò điên.
Theo lệnh cấm này, thịt bò nhập khẩu có xuất xứ từ tất cả các nước thuộc châu Âu sau ngày 7/6/2023 sẽ không được thông quan.
Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển cập cảng trong vòng 5 ngày kể từ ngày 2/6 sẽ vẫn được phép đưa hàng vào bên trong biên giới.
Vì hàng hóa không được giao đúng hạn nên lệnh cấm nhập khẩu khiến cho bên bán không thể tiếp tục giao hàng. Bên mua lúc này đề nghị bên bán gửi hàng đến kho hàng thứ hai của họ tại Cambodia.
Người bán từ chối đề nghị này với lý do hợp đồng vô hiệu do lệnh cấm của chính phủ Việt Nam thuộc trường hợp bất khả kháng.
Anh chị hãy cho biết1 – Lệnh cấm này của Chính phủ Việt Nam có phù hợp với Luật WTO mà nước này là thành viên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
2 – Biết rằng Anh không tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), xác định giao dịch trên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG không và CISG có thể được áp dụng điều chỉnh giao dịch này trong trường hợp nào? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
3 – Giả sử CISG được áp dụng, người bán có được miễn trách trong trường hợp này hay không?
8. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38C
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38C
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng. (1 điểm)
Lý thuyếtTheo anh chị, trong khuôn khổ WTO, các nước đang và kém phát triển có nên được phép duy trì mức thuế quan cao hơn hiện nay để hạn chế sự thiệt hại đối với nền kinh tế vốn kém sức cạnh tranh hơn các thành viên WTO khác khi mở cửa thị trường không? Vì sao? (2 điểm)
Bài tậpTrước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc gia A (ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng là 50%. Khi đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống còn 30% theo lộ trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của WTO. Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý: (5 điểm)
1 – Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
2 – Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép dùng trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay không?
3 – Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C. Liệu A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
4 – Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản phẩm thép tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động này của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy định của WTO?
9. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp HS38B – HC38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: HS38B – HC38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae. (1 điểm)
Lý thuyếtPhân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh? (2 điểm)
Bài tậpNgày 23/5/2023 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines – chưa là thành viên của CISG) gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá 100 USD/bếp. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày Gila nhận được chào hàng.
Trường hợp 1Các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này? (1 điểm)
Trường hợp 2Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2023 Gila nhận được chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ thể như sau: (1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp, (2) bổ sung điều khoản bên bán có trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể từ ngày bên mua nhận hàng, (3) giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010, (4) yêu cầu Nexo giao hàng vào ngày 5/7/2023. Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày 05/07/2023, Gila thông báo với Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện đòi bồi thường do hành vi không giao hàng đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao? (3 điểm)
10. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị kinh doanh K38
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Quản trị kinh doanh K38
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980. (1 điểm)
Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Bài tậpNgày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với dòng sản phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là 10%. Tuy nhiên trên thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu sữa tươi được áp dụng đối với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật Bản mức thuế là 8%.
1 – Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO hay không? Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được xem là phù hợp?
2 – Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc gia trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi phạm WTO không? Trường hợp nào thì được áp dụng?
11. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Ths Lê Tấn Phát
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu hàng hóa (so với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) là 2% thì được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ thương mại. (1.5 điểm)
Khi cam kết kết quả của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức. (1.5 điểm)
Lý thuyết Bài tậpCông ty VILIX của Việt Nam gửi thư chào bán một số mẫu túi da cho Công ty Hagu của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2013).
Nhận được chào hàng ngày 10/1/2013, Công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ thuộc về trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Anh chị hãy cho biết:
1 – Trong trường hợp nào, CISG được áp dụng?
2 – Giả sử CISG được áp dụng trong tình huống này:
a – Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
b – Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận được vào 23/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
12. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lợi chấp nhận trễ hạn của người được chào hàng gửi đến cho người chào hàng ban đầu không được coi là một chấp nhận chào hàng. (1 điểm)
Theo ADA, một trong những biện pháp chống bán phá giá mà WTO cho phép các quốc gia áp dụng đối với hàng hóa bị kết luận đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là biện pháp tạm thời không được thông quan vào quốc gia tiến hành điều tra. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. (1 điểm)
Bài tậpSau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo điều kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó, QG A quyết định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ô tô nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet trong khi không áp dụng chính sách tương tự đối với ô tô nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh tranh nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho ngành sản xuất ô tô nội địa.
Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định của WTO./.
13. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39 Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms. (1 điểm)
Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO. (1 điểm)
Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT. (1 điểm)
Lý thuyết Bài tậpCông ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi chào hàng bán 10 tấn hạt hồ tiêu có xuất xứ Brazil cho công ty B có trụ sở tại Trung Quốc. Chào hàng ghi rõ: “Chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi là 12/03/2014. Giá cả sẽ được các bên thỏa thuận sau khi bên mua chấp nhận chào hàng. Thời hạn giao hàng là ngày 15/8/2014”.
Câu hỏi 1Vào ngày 27/3/2014, công ty B gửi lại chấp nhận chào hàng cho bên bán, trong đố bổ sung thêm điều khoản sau: “Điều kiện giao hàng FOB Los Angeles Incoterms 2010, giá cả sẽ được tính theo giá thị trường vào thời điểm bên mua nhận được hàng hóa”. Công ty A đồng ý ngay và tiến hành thực hiện hợp đồng. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp và công ty A cho rằng giữa các bên không tồn tại hợp đồng vì quy định về giá cả không phù hợp với quy định của CISG.
Hỏi hợp đồng giữa các bên có được giao kết theo quy định của CISG không?
Câu hỏi 2Giả sử Công ty A có giao kết hợp đồng với nhà cung cấp hạt hồ tiêu là công ty C có trụ sở tại Brazil để giao hàng cho công ty B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do giá cả hạt hồ tiêu tăng cao vì mưa lớn tại Tanzania làm nguồn cung khan hiếm, công ty C gửi yêu cầu tăng giá bán hàng cho công ty A vào ngày 12/6/2014.
Công ty A không đồng ý tăng giá hàng hóa, công ty C tuyên bố hủy hợp đồng và không cung cấp hàng hóa cho công ty A ngày 01/7/2014.
Vào ngày 12/8/2014, công ty A gửi email thông báo cho công ty rằng không thể cung cấp hạt hồ tiêu do trường hợp bất khả kháng từ phía nhà cung cấp. Công ty B hủy hợp đồng với công ty A và yêu cầu bồi thường thiệt hại, công ty A không đồng ý vì cho rằng mình được miễn trách theo CISG.
Hỏi Công ty A có được miễn trách trong trường hợp này?.
14. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 39D
Cập nhật ngày: 18/12/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 39D
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Hiền
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO. (1 điểm)
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc. (1 điểm)
Điều XX GATT 1994 cho phép quốc gia có thể làm trái nghĩa vụ WTO nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người, động thực vật nếu quốc gia đó chứng minh biện pháp dưa ra là cần thiết. (1 điểm)
WTO cấm hoàn toàn mọi hình vi bán phá giá. (1 điểm)
Lý thuyết Bài tậpNgày 25/05/2014 Công ty BMA (trụ sở tại Thái Lan – chưa là thành viên CISG) gửi chào hàng cho công ty Fimeco (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 7000 chai rượu vang trắng Chardonary với giá 20 USD/chai. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày chào hàng gửi đi.
Trường hợp 1. Các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp, và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng này? (1,5 điểm).
Trường hợp 2. Các bên có thoả thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2014 Fimeco nhận được chào hàng này và fax sang chi BMA cùng ngày , yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 18 USD/chai, bổ sung điều khoản giao hàng theo CIF Singapore port, Incoterm 2010 đồng thời yêu cầu BMA giao hàng vào ngày 5/6/2014. Nhận được fax của Fimeco, BMA không trả lời. Ngày 5/6/2014 Fimeco thông báo với BMA rằng Fimeco đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ BMA. Fimeco yêu cầu BMA phải giao hàng ngay nếu không Fimeco sẽ khởi kiện do hành vi không giao hàng đúng hạn của BMA. Anh/chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của BMA có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao (2,5 điểm).
15. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF41
Cập nhật ngày: 24/12/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Vy, Cô Thúy.
Bài tập 1Doanh nghiệp X là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, có trụ sở và nhà máy đặt tại quốc gia A, một thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm trở lại đây, X vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có quốc gia B, cũng là thành viên WTO. Để bảo vệ nền công nghiệp thép, dưới sự vận động hành lang ráo riết từ X, A đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác. (6 điểm)
Quan ngại trước những tác động xấu từ biện pháp trên của A. Hiệp hội ngành Thép nước B đã khiếu nại biện pháp của A lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Hỏi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý hay không? Tại sao?.
Biện pháp của A có vi phạm quy định của WTO hay không? Tại sao?
Giả sử cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thụ lý vụ việc trên, A có thể dựa vào những điều khoản nào của WTO để không bị thua kiện trước quốc gia B?
Bài tập 2Công ty A không trả lời. Công ty B gửi email yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty B theo hợp đồng đã được giao kết, nếu không sẽ khởi kiện công ty A. Công ty A trả lời rằng không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và B nên không có nghĩa vụ giao hàng.
CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng. (2 điểm)
Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên. (2 điểm)
16. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41E
Cập nhật ngày: 14/06/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41E
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên. (1 điểm)
Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
Lý thuyếtPhân tích về quy tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) Hiệp định GATT.
Bài tậpCông ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh Công ty ABC (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty ABC liên hệ trực tiếp với Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty ABC đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu công ty ABC giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng. Do đó, Công ty Fuji Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các Fuji Food và ABC?
Nếu CISG được áp dụng, công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
17. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Dân sự 41
Cập nhật ngày: 17/06/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự K41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó. (1 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định GATT, thành viên WTO chỉ dành các ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tương tự xuất xứ từ các quốc gia thành viên trong khi các quy định luật lệ nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày về nguyên tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) trong Hiệp định GATT.
Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
18. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41A
Cập nhật ngày: 10/07/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận là phương thức thông qua quyết định duy nhất ở Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc MFN, chính phủ các quốc gia phải dành những ưu đãi như nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, cá nhân mang quốc tịch của một trong hai thành viên WTO đang tranh chấp sẽ không thể trở thành hội thẩm viên của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp cho các thành viên này.
Lý thuyếtPhân tích điều kiện áp dụng ngoại lệ về thiết chế thương mại khu vực trong WTO. (2 điểm)
Bài tậpCông ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
19. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế VB2
Cập nhật ngày: 16/01/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: VB2
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thuận Giang.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm hàng hóa của các thành viên khác. (1 điểm)
Lý thuyếtTình huống 1: Cam kết của Trung Quốc đối với các thành viên WTO về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%.
Giả sử Trung Quốc và Mỹ là thành viên WTO, còn Bắc Triều Tiên thì không. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 12% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Giả sử Trung Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên đều là thành viên của WTO. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 10% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Tình huống 2: Ngày 28/11/2023 thương nhân A (trụ sở tại Pháp – Quốc gia thành viên CISG 1980) gửi cho thương nhân B (trụ sở tại Việt Nam – quốc gia thành viên CISG 1980) qua đường bưu điện một chào hàng có ấn định thời gian trả lời là từ 05/12/2023 đến 15/12/2023. Tuy nhiên, ngày 01/12/2023, do giá cả đột ngột tăng cao nên A không muốn tiếp tục chào hàng của mình. B sẽ nhận được chào hàng ngày 05/12/2023. Căn cứ vào CISG 1980, A có thể làm gì để chấm dứt hiệu lực của chào hàng trong trường hợp này. (1 điểm)
Bài tậpNgày 15/3/2023, Công ty A (có trụ sở tại TP. HCM) gửi cho Công ty B (trụ sở tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD, trả lời trước ngày 28/3. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả lời lại trước ngày 17/4. A đã nhận được trả lời này vào ngày 27/3. Ngày 14/4, công ty B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông báo cho công ty A về việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày 15/4, Công ty A gửi fax trả lời đồng ý với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu cầu công ty B bán hàng theo đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa thuận vì howpjd dồng đã được ký kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài quốc tế VIAC để giải quyết tranh chấp và chọn luật Đức làm pháp luật áp dụng.
Anh chị hãy:
Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2023, Đức là thành viên từ ngày 01/01/1991. (1.5 điểm)
Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích. (2.5 điểm)
1. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Hành chính 34B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Hành chính 34B – Hình sự 34B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Bài tập 1Công ty TNHH Hoàng Long – Việt Nam nhập một lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan do nhà xuất khẩu Đài Loan – Công ty Manilla cung cấp theo Hợp đồng được hai bên ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2011.
1 – Đây có phải là Hợp đồng mua bán Quốc tế hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
2 – Lô hàng thiết bị chữa cháy có xuất xứ Thái Lan khi nhập vào Việt Nam có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi? Nêu cơ sở pháp lý? (2 điểm)
Bài tập 2Quốc gia A và Quốc gia B là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Quốc gia B yêu cầu tham vấn với Quốc gia A về quy định đối với “Phí ô nhiễm môi trường” do A ban hành ngày 25/8/2011 trong đó có quy định áp 2 loại phí đối với hàng nhập khẩu:
a – Các mặt hàng nhập khẩu có chứa các chất mà khi sử dụng sẽ gây tổn hại tới môi trường bị áp phí từ 0,5 – 5% trị giá hàng nhập khẩu, và
b – Thu phí đối với bao bì hộp hoặc nhựa của sản phẩm (trừ các sản phẩm sữa) với mức phí 0,80 – 3,00 USD/bao bì.
Sinh viên hãy trả lời những câu hỏi sau (có nêu cơ sở pháp lý)
1 – Tham vấn là gì?
2 – Biện pháp của Quốc gia A đã gây ra hệ quả pháp lý gì dẫn đến việc quốc gia B yêu cầu tham vấn?
3 – Hãy tư vấn cho quốc gia A để áp dụng biện pháp này hợp pháp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO./.
2. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 người mua có nghĩa vụ mua bảo hiểm
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi những nội dung của chào hàng đều được coi là từ chối chào hàng.
Lý thuyết
Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp (đối kháng)?
Bài tậpQuốc gia A cho rằng mình có tranh chấp với quốc gia B về chủ quyền đối với vùng biển và quần đảo P. Năm 2014, A đặt giàn khoan dầu ở vùng biển, nhiều tàu của A kéo đến chủ động đâm va vào tầu của B ở khu vực quanh quần đảo, trong khi tàu của B đến tuyên truyền, phản đối hành vi của A ở khu việc này. Trên đất liền, một số phần tử quá khích ở B đập phá một số công ty do công dân của A đầu tư tại B. Chính quyền của B đã có những hành động bảo vệ nhà đầu tư của A và xét xử những phần tử quá khích này.
Theo luật WTO, A có thể viện dẫn tình trạng mâu thuẫn trên để cấm nhập khẩu các mặt hàng của B, cấm sử dụng các dịch vụ của B hoặc cấm xuất khẩu hàng từ A sang B được không? Nếu không, tại sao? Nếu có, dựa trên cơ sở nào? B có thể có những cách phản ứng thế nào?./.
3. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 36B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Thương mại 36B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo điều kiện Exworks, Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Theo CISG 1980, mọi sự sửa đổi chào hàng ban đầu đều cấu thành hoàn giá chào.
Lý thuyết
Nêu và phân tích các ngoại lệ chính đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
So sánh giữa các quy định của WTO về chống bán phá giá và tự vệ?
Bài tậpThị trường của quốc gia A tràn ngập nông sản và thực phẩm kém chất lượng nhập khẩu từ quốc gia B.
A có thể hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm này hay không? Nếu có, dựa trên cơ sở nào?
Có thể dùng những biện pháp nào (kể cả biện pháp pháp lý và biện pháp khác)?
Biện pháp pháp lý nhằm hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ, nếu được áp dụng, phải thỏa mãn điều kiện nào để phù hợp với luật WTO?./.
4. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp AUF K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không thể trở thành một chấp nhận chào hàng.
Công ước viên 1980 chỉ điều chỉnh những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở tại các nước thành viên công ước.
Trả lời chào hàng có chứa những sửa đổi, bổ sung thì không làm nên chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới.
Theo quy định của Công ước viên 1980, chào hàng có thể bị thu hồi nếu yêu cầu thu hồi chào hàng đối tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
Lý thuyết
Trình bày sự khác biệt giữa các Hiệp định thương mại đa phương (multilateral) và các hiệp định thương mại đa biên (plurilateral) của WTO? Nêu ví dụ? (1 điểm)
Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định sản phẩm tương tự theo quy định tại Điều I và III của GATT là gì? (2 điểm)
Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong hiệp định GATT và trong hiệp định GATS khác nhau ở điểm nào? (1 điểm)
Nêu 3 điểm khác nhau giữa biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (biện pháp đối kháng)? (2 điểm)./.
5. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF 37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Dân sự K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều khoản bổ sung đó. (1 điểm)
Chào hàng có hiệu lực từ khi người đề nghị nhận được chấp nhận chào hàng của người được đề nghị. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày ngắn gọn và cho ví dụ về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của Công ước Viên năm 1980 (CISG).
Bài tậpTháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của các thành viên WTO khác được nhập khẩu vào A từ mức thuế 50% (mức thuế trước khi A cam kết cắt giảm cho các thành viên WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các Doanh nghiệp của quốc gia B và C.
Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi vào A được miễn thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu là 0%).
Hãy cho biết:
Câu hỏi 1Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?./.
Câu hỏi 2Tình tiết bổ sung: Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương. Tháng 01/2023, Hiệp hội sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của Quốc gia A yêu cầu Chính phủ có những biện pháp bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước.
Do việc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà (20%) từ thời điểm A gia nhập WTO (tháng 10/2008) đến nay, tổng lượng thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu vào A tăng đột biến từ 1000 tấn (năm 2008) lên mức 15000 tấn (năm 2023).
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu đã gây tổn hại trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu xì gà tại quốc gia A. Các Doanh nghiệp của A không những bị mất thị phần mà còn có khả năng phá sản nếu tình hình không được cải thiện.
Trên cơ sở đơn đề nghị của các Doanh nghiệp trong nước, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) đối với sản phẩm xì gà của các Doanh nghiệp nhập khẩu đến từ quốc gia B và C trong vòng 2 năm ở mức chỉ 1000 tấn mỗi năm.
Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B và C cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của WTO, Quốc gia A có thể áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu đến từ B và C hay không và trong những trường hợp nào?./.
6. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị luật K37
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Quản trị luật K37
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Quốc gia là thành viên của WTO vi phạm nguyên tắc NT trong GATT khi áp dụng những biện pháp nhằm phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nước ngoài sau khi hàng hóa chính thức được thông quan. (1 điểm)
Thành viên WTO không được phép duy trì biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. (1 điểm)
Theo hiệp định SCM, trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị khiếu kiện nếu như trợ cấp này không có tính riêng biệt. (1 điểm)
Theo CISG 1980, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm trong mọi trường hợp. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày hậu quả pháp lý của miễn trách theo quy định của Công ước viên 1980.
Bài tậpNgày 24/3/2023 Công ty A của Canada gửi email đến công ty B của Mỹ – nhà sản xuất clathrate (thành phần nguyên liệu hóa học chính để sản xuất thuốc chống đông máu wafarin sodium) đề ngị công ty B gửi 1 số lượng nhỏ clathrate để A nghiên cứu và nếu được sẽ lấy hàng với giá X số lượng Y.
Ngày 26/3/2023, Công ty B một mặt gửi số lượng nhỏ clathrate mà A yêu cầu đồng thời gửi thư đến cơ quan thuộc chính phủ Mỹ Food and Drug Administration xác nhận mình sẽ là nhà cung cấp clathrate cho công ty của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, A nhận thấy clathrate không đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nên ngày 29/3/2023. A fax cho B thông báo rằng họ không lấy hàng với số lượng lớn Y. Công ty B khởi kiện công ty A vi phạm hợp đồng, yêu cầu Tòa án buộc công ty A tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách mua hàng và thanh toán tiền cho B.
Biết rằng việc gửi thư lên cơ quan quản lý dược phẩm FDA thể hiện sự chấp nhận giao kết hợp đồng theo tập quán ngành hàng dược phẩm.
1 – CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng.
2 – Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên.
7. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38A
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý
Theo quy định của CISG 1980, một khi đã có hiệu lực, chào hàng không thể bị thu hồi. (1 điểm)
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu hàng nhập khẩu gây thiệt hại thực tế cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. (1 điểm)
Do tính chất đặc thù, các loại nguồn của luật thương mại quốc tế đều có giá trị áp dụng đương nhiên. (1 điểm)
Lý thuyết“Thương mại tự do” có mang lại lợi ích cho tất cả mọi người không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kẻ thắng và người thua trong thương mại quốc tế ngày nay? (2 điểm)
Bài tậpBên bán (nhà cung cấp thịt gia súc sơ chế – Anh) và bên mua (Công ty VISSAN – Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thịt bò vào ngày 14/4/2023. Ngày giao hàng là 15/5/2023 + 1 – 2 tuần, theo hợp đồng, hàng phải được gửi đến kho của VISSAN tại TPHCM, Việt Nam.
Sau khi hợp đồng được giao kết thành công, giá thịt bò tại Anh tăng đột biến và nhà cung cấp của bên bán không thể giao hàng cho họ trong thời điểm dự kiến vì vậy bên bán cũng khó đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn cho VISSAN.
Vào đầu tháng 6/2023, chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò vì phát hiện thịt bò xuất xứ từ Anh nhiễm vi rút gây bệnh bò điên.
Theo lệnh cấm này, thịt bò nhập khẩu có xuất xứ từ tất cả các nước thuộc châu Âu sau ngày 7/6/2023 sẽ không được thông quan.
Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển cập cảng trong vòng 5 ngày kể từ ngày 2/6 sẽ vẫn được phép đưa hàng vào bên trong biên giới.
Vì hàng hóa không được giao đúng hạn nên lệnh cấm nhập khẩu khiến cho bên bán không thể tiếp tục giao hàng. Bên mua lúc này đề nghị bên bán gửi hàng đến kho hàng thứ hai của họ tại Cambodia.
Người bán từ chối đề nghị này với lý do hợp đồng vô hiệu do lệnh cấm của chính phủ Việt Nam thuộc trường hợp bất khả kháng.
Anh chị hãy cho biết
1 – Lệnh cấm này của Chính phủ Việt Nam có phù hợp với Luật WTO mà nước này là thành viên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
2 – Biết rằng Anh không tham gia Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), xác định giao dịch trên có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG không và CISG có thể được áp dụng điều chỉnh giao dịch này trong trường hợp nào? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
3 – Giả sử CISG được áp dụng, người bán có được miễn trách trong trường hợp này hay không?
8. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38C
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp Chất lượng cao 38C
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, một thuế chống bán phá được phép áp dụng cao hơn biên phá giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Pháp luật quốc gia sẽ có giá trị điều chỉnh đối với vấn đề xác định năng lực chủ thể của các bên trong hợp đồng. (1 điểm)
Lý thuyếtTheo anh chị, trong khuôn khổ WTO, các nước đang và kém phát triển có nên được phép duy trì mức thuế quan cao hơn hiện nay để hạn chế sự thiệt hại đối với nền kinh tế vốn kém sức cạnh tranh hơn các thành viên WTO khác khi mở cửa thị trường không? Vì sao? (2 điểm)
Bài tậpTrước khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quốc gia A (ở khu vực châu Á) đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng là 50%. Khi đàm phán gia nhập WTO, A cam kết sẽ cắt giảm mức thuế này xuống còn 30% theo lộ trình 4 năm từ khi gia nhập. Tháng 1/2007 A trở thành thành viên của WTO. Anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ cơ sở pháp lý: (5 điểm)
1 – Khi nào các cam kết trên của A phát sinh hiệu lực?
2 – Tháng 5 năm 2007, A ban hành mức thuế 35% đối với sản phẩm ống thép dùng trong xây dựng. Quy định này có bị coi là vi phạm cam kết gia nhập WTO của A hay không?
3 – Từ trước khi gia nhập WTO, A đã áp thuế nhập khẩu ở mức 10% đối với sản phẩm thép tấm cán mỏng nhập khẩu từ thị trường hai nước láng giềng với A là B và C. Liệu A có thể duy trì mức thuế này sau khi trở thành thành viên của WTO không?
4 – Tháng 12/2012, Bộ Thương mại nước A nâng mức thuế nhập khẩu sản phẩm thép tấm cán mỏng lên 80% lấy lý do bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Hành động này của A có vi phạm cam kết không? Hãy nêu các điều kiện để A áp thuế này theo quy định của WTO?
9. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp HS38B – HC38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: HS38B – HC38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Mọi quyết định của DSB phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá ngay khi thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có nghĩa vụ xem xét các báo cáo Amicus Curiae. (1 điểm)
Lý thuyếtPhân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh? (2 điểm)
Bài tậpNgày 23/5/2023 Công ty Nexo (trụ sở tại Philippines – chưa là thành viên của CISG) gửi chào hàng cho công ty Gila (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 200 bếp nướng điện Magic Home với giá 100 USD/bếp. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày Gila nhận được chào hàng.
Trường hợp 1Các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng này? (1 điểm)
Trường hợp 2Các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2023 Gila nhận được chào hàng này và fax sang cho Nexo cùng ngày. Bản fax có nội dung cụ thể như sau: (1) yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 95 USD/bếp, (2) bổ sung điều khoản bên bán có trách nhiệm phải bảo hành hàng trong 12 tháng kể từ ngày bên mua nhận hàng, (3) giao hàng theo điều kiện CIF Singapore port, Incoterms 2010, (4) yêu cầu Nexo giao hàng vào ngày 5/7/2023. Nhận được fax của Gila, Nexo không trả lời. Ngày 05/07/2023, Gila thông báo với Nexo rằng Gila đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ Nexo. Gila yêu cầu Nexo phải giao hàng ngay nếu không Gila sẽ khởi kiện đòi bồi thường do hành vi không giao hàng đúng hạn của Nexo. Anh chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của Nexo có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao? (3 điểm)
10. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Quản trị kinh doanh K38
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Quản trị kinh doanh K38
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: TS Lê Thị Nam Giang
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
CISG 1980 được sử dụng để điều chỉnh vấn đề hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên CISG 1980. (1 điểm)
Theo CISG 1980, trả lời chấp nhận của người được chào hàng mà đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với chào hàng ban đầu thì trả lời chấp nhận này cấu thành một hoàn giá chào. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch. (1 điểm)
Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế chống bán phá giá được pháp áp dụng cao hợp biên giá của sản phẩm nhập khẩu. (1 điểm)
Bài tậpNgày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết đối với các thành viên về việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với dòng sản phẩm sữa tươi nhập khẩu từ các thành viên WTO với mức thuế trần là 10%. Tuy nhiên trên thực tế, khi ban hành biểu thuế cụ thể thì mức thuế nhập khẩu sữa tươi được áp dụng đối với các thành viên WTO là không như nhau. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa tươi từ Thái Lan là 5%, Hoa Kỳ 8% và Nhật Bản mức thuế là 8%.
1 – Cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đã vi phạm các quy định của WTO, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của anh chị chính sách thuế của Việt Nam có vi phạm quy định của WTO hay không? Và trong những trường hợp nào thì chính sách thuế của Việt Nam được xem là phù hợp?
2 – Tháng 2/2008, Việt Nam quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm sữa tươi của các thành viên WTO được nhập khẩu vào thị trường của mình. Các quốc gia trong WTO có sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Việt Nam đã khởi kiện Việt Nam ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Hỏi: Chính sách hạn ngạch của Việt Nam có vi phạm WTO không? Trường hợp nào thì được áp dụng?
11. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 38B
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Ths Lê Tấn Phát
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
Thành viên đang phát triển có thị phần nhập khẩu hàng hóa (so với tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại) là 2% thì được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ thương mại. (1.5 điểm)
Khi cam kết kết quả của nhà xuất khẩu được chấp nhận thì thủ tục điều tra chống bán phá giá sẽ chấm dứt ngay lập tức. (1.5 điểm)
Lý thuyết Bài tậpCông ty VILIX của Việt Nam gửi thư chào bán một số mẫu túi da cho Công ty Hagu của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2013).
Nhận được chào hàng ngày 10/1/2013, Công ty HAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chào hàng của VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ thuộc về trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Anh chị hãy cho biết:
1 – Trong trường hợp nào, CISG được áp dụng?
2 – Giả sử CISG được áp dụng trong tình huống này:
a – Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
b – Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận được vào 23/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
12. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lợi chấp nhận trễ hạn của người được chào hàng gửi đến cho người chào hàng ban đầu không được coi là một chấp nhận chào hàng. (1 điểm)
Theo ADA, một trong những biện pháp chống bán phá giá mà WTO cho phép các quốc gia áp dụng đối với hàng hóa bị kết luận đủ điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là biện pháp tạm thời không được thông quan vào quốc gia tiến hành điều tra. (1 điểm)
Theo quy định của WTO, chỉ trong trường hợp 100% thành viên có mặt tại phiên họp không đồng ý thì quyết định mới không được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. (1 điểm)
Chỉ các doanh nghiệp của nước thành viên của WTO mới được tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. (1 điểm)
Bài tậpSau khi gia nhập WTO, quốc gia A quyết định xây dựng chiến lược nhằm tạo điều kiện thiết lập và phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi nội địa. Theo đó, QG A quyết định ban hành các chính sách sau:
Chính sách 1: Đưa ra yêu cầu về hạn chế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO. Theo đó mỗi năm, mức hạn ngạch nhập khẩu mà QG A áp dụng cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thành viên WTO tối đa là 1000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở lên (chủ yếu là xe hạng sang) và 5000 chiếc đối với ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000 cc trở xuống.
Chính sách 2: Cấm việc phân phối ô tô nhập khẩu qua mạng lưới các nhà bán lẻ, chỉ cho phép bán mặt hàng này qua hình thức chào hàng qua điện thoại hoặc internet trong khi không áp dụng chính sách tương tự đối với ô tô nội địa.
Chính sách 3: Tăng thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu nếu Cục quản lý cạnh tranh nhận thấy có sự gia tăng đột biến lượng ô tô nhập khẩu và việc này gây tổn hại cho ngành sản xuất ô tô nội địa.
Anh chị hãy đánh giá sự phù hợp của mỗi chính sách của quốc gia A với các quy định của WTO./.
13. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Thương mại 39
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Thương mại 39 Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nguồn của Luật thương mại quốc tế bao gồm Điều ước thương mại quốc tế, luật quốc gia và Incoterms. (1 điểm)
Trợ cấp chính phủ bị cấm và phải rút bỏ theo WTO. (1 điểm)
Nguyên tắc để xác định tính tương tự của hai sản phẩm trong khuôn khổ WTO được quy định cụ thể trong hiệp định GATT. (1 điểm)
Lý thuyết Bài tậpCông ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi chào hàng bán 10 tấn hạt hồ tiêu có xuất xứ Brazil cho công ty B có trụ sở tại Trung Quốc. Chào hàng ghi rõ: “Chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi là 12/03/2014. Giá cả sẽ được các bên thỏa thuận sau khi bên mua chấp nhận chào hàng. Thời hạn giao hàng là ngày 15/8/2014”.
Câu hỏi 1Vào ngày 27/3/2014, công ty B gửi lại chấp nhận chào hàng cho bên bán, trong đố bổ sung thêm điều khoản sau: “Điều kiện giao hàng FOB Los Angeles Incoterms 2010, giá cả sẽ được tính theo giá thị trường vào thời điểm bên mua nhận được hàng hóa”. Công ty A đồng ý ngay và tiến hành thực hiện hợp đồng. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp và công ty A cho rằng giữa các bên không tồn tại hợp đồng vì quy định về giá cả không phù hợp với quy định của CISG.
Hỏi hợp đồng giữa các bên có được giao kết theo quy định của CISG không?
Câu hỏi 2
Giả sử Công ty A có giao kết hợp đồng với nhà cung cấp hạt hồ tiêu là công ty C có trụ sở tại Brazil để giao hàng cho công ty B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do giá cả hạt hồ tiêu tăng cao vì mưa lớn tại Tanzania làm nguồn cung khan hiếm, công ty C gửi yêu cầu tăng giá bán hàng cho công ty A vào ngày 12/6/2014.
Công ty A không đồng ý tăng giá hàng hóa, công ty C tuyên bố hủy hợp đồng và không cung cấp hàng hóa cho công ty A ngày 01/7/2014.
Vào ngày 12/8/2014, công ty A gửi email thông báo cho công ty rằng không thể cung cấp hạt hồ tiêu do trường hợp bất khả kháng từ phía nhà cung cấp. Công ty B hủy hợp đồng với công ty A và yêu cầu bồi thường thiệt hại, công ty A không đồng ý vì cho rằng mình được miễn trách theo CISG.
Hỏi Công ty A có được miễn trách trong trường hợp này?.
14. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 39D
Cập nhật ngày: 18/12/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 39D
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Hiền
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Nhóm hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại là các hiệp định bắt buộc đối với các quốc gia thành viên WTO. (1 điểm)
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, tham vấn là một giai đoạn không bắt buộc. (1 điểm)
Điều XX GATT 1994 cho phép quốc gia có thể làm trái nghĩa vụ WTO nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người, động thực vật nếu quốc gia đó chứng minh biện pháp dưa ra là cần thiết. (1 điểm)
WTO cấm hoàn toàn mọi hình vi bán phá giá. (1 điểm)
Lý thuyết Bài tậpNgày 25/05/2014 Công ty BMA (trụ sở tại Thái Lan – chưa là thành viên CISG) gửi chào hàng cho công ty Fimeco (trụ sở tại Singapore – thành viên CISG, đã tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b CISG) chào bán 7000 chai rượu vang trắng Chardonary với giá 20 USD/chai. Đồng thời, chào hàng cũng ghi rõ hiệu lực của chào hàng này là 15 ngày kể từ ngày chào hàng gửi đi.
Trường hợp 1. Các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng. Trong quá trình thực hiện giao dịch này, các bên phát sinh tranh chấp, và theo các quy tắc của tư pháp quốc tế đã dẫn chiếu đến pháp luật Singapore. Vậy luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng này? (1,5 điểm).
Trường hợp 2. Các bên có thoả thuận chọn luật áp dụng là CISG. Ngày 28/5/2014 Fimeco nhận được chào hàng này và fax sang chi BMA cùng ngày , yêu cầu giảm giá hàng xuống còn 18 USD/chai, bổ sung điều khoản giao hàng theo CIF Singapore port, Incoterm 2010 đồng thời yêu cầu BMA giao hàng vào ngày 5/6/2014. Nhận được fax của Fimeco, BMA không trả lời. Ngày 5/6/2014 Fimeco thông báo với BMA rằng Fimeco đã ra cảng nhưng không nhận được hàng từ BMA. Fimeco yêu cầu BMA phải giao hàng ngay nếu không Fimeco sẽ khởi kiện do hành vi không giao hàng đúng hạn của BMA. Anh/chị hãy áp dụng quy định của CISG và cho biết hành vi của BMA có vi phạm quy định của CISG hay không? Tại sao (2,5 điểm).
15. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp AUF41
Cập nhật ngày: 24/12/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: AUF41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Vy, Cô Thúy.
Bài tập 1Doanh nghiệp X là một tập đoàn sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, có trụ sở và nhà máy đặt tại quốc gia A, một thành viên của WTO. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm trở lại đây, X vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp sản xuất thép khác từ các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong đó có quốc gia B, cũng là thành viên WTO. Để bảo vệ nền công nghiệp thép, dưới sự vận động hành lang ráo riết từ X, A đã áp hạn ngạch nhập khẩu (quota) cho thép từ các quốc gia khác. (6 điểm)
Quan ngại trước những tác động xấu từ biện pháp trên của A. Hiệp hội ngành Thép nước B đã khiếu nại biện pháp của A lên cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Hỏi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý hay không? Tại sao?.
Biện pháp của A có vi phạm quy định của WTO hay không? Tại sao?
Giả sử cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thụ lý vụ việc trên, A có thể dựa vào những điều khoản nào của WTO để không bị thua kiện trước quốc gia B?
Bài tập 2Công ty A không trả lời. Công ty B gửi email yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty B theo hợp đồng đã được giao kết, nếu không sẽ khởi kiện công ty A. Công ty A trả lời rằng không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và B nên không có nghĩa vụ giao hàng.
CISG 1980 có được trở thành nguồn luật áp dụng? Phân tích các trường hợp áp dụng. (2 điểm)
Giả sử CISG 1980 được áp dụng, hãy vận dụng để giải quyết tranh chấp trên. (2 điểm)
16. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41E
Cập nhật ngày: 14/06/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41E
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ cần thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định Thành lập WTO và các hiệp định thương mại đa biên. (1 điểm)
Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn sẽ sẽ được áp dụng.
Lý thuyếtPhân tích về quy tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) Hiệp định GATT.
Bài tậpCông ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh Công ty ABC (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty ABC liên hệ trực tiếp với Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty ABC đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu công ty ABC giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng. Do đó, Công ty Fuji Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các Fuji Food và ABC?
Nếu CISG được áp dụng, công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
17. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Dân sự 41
Cập nhật ngày: 17/06/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Dân sự K41
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thiên Vy, Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hồi động WTO sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có một thành viên nào từ chối quyết định đó. (1 điểm)
Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định GATT, thành viên WTO chỉ dành các ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tương tự xuất xứ từ các quốc gia thành viên trong khi các quy định luật lệ nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Lý thuyếtTrình bày về nguyên tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) trong Hiệp định GATT.
Bài tậpCông ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
18. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế lớp Chất lượng cao 41A
Cập nhật ngày: 10/07/2023
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: Chất lượng cao 41A
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Thầy Hy.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận là phương thức thông qua quyết định duy nhất ở Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO. (1 điểm)
Theo nguyên tắc MFN, chính phủ các quốc gia phải dành những ưu đãi như nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự. (1 điểm)
Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, cá nhân mang quốc tịch của một trong hai thành viên WTO đang tranh chấp sẽ không thể trở thành hội thẩm viên của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp cho các thành viên này.
Lý thuyếtPhân tích điều kiện áp dụng ngoại lệ về thiết chế thương mại khu vực trong WTO. (2 điểm)
Bài tậpCông ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2023, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty này ở Pháp đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 02 năm 2023. Ngày 18 tháng 02 năm 2023, Công ty C bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Công ty B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên Công ty C không thể giao hàng. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra Tòa án Việt Nam để giải quyết. Các anh chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các B và C?
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không?
19. Đề thi môn Luật thương mại quốc tế VB2
Cập nhật ngày 16/01/2023.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Lớp: VB2
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
GV ra đề: Cô Thuận Giang.
Nhận địnhNhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra. (1 điểm)
Trong mọi trường hợp, các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với sản phẩm hàng hóa của các thành viên khác. (1 điểm)
Lý thuyếtTình huống 1: Cam kết của Trung Quốc đối với các thành viên WTO về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%.
Giả sử Trung Quốc và Mỹ là thành viên WTO, còn Bắc Triều Tiên thì không. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 12% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Giả sử Trung Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên đều là thành viên của WTO. Trung Quốc áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Mỹ, và mức 10% đối với mặt hàng X có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên. Biểu thuế trên của Trung Quốc có vi phạm quy định của GATT hay không? (1 điểm)
Tình huống 2: Ngày 28/11/2023 thương nhân A (trụ sở tại Pháp – Quốc gia thành viên CISG 1980) gửi cho thương nhân B (trụ sở tại Việt Nam – quốc gia thành viên CISG 1980) qua đường bưu điện một chào hàng có ấn định thời gian trả lời là từ 05/12/2023 đến 15/12/2023. Tuy nhiên, ngày 01/12/2023, do giá cả đột ngột tăng cao nên A không muốn tiếp tục chào hàng của mình. B sẽ nhận được chào hàng ngày 05/12/2023. Căn cứ vào CISG 1980, A có thể làm gì để chấm dứt hiệu lực của chào hàng trong trường hợp này. (1 điểm)
Bài tậpNgày 15/3/2023, Công ty A (có trụ sở tại TP. HCM) gửi cho Công ty B (trụ sở tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD, trả lời trước ngày 28/3. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả lời lại trước ngày 17/4. A đã nhận được trả lời này vào ngày 27/3. Ngày 14/4, công ty B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông báo cho công ty A về việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày 15/4, Công ty A gửi fax trả lời đồng ý với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu cầu công ty B bán hàng theo đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa thuận vì howpjd dồng đã được ký kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài quốc tế VIAC để giải quyết tranh chấp và chọn luật Đức làm pháp luật áp dụng.
Anh chị hãy:
Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2023, Đức là thành viên từ ngày 01/01/1991. (1.5 điểm)
Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ cơ sở pháp lý và giải thích. (2.5 điểm)
Tra từ & tra câu Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh
Nhúng biểu tượng tra cứu vào trang
Nhấp đúp để tra cứu
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Nhận Định Đúng Sai Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!