Xu Hướng 9/2023 # Tổ Chức Công Và Tổ Chức Tư (Public And Private Organizations) Là Gì? Đặc Trưng # Top 18 Xem Nhiều | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tổ Chức Công Và Tổ Chức Tư (Public And Private Organizations) Là Gì? Đặc Trưng # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổ Chức Công Và Tổ Chức Tư (Public And Private Organizations) Là Gì? Đặc Trưng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khái niệm

Tổ chức công và tổ chức tư trong tiếng Anh được gọi là Public and private organizations.

Theo những cách tiếp cận khác nhau, khái niệm về tổ chức công và tổ chức tư rất đa dạng.

– Theo chế độ sở hữu

Tổ chức công là tổ chức thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc không có chủ sở hữu. Đó chính là các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các trường học và bệnh viện công, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, nghề nghiệp…

Tổ chức tư là tổ chức thuộc sở hữu tư nhân (của một hay một nhóm người). Đó có thể là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân, trường học tư, bệnh viện tư…

– Theo sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức tạo ra

Tổ chức công là tổ chức tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công – những sản phẩm, dịch vụ mà người sử dụng không phải cạnh tranh và loại trừ nhau để có quyền sử dụng.

Tổ chức tư là tổ chức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tư.

– Theo chế độ sở hữu và mục tiêu cơ bản

Tổ chức tư là tổ chức thuộc sở hữu và được kiểm soát bởi tư nhân, hoạt động vì mục tiêu cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận.

Đó có thể là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân.

Tổ chức công là tổ chức thuộc sở hữu nhà nước, không có chủ sở hữu hoặc sở hữu tư nhân; hoạt động với mục tiêu chính không phải vì lợi nhuận mà hướng tới phục vụ lợi ích của cộng đồng, của xã hội (lợi ích công cộng).

Các tổ chức công có thành phần hết sức đa dạng, hợp thành hai nhóm: các tổ chức nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận.

+ Tổ chức nhà nước là tổ chức thuộc sở hữu và được kiểm soát bởi nhân dân mà đại diện là Nhà nước.

Đó là các cơ quan quản lí nhà nước và các công ty nhà nước – các tổ chức được tạo nên để phục vụ lợi ích công cộng, tài trợ toàn bộ hoặc một phần bởi Nhà nước, tồn tại độc lập hoặc là một phần của cơ quan nhà nước, mang bản chất kinh doanh.

Ví dụ về công ty nhà nước có thể là doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức sự nghiệp như trường học, bệnh viện công, các văn phòng cung cấp dịch vụ công thuộc các Uỷ ban nhân dân…

+ Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức không có chủ sở hữu hoặc sở hữu tư nhân; hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, từ thiện hoặc các mục đích phục vụ cộng đồng; không mang mục tiêu chính là lợi nhuận; và sử dụng lợi nhuận thu được chủ yếu để duy trì, cải thiện và mở rộng hoạt động của tổ chức.

Doanh mục các tổ chức phi lợi nhuận thật vô cùng đa dạng. Đó có thể là các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, nghề nghiệp, các tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo, các trường học, bệnh viện tư…

Ngày nay, các tổ chức phi lợi nhuận nhưng lại phi chính phủ đang phát triển hết sức mạnh mẽ tạo nên khu vực thứ ba (khu vực xã hội, khu vực phi lợi nhuận, xã hội dân sự), bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

Các tổ chức này hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản lí, vì lợi ích công cộng, không phân phối lợi nhuận.

Hoạt động của các tổ chức thuộc khu vực thứ ba được tài trợ chủ yếu bằng các khoản phí và hiến tặng tình nguyện chứ không phải bằng tiền thuế. Chúng độc lập và được quản lí bởi các ban lãnh đạo tình nguyện riêng của mình.

Hiện nay, cứ hai người Mỹ trưởng thành thì có người làm việc tình nguyện trong khu vực thứ ba này, song rất ít người nhận thức được tầm quan trọng của nó.

Diệu Nhi

Tổ Chức Khoa Học Và Công Nghệ Là Gì? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Tổ Chức

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật khoa học và công nghệ 2013 (LKH&CN) quy định Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ

Khoản 1 Điều 9 LKH&CN quy định Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

– Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;

– Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:

– Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại sau:

+ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;

+ Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và điều lệ;

+ Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của mình.

– Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;

– Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:

– Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;

– Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.

Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.

Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

– Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;

– Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.

Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Định Nghĩa Articles Of Organization / Điều Lệ Tổ Chức Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Văn bản pháp lý chính thức được sử dụng ở cấp nhà nước để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC). Tài liệu này bao gồm tên và địa chỉ của doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty, tên và địa chỉ của người quản lý / người tổ chức / giám đốc, tên cơ quan đăng ký doanh nghiệp và tuyên bố về mục đích của doanh nghiệp. Nhà nước cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải trả một khoản lệ phí khi nộp điều lệ tổ chức.

Giải thích

Thay vì phải tự viết điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có thể lấy các mẫu có sẵn trên trang web của cơ quan chính phủ để điền. Mặc dù hầu hết các bản Điều lệ tổ chức yêu cầu những thông tin cơ bản giống nhau nhưng vẫn có một vài thay đổi nhỏ ở nhiều nơi khác nhau.

Tổ Chức Quan Liêu Là Gì? Đặc Trưng Của Bộ Máy Quan Liêu

Tổ chức quan liêu là gì?

Tổ chức quan liêu (bureaux) Trong lý thuyết kinh tế về bệnh quan liêu, đó là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên cơ sở kinh phí được cấp (ít nhất là một phần) và vì vậy, họ đổi tổng sản lượng để lấy ngân sách, chứ không đổi các đơn vị sản lượng lấy giá cả.

Sự phân công lao động được xác định theo quy định, theo luật. Trong một Cục, Vụ của một Bộ, những chức vụ như giám đốc, phó giám đốc, tổng trưởng phòng, trưởng bộ phận được xác định theo quy định của cục, bộ và của chính phủ.

Hệ thống ban hành mệnh lệnh theo thứ bậc từ trên xuống dưới với nhiều cấp độ khác nhau. Nghĩa là, một người đồng thời là cấp dưới của một người, nhưng lại là cấp trên của những người khác.

Hệ thống văn phòng, hành chính công khai, được bổ sung những tệp tài liệu viết, có thể cả một cơ quan trong đó những công việc của tổ chức được mô tả và lưu giữ.

Quy trình đào tạo chính thức cho các công việc trong tổ chức. Ví dụ, việc đào tạo nhân viên văn phòng sẽ đơn giản hơn và ngắn hơn so với việc tự học hỏi qua kinh nghiệm bản thân.

Các thành viên cống hiến toàn bộ sự quan tâm và sức lực cho hoạt động của tổ chức và coi đó là một sự nghiệp, một nghề nghiệp.

Các quy định hoặc chính thức ít nhiều ổn định có thể học được và tuân theo một cách dễ dàng. Các quy định này điều chỉnh và định hướng công việc cho các thành viên. Ví dụ, quy định nghỉ giữa giờ làm việc cho công nhân làm ca.

Có sự trung thành của thành viên với tổ chức.

Các đặc trưng của bộ máy quan liêu giúp cho tổ chức có thể kiểm soát và điều khiển hành động của các thành viên. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra hiệu quả và năng suất vượt trội của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một loại tổ chức xã hội nào khác. Tuy nhiên, bộ máy quan liêu cũng tạo ra một sản phẩm đặc trưng gọi là “sự bị tha hóa” – Karl Marx (1818-1883).

Tổ Chức Công Tác Kế Toán Là Gì? Các Mô Hình Tổ Chức

Tổ chức công tác kế toán

Khái niệm

Tổ chức công tác kế toán là việc xây dựng các qui trình hạch toán, phân công, qui định mối liên hệ giải quyết công việc giữa các nhân viên kế toán cũng như với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ để thực hiện tốt công việc hạch toán, quản lí tốt tài sản, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho quản lí với chi phí thấp nhất luôn luôn là mong muốn của các nhà quản lí.

Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng nhân viên kế toán ít nên quan hệ giữa các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán thường chịu sự phân công và chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.

Mô hình tổ chức

Công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được tổ chức theo một trong các mô hình sau:

1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Theo mô hình này, toàn doanh nghiệp chỉ có một phòng kế toán, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây. Các bộ phận trực thuộc (nếu có) không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ được hướng dẫn lập hoặc thu thập và kiểm tra chứng từ rồi định kì chuyển về phòng kế toán trung tâm.

Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, quản lí theo cơ chế tập trung một cấp, hoạt động trên địa bàn hẹp, có phương tiện tính toán và truyền tin hiện đại.

2. Mô hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Trong các doanh nghiệp có qui mô lớn, có các đơn vị trực thuộc, tổ chức quản lí theo mô hình nhiều cấp, có sự phân cấp quản lí tài chính, các đơn vị trực thuộc hoạt động tương đối độc lập thường áp dụng mô hình tổ chức kế toán phân tán.

Theo mô hình này, ngoài phòng kế toán trung tâm của công ty các đơn vị trực thuộc còn tổ chức bộ phận kế toán riêng.

Các bộ phận kế toán này có nhiệm vụ kiểm tra, thu thập xử lí các chứng từ ban đầu, hạch toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình rồi định kì lập báo cáo gửi về phòng kế toán trung tâm của công ty.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị thành viên, phòng kế toán trung tâm lập báo cáo tổng hợp toàn doanh nghiệp.

3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Trong thực tế, các doanh nghiệp có các bộ phận trực thuộc được phân cấp quản lí tài chính và hoạt động tương đối độc lập thường vận dụng đồng thời cả hai mô hình tổ chức công tác kế toán ở trên.

Theo mô hình này, kế toán các bộ phận thường được giao lập chứng từ và hạch toán chi phí phát sinh tại đơn vị mình, các công việc còn lại được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm của công ty.

Tổ Chức Công Đoàn Là Gì ? Vai Trò Vị Trí Của Tổ Chức Tổ Chức Công Đoàn Đối Với Người Lao Động ?

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Hiến pháp năm 2013:

” Điều 9 …

2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…”

Như vậy, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình. Trong đó, “thành viên”, “hội viên” của Công đoàn chính là các đoàn viên.

– Tiếp đó, Điều 10 Hiến pháp năm 2013 quy định:

” Điều 10.

– Điều 1 Luật công đoàn năm 2012 cũng quy định:

” Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

2. Hệ thống tổ chức công đoàn

– Điều 7 Luật công đoàn năm 2012 quy định:

” Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”

– Cụ thể quy định trên, Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII cho biết:

” Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp

1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

b. Công đoàn ngành địa phương;

c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

d. Công đoàn tổng công ty;

đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).”

Như vậy, hệ thống tổ chức công đoàn được chia thành 4 cấp: cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; cấp tỉnh, ngành trung ương; cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở.

3. Quyền, trách nhiệm của công đoàn

Theo quy định tại Mục 1 Chương II Luật công đoàn năm 2012, quyền, trách nhiệm của công đoàn bao gồm:

– Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

– Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.

– Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật.

– Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị.

– Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.

– Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở.

– Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

4. Đoàn viên công đoàn

4.1. Đối tượng và điều kiện gia nhập công đoàn

– Điều 5 Luật công đoàn năm 2012 quy định:

” Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

– Cụ thể hóa quy định trên, Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII nêu:

” Điều 1. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam

1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, gi ớ i tính, t ín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ s ở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.”

– Mục 3 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2023 (Hướng dẫn 03):

” 3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam

3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.

b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;

b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;

3.3. Người đang là đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn, khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam tại điểm b, điểm c mục 3.2 Hướng dẫn này, thì đương nhiên thôi là đoàn viên, thôi là cán bộ công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét công nhận là đoàn viên danh dự. Người là đoàn viên danh dự có quyền và nhiệm vụ như đoàn viên công đoàn trừ quyền biểu quyết các công việc của tổ chức công đoàn, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn cấp trên và các cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn.

3.4. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

b. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng, được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các chương trình từ thiện, các phong trào thi đua do công đoàn phát động; được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam.”

4.2. Thủ tục gia nhập Công đoàn

Điều 3 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII:

” Điều 3. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn

1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

a. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

c. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.

d. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam th ì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét k ế t nạp lại….”

Mục 4 Hướng dẫn 03:

” 4. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo

4.1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

a. Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.

b. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

– Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).

– Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

c. Nơi chưa có công đoàn cơ sở

– Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).

+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp.

+ Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập.

– Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận theo quy định tại Mục 12.1 và 12.2 của Hướng dẫn này.

d. Việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn: Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam phải có đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm xem xét, thẩm định nếu đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại. …”

5. Cán bộ công đoàn 5.1. Đại vị pháp lý:

Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII:

” Điều 4. Cán bộ công đoàn

2. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

a. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.

b. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc ki ê m nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn tr ở lên.”

Theo đó, cách thức để một người trở thành cán bộ công đoàn:

Đảm nhiệm chức chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua 2 cách:

+ Được đoàn viên công đoàn bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn hoặc

+ Được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Điều 5 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII:

” Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn

a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.

b. Tuyên tr uyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao tr ì nh độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.

c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.

đ. Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.

b. Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

c. Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

d. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.

e. Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguy ệ n vọng, được xem xét ưu tiên tuy ể n dụng làm cán bộ công đo à n chuyên trách.”

Mục 5 Hướng dẫn 03:

5.1. Cán bộ công đoàn bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp; ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định. Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.

5.2. Quản lý cán bộ công đoàn

– Cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách do tổ chức công đoàn ra quyết định công nhận (theo phân cấp đối với từng cấp công đoàn).

– Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn do công đoàn trực tiếp quản lý, thực hiện chính sách cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

– Cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn và cán bộ công đoàn không chuyên trách thì việc quản lý và thực hiện chính sách cán bộ do tổ chức công đoàn và đơn vị, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện theo nguyên tắc: Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trả lương, nâng ngạch, bậc lương và các chế độ, chính sách quản lý cán bộ theo quy định chung của đơn vị, doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ và nội dung hoạt động công đoàn; giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

5.3. Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người đại diện chủ doanh nghiệp hoặc người được quyền ký hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; người giữ chức vụ tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp nhà nước, thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khu vực nhà nước, không được kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở.”

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổ Chức Công Và Tổ Chức Tư (Public And Private Organizations) Là Gì? Đặc Trưng trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!