Xu Hướng 9/2023 # Tình Yêu Là Vật Chất Hay Ý Thức Trong Triết Học? # Top 15 Xem Nhiều | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tình Yêu Là Vật Chất Hay Ý Thức Trong Triết Học? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tình Yêu Là Vật Chất Hay Ý Thức Trong Triết Học? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

ỦNG HỘ WEBSITE BẰNG CÁCH BẤM “ĐĂNG KÝ” OR “SUBSCIREBE” KÊNH YOUTUBE ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ KINH PHÍ DUY TRÌ WEBSITE VÀ ĐĂNG TẢI NHIỀU TÀI LIỆU MỚI CHO BẠN.

Tình yêu là vật chất hay ý thức trong triết học?

Có ngồn tin nói rằng:

“Tình yêu không phải là do ý thức quyết định mà là vật chất. Người ta vẫn thường lầm tưởng rằng tình yêu là đến từ con tim, từ ý thức con ng, nhưng thực tế khoa học cũng chứng minh rằng trái tim là vô tội. Mọi cảm xúc, tình cảm của con người đều bị chi phối, điều khiển từ não bộ của con người. Mà bạn biết đấy, não bộ của con ng cũng chính là 1 dạng vật chất còn gì. Kỳ thực ý thức của con ng cũng do vật chất, tức bộ não quyết định. Cho nên nói tình y là vật chất không sai. Tuy nhiên cũng ko thể phủ nhận sự tác động của ý thức đối với ty.Bởi vì mọi sự vật tồn tại trong thế giới điều chịu sự quy định của vật chất và sự tác động của vật chất, vật chất và ý thức không tách rời.”

Tình yêu là vật chất hay ý thức trong triết học?

Và cũng nguồn tin bảo rằng:

“Tình yêu là ý thức chứ kô phải vật chất

Tình yêu là một từ có rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong tiếng Việt.

Nó có thể một thứ gì đó gây thích thú (tôi yêu bữa ăn này), tới điều gì mà một người sẵn sàng chết vì nó (lòng yêu tổ quốc). Nó có thể miêu tả một cảm giác mãnh liệt, một sự xúc động. Trong cách sử dụng thông thường thì đó là tình yêu giữa cá nhân với nhau. Tình yêu là đề tài phổ biến nhất trong nghệ thuật.

Có nhiều kiểu tình yêu. Tình yêu là vấn đề vốn có, cố hữu trong mọi nền văn hóa con người. Thực sự nhiều nền văn hóa khác nhau đã làm cho định nghĩa nói chung về tình yêu rất khó thiết lập.

Sự biểu lộ của tình yêu có thể bao gồm tình yêu dành cho linh hồn, cho thiên nhiên, cho tiền bạc, cho học tập, cho sức mạnh, cho nữ giới, cho thức ăn, cho sự tôn trọng người khác… Nhiều người khác nhau đặt những tầm quan trọng khác nhau cho những loại tình yêu mà họ nhận được. Tình yêu về cơ bản khá trừu tượng, khó hiểu, hiểu theo kinh nghiệm dễ hơn là giải thích.

Tình yêu không dành cho con người

Một người có thể coi là yêu tổ quốc, một địa danh, hay một bàn thắng nếu họ coi trọng và tận tâm một cách sâu sắc với nó.

Tình yêu trong văn hóa thế giới

Hình thiên thần nhỏ, có cánh cũng là một biểu tượng cho tình yêu

Trung Quốc

Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, nhiều thuật ngữ thể hiện khái niệm “tình yêu”:

愛 ái được dùng như một động từ (ví dụ trong 我愛你 ngã ái nễ “anh/em yêu em/anh”) hay một danh từ, đặc biệt ái tình(愛情).

La tinh Ngôn ngữ La tinh có nhiều động từ ứng với “tình yêu”.

Amare là gốc của động từ “yêu”, mà ngày nay vẫn còn sử dụng trong tiếng Ý. Bản chất tình yêu

(theliquidimage)

Các nhà khoa học vừa khám phá ra một hỗn hợp hoá chất trong não đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên sự lãng mạn của những đôi uyên ương và sự hấp dẫn mãnh liệt ở giới nam – nữ. Đó thực sự là điều mà mọi người gọi là tình yêu.

Yêu là chết, vẫn yêu

Tại sao một đối tượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã hớp hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mãn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời?

Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp, vì nếu đã có đáp số thì người ta đã biết tình yêu là gì và sẽ chẳng còn ai lao vào tìm tình yêu nữa.

Nhà nhân chủng học thuộc Đại học Rutgers ở Mỹ – Helen Fisher đã dành hàng chục năm trời để nghiên cứu về những con đường hoá học của tình yêu ở mọi hình thức biểu lộ của nó: thèm khát lẫn nhau, lãng mạn, ôm ấp, giận hờn và ghen tuông. Bà cho biết: “Người phụ nữ thường sử dụng những cảm giác vô thức của mình để quyết định xem liệu anh chàng nào đó có phù hợp với mình hay không. Nếu anh ta thiếu can đảm và cứng nhắc thì cô ta sẽ không thấy hứng thú vì cho rằng anh chàng này không thể nào là ông chồng tốt trong tương lai. Các nhà khoa học tin rằng chính điều này đã giúp phái nữ biết phân biệt đâu là người tốt và đâu là Sở Khanh”.

Khi hai người khác giới nhìn thẳng vào người mình yêu, những phần não bộ liên kết với nhau tạo ra cảm giác hứng thú và thu hút lẫn nhau, hay còn gọi là chất dopamine – được thấy với nồng độ cao trong tuỷ thượng thận và trong não có thể hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh. Ở phần não phải, chất dopamine tạo ra năng lượng mạnh, niềm phấn chấn, tập trung và động cơ thúc đẩy.

Điều đó giải thích vì sao khi mới bước vào tình trường, bạn có thể thức suốt đêm, ngắm mặt trời mọc, chạy đường trường không biết mệt, dám làm những điều bình thường không dám làm… Chính tình yêu tạo thêm hưng phấn, làm bạn sáng suốt hơn, giúp bạn vượt qua những trở ngại để đạt được điều mơ ước.

Tình yêu bắt đầu từ lỗ… mũi

Các chuyên gia phân tâm học hiện đại cho rằng, chúng ta thường mong muốn gặp gỡ những người thật hấp dẫn và do đó khi chọn bạn đời, ta luôn chọn những người trông khoẻ khoắn.

Khoẻ mạnh ở người phụ nữ có nghĩa là phải đạt 70% tỷ lệ eo và mông, còn ở nam giới phải có mức testosterone trong máu cao. Tỷ lệ vòng eo và mông đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản của phụ nữ và một hệ miễn dịch khoẻ ở nam giới để cho ra đời con cái khoẻ mạnh.

Có lẽ sự lựa chọn bạn đời phụ thuộc vào chiếc… mũi! Claus Wedekind ở Đại học Lausanne đã làm một thí nghiệm hấp dẫn với… áo pull.

Ông yêu cầu 49 phụ nữ thử ngửi những chiếc áo được những người đàn ông bí mật mặc trước đó, theo kiểu di truyền khác nhau nhằm tác động đến mùi cơ thể và hệ miễn nhiễm. Sau đó ông yêu cầu họ phân loại áo mùi tốt nhất và có mùi ghê nhất. Kết quả phụ nữ thích hương thơm từ chiếc áo được mặc bởi anh chàng có kiểu gene khác với mình.

Khi nghiên cứu khía cạnh sinh học của tình dục, ông đã phát hiện những cơ thể gắn bó khiến con người là một sinh vật mang tính xã hội cao và không thể sống đơn lẻ. Chính phân tử ocytocine tạo ra cảm giác sung sướng khi đạt cực khoái trong giao hợp cũng giúp gắn kết tình cảm mẹ con khi người mẹ cho con bú, và là phân tử tạo ra sự chung thuỷ. Khi tiêm ocytocine vào chuột thích “đa thê” thì chúng trở nên chung thuỷ thấy rõ.

Tình yêu là vật chất hay ý thức trong triết học? Tình yêu triết học Thầy giáo Vũ Đình Bảy, khoa GDCT – ĐHSP Huế Em đến với anh bằng tình yêu triết học Tình ta chứa chan đầy mâu thuẫn Mâu thuẫn ấy không thể tách rời tranh đấu Mà làm cho tình yêu phát triển đi lên Anh khuyên em đừng phủ định vùng lên Đừng vội cho anh là duy tâm hạng nhất Và ” Đa nguyên” là không thể biết Anh ghét nhị nguyên dao động lưng chừng Và lên án cả siêu hình máy móc Ta vận động đâu chỉ bằng cơ học Mình đến với nhau bằng khối óc tư duy Anh phán đoán xem em đang nghĩ gì ? Có phải vì em mà anh đang “duy lý” Sẽ theo anh đến tận ngàn thu Hai đứa chúng ta là một cặp phạm trù Và hai mặt “đối lập” của tình yêu bất diệt Và hai trái tim cùng nhịp đập Đang chuyển hoá giữa không gian hừng hực Lửa tình yêu vũ trụ quay cuồng Đánh thức dậy những tâm hồn đã tắt Giọt nắng “hư vô” ý niệm bay về Và cả thánh Valentin đáng kính Tình đôi ta như chân lý phân minh Mối liên hệ vững bền em hãy ghi nhớ Em ơi ! Xin đừng vì nguyên cớ Vì nguyên nhân mà phụ tình anh Em giữ gìn ngôn hạnh công dung Những khái niệm thân thương dệt thành tri thức Vì yêu em nên anh thú thực Con người anh cũng có lúc riêng chung Cũng có lúc nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả Em hãy nhẹ nhàng thư thả nhắc anh nghe Ta phải làm gì tránh những nguy cơ Kẻo chệch hướng tình yêu về hiện tượng Để tình ta mãi mãi xanh thực tiễn Anh báo thế gian này không hề chuyển biến Không ai tắm hai lần trên dòng sông Sau mỗi Satna em ơi mình đã khác Dù anh xin em đừng có khóc Đừng cho đi phủ định sạch trơn Đừng dấu diếm bờ môi thất vọng Đừng bỏ qua một cách vội vàng Ở phía trước vận động không phải là vô tận Tồn tại hay không là cả một vấn đề Em đừng mải mê trực quan sinh động Muốn hiểu rõ về nhau hay tư duy trừu tượng Tránh chủ quan trong đánh giá con người Ta sẽ biến khả năng thành hiện thực sáng ngời Và mãi đây dù vật đổi sao dời Người yêu hỡi Thời gian em ơi hãy đợi Anh cùng em bước qua thời quá độ Hướng đến ngày “hất đổi” ánh bình minh Hướng đến tình yêu cộng sản văn minh Giữa hiện thực khách quan hai đứa chúng mình Vận động mãi trong tình yêu hạnh phúc Để tình yêu đang chờ phía trước Kết độ rồi nhảy vọt tới hôn nhân Và bước tới hình thái gia đình riêng cụ thể Ta ngày càng biện chứng trong nhau Anh khái quát mấy lời gửi em yêu mến Ta hãy mong chờ thực tiễn của ngày mai Khúc khải hoàn biện chứng của tương lai Như quy luật muôn đời tất yếu Tình yêu là vật chất hay ý thức trong triết học?

Tình yêu là vật chất hay ý thức trong triết học?

Triết Học Về Vật Chất

I. M. Bochenski. Triết học tây phương hiện đại. Chương II: “Triết học về vật chất (Triết lý Duy vật)”. Tuệ Sỹ dịch, Nxb. Ca Dao, 1969, tr. 84-130

Nhiều phong trào khác nhau được bao gồm dưới đầu đề tổng quát này: triết học của Russell, tân thực chứng luận (néo-positivisme), và duy vật biện chứng (matérialisme dialectique). Các hệ thống này có thể là không quan trọng lắm, theo quan điểm triết học hạn hẹp, nhưng chúng gây ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn hơn bất cứ một trào lưu triết học nào khác. Lý do thành công vượt mức của chúng thật dễ hiểu, vì rằng chúng đang làm sống lại những ý niệm đích thực quan trọng trong triết học hằng trăm năm về trước và quảng đại quần chúng luôn luôn chậm trễ khoảng một thế kỷ đằng sau sự phát triển của triết học khoa học.

Tất cả các triết gia thuộc nhóm này đều là chủ duy nhiên (naturalistes) những nhà duy khoa học; họ là những nhà chủ lý (rationalistes) công khai, hướng về chủ nghĩa duy vật phần nào. Họ là những nhà duy nhiên, theo đó họ coi con người một cách đơn giản là một thành phần toàn bộ của thiên nhiên và không thừa nhận có sự sai biệt nào giữa chính con người và những sinh thể thiên nhiên khác. Họ là những nhà duy khoa học vì họ tin tưởng tuyệt đối rằng khoa học thiên nhiên là thẩm quyền tối thượng. Như vậy, với họ duy chỉ có những phương pháp của khoa học thiên nhiên mới có thể nắm được thực tại, và bất cứ điều gì không thể tương xứng với những phương pháp này đáng được coi là những ngụy đề (pseudo-problèmes), và tất cánh là vô nghĩa: họ không công nhận kinh nghiệm đạo đức, thẩm mỹ và tôn giáo cung cấp thêm những nguồn mạch của nhận thức. Như thế, một lập trường chống tôn giáo quyết liệt điển hình là Russell và những nhà duy vật biện chứng. Với họ, phận sự duy nhất của triết học là để phân tích những khái niệm của khoa học thiên nhiên hay tổng hợp những thành quả của nó, ngược lại là vô nghĩa. Dù phần lớn môn đệ của các trường phái này không thể đi đến hoàn toàn duy vật, nhưng các khuynh hướng rõ rệt duy vật đều có mặt tất cả ở họ. Ngay cả những nhà tân thực chứng cũng chỉ khảo cứu những hiện tượng vật chất mà thôi; theo họ, bàn luận về những hiện tượng tinh thần là vô vị. Sau hết, tất cả những tư tưởng gia này đều rõ ràng là chủ lý với ý nghĩa là họ đặt tin tưởng của mình ở những phương pháp thuần lý và phân tích.

Để hiểu rõ những học thuyết triết học của Russell và tân thực chứng trong sự liên tục lịch sử của chúng, chúng ta sẽ giới thiệu một cách vắn tắt về chủ nghĩa tân duy thực ở Anh. Đúng ra, điều này nên bàn ở sau này, có thể trong liên lạc với hiện tượng học, vì nó là một trong những phong trào tiền phong của thời đại mới đã dẫn đến sự kiến thiết siêu hình học và luận lý toán học ngày nay. Đặc biệt ta chỉ cần ghi nhận rằng mặc dù phong trào tân duy thực dính chặt với duy nhiên khoa học nhưng nó có tầm quan trọng lớn hơn vì nó dẫn một số tư tưởng gia (Whitehead) đến một thế giới quan hầu như chủ Platon.

A. TÂN DUY THỰC

Hậu bán thế kỷ XIX ở Anh chứng kiến sự xuất hiện của một phong trào duy thực. Chắc chắn nó rất yếu, không đủ sức để hình thành một trường phái, cũng không thách đấu trào lưu duy tâm của Bradley và Bosanquet đang ngự trị. Dù vậy, nó đã có thể công bố một số đại biểu quan trọng: tỉ dụ, Robert Adamson (1852-1902) , vẫn còn là một người chủ Kant nhưng vào cuối đời thì bước sang duy thực phê phán (réalisme critique); George Dawes Hicks (1862-1941) với học thuyết về ý hướng tính, nó dẫn ông đến gần Meinong và Husserl và ông giữ địa vị lưng chừng giữa duy tâm và tân duy thực; Thomas Case (1844-1925), duy thực phê phán, ông nghĩ là mình có thể luận về bản thân của sự vật từ những ngoại ảnh; và nhiều vị khác.

George Edward Moore (-1873) khai sinh phong trào tân duy thực khi ấn hành bài báo nổi tiếng của ông năm 1903: The Refutation of Idealism. Ảnh hưởng của Moore trên triết học Anh hiện đại rất rộng khiến cho không một ai ngoài Bergson hay James có thể so sánh với ông.

Thế hệ thứ nhấ: C. Leyod Morgan (1852-1936), Alfred North Whitehead (1861-1947), Sir T. Percy Nunn (1870-1944), Bertrand Russell (-1873), Sammul Alexander (1859-1938), Charlie Dunbar Broad (-1877), John Laird (1859-1945); thế hệ thứ hai: C.E.M. Joad (1891-1953), H.H. Price (-1899), chúng tôi (-1899), và Gillbert Ryle (-1900). Tất cả chịu ảnh hưởng của Moore. Vì Morgan, Alexander, Whitehead và Laird, mỗi người đều xây dựng một siêu hình học nên ta sẽ bàn về họ trong một đoạn khác. Về những triết gia khác, Russell quan trọng nhất cả về ảnh hưởng và về sản lượng của ông nên mục này sẽ viết về học thuyết của ông, sau một thoáng nhìn về các đặc điểm của tân duy thực.

B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÂN DUY THỰC

Đúng như danh hiệu tiêu biểu, những nhà tân duy thực nước Anh đối lập với những nhà duy tâm qua chủ trương duy thực và trên đại thể duy thực trực tiếp; họ quả quyết rằng không những chỉ có thể trực tiếp lĩnh hội những ảnh tượng tinh thần mà còn cả thực tại siêu chủ quan nữa. Họ còn có thêm những sắc thái chung, đặc biệt là chủ trương duy nghiệm quả quyết của họ. Với họ, không có gì nghi ngờ rằng tất cả nhận thức của chúng ta khởi lên từ kinh nghiệm và phần lớn họ cho rằng nhất định kinh nghiệm phát xuất từ các giác quan. Sự thừa nhận định đề này thực là quảng bá suốt trong truyền thống Anh, kể từ Locke, Berkeley và Hume, và nhất là có thể cả từ Reid. Các nhà tân duy thực cũng nghiêng nặng về các khoa học thiên nhiên mà họ hầu như tất cả, đều coi những phương pháp của chúng là những phương pháp đích thực triết học. Những lưu tâm chính của họ là vật lý học và toán học, và những vấn đề lý thuyết thường là vấn đề số một đối với họ. Sự thực là, Moore đã xuất bản một tác phẩm quan trọng về luận lý, và Whitehead, cũng như Russell, thỉnh thoảng đặt sự chú tâm của mình vào những vấn đề đạo đức và tôn giáo, nhưng trên toàn thể, mối lưu tâm của các nhà tân duy thực là những vấn đề thuần lý thuyết về luận lý học, nhận thức luận, vật lý học hay sinh vật học.

Tuy nhiên, sắc thái nổi bật nhất của các nhà tân duy thực, là đường lối đi sâu vào sự nghiên cứu chi tiết những vấn đề của họ. Trước nhất, lập trường của họ là chống hệ thống và họ tấn công tất cả những cố gắng trước kia của triết học với chủ nghĩa phê phán gắt gao, và thường thường vô căn cứ. Ngay dù một số trong bọn họ vào những năm cuối đời mình đã khởi lên tư biện có hệ thống nhưng lúc nào họ cũng vẫn trung thành với phương pháp “hiển vi” – xu hướng tế phân các vấn đề và phân tích chúng. Về phương diện này, C.D.Broad là điển hình, nhưng tất cả bọn họ đều tán thành một phương pháp tương tự, và thường ứng dụng nó với sự tỉ mỉ lạ lùng. Trường phái tân duy thực rõ là trường phái phân tích.

C. BERTRAND RUSSELL: CÁ TÍNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Bertrand Russell, sinh trong một gia đình quý tộc Anh; điều không thể chối cãi, ông là một trong những triết gia được đọc và được bàn đến nhiều nhất ở giữa hai trận thế chiến. Ông đã phô trương một hoạt động văn hóa có hiệu quả phi thường. Năm 1896, ông xuất bản tác phẩm đầu tiên, và sau đó cứ mỗi năm một hoặc hai tác phẩm cho đến 1947, ngoài vô số bài báo trong các tờ báo khác nhau không kể. Những xuất bản phồn thịnh này phản ảnh những mối bận tâm đa dạng của ông; không có một lĩnh vực triết học nào mà ông không thám hiểm tới. Thường thường, ông còn bận tâm đến những vấn đề khác như chủ trương hòa bình, vì bảo vệ nó mà ông bị cầm tù trong một thời gian suốt kỳ thế chiến I. Những tác phẩm của ông được phổ biến vượt mức. Tỉ dụ, trong khi không có một dịch phẩm bằng tiếng Đức nào về Whitehead, Alexander hay Broad cho đến thế chiến thứ II, thì 17 quyển sách của Russell đã được phiên dịch trước năm 1935. Rất minh bạch, rất “khoa học”, Russell đã là, và đang còn là một triết gia của một nhóm lớn vẫn trung thành với những lý tưởng thực chứng của thế kỷ XIX. Với chủ trương triệt để về chính trị và chống tôn giáo, được bày tỏ bằng ngôn ngữ sáng sủa, ông có vẻ là một thứ Voltaire kiểu mới – hiển nhiên là một dáng vóc nhỏ hơn. Với tất cả những điều này, Russell khác hẳn với những tác giả bình dân khác thuộc cùng loại, như Haeckel hay cả Voltaire, bởi vì ông không những chỉ có ảnh hưởng ở quảng đại quần chúng mà còn ở triết học Âu châu qua những công trình chuyên môn triết học của ông, những công trình ấy chỉ là đại chúng hóa.

Người ta cũng có thể phân biệt hai giai đoạn trong sự diễn tiến của ông. Trước hết, Russell chú tâm nghiên cứu về toán học mà theo ông hình như đó là mô thức cho triết học. Ông nói về toán học bằng sự nhiệt tâm của một đồ đệ Platon; quả thực, trong thời kỳ này ông là đồ đệ xác tín Platon. Ông quả quyết rằng ngoài những thực tại thường nghiệm còn có tổng thể (universaux) mà chúng ta tiếp nhận trực tiếp và chúng có một hiện hữu riêng của chúng, độc lập với các sự vật hay tâm. Đồng thời, ông coi triết học như là một khoa học diễn dịch có phần độc lập với kinh nghiệm giác quan. Từ thời kỳ này xuất hiện tác phẩm Principia Mathematica của ông, một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất của tư tưởng Âu châu ở thế kỷ XX.

Tuy nhiên, về sau Russell dần dần thay đổi lập trường. Trong khi Whitehead, người viết chung với ông tác phẩm to lớn Principia, đi sâu hơn vào siêu hình học, thì về phần Russell, ông quay về những nhà thực chứng luận. Vấn đề tổng thể (universaux) đối với ông hình như vô vị, siêu hình học bất cứ loại nào đều vô nghĩa, triết học không còn là diễn dịch mà được xác định một cách duy nghiệm, trong tinh thần truyền thống Anh. Ngay cả trong toán học, ông không còn bàn tới cái “mỹ” của Platon mà chỉ là một khí cụ đơn giản, thực tiễn, khoa học. Trong giai đoạn tư tưởng này Russell là một đại biểu của duy kinh khoa học. Ông tuyên bố rằng những phương pháp khoa học là duy nhất cung cấp nhận thức cho chúng ta; ông tin tưởng sự toàn thiện của nhân loại qua kỹ thuật, và hăng hái nói về sự tiến bộ. Chủ nghĩa duy thực của ông giống với của Hume, một thứ hoài nghi trầm trọng đè nặng trên mọi bước tiến của tư tưởng ông.

D. KHÁI NIỆM VỀ TRIẾT HỌC

Khái niệm về triết học mà ngày nay Russell chủ trì là chủ điểm của tất cả trường phái tân duy thực. Thêm nữa, ở phương diện này chính Russell chịu ảnh hưởng của Moore. Theo ông, triết học chính yếu phải là khoa học. Những vấn đề mà nó đặt ra phải được đưa ra từ những khoa học thiên nhiên và không phải từ những pháp điển tôn giáo hay đạo đức; lý tưởng của nó phải là một lý tưởng khoa học. Trong cứu cánh, lĩnh vực của nó duy nhất thiết lập bằng những vấn đề không thể nghiên cứu một cách khoa học được và như thế nó chỉ để sửa soạn lối đi cho khoa học. Tất cả chủ thuyết “lãng mạn” (romantisme), tất cả chủ thuyết “thần bí” (mysticisme) phải hoàn toàn loại hẳn. Ta cũng không nên tìm ở triết học một “phương thuốc cho những đau khổ tinh thần”; trái lại, bằng một cách kiên nhẫn và điềm tĩnh, người ta phải đào sâu vào chi tiết những khảo cứu.

Thoạt đầu, Russell không tin rằng triết học có thể đưa ra nhiều giải đáp chắc chắn. Vì tự bản chất, nó bị hạn hẹp vào lĩnh vực tiền khoa học, (région préscientifique) nên nó chỉ đưa ra những vấn đề hơn là giải quyết. Phận sự chính của nó là phê bình. Triết gia phải làm sáng tỏ những khái niệm, những kết cấu, và những phương pháp kiểm chứng của khoa học, và như thế liệt chúng vào một phân tích hoàn toàn luận lý. Thêm nữa, phương sách này sẽ được áp dụng như một kích thích tố và đồng thời nó sẽ hữu ích hơn những giải đáp mãi mãi không chắc chắn. Về sau, Russell trở thành nhà bất khả tri luận (agnostique) rõ rệt tin rằng chỉ có khoa học thiên nhiên mới thăm dò được thực tại và ở đây khoa học cũng không thể vượt qua tính chất cái nhiên (probabilité). Trên phương diện này một cách đơn giản, Russell đang tiếp tục truyền thống duy nghiệm và thực chứng, đặc biệt là của Hume và Mill.

E. DUY THỰC VÀ ĐA NGUYÊN LUẬN

Một trong những ách yếu của triết học Russell cũng như của Moore và phần lớn các nhà duy thực Anh, là chủ thuyết phê bình học thuyết Bradley về những tương quan nội tại. Với Russell, không có tương quan nội tại (relations internes) tất cả những tương quan hiện hữu đều là những tương quan ngoại tại thêm vào tính thể của sự thể đã hiện hữu,vì vậy, bất cứ bằng cách nào, tính thể của sự thể ấy không phụ thuộc vào những tương quan này. Như thế, Russell gạt bỏ tôn chỉ căn bản của học thuyết Bradley. Cũng thế, ông gạt bỏ hai kết luận chủ chốt của Bradley bằng cách bênh vực đa nguyên luận và phân biệt sở tri với chủ tri. Đa nguyên luận là khía cạnh sơ bản của toàn thể phong trào triết học này, theo đó thế giới được coi là gồm nhiều nguyên tử rời rạc, có thể là vô số, được kết hợp lại qua những tương quan ngoại tại. Về sau, Russell phát triển đa nguyên luận này thành thuyết nguyên tử luận lý (atomisme logique), học thuyết cho rằng thế giới do các dữ kiện giác quan liên kết với nhau bằng những tương quan hoàn toàn luận lý. Duy tâm luận Hegel cũng bị bác bỏ, căn cứ vào duy thực trực tiếp. Mối bận tâm với Leiniz và những nghiên cứu toán học đã đưa Russell đến đa nguyên luận này.

Sự áp dụng đa nguyên luận vào nhận thức luận đã dẫn đến những hậu quả quan trọng của triết học. Khi tống khứ khách quan duy tâm luận bằng lý thuyết về những tương quan ngoại tại của mình, Moore và Russell cùng tấn công mãnh liệt chủ quan luận duy tâm của Berkeley và chúng đô đệ. Với duy tâm luận này, chúng ta chỉ biết được các yếu tố của tâm thức, tức là những ý tưởng; thế giới siêu chủ quan trốn khỏi nhận thức của chúng ta.Các nhà chủ duy thực bây giờ gạt bỏ lý thuyết này, cho là một võng luận (paralogisme) vụng về; rõ ràng Berkeley lẫn lộn hai nghĩa của chữ “ý tưởng” (idée), nó có thể vừa chỉ cho hành động nhận thức, và vừa sự thể được nhận thức. Sự thể được nhận thức không cần phải luôn luôn hiện hữu trong ý thức, nó có thể hiện hữu ở ngoài ý thức và khác với chủ tri. Duy thực trực tiếp được thiết lập bằng cách đó.

Tuy nhiên, với Russell, vật chất không thể nhận thức trực tiếp được dù là thực hữu, chúng ta chỉ nhận thức những dữ kiện giác quan (Moore cũng chủ trương như thế). Tỉ dụ, màu sắc của cái bàn, tính chất cứng của nó và tiếng động nó phát ra khi chúng ta vỗ tay vào, chắc chắn đều là những thực tại, nhưng chúng không phải là những tự hữu của cái bàn. Điều này có thể chứng tỏ rằng mỗi người kinh nghiệm những dữ kiện giác quan khác nhau. Sự định vị của những dữ kiện giác quan sai biệt tùy theo giác quan tiếp nhận chúng, và như vậy, tùy theo nhân cách tiếp nhận chúng. Sự giả định theo đó những dữ kiện giác quan có một sự thể ở bên dưới chúng là kết quả của quy nạp thuần túy, và không một chứng cứ trực tiếp nào có thể đưa ra cho nó. Khởi đầu, Russell chủ trương rằng hiện hữu của một sự thể như thế phải được hiểu như là một giải thích đơn giản về những dữ kiện giác quan, nhưng về sau, ông thay đổi ý kiến và tiến tới lý thuyết “nguyên tử”, theo đó thế giới gồm những dữ kiện giác quan liên kết với nhau một cách có luận lý. Điều cần phải nhấn mạnh rằng lý thuyết này không thể được đặt ngang với duy tượng luận (phénoménalisme) cổ điển theo đó các dữ kiện giác quan được coi như là những thực tại phi tâm độc lập với bất cứ chủ tri nào ngay cả với một chủ tri siêu nghiệm hay tuyệt đối. Với Russell, chúng là những thành tố của thế giới thực hữu, mặc dù hoàn toàn không có những bản thể. Điều này phù hợp với học thuyết của Hume.

Trong giai đoạn đầu, Russell cũng chủ trương rằng, ngoài tri giác thuộc những dữ kiện giác quan còn có một nhận thức trực tiếp về những tổng thể (universaux). Tỉ dụ, không những chúng ta chỉ biết được London và Edinburgh mà còn cả mối tương quan (ngoại tại!) giữa hai thành phố này. Nhưng mối tương quan đó không phải thuộc tinh thần chủ quan (vì dù ta có biết hay không biết nó, nó vẫn hiện hữu), cũng không phải là một sự kiện vật lý (vì thực tại vật lý nhất quyết được tổ hợp bằng những dữ kiện giác quan) – quả thực, đó là một thứ lý niệm (idée) kiểu Platon hiện hữu bằng đặc quyền của nó.

Russell còn khai triển thêm lý thuyết của mình bằng cách bênh vực lập trường cổ điển Platon. Nhưng về sau ông chấp nhận một quan điểm bất khả tri luận tương tự với thực chứng luận.

F. TÂM LÝ HỌC

Thoạt kỳ thủy, Russell nghi ngờ không biết có hay không có một nhận thức trực tiếp về bản ngã, và ngã sang thừa nhận thái độ của Hume, theo đó linh hồn con người, một cách đơn giản, được coi như là một liên hợp của các ý tưởng. Trong The Analysis of Mind, Russell công khai tuyên bố thái độ này và khai triển nó theo một kiểu cách độc đáo; nó giữ thái độ trung lập đối với duy vật và duy tâm và tiến tới chủ trương rằng không phải vật chất hay tinh thần mà chỉ là những dữ kiện giác quan, chúng được tổ hợp một cách sai biệt và được kiểm soát bằng những định luật sai biệt. Những dữ kiện giác quan của những sở tri sai biệt (tỉ dụ: các ngôi sao), nhìn từ một quan điểm duy nhất, tạo ra tinh thần; những dữ kiện giác quan của những chủ tri sai biệt (tỉ dụ: nhiều khía cạnh khác nhau của cùng một ngôi sao) tạo nên cái gọi là vật chất. Đằng khác, những định luật tâm lý và vật lý khác nhau. Những hiện tượng tâm lý được hạn định bằng “ký ức tất định luận” (déterminisme mémonique) hình như phát xuất từ tất định luận về thần kinh hệ; chủ quan tính cũng là một đặc điểm của tâm và được cắt nghĩa, theo phương diện vật chất, là một sự tập trung những dữ kiện giác quan vào một chỗ (óc não). Trường hợp những sự kiện tâm lý hiện hữu ở ý thức theo Russell chưa đủ lẽ để coi chúng chính là tinh thần, bởi vì chúng không luôn luôn hiện hữu trong ý thức; và cũng không thể quy định chúng bằng những khái niệm như taapjo quán, ký ức hay tư tưởng bởi vì những thứ này là những thiết định của ký ức tất định luận.

Russell thú nhận xu hướng thiên duy vật của mình nhưng điều kiện hiện tại của khoa học và học thuyết của ông không cho phép ông chấp nhận thuyết duy vật trong toàn bộ của nó. Tuy nhiên ông quả quyết rằng các hiện tượng tâm lý hoàn toàn phụ thuộc các hiện tượng vật lý học, dĩ nhiên, thế là phủ nhận hiện hữu của một linh hồn làm bản thể. Dù vậy, theo ông các hiện tượng tâm lý hiện hữu hơn vật chất bởi vì vật chất không được mang đến một cách trực tiếp và nó được thiết lập bằng diễn dịch và tổ hợp.

G. ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO

Con người là một phần vô nghĩa của thiên nhiên; những tư tưởng của nó đều là kết quả của các biến tượng trong óc não nó và của những định luật thiên nhiên. Khoa học thiên nhiên, nguồn mạch độc nhất của nhận thức hoàn toàn không biện minh cho tin tưởng Thượng đế hay lẽ bất tử. Thêm nữa, chủ trương về bất tử tính là vô nghĩa, bởi vì nếu linh hồn bất tử, nó sẽ phải chiếm đoạt toàn thể không gian. Tôn giáo được đặt trên sự sợ hãi, và do đó là một tội ác: nó là kẻ thù của mọi lẽ thiện và mọi sự đoan chính trong thế giới ngày nay, và là triệu chứng của con người ấu trĩ.

Con người có thể chỉ là một mảnh vụn vô nghĩa của thiên nhiên trong trật tự của hiện hữu nhưng nó hưởng một địa vị hoàn toàn sai biệt trong trật tự của những giá trị vượt xa giá trị của hiện hữu. Chúng ta tự do sáng tạo những lý tưởng sinh tồn của mình; và lý tưởng đó, Russell đề nghị là lý tưởng về “đời sống tốt đẹp”, một đời sống của yêu thương đậm đà được hướng dẫn bởi ánh sáng của hiểu biết. Định đề đạo đức này là tất cả những gì chúng ta cần có. Mọi thứ đạo đức lý thuyết đều hời hợt. Để đánh giá điều này, người ta chỉ cần đặt mình vào địa vị một người mẹ với người con đang ốm của bà; điều mà bà ta cần không phải là một nhà đạo đức nhưng là một bác sĩ giỏi. Chắc chắn những luật lệ của đạo đức thực tiễn đều cần thiết nhưng, đáng tiếc, những luật lệ ngày nay thường đứng lại trên những khái niệm mê tín, như ta thấy trong tất cả bộ luật về nam nữ (moralité sexuelle), kể cả chế độ đơn hôn (monogamie) và hình luật. Lý tưởng giải thoát cá nhân là một khái niệm quý tộc vì đối lập với lý tưởng dân chủ là giải thoát xã hội, cũng sai lầm như vậy. Hạnh phúc là mục đích những khát vọng chúng ta và có thể đạt được bằng cách trấn áp sự sợ hãi, bằng cách củng cố cá tính giáo dục, và bằng cách toàn thiện toàn thể loài người. Sự tiến bộ rộng lớn có thể hoàn thành được khi mà con người không còn bám chặt lấy sự kính phục mê tín đối với thiên nhiên, bởi vì toàn thể thiên nhiên, kể cả con người, phải trở thành một đối tượng của luận giải khoa học nếu chúng ta mong đạt tới hạnh phúc.

A. THỈ TỔ VÀ NHỮNG ĐẠI DIỆN CHÍNH YẾU

Ngày nay, công trình hoàn toàn mới mẻ của duy nghiệm luận chỉ được tìm thấy trong trường phái thực chứng luận, bắt nguồn từ thực chứng luận cổ điển của Comte và Mill, và vọng lại duy nghiệm luận Anh ở thế kỷ XVIII. Song, tiền nhân trực tiếp của nó là duy nghiệm luận Đức. Chính Joseph Petzoldt (1862-1929), học trò của Avenarius, đã lái trường phái sang chiều hướng của tạp chí Annalen der Philosophie, tạp chí đã ra đời Erkenntnis, tờ báo quan trọng nhất của trường phái tân thực chứng giữa năm 1930 và 1938. Ngoài duy nghiệm phê bình (empiriocriticisme) ra, ảnh hưởng nặng nhất trên tân thực chứng luận là phê bình khoa học ở Pháp, học thuyết Russell, và sự phát triển trong ngành luận lý toán học và tân vật lý học (Einstein).

Ngoài nước Đức ra, tân thực chứng luận chỉ tạo được ảnh hưởng lớn ở Anh. Ở đây, ngay cả bây giờ, nó là trường phái chính. Một số triết gia có liên hệ chặt chẽ với nó ít nhiều, tỉ dụ, nhóm đã lập nên tờ Analysis năm 1933: A.E. Ducan-Jones, S.A.Mace, L. Susan Stebbing, cả Alfred J. Ayer là những nhà tân thực chứng triệt để nhất, và nhất là Gilbert Ryle, triết gia Anh có lẽ có ảnh hưởng nhất của thời hiện đại. Một số khá lớn những nhà thực chứng luận, như John Wisdom ở Anh, có liên hệ hơi lỏng lẻo với những nhà tân thực chứng. Ở Pháp hiếm có những đại biểu nổi tiếng nào của tân thực chứng luận, nhưng nếu có thì phải kể Louis Rougier, General Charles, Ernst Vouillemin (người đã cố gắng quảng bá công trình của Nhóm thành Viene), và Maurice Boll.

B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ TIẾN TRIỂN

Những nhà thực chứng luận hình thành một trường phái đúng nghĩa: cùng có một quan điểm căn bản chung và cùng sử dụng những phương pháp như nhau để tiến gần những vấn đề chung của họ. Thoạt kỳ thủy, họ tỏ ra hăng hái khác thường và tin tưởng một cách sâu xa rằng những quan điểm của họ tuyệt đối chính xác. Reichenbach, một trong những nhà lãnh đạo xưa kia, nhận xét chí lý rằng trường phái này chấp nhận một thái độ đặc biệt tôn giáo và ngay cả bè phái. Đằng khác ta phải công nhận rằng một ít đối thủ triết học của họ biết phán đoán học thuyết tân thực chứng với sự công bình khách quan, bởi vì, chắc chắn học thuyết này có tính chất cách mạng khiến cho nó đòi hỏi sự chấp nhận điều kiện hay sự đối lập công khai. Ngoài ra, nhóm thành Vienne khởi thủy được cổ vũ vởi một tinh thần “truyền đạo” hăng hái, lại ưa công kích và bút chiến nữa.

Kết hợp với đặc tính bè phái này là khuynh hướng cực kỳ duy lý, luận lý và phân tích, khiến cho nhìn bên ngoài những tác phẩm của tân thực chứng giống như một thứ chủ kinh viện kiểu mới; dù sao, từ thời trung cổ chúng ta đã không thấy một sự tin tưởng và kính phục luận lý học như thế. Lại nữa, trường phái tân thực chứng duy trì chủ khoa học cực đoan hơn cả tân duy thực hay duy vật biện chứng; nó nhận định rằng phận sự duy nhất của triết học là phân tích ngôn ngữ của những khoa học thiên nhiên, chúng hạn định một cách chật hẹp phương pháp luận của nó.

Tuy nhiên, một vài thay đổi trong tân thực chứng luận nên được bàn đến. Khởi thủy các đại biểu của nó tin rằng luận lý học trang bị cho họ một khí giới vững mạnh chống lại tất cả những triết học khác. Về sau họ tự thấy là không thể đề cập đến những vấn đề cổ truyền về nhận thức luận khi đang nằm ì trên tân luận lý – mà những trường phái khác cũng đang bắt đầu sử dụng. Sau hết, giai đoạn thứ ba, được phác họa trong học thuyết Reichenbach, mang đặc tính nhiều dung hợp hơn và ít giáo điều hơn đã biểu lộ trong những buổi đầu của trường phái Vienne.

C. LUDWIG WITTGENSTEIN

Những đường nét chính yếu của tân thực chứng luận đã được vẽ ra trong Logisch-philosophische Abhandlung (bản dịch: Tractatus Logico-philosophicus (1921) của Ludwig Wittgenstein học trò và là bạn của Russell, và cùng dạy tại Cambridge. Trong tác phẩm rất khó đọc tập hợp nhiều cách ngôn có đánh số này, Wittgenstein đi từ thuyết nguyên tử luận lý của Russell, theo đó thế giới được tạo nên bằng những sự kiện hoàn toàn độc lập với nhau. Nhận thức của chúng ta là một bản sao những sự kiện cụ thể này. Không có ngoại lệ, những mệnh đề toàn xưng (universal statements) – hoàn toàn là những “chức phận chân lý” (truth fuctions) của những mệnh đề đặc xưng (singular propositions); nghĩa là, chúng được thành lập từ những mệnh đề đặc xưng bằng các phương tiện của những tương quan luận lý. Tỉ dụ mệnh đề: “Mọi người đều phải chết” có cúng ý nghĩa như mệnh đề “Peter phải chết và John phải chết, v.v…” Luận lý học hoàn toàn chỉ có đặc tính trùng phức, nó không khẳng định được gì cả; những mệnh đề luận lý đều trống rỗng và chúng không truyền thông cho chúng ta được gì về thực tại. Thực tại phải được khảo cứu bằng khoa học thiên nhiên; triết học không phải là một học thuyết mà chỉ là một hoạt động.

Wittgenstein cũng có một lý thuyết về ngôn ngữ, theo đó người ta không thể nói đầy đủ ý nghĩa về ngôn ngữ và do đó một phân tích kiểu luận lý về văn pháp trở thành bất khả. Nhưng bởi vì tất cả những vấn đề triết học rút cuộc có thể giản lược vào phân tích này nên chún đặt ra những ngụy đề không giải quyết được. Wittgenstein kết luận quyển sách bí hiểm của ông với quan điểm rằng chính tác phẩm ấy cũng vô nghĩa: “Những gì người ta không thể nói được, vậy người ta phải im lặng” (Wo von man nicht sprechen kann, dariiber muss man schweigen).

D. LUẬN LÝ VÀ KINH NGHIỆM

E. Ý NGHĨA CỦA MỆNH ĐỀ

Cũng nên thêm vào đây một thuyết lý khác đã làm cho trường phái này nổi tiếng: thuyết kiểm chứng (doctrine de la vérification). Với những nhà tân thực chứng, ý nghĩa của mệnh đề nằm ở phương pháp kiểm chứng nó, hay theo một công thức thích đáng hơn: “một mệnh đề có ý nghĩa nếu, và chỉ nếu, kiểm chứng được.”

Thực vậy, các nhà thực chứng luận nói, ta chỉ có thể biết được ý nghĩa của một mệnh đề nếu ta biết dưới điều kiện nào nó sai hay đúng; điều này có nghĩa rằng phương pháp kiểm chứng luôn luôn phải được đưa ra với ý nghĩa, và ngược lại; và thế, bằng định đề Leibniz về đồng nhất tính của những vô phân biệt thể (indiscernables), chúng trở thành cùng một sự thể.

Điều này đã là một lập trường khả cách mạng nhưng trở nên nghịch lý hơn bởi một thừa nhận thêm, thừa nhận chính yếu đối với học thuyết tân thực dụng; sự kiểm chứng luôn luôn phải là liên chủ thể, nghĩa là, nó phải thực hiện được ít nhất bởi hai quan sát viên. Nếu không được, thì chân lý của mệnh đề không chứng minh được và đó không phải là một mệnh đề khoa học. Nhưng vì mỗi kiểm chứng liên chủ thể được tạo ra do những giác quan, nên không có mệnh đề nào có thể được kiểm chứng khác hơn là những mệnh đề có tương quan với cơ thể và những vận động của nó; tất cả những mệnh đề của tâm lý học nội quan và triết học cổ điển đều không thể kiểm chứng, vì vậy, vô nghĩa. Tiếp theo ngôn ngữ của vật lý học ( chủ vật lý; phisicalisme) và mọi khoa học nên được thống nhất (ngôn ngữ thống nhất và khoa học thống nhất).

Còn một điều kiện cần phải đủ để một mệnh đề có ý nghĩa: phải thiết lập nó phù hợp theo những quy luật tạo cú của ngôn ngữ. Nói “con ngựa ăn” thì có nghĩa, nhưng nói “cái ăn ăn” thì vô nghĩa. Triết học cổ điển không chỉ cưỡng bức định đề căn bản về liên chủ thể mà thường chính cả cú pháp nữa. Một số những từ ngữ được các nhà hiện sinh sử dụng như thế có vẻ vô nghĩa. “Das Nichts nichtet” (Cái không có không có) của Heidegger là một thí dụ cổ điển cho trường hợp này. “Das Nicht” (cái không có) mang hình thức một thể ngữ (substantif) đúng, nhưng nó không phải là một thể ngữ theo ý nghĩa luận lý học: nó là dấu hiệu của sự phủ định và không thể nhận lãnh chức phận của một chủ từ.

Đi từ những định đề này các nhà tân thực chứng hăng hái đào bới những ngụy đề của triết học. Carnap phân biệt nhiều chức phận của ngôn ngữ; nó có thể xác nhận, hay có thể chỉ diễn tả những ước muốn và những cảm thức. Các triết gia cổ điển đã lẫn lộn hai chức phận này; những mệnh đề triết học của họ có vẻ diễn tả những cảm thức, nhưng chúng không xác nhận điều gì. Những vấn đề của họ, như duy thực hay hiện hữu của Thượng đế, đều là những ngụy đề, và cố giải quyết chúng chỉ tốn thời giờ. Triết học phải tự giới hạn vào việc phân tích ngôn ngữ khoa học bằng cách những phương pháp luận lý.

F. NHỮNG MỆNH ĐỀ THẢO BẢN

Các nhà tân thực chứng cố khám phá những nền tảng thuần túy thường nghiệm của khoa học thoát khỏi mọi kết cấu có tính cách luận lý. Họ coi khoa học như một cơ cấu của những mệnh đề được phối trí hợp luận lý. Cần phải khởi đầu với những mệnh đề căn bản nào đó, mà Carnap đặt tên cho chúng là “Những mệnh đề thảo bản” (Protokol sätze), bởi vì chúng được tìm thấy trong thảo bản của phòng thí nghiệm hay đài quan sát. Trong hình thức đơn thuần của chúng, chúng có thể diễn ra như sau: “X ở vào thời điểm T đã quan sát P tại vị trí L.”

Tuy nhiên, thuyết này chứa đựng những nan giải của nhiều thứ đa biệt. Về một phía, người ta có thể nhận xét rằng một mệnh đề thảo bản có thể bị nghi ngờ và được chứng nghiệm bằng một mệnh đề thảo bản khác. Tỉ dụ, tình trạng tinh thần của nhà vật lý học có thể bị nghi ngờ và do đó được ý sĩ thần kinh bệnh trắc nghiệm, và cứ thế sự việc diễn ra vô cùng tận. Những nan giải này đưa đến chỗ tranh luận sôi nổi ở nội bộ của trường phái, những tranh luận không mang lại kết quả cụ thể, đó là điều tự nhiên, bởi vì một hậu quả thuần luận lý như thế sẽ là một hoài nghi luận triệt để.

Về phía khác, người ta có thể tự hỏi một cách chính xác: cái cơ bản của chính mệnh đề thảo bản này là gì? Trung thành với nguồn gốc duy nghiệm phê bình của mình, các nhà tân thực chứng trả lời rằng đối tượng của kinh nghiệm chỉ có thể là những cảm giác – chúng ta không thể nhảy ra ngoài da thịt của mình để năm lấy thực tại. Những vấn đề về thực tại là những ngụy đề, bởi vì chúng ta bao giờ cũng chỉ bắt gặp những cảm giác mà thôi và chúng ta không bao giờ có thể kiểm chứng hiện hữu của mọi sự thể khác với những cảm giác của mình.

G. HANS REICHENBACH

Những khuynh hướng tân thực chứng tiếp nhận công thức khả quan nhất của họ nơi công trình của Reichenbach, nhưng phần lớn những nhà tân thực chứng không tán thành điều đó và đến lượt họ lại bị Reichenbach tấn công dữ dội. Ông ta đã áp dụng thuyết của mình để khu biệt những lĩnh vực triết học một cách rất lý thú, nhưng ở đây không thể quảng diễn được những phân tích ấy.

H. TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH

Sau cuộc chiến, những lý thuyết của nhóm triết gia này vẫn còn phát triển thêm trên chiều hướng mà Reichenbach đã để lại. Ngày nay, người ta nói về “triết học phân tích” phát xuất từ Moore và từ tân thực chứng luận. Người ta có thể phân biệt nhiều khuynh hướng ở nội bộ của “triết học phân tích” này. (1) Tiếp nối những giai đoạn sau cùng của tư tưởng Rudolf Carnap, các đồ đệ của ông cố lập những định nghĩa chính xác về những khái niệm căn bản của các khoa học trong khung khổ của một ngôn ngữ có định thức lý tưởng. (2) Trường phái của Moore, về phía khác, lấy “ngôn ngữ thường nhật” làm cơ sở và chủ trương rằng điều kiện tiên quyết của sự phân tích chính xác theo khoa học là phù hợp với tục thức. (3) Những chuyên viên trị liệu của Wittgenstein coi triết học như là một thứ trị liệu có tính cách luận lý đối với những ngụy đề, trị liệu phải được hướng dẫn cách tân thực chứng thực thụ. (4) Những nhà biện chứng. (Xem đoạn sau, tr. 114 và tiếp). (5) Ngoài ra, giữ các triết gia phân tích cần phải kể thêm những vị hoạt động trong một tư thế hoàn toàn độc lập và trình bày những quan điểm hoàn toàn khác với thực chứng luận, và những vị bận tâm với sự phân tích chính xác và tế vi về những khái niệm và những phương sách của khoa học và triết học, nhất là với sự phụ giúp của luận lý toán học Nhưng những vị này, và cả những nhà biện chứng không thể được coi như là những đại biểu của triết học về vật chất. Chỉ trong tính chất tương tự về những phương pháp của họ, họ mới có thể được đồng hóa với các triết gia phân tích.

Những phát triển mới mẻ hơn, hầu khắp cả Hoa Kỳ, đã làm suy yếu nguyên tắc khả chứng, làm suy yếu duy tượng, duy danh, và cả duy vật lý. Toàn thể phong trào này đã tiến đến gần chủ thực dụng một cách rõ rệt.

A. ĐẶC ĐIỂM

Duy vật biện chứng chiếm một vị trí hoàn toàn đặc biệt trong triết học Âu châu. Trước nhất nó có rất ít đại biểu tại những môi trường đại học ngoài Nga và các chư hầu ra, mà ở đó, ngược lại, nó được đặt làm môn triết học chính thức va do đó có những đặc quyền mà không một trường phái hiện đại nào khác có được. Ngoài ra, nó độc nhất, vì là triết học của một đảng chính trị – Đảng Cộng sản; vì thế, nó liên hệ chặt chẽ với những lý thuyết kinh tế và chính trị cũng như hoạt động thực tiễn của Đảng, và Đảng được coi là “lý thuyết tổng quát”. Ở Nga, nơi ở dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, không một ai được phép giảng dạy một thứ triết học nào khác hơn duy vật biện chứng, và ngay cả giải thích về những bản văn triết học cổ điển của nó cũng bị giám thị nghiêm mật. Sự giám thị này – chắc chắn là hợp với cá tính quốc gia của Nga – tạo ra một sức thái kỳ lạ của những ấn phẩm duy vật biện chứng; những ấn phẩm này khác hẳn tất cả qua tính cách hoàn toàn nhất dạng của chúng. Tất cả các tác giả của chúng cùng nói một cách chính xác như nhau về một sự thể và cũng trích dẫn rất nhiều từ các tác giả cổ điển, những trích dẫn phải đưa ra những luận chứng cho các thể tài nóng hổi ngay hiện tiền. Có lẽ sự giám thị này là nguyên nhân cho tính chất tầm thường của các triết gia thuộc trường phái này. Dù sao, nó cũng phải mang óc giáo điều cực đoan, óc bài ngoại, và tính gây gỗ của các triết gia duy vật biện chứng.

Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng hơn những điểm đặc dị này, những điểm có thể là phụ thuộc, đó là đặc tính phản động của duy vật biện chứng, vì triết học này lôi thẳng về giữa thế kỷ XIX và tìm cách tái thiết sinh hoạt tinh thần của thời đại đó mà không một thay đổi nhỏ nhặt nào.

B. NGUỒN GỐC VÀ CÁC ĐẠI BIỂU

C. SỰ PHÁT TRIỂN Ở NGA

D. DUY VẬT

Theo duy vật, chỉ có một thế giới thực hữu, đó là thế giới vật chất, và tâm chỉ là sản phẩm của một cơ quan vật chất, óc não. Tương phản giữa tâm và vật không có giá trị gì ngoại trừ với nhận thức luận; thực tế chỉ có vật chất. Các nhà duy vật biện chứng hiển nhiên là phê bình các phái duy vật cổ, nhưng chủ phê bình của họ khôn nhằm chống lại duy vật ấy, nhưng nhất loạt nhắm vào sự thiếu sót một yếu tố biện chứng và một khái niệm đúng về sự tiến hóa.

Hiển nhiên, tầm mực của duy vật biện chứng lệ thuộc vào ý nghĩa mà người ta mang cho từ ngữ “vật”. Về phương diện này, một vài khó khăn được tạo ra bởi định nghĩa của Lenin theo đó vật chất chỉ là một “phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan”; và trong nhận thức luận của ông vật chất hoàn toàn đối lập với tâm bằng cách đồng hóa “vật chất” với “thực tại khách quan”. Nhưng chúng ta khỏi phải nghi ngờ về điểm này, bởi vì ở những nơi khác các nhà duy vật biện chứng chủ trương rằng chúng ta có thể biết được vật chất nhờ các giác quan, rằng vật chất nằm dưới những định luật nhân duyên và tất định (lois causales et déterminites), và rằng nó đối lập với tâm; vắn tắt, rõ ràng rằng, thông dụng chữ “vật chất” theo quan niệm các nhà duy vật biện chứng không có gì khác biệt với quan niệm phổ thông. Duy vật biện chứng là thứ duy vật cổ điển và triệt để.

E. TIẾN HÓA BIỆN CHỨNG: NHẤT NGUYÊN LUẬN VÀ TẤT ĐỊNH LUẬN

Vật chất ở trong sự tiến hóa liên tục hướng đến chỗ hình thành những thể tính càng phức tạp hơn: nguyên tử, phân tử, tế bào sống, thực vật, loài người, xã hội. Như thế, sự tiến hóa này không giống như một vòng tròn mà là đường thẳng. Ngoài ra, sự tiến hóa được diễn ra trong chiều lạc quan: giai đoạn cuối cùng luôn luôn phức tạp nhất, phức tạp nhất lại đồng nghĩa với tốt đẹp nhất và cao quý nhất. Các nhà duy vật biện chứng vẫn hoàn toàn duy trì tin tưởng của thế kỷ XIX vì sự tiến bộ bằng tiến hóa.

Theo họ, sự tiến hòa này gồm một chuỗi những biến cải: những thay đổi nhỏ về lượng trong tính thể của sự vật chồng chất lên nhau, tình trạng căng thẳng xuất hiện, một cuộc phấn đấu ra đời đến một thời hạn cố định thì những yếu tố mới trở nên đủ sức để hủy diệt sự thăng bằng và một tính chất mới khởi lên từ những thay đổi cho thế lực thúc đẩy của tiến hóa tiến hành bằng những bước nhảy: đó gọi là “tiến hóa biện chứng.”

Toàn thể dòng tiến hóa không có đích điểm, được hoàn thành vì kết quả của những xung đột và tương tranh dưới sự va chạm của những yếu tố thuần nguyên nhân. Nói một cách nghiêm xác, thế giới không có một ý nghĩa hay một mục đích gì và tiến hóa một cách mù quáng phù hợp theo những định luật vĩnh cửu và tất định.

Không có gì là thường; toàn thể thế giới và tất cả những yếu tố của nó đều bị lôi cuốn theo tiến hóa biện chứng; tại mọi nơi và khắp mọi thời, cái già chết đi và cái mới xuất hiện; không có những bản thể cố định và “những nguyên lý vĩnh cửu.” Chỉ có vật chất và những định luật về sự biến đổi của nó tồn tại miên viễn trong dòng lưu chuyển phổ quát.

Thế giới là một toàn thể nhất thống. Trái với siêu hình học (Marxists) coi thế giới như một đám những thực thể rời rạc, các nhà duy vật biện chứng là đại diện của một nhất nguyên luận theo hai nghĩa. Họ nhìn thế giới như một thực tại duy nhất (ngoài nó là hư vô, và nhất là không có Thượng đế), và họ coi nguyên lý của nó như là đồng nhất thể (nhị nguyên luận hay đa nguyên luận theo kiểu nào đều bị loại bỏ vì sai lầm).

Những định luật điều hành thế giới này là tất định theo nghĩa cổ điển của chữ này. Chắc chắn các nhà duy vật biện chứng, với nhiều lý do, không muốn bị xếp loại vào những chủ “tất định”, và vì thế, họ nói rằng, tỉ dụ sự sinh trưởng của một thực vật không hoàn toàn tất định bởi những định luật của thực vật đó, nhưng vì một yếu tố ngoại tại, như mưa đá chẳng hạn, có thể làm cho vô hiệu. Tuy nhiên, trong tương quan với toàn thể các sự vật, các nhà duy vật biện chứng cứng rắn cự tuyệt những ngẫu thể – những định luật của thế giới trong toàn thể tính của chúng ta đã tất định toàn bộ tiến trình của vũ trụ, không có ngoại lệ.

F. TÂM LÝ HỌC

Tâm, hay ý thức, chỉ là một hiện tượng phụ đới, một “bản sao, một phản chiếu, một bức ảnh” của vật chất (Lenin). Ý thức không thể hiện hữu mà không có thân thể và là một sản phẩm của óc não. Vật chất là dữ kiện sơ thủy, và ý thức (hay tâm) là thứ yếu; do đó, ý thức không phải là cái tất định cho vật chất, mà ngược lại, vật chất cho ý thức. Tâm lý học như thế là duy vật và tất định.

Tuy nhiên, tất định luận này tinh tế hơn của duy vật thuở trước. Vì một điều là các nhà duy vật biện chứng không muốn hoàn toàn là những chủ tất định, như chúng ta đã thấy trong tương quan với ngẫu thể. Tự do, theo họ là khả năng khiến những định luật của thiên nhiên thành hữu ích, dĩ nhiên, ngay cả con người cũng lệ thuộc vào những định luật này nhưng nó ý thức được vấn đề, và tự do của nó, một cách đơn giản, là ý thức về sự tất yếu (như với Hegel). Thêm nữa, họ trực tiếp mà hoạt động qua trung gian của xã hội.

Như thế con người chính yếu là xã hội, không thể sinh tồn ngoài xã hội; chỉ trong xã hội nó mới có thể sản xuất những nhu yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, những phương tiện và phương pháp cho sự sản xuất như thế trước nhất hạn định những mối tương quan người và người và đến lượt chúng hạn định ý thức con người. Đó là đề tài của duy vật sử quan; mọi sự mà con người nghĩ, hay ước muốn, trong một phân tích cứu cánh, đều là một hậu quả những nhu cầu xã hội của nó, cũng như chúng kết quả do những phương pháp sản xuất và những tương quan xã hội được tạo nên bởi sự sản xuất này.

G. NHẬN THỨC LUẬN

Vì vật chất xác định, tất định ý thức, nên nhận thức phải được lĩnh hội trong một tư thái duy thực, chủ tri không tạo ra đối tượng, vì đối tượng hiện hữu độc lập với chủ tri; nhận thức kết quả từ sự kiện theo đó những bản sao, những phản chiếu, hay những bức ảnh của vật chất đều có mặt trong tâm. Thế giới không phải bất khả tri mà là hoàn toàn khả tri. Dĩ nhiên phương pháp chân thực để nhận thức duy chỉ là khoa học được kết hợp với sự thực hành có kỹ thuật; tiến trình kỹ thuật đủ chứng tỏ sự kém thế của tất cả bất khả tri luận. Dù nhận thức nhất thiết là nhận thức giác quan, tư tưởng thuần lý cũng cần thiết là nhận thứ giác quan, tư tưởng thuần lý cũng cần thiết để tổ chức những dữ kiện kinh nghiệm này. Thực chứng luận là một “trò phỉnh gạt trưởng giả” và là một “duy tâm luận”; bởi vì trên thực tế chúng ta nắm được yếu tính của các sự vật qua những hiện tượng.

Như thế nhận thức luận chủ Marx tự chứng tỏ một duy thực tuyệt đối và ngây thơ của một kiểu mẫu duy nghiệm thông thường. Đặc điểm của duy vật chủ Marx nằm ở sự kiện nó kết hợp quan điểm duy thực ấy với một quan điểm duy thực khác, thực dụng luận (pragmatisme). Từ quan niệm rằng mọi yếu tố của ý thức chúng ta đều được tất định bởi những nhu cầu kinh tế, thì tiếp theo đó mỗi giai cấp xã hội có khoa học riêng của nó và triết học riêng của nó. Một khoa học độc lập và biệt lập và bất khả: chân lý là những gì dẫn đến sự thành công, và, chỉ có sự thực hành thôi thiết lập tiêu chuẩn của chân lý.

Cả hai lý thuyết về nhận thức này được tìm thấy song song trong chủ nghĩa Marxist mà không một ai cố hết sức để điều hòa chúng. Phần lớn người ta công nhận rằng nhận thức chúng ta là một cố gắng cho chân lý tuyệt đối, nhưng bây giờ nó chỉ là tương đối và chỉ để trả lời cho những nhu cầu chúng ta thôi. Ở đây, lý thuyết ấy hình như rơi vào mâu thuẫn, vì nếu chân lý mà tương đối đối với những nhu cầu chúng ta thì nhận thức không bao giờ có thể là một bản sao của thực tại – ngay dù một bản sao phiến diện.

H. NHỮNG GIÁ TRỊ

Theo duy vật sử quan tất cả những nội dung của ý thức đều là kết quả của những nhu cầu kinh tế và rồi những nhu cầu ấy lại thay đổi liên tục. Điều này đặc biệt áp dụng cho luân lý, thẩm mỹ và tôn giáo.

Trên phương diện luân lý, duy vật sử quan không thừa nhận một quy tắc trường cửu nào cả và dạy rằng mỗi giai cấp xã hội có luân lý riêng của nó. Luật luân lý cao nhất là lẽ thiện giúp cho việc hủy diệt xã hội trưởng giả.

Về thẩm mỹ, những sự thể càng phức tạp hơn. Ta phải sẵn sàng công nhận rằng trong thực tại, trong bản thân những sự vật, hiện hữu một yếu tố khách quan hoạt động như là nền tảng của sự đánh giá thẩm mỹ của chúng ta và cho phép ta nhìn các sự vật vừa đẹp vừa hữu ích. Nhưng về phía khác sự định giá này cũng lệ thuộc sự tiến hóa; mỗi giai cấp có những nhu cầu riêng biệt của nó; mỗi giai cấp thẩm định giá trị theo cách thể riêng biệt của nó. Thế thì nghệ thuật không thể tách biệt khỏi cuộc sống, nó phải tham dự vào cuộc đấu tranh giai cấp; nó phải biểu trưng cho những cố gắng dũng cảm của lớp cần lao trong công cuộc đấu tranh để kiến thiết một thế giới theo xã hội chủ nghĩa (duy thực xã hội).

Sau hết, đối với tôn giáo, lý thuyết lại thay đổi thêm một lần nữa. Duy vật biện chứng coi tôn giáo như là một kết cấu của những quan niệm sai lầm và quái dị mà khoa học đã kết án, và chỉ có khoa học mới là con đường dẫn đến hiểu biết. Tôn giáo bắt nguồn từ sợ hãi; trong sự bất lực của mình trước thiên nhiên, và sau đó là đối diện với những kẻ lợi dụng, loài người thánh hóa những thế lực đó và cầu nguyện chúng, đồng thời tìm thấy ở tôn giáo và những tín ngưỡng thế giới trên kia một nguồn an ủi mà đời sống nô lệ và bị lợi dụng của họ không thể mang lại được. Tuy nhiên, những kẻ lợi dụng (bọn phong kiến, tư bản, v.v) coi tôn giáo như một phương tiện tốt nhất để đặt quần chúng vào dưới ách thống trị của chúng; trước hết là làm cho quần chúng vâng lời những kẻ lợi dụng họ và thứ đến là ngăn cản lớp lao động nổi loạn bằng cách hứa hẹn cho họ một số phận tốt đẹp hơn sau khi chết. Hạng lao động không lợi dụng một ai, và do đó không cần đến tôn giáo. Trong khi luân lý và thẩm mỹ chỉ bị thay đổi, tôn giáo hoàn toàn bị tiêu hủy.

Trực giác, cái nằm ở nền tảng của những hệ thống mà chúng ta vừa trình bày, chính là một thứ tình cảm sắc bén về những chiều kích lấn áp của vũ trụ, mà ở trong đó, con người chỉ là một hạt bụi vô nghĩa bị bỏ rơi vào một thế giới hững hờ hay đáng ghét nữa. Điều dễ hiểu, cái trực giác trên căn bản duy vật này phải được nối kết với một thái độ lãng mạn hào hùng. Lạc lối trong vụ trụ vô hạn, con người phải bảo vệ mình bằng sức mạnh của chính mình, bằng khoa học mà mình có, và điều này tạo ra sự tôn sùng khoa học và kỹ thuật và sự đăng quang của lý tính con người.

Dù cái trực giác ấy có là của chung của tất cả những nhà duy nghiệm, mà đằng khác vẫn còn những sai biệt như thế trong từng hệ thống khiến cho khó mà quy định phong trào này trong toàn bộ của nó. Đại đa số những đại biểu của nó điều tán dương khách quan tính và quyền lực tương đối hiểu biết của con người. Trên toàn thể, họ thừa nhận rằng dù một số ít cương quyết hơn, tinh thần không sáng tạo nên thế giới, rằng thế giới hiện hữu độc lập với tâm thức và rằng, một nhận thức bao quát thế giới là không thể có. Khi biện minh cho những quan niệm này, thì chính họ lại nhận lãnh việc ngăn chặn sự đe dọa từ chủ ngoại lý và chủ quan luận nguy hại đang đe dọa nền văn hóa Tây phương. Nhiều tư tưởng gia kể trên nhất là những triết gia phân tích, đã khiến cho sự tiến bộ của lý luận khoa học và phương pháp luận của khoa học thiên nhiên, rất là được việc.

Tuy nhiên, những sắc thái tiêu cực của các hệ thống này vẫn còn quá lộ liễu. (1) Họ thảy đều có khuynh hướng quay trở về một lập trường mà đời sống tinh thần của Âu châu đã vượt qua từ lâu, và thế là họ thiết lập nền triết học thoái hóa đối với thời đại chúng ta; điều này đặc biệt đúng cho duy vật biện chứng. (2) Về phương diện lý thuyết thì thật là yếu thế vô cùng. Khỏi phải nói, duy vật biện chứng thường thường tự hạn chế vào trình độ gần như là tiền Socrate, mà ngay cả thực chứng luận cũng nằm trên một thể luận chất phác và trên những tiền đề độc đoán mà các đại biểu của nó chưa từng xét lại. Tính chất một chiều của những hệ thống này thật là kì lạ. (3) Nhưng điều quan trọng nhất là không một hệ thống triết học nào ở đây có một giải đáp cho những vấn đề trọng đại của con người mà tư tưởng hiện đại đang vật lộn với chúng. Đối diện với sự khổ, luân lý và tôn giáo, họ thường bằng lòng với tuyên bố rằng những điều đó không mang lại những nghi vấn nào, hay chính ra những nghi vấn như thế mà được nêu lên chỉ là vô nghĩa. Vì xu hướng thoái hóa ấy, sự yếu kém mặt lý thuyết và sự thiếu sót của họ trước những vấn đề trọng đại về thân phận con người, những nền triết học này ít có giá trị trong tư tưởng hiện đại – ngoại trừ những kết quả thuần phương pháp học của các triết gia phân tích. Nhìn vào toàn thể, triết học hiện đại không những chỉ bỏ qua những kết luận của các nền triết học này mà còn bỏ lối đặt vấn đề của chúng.

Nguồn: Phiên bản điện tử do bạn Phạm Tấn Xuân Cao, sinh viên khoa Triết trường Đại học Huế, gửi cho triethoc.edu.vn.

Ý Thức: Nguồn Gốc, Bản Chất Theo Triết Học Mác

Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm .

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và xã hội . Cần phải xem xét cả hai mặt tự nhiên và xã hội để hiểu nguồn gốc, bản chất của này.

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

– Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

– Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.

– Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.

Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.

– Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác.

Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên.

Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù ” ý thức “. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc . Đó là lao động, tức là và ngôn ngữ.

– Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.

Con người có khả năng và bắt buộc phải ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.

Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động , nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

– Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

– Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

– Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Như vậy, bản chất của nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:

– Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính.

Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo.

Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Tính năng động, sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú.

Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Nó có thể tiên đoán, dự báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại. Thậm chí, một số người còn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu thị…

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo và trong khuôn khổ của sự phản ánh.

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi, sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn lọc các thông tin cần thiết.

Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.

Ba là, chủ thể chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây là qúa trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến quan niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con người sẽ xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mô hình thiết kế đã có ở bước 2 ở trên.

III. Ý nghĩa rút ra từ nội dung nguồn gốc, bản chất của ý thức

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan. Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo các đối tượng vật chất đó.

Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.

Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.

Phát huy tính tự giác, chủ động của con người

Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.

Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao động. Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.

Quan Niệm Về Vật Chất Trong Lịch Sử Triết Học

1. Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác 1.1.1. Quan niệm về vật chất trong triết học thời kỳ cổ đại

Ngay từ thời kỳ cổ đại, mặc dù những tài liệu khoa học về tự nhiên còn rất ít, tri thức khoa học chuyên ngành chưa ra đời, sự hiểu biết của con người về thế giới chủ yếu cũng dựa vào những tài liệu cảm tính, những quan sát trực tiếp, ngay từ khi đó các nhà triết học ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Hy Lạp cổ đại, trong khi giải thích thế giới đã nêu ra quan niệm của mình về vật chất. Nhũng quan niệm đó tuy còn thô sơ, mộc mạc, chủ yếu là những phỏng đoán thiên tài, nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển sau này của tư tưởng triết học về phạm trù vật chất. Căn cứ vào tài liệu lịch sử triết học, chúng ta trình bày một cách khái quát các quan điểm đó để có sự nhận xét, đánh giá thích hợp hơn.

a) Quan niệm về vật chất trong triết học Ấn Độ cổ đại

Ở Ấn Độ cổ đại đã sớm xuất hiện nhiều trường phái triết học, trong đó một số trường phái có khuynh hướng duy vật đã nêu ra quan niệm về vật chất.

Trường phái triết học Sàmkhya sơ kỳ quan niệm rằng thể giới là vật chất, thế giới có nguyên nhân vật chất. Vật chất đầu tiên là Pràkriti (hay Pradhana) không phải ở dạng thô rõ ràng có thể nhận thức bằng cảm giác được, mà ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, không hình, không khu biệt, không giới hạn. Mọi vật thể trong thế giới mà ta quan sát thấy đều là thể thống nhất không ổn định, được sinh ra từ vật chất đầu tiên với 3 thuộc tính (hay 3 tính chất):

1. Sattva: Nhẹ, sáng, tươi vui.

2. Rajas: Động, kích thích.

3. Tamas: Nặng, khó khăn.

Ở vật chất đầu tiên, Sattva là đặc trưng cho năng lực trí tuệ, hay trí năng tiềm ẩn (Intellect); Rajas là năng lượng; Tamas là khối lượng, quán tính. Neu vật chất đầu tiên Pràkriti ở trạng thái Avyakta thì nó cân bằng ổn định. Phá vỡ sự cân bằng là điểm xuất phát của tiến hoá từ Avyakta. Yật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, mà biến đổi không ngùng từ dạng này sang dạng khác.

Lý thuyết nguyên tử của phái Nayàya – Vai’sesika cho rằng: Thế giới là do nguyên tử tạo nên. Theo họ, những hạt bụi nhỏ nhất (trasarenu) mà chúng ta thấy được trong ánh sáng mặt trời khi chiếu qua lỗ nhỏ, cũng gồm nhũng phần tử, vì nó cũng là vật thể nhận thấy được bằng mắt. Tất cả các vật thể đều có kích thước (mahat). Nếu cứ chia mãi hạt bụi thấy được qua tia nắng chiếu qua lỗ nhỏ, thì được phần tử cuối cùng, không thể chia cắt, không có đơn vị kích thước, đó là nguyên tử. Như vậy theo những người thuộc phái Nayàya – Vai’sesika nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, không cỏ đơn vị kích thước, không nhận thức được bằng cảm giác thông thưòng. Nguyên tử tồn tại vĩnh hằng, không sinh ra, không mất đi. Họ còn cho nguyên tử của đất khác với nguyên tử của nước. Mọi vật được tạo ra từ nguyên tử. về điểm này quan niệm của họ giống với quan niệm của Đêmôcrit ở Hy Lạp cổ đại cho rằng nguyên tử là vật chất nguyên thuỷ, đồng nhất về chất, chỉ khác nhau về hình thức. Nguyên tử tồn tại vĩnh viễn không bị phân chia, là cơ sở tồn tại của mọi vật trong thế giới.

Triết học Lokàyata hay còn gọi là Carvaka, hoặc Barhaspatya. Đây là trường phái triết học duy vật triệt để nhất ở Ấn Độ cổ đại. Theo quan niệm của những nhà triết học Lokàyata, thế giới được tạo ra từ 4 yểu tố vật chất: đất, nước, lửa, gió (hay không khi). Một số người còn cho là có 5 yếu tố: đất, nước, lửa, gió, khoảng không. Ý thức nảy sinh từ các yếu tố đó như sức mạnh kích thích. Con người chỉ là thân thể có ý thức tức có sức mạnh kích thích, không có tinh thần (atman) tồn tại ngoài thân thể. Trong quan niệm này* những nhà triết học Lokàyata đã khẳng định có những yếu tố vật chất đầu tiên tồn tại khách quan, vĩnh viễn, làm cơ sở cho sự tồn tại của mọi vật và ý thức chỉ tồn tại trên cơ sở vật chất. Những yếu tố vật chất đầu tiên đó đồng nhất với những dạng vật chất cụ thể mà chúng ta có thể cảm nhận được. Điều đó thể hiện quan điểm duy vật rất rõ ràng, nhưng còn rất mộc mạc, mang đậm tính chất cảm tính.

Trong quan niệm về thế giới, khi đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”, Phật giáo cũng nêu ra quan niệm về vật chất. Theo lý thuyết của đạo Phật, “thế giới, nhất là thế giới hữu tình (con người) được tạo thành do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và các yếu tố tinh thần (Danh) được chia làm 5 thành phần:

Tóm lại trong triết học Ấn Độ cổ đại đã có một số trào lưu triết học nêu ra quan điểm khác nhau về vật chất, trong đó đều cho rằng có vật chất nguyên thuỷ, là cơ sở đầu tiên để hình thành nên các vật. Vật chất nguyên thủy thường đồng nhất với những dạng vật chất cụ thể nào đó. Quan niệm này tuy còn thô sơ, mộc mạc, nhưng cũng khẳng định vật chất tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Điều đó có giá trị tích cực đối với việc phát triến tư tưởng khoa học thời kỳ cổ đại ở Ấn Độ, là tiền đề cho sự phát triển triết học duy vật sau này. Danh và sắc chỉ tạm thời hội tụ, rồi lại chuyển sang trạng thái khác, do vậy “không có cái Tôi” (Vô ngã, anatman). Bản chất của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy thế giới không do ai sáng tạo ra và cũng không có cái gì vĩnh viễn tồn tại” (sđd, tr. 134-135). ở đây, Phật giáo không cho rằng vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức, mà ý thức như một yếu tổ ngang hàng với yếu tổ vật chất. Tuy nhiên chúng ta thấy Phật giáo cũng cho rằng có các yếu tố vật chất ban đầu là cơ sở tồn tại cho các vật thể khác.

b) Quan niệm về vật chất trong triết học Trung Quốc cổ đại

Triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều đến những vấn đề chính trị – xã hội, đến những vấn đề đạo đức, cách ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, triết học Trung Quốc cổ đại cũng có những trường phái triết học, khi giải thích các hiện tượng tự nhiên đã nêu lên quan niệm của mình về vật chất.

Theo cuốn Lịch sử triết học do NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 1998, (GS. TS. Nguyễn Hữu Vui chủ biên), thì: Thuyết Âm – Dương cho rằng có hai lực lượng âm – dương đối lập nhau, nhưng lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hoá. Âm – dương là điều kiện tồn tại của nhau, là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Âm – dương biểu hiện dưới dạng cụ thể như: mặt trời – mặt trăng; sáng – tối; cao – thấp; ngắn – dài; cứng – mềm; nóng – lạnh; nam – nữ; cha – mẹ; chồng – vợ; nhanh – chậm; thịnh – suy, v.v. Không có cái gì thuần âm, hay thuần dương.

Mỗi sự vật đều có âm và dương, trong Thái âm (âm lớn) có Thiếu dương (dương nhỏ), trong thái dương (dường lớn) có thiếu âm (âm nhỏ). Sự chuyển hoá giữa âm và dương trong sự vật quy định sự vận động của mọi sự .vật, hiện tượng trong thế giới.

Phái Ngũ hành cho rằng có 5 yếu tố vật chất nguyên thuỷ là Kim (Kim loại), Mộc (Cây cối), Thuỷ (Nước), Hoả (Lửa), Thổ (Đất). Các yếu tố vật chất nguyên thuỷ ấy không ở trạng thái tĩnh tại, đứng im mà luôn vận động, không cô lập với nhau mà quan hệ mật thiết với nhau và chuyển hoá lẫn nhau tạo nên các vật trong thế giới. Cơ chế của sự chuyển hoá đó được biểu hiện ở chỗ: Cái này sinh ra cái kia (tương sinh), hoặc cái này khắc cái kia, kìm hãm, chế ngự, thủ tiêu cái kia (tương khắc) theo một chu kỳ tuần hoàn:

“Tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và lại tiếp tục quá trình Thổ sinh Kim.

Tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và lại tiếp tục quá trình Thổ khắc Thủy.

Họ còn cho rằng 5 yếu tố vật chất này có 5 tính năng gọi là 5 đức để giải thích nguồn gốc, chủng loại của các hiện tượng tự nhiên.

Ngũ hành: Thổ (Đất) – Kim (Kim loại) – Thuỷ (Nước) – Mộc (Cây cối) – Hỏa (Lửa).

Ngũ sắc: Vàng – Trắng – Đen – Xanh – Đỏ.

Ngũ tạng: Tỳ vị – Phế – Thận – Can – Tâm.

Bốn Mùa: Điều hoà 4 mùa – Thu – Đông – Xuân – Hạ

Bốn phương: Ở giữa – Tây – Bắc – Đông – Nam.”

Họ cho rằng quá trình tương sinh (bồi đắp, bồi dưỡng) và tương khắc (ức chế) diễn ra không ngừng, là quá trình tồn tại của vật chất. Như vậy thuyết Âm – Dương, Ngũ hành đã thừa nhận tính vật chất của thế giới, tức tính tự tồn tại, tự vận động biến đổi của thế giới. Họ giải thích nguyên nhân của sự biến đổi của thế giới là do sự tác động của thế giới, tức tính tự tồn tại, tự vận động biến đổi của thế giới. Họ giải thích nguyên nhân của sự biến đổi của thế giới là do sự tác động của 2 hoặc 5 yếu tố vật chất đầu tiên, từ đó tạo nên các dạng vật chất vô cùng đa dạng trong thế giới. Sự tồn tại, biến hoá của các vật trong thế giới không phải do tinh thần, hay do lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên nào đó quyết định, mà do sự tác động lẫn nhau của chính các yếu tổ vật chất quyết định.

Trong Dịch truyện cũng nêu ra quan niệm về thế giới, cho rằng khởi nguyên của thế giới là do hai khí Âm – Dương; hai khí đó giao cảm với nhau mà tạo thành mọi vật. Như vậy ở đây theo Dịch truyện có vật chất đầu tiên mà họ gọi là “khí Âm” và “khí Dương”. Đây là hai yếu tố nguyên thuỷ của thế giới vật chất quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên mà biểu hiện của nó như: Trời – Đất, Cha – Mẹ, Nóng – Lạnh, Cứng – Mềm v.v.

Vương Sung (27-105), một nhà triết học theo quan điểm duy vật thời Hán cho rằng “vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ cái có”, thế giới là do một thực thể vật chất “khí” tồn tại vĩnh viễn sinh ra. Trong “khí” có “khí đặc” và “khí loãng” (hay khí ấm và khí dương), hai khí đó tương tác với nhau không ngừng và sản sinh ra muôn vật. Như vậy Vương Sung cũng cho rằng cỏ vật chất đầu tiên (khí – cái “có”) là cơ sở sinh ra mọi dạng vật chất cụ thể khác.

Quan niệm về vật chất của thuyết âm – dương, ngũ hành, của Dịch truyện cũng như của Vương Sung và một số các nhà triết học khác ở Trung Quốc cổ đại đều cho rằng có thực thể vật chất đầu tiên, mà họ thường đồng nhất với những dạng cụ thể của vật chất. Mọi vật trong thế giới đều được sinh ra từ sự tác động và kết họp các thực thể vật chất đầu tiên đó. Quan niệm đó tuy còn chất phác và máy móc, nhưng nó đã có tác dụng tích cực, chống lại quan niệm duy tâm tôn giáo về tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển tư tưởng khoa học thời kỳ cổ đại, cố gắng tìm nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên không phải từ tinh thần mà từ vật chất.

c) Quan niệm về vật chất trong triết học Hy Lạp cổ đại

Ở Hy Lạp cổ đại, từ thế kỷ VI đến thế kỷ IV chúng tôi với sự phát triến mạnh mẽ của sản xuất, của nghề thủ công, sự giao lưu buôn bán mở rộng, sự ra đời, tồn tại hai quốc gia thành bang hựng mạnh nhất là Athenes và Spartes, cũng là lúc văn hoá cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ nhất. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của Hy Lạp cổ đại đó tạo điều kiện cho tư tưởng triết học phát triển rất phong phú. Các trường phái triết học thể hiện khá rõ nét, trong đó trường phái duy vật và duy tâm là chủ yếu. Sự đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy triết học Hy Lạp cổ đại phát triển. Trong khi giải thích thế giới, các nhà triết học ở Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vật chất.

Talét (khoảng 625 – 547 chúng tôi (có sách cho Talét sống khoảng 640 đến 550 chúng tôi cho rằng nước là khởi nguyên của thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại biến thành nước. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì biến đổi không ngừng. Thế giới là một thể thống nhất, biến đổi không ngừng theo một vòng tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó. Như vậy ở đây Talét đã đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể là nước mà ông coi là cơ sở (hay bản nguyên) đầu tiên của mọi vật trong thế giới. Quan niệm này thể hiện rõ tính chất duy vật sơ khai về thế giới của triết học Hy Lạp cổ đại.

Anaximan (khoảng 610 – 546 chúng tôi là học trò của Talét. Khác với Talét, Anaximan cho rằng nguồn gốc và cơ sở của mọi vật không phải là nước mà là Apeirôn (theo tiếng Hy Lạp Apeirôn hay Apâyrông – nghĩa là treo lơ lửng). Theo ông, Apeirôn là cái không có hình thức xác định, là vô cùng, vô tận, tồn tại vĩnh viễn khắp mọi nơi trong vũ trụ. Apeirôn không phải là nước, cũng không phải là lửa, là cái trung gian giữa nước và lửa, nhưng mọi vật đều được sinh ra từ nó. Quan niệm của Anaximan về Apeirôn thể hiện sự cố gắng của nhà triết học muốn thoát khỏi tính hạn chế của việc đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của nó. Nhưng do trình độ hiểu biết của con người về thế giới còn rất hạn chế, nên vẫn coi có một dạng vật chất đầu tiên là Apeirôn (do tưởng tượng ra) làm cơ sở của mọi vật.

Anaximen (khoảng 588 – 525 chúng tôi (là học trò của Anaximan) lại cho rằng không khí là nguồn gốc của tất thảy mọi vật, là cái vô định hình mà ngay cả Apeirôn cũng chỉ là tính chất của không khí.

Hêraclit (sinh khoảng 544 – 541 chúng tôi và không rõ mất thời gian nào) là nhà triết học Hy Lạp cổ đại có nhiều tư tưởng biện chứng rất sâu sắc. Ông cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra mọi vật trong thế giới, cho nên mọi vật linh động như ngọn lửa. Mọi cái biến thành lửa và lửa thành mọi cái tương tự như trao đổi vàng thành hàng hoá và hàng hoá thành vàng. Lửa là cơ sở của mọi vật, đồng thời là khởi nguyên sinh ra mọi vật, lửa không chỉ sản sinh ra các sự vật vật chất mà còn sinh ra cả những hiện tượng tinh thần, cả linh hồn con người.

Pitago (khoảng nửa cuối thế kỷ VI chúng tôi chịu ảnh hưởng bởi các quan niệm toán học nên ông cho rằng bản chất thế giới và khởi nguyên của thế giới là các con số. Theo Pitago, mọi cái trên thế giới đều chỉ là hiện thân của các con số, một vật tương ứng với một con số nhất định, chẳng hạn điểm hình học được coi là đon vị đơn giản nhất tương ứng với số 1, đường thẳng tương ứng với số 2, mặt phẳng tương ứng với số 3, vật thể tương ứng với số 4 V.V. Những con số là khởi nguyên của mọi vật và tồn tại trước mọi vật. Quan niệm này cho vật chất có nguồn gốc từ các yếu tổ phi vật chất, do vậy đây là quan niệm duy tâm về vật chất.

Kxênôphan (khoảng 579 – 478 chúng tôi đã nêu ra quan niệm cho rằng toàn bộ đất đai của chúng ta trước kia bị chìm ngập dưới biển, sau đó một phần đất nổi lên và trở thành lục địa, chỗ cao trở thành nói non. Từ đó Kxênôphan cho rằng đất cùng với nước là cơ sở của mọi cái trên thế gian, là nguồn gốc tạo nên sự sống của muôn loài sinh vật.

Bản thân nước tạo ra các đám mây, các đám mây đó lại tạo ra các hành tinh, kể cả mặt trăng và mặt trời. Trong quan niệm này thể hiện rõ tư tưởng cho rằng có vật chất đầu tiên, là cơ sở cho mọi dạng vật chất cụ thể, thế giới có điểm khởi đầu.

Parmênit (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V chúng tôi là học trò của Kxênôphan, cho rằng bản chất của mọi sự vật trong thế giới là tồn tại, không thể có cái “không – tồn tại”, bởi chúng ta không thể hình dung được nó là cái gì. Tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của thế giới bởi vì mọi vật dù khác nhau thế nào thì vẫn có điểm chung là “Tồn tại”, tức là chúng có thực. Không có cái gì trên thế gian lại sinh ra từ hư vô, tức là từ cái “không – tồn tại”. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết, Trên thế giới, chúng ta chỉ thấy liên tiếp diễn ra sự biến đổi từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác mà thôi. Bản chất của tồn tại là bất biến, vĩnh viễn, và không thể mất đi được. Tồn tại tự đồng nhất với chính bản thân nó. Chỉ có thể nhận thức được tồn tại bằng tư duy, bằng lý tính, Mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại. Tư duy và tồn tại đồng nhất với nhau, chúng là một. Như vậy phạm trù tồn tại của Parmênit không thừa nhận có vật chất đầu tiên là cơ sở của mọi vật cụ thể, là khởi nguyên của thế giới vật chất. Tuy nhiên phạm trù tồn tại của Parmênit lại bao hàm cả khía cạnh vật chất cả khía cạnh tinh thần. Đây là mặt hạn chế trong quan niệm của Parmênít về tồn tại vì ông chưa hiểu được sự đồng nhất giữa các khía cạnh vật chất và tinh thần là cả một quá trình. Thật ra, ở ông chưa có sự phân biệt giữa tư tưởng về đối tượng với đổi tượng của tư tưởng, chưa thấy ranh giới tương đối giữa tinh thần và vật chất. Điều đó làm cho học thuyết của ông về tồn tại gần gũi với chủ nghĩa duy tâm. Nhưng học thuyết về tồn tại của Parmênit là sự phê phán mạnh mẽ quan niệm của các nhà triết học trước đó ở chỗ: Một là, các nhà triết học trước đó đã tuỳ tiện lựa chọn các nguyên tố đầu tiên (khởi nguyên); Hai là, thừa nhận* có cả tồn tại và không tồn tại. Như vậy chúng ta thấy quan niệm của Parmênit về vật chất đã có tính khái quát khá cao, thể hiện sự cố gắng của ông muốn thoát khỏi tính cụ thể trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học Hy Lạp đương thời khác.

Empeđốc (khoảng 490 – 430 chúng tôi và Anaxago (khoảng 500 – 428 chúng tôi không thoả mãn với các nhà triết học trước đây cho khởi nguyên thế giới chỉ là một yếu tố, ông thừa nhận có bốn yếu tố khởi nguyên của mọi sự vật là: ỉửa, không khí, nước và đất. Bổn yếu tố khởi nguyên này tồn tại độc lập, bất biến. Từ sự kết hợp và phân giải bốn yếu tố khởi nguyên trên theo tỷ ỉệ khác nhau mà sinh ra mọi sự vật trên thế gian này. Ngay cả các bộ phận của cơ thể con người cũng là sự kết hợp theo một tỷ lệ nhất định các yếu tố khởi nguyên ban đầu nêu trên.

Đêmôcrit (khoảng 460-370 tr.CN), cho rằng khởi nguyên thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử (tức tồn tại) và khoảng không (tức cái không – tồn tại). Nguyên tử và khoảng không đều là các nguyên nhân vật chất (theo nhận xét của Arixtốt). Nguyên tử và khoảng không có nhiều đặc tính khác nhau: Nguyên tử thì đậm đặc, vững chắc không thể phân chia, khoảng không thì trống rỗng; nguyên tử thì đa dạng, khoảng không thì thuần nhất; nguyên tử thì có kích thước hình dạng nhất định, còn khoảng không thì vô tận và không có hình dạng nhất định nào cả.

Theo Đêmôcrít, nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình lõm v.v. Các nguyên tử còn khác nhau về thể trạng và tư thế. Các nguyên tử không thể biến hoá từ nguyên tử này sang nguyên tử kia mà tồn tại vĩnh viễn. Chính sự đa dạng về hình thức của các nguyên tử và sự kết hợp các nguyên tử trong khoảng không tạo nên sự đa dạng của các sự vật trong thế giới. Quan niệm của Đêmôcrit về nguyên tử là sự kết họp quan niệm của Hêraclít và Parmanít về tồn tại, vừa cho rằng tồn tại là bất biến (nguyên tử là bất biến) vừa cho rằng thế giới luôn luôn biến đổi (Sự kết họp các nguyên tử tạo nên các vật thường xuyên thay đổi). Quan niệm của Đêmôcrít về nguyên tử đã giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, là đỉnh cao của quan niệm triết học duy vật.thời kỳ cổ đại về phạm trù vật chất. Quan niệm đó đã khẳng định nguyên nhân vật chất của thế giới, đồng thời cho rằng có vật chất ban đầu là nguyên tử. Nguyên tử là giới hạn cuối cùng của vật chất, không thể có yếu tố vật chất nào là bộ phận của nguyên tử nữa.

Tóm lại ở thời kỳ cổ đại các nhà triết học chưa nêu ra được định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất (hay chưa có khái niệm trừu tượng về vật chất), mà thường đồng nhất vật chất nói chung với một dạng, hoặc một vài dạng cụ thể của vật chất mà họ gọi là khởi nguyên của thế giới. Họ nhận thấy thế giới bao gồm vô vàn các sự vật khác nhau, biến đổi không ngừng, nhưng vẫn thống nhất với nhau, và họ tìm cách giải thích thế giới các sự vật đa dạng đó ở cơ sở đầu tiên (yếu tố khởi nguyên). Do sự hiểu biết thế giới xung quanh còn ít, những tài liệu về thế giới chủ yếu dựa vào những quan sát trực tiếp, nên những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều là các giả định, còn mang tính chất cảm tính, chưa được chứng minh về mặt khoa học, thường chỉ được cảm nhận của chúng ta xác nhận phần nào. Tính chất cảm tính trong quan niệm về vật chất của thời kỳ cổ đại thế hiện ở chỗ mỗi nhà triết học lại đưa ra quan niệm khác nhau về yếu tố khởi nguyên của thế giới do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống khác nhau. Chẳng hạn, Talét cho yếu tố khởi nguyên của các vật là nước vì ông nhận thấy nước cần thiết cho con người và mọi sinh vật; Hêraclit cho yếu tố khởi nguyên của các vật là lửa vì ông sống trong thời kỷ chiến tranh thường xuyên xảy ra. Trong chiến tranh, lửa là vũ khí mạnh mẽ nhất v.v. Đây là đặc điểm lớn nhất của quan niệm về vật chất ở thời kỳ cổ đại. Điều này cũng cho thấy những quan niệm của triết học về thế giới chịu ảnh hưởng của điều kiện sống của con người như thế nào.

1.1.2. Quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII.

Từ cuối thế kỷ XVI, do nhu cầu của sản xuất, khoa học tự nhiên thực nghiệm bắt đầu được phát triển. Đen thế kỷ XVII – XVIII khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng được các thành tựu của toán học và cơ học. Nhiều môn khoa học mới ra đời và đạt được những kết quả mới trong việc nghiên cứu tự nhiên, như quang học, điện và từ, thiên văn học, hoá học, động vật học và thực vật học. Những thành tựu của khoa học tự nhiên trên các lĩnh vực khác nhau đã tạo điều kiện cho sự khái quát triết học về phạm trù vật chất tiến lên một bước mới, không dừng lại ở các giả định mà là những khái quát dựa trên những tài liệu thực tế của khoa học. Tuy nhiên, khoa học thế kỷ XVII – XVIII mới là những khoa học nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của thế giới, những tài liệu về mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau còn chưa có. Phương pháp nghiên cứu khoa học thời kỳ này chủ yếu là phương pháp phân tích, tiến từ cái toàn thể đến cái bộ phận, sự phân chia thế giới thống nhất ra thành các bộ phận để tìm hiểu. Chính do ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu khoa học thời kỳ này nên quan niệm về vật chất trong thời kỳ này mang tính chất siêu hình, máy móc.

Các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ này đã nêu ra một số quan niệm khác nhau về phạm trù vật chất như Brunô (1554-1600), Phran xi Bêcơn (1561-162ỒỊ, Tômát Hôpxơ (1588-1679), Rêne Đềcác (1596-1650), Bêkênít Xpinôza (1632-1677), Đêni Điđrô (1713-1784), Gialenơphơ Lametri (1709-1751) v.v.

Brunô (1554 – 1600) là một nhà triết học và nhà khoa học tự nhiên của Italia thời kỳ Phục hưng, là người bảo vệ thuyết nhật tâm của Côpécních, một nhà tự nhiên thần luận nghiêng về lập trường duy vật hơn, do vậy ông đã bị Giáo hội thiêu sống.

Do thế lực tôn giáo còn lớn, chi phối đời sống tinh thần của xã hội, nên quan niệm về vật chất của Brunô phải bọc trong cái vỏ thần học. Ông nêu ra phạm trù cái duy nhất (Uno) đó là Thượng đế tồn tại dưới dạng tự nhiên, như là một thế giới độc lập, không phải được sinh ra từ một cái khác nào đó. Theo Brunô, Uno là tự nhiên – Thượng đế. Mọi sự vật chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của Uno. Sự vật thì biến đổi không ngừng, nhưng bản thân Uno thì bất biến giống như quan niệm của Parcmênít về tồn tại. Ở đây Thượng đế không phải là lực lượng siêu tự nhiên, sinh ra tự nhiên, mà là chính tự nhiên, chính cái duy nhất Uno ấy. Có thể nói Uno trong quan niệm của Brunô là một cách gọi khác về cơ sở đầu tiên có tính vật chất của các sự vật trong thế giới. Chữ “Thượng đế” ở đây chỉ là một từ trống rỗng, không có ý nghĩa là thực thể tinh thần tạo nên các sự vật vật chất như quan niệm về ý niệm của Platon, mà chỉ là cái vỏ bọc cho tư tưởng về cơ sở vật chất của thế giới.

Chịu ảnh hưởng quan niệm của Arixtốt nhưng Brunô cũng chống lại quan niệm của Arixtốt. Arixtốt cho rằng có cái vật chất ban đầu tồn tại bên ngoài cái hình dạng thuần túy, vật chất chỉ là cái thụ động, tiêu cực phụ thuộc vào hình dạng thuần túy. Brunô cho không có cái vật chất ban đầu bên ngoài cái hình dạng thuần túy, vật chất và hình dạng thống nhất trong Uno. Vật chất phải là cái tích cực, nó vừa là cơ chất, vừa là thực thể của mọi vật. Mọi hình dạng chẳng qua là hình dạng của vật chất mà thôi. Để giải thích cơ cấu hình thành các vật và sự vận động của chúng, ông nêu ra thuyết đơn tử (Monad – đơn vị theo tiếng Hy Lạp), theo đó mọi sự vật và cả vũ trụ nói chung được cấu thành từ các đơn tử như những phần tử nhỏ nhất của vật chất có chứa đựng khả năng tinh thần, ông thừa nhận vận động là đặc tính của vật chất, do vậy trong nội tâm của các đơn tử đều có vận động làm cho nó có sinh khí, rất linh hoạt. Tuy nhiên ông lại dao động trong việc giải thích nguồn gốc của vận động và hình dạng của vật chất, ông cho rằng nguồn gốc của vận động và hình dạng của các vật là do linh hồn và hình dạng phổ biến của thế giới quyết định. Điều này đưa ông đến chủ nghĩa vật hoạt luận, tức là cho rằng mọi vật có đặc tính tinh thần như con người, sự tồn tại và biến đổi của các vật là có mục đích nhất định.

Phranxis Bêcơn (1561 – 1626) là một nhà triết học vĩ đại, ông tổ của chủ nghĩa duy vật cận đại Anh.

Quan niệm về vật chất của Bêcơn thể hiện trong quan niệm về thể giới của ông. Theo Bêcơn, để giải thích thế giới chỉ cần có vật chất là đủ, không cần phải tìm đến thế giới thần thánh, hay thế giới tinh thần siêu tự nhiên. Như vậy ông phủ nhận ý thức là nguyên nhân sinh ra vật chất. Ông cho mọi cái trên thế gian được tạo thành là do 3 nguyên nhân: “hình dạng”, “vật chất”, “vận động”, đó thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì vậy vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Quan niệm trên của Bêcơn về vật chất có sự phát triển hơn so với quan niệm của Arixtốt thời kỳ cổ đại. Ông đã thấy được sự thống nhất của vật chất với hình dạng và vận động, tức là ông đã có quan niệm sâu sắc hơn về sự thống nhất của thế giới vật chất và tính chất phong phú trong hình thức tồn tại của nó. Tuy nhiên do hạn chế của điều kiện lịch sử và còn chịu ảnh hưởng nặng nề cái quan niệm siêu hình máy móc về thể giới nên đôi khi Ph. Bêcơn còn hiểu hình dạng như một khái niệm chung thuộc về lĩnh vực tinh thần chứ không phải là bản chất của chính bản thân sự vật vật chất. Hơn nữa Bêcơn vẫn chỉ thấy vận động của vật chất là vận động cơ học (gồm 19 dạng vận động như: “1) vận động xung đối; 2) vận động móc nối, kết hợp; 3) vận động giải phóng đưa tới thoát khỏi áp lực; 4) vận động đưa sự vật tới kích thước và khối lượng mới; 5) vận động liên tục; 6) vận động có lợi; 7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) vận động tự họp lại với quy mô nhỏ; 9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh ra; 11) vận động chạy trốn; 12) vận động thức tỉnh; 13) vận động mô tả; 14) vận động ngoại tuyến; 15) vận động theo xu hướng; 16) vận động hùng tráng; 17) vận động tự quay; 18) vận động rung động; 19) đứng yên”.

Những vận động nêu trên dường như vẫn chỉ là những dạng vận động cơ học mà Ph. Bêcơn phân chia theo cảm nhận của mình, chưa theo cấp độ khác nhau về cấu trúc vật chất.

Tômát Hốpxơ (1588 – 1679) cũng là một đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Thế giới vật chất có trước con người và không phải do chúa trời tạo ra. Nhưng Hốpxơ lại ngả theo lập trường duy danh cho rằng thế giới của chúng ta chỉ tồn tại các sự vật đon lẻ, những khái niệm như “thực thể”, “vật chất” chỉ là những tên gọi. Theo ông không tồn tại khách quan cái bản chất chung của các sự vật, cho nên ông không có được quan niệm biện chứng về mối liên hệ giữa các sự vật trong thế giới. Điều đó làm cho quan điểm duy vật của ông trở nên không triệt để.

Rêne Đềcáctơ (1596 – 1650) – một nhà triết học lỗi lạc của Pháp, một nhà duy lý rất đề cao lý tính, trí tuệ của con người. Ông nêu lên luận điểm nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” với ý nghĩa đề cao vai trò chủ thể tư duy, ý thức của con người.

Quan niệm về vật chất của Đồcáctơ có tính chất nhị nguyên, ông cho rằng Thượng đế sáng tạo ra 2 loại thực thể khác nhau: thực thể vật chất có quảng tính, tạo nên các sự vật vật chất và thực thể tinh thần tạo nên các hiện tượng tinh thần không có kích thước, hình dáng xác định, không cảm nhận được bằng các cảm giác. Thực thể vật chất và thực thể tinh thần song song tồn tại, không phụ thuộc vào nhau, không sản sinh ra nhau, mà chỉ phụ thuộc vào Thượng đế.

Bêkênít Xpinôza (ỉ632 – 1677) ỉà một nhà triết học lỗi lạc của Hà Lan. Quan niệm về vật chất của Xpinôza thể hiện qua quan niệm về giới tự nhiên như một thực thể với những thuộc tính và dạng thức của nó. Ông cho rằng giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, tồn tại hoàn toàn độc lập do nguyên nhân tự nó. Khác với Đềcáctơ, Xpinôza cho thực thể chính là thực thể giới tự nhiên chứ không phải ở ngoài hay ở trên giới tự nhiên như một lực lượng siêu nhiên thần bí nào đó.

Theo xpinôza giới tự nhiên ixiiU’ một thực thể có các đặc tính như:

Một là: Nó đang tồn tại trọn vẹn và đầy đủ, không phải thêm cái gì vào nữa. Điều này khẳng định tính khách quan của giới tự nhiên.

Hai là: Thực thể tồn tại hoàn toàn độc lập. Ngoài toàn bộ giới tự nhiên như một thực thể duy nhất ra thì không còn cái gì khác. Thực thể là nguồn gốc chung, là nền tảng, đồng thời là bản chất chung của mọi vật, cả vật chất lẫn tinh thần. Điều này khẳng định thể giới có nguyên nhân tự nó, có sự thống nhất giữa tính chất chung và tính chất nhiều vẻ của nó.

Ba là: Thực thể là vô cùng tận về không gian và vĩnh hằng về thời gian. Thực thể không đồng nhất với các vật mà tách rời với các vật, là một cái siêu không gian và siêu thời gian, và không thể phân chia được.

Quan niệm về thực thể với các đặc tính nêu trên thể hiện Xpinôza giải thích thế giới vật chất theo lập trường duy vật, cố gắng đưa ra một quan niệm khái quát hơn về vật chất, đưa ra phạm trù thực thể không đồng nhất với một dạng cụ thể của vật chất để giải thích các sự vật trong thế giới. Tuy nhiên việc tách rời thực thể với các vật, thực thể là cơ sở chung của các vật, tồn tại trước các vật làm cho quan niệm về yật chất của Xpinôza vẫn không vượt khỏi đặc điểm chung của quan niệm về vật chất của các nhà triết học đương thời với ông, vẫn đồng nhất vật chất với một bản nguyên ban đầu nào đó, mà ở đây là thực thể.

Đêni Điđrô (1713 – 1784) – một nhà triết học điển hình của Pháp thời kỳ Khai sáng. Quan niệm về vật chất của ông có nhiều yếu tố biện chứng. Ồng cho rằng vật chất là nguyên nhân duy nhất của mọi cảm giác của chúng ta. “Trên thực tế vũ trụ chỉ có một thực thể, cả trong con người lẫn động vật, cũng như các sự vật khác, đó là vật chất. Bản tính cố hữu của nó là vận động. Chính vận động là năng lực sống động của vật chất. Sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác, không phải là vận động mà chỉ là sự di động. Còn vận động có cả ở vật đang vận động lẫn vật đang đứng yên” (trích theo cuốn Lịch sử triết học của Nguyễn Hữu Vui, tr.362-363). Trong quan niệm này của Điđrô cho thấy ông đã kế thừa các quan điểm về vật chất của các nhà triết học trong lịch sử, kết họp với những tài liệu mới của khoa học để đưa ra một quan niệm có cơ sở khoa học hơn về sự tồn tại độc lập của vật chất, về sự tự tồn tại và luôn vận động của vật chất, ông coi vật chất là thực thể chung, phổ biến của mọi vật, thực thể vật chất có bản tính vận động. Vận động không phải chỉ là sự dịch chuyên từ vị trí này sang vị trí khác, mà còn có các hình thức vận động khác nữa. Tuy nhiên ông chưa phân biệt rõ các hình thức vận động khác nhau của vật chất.

Không những thế ông còn khẳng định rằng trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì phù hợp với nó, giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải, loại bỏ những vật nào không thích hợp hoặc không tuân theo quy luật của nó. Do vậy cấu trúc của giới tự nhiên (chẳng hạn, cẩu trúc và trạng thái của các sinh vật) là kết quả của quá trình vận động chọn lọc và thích nghi lâu dài của giới tự nhiên. Có thể nói, với quan điểm này, Điđrô là người đầu tiên nêu ra giả thiết về quá trình tiến hoá của giới sinh vật, là bậc tiền bối của thuyết chọn lọc tự nhiên của Đácuyn. Tất nhiên đây mới chỉ là giả thiết trừu tượng, chưa được chứng minh bằng các tài liệu nghiên cứu khoa học thực tế.

Điđrô còn cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Trong con người linh hồn và thể xác thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lý của con người. Bản thân linh hồn cũng là đặc tính của vật chất. Không có linh hồn thuần tuý tồn tại bên ngoài thể xác, hay không có thể xác thì không thể tồn tại linh hồn. Ở đây Điđrô đã nhận thấy ý thức là thuộc tính của con người, tồn tại trong con người, gắn với quá trình tâm lý của con người. Ông cũng cho rằng nhân cách của con người là kết quả của sự tác động của hoàn cảnh môi trường xung quanh đến con người. Tuy nhiên ông chưa hiểu được môi trường xung qunh cũng là kết quả của hoạt động của con người, nó có tính lịch sử. Như vậy có thể nói, ông chưa hiểu được vai trò của thực tiễn xã hội, của hoạt động vật chất cải tạo tự nhiên của con người trong sự hình thành nhân cách, ý thức của con người, nghĩa là ông chưa phân biệt được vật chất trong xã hội với vật chất trong tự nhiên.

Gialen Ơphrơ Lamétri (1709 – 1751) cũng là một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy vật Pháp thời kỳ Khai sáng. Tiếp thu tư tưởng duy vật của các nhà triết học tiền bối, ông cũng nêu ra quan điếm về vật chất của mình, ông cho rằng, chỉ tồn tại một thực thể duy nhất là vật chất. Thực thể này tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào mọi nguyên nhân thần thánh tối cao nào, mà tồn tại tự thân và tất yếu. Theo ông, vật chất không chỉ là một thuộc tính cơ bản của thực thế mà chính bản thân thực thể là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trên thế gian kể cả con người. Vật chất không phải là cái gì đó thụ động, mà luôn có khả năng tự vận động, biến đổi không ngừng. Bản thân vật chất chứa đựng một lực lượng làm nó sống động và là nguyên nhân trực tiếp của mọi quy luật vận động. Trong thế giới của chúng ta không có cái gì khác ngoài thế giới vật chất đang vận động vĩnh viễn.

1.2. Quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin ra đời trong điều kiện lịch sử ở Tây Âu và nước Đức vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó ra đời và phát triển trở thành phương thức sản xuất thống trị trong xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đó làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên sâu sắc. Cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp tư sản phát triển, đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường! Các lý luận về triết học, kinh tế – chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội trong xã hội tư bản khi đó, mặc dù có sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ cổ đại và trung cổ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc đẩu tranh của giai cấp vô sản nhằm giải phóng mình và giải phóng xã hội. Cùng với điều đó, khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng có bước phát triển mới Khoa học tự nhiên không chỉ nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt mà đó bắt đầu đi vào nghiên cứu các quá trình, sự liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất. Nhiều phát minh mới của khoa học tự nhiên ra đời đó bác bỏ quan điểm siêu hình về thế giới trước đây và tạo cơ sở cho quan điểm biện chứng duy vật ra đời. Ke thừa có phê phán những quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học, khái quát thực tiễn xã hội và những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin đó đưa ra quan niệm về vật chất khác căn bản với các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước đây. Quản niệm về vật chất của triết học Mác – Lênin từ thời kỳ Mác, Ăngghen đến thời kỳ Lênin, cũng có sự phát triển. Điều đó là do hoàn cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triến khoa học tự nhiên trong hai thời kỳ này quyết định. Nhiệm vụ trọng tâm của Mác và Ảngghen là xây dựng hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, do vậy các ông chỉ nêu những tư tưởng cơ bản về phạm trù vật chất, không đi sâu hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù này. Thời kỳ Lênin do nhiệm vụ đấu tranh chổng chủ nghĩa duy tâm chủ quan đầu thế kỷ XX, muốn lợi dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận chủ nghĩa duy vật nói chung, nên Lênin đó phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, đi đến hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù vật chất. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin cũng được chia ra ‘lai thời kỳ: thời kỳ Mác, Ăngghen và thời kỳ Lênin.

1.2.1. Tư tưởng của Mác và Ăngghen về phạm trù vật chất

Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã trình bày quan niệm về phạm trù vật chất trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khác căn bản với các nhà triết học duy vật siêu hình trước đây. Các ông đều khẳng định rằng vật chất tồn tại độc lập với ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Ý thức là hình ảnh tinh thần của thế giới vật chất, là thế giới vật chất (hiện thực khách quan) được di chuyển vào trong óc của con người và được cải biến đi thành hình ảnh chủ quan ở trong đó. Như vậy sự tồn tại của vật chất không bị quyết định bởi ý thức mà là vật chất tự tồn tại. Con người và ý thức của con người cũng chỉ là một sản phẩm của thế giới vật chất. Vật chất tồn tại thông qua vận động, gắn liền với vận động. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Không có không gian và thời gian thuần tuý. Con người và xã hội loài người cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt được sinh ra từ quá trình vận động, phát triển không ngừng của vật chất.

Ngay trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu Mác đã nêu ra luận điểm thể hiện một quan niệm mới của ông về vật chất, ông viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”

Thứ nhất, sự biến đổi của vật chất là do bản thân vật chất quyết định, tinh thần, tư tưởng (hay lý luận) không thể thay thế vật chất được, điều đó khẳng định tính thứ nhất của vật chất và tính thứ hai của ý thức.

Thứ hai, ý thức, tư tưởng (hay lý luận) có thể trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng, ở đây, lý luận thâm nhập vào quần chúng có thể hiểu là được quần chúng nhận thức và vận dụng, biến thành niềm tin, ý chí, và các quy tắc hướng dẫn hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân dân, thông qila đó ý thức, lý luận phát huy vai trò tích cực của mình.

Thứ ba, Mác đã mở rộng quan niệm về vật chất vào lĩnh vực đời sống xã hội, nhận dạng sự tồn tại vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó chính là hoạt động thực tiễn của con người. Sau này Mác và Ăngghen còn đi sâu nghiên cứu những dạng vật chất trong lĩnh vực xã hội, khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội như: tồn tại xã hội, là toàn bộ đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là cái quyết định ý thức xã hội; các quan hệ sản xuất là các quan hệ vật chất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất, đó là dạng tồn tại của vật chất trong xã hội, quyết định các quan hệ xã hội khác như các quan hệ chính trị, đạo đức, tư tưởng v.v. Tuy nhiên Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh và tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen đã trình bày khá chi tiết quan niệm của mình về phạm trù vật chất. Ông đã chỉ ra sai lầm của các nhà khoa học tự nhiên, do bị ảnh hưởng bởi quan điểm siêu hình về thế giới vật chất, nên đã cho rằng thế giới vật chất có điểm khởi đầu, hay còn gọi là “bản nguyên đầu tiên”, “thực thể vật chất đầu tiên”. Thực thể vật chất đầu tiên hoàn toàn thuần nhất, tồn tại vĩnh viễn, không được sinh ra và không mất , đi. Mọi dạng vật chất cụ thể đều bắt nguồn từ thực thể vật chất đầu tiên đó, đều do sự kết họp thực thể đầu tiên đó theo một cách thức nhất định nào đó mà tạo thành; cái thực thể đầu tiên đó có thể tồn tại bên ngoài các dạng vật chất cụ thể. Các dạng vật chất cụ thể chỉ khác nhau ở hình thức kết hợp cái bản nguyên đầu tiên đó thôi. Do vậy các dạng vật chất đều có thể quy về sự khác nhau về lượng. Điều này sẽ dẫn đến việc phủ nhận sự phong phú về chất của các sự vật trong thế giới vật chất. Khi phê phán quan điểm siêu hình về vật chất và quan hệ giữa vật chất với vận động, để phân biệt quan điểm biện chứng với quan điểm siêu hình về thế giới vật chất Ăngghen đã viết: “Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tông sô những vật íliê từ đó người ía rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hoá; vận động với tính cách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các giác quan; nhũng từ như “vật chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập họp theo những thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giác quan. Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vận động”. Trong đoạn trích dẫn này Ảngghen giải thích rất rõ: Vật chất là khái niệm chung, được rút ra bằng con đường trừu tượng hoá. Đối tượng mà khái niệm vật chất phản ánh đó là tổng số những vật thể. Như vậy Ăngghen không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng vật chất cụ thể, không coi có một vật chất ban đầu tồn tại bên ngoài các vật thể cụ thể và là cơ sở của các vật thể cụ thể. Vật chất và vận động chỉ là sự tóm tắt trong đó chúng ta tập họp theo những thuộc tính chung của các vật thể cụ thể, các hình thức vận động cụ thể vào khái niệm vật chất và vận động.

Ở chỗ khác cũng tinh thần đó, Ăngghen viết: “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần tuý của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tính cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất xác định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính. Khi khoa học tự nhiên hy vọng tìm ra vật chất có hình dạng đồng nhất, và muốn quy tất cả những sự khác nhau về chất lượng thành những sự khác nhau thuần tuý về số lượng do sự kết họp của những hạt nhỏ đồng nhất tạo ra thì như thế là nó cũng hành động giống như khi nó muốn coi trái cây với tính cách là trái cây chứ không phải là trái anh đào, trái lê, trái táo; coi loài có vú với tính cách là loài có vú, chứ không phải là con mèo, con chó, con cừu v.v.”

Các đoạn trích trên của Ăngghen thể hiện rõ nhũng nội dung sau đây về phạm trù vật chất:

Một là không được đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất; không coi vật chất nói chung là một thực thể vật chất đầu tiên (hay bản nguyên đầu tiên) nào đó làm cơ sở cho mọi vật như các nhà khoa học tự nhiên cận đại, hoặc các nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm. Điều đó nghĩa là Ăngghen không coi thế giới có điểm khởi đầu, hay có giới hạn.

Hai là, phạm trù vật chất với tính cách là phạm trù triết học, một phạm trù trừu tượng và có tính khái quát rất cao. Phạm trù vật chất phải bao quát được đặc tính chung của tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới. Đặc tính chung đó chính là sự tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức, tức là khẳng định vật chất tự tồn tại, không phụ thuộc vào ý thức.

Ba là, vật chất với tính cách là vật chất (nghĩa là khái niệm triết học về vật chất) không tồn tại như một sự vật cảm tính, hữu hình, cũng không phải là một cái gì trừu tượng chung chung tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể như quan niệm về Thượng đế của tôn giáo, hoặc như quan niệm về cáỉ chung của phái Duy thực trong triết học Tây Âu trung cổ. Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể. Các dạng cụ thể chính là một phần vật chất, Nhận thức các dạng cụ thể chính là nhận thức những bộ phận của vật chất. Vì thế mà con người có thể đi từ nhận thức các dạng cụ thể của vật chất đến chỗ nhận thức được thế giới vật chất.

Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian. Vận động, không gian, thời gian là phưcmg thức và hình thức tồn tại của vật chất. Không có vật chất không vận động và tồn tại bên ngoài không gian, thời gian. Vật chất là vô cùng vô tận, tồn tại vĩnh viễn; vận động, không gian và thời gian gắn liền với vật chất, cũng vô cùng vô tận và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sáng tạo ra.

Tóm lại, tuy Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính chất duy vật biện chứng sâu sắc. Các ông đó mở rộng quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các nhà triết học duy vật trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất mà Lênin thực hiện trong điều kiện khoa học tự nhiên có bước phát triển mới vào đầu thế kỷ XX.

1.2.2. Quan niệm của Lênin về phạm trù vật chất

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học có bước phát triển mới, đã đi sâu vào nghiên cứu thế giới vi mô và đã phát hiện ra nhiều đặc tính mới của thế giới vật chất. Những đặc tính mới đó mâu thuẫn với quan điểm duy vật siêu hình về thế giới vật chất. Những nhà triết học duy tâm chủ quan, tiêu biểu là Ma-khơ và A-vê-na-ri-út đã lợi dụng sự mâu thuẫn giữa những thành tựu mới của vật lý học hiện đại với quan điểm duy vật siêu hình về thế giới để phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật nói chung, trong đó bao gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Ma-khơ và A-vê-na-ri-út, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, Lênin đã kế thừa và phát triển hơn những quan điểm của Mác và Ăngghen về vật chất. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Kinh nghiệm phê phán, khi phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Ma-khơ và phái Ma-khơ ở Nga, lợi dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, Lênin đã nêu lên định nghĩa về phạm trù vật chất như sau: “Vật,chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”;. Cũng trong tác phẩm này, ở một chỗ khác Lênin còn viết: “Các khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích cực rằng, trái đất đã từng tồn tại trong một trạng thái chưa có và cũng không thể có loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả. Vật chất hữu cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Như vậy tức là hồi bấy giờ, không có vật chất có năng lực cảm giác, không có cái Tôi nào. Vật chất là cái có trước; tư duy, ý thức, cảm giác đều là sản phẩm của một sự phát triển rất cao (của vật chất – DVT)” y. “Vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác, vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác”. Lênin nhắc lại luận điểm của Ăngghen: “Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi”.

Một là, định nghĩa chỉ rõ vật chất với tư cách là phạm trù ưiết học, là phạm trù rộng nhất, khái quát đặc tính chung của toàn bộ những sự vật, những quá trình diễn ra trong hiện thực khách quan; ở đây Lênin không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất, hoặc với một thực thể, một bản nguyên đầu tiên nào đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể, dù đó là những đối tượng vô cùng bé hoặc vô cùng lớn. Đối tượng vật chất cụ thể thì có giới hạn, có ra đời và mất đi, nhưng vật chất nói chung thì vô hạn và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và không mất đi.

Hai là, vật chất có đặc tính chung là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, không lệ thuộc vào ý thức. Đây là đặc tính chung, căn bản của vật chất để xác định đâu là vật chất, phân biệt vật chất với ý thức. Ý thức, cảm giác, tinh thần, tư duy chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Sự tồn tại của ý thức phải dựa trên cơ sở vật chất. Không có ý thức tồn tại thuần túy ngoài vật chất, độc lập với vật chất.

Ba là, vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của vật chất, không có “vật chất nói chung” tồn tại bên ngoài các dạng cụ thể của vật chất như một “thực thể” độc lập làm cơ sở cho mọi vật, hoặc là điểm khởi đầu của thế giới vật chất. Các vật trong thế giới không phải là sự kết hợp theo một cách thức nào đó “cái vật chất nói chung” “ban đầu” như các nhà duy vật trước Mác quan niệm, mà các vật chính là dạng cụ thể của vật chất. Con người nhận thức các dạng vật chất cụ thể chính là nhận thức các bộ phận của vật chất, từ đó con người sẽ có khả năng nhận thức được thế giới vật chất vô cùng vô tận một cách đầy đủ. Điều này khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người.

Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động và tồn tại trong không gian và thời gian. Không có vật chất tồn tại mà không vận động, không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian, cũng không có vận động, không gian, thời gian thuần tuý ngoài vật chất. Vận động, không gian, thời gian là thuộc tính và hình thức tồn tại cố hữu của vật chất gắn liền với vật chất.

Năm là, vật chất là vô cùng vô tận, vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và cũng không mất đi. Ý thức, tư tưởng và tư duy của con người chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não của con người, là sự phản ánh ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn những thuộc tính của các dạng vật chất vào bộ não con người. Ý thức, tư duy của con người tự bản thân nó kiiông làm thay đổi vật chất. Ý thức, tư duy của con người có thể tác động đến vật chất, làm biển đổi vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.

Vật Chất Và Ý Thức

Bài 4: CHỦ NGHĨA DUY VẬTThs Bùi Văn TuyểnBộ môn: Triết họcSĐT: 0976.226.944Email: buituyencn27@gmail.com

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAMPHÂN VIỆN MIỀN NAMKHOA LÝ LUẬN & KHOA HỌC CƠ SỞ NỘI DUNG CHÍNHTồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới Vật chất và các hình thức tồn tại của nó Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thứcTồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giớiTồn tại của thế giới là tiền đề của sự thống nhất của thế giới Tính thống nhất vật chất của thế giớiNỘI DUNG CHÍNHTồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giớiTồn tại của thế giới là tiền đề của sự thống nhất của thế giớiNỘI DUNG CHÍNHII. Vật chất và các hình thức tồn tại của nóĐịnh nghĩa phạm trù vật chất Vật chất và vận độngKhông gian và thời gian

NỘI DUNG CHÍNHII. Vật chất và các hình thức tồn tại của nóĐịnh nghĩa phạm trù vật chất Vật chất và vận độngKhông gian và thời gian

Định nghĩa phạm trù vật chất Phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, ra đời cách đây 2500 năm, nội dung phát triển qua nhiều giai đọan – Duy vật cổ đại tìm một nguyên thể ban đầu như nước (Ta-lét ), khí ( A-na-xi-men), lửa (Hê-ra-clít ), nguyên tử (Lơ-síp, Đê-mô-crít )… – Thế kỷ XVII, XVIII đồng nhất vật chất với khối lượng của vật thể Mác, Ăng-ghen kế thừa, phát triển quan niệm vật chất nhưng chưa có điều kiện đưa ra định nghĩa đầy đủ 1.1. Quan điểm các nhà triết học trước Mác về vật chấtKIMMỘCTHỦYHỎATHỔQuan niệm về “vật chất” Trong lịch sử triết học trước MácVẬT CHẤT LÀ NGŨ HÀNHCách ngôn của Heraclit: Thế giới vật chất “Mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi”.VẬT CHẤT LÀ “LỬA”VẬT CHẤT LÀ “NGUYÊN TỬ”ĐEMOCRIT (460-370 tr.CN)MÔ HÌNH CỦA VẬT LÝ HỌC HIỆN ĐẠISỰ KHỦNG HOẢNG CỦA THẾ GIỚI QUAN DUY VẬTDỰA TRÊN QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG VỀ NGUYÊN TỬThomson phát hiện ra electron Năm 1897Wilhelm Röntgen đã phát hiện ra tia X vào cuối những năm 18001.2. Định nghĩa của Lênin về “vật chất”VẬT CHẤT LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ TỒN TẠI KHÁCH QUAN …

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, đưuợc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr. 151).1.3. Nội dung cơ bản của định nghĩaNội dung 1: Vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. (dù con người có nhận thức hay không nhận thức được nó) Do đó, khi nghiên cứu nội dung này càn phải chú ý cả hai khía cạnh phân biệt nhau nhưng lại gắn bó với nhau: đó là tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất. + Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng, mà quên mất biểu hiện cụ thể của vật chất thì không thấy vật chất đâu cả Î rơi vào chủ nghĩa duy tâm. + Ngược lại: nếu chỉ thấy tính cụ thể của vật chất sẽ đồng nhất vật chất với vật thể. Khắc phục triệt để sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác quy vật chất vào một dạng cụ thể. Nội dung này trong định nghĩa Lênin đã đưa học thuyết duy vật tiến lên một bước mới, đáp ứng được những đòi hỏi mới do những phát minh mới của khoa học tự nhiên tạo ra. Cho chúng ta cơ sở khoa học để nhận thức vật chất dưới dạng xã hội, đó là những quan hệ sản xuất, tổng hợp các quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng, tạo thành quan hệ vật chất, và từ đây làm nảy sinh quan hệ tư tưởng, đó là kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa nội dung 11.3. Nội dung cơ bản của định nghĩaNội dung 2: Thực tại khách quan được đem lại cho con người ta trong cảm giác và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Với nội dung này, V.I Lênin muốn chỉ rõ: – Thực tại khách quan (tức vật chất) là cái có trước ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, còn cảm giác (tức ý thức) của con người có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất. – Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của tri thức, là nguyên nhân phát sinh ra ý thức, không có cái bị phản ánh là vật chất thì sẽ không có cái phản ánh là ý thức. Chống lại mọi luận điệu sai lầm của chủ nghĩa duy tâm (cả khách quan và chủ quan và nhị nguyên luận) là những trường phái triết học cố luận giải tinh thần là cái quyết định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh. Ý nghĩa nội dung 21.3. Nội dung cơ bản của định nghĩaNội dung 3: thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh. Với nội dung này, Lênin muốn chứng minh rằng: – Vật chất tồn tại khách quan, dưới dạng các sự vật hiện tượng cụ thể mà con người bằng các giác quan có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được. – Ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một dấu hiệu quan trọng khác là tính có thể nhận thức được. Vì vậy, về nguyên tắc, không có đối tượng nào không thể nhận biết được, chỉ có đối tượng chưa nhận thức được mà thôi. – Thứ nhất: Hoàn toàn bác bỏ thuyết không thể biết; -Thứ hai: Cổ vũ động viên các nhà khoa học đi sâu vào thế giới vật chất, phát hiện ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới cũng như những quy luật vận động và phát triển của thế giới, từ đó, làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Ý nghĩa nội dung 3Tóm lại: định nghĩa vật chất của V.I Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1.Vật chất – là những thực thể tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức. 2. Vật chất – là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp) tác động lên giác quan của con người. 3.Vật chất – là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra trong định nghĩa vật chất của Lênin Vì vật chất có trước, quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn “phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan” cụ thể: + Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi hành động của mình; không được lấy ý muốn chủ quan làm điểm xuất phát. + Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cho địa phương mình, đơn vị mình, ngành mình, phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan thì mới nêu ra mục đích, chủ trương đúng và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn. Đảng cộng sản Vịêt nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,Nxb.Chính trị quốc gia, HN 1987, tr 30 Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra trong định nghĩa vật chất của Lênin Chống thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan, không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tuỳ tiện, phiến diện, lấy ý muốn, nguyện vọng, cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách; hậu quả là đường lối không hiện thực, không tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn. 2. Vật chất và vận độngTRÁI ĐẤT – HÀNH TINH XANH CỦA CHÚNG TACHỈ LÀ MỘT TRONG NHỮNG HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI THUỘC GIẢI NGÂN HÀ CỦA VŨ TRỤVẬT CHẤT LÀ VÔ CÙNG, VÔ TẬNTỪ VẬT CHẤT TỰ NHIÊN CHƯA CÓ SỰ SỐNG ……VẬT CHẤT TỒN TẠI DƯỚI CÁC HÌNH THÁI VÔ CÙNG ĐA DẠNG…… ĐẾN VẬT CHẤT TỰ NHIÊN PHÁT SINH, TỒN TẠI SỰ SỐNG VÀ …..VẬT CHẤT TỒN TẠI DƯỚI CÁC HÌNH THÁI VÔ CÙNG ĐA DẠNG…… VÀ, SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VỚI TỔ CHỨC XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI …..VẬT CHẤT TỒN TẠI DƯỚI CÁC HÌNH THÁI VÔ CÙNG ĐA DẠNGVẬN ĐỘNG VẬT LÝE = mc2Các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ bản…Các hình thức vận động của vật chấtVẬN ĐỘNG HÓA HỌCNaOH + HCl = NaCl + H2OFe + H2SO4 = FeSO4 + H2Sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ …Các hình thức vận động của vật chấtVẬN ĐỘNG SINH VẬTQuá trình biến đổi của các cơ thể sống…Các hình thức vận động của vật chấtVẬN ĐỘNG XÃ HỘISự biến đổi của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa…nhận định về thành tựu 20 nămĐỔI MỚIVN THỜI HỘI NHẬPCác hình thức vận động của vật chấtMối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật chấtMối quan hệ giữa các hình thức vận động và ý nghĩa rút ra từ mối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật chất. Các hình thức vận động khác nhau về chất, trình độ cao thấp khác nhau (tương ứng với từng kết cấu vật chất), nhưng chúng không tách biệt, mà tồn tại trong mối quan hệ tác động lẫn nhau:

– Hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp hơn, và bao giờ cũng chứa đựng các hình thức vận động thấp hơn.

– Mỗi sự vật vật chất có nhiều hình thức vận động khác nhau, nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng hình thức vân động cao nhất mà nó có. (Vì vậy, không quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác hoặc đánh đồng các hình thức vận động của vật chất.)Quan điểm về đứng im. – Đứng im là tương đối, vì đứng im chỉ xẩy ra với một hình thức vận động của sự vật chứ không phải là mọi hình thức vận động. – Đứng im chỉ là tạm thời vì đứng im chỉ xẩy ra trong thời gian nhất định – Đứng im chỉ là trạng thái đặc biệt của vận động

Ph. Ănghen: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”Không gian và thời gian của tồn tại vật chất3. Không gian và thời gianKhông gian và thời gian của vật chất. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, không thể có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian và ngược lại.

– Không gian là sự tồn tại của vật chất về quảng tính (kích thước, quy mô, trật tự cùng tồn tại, vị trí…); Không gian có tính 3 chiều (Dài, rộng, cao)

– Thời gian là độ dài của sự biến hoá, sự vận động của vật chất (nhanh chậm, kế tiếp, chuyển hoá); thời gian có tính 1 chiều (Quá khứ – hiện tại – tương lai)

– Không gian và thời gian vật chất đều có tính chất chung của vật chất: khách quan, vĩnh cửu, vô hạn.III. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức1. Nguồn gốc của ý thức?a). NGUỒN GỐC TỰ NHIÊNBộ não của con người cùng sự tác động của thế giới khách quan đến nóa). NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN CỦA Ý THỨCGIỚI TỰ NHIÊN & SỰ PHÁT TRIỂN BỘ NÃO CON NGƯỜI Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở các quá trình sinh lý – thần kinh của bộ não.Ý THỨC CHỈ LÀ HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN CAO CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA CÁC TRÌNH ĐỘ PHẢN ÁNH VẬT CHẤTCác trình độ phản ánh của vật chấtPhản ánh lý hoáPhản ánh ở giới sinh vậtPhản ánh ý thức ở con ngườiPhản ánh lý hoá là hình thức phản ánh đơn giản nhất đặc trưng cho giới tự nhiên vô cơ

Tính kích thích

Thể hiện ở thực vật và động vật bậc thấp; là phản ứng trả lời các tác động của môi trường ở bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng.Các hình thức phản ánh ở giới sinh vật

Phản ánh tâm lý Là hình thức phản ánh ở các động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiệnb). NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA Ý THỨCLAO ĐỘNG & NGÔN NGỮ cơ sở xã hội trực tiếp hình thành ý thức ở con người Lao động – Hoàn thiện các giác quan và bộ óc người – Hình thành Ngôn ngữ – Thông qua lao động, con người ngày càng nhận biết được các thuộc tính và bản chất của sự vật hiện tương trong tự nhiên.

Ngôn ngữ – Là phương tiện vật chất tạo khả năng tư duy trừu tượng ở con người. – Là công cụ để giao tiếp xã hội, trao truyền kinh nghiệm, mở rộng và phát triển ý thức con người.LAO ĐỘNG & NGÔN NGỮ cơ sở xã hội trực tiếp hình thành ý thức ở con ngườiLao động trồng lúa nước từ ngàn đời qua đã đúc rut nên kinh nghiệm quy báu của người Việt NamKhông có lao động của các nhà khoa học thì không thể có tri thức khoa học“Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan” (V.I Lênin)

Từ hiểu biết khách quan đến sáng tạo khách quan qua thực tiễn2. Bản chất của ý thức?Bản chất của ý thức? BẢN TÍNH PHẢN ÁNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨCVượt qua phản ánh hiện tượng, đạt tới khái quát hóa, trừu tượng hóa … các tồn tại khách quan,đạt tới phản ánh cái bản chất, quy luật khách quanTHẾ GIỚI KHÁCH QUANPHẢN ÁNH THÔNG TINMÔ HÌNH LÝ THUYẾTSÁNG TẠO CỦA Ý THỨCXUẤT PHÁT TỪ XU HƯỚNG VÀ MỤC ĐÍCH NHẬN THỨC,GẮN LIỀN VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜISÁNG TẠO CỦA Ý THỨCDỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA SỰ PHẢN ÁNHVAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN?GỚI TỰ NHIÊN THUẦN TÚY & GTN NHÂN TÍNH HÓASự phát triển của tri thức và ứng dụng trong thực tiễn phát triển công nghiệp

Sự sáng tạo của ý thức thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau

Thứ nhất: phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản, cốt yếu nhất mà con người quan tâmThứ hai: không phản ánh nguyên xi, có sự cải tạo, cải biên hiện thực, tạo ra “thiên nhiên thứ hai” cho mình

Thứ ba: có sự phản ánh vượt trước,dự báo tương laiVượt qua phản ánh hiện tượng, đạt tới khái quát hóa, trừu tượng hóa … các tồn tại khách quan,đạt tới phản ánh cái bản chất, quy luật khách quanthế giới khách quanPHẢN ÁNH THÔNG TINMÔ HÌNH LÝ THUYẾT BẢN TÍNH PHẢN ÁNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC BẢN TÍNH PHẢN ÁNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨCTừ hiểu biết khách quan đến sáng tạo khách quan qua thực tiễnNhờ vậy, ý thức có sức mạnh là kim chỉ nam cho hành động.Bản chất xã hội của ý thức: bao giờ cũng là ý thức của con người, trong những điều kiện xã hội nhất định, nên thời đại khác nhau ý thức khác nhau, thậm chí cùng thời đại, ý thức của tập đòan người này lại khác với tập đoàn khác. 3. Kết cấu của ý thứcTheo chiều ngang : Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi.Lát cắt theo chiều dọc: Đó là “lát cắt” theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức… 4. Vai trò và tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ vật chất và ý thứcMối quan hệ: Vật chất là cái có trước, quyết định, ý thức là cái có sau, bị quyết định, là phản ánh của vật chất. Vật chất quyết định ý thức là nguyên tắc cơ bản của CNDV mác-xítSự tác động trở lại của ý thức có vai trò to lớn, nếu không thấy rõ điều này sẽ rơi vào duy vật tầm thường5. Ý nghĩa của quan điểm duy vật mácxít về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và cải tạo hiện thực

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, căn cứ của mọi hoạt động, tránh những hành động phiêu lưu, bất chấp quy luật.Một làPhải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức để tác động cải tạo thế giới khách quan, đó là vai trò của tinh thần cách mạng, tri thức khoa học, lý luận cách mạng.Hai làDựa vào mối quan hệ giữa vật chất và ý thức anh chị hãy làm sáng tỏ bài thơ trên Không giam được trí ócÐế quốc tù ta, ta chẳng tùTa còn bộ óc, ta không loGiam người khóa cả chân tay lạiChẳng thể ngăn ta nghĩ tự do. Xuân Thủy

Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất Theo Quan Điểm Của Triết Học Duy Vật

37239

Để viết bài tiểu luận triết học em xin chọn đề tài: “Hãy trình bày quan điểm duy vật biện chứng về những phương thức tồn tại của vật chất”.

Do kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót rất mong được thầy giáo xem xét và góp ý kiến cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN II: NỘI DUNG – QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT 1. Phạm trù vật chất.

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, giống như mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và với sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới tự nhiên của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bảng nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí” của thượng đế, “ý niệm tuyệt đối” vv chẳng hạn, Platôn nhà triết học duy tâm khách quan lớn nhất thời cổ cho rằng vật chất bắt nguồ từ “ý niệm”, sự vật cảm tính là cái bóng của “ý niệm”. Mặt khác, ông tỏ ra căm thù căm thù chủ nghĩa duy vật, kết tội các nhà duy vật, nhất là các môn đồ của Đemô out là vị thần – một tội kết án tử hình theo luật của Aten thời bấy giờ, và đã đốt hết tác phẩm của Đêmôrit. Hêghen nhà duy tâm khách quan tâm của triết học cổ điển Đức cho rằng “vật chất là do ý niệm tuyệt đối sinh ra”. Mặt khác, ông có thái độ thiên lịch đối với chủ nghĩa duy vật, đã cố tình xuyên tạc, vu khống triết học duy vật của Heraclit và Êpiquya. Béccli đã hệ thống hoá một số quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan đưa ra một số công thức chung:”tồ tại tức là được tri giác”. Ý nghĩa của công thức là mọi sự tồn tại trong chừng mực con người cảm thấy chúng, cái gì ngoài tri giác là không tồn tại, không có chủ thẻ thì không có khách thể công thức này đã phủ nhận khách quan sự tồn tại của vật chất, kể cả con người, tất yếu dẫn tới chủ nghĩa duy ngã, nghĩa là ngoài cái tôi ra thì không có cái gì hết.

Vào thời kỳ cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung là những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. ở Trung Hoa thời cổ đại, các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới ở Ấn Độ thời cổ đại phái Ngaya – Vaisếika coi nguyên tử là thực thể của thế giới ở Hy Lạp cổ đại, Talet coi thực thể của thế giới là nước Anaximen coi thực thể ấy là khí Hêraclit coi thực thể ấy là lửa. Phủ nhận quan điểm thực thể của thế giới là một chất cụ thể, Ămpêđoclơ đã coi thực thể và không khí Anaximanctrơ cho rằng thực thể về thế giới là một bản nguyên tử không xác định về chất, vô tận về mặt lượng, đó là Apeirôn. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết nguyên tử của Lơxip, và Đêmôgrip… Nguyên tử là các phần tử cực nhỏ, cứng không thể xâm nhập được không cảm giác được. Nguyên tử có nhiều loại sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo trật tự khác nhau của không gian tạo nên toàn bộ thế giới. Thuyết nguyên tử còn mang tính chất phác nhưng phỏng đoán thiên tài ấy về cấu tạo vật chất đã có ý nghĩa định hướng đối với sự phảt triển khoa học nói chung đặc biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại hiện thực của nguyên tử.

2. Theo quan niệm về vật chất thời cận đại Tây âu.

Từ thời kỳ Phục Hưng, đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ XVII – XVIII, khoa học tự nhiên thực nghiệm Châu Âu phát triển khá mạnh. Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. Mở đầu thời kỳ này lần đầu tiên Copecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm thần học về thế giới. Phranxi Bêcơn coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp của những vật thể có chất lượng muôn màu, muôn vẻ coi vận động là một thuộc tính không tách rời khỏi vật chất Pierơ Gat xăng đi phát triển học thuyết nguyên tử cổ đại và cho rằng thế giới gồm những nguyên tử có đặc tính tuyệt đối như tính kiên cố và tính không thể thông qua. Đêcáctơ trong học thuyết vật lý duy vật của mình đã xuất phát từ vật chất vận động để giải thích thế giới. Xpinôza cho rằng chỉ có tự nhiên là tồn tại, tự nhiên là nguyên nhân tự nó, để tồ tại thì tự nhiên chẳng cần cái gì khác. Ông cho rằng thực thể là thống nhất còn vật hữu hạn thì nhiều vô kể .Vào thế kỷ XVIII các nhà duy vật Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên một bước mới. Điđrô cho rằng, trong vũ trụ, trong con người, trong mọi sự vật chỉ chỉ có thực thể duy nhất là vật chất vật chất là nguyên nhân duy nhất của máy móc về vân động, ông nêu lên tư tưởng biện chứng rằng bản tính cố hữu của vật chất là vận động, vận động là năng lực sống động của vật chất vận động có cả ở vật chất đang vận động lẫn đứng yên. Ông coi quá trình vận động và phát triển của vật chất, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật không thích nghi Honbach khẳng định rằng tự nhiên là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật. Vật chất theo honbach đó là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vào cảm giác của chúng ta tuy vậy khoahọc thời kỳ này chỉ có cơ học cổ điển phát triển nhất, còn các ngành khoa học khác như vật lý học, hoá học, sin học, địa chất học còn ở trình độ thấp khoa học lúc này chủ yếu dừng lại ở trình độ sưu tập mô tả. Tương ứng với trình độ trên của khoa học thì quan điểm thống nhất trong triết học và khoa học tự nhiên thời bấy giờ đó đã chi phối triết học về vật chất. Người ta giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy củacác phân tử vật tư, theo đó các phần tử của các phân tử vật thể, theo đó các phần tử của vật trong quá trình vận động là bất biến còn cái thay đổi chỉ là trạng thái không gianvà tập hợp của chúng. Mọi phân biệt về chất giữa vật thể đều bị quy giảm về sự phân biệt về lượng, mọi sự vận động đều bị quy giảm về sự phân biệt về lượng, sự dịch chuyển vị trí trong không gian, mọi hiện tượng phức tạp đều bị quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được thành thành. Niềm tin vào các chân lý trong cơ học Niutơn đã khiến các nhà khoa học đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vật động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất. Kế thừa quan điểm nguyên tử luận cổ đại, các nhà triết học duy vật cận đại vẫn coi nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được, tách rời nguyên tử với vận động, không gian với thời gian.v.v…

Đến cuối thế XIX đầu thế kỷ XX khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên con người mới có những hiểu biết căn bản hơn sâu sắc hơn về nguyên tử. Năm 1895 Ronghen phát hiện ra tia X, một loại máy điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 100.10-8 cm. Năm 1896 Beccơren đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, đã bác bỏ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử. Năm 1897 Jonson phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Năm 1901, Kauyman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh, mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử. Những phát hiện đó là bước tiến mới của loài người trong việc nhận thức và làm chủ giới tự nhiên nó bác bó quan niệm siêu hình về vật chất. Những quan niệm đương thời về thế giới hạn tột cùng của vật chất là nguyên tử hoặc khối lượng đã sụp đổ trước khoa học. Vấn đề là ở chỗ trong nhận thức lúc đó các hạt điện tích và trường điện từ là cái gì đó phi vật chất. Đây chính là mảnh đất để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng những người theo chủ nghĩa duy vật đã biến mất, nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã sụp đổ chính trong hoàn cảnh như vậy Lênin đã khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và chỉ rõ rằng vật chất không bị tiêu tan.

Tổng kết lại ta thấy được rằng từ lúc mới xuất hiện, phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩ duy tâm. Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với con người. Quan niệm về vật chất ở thời kỳ cận đại và cổ đại Tây âu và trong triết học Mác – Lênin là rất khác nhau. Ở thời kỳ cận đại Tây Âu đặc biệt là ở thế kỷ 17- 18 khoa học châu Âu phát triển khá mạnh. Do đó chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng. Theo quan niệm của Lênin thì vật chất là một phạm trù rộng lớn, do đó chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thức. Đó chính là phạm trù vận động không gian và thời gian. Như vậy ta có thể thấy được rằng vật chất là một phạm trù tồn tại từ rất lâu và luôn luôn phát triển với yếu tố con người. Chính vì tính cấp thiết và sự quan trọng của nó mà em đã chọn đề tài: “Quan điểm của Mác – Ănghen về vật chất” làm đề tài bài viết tiểu luận triết học của mình. Trong quá trình làm bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được thầy góp ý và đánh giá.

1. Giáo trình triết học Mác-Lênin tập 2 CNXB chính trị quốc gia 1997

2. Văn kiện đại hội toàn quốc lần VI

3. Văn kiện đại hội toàn quốc lần VII

4. Văn kiện đại hội toàn quốc lần VIII

5. Kinh tế 1998 -1999 Việt Nam và thế giới(thời báo kinh tế Việt Nam)

6. Thời báo kinh tế Việt Nam

7. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Yêu Là Vật Chất Hay Ý Thức Trong Triết Học? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!