Bạn đang xem bài viết Thói Quen Của Học Sinh Là Gì? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ tiếp nối truyền thống ông cha xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục và đào tạo học sinh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Và bước đầu tiên trong suốt một quá trình đào tạo đó chính là tạo cho học sinh những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Vậy thói quen của học sinh là gì? Cần giáo dục cho học sinh những thói quen gì? Luôn là câu hỏi làm cho nhiều người băn khoăn suy nghĩ.
Thói quen của học sinh là gì?
Thói quen ngăn nắp va biết sắp xếp: Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở hay những dụng cụ học tập của mình là thói quen đầu tiên mà mỗi học sinh đều cần phải học. Khi được rèn luyện thói quen này, các em sẽ có thể tự sắp xếp tập sách mà mình học theo thời khóa biểu mỗi ngày mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ sớm hình thành ý thức về sự tự lập hơn là phải phụ thuộc vào người khác.
Rèn luyện tính kiên trì: Kiên trì là một thói quen không chỉ cần có ở riêng học sinh. Khi được rèn luyện thói quen kiên trì, học sinh sẽ rất thành công trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả học tập.
Thói quen trình bày sự việc: đây không chỉ là một kĩ năng mà nó còn là một thói quen giúp phát triển tư duy của học sinh. Khi được hỏi về một câu chuyện hay sự việc nào đó, việc của học sinh là kể hay thuật lại sao cho người hỏi có thể hiểu được vấn đề mà mình muốn nói. Và thói quen trình bày sẽ thúc đẩy tư duy suy nghĩ và tóm tắt lại vấn đề sao cho logic và hợp lí nhất.
Thói quen lễ phép và biết tôn trọng kỉ luật: Trong một môi trường giáo dục, học sinh phải tuân thủ với các nội quy, nề nếp được đặt ra. Việc phải làm quen với môi trường, hoàn cảnh nghiêm khắc này cần có một khoảng thời gian thì mới có thể định hình được. Ngoài ra, việc biết lễ phép và tôn trọng người khác cũng là một thói quen không thể thiếu được ở mỗi học sinh.
Thói quen tập trung trong mọi công việc: Ở lứa tuổi học sinh, việc ham chơi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, thói quen này giúp học sinh chú ý và tập trung hơn trong việc mình đang làm. Nó giáo dục cho học sinh ý thức được việc gì mình đang cần tập trung để hoàn thành còn việc gì mình cần phải để sau. Ví dụ trong học tập, sự tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn.
Học sinh có những điểm chung nàoĐa số học sinh trên toàn thế giới đều luôn có những điểm chung mà ai cũng có thể nhận ra được. Và đó cũng chính là những tật xấu khó bỏ của học sinh làm cho thầy cô luôn cảm thấy khó chịu trong giờ dạy của mình. Những điểm chung đó là:
Nói chuyện riêng trong giờ học: Đây là thói quen khó bỏ của học sinh mà học sinh nào cũng có dù ở đâu hay ở độ tuổi nào. Chỉ với một mẩu chuyện nhỏ, các bạn có thể “tám” với nhau hàng giờ. Và thói quen này nếu diễn ra trong giờ học sẽ làm giáo viên cảm thấy khó chịu và đồng thời các bạn cũng bỏ qua và không tiếp thu được bài giảng của giáo viên.
Ăn vụng trong lớp: Ăn vụng trong lớp là cách ăn khổ sở nhất nhưng bất cứ học sinh nào cũng muốn thử. Thói quen khó bỏ này bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm giác của việc ăn lén lút trong giờ học. Khi ăn lén lút, dường như các bạn lại cảm thấy ngon hơn cả lúc ăn bình thường. Thế nên, những thức ăn cứ như “một căn bệnh” được truyền từ bàn này sang bàn khác mặc dù biết rõ hậu quả là giáo viên sẽ trách phạt nếu bắt gặp.
Ngủ gật trong lớp: ngủ gật trong lớp dường như là một hình ảnh không còn quá xa lạ với bất kì ai. Chỉ với một tay chống cằm hay một cái gục đầu trên bàn là các bạn đã có thể đánh một giấc ngon lành. Đây là một thói quen khó bỏ của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ gật có thể từ viêc thức khuya hay bài giảng quá chán. Tuy nhiên, thói quen này cần được thay đổi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh trên lớp.
7 Thói Quen Thành Công Của Học Sinh Giỏi
7 Thói Quen Thành Công Của Học Sinh Giỏi Bậc Thầy
Có lẽ, chúng ta đã nói quá nhiều về các phương pháp học tập hiệu quả rất nhiều lần. Điều đó rất tuyệt vời. Nhưng bạn biết không, để trở thành học sinh xuất sắc thật sự, nó cần có những thói quen khác bên cạnh việc chăm chỉ học tập các môn học ở trường.
Từ bản thân và kinh nghiệm của tôi – người được các bạn học sinh gọi với cái tên nghe thân mật “cố vấn học tập” tôi nhận ra được tầm quan trọng không thể thiếu của các thói quen sắp chia sẻ ngay sau đây.
Bạn biết không?
Nếu bạn chỉ biết đến việc học, học và học để ôn thi đại học, thi vào ngôi trường mà mình mong ước. Điều đó có thể là một bước đi khá nguy hiểm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Tôi muốn kể câu chuyện này cho bạn biết.
Hồi tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều tôi phải tưới vườn rau phụ bố mẹ. Bạn biết rồi đấy, tôi đổ nước vào thùng sơn đã dùng hết, đưa nó đến gần vườn rau. Sau đó tôi dùng một cái ca nhỏ để tưới tiêu cho khu vườn. Một điều thú vị xảy ra trong quá trình này, khi sử dụng được một thời gian, một cái lỗ to đùng xuất hiện ở 2/3 thành. Bạn cũng đoán được kết quả rồi nhỉ? Lượng nước chỉ chứa đến được 2/3 thùng mà thôi. Vậy có thể nói, mực nước trong thùng lúc này phụ thuộc vào vị trí của lỗ thủng kia.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến quá trình ôn thi đại học của chính mình. Tôi trở thành học sinh giỏi thật sự khi tôi bắt đầu có những mục tiêu, lập thời gian biểu, tập thể dục. Đến bây giờ tôi mới biết, chính những thói quen, tư duy ấy, mà việc học của tôi có những tiến bộ vượt bậc. Thời gian tôi học ít hơn, nhưng lại điểm cao hơn các bạn bè trang lứa.
Bạn có thể tưởng tượng được, thời gian học là thời gian bạn đưa nước vào cái thùng của mình. Nếu thùng của tôi không có lỗ hổng, cuối cùng nó cũng sẽ chứa được đầy nước. Cũng như vậy, lượng nước bị giới hạn bởi chiều cao của lỗ hổng kia, cho dù bạn có dành cả ngày để đưa nước vào. Việc đó đồng nghĩa với tình trạng rất nhiều bạn học sinh dành rất nhiều thời gian để học nhưng mức điểm vẫn không thể cao hơn. Có lẽ, chúng ta đang có lỗ hổng nào đó ở chiếc thùng của mình. Các thói quen chính là mảnh ghép để bịt lại những lỗ hổng kia, bạn cần xây dựng nó để đạt được kết quả cao nhất với công sức mà mình bỏ ra.
Tôi hi vọng bạn hiểu điều này và tầm quan trọng của nó. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng làm rõ những thói quen khác ngoài sự chăm chỉ của những bạn học sinh giỏi thật sự.
Thói quen thứ nhất: Có kế hoạch học tập.Nếu bạn không tự xây ước mơ cho mình, người khác sẽ mượn tay bạn xây ước mơ cho họ. Nếu bạn không có kế hoạch cho thời gian của mình, người khác sẽ sử dụng thời gian của bạn.
Hãy ghi nhớ điều này, nó thực sự quan trọng. Hơn thế nữa, những bạn học sinh thật sự giỏi luôn có kế hoạch để học phấn đấu.
Hãy xem xét lại bản thân mình và trả lời hai câu hỏi sau:
Bạn đã có được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn?
Bạn có thực sự khao khát đạt mục tiêu của mình?
Nếu bạn trả lời “có” cho cả hai câu hỏi, tôi xin chúc mừng bạn. Vì đó là nền tảng cơ bản nhất để chúng ta có ý chí và quyết tâm ngồi vào bàn học. Có người nói, ý chí con người làm nên tất cả, ý chí là sức mạnh.
Hãy nhớ rằng, lý do bạn càng lớn, thì bạn càng có khả năng đạt được nó. Tôi còn nhớ câu chuyện của mình từ năm lớp 1 đến lớp 10, lí do đi học của tôi chỉ là học giỏi và để cho bố mẹ vui lòng, đấy chính là lý do lớn nhất các bạn ạ.
Nhưng sau khi lên lớp 11, tôi có ước mơ trở thành một doanh nhân trẻ, có những dự án khởi nghiệp khi còn là sinh viên, tôi muốn có vợ đẹp và những đứa con kháu khỉnh. Tôi biết rằng, con đường nhanh nhất và thuận tiện nhất hiện tại là đậu vào trường đại học Ngoại Thương. Từ khi xác định được rõ ràng như vậy, tôi liên tục cố gắng từng ngày để học tập, tiến về miền đất hứa của mình.
Ý chí chỉ sinh ra khi bạn có khao khát đủ lớn. Vậy khao khát của bạn là gì?
Thêm một điều quan trọng nữa, những bạn học sinh xuất sắc sẽ luôn lên kế hoạch cho tháng, cho ngày, cho tuần, và từng ngày cụ thể. Điều này cực kỳ quan trọng. Vì hai lý do chính:
Thứ nhất, họ biết mình phải làm gì trong từng ngày cụ thể, điều này giúp họ tập trung và không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
Thứ hai, bạn thấy đấy mục tiêu 5 năm, 10 năm, mục tiêu đậu đại học nó quá lớn lao. Nếu chúng ta không chia nhỏ nó ra thì không bao giờ hoàn thành được. Và chính xác khi chia nhỏ ra từng ngày, chúng ta có được những chiến thắng nhỏ. Chiến thắng này làm cho chúng ta tự tin hơn về khả năng đạt được ước mơ của mình. Hơn thế nữa, đấy là một con đường tắt đến với mục tiêu, vì ngày đoạn tuần, tuần đoạn tháng, tháng đoạn năm… Chỉ cần bạn có những chiến thắng nhỏ mỗi ngày, kiên trì theo thời gian, bạn sẽ có bước ngoặt lớn và chiến thắng vĩ đại. Tin tôi đi, đây là bí mật lớn của bất kì sự thành công nào đấy, không chỉ là trong học tập.
Thói quen thứ hai: Tư duy dài hạn
Đã bao giờ bạn nghe đến quy luật tích lũy chưa? Đây là một trong số quy luật tuyệt vời của vũ trụ này: những điều nhỏ bé nhất cũng có thể có sức mạnh khổng lồ nếu được tích lũy lại bằng cách này hay cách khác.
Đã bao giờ bạn nhìn thấy những bông tuyết nhỏ xinh xắn đáng yêu rơi xuống nhẹ nhàng chưa? Nhưng bạn có ngờ được, những bông tuyết này có khả năng xóa sổ cả một ngôi làng nếu lăn từ trên đỉnh núi xuống. Ban đầu kích cỡ chỉ vài milimet, dần dần, nó trở thành quả cầu tuyết khổng lồ và sức công phá rất mạnh.
Bạn cũng có thể nhìn thấy những hiện tượng khác của thiên nhiên: nước chảy đá mòn, bão cát xa mạc.
Và bây giờ bạn cũng đang thắc mắc là, tôi nói điều này ra sẽ đem đến cho bạn kiến thức tuyệt vời gì đây?
Không… Chúng là một quá trình tích lũy… Tích lũy cần thời gian, nó không xảy ra ngày một ngày hai.. thậm chí một tháng, một năm vẫn chưa có kết quả.
Thật khó khi xây dựng các thói quen tốt nếu bạn không có tư duy dài hạn.
Đa số học sinh, họ chờ đến ngày cuối cùng ôn tập mới thức trắng đêm học bài. Nhưng những học sinh giỏi, họ ôn tập mỗi ngày, và họ luôn đạt được kết quả rất cao trong kỳ thi.
Vậy tại sao họ khác biệt, họ sẵn sàng làm những điều có ích cho tương lai, nhưng không thoải mái nhất thời. Họ sẵn sàng kỷ luật bản thân để làm những điều họ nên làm. Bởi vì họ có được tư duy dài hạn.
Mỗi lần họ ngồi vào bàn học, họ nghĩ đến lúc mình đậu đại học.
Mỗi lần họ đến phòng gym, họ không nghĩ đến những cơn đau nhất thời rồi bỏ cuộc, họ nghĩ đến body 6 múi.
Họ không hút thuốc, không nghiện game, không lướt facebook quá nhiều,… bởi vì họ biết rằng những điều này chỉ đem lại hưng phấn nhất thời.
Thói quen thứ ba: Đọc sách
Cuộc đời tôi thay đổi từ sách: tư duy dài hạn, tư duy lên kế hoạch nhờ sách mà tôi có được.
Có thể bạn nói rằng, bây giờ tôi đang là học sinh, nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi là học thật giỏi, tập trung vào việc học.
Tôi đồng ý với quan điểm đó, trước khi nhìn vào tình trạng học tập của bạn hiện tại, tôi muốn bạn biết hai điều:
Thứ nhất, rất nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, chọn nhầm trường bởi vì họ không có kỹ năng sống. Rất nhiều học sinh giỏi ở cấp 3, lên đại học tự kỷ vì họ không bằng bạn bằng bè… Họ mất đi sự tự tin, vì khi học sinh, họ là những ngôi sao, lên đại học ngôi sao bị lu mờ.
Thứ hai, tôi đã quan sát những bạn sinh viên đứng đầu trường Ngoại Thương, bất kì ai trong số họ đều có thói quen đọc sách. Tất cả sinh viên Ngoại Thương đều đã từng đọc hơn một cuốn sách.
Tôi muốn nói cho bạn biết đây không phải là ngẫu nhiên, đây là một thói quen thật sự để trở thành học sinh giỏi, để có những đột phá, tiến bộ trong học tập.
Thói quen thứ tư: Yêu thương bản thân
Yêu thương bản thân là một chân lý của thành công. Bạn sẽ không có được sự hạnh phúc và thành công thật sự nếu không yêu chính mình.
Là học sinh và sinh viên, tôi muốn bạn dành thời gian cho sức khỏe của mình. Đây là cách đơn giản nhất để thể hiện tình cảm. Tôi có một số lưu ý nhỏ sau đây:
Tập thể dục hằng ngày.
Ăn uống đầy đủ chất.
Uống nhiều nước.
Hơn thế nữa, bạn phải tập làm người lớn, biết tự chăm sóc bản thân mình. Tự giặt áo quần, tự nấu ăn, tự giác học tập, thực hiện thói quen tốt. Đấy chính là biểu hiện của những bạn trẻ thành công.
Những điều trên thật sự quan trọng nếu bạn muốn trở thành một học sinh giỏi thật sự.
Thói quen thứ năm: Nhóm học tập
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
Riêng tôi thì tôi nghĩ khác, trong việc ôn thi đại học, nếu bạn muốn đi xa và nhanh, bạn phải đi cùng 1 đến 2 người bạn của mình.
Một nhóm không cần nhiều, chỉ tối đa 3 người thôi, vì quá nhiều sẽ trở thành cái chợ, không hiệu quả và khó kiểm soát.
Những học sinh giỏi họ biết điều này, bạn có thể chú ý thấy, những người giỏi thường chơi với nhau, học cùng nhau,… Nhờ đó họ có động lực hơn và học hỏi từ nhau rất nhiều.
Có một câu nói rất hay, khi một khối não hợp tác cùng khối não khác, nó sẽ tạo ra khối não thứ ba. Điều này có nghĩa rằng, một công một sẽ không bằng hai nữa, mà lớn hơn thế rất nhiều.
Thói quen thứ sáu: Tư duy giải quyết vấn đề
Nếu gặp một bài toán khó bạn sẽ làm gì? Khóc thét, bỏ qua hoặc giải quyết nó… Cách bạn phản ứng với những vấn đề và thử thách thể hiện bạn là ai.
Hãy rèn luyện cho ý chí của mình mạnh hơn bằng cách đối đấu với những bài toán cần đến sự suy nghĩ và mất khá nhiều thời gian để tư duy.
Hồi còn đi học, tôi có nguyên tắc đấy chính là 30 phút giải bài.
Một bài toán nếu tôi giải không ra, tôi sẽ dành ra 30 phút để nghiên cứu nó, có thể là ít hơn, tùy tâm trạng. Nhưng nếu hết thời gian mà vẫn chưa tìm được đáp án, tôi sẽ bắt đầu hỏi. Có thể là giáo viên, bạn bè hoặc cộng đồng mạng.
Việc dành cho bản thân mình thời gian giải bài tập như thế này giúp tôi có niềm tin hơn và đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong học tập. Bởi vì tôi cho phép bản thân mình cố gắng, nâng cao khả năng tư duy, nó thực sự quan trọng. Hơn thế nữa, khi bạn hỏi bài người khác, nó cho thấy bạn thật sự nghiêm túc khi hỏi, thầy cô giáo sẽ sẵn sàng giúp bạn.
Thói quen thứ bảy: Học một điều gì đó khác.
Lại một phát hiện lý thú khi vào đại học nữa của tôi, những bạn học sinh thường có những năng khiếu riêng.
Điều này giúp các bạn rất nhiều khi là sinh viên, có cơ hội học hỏi nhiều hơn và bàn đạp tốt hơn.
Bạn biết đấy, để rèn luyện những khả năng này, họ đã phải bỏ một chút thời gian ở cấp ba để thỏa mãn đam mê. Họ vui vẻ xem làm điều mình thích thú sau khi hoàn thành các môn học. Đấy chính là một phần thưởng, và họ cố gắng nhiều hơn, năng suất cao hơn.
Bạn có thể học những điều gì? Đó có thể là tập gym, photoshop, bơi lội, học đàn, tiếng anh,….
Nó không lấy của bạn quá nhiều thời gian nhưng đem lại kết quả tuyệt vời. Dại gì phải kìm hãm sở khi chúng ta có thể theo đuổi mà vẫn đạt được mục tiêu vào đại học của mình.
Bên trên là 7 thói quen của những học sinh giỏi thật sự. Hãy giỏi ở trường học lẫn ở trường đời.
Design a great day!
Bước #1 – Bắt đầu với: Bước #2 – Hướng dẫn triển khai: Bước #3 – Đề Thi, Tài Liệu: Bước #4 – Online Training:
Tôi tin những điều trên sẽ giúp bạn tạo nên những điều kỳ diệu trong học tập của mình.
Hãy Trình Bày Những Thói Quen Tốt Và Những Thói Quen Xấu Của Học Sinh
Hãy trình bày những thói quen tốt và những thói quen xấu của học sinh
Mở bài:
Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.
Thân bài:
Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.
Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.
Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.
Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….
Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.
Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.
Kết luận:
Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.
Những thói quen xấu thường có ở học sinh:
Bỏ bữa sáng.
Xả rác bừa bãi.
Chơi game
Uống nhiều rượu, bia.
Hút thuốc lá.
Ngủ dậy muộn.
Nói tục, chửi thề.
Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì.
Ngủ dậy muộn.
Không vệ răng sau khi ăn.
Vô lễ với thầy cô giáo.
Những thói quen tốt nên có ở học sinh:
Học bài, soạn bài đầy đủ.
Xả rác đúng nơi quy định.
Nói năng lễ phép.
Ăn sáng đều đặn.
Uống nhiều nước mỗi ngày.
Ngâm chân trước khi ngủ.
Tập thể dục đều đặn.
Đọc sách mỗi ngày.
Không sử dụng thực phẩm có cồn.
Lập thời gian biểu cho các hoạt động.
5 Thói Quen Xấu Của Sinh Viên Trong Học Tập
Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.
1. Học không có kế hoạch
Ví dụ, bạn đừng nghĩ đến việc vào thư viện để “học”, chỉ phí thời gian thôi. Thay vào đó, hãy đặt ra mục tiêu cho mình:
– Tôi sẽ đọc cuốn sách…từ trang…đến trang …
– Tôi sẽ giải xong bài tập này trong ngày…
– Tôi sẽ viết xong bài luận này trong…giờ
Vì thế, hãy dẹp bỏ thói quen nói chữ “học”. Học là một quá trình, một tập hợp những hành động có kết quả. Từ bỏ thói quen này không dễ, nhưng nếu làm được rồi thì bạn sẽ thấy bản thân giải quyết bài tập được giao không những nhanh chóng mà còn có kết quả tiến bộ hơn bạn nghĩ đấy.
Nhiều sinh viên nghĩ rằng học càng nhanh càng tiết kiệm thời gian, nếu trùng lịch học thì mượn bài vở của bạn bè cũng được. Nhưng đây thực sự là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ xem, đầu óc bạn không thể tiếp thu một lúc một khối lượng lớn kiến thức được. Bạn nhớ được phần này thì quên phần kia, hoặc tệ hơn – bạn bỏ qua cả những phần không hiểu và mục tiêu đặt ra là hoàn tất tín chỉ/môn học mà thôi.
Chắc hẳn ai cũng từng có lúc học vẹt bằng cách thầm thì những bài học trong đầu đến khi nhớ thì thôi. Nhưng một vài lần thì có thể được, còn khi nó đã trở thành thói quen học tập thì rất nguy hiểm đấy bạn ạ.
Hãy tự tưởng tượng lại bài học, những ý chính và nói ra thành tiếng những gì bạn nhớ được. Sau đó kiểm tra lại trong tài liệu xem mình sai chỗ nào, thiếu chỗ nào và lặp lại bước trên.
Không cần thiết phải xem đi xem lại bài học hàng chục lần, nếu bạn không nắm bắt được cơ bản bài đó nói gì thì việc ghi nhớ sẽ rất khó khăn và dễ lẫn lộn. Điều này rất hữu ích khi bạn cần chuẩn bị cho một bài thi viết mà thời gian đã rất gấp rút.
4. Học sau nửa đêm
Rất nhiều người nghĩ rằng học trong khoảng 10 -11 giờ đêm là hiệu quả nhất, sau đó họ học đến 3 – 4 giờ sáng. Hậu quả là gì ? Sáng hôm sau bạn thức dậy với hai mắt nặng trĩu, chữ nghĩa bay biến đâu mất, bài nọ lẫn sang bài kia, lớp học trở thành nỗi ám ảnh và bạn chỉ cầu mong được chợp mắt thêm một lát. Lời khuyên là: học sớm, chia thành những khoảng thời gian nhỏ, cố gắng tận dụng thời gian triệt để nhưng cũng phải để bản thân nghỉ ngơi 5-10 phút sau 1 tiếng học. Cố gắng xong trước nửa đêm để có một giấc ngủ trọn vẹn và chuẩn bị cho ngày học sau.
Học quá khuya không phải là thói quen tốt.
5. Không chịu ghi chú
Bạn thường đọc nhiều nhưng rất hiếm khi bạn ghi chú thêm gì sau khi đọc? Thói quen này thực sự rất đáng lo đấy. Vì ghi chú lại những gì mình rút ra được sau khi đọc một dòng/trang/chương sách nào đó sẽ cho bạn thấy bạn hiểu vấn đề đến đâu. Nếu bạn chẳng rút ra được điều gì, nghĩa là khi vào bài thi khả năng bạn trả lời hết các câu hỏi cũng sẽ kém đi nhiều.
5 Thói Quen Tốt Cần Học Hỏi Của Học Sinh Dẫn Đầu Lớp
Chia sẻ về phương pháp học của mình teen 2k5 L.Đ.Khánh Chi (Học sinh trường THCS Tân Hà – Lâm Đồng) với điểm tổng kết năm học 2023 – 2023 đạt 9.7 cho biết: “Trước mỗi bài học ở trên lớp, việc đầu tiên mình làm là học các video bài giảng trên chúng tôi như vậy mình sẽ được làm quen với kiến thức sớm hơn và hoàn thiện hơn. Sau đó, mình lên lớp học với một tinh thần vô cùng thoải mái, không hề áp lực và đặc biệt hơn nữa là mình tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và có thể ghi nhớ bài giảng ngay trên lớp. Về nhà, mình làm các bài tập tự luyện phía dưới mỗi bài giảng, chỉ cần ôn lại một xíu là mình có thể nắm chắc bài học hôm đó. Sau đó thì trước mỗi bài học mới, mình lại coi lại các bài giảng trước trên chúng tôi để nhớ sâu hơn các kiến thức cũ. Và đương nhiên, cùng các phương pháp học tập khác, học đi đôi với hành, học rộng rồi tóm lược cho gọn để kiến thức một lần nữa được khắc sâu hơn.”
Teen 2k5 Nguyễn Đức Hiệp (trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) chính là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần chủ động trong học tập, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập đã giúp Hiệp đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi vào 10 vừa qua. Cụ thể nam sinh đã đỗ vào 6 lớp chuyên tại Hà Nội với thành tích đáng ngưỡng mộ. Chia sẻ về “bí kíp” của bản thân Hiệp cho biết luôn đặt tinh thần tự học lên hàng đầu, lấy việc tự học là nòng cốt.
Nguyễn Đức Hiệp chia sẻ về phương pháp học hiệu quả
2. Chủ động nghe giảngCác học sinh giỏi thường là những người thực sự biết cách tiếp cận thông tin bài giảng. Không những chuẩn bị bài trước từ nhà, vạch sẵn ra những câu hỏi thắc mắc để hỏi giáo viên khi đến lớp, họ còn ghi chép bài vở rất chi tiết trong khi nghe giảng. Thậm chí, có những học sinh không “sợ” ngồi đầu lớp để có thể tập trung lắng nghe và thu âm trọn vẹn bài giảng. Đặc biệt họ sẽ biết cách chắt lọc những kiến thức trọng tâm mà thầy cô dạy để tập trung cho việc học và ôn tập được hiệu quả, không bị dàn trải, dễ dàng đạt điểm số cao ở các môn học trong các bài kiểm tra, kỳ thi học kỳ.
3. Không quên giấy nhápGiấy nháp là một “công cụ” học tập thiết yếu, quan trọng không kém gì so với bút viết và tẩy. Đặc biệt với những môn tự nhiên như Toán, Lí, Hóa…,không có nháp gần như là không thể tiến hành học tập được vì đặc thù của các môn học này là phải giải nhiều bài tập nên cần có giấy nháp để tính toán trước.
Thay vì thói quen viết nháp lên tường, bàn ghế… thì các bạn học sinh nên chuẩn bị sẵn những tập giấy nháp cho mình. Mặc dù tự chuẩn bị giấy nháp là một việc rất nhỏ, nhưng lại cho thấy ý thức tự rèn luyện bản thân và tính chủ động của một người. Về lâu dài, những thói quen nhỏ như vậy sẽ không chỉ góp phần tạo nên kết quả học tập, mà còn góp phần hình thành nên tính cách, văn hóa, đạo đức của mỗi người.
4. Thường xuyên hệ thống kiến thứcKhác với những học sinh trung bình có thói quen học đến đâu hay đến đó, học đối phó, các học sinh giỏi thường có thói quen hệ thống lại kiến thức. Sau một bài hay một chương kiến thức, những học sinh này sẽ ngồi tổng kết lại các nội dung trọng tâm và ghi chú vắn tắt các kiến thức cần ghi nhớ.
Một cách ghi chép khá phổ biến của nhiều học sinh giỏi hiện nay là dùng Mindmap (Sơ đồ tư duy). Cách ghi chép này rất phù hợp với chu trình não bộ giúp chúng ta ghi nhớ thông tin, do đó, việc học tập và ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bài tập về nhà với mỗi học sinh bình thường là chuyện “phải làm”. Còn với học sinh giỏi, là chuyện hàng ngày “cần làm”, “nên làm”.
Việc làm bài tập về nhà là điều cần thiết để có thể hiểu rõ và nắm trọn vẹn kiến thức đã học, vì vậy, hãy thực hiện ôn luyện thường xuyên với một ý thức cao, tới khi thành thục như một phản xạ. Thậm chí, có những học sinh giỏi còn cố gắng khám phá ra những cách thức, phương pháp giải mới, nhanh hơn phương pháp cũ. Đây chính là yếu tố thúc đẩy tư duy sáng tạo, khiến những học sinh này đã giỏi càng trở nên giỏi hơn.
Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.
Hình Thành Thói Quen Tự Học Cho Học Sinh Tiểu Học
Nghị quyết 29/TW của Đảng đã chỉ rõ: “… Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Về các giải pháp thực hiện Nghị quyết nêu rõ: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động XH, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học …”(1)
Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2023 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2023-2023 về phương pháp, hình thức dạy học cũng đã chỉ rõ: “Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học”. (2)
Thông tư 32/2023/TT-BGDĐT ngày 26/12/2023 của Bộ GDĐT Ban hành Chương trình GDPT (có hiệu lực từ 15/02/2023) nêu rõ: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học…” (3)
Tự học ở học sinh tiểu học khác nhiều hơn với các cấp học lên cao hơn. Tự học của học sinh tiểu học xuất phát từ việc học có hướng dẫn của giáo viên và người lớn. Là quá trình giáo viên luôn chú ý theo dõi để hướng dẫn học sinh khi cần thiết hoặc gợi ý để bạn học giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập với việc tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và hướng dẫn của giáo viên, của bạn….
Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 – 11 tuổi các em chưa có nhiều thói quen tự học tự làm việc với tài liệu, sách giáo khoa. Bên cạnh đó việc học 2 buổi/ngày học sinh không được giao bài tập và học tại nhà nên giảm thói quen tự học của các em. Quá trình dạy học trên lớp một số giáo viên ít chú ý đến việc hướng dẫn, hình thành thói quen tự học, cách tự làm việc, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu đã làm cho các em chậm phát triển về năng lực học tập, sáng tạo dẫn đến kết quả dạy học, giáo dục của một số học sinh chưa đạt như mong muốn.
Việc phát triển năng lực tự học được các văn bản của Đảng, Quốc hội, ngành chỉ rõ và thực tế thói quen tự học của một số học sinh tại các trường tiểu học chưa đảm bảo. Do đó, mỗi CBQL và đặc biệt là giáo viên trực tiếp đứng lớp cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp để hướng dẫn và từng bước hình thành thói quen tự học cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tại các lớp, trường tiểu học mà mình phụ trách, quản lý.
Qua tham khảo tài liệu thực và tế dạy học tại cơ sở, xin được chia sẻ một số ý kiến về việc hình thành thói quen tự học cho học sinh tiểu học:
– Giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen tự học thông qua việc đưa ra các thắc mắc về bài học và vấn đề khác trong xã hội, tự nhiên. Tìm cách để giải quyết các thắc mắc khi tự tìm hiểu các kiến thức đã có, qua tài liệu, sách báo, tạp chí, phương tiện thông tin, mạng internet, qua cô giáo, người lớn, bạn bè.
– Tạo đam mê, hứng thú, yêu thích môn học: Có hứng thú học tập, tự học sẽ giúp học sinh khắc phục được những áp lực, sự mệt mỏi, đối phó trong quá trình học tập. Cũng có thể khi mới bắt tay vào tự học, người học chưa có hứng thú, hoặc ít hứng thú, nhưng chính trong quá trình tự học, với những khám phá mới, cách tiếp cận mới, người học từ chỗ ít hứng thú đến nhiều hứng thú, từ chỗ việc học chỉ là một loại hoạt động bình thường (là nghĩa vụ) dần dần trở thành một sự đam mê, tự giác, có sự thôi thúc từ bên trong như một nhu cầu tự thân của người học. Giáo viên nên kết hợp nhiều hình thức như giới thiệu về môn học, tạo sức hấp dẫn về môn học trên cơ sở các lợi ích các em sẽ đạt được…. Từ việc tạo cho các em cách quan sát, hình thành thói quen đặt câu hỏi trước sự việc quan sát được, hoặc nhiệm vụ được giao trong học tập và hoạt động khác. Gây hứng thú từ cách đặt vấn đề của giáo viên, gây được ứng thú và cũng một mặt là giao nhiệm vụ cho các em. Có những vấn đề các em chưa biết, chưa thích thú nhưng khi thấy giáo viên đặt vấn đề cuốn hút làm cho các em tự có nhu cầu tìm hiểu để khám phá nó. Ví dụ: khi dạy học về cách tính tổng về các số tự nhiên giáo viên có thể kể câu chuyện lúc còn học tiểu học nhà toán học Gauss (1777 – 1855) chỉ cần vài giây để tính được tổng các số từ 1 đến 100… để kích thích các em tự khám phá về nhà toán học. Đam mê, hứng thú cũng ít khi tự nhiên mà có, mà nó cũng được hình thành trong cuộc sống và đam mê, yêu thích môn học là phải hình thành và phát triển chủ yếu từ giáo viên, cũng như tham gia, khích lệ của bạn bè, người lớn.
– Giảm tối thiểu áp lực học tập đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ, có nhu cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới phát triển tốt. Việc giảm áp lực học tập đối với học sinh không chỉ là trách nhiệm của giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mà phải từ gia đình học sinh. Giáo viên và cha mẹ học sinh cần có kế hoạch tạo cho các em có thật nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm một cách tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó với nhiều hình thức phong phú, biện pháp học tập đa dạng để phát huy tính tích cực nhận thức trong học tập của các em.
– Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học: đảm bảo cho học sinh khi cần trợ giúp là được trợ giúp kịp thời. Khi tự học tại lớp (làm bài tập, luyện tập), tham gia các hoạt động không để học sinh bế tắc quá lâu mà không được trợ giúp, hỗ trợ. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên cần dành cho các em thời gian để nghiên cứu, không giám sát quá mức (tạo áp lực), để các em chủ động tra cứu, tìm nguồn thông tin để giải quyết vấn đề. Đặc biệt, không trợ giúp, hướng dẫn khi chưa cần thiết tạo thói quen ỉ lại trong các em mà không chịu suy nghĩ, tìm tòi. Nghĩa là luôn theo dõi nhưng giáo viên tạo tính tự chủ cho các em trong khi tự học.
– Giáo viên chú ý quan sát kỹ tiến trình tự học của học sinh khi được giao và thực hiện nhiệm vụ học tập. Nắm bắt năng lực, sở thích của học sinh đối với môn học. Việc phát hiện ra năng lực, sở thích của học sinh là một thành công lớn trong việc bồi dưỡng tự học cho học sinh. Khi nắm bắt được năng lực, sở thích giáo viên có thể giao cho các em một số nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích có thể “vượt chuẩn” để các em tự tìm tòi, tự thực hiện. Ví dụ: Học sinh A có năng lực về toán thì trong tổ chức luyện tập được giao các bài khó hơn, hoặc tìm lời giải khác cho bài đó, được giao thêm bài tập khó làm ngoài giờ lên lớp; học sinh có năng lực về đọc diễn cảm, diễn thuyết được phụ trách dẫn chương trình cho hoạt động chung của lớp khi đó các em tự nghiên cứu, xin tư vấn về những nội dung này…
– Động viên mức độ đạt được và khuyến khích kịp thời những tiến bộ nhỏ nhất của học sinh trong quá trình học tập. Một số giáo viên có thói quen chỉ khen, yêu cầu cả lớp cùng khen những học sinh khá, giỏi khi làm được việc nào đó mà ít chú ý động viên, khen trước tập thể những tiến bộ nhỏ của những học sinh còn yếu. Đối với học sinh tiếp thu chậm thì tiến bộ rất nhỏ của các em tuy so với bạn khá thì nhỏ nhưng với em đó là rất lớn; lời động viên, khen của cô và cố vũ của các bạn là động lực rất lớn cho tiến bộ tiếp sau này.
– Hướng dẫn các em lập thời gian biểu để hoàn thành bài tập, đọc bài trong sách giáo khoa và giao nghiên cứu nội dung mới, các bài tập cho phát triển năng lực. Có nghĩa là từ xây dựng thời gian biểu buổi học, trong ngày, vài ngày, cả tuần và cũng có thể lâu hơn. Hướng cho các em lựa chọn, ưu tiên cho từng công việc, việc nào làm trước, việc nào làm sau trong một khung thời gian (trong buổi, trong ngày, vài ngày tới…). Đối với học sinh tiểu học, học sinh càng nhỏ thì giáo viên phải giao việc càng cụ thể, chi tiết, ngắn hạn, phù hợp năng lực giúp các tự hoàn thành được công việc một cách thản mái. Mức độ yêu cầu tự học để hoàn thành công việc học tập được nâng dần độ khó để phát huy được năng lực và tạo hứng thú khám phá cho các em.
– Giáo viên hướng dẫn, giúp học sinh tự đánh giá lại việc làm của mình. Khi hoàn thành một công việc (một bài toán, bài tập làm văn…) học sinh tự đánh giá tức là tự xem lại kết quả công việc và tự rà soát được mức độ hoàn thành trong chu trình làm việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái gì mình chưa làm được và làm được theo yêu cầu để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Các em sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân. Để quá trình tự kiểm tra, đánh giá được tốt, giáo viên cần tạo cho các em thói quen về trả lời các câu hỏi, đưa ra các thắc mắc và cách mà các em giải quyết thắc mắc đó từ bản thân mình, phối hợp trong nhóm bạn, hoặc giúp đỡ của giáo viên, cha mẹ…
Ngoài ra giáo viên đồng thời hình thành cho các em thói quen đọc sách, thói quen quan sát, đánh giá, nhận xét các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em; tạo niềm tin, mơ ước và hoài bão từ các thần tượng…
Để hình thành thói quen tự học cho học sinh, giáo viên đảm bảo cho học sinh đủ kiến thức, kỹ năng môn học cần thiết; động viên giúp các em kiên nhẫn trong học tập. Kiên trì không được bỏ, chán mỗi khi khó tìm thông tin mình cần, khi chưa tìm được câu trả lời, hoặc câu trả lời sai. Bên cạnh đó giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Giờ dạy học trên lớp phải là giờ mà hoạt động học của học sinh được giáo viên thiết kế, tổ chức, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, phù hợp tạo cho các em có hứng thú học tập, có nhu cầu khám phá, phản biện và biết giải quyết vấn đề.
Tháng 01/2023
Lê Hữu Tân
Phòng GDPT – Sở GDĐT Hà Tĩnh
(1). BCHTW-NQ 29/TW ngày 04/11/2013;
(2). Bộ GDĐT-VB- Số: 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2023);
(3). BGDĐT – Số: 32/2023/TT-BGDĐT ngày 26/12/2023);
– http://www.ier.edu.vn/content/view/644/160/;
– chúng tôi
Lê Hữu Tân @ 20:04 26/01/2023 Số lượt xem: 3438
Cập nhật thông tin chi tiết về Thói Quen Của Học Sinh Là Gì? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!