Bạn đang xem bài viết Thế Nào Là Một “Bài Báo Khoa Học”? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thế nào là một “bài báo khoa học”?
Nói một cách ngắn gọn, bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper” hay có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san. Ở đây có ba vế của định nghĩa mà bài này sẽ lần lược bàn đến: nội dung bài báo, tập san, và cơ chế bình duyệt.
Cơ chế bình duyệt
Sau khi tác giả gửi bản thảo của bài báo đến một tập san chuyên môn, tổng biên tập hay phó tổng biên tập sẽ xem qua bài báo và quyết định bài báo có xứng đáng được gửi ra ngoài để bình duyệt hay không. Nếu không xứng đáng, tổng biên tập sẽ báo ngay (trong vòng 1 tháng) cho tác giả biết là bài báo không được bình duyệt. Nếu thấy bài báo có giá trị và cần được bình duyệt, tổng biên tập sẽ gửi bản thảo cho 3 (hoặc có khi 4) người bình duyệt.
Ý nghĩa xã hội của bài báo khoa họcĐọc đến đây, tôi hi vọng bạn đọc đã hiểu được thế nào là một bài báo khoa học. Xin nhắc lại để nhấn mạnh: một bài báo chỉ khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó đã qua cơ chế bình duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng “abstracts” hay thậm chí “proceedings” không thể xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp ứng được hai yêu cầu trên. Thế nhưng trong thực tế đã có rất nhiều nhà khoa học, kể cả ở trong nước, có lẽ do hiểu lầm đã liệt kê những “abstracts” và “proceedings” như là những bài báo khoa học trong lí lịch khoa học của họ! Đối với nhiều người không am hiểu hoạt động khoa học thì những ngộ nhận này chẳng ảnh hưởng gì to lớn, nhưng đối với giới làm nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, một lí lịch khoa học với toàn những “bài báo khoa học” như thế cho biết nhiều về tác giả hơn là khả năng nghiên cứu khoa học của tác giả.
Trên bình diện quốc gia, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế là một cách không chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học, của nước nhà. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia. Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải nhìn nhận một thực tế là hiệu suất khoa của nước ta chưa cao. Phần lớn các công trình nghiên cứu tại nước ta chỉ được kết thúc bằng những buổi nghiệm thu hay luận án. Đối với hoạt động khoa học, cho dù công trình đã được nghiệm thu hay đưa vào luận án tiến sĩ hay thạc sĩ, nếu chưa được công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế thì công trình đó coi như chưa hoàn tất, bởi vì nó chưa qua “thử lửa” với môi trường rộng lớn hơn.
Nguồn: Tia sáng, số 17, 5/12/2007
Thế Nào Là Một Fanpage Chất?
1.Like không phải là yếu tố tiên quyết một Fanpage chất.
Like đến từ đâu?
Like đó có phù hợp với cộng đồng bạn muốn xây dựng?
Người ta có phải khách hàng mục tiêu của bạn?
Bạn có biết họ like vì họ thích Fanpage đó hay vì ứng dụng, vì nút like ẩn?
Fanpage chất khi lượng like chất?
Fanpage chất lượng là Fanpage có nhiều likes, nguồn likes chất lượng.
Fans (người bấm likes) là những khách hàng mục tiêu.
Việc bấm likes là hoàn toàn chủ động vì “thích” thật sự. Chứ không phải bị ép buộc hoặc bị dùng các xảo thuật tăng likes.
Fanpage chất có số lượng tiếp cận tự nhiên tốt. Các bài viết được đăng đều đặn và lượt tương tác trên từng bài viết là lớn và thường xuyên.
Uy tín của Fanpage gắn liền với uy tín và thương hiệu của sản phẩm dịch vụ mà người bán hàng bán.
Có nhiều đánh giá (review) của người mua hàng hoặc người dùng Facebook khác về Fanpage là tốt (điểm 4 sao, 5 sao)…
Thông tin liên hệ như: Số điện thoại, website, địa chỉ cửa hàng, tốc độ trả lời tin nhắn và mức độ hài lòng của khách hàng tốt.
Đó mới là các tiêu chí mà một Fanpage chất thực sự cần hướng tới. Hãy “có tâm” khi tăng like cho Fanpage của mình. Chứ không phải là “hì hục” kéo like ảo cao ngất trời mà tương tác gần như bằng 0.
2.Bạn đã từng để ý về tiếp cận tự nhiên trên Fanpage?
Facebook định nghĩa rằng: Lifetime Post Total Reach là “Lifetime The number of people who saw your Page post”. Tức là “Tổng số người nhìn thấy bài đăng của fanpage bạn “.
Công thức tính tiếp cận trên Fanpage: Tổng số tiếp cận= Tiếp cận tự nhiên+ Tiếp cận lan tỏa+ Tiếp cận trả phí.
Tiếp cận là gì (Facebook Reach): Facebook đưa ra khái niệm tiếp cận với hàm ý là: Thông tin mà bạn hoặc một tài khoản nào đó đăng tải đã đến được với bao nhiêu tài khoản khác. Tiếp cận bao gồm: Tiếp cận tự nhiên, tiếp cận lan truyền (được đề xuất) và tiếp cận trả phí. Cụ thể:
Tiếp cận tự nhiên (Organic Reach ):
Tổng số người nhìn thấy bài viết của Fanpage trên bảng tin gồm: Fan, người follow list có Fanpage bạn. Hoặc người vào Fanpage và thấy bài viết.
Nhưng hiện nay trên thực tế lượt tiếp cận tự nhiên giảm thê thảm. Những Fanpage chất cũng chỉ có thể đạt 10% tương tác tự nhiên. Còn không thì chỉ được vài phần trăm thôi, khá thấp.
Tại sao lượt tiếp cận tự nhiên Fanpage giảm thê thảm như vậy?
Số lượng người dùng Facebook trên toàn cầu tăng nhanh. Số lượng người dùng ở Việt Nam cũng vậy, đã tăng lên hơn 52 triệu (dễ dàng cán mốc 55 triệu người dùng vào cuối năm 2017).
Lượng bạn bè và người theo dõi trên mỗi tài khoản Facebook Profile đã tăng từ vài trăm bạn lên tới 5.000 bạn. Và hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn lượt theo dõi trên các tài khoản Facebook Profile không phải là hiếm.
Với số lượng người dùng lớn, bạn bè và lượt theo dõi của mỗi tài khoản lại rất nhiều. Nên “bảng tin” trên Facebook tràn ngập các tin tức của bạn bè. Nó dường như đã không còn chỗ cho các tin tức mới cập nhật của Fanpage;.
Mỗi người dùng cũng tăng tỷ lệ đăng bài và tần suất đăng bài. Biến mỗi tài khoản Facebook trở thành một tờ báo cá nhân với tốc độ sản xuất bài viết nhanh và nhiều khủng khiếp. Có khi chỉ là một status “Tôi buồn vì không hiểu vì sao tôi buồn!!!”
Tương tác giữa người dùng Facebook Profile với một Fanpage nào đó thường có xu hướng kém tương tác hơn nhiều so với các tài khoản người dùng Facebook Profile thông thường. Tính năng này cũng một phần do việc Facebook luôn muốn các tài khoản (hay người dùng) năng tương tác qua lại lẫn nhau. Các bạn có thể dễ dàng kiểm chứng, nếu bạn tương tác với người A, người B, người C. Thì ngay sau đó bạn sẽ nhìn thấy thông báo hoặc tin tức mới của người A, người B, người C. Còn những người ít tương tác hoặc không tương tác thì sẽ không nhìn thấy. Mặc dù là họ cũng vẫn đăng bài và vẫn là bạn bè với bạn. Vì sao lại như vậy? Vì giới hạn độ dài của Bảng tin Facebook. Bạn không thể kéo xuống mãi, xuống mãi để cập nhật hết status của 100.000 người theo dõi bạn. Hay là của 5.000 người mà bạn đã kết bạn được.
Được đề xuất (Viral Reach):
Muốn tăng Được đề xuất bạn chỉ cần chăm chỉ chia sẻ, đăng nội dung có thể tạo ra hành động. Đơn giản nhất là dùng một Fanpage chia sẻ hay đưa nội dung vào 100 group thì bạn đã làm xong nhiệm vụ ấy. Hãy lên kế hoạch làm nội dung cho Fanpage hiệu quả cho riêng mình.
Tiếp cận trả phí (Paid Reach):
Tiếp cận ở đây tức là một thông tin đã được đẩy đến một hay nhiều tài khoản người dùng khác nhau. Tiếp cận (reach) không đồng nghĩa với xem (watch) vì có nhiều tài khoản Facebook được tiếp cận. Nhưng không hề xem ví dụ như họ để máy tính đó rồi đi ra ngoài.
3.Đăng gì để tiếp cận tự nhiên cao?
Bạn thử search trên google mà xem. Có rất rất nhiều bài tôi đã đọc có ý kiến như thế này: Reach text cao hơn reach ảnh. Reach ảnh cao hơn reach link. Đây là suy nghĩ của một blogger chia sẻ trên “mashable.com”. Và nó đã được khá nhiều người làm social tại Việt Nam chia sẻ lại.
Tuy nhiên, ở vài Fanpage khác kết quả lại y như điều nhiều người chia sẻ trên kia: Reach ảnh cao hơn reach link. Sau quá trình tìm tòi, tôi phát hiện ra một điều thú vị mà thật ra ta có thể đoán được nếu biết tư duy rộng ra: Reach không phụ thuộc vào dạng thức bạn đăng. Mà nó phụ thuộc vào hành vi người dùng tạo ra cho nó.
Một người lướt Facebook luôn có xu hướng xem status (dòng trạng thái). Vì họ không cho đó là spam (vi phạm), nhất là status hay. Nếu status chỉ có hai dòng thì lượng reach sẽ cực cao. Vì hầu hết chỉ cần lướt qua là đọc xong chúng. Bạn có thể tham khảo bí kíp tạo nội dung hấp dẫn trên Fanpage để có thêm nhiều ý tưởng.
Thế Nào Là Một Bài Dân Ca?
Dân ca là những bài hát được truyền khẩu trong dân gian Ngày nay người ta tìm cách ký âm lại các bài dân ca bằng những phương pháp ký âm hiện đại. Tài liệu cổ nhất bàn về phương pháp ký âm dân ca cổ truyền mà chúng tôi biết được là “Sách dạy hát tiếng Nam” của các tác giả Nguyễn Trung Phán, Nguyễn Trung Nghệ. Nhưng trước kia, dân ca chỉ được truyền bá bằng cách truyền khẩu cũng như các bài dân nhạc được truyền bằng cách truyền ngón.
Các bài dân ca được sáng tác theo kiểu “tức cảnh sinh tình”. Nếu người nghe thấy hay, thấy hợp với mình thì nhớ và truyền lại cho kẻ khác như trao tặng nhau một niềm vui, chia sẻ với nhau một nỗi buồn. Cứ thế, bài dân ca lan toả đi khắp nơi. Và chẳng ai nghĩ đến việc ghi chép lại cả. Nếu bài dân ca nào xuất sắc, có thể nó được ghi lại trong sách vở nhưng chỉ có lời ca, chứ giai điệu âm nhạc thì hoàn toàn không. Mà những bài hát được ghi lại trong sử sách thì đa phần là các bài thuộc loại lễ nhạc, miếu nhạc, tôn giáo ca chứ không có những bài ca về những hoạt động của đời thường.
Dân ca là những bài hát không có tác giả rõ ràng Qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, dân nhạc, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Cho nên, họ gần như là “đồng tác giả” với người sáng tác ban đầu. Mà người sáng tác ban đầu là ai cũng khó rõ. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi, gọi là dị bản.
Đối với một bài dân ca không bao giờ thấy ghi tên người viết nhạc, đặt lời, ngày sáng tác, năm xuất bản. Lịch sử có nhắc tới một vài bài dân ca có nguồn gốc, có tác giả, nhưng vẫn không chính xác. Đó là trường hợp của bài Long ngâm. Năm 1310, vua Trần Nhân Tông băng hà. Dân chúng kéo đến coi đông nghẹt trước cửa đền, không sao mang linh cữu của vua ra được. Người ta phải tập hợp binh sĩ lại ở sân Thiên Trì gần đó, hát lên bài Long ngâm của Trịnh Trọng Tử đặt theo lối Cổ vãn để lôi kéo dân chúng tới đó. Nhờ vậy cửa đền mới thông và đám tang mới tiếp tục được cử hành. Nhưng lối Cổ vãn này do ai sáng tác lại không thấy nói tới! Trước đó, năm 1203, theo Khâm định Việt sử thì vua Cao Tông sáng tác ra ChiêmThành nhạc khúc dựa trên điệu Chiêm Thành. Theo nhà nghiên cứu Samuel Baron trong Description du royaume Tonquin (Mô tả về vương quốc Bắc kỳ), thì vua Thái Tông đã chế ra khúc Chư hầu lai triều để các nước phiên phục múa hát. Nhưng tất cả tài liệu đó chỉ kể tên bài hát hoặc chỉ chép lời ca chứ không thấy ghi điệu nhạc .
Dân ca là những bài hát không rõ xuất xứ (nơi chốn, thời điểm) Những bài hát được nhiều người ưa thích thì sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Mạnh mẽ nhất là sự truyền bá của những người làm nghề ca hát và những người thường di chuyển đây đó (người hát xẩm, kẻ bán thuốc dạo, những người phải đóng quân ở nơi xa quê hương, v.v…). Ngày nay, khi khảo sát các bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, chúng ta phải dựa một vài đặc điểm có trong các ca khúc đó. Ví dụ: những tiếng địa phương (phương ngữ), những địa danh, những cung bậc đặc trưng của miền đó (như trong các điệu Quan họ, ca Huế, điệu Oán, v.v…).
Tiếng địa phương Đây là cách dễ nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung thì trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ, ….” Và các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) được dệt bởi những nốt nhạc sao cho việc phát âm chúng được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r” phát âm như “d” và “gi”; “s” và “x” phát âm giống nhau. Trong các dân ca miền Trung thì thường có những chữ “ni, nớ, răng, rứa,…”, dấu sắc được đọc thành dấu hỏi (so với giọng người miền Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm giọng hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam thì thường có các chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được), tợ (tựa như)”; chữ “ê” được đọc thành “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi, v.v…
Có khi những địa danh trong bài hát có thể giúp ta xác định xuất xứ của một bài dân ca. Ví dụ các địa danh: “Nhà Bè, Gia định, Đồng Nai” trong bài Hò miền Nam hay các địa danh “Chợ Quán, Chợ Cầu, Năm Phổ, Chợ Dinh” trong bài Ru em của miền Trung hoặc các tên “Đồng đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh, xứ Lạng” trong bài Cò lả của miền Bắc. Tuy nhiên có khi những địa danh chỉ được sử dụng theo nghĩa bóng. Và địa danh chỉ có ích để xác định xuất xứ khi mà nó được đặt trong lời ca gốc, tức lời ca đầu tiên chứ không phải những dị bản.
Những cung bậc đặc trưng Nhưng thật ra chính cung bậc, điệu thức của bài hát mới là yếu tố quyết định xuất xứ của bài dân ca. Mặc dù khi một điệu hát ở miền này được du nhập sang miền khác sẽ bị địa phương hóa ít nhiều, nhưng nét chính vẫn còn nhận ra được.
Nhìn chung thì các điệu Bắc thường sử dụng thang âm sau đây với âm sắc tươi sáng, nhẹ nhàng:
Trong điệu thức trên, âm bậc III cao hơn nốt Fa bình, nhưng thấp hơn Fa thăng một chút; âm bậc V cao hơn hốt Si giáng nhưng thấp hơn nốt Si bình một chút.
Ngược lại với miền Trung, về phong thổ địa lý và con người, miền Nam được nhiều ưu đãi hơn. Người miền Nam đón nhận dễ dàng cả những điệu Bắc để có cho mình điệu Nam Xuân và cả điệu thức buồn ảnh hưởng Chiêm Thành của người miền Trung để có được điệu thức Oán đặc thù cho âm nhạc Nam bộ.
Trong điệu Nam, hơi Oán, bậc i (bậc II, nốt Mi hơi non hơn nốt Mi bình thông thường một chút), bậc Oan (bậc V, nốt Si hơi non hơn nốt Si bình thông thường một chút). Điệu Oán mang đặc điểm gần giống điệu Ai, nhưng đậm chất buồn hơn, mang tính oán thán.
“Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia-Định, Đồng Nai thì về”
Tuy nhiên yếu tố sử liệu như trên thường rất ít thấy trong các bài dân ca. Nhìn chung, thời điểm ra đời của một bản dân ca thường là không được xác định.
THAY LỜI KẾT Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dân ca vẫn không mất vị trí của nó. Nguyên nhân chính là do đặc tính “không rõ tác giả” nên có nhiều dị bản. Một bài dân ca luôn được các thế hệ sau sửa đổi, thêm thắt, bổ sung vào những yếu tố âm nhạc, thậm chí cả lời ca cho phù hợp với cuộc sống đương đại. Chính vì vậy bài dân ca ấy luôn luôn được trẻ hóa, luôn luôn mang bộ mặt của thời đại, để rồi từ đó có thể sinh ra nhiều sáng tác dân gian mới. Những kiến thức về dân ca đã và luôn được coi trọng trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ nhạc sĩ tương lai.
Nhưng bên cạnh đó lại có một số ngộ nhận. Nhiều người gọi các ca khúc mang tính chất dân gian hay mô phỏng làn điệu dân gian được sáng tác bởi một số nhạc sĩ là dân ca. Việc ngộ nhận đó làm cho các thế hệ trẻ có cái nhìn không chính xác về những đặc tính âm nhạc (tiết tấu, quãng âm,…) cũng như đặc tính thi ca trong các bài dân ca. Người ta dễ lầm lẫn giữa một bài dân ca (folk song) với một bài ca đại chúng (popular song, hay được gọi tắt là pop song). Điều đó cũng dễ hiểu vì cả hai thể loại này đều được quần chúng đón nhận, yêu thích, nuôi dưỡng và phổ biến. Vậy thì cách để phân biệt hai loại này là dựa vào những đặc điểm khác biệt của hai thể loại.
Dân ca tồn tại và phát triển được nhờ truyền khẩu, không có bản ký âm cố định, nên nó có thể biến đổi không ngừng. Trong khi đó, bài ca đại chúng (pop song) được ghi chép rõ ràng, cố định về lời ca cũng như âm nhạc. Tác giả và niên biểu của dân ca không ai quan tâm, không ai ghi chú. Trái lại một bài ca đại chúng mang rõ xuất xứ, tên tác giả, thời điểm ra đời, v.v… Trong dân ca, lời ca đóng vai trò chính. Giai điệu luôn luôn được phát sinh từ dấu giọng ở lời ca nên luôn phụ thuộc vào lời ca. Chuyển động giai điệu, sự chia cắt câu nhạc thành những vế nhạc, cấu trúc của câu nhạc trong toàn bộ bài ca đều lệ thuộc lời ca. Trong bài ca đại chúng thì không như vậy. Một giai điệu có thể có nhiều lời và lời ca phải tuân theo giai điệu. Về mặt điệu thức, dân ca luôn luôn dựa trên cấu trúc 5 âm (ngũ cung), có khi pha trộn nhiều cấu trúc trong một bài dân ca để có 6 âm hay 7 âm nhưng không nằm trong một giọng nào cố định. Về mặt hòa âm, dân ca đứng bên ngoài ảnh hưởng của những luật hòa âm mà chúng ta đã biết. Vì thế, câu nhạc không bị những kết hòa âm (harmonic cadence) và kết giai điệu (melodic cadence) chi phối, giới hạn.
Trong nhiệm vụ bảo tồn truyền thống và xây dựng nền văn hóa dân gian mang tính hiện đại, chúng ta không nên bỏ qua, coi thường việc bảo tồn duy trì hình thức đơn giản nhất là dân ca. Nhiệm vụ đó, các nhạc sĩ sáng tác cũng như lý luận và cả các chuyên ngành khác nên quan tâm và tìm ra giải pháp thích hợp.
Thế Nào Là Một Dân Tộc Văn Minh
“GS.Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa – giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người.” (Giác Ngộ)
Nhân dịp ông được trao tặng giải Văn Hóa Phan Châu Trinh năm 2017 tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài diễn từ của chúng tôi Huy Thuần khi ông nhận giải và một bài viết khá cũ nhưng vẫn còn mới “Thế nào là một dân tộc văn minh?”:
” Trong tâm tình của tôi về văn hóa dân tộc, tôi xin chia sẻ một chút tâm tình về đạo Phật, vì 2 tâm tình này trong tôi chỉ là một trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho báo Lao động tôi nói, tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về cho quê hương, dù khi nói với đời, dù khi nói với đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa trắng ấy đã thành hoa hồng, hoa hồng ấy tôi dâng tặng cho đất nước của tôi từ xa. Dân tộc tôi nếu muốn định nghĩa về bản sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật . Vì đạo Phật thiết yếu như vậy cho sự sống còn của văn hóa dân tộc tôi, nếu chùa chiềng biến chất trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật cũng héo hon theo thì cái hồn của quá khứ của tôi và cả hiện tại cũng bơ vơ bản sắc, như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật của dân tộc tôi bị lão hóa bởi thời đại kim tiền.
Tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng hãy làm cho nó chảy trong cành tươi. Trong sự nghiệp trung thành với đạo Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: “Tiến bộ”.
Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến bộ, không tiến bộ thì xa lìa đời sống, còn dân tộc khỏi nói, không tiến bộ thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý, nói trong kinh Pháp hoa : “một viên ngọc giấu trong áo cũ, áo cũ phải thay, viên ngọc vẫn giữ”, dân tộc của tôi, nghẹn ngào nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy đá cuội của người làm ngọc của mình nạm lên vương miệng. Tôi xin kết thúc ở đây “. (
” Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Mỗi vấn đề định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.
Điểm căn bản đầu tiên là sự dùng lẫn lộn giữa “văn minh” và văn hóa” – “civilization” và “culture” – mà “văn hóa” lại cũng gây bất đồng trong định nghĩa. Lịch sử của hai từ “văn minh” và “văn hóa” rất dài, rất xưa ở Âu châu. Lúc đầu, “văn minh” bao hàm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần. Rồi từ “văn hóa” xuất hiện, và nhiều tác giả có khuynh hướng phân biệt, trao phần tinh thần cho văn hóa, phần vật chất cho văn minh.
Văn minh là gì? Có người nói: “đó là đường sá, hải cảng, bờ sông”. Nhưng người khác bác bỏ: “văn minh là phải có một tối thiểu khoa học, nghệ thuật, trật tự, đạo đức…”. Nghĩa là tất cả những gì mà con người thu thập được như vốn liếng đã tạo ra. Vậy điểm đầu tiên phải ghi là biên giới giữa tinh thần và vật chất không rõ ràng: văn minh là tinh thần hay vật chất, hay lẫn lộn cả hai?
Điểm thứ hai là việc sử dụng từ “văn minh” cho cá nhân hay tập thể. Ta có thể nói: “một người văn minh”? Hay chỉ nên dùng từ ấy cho một xã hội, một nước, một vùng? Thông thường, ta vẫn nói: “Đừng nhổ nước miếng bừa bãi, hãy cư xử như một người văn minh”. Ấy là nói về cá nhân. Và ta lại nói: “Văn minh Trung Hoa khác với văn minh Nhật Bản”, “văn minh Tây phương không giống văn minh Đông phương”. Ấy là nói về tập thể. Ngày nay, từ văn minh hay dùng cho tập thể. Chẳng hạn, quyển sách danh tiếng một thời và hứng chịu chỉ trích cũng lắm của Samuel Huntington mang nhan đề là “Va chạm giữa các nền văn minh”. Câu hỏi đặt ra – một “dân tộc văn minh” – nằm trong nghĩa tập thể này.
Ít nhất ba điểm nói trên làm tôi lúng túng để trả lời. Tôi đành phải hỏi ý ba tác giả được xem là bậc thầy, không phải chỉ ở Pháp mà cả trên quốc tế. Trước hết là nhà sử học Jacques Le Goff . Về thắc mắc thứ nhất, tinh thần hay vật chất, ông trả lời: “Cái đẹp, công lý, trật tự…”. Nghĩa là những yếu tố tinh thần. Xin trích nguyên văn: ” Văn minh dựa trên sự tìm tòi và thể hiện của một giá trị cao hơn, trái với văn hóa được xem như là toàn thể những tập tục và những thái độ. Văn hóa nói chuyện dưới đất, văn minh siêu việt trên cao. Cái đẹp, công lý, trật tự… Các nền văn minh được xây dựng trên những yếu tố đó. Ví dụ việc sử dụng đất: văn hóa sản xuất ra lợi ích, gạo, trong khi văn minh sản sinh ra cái đẹp bằng cách tạo vườn”.
Nhưng ông nói thêm một điều quan trọng: “Và chính văn minh Tây phương ấy ngày nay đang mang đến nhiều hậu quả tiêu cực hơn là tích cực. Đây là điều cần phải cải tổ, nghĩa là cần phải có một chính sách văn minh” (Le Monde, 3-1-2008).
Nhưng muốn có một nền giáo dục như vậy, tất nhiên phải đặt chính trị lên hàng đầu. Bởi vì chính trị chỉ huy giáo dục. Xưa nay nhà trường chỉ có hai loại: nhà trường dạy phán đoán và nhà trường không dạy phán đoán. Loại nhà trường sau là để minh họa.
Thế Nào Là Một “Bài Báo Khoa Học” ?
Báo điện tử VietnamNet số ra ngày 11/3/2004 trong bài phỏng vấn giáo sư Đỗ Trần Cát về tiêu chuẩn mới trong việc phong chức danh giáo sư có một trao đổi đáng chú ý như sau:
“Phóng viên: “Thực ra, đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào về ‘bài báo khoa học’. Vậy năm nay, với những sửa đổi như ông nói thì quy định về “bài báo khoa học” có gì khác?
Trả lời: Bài báo khoa học phải là công trình khoa học chứa đựng kết quả nghiên cứu mới, phù hợp với chuyên ngành đăng ký chức danh. Bài báo đó phải được công bố trên một trong những tạp chí khoa học chuyên ngành quy định. Cụ thể là: Các tạp chí uy tín do các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành lựa chọn, đề nghị thường trực Hội đồng nhà nước về chức danh giáo sư quyết định.”( http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2004/03/54931/ , truy nhập ngày 22/11/2005)
Ở đây, trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ nới rộng định nghĩa trên và cụ thể hóa thế nào là một bài báo khoa học. Tôi sẽ xoay quanh ba khía cạnh chính: phân loại bài báo khoa học, tập san khoa học và cơ chế bình duyệt bài báo khoa học.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là sản phẩm tri thức, mà còn là một loại tiền tệ của giới làm khoa học, bởi vì qua đó mà người ta có thể đánh giá khả năng chuyên môn và năng suất khoa học của nhà nghiên cứu. Giới làm nghiên cứu khoa học nói chung nhất trí rằng cái chỉ tiêu số 1 để đề bạt một nhà khoa học là dựa vào số lượng và chất bài báo khoa học đã công bố trên các tập san chuyên ngành [1]. Trên bình diện quốc gia, số lượng bài báo khoa học là một thước đo về trình độ khoa học kĩ thuật và hiệu suất khoa học của một nước. Chính vì thế mà tại các nước Tây phương, chính phủ có hẳn một cơ quan gồm những chuyên gia chuyên đo đếm và đánh giá những bài báo khoa học mà các nhà khoa học của họ đã công bố trong năm.
Nhưng cũng giống như sản phẩm công nghệ có nhiều hình thức và giá trị khác nhau, các bài báo khoa học cũng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau và giá trị cũng không đồng nhất. Đối với người ngoài khoa học và công chúng nói chung, phân biệt được những bài báo này không phải là một chuyện dễ dàng chút nào. Thật ra theo kinh nghiệm của người viết bài này, ngay cả trong giới khoa bảng và giáo sư đại học, có khá nhiều người vẫn chưa biết thế nào là một bài báo khoa học nghiêm chỉnh và có lẽ vì hiểu sai cho nên một số giáo sư đã trình bày trong lí lịch khoa học của mình một cách thiếu chính xác, có khi khá khôi hài. Bài viết ngắn này sẽ bàn qua về tiêu chuẩn của một bài báo khoa học. Phần lớn những phát biểu trong bài viết này được rút ra từ kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực y sinh học, và có thể không hoàn toàn đúng cho các lĩnh vực nghiên cứu khác mà bạn đọc có thể bổ sung thêm.
Nói một cách ngắn gọn, bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper” hay có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san. Ở đây có ba vế của định nghĩa mà bài này sẽ lần lược bàn đến: nội dung bài báo, tập san, và cơ chế bình duyệt. Trước hết xin bàn về nội dung khoa học của một bài báo.
Cống hiến mới cho khoa học không chỉ giới hạn trong phát hiện mới, mà có thể bao gồm cả những phương pháp mới để tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho một phát hiện xa xưa. Do đó các bài báo khoa học ở dạng này cũng có thể xem là những cống hiến nguyên thủy. Tất cả những bài báo này đều phải qua hệ thống bình duyệt một cách nghiêm chỉnh.
Tất cả các bài báo thể hiện những cống hiến nguyên thủy, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trước khi được công bố. Một bài báo không hay chưa qua hệ thống bình duyệt chưa thể xem là một “bài báo khoa học”.
, mà tiếng Anh thường gọi là “short communications”, hay “research letters”, hay “short papers”, v.v… Đây là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1000 chữ, tùy theo qui định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh, nhưng mức độ rà soát không cao như các bài báo cống hiến nguyên thủy. Cần phải nói thêm ở đây là phần lớn những bài báo công bố trên tập san Thứ hai là những bài báo nghiên cứu ngắn Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong khoa học) là ” Letters “, nhưng thực chất đó là những bài báo nguyên thủy có giá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thư thông thường.
Những bài báo xuất hiện dưới dạng “proceeding papers” thường ngắn (khoảng 5 đến 10 trang), mà nội dung chủ yếu là báo cáo sơ bộ những phát hiện hay phương pháp nghiên cứu mới. Tùy theo hội nghị, đại đa số những bài báo dạng này không phải qua hệ thống bình duyệt, hay có qua nhưng cũng không nghiêm chỉnh như hệ thống bình duyệt của những bài báo nguyên thủy. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh.
Các bản tóm lược, như tên gọi, thực chất là những bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung là tóm tắt một công trình nghiên cứu. Những bản tin này cũng không qua hệ thống bình duyệt. (Thực ra, không ai có thể thẩm định một công trình nghiên cứu với 250 hay 500 chữ!) Vả lại, một hội nghị chuyên môn có khi nhận đến 5000 bài tóm lược, cho nên ban tổ chức không thể có đủ người để làm công việc bình duyệt bài vở một cách kĩ lưỡng và có hệ thống. Phần lớn, nếu không muốn nói là 100%, các bài tóm lược đều được chấp nhận cho in trong các kĩ yếu của hội nghị. Một lí do để chấp nhận tất cả các bài tóm lược là ban tổ chức muốn có nhiều người dự hội nghị (nhiều người tham dự cũng có nghĩa là tăng thu nhập cho ban tổ chức) cho nên họ không muốn từ chối một bài báo nào.
Trong hoạt động khoa bảng, các tập san khoa học là những tờ báo xuất bản định kì, có thể là mỗi tuần một lần, mỗi tháng, hay mỗi 3 tháng, thậm chí hàng 6 tháng một lần. Mục tiêu chính của các tập san khoa học là chuyên chở thông tin đến giới nghiên cứu khoa học nhằm từng bước phát triển khoa học. Các tập san khoa học còn là những diễn đàn khoa học để giới khoa học có cùng chuyên môn trao đổi và học hỏi với nhau. Phần lớn các tập san khoa học rất chuyên sâu về một bộ môn khoa học như American Heart Journal (chuyên về tim), American Journal of Epidemiology (dịch tễ học), Bone (xương), Blood (máu), Neurology (thần kinh học) … nhưng một số tập san như Science, Nature, Proceedings of the National Academy of Science USA … công bố tất cả nghiên cứu từ bất cứ bộ môn khoa học nào.
Trên thế giới ngày nay, có khoảng 3000 tập san y sinh học được công nhận, và con số vẫn tăng mỗi năm. (Được công nhận ở đây có nghĩa là được nằm trong danh sách của tổ chức Index Medicus). Tiêu chuẩn mà các tập san này dựa vào để công bố hay không công bố một bài báo khoa học cũng rất khác nhau. Một số tập san như Science, Nature, Cell, hay Physical Reviews chỉ công bố những bài báo khoa học mà ban biên tập cho rằng thể hiện những cống hiến cơ bản, những phát hiện quan trọng, hay những phương pháp mới có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng khoa học. Do đó, các tập san này từ chối công bố hầu hết các bài báo khoa học gửi đến cho họ. Theo một báo cáo gần đây các tập san này chỉ công bố khoảng 1% những bài báo họ nhận được hàng năm. Nói cách khác, họ từ chối khoảng 99% bài báo. Trong y học, các tập san hàng đầu như New England Journal of Medicine, Lancet, và JAMA từ chối khoảng 95% các bài báo gửi đến, và chỉ công bố những bài báo quan trọng trong y khoa.
Giá trị khoa học của một bài báo do đó không chỉ tùy thuộc vào nội dung, mà tập san công bố cũng đóng một vai trò quan trọng. Chẳng hạn như trong y học một bài báo trên các tập san lớn như New England Journal of Medicine (NEJM) hay Lancet có giá trị hơn hẳn một bài báo trên các tập san y học của Pháp hay Singapore Medical Journal. Điều này đúng bởi vì những công trình nghiên cứu quan trọng thường được công bố trên các tập san lớn và có nhiều người đọc, nhưng quan trọng hơn hết là những tập san này có một hệ thống bình duyệt nghiêm túc.
Uy tín và giá trị của một tập san thường được đánh giá qua hệ số ảnh hưởng ( Impact Factor hay IF). IF được tính toán dựa vào số lượng bài báo công bố và tổng số lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn (citations). Theo định nghĩa hiện hành, IF của một tập san trong năm là số lần tham khảo trung bình các bài báo được công bố trên tập san trong vòng 2 năm trước [2]. Chẳng hạn như trong 2 năm 1981 và 1982, Tập san Lancet công bố 470 bài báo khoa học nguyên thủy; trong năm 1983 có 10.011 bài báo khác trên các tất cả các tập san (kể cả Lancet) có tham khảo hay trích dẫn đến 470 bài báo đó; và hệ số IF là 10.011 / 470 = 21,3. Nói cách khác, tính trung bình mỗi bài báo nguyên thủy trên tờ Lancet có khoảng 21 lần được tham khảo đến hay trích dẫn.
Vì yếu tố thời gian của việc tính toán, cho nên hệ số IF cũng thay đổi theo thời gian và cách xếp hạng tập san cũng thay đổi theo. Chẳng hạn như vào thập niên 1990s British Medical Journal từng nằm trong nhóm các tập san hàng đầu trong y học, nhưng đến đầu thế kỉ 21 tập san này bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong y sinh học, có một số tập san y học thuộc vào hàng “top 10” như sau (theo số liệu năm 2003): Annual review of immunology. (52,28), Annual review of biochemistry (37,65), Physiological reviews (36,83), Nature reviews Molecular cell biology (35,04), New England Journal of Medicine (34,83), Nature reviews Cancer (33,95), Nature (30,98), Nature medicine (30,55), Annual review of neuroscience (30,17), Science (29,16), Cell (26,63), Nature genetics (26,49), Lancet (18,32), Journal of clinical investigation (14,30), v.v… (Chi tiết có thể tham khảo trong bản thống kê phía dưới bài viết).
Do đó, tập san nào có hệ số IF cao cũng được hiểu ngầm là có uy tín cao và ảnh hưởng cao. Công bố một bài báo trên tập san có hệ số IF cao có thể đồng nghĩa với mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của bài báo cũng cao. Xin nhấn mạnh là “có thể” mà thôi, bởi vì qua cách tính vừa trình bày trên, IF là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của một tập san, chứ không đo lường hệ số ảnh hưởng phải một bài báo cụ thể nào. Một bài báo trên một tập san có hệ số IF thấp nhưng có thể được trích dẫn nhiều lần. Chẳng hạn như một bài báo viết về một phương pháp phân tích thống kế trong di truyền học công bố trên tập san Behavior Genetics (với IF thấp hơn 2), nhưng được trích dẫn và tham khảo hơn 10.000 lần trong 20 năm sau đó!
Dù bíết rằng hệ số IF có nhiều khiếm khuyết như thế, nhưng hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống nào công bằng và tốt hơn để thẩm định chất lượng một tập san. Cho nên, hệ số IF vẫn được sử dụng như là một thước đo chất lượng, với một sự dè dặt và cẩn thận cần thiết.
Để hiểu cơ chế bình duyệt, tôi xin nói sơ qua về qui trình công bố một bài báo khoa học như sau. Sau khi tác giả gửi bản thảo của bài báo đến một tập san chuyên môn, tổng biên tập (Editor-in-Chief) hay phó tổng biên tập (Associate Editors) của tập san sẽ xem lướt qua bài báo và quyết định bài báo có xứng đáng được gửi ra ngoài để bình duyệt hay không. Nếu không xứng đáng, tổng biên tập sẽ báo ngay (trong vòng 1 tháng) cho tác giả biết là bài báo không được bình duyệt. Nếu thấy bài báo có giá trị và cần được bình duyệt, tổng biên tập sẽ gửi bản thảo cho 3 (hoặc có khi 4) người bình duyệt.
Sau khi đã nhận được báo cáo của người bình duyệt, tổng biên tập sẽ chuyển ngay cho tác giả. Tùy theo đề nghị của những người bình duyệt, tổng biên tập có thể cho tác giả một cơ hội để phản hồi những phê bình của người bình duyệt, hay từ chối đăng bài. Nếu có cơ hội phản hồi, tác giả phải trả lời từng phê bình một của từng người bình duyệt. Bài phản hồi phải được viết như một báo cáo, và tất cả những thay đổi trong bài báo tác giả phải báo cho tập san biết. Giai đoạn này tốn từ 1 đến 3 tháng.
Sau khi nhận được phản hồi của tác giả, tổng biên tập và ban biên tập có thể quyết định chấp nhận hay từ chối bài báo. Nếu bài phản hồi không trả lời tất cả phê bình, hay trả lời không thỏa đáng, tổng biên tập có thể từ chối đăng bài ngay mà không cần gửi cho người bình duyệt xem lại. Nếu bài phản hồi cần xem xét lại tổng biên tập sẽ gửi cho những người bình duyệt xem lại một lần nữa và tác giả có khi phải phản hồi một lần sau cùng. Giai đoạn này cũng tốn từ 1 đến 3 tháng.
Nói chung một bài báo từ lúc nộp bài cho đến lúc xuất hiện trên mặt giấy – nếu mọi bình duyệt và phản hồi đều trôi chảy – tốn khoảng 9 tháng đến 12 tháng. Bởi vì thời gian quá lâu như thế, cho nên một số tác giả có khi quyết định tự công bố trước dưới dạng sơ bộ (còn gọi là “pre-print”) để chia sẻ với đồng nghiệp. Ngày nay, với sự tiến bộ phi thường của công nghệ thông tin và internet, nhiều tập san đã có thể công bố ngay bài báo trên hệ thống internet (trước khi in) nếu bài báo đã qua bình duyệt và được chấp nhận cho công bố. Một số tập san còn hoạt động hoàn toàn trên hệ thống internet mà không phải qua hình thức in ấn gì cả.
Đọc đến đây, tôi hi vọng bạn đọc đã hiểu được thế nào là một bài báo khoa học. Xin nhắc lại để nhấn mạnh: một bài báo chỉ khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó đã qua cơ chế bình duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng “abstracts” hay thậm chí “proceedings” không thể xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp ứng được hai yêu cầu trên. Thế nhưng trong thực tế đã có rất nhiều nhà khoa học, kể cả ở trong nước, có lẽ do hiểu lầm đã liệt kê những “abstracts” và “proceedings” như là những bài báo khoa học trong lí lịch khoa học của họ! Đối với nhiều người không am hiểu hoạt động khoa học thì những ngộ nhận này chẳng ảnh hưởng gì to lớn, nhưng đối với giới làm nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, một lí lịch khoa học với toàn những “bài báo khoa học” như thế cho biết nhiều về tác giả hơn là khả năng nghiên cứu khoa học của tác giả.
Trên bình diện quốc gia, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa học quốc tế là một cách không chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học, của nước nhà. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia. Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải nhìn nhận một thực tế là hiệu suất khoa của nước ta chưa cao. Phần lớn các công trình nghiên cứu tại nước ta chỉ được kết thúc bằng những buổi nghiệm thu hay luận án. Đối với hoạt động khoa học, cho dù công trình đã được nghiệm thu hay đưa vào luận án tiến sĩ hay thạc sĩ , nếu chưa được công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế thì công trình đó coi như chưa hoàn tất, bởi vì nó chưa qua “thử lửa” với môi trường rộng lớn hơn.
Theo tác giả Phạm Duy Hiển (Tạp chí Tia Sáng số Tháng 6 năm 2005) trong năm 2003, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố trên 7000 bài báo trên các tạp chí hay tập san khoa học trong nước. Con số này rất ư là ấn tượng, song đó chỉ là những bài báo “ta viết cho ta đọc” chứ trên trường quốc tế thì sự hiện diện của các nhà khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn. Vẫn theo tác giả Phạm Duy Hiển, trong năm 2001 các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được 354 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, mà 71% con số này là do cộng tác với các nhà khoa học ngoài Việt Nam. Trong ngành y khoa, trong suốt 40 năm qua (tính từ 1965) các nhà khoa học tại Việt Nam chỉ có khoảng 300 bài báo trên các tập san y sinh học quốc tế. Đó là những con số cực kì khiêm tốn, khi so sánh với Thái Lan (5000 bài) hay Singapore (20.000 bài).
Trong quá trình hội nhập thế giới, xã hội có quyền đòi hỏi nhà khoa học nước ta phải có tầm vóc và đứng vững trên trường khoa học quốc tế. Đã đến lúc chúng ta phải đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm túc mà quốc tế đã và đang sử dụng để thẩm định thành tích nghiên cứu khoa học của các giáo sư và nhà nghiên cứu ở nước ta.
[2] Garfield E. The impact factor [internet] Current Contents 1994 20;3-7 (cited 16 August 2002): http://sunweb.isinet.com/isi/hot/essays/journalcitationreports/7.html .
[3] Seglen PO. Why the impact factor of journals should not be used for evaluating research. BMJ 1997; 314:497-9.
[4] Phelan TJ. A compendium of issues for citation analysis. Scientometrics 1999; 45:117-36.
[3] Garfield E. Random thoughts on citationology: its theory and practice. Scientometrics 1998; 43:69-76.
[4] Campanario J. Peer review for journals as it stands today, Part 2. Science Communication 1998; 19:277-306
[5] Cole S, et al. Chance and consensus in peer review. Science 214:881-6, 1981
Cập nhật thông tin chi tiết về Thế Nào Là Một “Bài Báo Khoa Học”? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!