Xu Hướng 6/2023 # Tài Liệu Ôn Thi Môn Công Pháp Quốc Tế ( Sưu Tầm Có Đáp Án Thảm Khảo ) # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tài Liệu Ôn Thi Môn Công Pháp Quốc Tế ( Sưu Tầm Có Đáp Án Thảm Khảo ) # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Tài Liệu Ôn Thi Môn Công Pháp Quốc Tế ( Sưu Tầm Có Đáp Án Thảm Khảo ) được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ( sưu tầm )

CHƯƠNG I

1. Luật quốc tế là gì (SQK)

·là hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật,

·được các quốc gia và chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế

·xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng

·nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của LQT với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia)

·và khi cần thiết, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của LQT thi hành

·và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.

Luật quốc tế là :

– 1 hệ thống pháp luật độc lập. – Bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế (QPPLQT). – Nhằm điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt (trong đó *chủ yếu điều chỉnh* các quan hệ về mặt chính trị). – Trong trường hợp cần thiết LQT được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể, hoặc cưỡng chế tập thể hoặc bằng sức mạnh đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Câu hỏi nhận định:

1.Luật quốc tế là 1 ngành luật độc lập? S.

2.Luật quốc tế không có các cơ quan lập pháp? Đ.

3.Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan cưỡng chế của luật quốc tế? S.

2. Các đặc trưng của Luật quốc tế

2.1. Đối tượng điều chỉnh:

Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về mặt chính trị (liên quốc gia) phát sinh giữa các chủ thể của Luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia với nhau).

Trong quan hệ quốc tế, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị chính là cơ sở nền tảng để giúp các chủ thể thiết lập các mối quan hệ còn lại. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đầu tiên phải bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ rồi mới có hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Câu hỏi nhận định: Ghi chú: Thuật ngữ “Công pháp quốc tế” và “Luật quốc tế” là một, gọi công pháp quốc tế là để phân biệt với tư pháp quốc tế. 2.2. Chủ thể của LQT: ·Luật quốc gia: chủ thể gồm cá nhân, pháp nhân, nhà nước. Chủ thể chủ yếu là : cá nhân, pháp nhân. Nhà nước là chủ thể đặc biệt cơ bản. ·Luật quốc tế: trên bình diện quốc tế, các quốc gia không những là những chủ thể cơ bản mà còn chủ yếu. Ngoài ra các tổ chức quốc tế liên chính phủ (chủ thể hạn chế, phái sinh), các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (quyền tự quyết) là chủ thể đặc biệt. 2.2.1. Quốc gia: Theo quy định tại điều 1 của công ước Montenvideo 1993 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản sau: 1.Phải có cộng động dân cư ổn định. Ví dụ VN có đường biên giới tiếp bộ với Lào, Trung Quốc, Combodia, có biên giới tiếp biển với …. 2.Phải có lãnh thổ xác định. Câu hỏi nhận định: Sự kiện Kosovo tuyên bố độc lập và những hệ lụy Hai tỉnh tự trị tuyên bố độc lập: Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Gruzia. Ghi chú: 1/ Bất kỳ chủ thể nào hội tụ đủ 4 yếu tố cấu thành 1 quốc gia thì mặc nhiên là 1 quôc gia không phụ  thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. 2.2.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia). “Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức.” So sánh tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức quốc tế phi chính phủ ? ·Tổ chức quốc tế liên chính phủ mới có được quyền năng của LQT. ·Thành viên ·                     của các tổ chức quốc tế liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền. ·                     Thành viên của các tổ chức phi chính phủ có thể là cá nhân hoặc tổ chức các nhóm người có quốc tịch khác nhau. ·Mục đích hoạt động:  của các tổ chức này hoàn toàn khác nhau: Tổ chức liên chính phủ nhằm mục đích lợi ích của quốc gia phải tuân thủ theo các điều ước đã ký kết, còn tổ chức phi chính phủ nhàm nhiều mục đích khác nhau như bảo về quyền con người, nhân đạo,.. Câu hỏi nhận định: ·Phân biệt với các nhà nước liên bang: Câu nhận định các tổ chức liên chính phủ là nhà nước liên bang? Nhà nước liên bang là sự liên kết giữa các bang nhưng các bang này không có chủ quyền độc lập. Trường hợp Đài Loan tham gia tổ chức WTO, mặc dù không được công nhận là 1 quốc gia có chủ quyền. 2.2.3. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết Các điều kiện để xem 1 dân tộc là 1 chủ thể đặc biệt (đang đấu tranh giành độc lập). ·2/ Đang tồn tại trên thực tế 1 cuộc đấu tranh (giữa bên bị áp bức và bên đô hộ) với mục đích giành được độc lập. 2.3. Trình tự xây dựng Luật quốc tế (Các quy phạm pháp luật quốc tế) Câu hỏi nhận định: ·LQT không có các cơ quan lập pháp? bản chất của LQT là sự thỏa thuận, bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia, không có cơ quan nào có thể đứng trên chủ quyền của các quốc gia để làm luật , áp đặt ý chí, bắt buột các chủ thể này thực hiện, con đường nào hình thành nên LQT phải bắt nguồn từ “thỏa thuận”.

·”Con đường duy nhất hình thành LQT là sự thỏa thuận ?”??? … do chính chủ thể của LQT, do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.

Kết luận: Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh thương lượng giữa các chủ thể của Luật quốc tế thì pháp luật quốc gia chính là ý chí của giai cấp thống trị – của nhà nước được nâng lên thành LUẬT.

2.4. Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật Quốc tế

“Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế do chính các cá thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là cưỡng chế chủ thể (phi vũ trang, trả đũa, cắt đứt quan hệ hệ,..tự vệ vũ trang (điều 51 Hiến chương LHQ) và cưỡng chế tập thể (phi vũ trang – điều 41 hiến chương LHQ, vũ trang – điều 42 hiến chương LHQ).”

Luật quốc tế không có các cơ quan cưỡng chế nhưng vẫn được đảm bào thi hành do các chủ thể LQT thi hành, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia thông qua 02 biện pháp sau đây: cưỡng chế cá thể và cưỡng chế tập thể.

2.4.1. Cưỡng chế cá thể

Bản thân các quốc gia bị xâm phạm có quyền dùng 01 trong những biện pháp cưỡng chế sau đây:

· Cắt đứt quan hệ ngoại giao,

· Hủy bỏ quan hệ điều ước,

· Chấm dứt quan hệ kinh tế,

· Trong trường hợp đặc biệt khi bị một quốc gia khác  tấn công bằng vũ trang (tương xứng), bản thân quốc gia bị xâm phạm có quyền dùng vũ lực để chống trả lại gọi là quyền tự vệ hợp pháp.

· Trả đũa

2.4.2. Cưỡng chế tập thể

Quốc gia bị xâm phạm có quyền liên kết với 01 hoặc nhiều quốc gia khác (áp dụng các biện pháp như trên (liệt kê ra) của trường hợp cá thể) để chống lại hành vi xâm phạm

Trong trường hợp xét thấy các hành vi vi phạm có nguy cơ đe dọa nền hòa bình, an ninh quốc tế thì HĐBA LHQ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang (cô lập, cấm vận kinh tế, quân sự….) hoặc có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang tại điều 39, 41, 42 và điều 51 hiến chương LHQ.

Câu hỏi nhận định:

1.Luật quốc tế là luật của kẻ mạnh?

2.Hành vi can thiệp của NATO vào Libya có chứng tỏ nguyên tắc cấm dùng vũ lực không có hiệu lực nữa không

Trách nhiệm pháp lý quốc tế:

+ Trách nhiệm về mặt vật chất: $, hiện vật, dịch vụ

+ Trách nhiệm về mặt tinh thần

3. Vai trò của luật quốc tế (tập bài giảng)

– Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của LQT trong quan hệ quốc tế.

– Là công cụ, là nhân tố quan trọng để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.

– Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triễn văn minh của nhân loại, thúc đẩy công đồng quốc tế phát triễn theo hướng ngày càng văn minh,

– Thúc đẩy việc phát triễn các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

4. Sự phát triển của luật quốc tế qua các thời kỳ (tham khảo TBG)

SQK

Câu hỏi nhận định:

? Tại sao chủ yếu về mặt chính trị (hay còn gọi là ngoại giao): Trong quan hệ QT, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị chính là cơ sở, nền tảng giúp cho các chủ thể thiết lập các quan hệ còn lại

? Mọi quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của luật QT, sai, chỉ quan hệ quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của luật QT với nhau mới là đối tượng điều chỉnh. Ví dụ: mua bán giữa 1 người VN với 1 tổ chức nước ngoài, với 1 quốc gia à đối tượng điều chỉnh của và luật dân sự của 1 nước hoặc tư pháp quốc tế ?

Luật QT là: công pháp và tư pháp quốc tế, sai, Luật QT là công pháp QT thôi b. Chủ thể của Luật Q

Dân cư của quốc gia chỉ là những người mang quốc tích quốc gia đó? Người NN, người không quốc tịch, người 2 quốc tích đang sống trên lãnh thổ VN

Tổ chức QT liên chính phủ cũng là nhà nước liên bang? Sai từng bang riêng lẽ không có chủ quyền đúng nghĩa, Mỹ là quốc gia chứ không phải tổ chức liên chính phủ với đơn vị là các bang

Hạn chế, Phái sinh: hình thành từ yếu tố gốc nào đó, ở đây là quốc gia thành viên. Tại sao hạn chế? Chỉ thực hiện những quy định được phép mà các quốc gia xây dựng nên à Hạn chế bởi ý chí của quốc gia thành viên

? HĐBA LHQ không phải là cơ quan cưỡng chế, vì nó chỉ can thiệp khi đặc biệt cần thiết, có nguy cơ đe dọa an nình hòa bình quốc tế. HĐBA LHQ là ngoại lệ của LQT nhưng chỉ trong trường hợp đặc biệt

? Trách nhiệm hình sự không đặc ra trong luật quốc tế.

? VN- Hoa kỳ War có trách nhiệm pháp lý gì không, phải có ký song phuong? Nhưng vẫn bồi thường? Do vi phạm nguyên tắc cấm vũ lực, can thiệp nội bộ, ….

? Luật quốc tế là luật của kẻ mạnh? Hành vi can thiệp của Nato và lybia có chứng tỏ nguyên tắc cấm dùng vũ lực ko có hiệu lực nữa không? Không hoàn toàn đúng, đúng là hoàn toàn đúng

+ Trong trường hợp đặc biệt khi bị một quốc gia khác bị tấn công bằng vũ trang (tương xứng), bản thân quốc gia bị xâm phạm có quyền dùng vũ lực để chống trả lại gọi là quyền tự vệ hợp pháp.

  BÀI 2                                                                                                                                                                                                                

1. Khái niệm nguồn của LQT

1.1. Định nghĩa

Nguồn của luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) do chính các chủ thể của luật quộc tế thỏa thuận xây dựng nên.

1.2. Phân loại nguồn (tham khảo TBG)

1.3. Luật quốc tế có hai loại nguồn đó là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. (căn cứ khoản 1 điều 38 quy chế tòa án quốc tế của LHQ).

2. Điều ước quốc tế

2.1. Khái niệm điều ước quốc tế

2.1.1. Định nghĩa

“Điều ước QT là những văn bản pháp lý QT do chính các chủ thể của luật QT thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế và phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT.”

Câu hỏi nhận định:

2.1.2. Phân loại điều ước (xem tập BG)

2.2. Trình tự ký kết điều ước quốc tế

2.2.1. Chủ thể ký kết điều ước quốc tế

Chủ thể của Điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế, thực hiện thông qua các đại diện

2.2.2. Đại diện trực tiếp tham gia ký kết điều ước quốc tế

a. Đại diện đương nhiên

– Đại diện đương nhiên theo thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của các quốc gia đã xác nhận là những người không cần thư ủy nhiệm (giấy tờ) bao gồm:

·Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người đúng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài : đại sứ quán, (Công ước viên còn có công sứ quán, đại biện quán, không bao gồm lãnh sự quán). Do VN chỉ thiết lập Đại sứ quán nên ít nghe (mong muốn quan hệ cao nhất), Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền (khi nhấn mạnh vị thế vai trò người đứng đầu)= đại sứ (nói chung), người đúng đầu các phái đoàn đại diện thường trực của VN ở nước ngoài bao gồm nhiều đối tượng được cử: Thủ tướng, Chủ tịch nước, đại sứ……..

b. Đại diện được ủy quyền: phải có giấy tờ ủy quyền (Điều 22 luật 2005)

Khái niệm thư ủy nhiệm: (khoản 1 điều 2, mục d công ước Viên 1969).

2.3. Trình tự ký kết điều ước quốc tế( xem sgk)

2.4. Gia nhập điều ước quốc tế

2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu điều ước quốc tế: “Một tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hệ quả của một hoặc một vài điều khoản trong điều ước đối với quốc gia đó.”

·Câu hỏi nhận định: mọi tuyên bố đơn phương của quốc gia là tuyên bố bảo lưu điều ước? Phê chuẩn, phê duyệt cũng là một tuyên bố đơn phương của một quốc gia, nhưng không phải nhằm mục đích bảo lưu điều ước, mà là phê chuẩn điều ước, phê duyệ điều ước, hoặc tuyên bố hủy bỏ điều ước.

Ví dụ trường hợp bảo lưu điều ước: 4 quốc gia A-B-C-D ký kết điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có điều khoản sau 5 năm, có tuyên bố ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp ở mức nào đó. Trong đó B,C,D không có ý kiến gì. Nhưng A thấy không khả thi trong điều kiện của mình.

– Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này, loại trừ điều khoản này đối với điều ước mà nước A. B,C,D vẫn theo điều khoản này, nhưng quan hệ giữa các nước đó với A thì được loại trừ hiệu lực điều khoản này.

– Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này bằng cách thay đổi hệ quả, và được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận. Sau 15 năm mới dành thuế suất cho các nước này.

Thực tiễn không phải quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu cũng được các quốc gia thành viên chấp thuận!. Có ba sự phản ứng của các cơ quan hữu quan: phản đối, đồng ý, im lặng.

Hãy chứng minh, bảo lưu là quyền nhưng không tuyệt đối?

Bảo lưu được xem là một quyền, nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt đối, vì những lý do sau đây:

·1. Bảo lưu không áp dụng cho điều ước song phương mà chỉ áp dụng cho điều ước đa phương

Bài tập tình huống: “…”?

·Giả sử 2: Cho phép bảo lưu điều khoản nào đó, thì cho phép mọi quốc gia thành viên có thể bảo lưu điều khoản này, mà bất kể sự phản đối, mọi phản đối vô hiệu.

Hãy phân tích các phương thức làm phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế:

– Nếu như 1 điều ước quốc tế mà không có quy định phải trải qua phê chuẩn phê duyệt, thì sau khi ký chính thức phát sinh hiệu lực pháp luật.

– Ký tượng trưng có sự đồng ý của các cơ quan thẩm quyền.

– Ký chính thức co sự phê chuẩn, phê duyệt.

Ví dụ: “Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực pháp luật sau khi quốc hội hai nước phê chuẩn, phê duyệt.”

CÂU HỎI:

Hãy phân biệt giữa phê chuẩn và phê duyệt

: Sự khác biệt giữa hai loại này:

Những điều ước cần phê chuẩn:

Những điều ước cần phê duyệt:

Câu hỏi nhận định:

·Bảo lưu là 1 tuyên bố đơn phương nhằm loại trừ 1 hoặc 1 vài điều khoản trong điều ước? S, có thể không loại trừ nhưng thay đổi hệ quả của điều khoản đó.

·Trong mọi trường hợp các quốc gia thành viên khi tham gia điều ước thì điều ước đã phát sinh hiệu lực?Có trường hợp nào gia nhập điều ước chưa phát sinh hiệu lực? Trường hợp nào, các bên không tham gia quá trình đàm phán soạn thảo, tại thời điểm điều ước đã được ký kết nhưng điều ước phải chờ phê chuẩn phê duyệt thì bên thứ ba gia nhập điều ước này. Trên thực tế thì ít xảy ra.

·Phê duyệt là hành vi tiếp sau phê chuẩn? Hai hành vi hoàn toàn độc lập với nhau tùy theo luật quốc gia quy định, tùy thuộc vào từng loại điều ước quy định.

·So sánh gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt điều ước?

· giống nhau:

+  hanh vi pháp lý đơn phương của 1 quốc gia nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Gia nhập cũng là phương thức phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế.

· Khác nhau:

+ Phê chuẩn, phê duyệt cũng có thể áp dụng cho điều ước song phương (hiệp định thương mại Việt Mỹ) , điều ước đa phương (công ước quốc tế về Luật Biển). Gia nhập chỉ áp dụng cho điều ước đa phương. Phê chuẩn, phê duyệt phát sinh hiệu lực sau khi phê chuẩn, phê duyệt. Tại thời điểm đó điều ước đó chưa phát sinh hiệu lực. Trong khi gia nhập thì điều ứớc đã phát sinh hiệu lực (thông thường).

Vấn đề thực hiện điều ước quốc tế, tùy từng loại mà áp dụng trực tiếp hày gián tiếp. Cơ sở pháp lý khoản 2,3 điều 6 Luật ký kết các điều ước 2005.

Câu hỏi: Hiệu lực của 1 điều ước quốc tế là trực tiếp hay gián tiếp? Thực hiện điều ước quốc tế là các quốc gia phải ban hành các văn bản để hướng dẫn thực hiện?

2.6 Hiệu lực pháp lý của điều ước

2.6.1 Điều kiện

Điều ước vi phạm điều kiện sẽ bị coi là vô hiệu, tùy theo mức độ, có thể chia làm 2 loại:

– Điều ước vô hiệu tuyệt đối

– Điều ước vô hiệu tương đối

2.6.2 Hiệu lực điều ước theo không gian

2.6.3 Hiệu lực điều ước theo thời gian

Điều ước quốc tế hết hiệu lực: là những điều ước không còn giá trị ràng buộc đối với các bên ký kết (không còn khả năng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên). Các trường hợp điều ước hết hiệu lực:

1/ Giải quyết xong hoặc đạt được mục tiêu đề ra

2/ Điều ước có điều khoản quy định ngày hết hiệu lực

Ngoài ra còn có các trường hợp sau, điều ước có thể chấm dứt hiệu lực:

1/ Chiến tranh xảy ra

– Đối với điều ước song phương: chấm dứt hiệu lực nhưng đối với những điều ước quốc tế về lãnh thổ, biên giới quốc gia, những điều ước có điều khoản ghi nhận vẫn có hiệu lực ngay cả khi có chiến tranh xảy ra.

– Đối với điều ước đa phương: sẽ chấm dứt hiệu lực giữa các bên tham chiến còn các bên không tham chiến thì điều ước đó vẫn có hiệu lực

2/ Các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước.

3/  Khi một bên đơn phương chấm dứt hiệu lực:

a. Bãi bỏ điều ước quốc tế: là hành vi đơn phương của một quốc gia tuyên bố điều ước đã hết lực đối với mình (với điều kiện có điều khoản quy định cho phép quốc gia tuyên bố đơn phương bãi bỏ điều ước).

 Xảy ra 2 trường hợp:

b. Hủy bỏ điều ước quốc tế: là tuyên bố đơn phương của một quốc gia (do cơ quan có thẩm quyền trong nước) nhằm chấm dứt hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với mình mà không cần điều ước đó cho phép  khi:

Cơ sở pháp lý:

1/ Khi một bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ

2/ Một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản của điều ước

Tạm đình chỉ thực hiện điều ước: quyền của quốc gia và được ghi nhận trong Luật điều ước quốc tế

1/ Các bên tham gia điều ước sẽ gián đoạn thực hiện trong một thời gian nhất định

2/ Cơ sở pháp lý của việc tạm đình chỉ là do sự thỏa thuận của các thành viên hoặc do điều ước quy định

3/ Trong thời gian tạm đình chỉ các bên không có bất kỳ hình thức nào cản trở việc khôi phục lại hiệu lực của điều ước quốc tế sau một thời gian gián đoạn.

Phân biệt tạm đình chỉ với bãi bỏ điều ước?

Câu hỏi nhân định: một điều ước chấm dứt hiệu lực khi có chiến tranh xảy ra? (Sai)

Bài tập tình huống : điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? trường nào là hợp lệ hợp pháp, trường hợp nào không hợp pháp?

3. Tập quán quốc tế

3.1. Khái niệm

Theo nghĩa là nguồn của Luật quốc tế, thì tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của LQT thừa nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.                                                                                                                                                                                                          

Tuy nhiên, không phải quy tắc xử sự nào hình thành trong thực tiễn cũng trở thành quy phạm tập quán quốc tế, tức là nguồn của LQT. Những tập quán là nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:

1/ Tập quán đó phải được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quốc tế, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

a. Tập quán này phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục.

b. Trong quá trình áp dụng đó, các quốc gia tin chắc xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.

2/ Tập quán đó phải được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc, thể hiện

a.Phải được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Có nhũng tập quán được nhiều quốc gia thừa nhận vá áp dụng nhưng cũng có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ song phương hày một số nước trong khu vực.

b.Phải được thừa nhận như những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

3/ Tập quán đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

   Chỉ những tập quán được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn, được nhiều quốc gia thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc và có nội dung phù hợp với những quy phạm Jus Cogens của Luật quốc tế mới là nguồn của Luật quốc tế.

3.2. Con đường hình thành

1/ Theo quan điểm truyền thống

2/ Theo quan điểm mới

3.3. Hiệu lực

– Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như điều ước quốc tế

– Tập quán quốc tế có thể được áp dụng khi không có quy phạm điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc các chủ thể Luật quốc tế chọn lựa tập quán quốc tế để điều chỉnh.

Câu hỏi nhận định:

·1. Mọi tập quán phát sinh trong đời sống quốc tế đều là nguồn của LQT?

·2. Thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của Luật quốc tế?

Đ, thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của LQT là luôn luôn đúng. Bởi vì bản chất của LQT là sự thỏa thuận, mà nguồn của LQT không chỉ bao gồm điều ước mà còn bao gồm tập quán quốc tế, nên thỏa thuận là con đường duy nhất.

·3. Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế? Là 2 nguồn có giá trị như nhau. Xuất phát từ bản chất của luật quốc tế là thỏa thuận.

4. Các phương tiện bổ trợ cho nguồn của Luật Quốc tế

·Các nguyên tắc pháp luật chung.

·Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

·Phán quyết của tòa án quốc tế.

·Học thuyết về Luật quốc tế.

·Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

Câu hỏi nhận định: Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là nguồn của luật quốc tế? sai, là phương tiện bổ trợ, nhưng phải lý giải tại sao?.

Túm lại của cô giáo: Muốn xem là bản chất (nguồn của luật quốc tế): 1/ Luôn đạt sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Ví dụ: hiến chương liên hiệp quốc là sự thỏa thuận của 51 quốc gia thành viên tham gia sáng lập, có tính bắt buột đối với quốc gia thành viên. 2/ Có tính quy phạm bắt buột đối với các chủ thể.

Kiểm tra 2 tiêu chí:

·1. Các nguyên tắc pháp luật chung.

·2. Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

                                                 BÀI 3

1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

1.1.           Thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của LQT?( xem vở ghi, sgk)

Về phương diện khoa học Luật quốc tế, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT chính là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buột chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể của LQT và được áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và trong mọi lĩnh vực của quản hệ quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của LQT thể hiện tập chung nhất những tư tưởng chính trị – pháp lý và cách xử sự của các chủ thể của LQT trong quá trình thiết lập và thực hiện các quan hệ quốc tế. Đồng thời các nguyên tắc cơ bản của LQT cũng chính là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế. Gồm 7 nguyên tắc……..

1.2 Các đặc trưng cơ bản của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

-  4 đặc trưng của hệ thống các nguyên tắc cơ bản:

·1/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính phổ cập: được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, được thừa nhận rộng rãi trong các quan hệ quốc tế. Về cơ sở pháp lý, các nguyên tắc cơ bản của LQT được ghi nhật trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng như Hiến chương Liên hiệp quốc 1945, Tuyên bố 1970, …

·2/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bao trùm: bao trùm trên tất cả mối quan hệ, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó bao chùm nhất là quan hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế, trong đó giữa các quốc gia với nhau.

·4/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có mối liên hệ trong một chỉnh thể thống nhất: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT không tồn tại một các độc lập riêng lẻ với nhau, không phân chia theo 1 trật tự, giá trị pháp lý nào, không nguyên tắc nào cao hơn nguyên tắc nào, vi phạm 1 nguyên tắc dẫn đến vi phạm những nguyên tắc khác. Ví dụ việc vi phạm nguyên tắc số 2 sẽ dẫn đến vi phạm hàng loạt các nguyên tắc khác, nguyên tắc số 2 là nguyên tắc trung tâm.

Kết luận: Đặc trưng “Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bắt buột chung” là đặc trưng quan trọng nhất, việc bắt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế. Trong mọi trường hợp, nếu các chủ thể của LQT vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LQT đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng nhất.

Kết luận: đặc trưng số 3 là đặc trưng quan trọng nhất, việc tuân thủ 7 nguyên tắc này đảm bảo việc tuân… trật tự an ninh quốc tế.

2. Các nguyên tắc cơ bản của LQT

2.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

2.2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

2.2.2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Về nguyên tắc, mọi hành vi sử dụng và đe dọa sử dung vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp trừ hai trường hợp ngoại lệ sau đây:

1/ Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế đã được đại hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không,.. và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao nhưng HĐBA nhận thấy những biện pháp đó “… là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” (điều 42 Hiến chương LHQ).

2/ Trong trường hợp các quốc gia bị xâm lược vũ trang, Hiến chương LHQ quy định: “không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhận hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên LHQ bị tấn công vũ trang cho đến khi HĐBA chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên LHQ áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho HĐBA và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của HĐBA, chiếu theo hiến chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà HĐ thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế” (điều 51 Hiến chương LHQ).

Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho HĐBA.

Đồng thời không được cản trợ HĐBA hành động để thực hiện sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế của mình.

mức độ chống trả phải tương xứng với mức độ thiệt hại mà bên kia đã gây ra và phải báo với HĐBA.

2.3. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

2.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Về nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là vi phạm LQT ngoại trừ can thiệp được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

2/- LHQ quyết định can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác như: sản xuất, tàng trữ, sử dụng mua bán, chuyển giao thử vũ khí hạt nhân, hành vi khủng bố.

2.5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

2.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

2.7. Nguyên tắc Pacta sunt servanda (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế)

2.7.1. Nội dung của nguyên tắc

2.7.2. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc:

Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia không phải thực hiện các điều ước, cam kết mà mình là thành viên khi:

4/- Những điều kiện để thực hiện điều ước đã thay đổi cơ bản (Rebus sis stantibus). Ví dụ như có sự thay đổi tư cách chủ thể của LQT.

Điều 62: Sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Công ước Vien về luật điều ước quốc tế 1969)

Câu hỏ nhận định:

Những phương pháp hòa bình (biện pháp) : điều 33 hiến chương. Tuy nhiên nếu như các bên có thỏa thuận nếu có tranh chấp xảy ra thì các vụ việc này được giải quyết tại tòa án quốc tế, thì tranh chấp xảy ra phải đưa ra tòa án quốc tế giải quyết.

Điều 33 của Hiến chương LHQ: Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;

                            BÀI 4  QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ

1.1. Các yếu tố cấu thành quốc gia

Điều 1 của công ước Montevedeo đã xác định quốc gia với tư cách là một chủ thể của pháp luật quốc tế cần có các tiêu chuẩn sau: a. Có dân cư trú thường xuyên. b. Một lãnh thổ xác định. c. Chính phủ. d. Khả năng tiến hành quan hệ với các nhà nước khác.

1.2. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của luật quốc gia

a. Khái niệm quyền năng chủ thể của luật quốc tế

Quyền năng chủ thể của Luật quốc tế là khả năng pháp lý đặc biệt của những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Quyền năng chủ thể là thuộc tính chính trị – pháp lý của các thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Mỗi chủ thể đều có quyền năng chủ thể riêng biệt bao gồm hai phương diện năng lực pháp lý quốc tế và năng lực hành vi quốc tế.

Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế vì:

1/ Quốc gia là chủ thể xuất hiện đầu tiên của Luật quốc tế, là hạt nhân của hệ thống pháp luật quốc tế, là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triễn của Luật quốc tế.

2/ Quốc gia là chủ thể đầu tiên xây dựng nên pháp luật quốc tế. Quan hệ pháp lý quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia. Và chỉ khi có quan hệ giữa các quốc gia phát triễn thì mới xuất hiện các quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế. Do vậy, có thể khẳng định không có quốc gia thì không thể có pháp luật quốc tế.

3/ Quốc gia là chủ thể duy nhất của LQT có khả năng tạo ra các chủ thể khác của LQT. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triễn của LQT cho thấy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 do các quốc gia xây dựng nên. Cũng chính các quốc gia là chủ thể có quyền quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

4/ Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế cũng như áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành luật quốc tế khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.

1.3. Vấn đề công nhận trong LQT.

a. Khái niệm

Công nhận trong LQT bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

1/ Thứ nhất: công nhận là hành vi thể hiện quan điểm chính trị – pháp lý của quốc gia  khi có sư xuất hiện chủ thể mới (quốc gia mới) hoặc chính phủ mới trên trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là, công nhận hay không công nhận một quốc gia mới hoặc chính phủ mới là hành vi thể hiện chủ quyền quốc gia, xuất phát từ ý chí và sự tự nguyện của các chủ thể LQT.

2/ Công nhận là một quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa bên công nhận và bên được công nhận được thiết lập dựa trên ý chí và sự chủ động của bên công nhận. Bên công nhận có thể là quốc gia, chính phủ hoặc các chủ thể khác của LQT.

3/ Nội dung của hành vi công nhận là công nhận chế độ chính trị, văn hóa – xã hội… của bên công nhận với bên được công nhận.

b. Các thể loại công nhận

Trong phạm vi bài học, trọng tâm là 2 thể loại sau đây:

1/ Công nhận quốc gia mới

Xuất hiện thông qua các hình thức:

·a. Hợp nhất quốc gia.

·b. Chia tách quốc gia.

·c. Thông qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

2/ Công nhận chính phủ mới.

·Thực tiễn sự công nhận 1 quốc gia mới được ghi nhận qua hình thức nào, 1 chính phủ mới như thế nào?

Về phương diện lý luận, công nhận chính phủ mới chính là công nhận người đại diện mới của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Có nghĩa là, công nhận chính phủ mới có tư cách đại diện cho quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế hay không.

Dựa vào cơ sở pháp lý hình thành chính phủ, có thể phân chia chính phủ thành hai loại là:

·1/ Chính phủ hợp hiến, hợp pháp (chính phủ De Jure) – chính phủ hợp pháp thành lập tuân thủ theo hiến pháp của quốc gia đó.

·2/ Chính phủ bất hợp hiến, bất hợp pháp (chính phủ De Facto – chính phủ thực tế), ví dụ như chính phủ thành lập thông qua đảo chính.

Vấn đề công nhận chính phủ mới chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của chính phủ De Facto vì chính phủ De Jure là chính phủ được hình thành phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó, việc thành lập chính phủ này là công việc nội bộ của quốc gia đó, cho nên các quốc gia khác không có quyền can thiệp.

Luật quốc tế đặt ra vấn đề công nhận chính phủ De Facto nếu hội đủ 3 yếu tố sau đây:

·2. Phải kiểm soát phần lớn hay toàn bộ lãnh thổ. Chính phủ De Facto phải quản lý được toàn bộ hay phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập.

3/ Các thể loại công nhận khác:

·Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành được độc lập.

·Công nhận chính phủ lưu vong

·Công nhận các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa

Câu hỏi nhận định:

2.Chỉ có quốc gia mới có quyền năng chủ thể của Luật quốc tế? Sai./ ngoài ra còn…….

5.Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện là nghĩa vụ bắt buột của các thực thể hữu quan? Luôn khẳng định là đây là quyền của các thực thể hữu quan xung quanh, tức không là nghĩa vụ bắt buột.

6.Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện tức là việc tạo ra 1 tư cách chủ thể của quốc gia đó? Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện không nhằm tạo ra tư cách chủ thể của quốc gia mới đó. Tư cách chủ thể của quốc gia khi mà quốc gia đó hội tụ 4 yếu tố cấu thành quốc gia, mà không phụ thuộc vào sự công nhận.

9.Nhận định cho rằng sự công nhận trong luật quốc tế là cơ sở, điều kiện để các thực thể tham gia vào các tổ chức quốc tế? là điều kiện thuận lợi giúp các thực thể có thể tham gia các điều ước quốc tế.

Câu hỏi lỳ thuyết:

4/ Ý nghĩa của sự công nhận: hệ quả pháp lý sau hành vi công nhận. SQK

1.2 Chế độ pháp lý của nội thủy

Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp[14] đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003[15], Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977 (đoạn 2, điểm 1), Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982 (điểm 5), Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 55-CP ngày 1-10-1996 về hoạt động của tàu quân sự vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định 61/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển…

Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng như tàu gặp các sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành trình hoặc các lý do về thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lốc…), hoặc các lý do nhân đạo (như cứu người bị bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đoàn của tàu khác gặp nạn trên biển..) thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy.

Khi vào nội thủy, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển về thời gian và thủ tục xin phép; tuyến đường hàng hải; hoa tiêu; kiểm dịch; y tế, hải quan; bảo vệ môi trường; quay phim, chụp ảnh; thăm dò, đo đạc; sự quản lý và giám sát của bộ đội biên phòng hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển; chế độ sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các loại trang thiết bị vũ khí, chất độc, chất phóng xạ trên tàu… và các quy định khác của cảng biển.

Đặc biệt, đối với các tàu Citec, tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại có thể bị bắt buộc đi theo tuyến đường nhất định nhằm bảo đảm an toàn và phòng tránh các sự cố hàng hải gây nguy hiểm cho quốc gia ven biển trong vùng nội thủy. Đối với tàu ngầm (kể cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải vận hành ở tư thế nổi, phải mang cờ mà tàu mang quốc tịch và phải chấp hành nghiêm các quy định của nước sở tại.

Đối với tàu dân sự, về nguyên tắc, tất cả những quy định về thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự cũng được áp dụng đối với tàu dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, thương mại cũng như tự do hàng hải, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tàu thuyền dân sự nước ngoài ra vào một số cảng của quốc gia ven biển (có quốc gia công bố số cảng mà tàu thuyền dân sự được phép ra vào, có quốc gia công bố một số cảng không cho phép các tàu thuyền đó ra vào)[16]. Chính vì vậy, pháp luật của các quốc gia thường cho phép các tàu dân sự nước ngoài ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thông thương và có đi có lại. Mặt khác, trình tự, thủ tục ra vào và hoạt động của tàu dân sự nước ngoài trong vùng nội thủy quốc gia ven biển sẽ được quy định đơn giản và linh hoạt hơn so với các quy định dành cho tàu quân sự.

*

2)      TẠI SAO NÓI VÙNG TGLH LÀ 1 BỘ PHẬN CỦA VÙNG ĐQKT

Về quyền chủ quyền kinh tế trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Xuất phát từ vị trí của vùng tiếp giáp lãnh hải, khi xác định chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế đã bao trùm luôn cả vùng biển này. Mặt khác, bên cạnh chế độ pháp lý mà Công ước 1982 đã quy định tại Điều 33, thì toàn bộ chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, đặc biệt là quyền chủ quyền về kinh tế của quốc gia ven biển cũng được áp dụng cho vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Chính vì vậy, có thể nói rằng, vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về kinh tế

 Theo quy định tại Điều 56 Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển[50], cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió[51].

Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên sinh vật[52] được thực hiện thông qua các quyền sau đây:

– Quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài nguyên sinh vật (khoản 1, Điều 61);

– Thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật[53] (khoản 2, Điều 61);

– Xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt (khoản 2, Điều 62);

3) QUYỀN TÀI PHÁN TRONG VÙNG NƯỚC NỘI THUỶ VÀ LẢNH HẢI

a) NỘi THUỶ

 Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy

– Đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại)

Các tàu thuyền quân sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia đó giao phó. Thành viên (thủy thủ đoàn) của tàu quân sự cũng chính là những công dân mang quốc tịch của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, và bất khả xâm phạm.

Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền:

– Yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định (có thể thông báo cho tàu đó biết quyết định của quốc gia chủ nhà bằng miệng hoặc bằng văn bản);

– Yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải áp dụng chế tài nghêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm;

– Yêu cầu quốc gia có tàu phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển.

– Đối với tàu dân sự

* Quyền tài phán dân sự

Về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu mà vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia tàu mang quốc tịch.

* Quyền tài phán hình sự

Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu quân sự. Bởi lẽ, tàu dân sự là những chiếc tàu do tư nhân, pháp nhân làm chủ hoặc là tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, buôn bán nhằm mục đích kiếm lãi. Chính vì vậy, theo luật quốc tế, quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu. Tuy nhiên, thông thường các quốc gia ven biển không quan tâm đến các vi phạm pháp luật chung nếu an ninh, trật tự trong cảng không bị tổn hại.

b) LÃNH HẢI

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải

a) Đối với tàu dân sự

– Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 27 Công ước 1982, về nguyên tắc, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

– Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển (điểm a);

– Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải (điểm b);

– Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc (điểm c);

– Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích (điểm d).

Tuy nhiên, quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thủy[31].

Cần lưu ý rằng, khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 Công ước 1982, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành[32]. Khi xem xét có nên bắt giữ và cách thức bắt giữ, cơ quan tiến hành bắt giữ phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải[33].

Theo khoản 5, Điều 27 Công ước 1982, trừ trường hợp áp dụng Phần XII[34] hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng Phần V[35], quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải, nếu như con tàu xuất phát từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy.

– Quyền tài phán về dân sự

Theo quy định tại Điều 28 Công ước 1982, quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó[36];

Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (messures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển[37];

Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.

b) Đối với tàu quân sự

Phần 1, tiểu mục C Công ước 1982 quy định về quy tắc áp dụng cho tàu chiến và các tàu thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại từ Điều 29 đến Điều 32.

5) PHÂN TÍCH CÁC ÁCH THỨC XÁC ĐỊNH LÃNH THỔ LIÊN HỆ VỚI VN VỀ CÁCH THỨC XÁC LẬP LÃNH THỖ HOÀNG SA_TRƯỜNG SA

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy địn

2. Các phương thức thụ đắc lãnh thổ

Theo từng thời kỳ phát triển trong học thuyết và thực tiễn quốc tế có nhiều phương thức thụ đắc lãnh thổ với nhiều cách phân chia khác nhau, căn cứ vào những tiêu chí khác nhau. Khoa học pháp lý quốc tế đã từng ghi nhận  4 phương thức thụ đắc lãnh thổ: (1) Thụ đắc lãnh thổ do tác động tự nhiên (Acretion); (2) Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng (Cession); Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Acquisitiv Presciption); Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu (Occupation). . Ngày nay trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ, nhưng các tranh chấp lãnh thổ vẫn còn dai dẳng và các nguyên tắc ,quy phạm về thụ đắc lãnh thổ vẫn còn giá trị soi xet các hành vi thủ đắc của các quốc gia

a) Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên

Là một phương thức không quá quan trọng và không xảy ra thường xuyên trong thực tiễn, theo đó, một quốc gia mở rộng diện tích lãnh thổ của mình thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc sự xuất hiện của các hòn đảo mọc lên tại vùng biển trong phạm vi đường biên giới của quốc gia. Những vùng đất được bồi đắp hoặc hòn đảo xuất hiện trong vùng lãnh hải của một quốc gia không chỉ trở thành một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, đồng thời, theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, quốc gia đó còn được phép mở rộng đường biên giới quốc gia vì chúng được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý.

b) Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng

c). Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu

Là sự thực hiện thực sự, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài và không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào khác đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc chưa thuộc về một quốc nào khác do đang còn bị tranh chấp và rất khó để xác định vùng lãnh thổ đó đã thuộc về một quốc gia nào hay chưa. Phương thức thụ đắc lãnh thổ này được hình thành trong thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược hoặc việc xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước khác chưa bị ngăn cấm và lên án bởi các quy phạm của luật pháp quốc tế đương thời.

Thụ đắc lãnh thổ theo thời điểm đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, luật pháp và thực tiễn quốc tế chưa có quy định về thời hạn chung cho các trường hợp xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng phương thức này. Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận phương thức xác nhập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu khi các quốc gia sử dụng phương thức này để biện minh cho hành động xâm lược của mình.

Trên thực tế, đã có một số trường hợp một quốc gia đã sử dụng vũ lực để xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một quốc gia khác và thiết lập quyền kiểm soát trên đó rồi áp dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu, lâu dần biến vùng lãnh thổ đó thành quốc gia của mình. Hành vi này được coi là sự chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia khác một cách bất hợp pháp. Và như vậy, hành vi đó đã cùng một lúc vi phạm cả hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong luật pháp quốc tế cũng như trong quan hệ quốc tế đó là: “nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” và “nguyên tắc bất khả xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

d) Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “chiếm hữu” được trình bày ở đây khác với “chiếm đóng quân sự”. “Chiếm hữu” là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế được áp dụng cho một lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc một lãnh thổ vốn trước có chủ sau đó bị bỏ rơi.

Các luật gia quốc tế cũng đều cho rằng không được căn cứ vào việc có người hay không có người ở để xác định sự vô chủ của một vùng đất, mà phải căn cứ vào việc có một tổ chức Nhà nước nào thực sự có ở đó hay không. Trong Từ điển thuật ngữ pháp lý quốc tế, “chiếm hữu” được định nghĩa là “hành động của một quốc gia nhằm xác lập và thực hiện quyền lực… trên một lãnh thổ vốn không phải là của mình”. Trong vụ tranh chấp đảo Cliperton giữa Pháp và Mêhico, Trọng tài quốc tế đã định nghĩa “chiếm hữu” là việc một chính phủ chiếm hữu trên thực tế một lãnh thổ vô chủ với ý định xác lập chủ quyền ở đó”[7]

Việc chiếm hữu lãnh thổ là hành động nhân danh quốc gia hoặc được một quốc gia ủy quyền, không phải là hành động của cá nhân. Mọi hành động mang danh nghĩa cá nhân đều không phải là cơ sở pháp lý để khẳng đinh chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền ngay cả khi các tư nhân đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những trường hợp khi tập thể đó hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước.

Nguyên tắc chỉ Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Nguyên tắc này đã được nêu trong bản án ngày 11-02-1902 của Tòa án dân sự Liberville khi xét xử tranh chấp giữa Societé de L’Ogioué và Hatton Cookson: “Một vấn đề có tính nguyên tắc trong luật pháp quốc tế là chủ quyền chỉ dành riêng cho Nhà nước và những cá nhân bình thường không thể thực hiện được một sự chiếm hữu” và “việc chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ chỉ có thể là hành động của một quốc gia, một cá nhân hay một công ty không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ cho chính họ”[8].

Tuy vậy, kể từ thế kỷ XVII-XIX, một số cường quốc thực dân Pháp, Hà Lan… đã thành lập những công ty về hình thức là kinh doanh kiếm lời song thực chất lại được ủy quyền để đại diện cho Nhà nước xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với từng vùng lãnh thổ mới như: Công ty Hà Lan miền Đông Ấn, công ty Pháp miền Tây Ấn…Vai trò của một số công ty này đã được ghi nhận trong một số án lệ giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Mặc dù nguyên tắc “chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ” đã được luật pháp quốc tế thừa nhận, song vẫn có một số học giả Trung Quốc cho rằng cá nhân cũng có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ. Để biện bạch cho lập luận của mình, họ đã đưa ra những học thuyết mơ hồ và chính các học thuyết này cũng không có bất kỳ một lời khẳng định nào là cá nhân có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ mà chỉ nêu chung chung rằng cá nhân chỉ có một vai trò nhất định nào đó mà thôi. Ví dụ, các học giả Trung Quốc dẫn lời của luật gia nổi tiếng người Anh D.P O Connell cho rằng “bản thân hành động của cá nhân không cấu thành hành vi chiếm hữu nhưng nếu không có hành động của cá nhân thì không thể có việc chiếm hữu” [9].

Như đã nói ở trên, đối tượng của “chiếm hữu” là lãnh thổ vô chủ, (terra nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (terra derelicta) không thuộc chủ quyền của bất kỳ của một quốc gia nào. Trước hết, chúng ta cần xem xét khái niệm “lãnh thổ vô chủ” cũng như phương thức chiếm hữu trong luật pháp quốc tế.

Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chỉ rõ: một lãnh thổ tuy có người ở nhưng chưa có một tổ chức nhà nước thì đó là lãnh thổ vô chủ. Cách hiểu này bắt nguồn từ lịch sử của phương thức chiếm hữu nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của cac nước thực dân trước đây. Trước thế kỷ XIX, các luật gia phương tây cho rằng bất kỳ một lãnh thổ nào vốn không thuộc chủ quyền của một quốc gia văn mình (Civillised State) đều vô chủ, tức bao gồm cả các lãnh thổ chưa có thiết chế Nhà nước hoặc có nhưng bị coi đó là nền văn minh “mọi rợ”, thấp hơn tiêu chuẩn Châu Âu lúc bấy giờ[10]. Ngày nay, luật pháp quốc tế hiện đại với một trong những nguyên tắc cơ bản là quyền “dân tộc tự quyết” đã bác bỏ quan điểm sai trái nêu trên.

Có thể hiểu lãnh thổ vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất định nào. Nói một cách khác, lãnh thổ đó chưa có một tổ chức quốc gia, có thể có cư dân sống trong vùng lãnh thổ đó nhưng chưa có một tổ chức nhà nước nào trên đó. Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ là một hình thức thụ đắc hợp pháp. Luật gia Vattel giải thích rằng sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được căn cứ trên luật tự nhiên của luật dân sự: “Mọi người đều có quyền ngang nhau đối với vật chưa thuộc chủ quyền sở hữu của bất cứ ai, và vật này sẽ thuộc chủ quyền sở hữư của người nào chiếm hữu nó trước nhất”[11].

Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, khái niệm “lãnh thổ bị bỏ rơi” là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này. Đa số các luật gia quốc tế cũng cho rằng muốn kết luận một vùng lãnh thổ bị bỏ rơi cần hội tụ đủ hai yếu tố:

            + Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước đối với lãnh thổ.

            + Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ đó.

            Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì chỉ có thể kết luận là đã có “sự yếu đuối của chính quyền Nhà nước đối với những vùng đất được nói đến” chứ không phải là “một sự từ bỏ tự nguyện chủ quyền” [12].

Vụ tranh chấp đảo Palmas còn có thể dẫn đến một cách hiểu rằng lãnh thổ bị bỏ rơi (res derelicta) có thể được coi là lãnh thổ vô chủ. Tây Ban Nha là nước phát hiện đảo Palmas nhưng sau đó đã bỏ hòn đảo này, do đó Hà Lan đã tạo ra một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm hữu thực tế.

3. So sánh danh nghĩa chiếm hữu tượng trưng với chiếm hữu thực sự

a) So sánh phát hiện và chiếm hữu thực sự

“Phát hiện” được hiểu là sự việc tìm ra hoặc khai phá một vùng đất hoặt một khu vực địa lý cho tới lúc đó chưa từng được một  các quốc gia nào biết đến. Phát hiện thường đi kèm với một sự sáp nhập tượng trưng như cắm cờ, xây bia, mốc cắm, thông báo,v.v…

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là “phát hiện” không thôi đã đủ để tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hay chưa? Nếu như chỉ  “phát hiện” mà không có những hành vi xác lập chủ quyền, không có những hoạt động chứng tỏ vùng đất đó đã được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc “phát hiện” chỉ là phôi thai tạo ra danh nghĩa ban đầu mà thôi. Vì vậy, cần có những hành động xác lập, củng cố và thực hiện chủ quyền quốc gia một cách thực sự trên vùng đất đó bởi cơ quan nhà nước.

Điều này đã được khẳng định trong vụ Hoạch định biên giới giữa Guyane thuộc Anh và Braxil”

“Việc phát hiện ra những đường giao thông mới trong những vùng không thuộc quốc gia nào, bản thân nó không thể tạo ra một danh nghĩa đủ hữu hiệu để quốc gia có các công tác các công dân đã thực hiện việc đó đạt được chủ quyền. Để đạt được chủ quyền, trên một vùng chưa thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện việc chiếm hữu nhân danh nhà nước muốn thống trị vùng đó (…)”[13].

Điều này cũng được Max Hubert ghi nhận trong vụ đảo Palmas”

Theo quan điểm sự phát hiện không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hoàn chỉnh, mà chỉ là một danh nghĩa không đầy đủ, quả thực một danh nghĩa như vậy tồn tại mà không cần bất kỳ một biểu hiện nào ra bên ngoài. Tuy nhiên, (…) một danh nghĩa không đầy đủ dựa trên sự phát hiện cần phải được hoàn chỉnh trong thời hạn hợp lý bằng cách chiếm hữu thực sự”.

Bên cạnh giá trị củng cố cho danh nghĩa ban đầu, sự chiếm hữu thực tế còn có thể tạo ra một danh nghĩa độc lập như quan tòa Max Hubert đã tuyên bố trong vụ đảo Palmas:

“(…) thực tiễn cũng như học thuật công nhận, mặc dù bằng những cách diễn đạt pháp lý  khác nhau và có đôi chút khác biệt về các điều kiện cần thiết, việc thực hiện chủ quyền quốc gia một cách liên tục và hòa bình tạo ra một danh nghĩa”[14].

Trong trường hợp tranh chấp, danh nghĩa có được dựa trên sự chiếm hữu thực tế bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự phát hiện, chinh phục, chuyển nhượng… Phán quyết trong vụ đảo Palmas nêu rõ:

“Nếu một tranh chấp nảy sinh về chủ quyền trên một lãnh thổ, ta thường xem xét bên tranh chấp nào có danh nghĩa – chuyển nhượng, chinh phục, chiếm hữu… – có giá trị hơn danh nghĩa mà bên kia có thể đưa ra. Tuy nhiên, nếu một bên dựa trên luận điểm là đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, còn bên kia chỉ dựa trên một danh nghĩa mà nhờ nó đã đạt được chủ quyền quốc gia một cách hợp pháp vào một thời điểm nào đó thôi thì chưa đủ; còn cần phải chứng tỏ rằng chủ quyền quốc gia tiếp tục tồn tại và đã tồn tại vào thời điểm được coi là có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện trong việc thực hiện thực sự những hoạt động nhà nước chỉ thuộc về nhà nước chủ quyền lãnh thổ mà thôi”[15].

Trong vụ này, Trọng tài quốc tế  đã kết luận chủ quyền trên đảo Palmas thuộc về Hà Lan do nước này đã thực hiện chiếm hữu thực sự, mặc dù Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo này. Trong vụ Đông Grơnlen, Tòa án quốc tế đã khẳng định lại giá trị hơn hẳn của “sự thực hiện chủ quyền nhà nước một cách hòa bình và liên tục”.

Trong vụ Clipperton, trọng tài cho rằng sự sáp nhập tượng trưng là đủ để tạo ra một danh nghĩa, nhưng chỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt (hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú):

“Không còn nghi ngờ gì nữa, bằng sự sử dụng từ xa xưa có giá trị pháp lý, cùng với ý định chiếm hữu vật chất, không phải chiếm hữu một cách tưởng tượng, là một điều kiện cần thiết của sự chiếm hữu. Việc chiếm hữu vật chất này thể hiện bằng hành vi hay chuỗi hành vi, bằng những hành vi này quốc gia chiếm hữu sử dụng lãnh thổi đang tranh chấp và thực hiện biện pháp bảo vệ thẩm quyền tuyệt đối của mình ở đó. Theo qui tắc và trong những trường hợp thông thường, điều này chỉ xảy ra khi quốc gia thiết lập trên lãnh thổ đó một tổ chức có đủ khả năng bảo vệ sự tôn trọng luật lệ của quốc gia đó, nhưng biện pháp này chỉ là một phương tiện để tiếp tục sự chiếm hữu, hơn nữa không phân biệt với sự chiếm hữu này. Có thể có những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng phương tiện này. Đó chính là trường hợp một lãnh thổ, vì hoàn toàn không có người cư trú, thuộc về một nước một cách tuyệt đối ngay từ thời điểm quốc gia đó xuất hiện trên lãnh thổ đó, việc chiếm hữu phải được coi là hoàn thành từ thời điểm đó”[16].

Trong vụ tranh chấp này giữa Mêhicoo và Pháp, cũng cần phải lưu ý rằng Mêhicô đã không thể đưa ra một bằng chứng cụ thể nào về sự phát hiện, sự sáp nhập dù là tượng trưng hay sự có mặt trên thực tế của Mêhicoo cũng như Tây Ban Nha trên hòn đảo này. Khi đó, sự phát hiện và sự sáp nhập tượng trưng của Pháp trong hoàn cảnh hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú đã được coi là một danh nghĩa có giá trị hơn các danh nghĩa và Mêhicô đưa ra.

Thực tiễn giải quyết  tranh chấp lãnh thổ tại tòa án và trọng tài đã chứng tỏ tầm quan trọng của sự chiếm hữu thực sự trong việc quy thuộc lãnh thổ. Đánh giá sự tiến bộ hơn hẳn này, GS Charles Rousseu viết:

“Trong mọi trường hợp hiệu lực của quyền phát hiện chỉ là cung cấp sự khởi đầu của một danh nghĩa hoặc theo cách diễn đạt của người Anh, tạo nên một danh nghĩa ban đầu (inchoate title), có nghĩa là một danh nghĩa phôi thai và chỉ có giá trị tạm thời để gạt bỏ ngay lập tức, nhưng không phải là mãi mãi các tham vọng tranh đua của một nước thứ ba trên cùng một lãnh thổ… Vì luật pháp quốc tế không ấn định rõ khoảng thời gian trong đó quyền ưu tiên này có thể được viện dẫn, do đó chính quyền phát hiện này bản thân nó tác động chống đối các quốc gia thứ ba. Đó chỉ có thể là những hành vi tượng trưng mà các quốc gia thứ ba từ chối không công nhận hiệu lực pháp lý trừ phi chúng được củng cố tiếp theo bởi một sự chiếm cứ lâu dài”[17].

Qua các án lệ trong luật pháp quốc tế, có thể thấy rằng “chiếm hữu thực sự” được đánh giá có giá trị hơn hẳn danh nghĩa “phát hiện”. Trong tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và các nước khác, rõ ràng Việt Nam đã chiếm hữu một cách thực sự, lâu dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Trung Quốc và các bên tranh chấp khác chỉ đưa ra được những chứng cứ mơ hồ về việc họ đã phát hiện ra hai quần đảo.

b). Các điều kiện chiếm hữu thực sự

Các hành vi được coi là chiếm hữu thực sự cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

            – Do các nhân viên của Nhà nước hoặc một tổ chức công cộng thực hiện nhân danh Nhà nước.

            – Mang tính thực sự (effectivité).

            – Với ý định chiếm hữu lãnh thổ đó.

            – Không theo một cách trái với luật pháp quốc tế đương đại.

Trước hết, hành động được coi là chiếm hữu thực sự phải do Nhà nước thực hiện, thông qua người hoặc tổ chức có khả năng đại diện cho Nhà nước. Trong lịch sử, ngoài các nhân viên của nhà nước, các tổ chức công cộng có thể hiện sự chiếm hữu nhân danh nhà nước, các tổ chức công cộng có thể thực hiện sự chiếm hữu nhân danh nhà nước. Đó là trường hợp các công ty của một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… được thành lập để “chinh phục các miền đất mới” và khai thác chúng.

Việc một hoặc nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho nhà nước đó. Ngay cả trong trường hợp có nhiều người dân của một nước đến cư trú, sinh sống, làm ăn, khai thác, trao đổi buôn bán… trên một vùng đất, điều đó cũng không thể hiện chủ quyền của nhà nước

5. Một số vấn đề pháp lý khác có thể vận dụng nhằm xác định chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tính chất của các luận điểm mà các quốc gia tranh chấp đưa ra đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hết sức tinh vi, phức tạp và mơ hồ. Để thực sự khách quan, khoa học và công bằng, khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt tranh chấp hai quần đảo Hoang Sa và Trường Sa, không những phải dựa trên cơ sở các  nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ hợp pháp mà còn  phải xem xét vận dung nguyên tắc về kế thừa quốc gia, về xác lập chủ quyền mở rộng lãnh thổ theo Công ước luật biển 1982, về nguyên tắc kề cận địa lý,v.v…

a) Vấn đề kế thừa quốc gia

Kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia trên vùng lãnh thổ nhất định. Công ước Viên về kế thừa quốc gia ngày 22/8/1978 và Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ, công nợ quốc gia ngày 07/4/1983 xác định kế thừa quốc gia là thuật ngữ chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Các quốc gia mới giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước trước đó. Việc kế thừa do quốc gia mới quyết định. Vì vậy, nghiên cứu việc kế thừa quốc gia phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: trong Hiệp định Paris ngày 10/12/1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha về việc chuyển giao Philippin cho Mỹ đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, trong đó biên giới phía tây đi qua kinh tuyến 1180 đông (quần đảo Trường Sa từ kinh tuyến 111,20 đông đến 117,20 đông), như vậy lúc đó Philippin nằm ngoài quần đảo Trường Sa. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa đánh giá yêu sách chủ quyền của các nước, trong đó có Philippin,v.v.v…

b). Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia được xem xét khi giải quyết tranh chấp.

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia chỉ có ý nghĩa đối với pháp luật quốc tế khi được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp với pháp luật quốc tế, nhằm tạo ra một kết quả nhất định trong quan hệ quốc tế.. Ngày nay thường thấy các tuyên bố của bộ ngoại giao về các vấn đề xảy ra trong đời sống quốc tế, ví dụ trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, là trái pháp luật quốc tế

c). Vấn đề mở rộng chủ quyền theo Công ước Luật biển 1982

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa đều là thành viên của Công ước, Trung Quốc, Malaysia và Brunei phê chuẩn năm 1996, Việt Nam năm 1994, và Philippines năm 1984[27].

Theo quy định của pháp luật Quốc tế, ngoài việc xác lập lãnh thổ đối với vùng đất vô chủ, quốc gia ven biển được mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền ra các vùng biển theo nguyên tắc nhất định. Những quy định về hoạch định lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảo và thềm lục địa… của quốc gia và giữa các quốc gia có bờ biển đối diện, liền kề được quy định trong Công ước Luật Biển 1982. Nội dung này giúp cho việc đánh giá khách quan vùng yêu sách bản đồ 9 vạch (đường lưỡi bò) là trái với thực tiễn và pháp luật quốc tế của Trung Quốc.

d. Vấn đề xác lập lãnh thổ do kề cận địa lý

Thực tiễn lãnh thổ quốc gia không nhất thiết phải liền kề nhau, ví dụ bang Alaska tách rời các bang khác của Hoa Kỳ. Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc giữa Đức với Đan Mạch và Đức với Hà Lan (1969), tính kề cận địa lý không có giá trị mà sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ra biển mới mang lại danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia có thềm lục địa đó. Ý nghĩa của nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho việc đánh giá một cách khách quan, công bằng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời vạch trần những luận điểm mở hồ mang tính áp đặt trong yêu sách của Trung Quốc và các nước khác đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam./.

                                                        TẬP QUÁN, KÝ KẾT

                                   tóm tắt nội dung và ôn tập chương này

? Phân biệt nguồn của luật quốc tế và luật quốc gia

? Tại sao nói điều ước quốc tế là nguồn thành văn rất quan trọng của LQT

-Trình tự ký kết điều ước quốc tế (rất quan trọng)

-Trình tự Gia nhập

-Hiệu lực của điều ước: VN sẽ áp dụng trực tiếp (sử dụng liền) hay gián tiếp (ban hành văn bản thi hành, sửa đổi bổ sung luật trong nước cho phù hợp)

? Tập quán quốc tế: xác định giá trị pháp lý của điều ước với tập quán, cái nào gia trị cao hơn, cả 2 cùng điều chỉnh 1 vấn đề thì áp dụng thế nào, tại sao?

I. Khái niệm nguồn của LQT

1. Định nghĩa

Là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL QT (bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) do chính các chủ thể của luật QT thỏa thuận xây dựng nên

2. Phân loại nguồn (tham khảo TBG)

3. Nguồn bao gồm:

+ Điều ước

+ Tập quán QT

(Khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án QT LHQ)

II. Điều ước quốc tế

1. Khái niệm

a. Định nghĩa

Điều ước QT là những văn bản pháp lý QT do chính các chủ thể của luật QT thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế và phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT

? Điều ước QT là 1 VB pháp lý quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên Sai, không sử dụng Công ước viên cho nhận định này, do yếu tố lịch sử để lại

? Mọi điều ước quốc tế điều là nguồn của luật quốc tế? Sai, phải phù hợp với 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT

b. Phân loại điều ước (xem tập BG)

2. Trình tự ký kết điều ước QT

Chủ thể của Điều ước quốc tế

Chủ thể của Điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế, thực hiện thông qua các đại diện

Đại diện:

+ Đương nhiên: không cần giấy tờ bao gồm nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người đúng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài : đại sứ quán, (Công ước viên còn có công sứ quán, đại biện quán, không bao gồm lãnh sự quán). Do VN chỉ thiết lập Đại sứ quán nên ít nghe (mong muốn quan hệ cao nhất), Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền (khi nhấn mạnh vị thế vai trò người đứng đầu)= đại sứ (nói chung), người đúng đầu các phái đoàn đại diện thường trực của VN ở nước ngoài bao gồm nhiều đối tượng được cử: Thủ tướng, Chủ tịch nước, đại sứ……..

·Được ủy quyền: phải có giấy tờ ủy quyền (Điều 22 luật 2005)

Đề Thi Đáp Án Môn Tư Pháp Quốc Tế Lớp Thương Mại 38A

Lớp: Thương mại 38A Thời gian làm bài: 90 phút (Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi) Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)

1 – Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ công dân, Tòa án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

2 – Quy phạm xung đột có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.

1 – Trình bày các quan điểm về thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu? Liên hệ với pháp luật Việt Nam. (1 điểm)

2 – Tại Điều 671 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:

“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này.

Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”

Anh chị hãy cho biết điểm khác biệt giữa quy định này với quy định về dẫn chiếu trong BLDS 2005 hiện hành. Hãy nêu quan điểm của anh chị về sự khác biệt đó. (2 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

a – Có nhận định cho rằng: “Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng đầy đủ, trọn vẹn hệ thống pháp luật nước ngoài thì Pháp luật Anh do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải được áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột”. Quan điểm của anh, chị về nhận định trên? (1 điểm)

b – Theo anh chị pháp luật Việt Nam có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trường hợp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)

Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW

Đề tiếp theo: Đề thi 2016 môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38B

Tài Liệu Ôn Thi Eps Topik

Tài Liệu ôn thi EPS TOPIK – Tiếng Hàn Xuất Khẩu Lao Động Hàn Quốc KLPT

KLPT là gì? EPS TOPIK là gì?

Kỳ thi KLPT diễn ra hàng năm và được tổ chức bởi Bộ Lao Động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam nhằm đánh giá năng lực tiếng Hàn của người lao động. Bài thi KLPT có 2 hình thức là KLPT và B-KLPT (EPS). Bài thi B-KLPT là bài kiểm tra dành cho những người mới bắt đầu học tiếng Hàn từ 150-200 giờ hoặc nhiều hơn.

Mục đích của EPS Topik là đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn đối với những người lao động ở mức độ cơ bản. Khi sinh hoạt và làm việc tại Hàn Quốc, người lao động nước ngoài sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn. Ngoài ra, người lao động cũng hiểu biết đươc sự an toàn lao động và những qui định hay những bất lợi nào đó trong công việc.

* EPS TOPIK tài liệu bao gồm 60 bài ngôn ngữ Anh- Hàn được cung cấp trên trang http://eps.hrdkorea.or.kr:

* Tài Liệu do Bộ lao động thương binh xã hội và Cục lao động ngoài nước

Tài liệu này cung cấp đến các anh chị em tham gia chương trình EPS có thêm kiến thức một cách hệ thống trước và sau khi sang làm việc tại Hàn Quốc, hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc tại Hàn Quốc. Ngôn ngữ Việt – Hàn rất dễ để học tập.

– Chủ đề và tình huống hội thoại: Tự giới thiệu bản thân, chào hỏi, đất nươc / thành phố/ quốc tịch, quan hệ gia đnh/ bạn bè, ngày tháng năm, thời gian, thời tiết, màu sắc, động vật, thực phẩm, hoa quả, thể dục, giao thông, tên các bộ phận trên cơ thể, mua sắm, những câu hỏi đơn giản, tìm đường, số lượng, đặt nhà hàng, giới thiệu vị trí của vật. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong nghề nghiệp, sở thích, những cái thích và không thích, kể lại 1 chuyến du lịch hay 1 kỳ nghỉ, các cuộc hẹn với bạn bè, các câu nói đơn giản khi nghe điện thọai, chức năng cơ bản của ngân hàng /bưu điện.

– Từ vựng: Động từ/tính từ, phụ từ, định từ, những từ thiết thực trong cuộc sống hằng ngày khoảng 1500 từ.

– Mức độ hoạt động: Có thể giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày với những từ đơn giản, có thể làm các công việc nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thi KLPT – EPS Topik

Với vốn từ vựng cơ bản, có khả năng viết thư hoặc email ngắn, viết lại những yêu cầu đơn giản trong công việc vì vậy có khả năng sử dụng vốn từ chuyên môn cơ bản trong các tình huống nhất định.

– Tại Hà Nội: Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước, trong khuôn viên Trường Đại học Đại Nam (Địa chỉ: số 1, phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội).

– Tại Nghệ An: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (Địa chỉ: đường Hồ Tông Thốc, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).

– Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở đại diện Văn phòng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: Số 45 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) – Thông tin tổng hợp bởi: www.topik.edu.vn

Tài Liệu Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Phần Tiếng Việt

I. Từ vựng a. Từ xét về cấu tạo.

– Từ đơn.

+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc. – Từ ghép.

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Phân loại từ ghép:

Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

+ Vai trò: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

– Từ láy.

+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

b. Từ xét về nghĩa

– Nghĩa của từ:

Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

Cách giải thích nghĩa của từ:

Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. – Từ nhiều nghĩa.

Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.

Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:

Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

– Thành ngữ.

Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Phân loại: (2 loại).

* Các loại từ xét về quan hệ nghĩa: – Từ đồng nghĩa.

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.

Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.

Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

– Từ trái nghĩa.

– Từ đồng âm.

Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

* Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

– Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

* Trường từ vựng:

Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

c. Từ xét về nguồn gốc

– Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Từ có nghĩa gợi liên tưởng:

– Từ tượng thanh, từ tượng hình.

– Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.

Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả nước.

Từ địa phương, biệt ngữ xã hội:

– Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tương, đặc điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt (là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt) và từ mượn các nước khác (Ấn Âu).

Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.

+ Khái niệm:

Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

d. Các biện pháp tu từ từ vựng

Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. + Cách sử dụng:

Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

– So sánh:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Phân loại : Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– Nhân hoá.

Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

– Ẩn dụ.

– Hoán dụ.

– Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm (gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

– Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách iễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

e. Sự phát triển và mở rộng vốn từ.

– Liệt kê:

Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.

Phát triển số lượng các từ ngữ: Trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ Hán Việt) để làm tăng nhanh số lượng từ.

Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn.

+ Các kiểu liệt kê:

Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao.

Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

II. Ngữ pháp a. Danh từ:

Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm:

Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến. – Điệp ngữ:

Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm:

– Chơi chữ:

Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.

– Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách:

– Cách phát triển và mở rộng vốn từ:

+ Mượn từ của tiếng nước ngoài.

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần tiếng việt – phần ngữ pháp

* Cụm danh từ

Khái niệm: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

b. Động từ

Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Cấu tạo cụm danh từ: Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ).

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này gồm hai loại nhỏ:

+ Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,…

* Cụm động từ

Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể là:

Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

– Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.

c. Tính từ

Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế.

Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm động từ.

Các loại tính từ: có hai loại chính

Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất đi khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…

* Cụm tính từ

– Phân loại động từ: Có hai loại:

Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?)

Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)

d. Số từ

– Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

e. Lượng từ

– Cấu tạo: Mô hình cụm động từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.

f. Chỉ từ

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,…

g. Phó từ

Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.

Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định;…

h. Đại từ

Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoật động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

i. Quan hệ từ

Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Sử dụng: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

k. Trợ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

l. Thán từ

Khái niệm: Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.

Các loại:

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

m. Tình thái từ

Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái biểu thị của người nói.

Các loại:

+ Các loại : có hai loại lớn:

Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…

Sử dụng: Khi nói, khi viết cần sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…).

a. Các thành phần câu

Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô); trỏ số lượng; trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

Đại từ dùng để hỏi dùng để: hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp (ví dụ: tuy…nhưng; vì … cho nên;…)

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó (ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,…)

Thán từ biểu lộ tình cảm: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,…

Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…

Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…

Tình thái từ cầu khiến: đi, nào,…

Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…

– Các thành phần chính:

Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiên tượng có hành động đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?.

Đặc điểm: chủ ngữ thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, đại từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ, một tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

+ Vị ngữ.

Khái niệm: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, như thế nào?, Là gì?

c. Khởi ngữ:

Đặc điểm: Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, danh từ, cụm danh từ. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

– Thành phần phụ: + Trạng ngữ

Câu trần thuật đơn: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Câu trần thuật đơn có từ “là”:

Khái niệm: Câu trần thuật đơn có từ ” là”: là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Khái niệm: là thành phần nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu; giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phảy khi viết.

Một số kiểu câu: Câu định nghĩa; câu giới thiệu; câu miêu tả, câu đánh giá.

Công dụng: Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; trạng ngữ nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

b. Các thành phần biệt lập: Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu; bao gồm;

– Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)

– Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp.

Khái niệm: là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

Các loại câu ghép:

– Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và dấu phảy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.

Khái niệm: khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau:

Trong câu trần thuật đơn có từ ” là”:

Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ) ,… cũng có thể làm vị ngữ.

Cách dùng: khi rút gọn câu cần chú ý:

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

– Câu trần thuật đơn không có từ là:

Khái niệm: Câu đặc niệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Tác dụng: Câu đặc biệt thường được dùng để:

Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp nới các từ không, chưa.

Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.

– Câu ghép:

Nối bằng quan hệ từ: Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ; nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng)

Nối bằng dấu câu: giữa các vế câu cần có dấu phảy, dấu chấm phảy hoặc dấu hai chấm.

Khái niệm: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ,bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chứ,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

– Câu rút gọn:

Chức năng: chức năng chính là dùng để hỏi.

Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ).

Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

– Câu đặc biệt:

Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng

Bộc lộ cảm xúc Gọi đáp.

+ Tác dụng: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

+ Cách chuyển đổi: có hai cách;

Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Không phải câu nào có các từ bị , được cũng là câu bị động.

– Câu nghi vấn:

Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Trong nhiều trường hợp câu ngi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời. nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dáu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

– Câu cấu khiến:

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

Nghĩa tường minh và hàm ý

Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

Dấu phảy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Có sự cộng tác của người nghe; người nghe có năng lực giải được hàm ý trong câu nói.

Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.

Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn.

Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

– Câu cảm thán;

Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. – Câu trần thuật:

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu nhiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

Dấu hai chấm: Dùng để:

Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. – Câu phủ định;

Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như; không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…

Câu phủ định dùng để:

Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.

Khái niệm: là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Các kiểu hành động nói thường gặp: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,…) điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

Xưng hô: Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

Lượt lời trong hội thoại:

Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

Cách thực hiện: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

Khái niệm: Là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân – sơ, trên – dưới, …).

Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Giữa các vế của một câu ghép.

Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

– Dấu chấm phảy: được dùng để:

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

– Dấu gạch ngang: có công dụng:

Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. Nối các từ trong một liên danh.

Phân biệt dấu gach ngang với dấu ngang nối:

Dấu gach nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

Dấu gach nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang).

– Dấu ngoặc kép: dùng để:

Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

III. Hoạt động giao tiếp.

+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, xã hội) + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết thân tình).

– Các phương châm hội thoại:

Cập nhật thông tin chi tiết về Tài Liệu Ôn Thi Môn Công Pháp Quốc Tế ( Sưu Tầm Có Đáp Án Thảm Khảo ) trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!