Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Thạch Sanh – Ngữ Văn 6 Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Về thể loại
Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích, những đặc điểm chính của thể loại này là:
Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta
Trong truyện thường kể về những nhân vật như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người em út, người có hình dạng xấu xí, con riêng,…), nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật thông minh, nhân vật là động vật,…
Thường có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo, đóng vai trò là cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu.
II. Tóm tắt
Ngày xưa, có hai vợ chồng già, sống hiền lành, nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy, gọi là Thạch Sanh. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình ở dưới gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dụ dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Đúng năm ấy, đến lượt Lí Thông phải nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng cho mình, nhưng Thạch Sanh đã giết được Chằn Tinh, một lần nữa, Lí Thông lại lừa Thạch Sanh để cướp công, mang đầu Chằn Tinh nộp cho nhà vua để được lĩnh thưởng và trở thành Quận Công.
Nhà vua có cô công chúa đến tuổi lấy chồng. Trong ngày hội kén chồng, công chúa bị Đại bàng quắp đi. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh đi cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang chiến đấu với Đại Bàng và cứu được công chúa. Nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang, Lí Thông đã lấp cửa hang để giết Thạch Sanh. Chàng cứu được con vua Thủy Tề ở dưới hang và được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần.
Từ khi trở về, công chúa không cười không nói. Hồn Chằn Tinh và Đại Bàng trả thù Thạch Sanh, vu oan cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Nhờ tiếng đàn thần của chàng đã chữa được bệnh cho công chúa, Thạch Sanh được nhà vua gọi vào cung, chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Thạch Sanh tha tội cho mẹ con Lí Thông, nhưng trên đường trở về quê, hai mẹ con bị sét đánh chết.
Thái tử của 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho nên đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và đánh bại được đội quân chư hầu, chàng còn tiếp đãi họ ăn cơm đựng trong niêu thần.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Sự ra đời của Thạch Sanh rất khác thường:
Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con của đôi vợ chồng già
Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh
Thạch Sanh được các vị thần xuống dạy cho võ nghệ và các phép thần thông
* Theo em, kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy cho thấy nhân dân ta rất thông cảm với số phận của chàng. Tuy nhiên, xuất thân không làm chàng mặc cảm, hèn nhát mà đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ nhưng vẫn nghĩa hiệp, lương thiện chính là những gì mà nhân dân muốn gửi gắm vào nhân vật Thạch Sanh
Câu 2:
* Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách:
Đi canh miếu và giết chết chằn tinh
Xuống hang diệt Đại Bàng cứu công chúa rồi bị Lí Thông lừa nhốt trong hang
Hồn Chằn tinh và Đại bàng trả thù, vu oan cho Thạch Sanh, khiến chàng bị nhốt vào ngục tù
* Qua những thử thách trên, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, đó là sự thật thà, chất phác, tốt bụng, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.
Câu 3: Trong truyện, Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động, thể hiện ở những chi tiết:
Về tính cách: Thạch Sanh thật thà, chất phác, vị tha, dũng cảm, còn Lí Thông thì lừa lọc, xảo trá, vụ lợi và vô cùng độc ác
Về hành động: Thạch Sanh giết Chằn Tinh cứu dân làng, giết Đại Bàng cứu công chúa, còn Lí Thông thì hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình, nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì tìm mọi cách cướp công, hãm hại chàng
Có thể nói, đây chính là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh với Lí Thông là chiến thắng hoàn toàn vẻ vang của cái đẹp, cái thiện với cái ác, cái xấu.
Câu 4:
Ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ trong truyện Thạch Sanh:
Tiếng đàn: chi tiết này đã giúp giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và chữa được bệnh cho công chúa, đây chính là tiếng đàn tượng trưng cho công lý, cho khát vọng hòa bình. Tất cả chúng ta đều muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đây là một chi tiết rất hay, nó thể hiện sự chân tình, mộc mạc của lòng người. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần thể hiện tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh là không bao giờ vơi cạn
Câu 5:
Cách kết thúc của truyện thể hiện sự công bằng, thể hiện niềm tin, chiến thắng cuối cùng cũng thuộc về cái thiện, còn cái ác, cái xấu thì bị trừng phạt thích đáng.
Cách kết thúc này hoàn toàn là có hậu và rất phổ biến trong truyện cổ tích. Ví dụ như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Cây khế,…
4.4
/
5
(
26
bình chọn
)
Soạn Bài Thạch Sanh Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1: Giải Câu 1, 2, 3 Trang 36,Thạch Sanh Là
2. Câu 4*, trang 67, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :
a) Liệt kê, gọi tên những thử thách Thạch Sanh phải trải qua (theo trình tự của câu chuyện).
b) Nhận xét xem những thử thách sau có khó khăn hơn thử thách trước không.
c) Nêu và đựa ra nhận xét về những phẩm chất của Thạch Sanh qua những lần vượt qua thử thách đó.
2. Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu trong truyện cổ tích Thạch Sanh:
a) Tiếng đàn thần kì
Âm nhạc thần kì là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ tích dân gian, chẳng hạn : tiếng đàn (truyện Thạch Sanh), tiếng hát (truyện Trương Chi), tiếng sáo (truyện Sọ Dừa)… Tuỳ từng truyện, âm nhạc thần kì có những ý nghĩa khác nhau, ở truyện cổ tích Thạch Sanh, tiếng đàn thần kì có một số ý nghĩa sau đây :
– Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm (công chúa câm là do “giấu trong mình một điều bí mật”), nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông cũng bị vạch mặt. Và do đó, tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình.
– Tiếng đàn làm quân sĩ mười tám nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. Nó là “vũ khí” đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.
b) Niêu cơm thần kì
Chi tiết vật ban phát thức ăn vô tận có trong truyện cổ tích dân gian nhiều nước ( cái khăn, cái túi – truyện dân gian Nga, Pháp ; cái giỏ – truyện dân gian Mông Cổ ; cái đĩa – truyện dân gian Xi-ri. Ở mỗi dân tộc và mỗi truyện, vật ban phát thức ăn vô tận lại có ý nghĩa riêng. Ở truyện cổ tích Thạch Sanh, niêu cơm thần kì có một số ý nghĩa sau :
– Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy; làm quân sĩ mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu, nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.
– Niêu cơm thần kì cùng với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh.
– Niêu cơm thần kì tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Mặt khác, chi tiết này cũng chứng tỏ lòng nhân đạo, yêu hoà bình có khả năng kì diệu giống như niêu cơm thần kia…
3. Phần định nghĩa truyện cổ tích (chú thích (★) trang 53, SGK) và phần Ghi nhớ về truyện Thạch Sanh (trang 67, SGK) là những gợi ý giúp em thực hiện bài tập này.
[1] Đây là mô típ của văn học dân gian, nhưng do chưa thể dùng khái niệm mô típ đối với HS lớp 6, nên chúng tôi tạm sử dụng thuật ngữ chi tiết để thay thế.
Soạn Bài Nghĩa Của Từ Trang 35 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Soạn bài Nghĩa của từ chi tiết I. Nghĩa của từ là gì?
– tập quán : thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, …) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
– lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm
– nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa
Em hãy cho biết :
Câu 1: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
Câu 2: Bộ phận nào trong chú thích nên lên nghĩa của từ?
Câu 1: Mỗi chú thích đã cho gồm 2 bộ phận:
– Chữ đậm: từ
– Chữ thường: giải thích nghĩa (sau dấu hai chấm).
Câu 2: Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ là: Bộ phận chữ thường, sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.
Câu 3: Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ:
– Mặt nội dung và mặt hình thức.
– Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.
II. Cách giải thích nghĩa của từĐọc lại các chú thích đã dẫn ở phần I
– Học sinh đọc lại các chú thích ở phần I
Mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (tập quán).
– Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng).
– Tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo)
– Lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa).
III. Luyện tậpĐọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?
Ví dụ:
Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc bằng sắt), chống đỡ binh khí và bảo vệ cơ thể.
Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).
Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người).
Khôi ngô: vẻ mặt sáng sủa, thông minh.
– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
Có thể điền từ vào chỗ trống như sau:
– học hành : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
– học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập
– học tập : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp:
– …: ở vào giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– …: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– …: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Có thể điền từ vào chỗ trống như sau:
– trung bình : khoảng giữa trong bậc thang đánh giác, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật …
– trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
– Giếng
– Rung rinh
– Hèn nhát
Giải thích các từ sau theo những cách đã biết :
– Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất, thường để lấy nước (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
– Rung rinh : rung động, đung đưa (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)
– Hèn nhát :
thiếu can đảm đến mức đáng khinh (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
run sợ đớn hèn (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)
Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi: – Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ? Cô Chiêu cười bảo: – Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa! Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn: – Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy. (Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)
Ví dụ này đề cập đến hai loại nghĩa của từ:
– Nghĩa đen (nghĩa từ điển) khi bị tách ra khỏi văn bản mà nghĩa vẫn không đổi.
– Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh) khi từ nằm trong một hoàn cảnh nhất định, nằm trong mạng lưới quan hệ ý nghĩa với các từ khác trong văn bản.
*Giải thích nghĩa từ “mất”:
– Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.
– Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.
Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.
So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.
Soạn bài Nghĩa của từ ngắn nhất I. Nghĩa của từ là gì?Bài tập trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 1
1. Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận
Từ in đậm
Tập quán
Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo
Lẫm liệt
Hùng dung, oai nghiêm
Nao núng
Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa
Kết luận
Âm tiết → tiếng → từ → câu → đoạn văn (hình thức cấu tạo, ngữ âm, ngữ pháp)
Biểu vật, biểu niệm, biểu thái.
2. Bộ phận không in đạm nêu lên nghĩa của từ.
3. Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.
II. Cách giải thích nghĩa của từBài 2 trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách:
Có 2 cách chính:
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
III. Luyện tậpBài 1 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt (giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa).
– trượng: đơn vị đo bằng thước Trung Quốc (trình bày khái niện mà từ biểu thị).
– tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng (giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
Bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Điền lần lượt là:
– Học tập
– Học lỏm
– Học hỏi
– Học hành
Bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Các từ cần điền
– Trung bình
– Trung gian
– Trung niên
Bài 4 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, là nơi chứa nước sinh hoạt hằng ngày.
– Rung rinh: là một chuyển động nhẹ nhàng và liên tiếp.
– Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
Bài 5 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Từ mất có nhiều nghĩa:
Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.
Kiến thức cần nhớ– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
– Có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị hay là đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Để giúp các em tiếp cận bài học được dễ dàng hơn, Đọc tài liệu gửi đến các em bộ đề trắc nghiệm bài Nghĩa của từ để các em thử sức.
Hướng dẫn soạn bài nghĩa của từ ngữ văn 6 chi tiết
Huyền Chu (Tổng hợp)
Soạn Bài Thuật Ngữ Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1
1. Bài tập 1, trang 89, SGK.
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. – /…/ là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. – /…/ là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy,… – /…/ là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. – /…/ là tập hợp những lừ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
– /…/ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. – /…/ là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Trả lời: – /…/ là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s. Nếu được lùm hạt giống để mùa sau(Tố Hữu, Chào xuân 67) Trả lời: Nếu lịch sử chọn ta lùm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầuTrả lời: Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa! – /…/ là lực hút của Trái Đất. – /…/ là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. – /…/ là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. – /…/ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. – /…/ là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. Trả lời:
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học trong nhà trường để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống và cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. Chẳng hạn : Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (vật lí) ; Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy (toán học).
2. Bài tập 2, trang 90, SGK.
Đọc đoạn trích sau đây :
Trong đoạn trích này, điểm tựa có đưực dùng như một thuật ngữ vật lí hay không ? Ở đây, nó có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Em hãy xác định xem trong đoạn trích này, từ điểm tựa có được dùng theo nghĩa như vậy không.
3. Bài tập 3, trang 90, SGK.
Trong hoá học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong dó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.
Trả lời:
Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợpđược dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường. a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,… là một hỗn hợp.b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.
So sánh nghĩa của từ hỗn hợp trong hai câu (a) và (b) với hai nghĩa đã nêu trong bài tập để biết được trong trường hợp nào từ này được dùng như một thuật ngữ và trong trường hợp nào được dùng theo nghĩa thông thường.
Trả lời:
Em hãy dựa vào câu có từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường để đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
4. Bài tập 4, trang 90, SGK.
Trả lời:
Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.
chúng tôi
Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo) ?
Tiếng Việt gọi các động vật đó là cá voi, cá heo thì có nghĩa là theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá là loài sống dưới nước bơi bằng vây nhưng không nhất thiết phải thở bằng mang.
5. Bài tập 5, trang 90, SGK.
Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường ( thị : chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường ( thị : thây – yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không ? Vì sao ?
Cần lưu ý : kinh tế học và quang học là hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.
6. Tra cứu tài liệu và cho biết nghĩa của thuật ngữ vi-rút trong sinh học và trong tin học. Nếu cho đây là hiện tượng đồng âm thì đúng hay sai ? Có thể coi đây là trường hợp vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm hay không ?
Trong sinh học, vi-rút có nghĩa là “một sinh vật cực nhỏ, đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm”.
Trong tin học, vi-rút có nghĩa là “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ”.
Theo em, nghĩa của vi-rút trong sinh học và v i-rút trong tin học có quan hệ với nhau hay không ? Qua đó có thể xác định đây có phải là hiện tượng đồng âm hay không ?
7. Có thể thay thuật ngữ chứng mộng du bằng chứng đi lang thang trong đêm, chứng mất ngôn ngữ bằng chứng không nói được được không ? Vì sao ?
Có thể tra cứu tài liệu để biết chứng mộng du; chứng mất ngôn ngữ nghĩa là gì. So sánh với nghĩa của những cụm từ chứng lang thang trong đêm, chứng không nói được để tìm ra câu trả lời thích hợp.
Cần lưu ý là hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt đều là từ vay mượn. Đặc biệt, các yếu tố Hán Việt có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt.
8. Bộ môn khoa học nghiên cứu tên địa phương gọi là địa danh học. Vậy bộ môn khoa học nghiên cứu tên người gọi là gì ?
Theo nguyên tắc, cấu tạo thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.
9. Hãy nêu một số thuật ngữ dùng trong toán học mà em biết.
HS có thể nêu một số thuật ngữ dùng trong số học và hình học như : số nguyên, số âm, số dương, số mũ, tam giác, tứ giác, hình bình hành, hình vuông : đường trung tuyến, góc vuông, góc nhọn, góc tù,…
10. Hãy cho biết các thuật ngữ dùng trong toán học thể hiện những đặc điểm nào của thuật ngữ nói chung.
Các thuật ngữ dùng trong toán học có đặc điểm của thuật ngữ nói chung.
Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm Trang 39 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1
Truyện đưa ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa về Rùa Vàng, gươm thần nhằm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quật cường quật khởi và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi chống giặc Minh xâm lược. Sự tích này cũng là một trong áng văn được lịch sử hóa từ chiến thắng oai hùng của Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ở đầu thế kỉ XV.
Soạn bài sự tích Hồ Gươm 6 Đọc – hiểu văn bảnVì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, hay Ngọc Hoàng cho Nguyễn Huệ mượn gươm thần đều vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Ý nghĩa: tượng trưng cho sức mạnh, nguyện vọng và công lý của nhân dân.
Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
– Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
– Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ?
– Sức mạnh của gươm thần:
+ Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
+ Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
– Truyền thuyết giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm). Đức Long Quân cho mượn gươm thần khi đã hoàn thành sứ mệnh cứu nước, Long Quân đòi lại . Trả gươm cho Rùa Vàng, Lê Lợi đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm.
– Đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta: Nhân dân ta luôn có khát vọng hòa bình. Khi giặc sang xâm lược ta sẵn sàng đứng lên đấu tranh nhưng khi đất nước đã hòa bình ta sẵn sàng xếp vũ khí lại bắt đầu xây dựng đất nước. Gươm thần trả lại cho Long Quân vẫn luôn còn đó như lời nhắc nhở dân tộc về quyết tâm bảo vệ đất nước đồng thời là lời cảnh báo đối với bất cứ một nước nào muốn xâm lược nước ta lần nữa.
Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
– Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng là truyền thuyết “An Dương Vương”.(Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối. Thần hi sinh một phần thân thể của mình để làm vũ khí: lấy nỏ thần làm bằng móng vuốt của rùa). Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
– Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh và sự trầm tĩnh, sáng suốt của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
Soạn văn 6 bài sự tích hồ gươm phần Luyện tậpSự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:
+ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi
+ Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một
+ Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng
⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :
+ Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.
+ Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ
+ Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.
Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:
– Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm
+ Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước
– Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:
+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
+ Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí
Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.
– Các truyền thuyết mà các em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 đó là: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
Soạn bài sự tích Hồ Gươm ngắn gọn Đọc – hiểu văn bảnBài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.
Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Lê Lợi không trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên” khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.
– Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:
+ Gươm thần: sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.
+ “Thuận thiên”: thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.
Bài 3 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Sức mạnh gươm thần với nghĩa quân: Nhuệ khí chiến đấu tăng lên, đánh đâu thắng đó, chuyển sang thế chủ động tấn công.
Bài 4 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.
– Cảnh đòi gươm và trả gươm:
Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.
Bài 5 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
– Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:
Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân
Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn
Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.
Bài 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương – vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần với con người.
Luyện tậpBài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người “minh chủ” mà nhân dân lựa chọn.
Bài 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước.
Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
Bài 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Định nghĩa truyện truyền thuyết:
– Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại
– Có các yếu tố hoang đường kì ảo
Kiến thức cần nhớ1. Về thể loại
Truyền thuyết
– Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
– Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Gợi ý thêm cho bạn: Phân tích truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
– Phần 1 (từ đầu đến “một tên giặc nào trên đất nước”): Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
– Phần 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm
3. Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
4. Giá trị nội dung
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa
Bài sau: Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Huyền Chu (Tổng hợp)
Soạn Bài Thành Ngữ Trang 143 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần soạn bài Thành ngữ trang 143 SGK Ngữ văn 7 tập 1 sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về khái niệm thành ngữ, cách sử dụng thành ngữ cho thích hợp để vận dụng cho đúng, giúp cách nói/ cách viết của mình trở nên sinh động, giàu sức biếu đạt hơn.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩahoàn chỉnh.Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …Ví dụ: – Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.– Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.
3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …Ví dụ: – Người này khỏe như gọi (vị ngữ)– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ) .– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)
4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.Ví dụ: – Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.– Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài
II. THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK. 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu đã cho.– Câu a có 2 thành ngữ, câu b có 2 thành ngữ, câu c có 1 thành ngữ các em đọc chậm các câu văn thì sẽ tìm thấy các thành ngữ này).– Giải thích nghĩa đối với những thành ngữ thuần Việt không khó, nhưng đối với những thành ngữ Hán Việt, các em cần tra từ điển để giải thích đúng nghĩa (Từ điển Hán Việt hay Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt).2. Để làm được bài tập này, các em cần xem lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi đã học ở lớp 6.3. Bài tập này dễ, các em tự làm.4. Các em tự sưu tầm và giải nghĩa (có thể hỏi cha mẹ, .. hoặc tìm trong sách).B. Bài tập bổ sung 1. So sánh các cặp câu sau đây xem cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?a) Sáu tự đắc vì đã đi guốc vào bụng họ, khoái chí cười hờ hờ (Nam Cao – Sống mòn).a’) Sáu tự đắc vì đã hiểu rõ họ, khoái chí cười hờ hờ.b) Mẹ anh đã thắt lưng buộc bụng nuôi anh (Võ Huy Tâm – Vùng mỏ).b’) Mẹ anh đã dè sẻn, tằn tiện để nuôi anh.2. Giải thích các thành ngữ: Nước đổ lá khoai, Kiến bò bụng, Đàn gảy tai trâu.3. Nghĩa của hai thành ngữ Thẳng như ruột ngựa, Ruột để ngoài da khác nhau như thế nào?
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thanh-ngu-38271n.aspx
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Thạch Sanh – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!