Bạn đang xem bài viết Rèn Luyện Tính Cách Tốt Đẹp được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rèn luyện tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của cha mẹ.
Ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi, các bé cần được bồi dưỡng tính cách để có những phẩm chất tốt, giúp tạo nền tảng cho việc học tập và rèn luyện đạo đức về sau.
Phẩm chất, tính cách quyết định số phận con người. Tính cách đặt nền móng cho đạo đức, góp phần làm nên thành công về sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Những nét tính cách tốt đẹp của con trẻ cần được chú trọng bồi dưỡng ngay khi các bé còn nhỏ.
Trường Mầm non Ban mai được chuyển giao đầy đủ bản quyền của Chương trình giáo dục sớm theo Phương án 0 tuổi, trong đó ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng tính cách cho các bé, ngay trong giai đoạn 0-6 tuổi.
Phẩm chất, tính cách của con người được thể hiện trên nhiều phương diện. Nếu trẻ được dạy dỗ sớm để có được phẩm chất tốt đẹp thì khi trưởng thành, các bé sẽ sở hữu đức tính: vui vẻ – linh hoạt; Yên lặng và tập trung chú ý; lòng dũng cảm và tự tin; yêu lao động và biết quan tâm đến người khác; lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo và có tinh thần độc lập.
Với phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”, giáo viên thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi chơi. Như vậy, toàn bộ cơ thể, tinh thần và trí tuệ của bé đều hướng vào trò chơi, khiến trẻ có được niềm vui và kết quả cao nhất. Lòng dũng cảm và tự tin của trẻ nhỏ chủ yếu được biểu hiện ở hai từ “không sợ”: không sợ bóng tối, không sợ ngã, không sợ đau, không sợ uống thuốc, không sợ các loài côn trùng, không sợ phải ở một mình, không sợ hoàn cảnh và người lạ. Tính cách này có thể được bồi dưỡng tại gia đình cũng như ở trường học thông qua việc trải nghiệm thực tế, ở mức độ khả năng tâm lý mà trẻ có thể chấp nhận được.
Lòng tự tin của trẻ cũng được nuôi dưỡng để trẻ luôn cảm nhận mình là một đứa trẻ ngoan, có năng lực, vì vậy lúc nào các bé cũng vui vẻ. Ngoài ra, nhằm giúp trẻ nhỏ biết quan tâm đến người khác, giáo viên phải là người thể hiện sự quan tâm của mình đến trẻ, đến những người trong gia đình trẻ và mọi người xung quanh, như vậy trẻ sẽ học cách mô phỏng và làm theo theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Các thầy cô giáo sẽ nuôi dưỡng lòng hiếu kỳ và tính sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động làm cho trẻ thích xem, thích nghe, thích sờ, thích làm, thích hỏi, thích ghi nhớ, thích mô phỏng, thích làm thí nghiệm, thích bày ra nhiều trò chơi, thích tự làm ra sản phẩm. Những kỹ năng mềm mà giáo viên chú trọng bồi dưỡng bằng cách hướng dẫn, tập cho trẻ làm hằng ngày để hình thành thói quen tốt sẽ nuôi dưỡng tinh thần tự lập cũng như độc lập cho các em, không dựa dẫm vào người khác, không ỷ lại người lớn. Nhờ đó, trẻ có thể tự làm một số việc trong khả năng như tự cất cặp và giày vào locker, tự cởi giày và vớ, tự mặc áo quần, tự dọn dẹp bàn ghế, tự xúc ăn, tự rửa tay, tự đi vệ sinh…
Muốn rèn luyện tính cách tốt đẹp cho con, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1
Hãy cư xử đúng với vai trò của người làm cha làm mẹ và đừng lấy công việc, việc nhà cửa hay bất cứ việc bận rộn nào ra để đổ lỗi cho việc không có thời gian trò chuyện và chơi với con. Khi còn nhỏ, trẻ thường cảm nhận mọi việc bằng trực giác và bạn càng giành ít thời gian bên con mình thì chúng càng có cảm giác rằng bạn đang bỏ rơi chúng và cho rằng chúng cần phải tự lo liệu mọi việc
Bước 2
Xem lại lịch làm việc hàng tuần của bạn và chỉnh sửa sao cho bạn có đủ vài giờ mỗi ngày để ở bên con.
Bước 3
Nói với con về những gì bạn muốn dạy cho chúng. Sự bắt chước là hình thức dạy trẻ tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy là một tấm gương tốt cho con mình.
Bước 4
Quản lý các thói quen và các mối quan hệ xã hội của con mình. Hãy kiểm tra xem chúng thường xem và nghe gì từ ti vi và chúng cư xử với những đứa trẻ khác ra sao. Hãy chuẩn bị sao cho bạn có thể nói thật nhẹ nhàng, có tình có lý mỗi khi bạn muốn chúng thôi không dùng một số từ nào đó nữa hay thôi bắt chước những hành vi xấu của người khác. Bạn cũng nên gợi ý cho con một vài cách giải trí khác mà theo bạn là hay hơn.
Bước 5
Hãy trò chuyện với trẻ với vai trò là người lớn nhưng bạn phải làm sao để những điều bạn nói phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đừng có tỏ ra kể cả, bề trên. Biến thời gian dạy trẻ trở thành khoảng thời gian để trẻ vui đùa, chơi trò chơi, kể chuyện và đọc sách. Chuẩn bị sắn lời giải thích vì sao bạn muốn con học những đức tính này hay khác nếu con hỏi.
Bước 6
Đặt giới hạn cho các hành vi của con và bạn có thể phạt con nếu thấy cần thiết. Nhưng khi phạt chúng, hãy giải thích tại sao chúng đáng bị phạt. Bạn không nên cảm thấy tội lỗi khi phạt con bởi vì bạn phạt chúng vì bạn yêu chúng.
Bước 7
Luôn luôn lắng nghe con nói và thiết lập một thói quen giao tiếp cởi mở. Hãy tạo cho con cảm giác rằng bạn không chỉ là cha mẹ mà còn có thể là một người bạn, một người chúng có thể tâm sự khi chúng cần. Hãy khuyến khích chúng nói ra những điều giấu trong lòng và dạy chúng biết chấp nhận những lời phê bình.
Bước 8
Bạn hãy luôn quan tâm tới việc trường lớp của trẻ và hãy khen ngợi con mỗi khi chúng đạt thành tích tốt ở trường. Hãy khuyến khích chúng để chúng đạt được thành tích tốt hơn mà không huyên hoang, tự mãn và luôn ở bên để an ủi con mỗi khi chúng thất bại, chán nản.
Bước 9
Bạn hãy sắp xếp để cả gia đình có thể cùng ngồi ăn với nhau và hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian này để các thành viên trong gia đình trao đổi ý kiến, để dạy trẻ những giá trị truyền thống và đạo lý mà chúng cần phải mang theo suốt cuộc đời.
Bước 10
Nếu bạn chỉ nói với con là cái này tốt, cái kia xấu thì không nên. Hãy chỉ cho chúng thấy. Hãy tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động cộng đồng và đến những nơi mà chúng có thể học hỏi được những điều hay, những hành vi ứng xử đẹp và những đức tính tốt từ người khác như tính kỉ luật, thói quen làm việc hợp lý hay biết tôn trọng người khác.
Bước 11
Khuyến khích con nói ra những điều trong lòng và giúp hình thành quan điểm cho con. Hãy dạy chúng để chúng biết lắng nghe ý kiến của những người xung quan và dẫn dắt chúng để chúng biết lựa chọn đúng đắn.
Tại Trường mầm non Ban mai, chúng tôi luôn nỗ lực uốn nắn, rèn luyện cho các bé tính cách tốt đẹp, giúp bé thành công trong cuộc sống sau này.
Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo
Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là khả năng phát minh hoặc tạo ra một điều gì đó mới mẻ. Đó có thể là một khái niệm, một giải pháp, một phương pháp, một tác phẩm nghệ thuật hoặc một thiết bị. Tư duy sáng tạo dựa trên việc nhìn mọi thứ theo một cách mới mà trước đây chưa từng được nghĩ đến. Đó là lý do tại sao nó thường được mô tả như là tư duy vượt giới hạn hoặc suy nghĩ không theo lối mòn. Một số kỹ năng tư duy sáng tạo hàng đầu:
Phân tích. Trước khi suy nghĩ sáng tạo về điều gì đó, trước tiên bạn phải có khả năng hiểu nó. Điều này đòi hỏi khả năng kiểm tra mọi thứ cẩn thận để hiểu ý nghĩa của chúng. Cho dù bạn đang xem một văn bản hay một bản kế hoạch, bạn cần có khả năng phân tích nó trước tiên.
Tổ chức tốt. Tổ chức là một phần quan trọng của sự sáng tạo. Mặc dù bạn có thể cần phải có một chút lộn xộn khi thử một ý tưởng mới, nhưng sau đó bạn cần tổ chức các ý tưởng của mình để người khác có thể hiểu và làm theo tầm nhìn của bạn. Khả năng cấu trúc một kế hoạch hành động với các mục tiêu và thời hạn rõ ràng là điều rất quan trọng.
Giao tiếp. Mọi người sẽ chỉ đánh giá cao ý tưởng hoặc giải pháp sáng tạo của bạn nếu bạn có thể truyền đạt hiệu quả đến những người bạn làm việc cùng (hoặc với khách hàng hoặc đối tác của bạn). Do đó, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói hiệu quả.
Bạn cũng cần có khả năng nắm bắt toàn bộ sự việc trước khi suy nghĩ sáng tạo về nó. Do đó, bạn cũng phải cần biết lắng nghe. Bằng cách đặt câu hỏi chính xác và hiểu vấn đền, bạn có thể đưa ra một giải pháp độc đáo.
Đặt câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”. Quá trình đặt câu hỏi “nếu như” có thể giúp khám phá ra những điều mới mẻ. Chẳng hạn, bạn có thể xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bắt đầu thực hiện một quy trình theo cách ngược lại với cách bạn đang làm. Câu hỏi “Nếu như” thường là nguồn gốc của những ý tưởng lớn.
Đứng vào vai trò của người khác. Ở vào vị trí của người khác có thể giúp bạn nhìn ra các khía cạnh mới dẫn đến những ý tưởng hữu ích. Chẳng hạn, nếu bạn là nhân viên bán hàng, thì khi vào vai khách hàng, bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì họ đang nghĩ. Điều này có thể giúp bạn lường trước được những câu hỏi khó của khách hàng và lên kế hoạch để đối phó.
Kỹ thuật khiêu khích. Khiêu khích là một quá trình mà bạn cố ý từ chối một sự thật để giúp kích thích tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, bạn có thể đặt ra tiền đề rằng việc loại bỏ tất cả các máy tính trong doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện năng suất. Mặc dù bạn không có ý định loại bỏ hệ thống máy tính của mình, nhưng khái niệm này có thể giúp kích thích bạn và đồng nghiệp có thể đưa ra ý tưởng để cải thiện năng suất và kiểm tra lại các quy trình làm việc hiện tại.
Thúc đẩy sự hợp tác. Khi nhân viên được yêu cầu đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo thì tất cả mọi người đều trở cạnh tranh. Ai cũng muốn được công nhận vì “ý tưởng lớn”. Sự cạnh tranh như vây đôi khi có lợi nhưng sẽ không hữu ích nếu bạn muốn có nhiều ý tưởng cùng lúc. Hãy khuyến khích sự hợp tác hơn là cạnh tranh. Kết hợp các nhóm để tạo sự đa dạng nhất, điều này có thể cho ra những ý tưởng bất ngờ và táo bạo.
Lưu ý là nên công nhận toàn bộ đội nhóm vì những đóng góp của họ chứ không chỉ riêng một cá nhân nào. Vậy thì họ sẽ nhận ra kết quả cuối cùng mới là vấn đề chứ không phải là việc ai nói gì hay ai đóng góp nhiều hơn. Đồng thời, không ai muốn được gọi là người lười biếng trong nhóm, vì vậy làm việc theo nhóm khuyến khích mọi người muốn đóng góp ý tưởng sáng tạo.
Một số sơ đồ tư duy sáng tạo phổ biến
Sơ đồ tư duy là một trong những cách tốt nhất giúp hình dung suy nghĩ của bạn hoặc thể hiện những suy nghĩ trừu tượng của bạn bằng những hình ảnh cụ thể. Tuy nhiên, ngoài việc ghi chú, sơ đồ tư duy có thể giúp bạn trở nên sáng tạo hơn, ghi nhớ nhiều hơn và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Sơ đồ tư duy đơn giản. Đây là một sơ đồ trực quan dưới dạng cây hoặc hình nhện, trong đó trung tâm là vấn đề chính và xung quanh là các nhánh con của các nhánh lớn hơn. Sơ đồ tư duy đơn giản là một công cụ mặc định miễn phí trong Mirosoft và bạn chỉ cần sử dụng một vài phím tắt để tạo sơ đồ nhanh chóng.
Lưu đồ (Flowchart). Lưu đồ là một quy trình từng bước được trực quan hóa với các hình dạng khác nhau và được sắp xếp theo hướng mũi tên. Lưu đồ giúp hình dung một quy trình cụ thể, từ đó có thể hiểu và tìm ra các sai sót, nút thắt cũng như nhìn thấy được vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau để giải quyết vấn đề sáng tạo.
Sơ đồ tư duy có thể là một công cụ hiệu quả để khám phá những ý tưởng sáng tạo, xây dựng kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người gặp thất bại do không thực hiện đúng phương pháp. Do đó, để cuộc họp tìm ra giải quyết đạt được thành công, bạn nên chọn các sơ đồ tư duy phù hợp nhất với mục tiêu.
6 thủ thuật tư duy sáng tạo
Hãy hành động. Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn thực hiện phương pháp tư duy sáng tạo đấy.
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng. Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Bạn không thể nhịn ăn để sáng tạo được, những sáng tạo của bạn muốn thực hiện được bạn cũng cần phải vững mạnh về tài chính. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.
Thoải mái và cởi mở. Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.
Phá vỡ những nguyên tắc. Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Dám dấn thân và không sợ rủi ro. Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.
Không ỷ lại. Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.
Tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử. Vì thế, hãy luôn rèn luyện tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.
Lợi Ích Và Cách Rèn Luyện Thói Quen Đọc Sách
Rèn luyện thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh, bổ ích, không vướng vào các tệ nạn xã hội, không tham gia vào các cuộc nhậu, bài bạc thâu đêm suốt sáng,…
Nhà bác học Edison đã từng nói “Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Điều đó cho chúng ta thấy đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà quan trọng hơn là nó làm cho tư duy con người phát triển và hoàn thiện về mọi mặt từ tri thức, văn hóa tinh thần cho đến đạo đức làm người.
Đọc sách là biện pháp tự học hữu hiệu nhất, thiết thực nhất và ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn mà đôi lúc chúng ta không nhận ra, đó là:
1. Giảm căng thẳng
Khi gặp một vấn đề khó khăn phải đối mặt hoặc sau một ngày lao động đầy áp lực, mệt nhọc, tâm trạng của bạn sẽ trở nên căng thẳng và dồn nén. Nhưng tất cả sẽ tan biến đi nếu bạn tạm gác qua mọi chuyện và bắt đầu bằng một cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hay những mẫu chuyện vui, hài hước hoặc những câu chuyện đời thường về một tấm gương biết vượt khó vươn lên và thành đạt trong cuộc sống…
Rèn luyện thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh, bổ ích, không vướn vào các tệ nạn xã hội, không tham gia vào các cuộc nhậu, bài bạc thâu đêm suốt sáng, không dính vào những cuộc tình “sớm nở, tối tàng” để giải tỏa nỗi buồn nơi đất khách. Và cũng vì thế bạn sẽ tiết kiệm được các khoản chi cho các hoạt động giải trí khác, các khoản chi tiêu cho những cuộc nhậu, những sòng bài hay thậm chí là các khoản “tình phí”….
3. Nâng cao trình độ, tự tin trong giao tiếp, ứng xử
Đọc sách nhiều sẽ mang lại vốn kiến thức, hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp tư duy, nhận thức của bạn ngày càng sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Điều đó sẽ giúp các bạn tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
4. Nâng cao tay nghề, cải thiện phong cách làm việc
5. Xây dựng nhân cách tốt
Sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống; những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những điều khó khăn trong cuộc sống, biết lên án, chê trách những thói hư, tật xấu, những hành vi trái đạo đức, chuẩn mực xã hội đời thường, từ đó hình thành cách nghĩ, cách nhìn tích cực hơn, luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh.
Tuy nhiên, để đọc sách hiệu quả các bạn phải xác định: mục đích đọc sách để làm gì? Đọc những loại sách nào? Và đọc như thế nào? Khi xác định được mục đích, bạn sẽ chọn được loại sách phù hợp để đọc và khi đã lựa chọn được loại sách phù hợp bạn phải biết cách đọc như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Để rèn luyện thói quen đọc sách của bạn, xin mách bạn 6 bước sau:
1. Tất nhiên, kiếm một cuốn sách
2. Thực hành thói quen đọc sách cho bạn
Bây giờ bạn đã tìm thấy những gì bạn thích đọc; bắt đầu đặt mục tiêu mỗi ngày 15 phút đọc sách. Trong thời gian này, bạn không phải quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ đọc sách của bạn. Sau 15 phút, bạn có thể đóng tài liệu đọc của bạn và làm một cái gì đó khác. Thực hành như vậy mỗi ngày sẽ làm cho ta có một thói quen. Sau khi bạn đã quen với thói quen này, bạn có thể tăng thời gian bạn cần phải đọc trong một ngày đến 20 hoặc 30 phút.
3. Không từ bỏ
Nếu bạn thấy rằng bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ ở bước trên; chẳng có gì phải xấu hổ với bản thân. Hãy nhớ rằng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc! Bạn chỉ cần cố gắng một lần nữa và một lần nữa cho đến khi bạn đạt được nó.
4. Không đặt quá nhiều áp lực, mục tiêu vào chính bạn
Việc này không phải đùa. Nếu bạn đang cảm thấy áp lực với mục tiêu của mình thì bạn hãy từ bỏ nó đi. Bởi khi bạn tập thói quen là đọc sách là lúc thoải mái nhất, chẳng có bài kiểm tra nào mà bạn phải làm khi đọc sách. Đọc sách là cho vui, không áp lực. Do đó, không đẩy mình quá khó khăn nếu không sẽ phản tác dụng.
6. Có thể tham khảo ý kiến phản hồi của các độc giả khác để quyết định có nên đọc cuốn sách đó không
Việc này cũng quan trọng, bởi xung quanh ta có rất nhiều người có sở thích và thói quen đọc sách thường xuyên. Tuy có thể khác sở thích nhưng ít ra bạn cũng có thể biết được cuốn sách bạn sắp đọc hấp dẫn, lôi cuốn đến mức nào.
Các “Giáo sư hàn lâm” nói về lý thuyết thì rất nhiều, điều quan trọng là cách làm và mức độ kiên trì của bạn.
Tóm lại, sách là người bạn gần gũi, hữu ích nhất với mỗi người chúng ta. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao tri thức, tầm hiểu biết, góp phần tự hoàn thiện bản thân.
Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Học Và Tự Học Hiệu Quả
Kỹ năng học và tự học của mỗi người quyết định đến kết quả của quá trình rất lớn. Do đó, bạn cần nắm được kỹ năng học và tự học là gì, phương pháp tự học hiệu quả để có thể đạt được kết quả cao trong cuộc sống và sự nghiệp.
MỤC LỤC: 1. Kỹ năng học và tự học là gì? 2. Cách phát triển kỹ năng học và tự học 3. Kỹ năng tự học – “bệ phóng” tương lai
Học hỏi là chu trình tất yếu đặt tiền đề cho sự phát triển bản thân, tích lũy kiến thức và kỹ năng sống cũng như làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển kỹ năng tự học, bạn cần phát huy tinh thần học tập có chọn lọc và lên kế hoạch học tập, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ thế nào cho hiệu quả trước chân trời tri thức vô tận.
Kỹ năng học và tự học có tác dụng gì đối với công việc của bạn.
1. Kỹ năng học và tự học là gì?
Kỹ năng học và tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình,… để hoàn thiện bản thân.
Chu trình học và tự học bao gồm Tự nhận thức – Áp dụng – Cân nhắc – Biến đổi dựa trên 3 phương thức:
Hành vi: Sự học hỏi phát triển khi bạn có sự động viên, khuyến khích.
Nhận thức: Kiến thức và các bài học tự động “len lỏi” vào tiềm thức nhờ khả năng ghi nhớ tuyệt vời.
Nhân văn: Những kinh nghiệm cá nhân sẽ mang đến cho bạn nhiều bài học để trưởng thành, từ đó đúc kết những giá trị bản thân.
2. Cách phát triển kỹ năng học và tự học
Phát triển tư duy là tiền đề quan trọng cho quá trình tự học bởi tư duy tiến bộ sẽ giúp thúc đẩy các suy nghĩ tích cực và cảm hứng học tập. Một số kỹ năng khác giúp ích cho quá trình tự học là kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian và tự tạo động lực và cảm hứng để đẩy lùi thói quen trì hoãn để không ngừng lĩnh hội và áp dụng các bài học vào các tình huống cụ thể.
Nếu bạn là một nhân viên kinh doanh mới vào nghề thì việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn nâng cao trình độ. Khi kết hợp với sự tìm tòi, tra cứu bằng mọi thiết bị công nghệ, hiện đại như ngày nay thì việc cải thiện trình độ, tay nghề, kiến thức sẽ nhanh chóng được thực hiện.
Kỹ năng học hỏi có tổ chức:Lên lịch trình, thời gian biểu học tập khoa học. Bạn có thể tham khảo cách xác lập thời gian biểu của bạn bè và những người xung quanh.
Xác lập mục tiêu, lập kế hoạch về lộ trình học tập, từ đó ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo thứ tự giảm dần.
Nguồn thông tin học tập: tham khảo thông tin và kiểm định chất lượng các nguồn thông tin theo cấp độ phức tạp.
Phong cách viết: giúp bạn đọc hiểu các loại tài liệu khác nhau.
Kỹ năng và chiến lược đọc hiệu quả giúp bạn phát triển thói quen đọc.
Kỹ năng ôn tập giúp bạn ôn lại các bài học cũ giúp khắc sâu kiến thức.
Kỹ năng viết: Kết hợp với kỹ năng ôn tập thì ghi chép cũng là một phương pháp giúp kiến thức được khắc sâu và làm tiền đề cho những nghiên cứu, học tập sau này.
Học tập và tự ý thức được việc học sẽ đem lại nguồn kiến thức vô tận
3. Kỹ năng tự học – “bệ phóng” tương lai
Tạo lập thói quen và sở thích tự học sẽ ươm mầm những ý tưởng sáng tạo, không ngừng học hỏi các kinh nghiệm để dần hoàn thiện nhân cách và năng lực. Bởi vậy, cha mẹ có thể hỗ trợ quá trình học tập của con cái bằng hoạt động tư vấn một lộ trình học tập hiệu quả nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng và định hướng cho sự nghiệp tương lai.
Ngoài ra, việc tự học có vai trò quan trọng bởi kiến thức luôn rộng mở, do đó bạn cần học không ngừng để cập nhật và thích nghi cũng như tăng khả năng cạnh tranh để tránh bị tụt hậu khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, hiện đại hơn.
Để một công việc được hoàn thành tốt thì khi giải quyết vấn đề, bạn cũng cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo. Khi đã có kỹ năng tự học, sự tiếp thu kiến thức của một người phát triển rất nhanh, từ đó tạo tiền cho bạn sáng tạo ra những phương pháp mới. Ngược lại, nếu có tư duy sáng tạo, bạn cũng biết cách áp dụng để mở rộng và suy nghĩ kiến thức sao cho mình dễ tiếp thu nhất.
Cùng với kỹ năng học và tự học, kỹ năng quản lý thời gian cũng góp phần vào sự thành công của mỗi người trong công việc và cuộc sống. Người biết sắp xếp thời gian hợp lý sẽ làm được mọi việc mình yêu thích. Vì vậy, nếu bạn vẫn chưa thể kiểm soát thời gian mỗi ngày để có thể cân bằng giữa công việc và thời gian dành cho bản thân thì hãy tự mình điều chỉnh theo kế hoạch để mọi việc luôn được tiến hành đạt kết quả cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rèn Luyện Tính Cách Tốt Đẹp trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!