Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật Việc làm năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Mức tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Tại doanh nghiệp cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:
Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021
Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2021
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn sẽ giữa như năm 2020 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2021
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.
Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2021 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2014 thì người lao động nhận được 04 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
Trợ cấp thất nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
Hỗ trợ Học nghề.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau
Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người lao động chết.
Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng không được quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng).
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu tải văn bản);
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Quyết định thôi việc;
Quyết định sa thải;
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Sổ bảo hiểm xã hội.
Về thủ tục đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động thực hiện 04 bước sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Một số trường hợp đặc biệt
Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện trong những trường hợp sau:
Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại Quyết định.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó:
Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qúa 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Một người chỉ được nhiều lần tiền trợ cấp thất nghiệp nhưng chỉ được hưởng tối đa tổng không quá 12 tháng.
Những quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, về thủ tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Công ty Luật Việt An – Tiễn sĩ, Luật sư: Đỗ Thị Thu Hà sẽ nêu và tư vấn giúp các bạn qua video này: Cơ sở pháp lý, Luật áp dụng, Đối tượng nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Thủ tục bao gồm những gì, Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào, Và những lưu lý khi làm thủ tục thất nghiệp được Ts. Ls Đỗ Thị Thu Hà hướng dẫn các bạn qua video sau:
Quy Định Về Bảo Hiểm Y Tế Tại Việt Nam
BHYT là một hình thức bảo hiểm theo đó người tham gia được chi trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Đối tượng tham gia BHYT gồm 5 nhóm: nhóm do NSDLĐ đóng; nhóm do BHXH đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ; nhóm tham gia BHYT tự nguyện.
Nơi mua BHYT phụ thuộc vào từng đối tượng tham gia, có thể là tại trường học, cơ quan, doanh nghiệp, UBND xã, điểm bưu điện xã (đối với người mua BHYT tự nguyện),…
Mức hưởng BHYT đúng tuyến gồm các mức: 100% chi phí KCB có hoặc không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán; 95% chi phí KCB; 80% chi phí KCB.
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014;
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Quyết định số 595/QĐ-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Ngoài ra, hiện nay theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Vậy, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe. Người mua bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 và mức đóng của các đối tượng
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 với mức đóng cũng như mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác nhau.
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5 mức tiền lương tháng của người lao động.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Mức đóng hàng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Đối tượng thuộc nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bao gồm:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế 2020 được quy định tại Điều 3 Nghị định số 146/2018 như sau:
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:
b. Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh theo trường hợp trên;
c. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
d. Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975;
6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2019 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng trên, gồm:
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở,tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng.
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Các đối tượng thuộc nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp do ngân sách nhà nước đóng.
Hai đối tượng trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng tối thiểu 70% mức lương cơ sở. Trường hợp ối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức lương cơ sở.
Học sinh, sinh viên.
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hai đối tượng trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng tối thiểu 30% mức lương cơ sở.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình gồm người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trừ các đối tượng thuộc các nhóm trên. Ngoài ra, các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ các nhóm đối tượng trên mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Mức đóng của nhóm đối tượng này như sau:
Vậy mức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương cơ sở mà nhà nước quy định cho mỗi năm.
Theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/06/2018 thì mức lương cơ sở điều chỉnh tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng theo đó mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể đóng bảo hiểm y tế theo hình thức 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y t ế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Về nơi mua bảo hiểm y tế thì tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì cách mua bảo hiểm y tế là người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện hoặc đại lý thu bảo hiểm y tế tại cấp xã theo định kì 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình bao gồm:
Tờ khai tham gia BHYT (mẫu số TK1-TS);
Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu D01-HGĐ);
Bản chụp và bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ để xác định việc giảm trừ mức đóng.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh sinh viên
Với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh, sinh viên cách mua bảo hiểm y tế là chỉ phải đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.
Thủ tục mua bảo hiểm y tế: học sinh, sinh viên chỉ cần thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác
Người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế được mua tại chính cơ quan, đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Về thủ tục mua bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế 2020 chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS), sau đó thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị.
Mức hưởng bảo hiểm y tế 2020
Mức hưởng theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020
Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mức hưởng bảo hiểm y tế 2020 phụ thuộc vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể:
Đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 khác mức hưởng sẽ là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong đó có đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.
Hiện nay, trên thẻ bảo hiểm y tế có ghi mã thẻ bảo hiểm y tế nhằm mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay và từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý bằng công nghệ thông tin. Nhìn vào mã bảo hiểm y tế, người dân có thể biết rõ mình làm việc ngành nghề nào, thuộc nhóm đối tượng nào, mức hưởng BHYT, nơi sinh sống, bệnh viện nơi đăng ký KCB …
Như vậy, mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó mã thẻ bảo hiểm y tế gồm 15 ký tự, được chia thành 4 ô. Trong đó, 2 ký tự đầu (ô thứ nhất): Được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia BHYT. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): Được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ngoài ra, không phụ thuộc vào loại đối tượng, người tham gia bảo hiểm y tế 2020 sẽ được thanh toán 100% chi phí KCB nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
KCB tại tuyến xã.
Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng như trên khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế 2020 khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng của các nhóm đối tượng:
Hiện nay, đã có sự thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến xã, tuyến huyện trong cùng một tỉnh: người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo nhóm đối tượng như trên.
Đối với việc thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến huyện trên phạm vi cả nước thì không phải mọi trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến ở tuyến huyện sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như đi khám đúng tuyến. Nếu trên thẻ bảo hiểm y tế của bạn ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là bệnh viện tuyến huyện thì bạn sẽ được đi khám ở bất kỳ bệnh viện nào thuộc tuyến huyện trên toàn quốc, còn nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn ghi rõ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến huyện của một tỉnh nhất định thì trường hợp này bạn sẽ chỉ được khám ở trên địa bàn tỉnh đó.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo theo mức hưởng của nhóm đối tượng.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của nhóm đối tượng cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Các Quy Định Về Bệnh Có Sẵn Khi Tham Gia Bảo Hiểm
1. Thế nào là bệnh có sẵn?
Khi yêu cầu tham gia một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm sức khoẻ, phía doanh nghiệp bảo hiểm luôn yêu cầu khách hàng kê khai chính xác về tình hình sức khoẻ của người được bảo hiểm trên hợp đồng. Đặc biệt, phải kê khai trung thực các bệnh có sẵn của người được bảo hiểm để phía doanh nghiệp bảo hiểm tính toán mức độ rủi ro, đưa ra các mức phí và quyền lợi chi trả phù hợp nhất cho khách hàng. Vậy bệnh có sẵn là bệnh như thế nào?
Bệnh có sẵn được nói đến trong lĩnh vực bảo hiểm là tình trạng người được bảo hiểm mắc bệnh tật hoặc các tổn thương được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, điều trị trước khi được công ty bảo hiểm cấp hợp đồng (hoặc trước ngày khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm). Có nghĩa là, khách hàng đã mắc một số bệnh tật, tổn thương ở thân thể trước khi mua bảo hiểm.
Các bệnh có sẵn này (hay còn gọi là tiền sử bệnh) thường được ghi chú lại trên các hồ sơ y tế tại các sơ sở y tế hợp pháp. “Bệnh có sẵn” là một trong thuật ngữ mà người tham gia bảo hiểm cần quan tâm. Nó được quy định rõ ràng và cụ thể trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm khi ký kết.
2. Đặc điểm của các bệnh có sẵn trong hợp đồng bảo hiểm
Song, từ năm thứ 2 trở đi, một số bệnh/thương tật có sẵn ở người được bảo hiểm sẽ bắt đầu được công ty bảo hiểm chấp nhận chi trả quyền lợi bảo hiểm nếu các bệnh này không phát sinh trong năm đầu mua bảo hiểm.
Lưu ý:
+ Thời gian chờ một năm chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẽ áp dụng thời gian chờ khác nhau đối với việc chi trả quyền lợi cho các bệnh/thương tật có sẵn.
+ Ngoài ra, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã quy định sẽ không chấp nhận chi trả quyền lợi cho các bệnh có sẵn.
Ví dụ: Công ty bảo hiểm Aviva không hỗ trợ chi phí nằm viện cho các bệnh có sẵn (được nêu trong mực loại trừ trách nhiệm bảo hiểm). Nếu người được bảo hiểm phải nằm viện trong trường hợp tái phát bệnh có sẵn, hoặc do hậu quả trực tiếp/gián tiếp của bệnh có sẵn thì phía Aviva sẽ không chi trả các quyền lợi bảo hiểm.
Chính vì điều này, khi tham gia bất cứ một hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ/bảo hiểm nhân thọ nào, người tham gia bảo hiểm cần phải hỏi tư vấn viên về các bệnh có sẵn. Nếu bạn đã có sẵn một vài căn bệnh trong người thì hãy xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi bảo hiểm mà bạn có thể nhận được khi mua sản phẩm bảo hiểm đó.
3. Các quy định cần biết về bệnh có sẵn tại 1 vài công ty bảo hiểm
Người mua bảo hiểm cần đọc kỹ các điều khoản, quy định được nêu rõ ở hợp đồng. Người này có nghĩa vụ kê khai chính xác tình trạng sức khoẻ của bản thân để được nhận tối đa quyền lợi bảo hiểm. Nếu cố tình che giấu bệnh có sẵn hoặc kê khai bệnh không chính xác thì người tham gia bảo hiểm sẽ bị phạt và không được hưởng quyền lợi khi gặp rui ro với các bệnh này.
Quy định về bệnh có sẵn của thương hiệu bảo hiểm Manulife
Trong trường hợp người mua bảo hiểm cố ý vi không cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về bệnh có sẵn khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, thì phía công ty bảo hiểm Manulife sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đồng thời, Manulife sẽ không chấp nhận khôi phục hiệu lực hợp đồng cho người mua bảo hiểm.
Có nghĩa là, người tham gia bảo hiểm sẽ không được chi trả bất kỳ quyền lợi nào khi rủi ro bảo hiểm. Lúc này, người mua bảo hiểm sẽ được Manulife hoàn trả lạị một số tiền phí bảo hiểm đã đóng (giá trị hoàn lại), sau khi đã trừ đi các khi phí phát hành và quản lý hợp đồng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, ngay khi doanh nghiệp Manulife phát hiện hành vi che dấu, khai báo gian dối về bệnh có sẵn thì tất cả các quyền lợi bảo hiểm đã được Manulife chấp thuận trước đó (chưa tiến hành chi trả) sẽ bị huỷ bỏ 100%. Khách hàng sẽ mất đi quyền lợi bảo hiểm này.
Quy định về bệnh có sẵn của thương hiệu bảo hiểm Bảo Việt
Bảo hiểm Bảo Việt đã đưa ra những quy định cụ thể về bệnh/thương tật có sẵn ở người được bảo hiểm khi mua bảo hiểm như sau:
+ Là bất cứ các bệnh/thương tật có trước ngày ký kết hợp đồng bảo hiểm mà người mua bảo hiểm đã biết trước, ý thước được trước dù có khám và điều trị hay không.
+ Đã điều trị trong 3 năm gần đây.
Thời gian chờ để được chi trả quyền lợi bảo hiểm của Bảo Việt (đối với các bệnh có sẵn) cũng là 1 năm. Các bệnh này sẽ vẫn được chi trả quyền lợi từ năm thứ 2 tham gia bảo hiểm trở đi.
Quy định về bệnh có sẵn của thương hiệu bảo hiểm PVI
Các quy định về định nghĩa bệnh có sẵn của PVI tương tự như Bảo Việt. Tuy nhiên, ngoài các bệnh có sẵn theo quy định thì PVI nâng cao các quy tắc về bệnh này.
Một số bệnh sau cũng được hiểu là bệnh có sẵn: viêm amidan phải cắt, viên VA phải nạo, rối loạn tiền định, thoái hoá khớp/đốt sống, hen/suyễn, vẹo vách ngăn cần phẫu thuật, viêm tai giữa phải phẫu thuật.
Quy định về bệnh có sẵn cuả thương hiệu bảo hiểm Liberty
Đối với Liberty, các bệnh có sẵn được quy định như sau:
+ Là bệnh/thương tật/ốm đau có trước ngày hiệu lực hợp đồng bảo hiểm, có các triệu chứng mà người được bảo hiểm đã biết trước và cảm nhận được bệnh tồn tại, dù có khám, điều trị hay được chẩn đoán hay không.
+ Là bệnh/thương tật/ốm đau mà người được bảo hiểm đã tiến hành điều trị, uống thuốc, hoặc có chẩn đoán của bác sĩ trong vòng 2 năm về trước (tính từ ngày hiệu lực hợp đồng).
Mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về các quy định, quy tắc về bệnh có sẵn để làm đúng nguyên tắc kê khai tình hình sức khoẻ của người được bảo hiểm khi tham gia bất kỳ 1 hợp đồng bảo hiểm nào. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm, đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của chính người tham gia!
Bệnh Hiểm Nghèo Trong Quy Tắc Bảo Hiểm Pvi
1. Định nghĩa bệnh hiểm nghèo trong quy tắc bảo hiểm PVI
1.1. Ung thư giai đoạn sớm
Ung thư giai đoạn sớm được bảo hiểm theo Quy tắc này bao gồm:
1.1.1. Ung thư biểu mô tại chỗ (CIS)
Ung thư biểu mô tại chỗ (CIS) của các bộ phận trong cơ thể được liệt kê sau đây:
Ung thư biểu mô tại chỗ là sự tự phát triển khu trú của các tế bào ung thư giới hạn trong các vị trí nơi nó phát sinh ra và chưa dẫn tới sự xâm lấn và/ hoặc phá hủy các mô xung quanh. “Xâm lấn” có nghĩa là sự xâm nhập và/ hoặc sự chủ động phá hủy các mô bình thường ở ngoài lớp màng đáy. Chẩn đoán Ung thư biểu mô tại chỗ phải luôn đi kèm với kết quả mô bệnh học.
Hơn nữa, chẩn đoán Ung thư biểu mô tại chỗ phải được chẩn đoán xác định dựa trên cơ sở kiểm tra bằng kính hiển vi các mô tế bào cố định, được hỗ trợ bởi kết quả sinh thiết. Chẩn đoán lâm sàng không đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Chẩn đoán lâm sàng hoặc các phân loại về tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) bao gồm:
CIN I (tăng sản tế bào dạng đáy ở các lớp sâu của thượng mô, không quá 1/3 chiều dày của thượng mô),
CIN II (tăng sản tế bào dạng đáy tối đa 2/3 chiều dày của thượng mô),
CIN III (dị sản nặng nhưng không phải là ung thư biểu mô tại chỗ, tế bào dạng đáy chiếm gần hết chiều dày của thượng mô)
1.1.2. Ung thư giai đoạn sớm
Ung thư giai đoạn sớm được xác định theo hệ thống TNM* bao gồm:
a. Ung thư Tuyến tiền liệt giai đoạn sớm
Là bệnh ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá theo mô bệnh học có sử dụng Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM thuộc giai đoạn T1N0M0, loại trừ giai đoạn T1c.
b. Ung thư Tuyến giáp dạng không nhú giai đoạn sớm
Là bệnh ung thư tuyến giáp dạng không nhú được đánh giá theo mô bệnh học có sử dụng Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM thuộc giai đoạn T1N0M0.
c. Ung thư Bàng quang giai đoạn sớm
Là bệnh ung thư bang quang được đánh giá theo mô bệnh học có sử dụng Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM thuộc giai đoạn T1N0M0.
d. Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho giai đoạn sớm
Là bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (CLL) theo hệ thống phân loại RAI ở giai đoạn 1 hoặc 2. Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (CLL) theo hệ thống phân loại RAI ở giai đoạn 0 hoặc thấp hơn bị loại trừ.
e. Ung thư tế bào hắc tố (Melanoma) giai đoạn sớm
Là bệnh ung thư tế bào hắc tố chưa xâm lấn ra ngoài lớp biểu bì. Ung thư tế bào hắc tố chưa xâm lấn được đánh giá theo mô bệnh học là ung thư tại chỗ bị loại trừ.
(*) Hệ thống TNM là một trong những hệ thống mô tả giai đoạn của ung thư được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống này được chấp nhận bởi Hiệp hội Kiểm soát Ung thư quốc tế (UICC) và Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ (AJCC).
1.2. Ung thư giai đoạn trễ
1.2.1. Khái niệm
Ung thư giai đoạn trễ là khối u đặc ác tính hoặc bệnh lý huyết học ác tính đã được chẩn đoán bằng mô bệnh học và được đặc trưng bởi sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào ác tính có sự xâm lấn và phá hủy các mô bình thường xung quanh hoặc ở xa.
Thuật ngữ khối u đặc ác tính bao gồm U biểu mô, U mô liên kết, U nguyên bào, U tế bào mầm.
Thuật ngữ bệnh lý huyết học ác tính bao gồm U lympho và bệnh bạch cầu.
1.2.2. Loại trừ
Với định nghĩa trên, các trường hợp sau bị loại trừ:
Tất cả các khối u được đánh giá theo mô bệnh học thuộc bất kỳ trường hợp nào sau đây:
Tiền ác tính.
Chưa xâm lấn.
Ung thư biểu mô tại chỗ.
Có u giáp biên ác tính.
Có bất kỳ mức độ tiềm ẩn ác tính nào.
Có nghi ngờ u ác tính.
Khối u chưa chắc chắn hoặc chưa rõ.
Dị sản cổ tử cung CIN-1, CIN-2 và CIN-3.
a. Ung thư biểu mô da không phải là U tế bào hắc tố (melanoma), trừ khi có bằng chứng về sự di căn tới các hạch bạch huyết hoặc vượt ra ngoài.
b. Ung thư tế bào hắc tố (melanoma) chưa xâm lấn ra ngoài lớp biểu bì.
c. Tất cả Ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá theo mô bệnh học ở giai đoạn T1N0M0 (theo Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM) hoặc thấp hơn; hoặc Ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá theo các hệ thống phân loại khác tương đương hoặc thấp hơn.
d. Tất cả Ung thư tuyến giáp được đánh giá theo mô bệnh học ở giai đoạn T1N0M0 (theo Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM) hoặc thấp hơn.
e. Tất cả các khối u ở bàng quang đường tiết niệu được đánh giá theo mô bệnh học ở giai đoạn T1N0M0 (theo Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM) hoặc thấp hơn.
f. Tất cả các u mô đệm đường tiêu hóa được đánh giá theo mô bệnh học ở giai đoạn T1N0M0 (theo Hệ thống xác định giai đoạn ung thư TNM) hoặc thấp hơn với số lượng phân bào nhỏ hơn hoặc bằng 5/50 HPFs.
g. Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (CLL) theo hệ thống phân loại RAI trước giai đoạn 3.
h. Tất cả các khối u ở người nhiễm HIV.
1.3. Đau tim giai đoạn sớm
Đau tim giai đoạn sớm được bảo hiểm theo Quy tắc này bao gồm:
1.3.1. Cấy máy tạo nhịp tim
Cấy ghép máy tạo nhịp tim vĩnh viễn với điều kiện là do nguyên nhân rối loạn nhịp tim nghiêm trọng mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Việc cấy ghép máy tạo nhịp tim cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định là cần thiết, hữu ích và hiệu quả. Việc cấy ghép bất kỳ loại máy tạo nhịp tim nào tạm thời sẽ bị loại trừ.
1.3.2. Cấy máy khử rung tim
Cấy ghép máy khử rung tim vĩnh viễn với điều kiện là do nguyên nhân rối loạn nhịp tim nghiêm trọng mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Việc cấy ghép máy khử rung tim phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định là hoàn toàn cần thiết, hữu ích và hiệu quả.
1.3.3. Cắt màng ngoài tim
Việc thực hiện cắt màng ngoài tim là kết quả của bệnh màng ngoài tim hoặc đang trải qua bất kỳ thủ thuật/ phẫu thuật nào cần phẫu thuật tim can thiệp lỗ nhỏ.
1.4. Đau tim giai đoạn trễ
Cơ tim ngừng hoạt động do tắc nghẽn dòng máu, thể hiện rõ ràng bởi ít nhất ba trong các tiêu chí sau đây chứng minh sự xuất hiện của một cơn đau tim mới:
Lịch sử đau ngực điển hình.
Những thay đổi mới trong kết quả điện tâm đồ; với sự phát triển của một trong những điều sau đây: ST tăng cao hoặc hạ thấp, đảo ngược sóng T, sóng Q bất thường hoặc block nhánh trái.
Tăng men tim, bao gồm chỉ số CK-MB cao hơn mức bình thường được chấp nhận hoặc xét nghiệm Troponin T hoặc I có chỉ số từ 0.5ng/ml trở lên.
Chẩn đoán hình ảnh cho thấy sự mất mát mới của cơ tim còn sống hoặc sự bất thường mới của vận động thành từng vùng. Chẩn đoán hình ảnh phải được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa do Bảo hiểm PVI chỉ định.
1.5. Đột quỵ giai đoạn sớm
Đột quỵ giai đoạn sớm được bảo hiểm theo Quy tắc này bao gồm:
1.5.1. Phẫu thuật phình mạch não
Thực hiện phẫu thuật sửa chữa phình động mạch nội sọ hoặc phẫu thuật loại bỏ dị dạng động tĩnh mạch thông qua phẫu thuật sọ não. Các can thiệp phẫu thuật phải được chứng nhận là hoàn toàn cần thiết bởi một bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp can thiệp nội mạch nội bị loại trừ.
1.5.2. Đặt shunt não
Thực hiện phẫu thuật cấy ghép ống shunt từ tâm thất của não để làm giảm áp lực tăng lên trong dịch não tủy. Việc đặt ống shunt phải được chứng nhận là hoàn toàn cần thiết bởi một bác sĩ chuyên khoa.
1.5.3. Phẫu thuật động mạch cảnh
Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ động mạch cảnh do động mạch cảnh bị thu hẹp ít nhất 80% được chẩn đoán bằng chụp động mạch hoặc bất kỳ chẩn đoán thích hợp nào sẵn có.
Phẫu thuật cắt bỏ các mạch máu khác ngoài động mạch cảnh bị loại trừ.
1.6. Đột quỵ giai đoạn trễ
1.6.1. Khái niệm
Các vấn đề về mạch máu não bao gồm nhồi máu não, xuất huyết não và xuất huyết dưới màng nhện, tắc mạch máu não và huyết khối trong mạch máu não dẫn đến rối loạn thần kinh vĩnh viễn cùng với các triệu chứng lâm sàng kéo dài. Chẩn đoán này phải được xác định với các điều kiện sau đây:
Bằng chứng về việc rối loạn thần kinh lâm sàng vĩnh viễn được xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh ít nhất 6 tuần sau khi có chẩn đoán.
Kết quả chụp cộng hưởng từ, chụp CT, hoặc các kết quả chẩn đoán hình ảnh đáng tin cậy khác nhất quán với chẩn đoán về cơn đột quỵ mới.
1.6.2. Loại trừ
Các trường hợp sau đây bị loại trừ:
Cơn thiếu máu não thoáng qua;
Tổn thương não vì tai nạn hoặc tổn thương, nhiễm virus, viêm mạch máu, và bệnh viêm.
Bệnh mạch máu ảnh hưởng mắt hay dây thần kinh thị giác.
Thiếu máu cục bộ do rối loạn hệ tiền đình.
2. Kết luận
Nguồn: Quy tắc bảo hiểm bệnh hiểm nghèo PVI
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!