Bạn đang xem bài viết Ptn Vật Lý Đại Cương được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Thông tin chung
Tên tiếng Anh: General Physics Laboratory
Trưởng phòng Thí nghiệm:
Địa chỉ: Phòng D3-202,203,204,205,206,406,502,503; C10-206,401, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Giới thiệu phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm Vật lý đại cương nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm tổ chức tập trung của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. PTN sử dụng để Giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương cho sinh viên toàn trường và nghiên cứu thiết kế các bộ thí nghiệm vật lý.
Khi mới thành lập khối Vật lý ĐH Bách khoa, cơ sở vật chất chính là các phòng TN Vật lý Đại cương do Liên Xô trang bị. Ngày nay, PTN đã được nâng cấp hiện đại, mỗi năm phục vụ cho hàng chục nghìn lượt sinh viên trường ĐHBKHN và các trường ĐH khác.
Các bộ thí nghiệm Vật lý
Làm quen với các dung cụ và phương pháp đo cơ bản
Nghiệm các định luật chuyển động tịnh tiến trên máy Atwood
Nghiệm định luật bảo toàn động lượng trên đệm không khí
Xác định hệ số ma sát trượt bằng phương pháp động lực học
Xác định mômen quán tính và lực ma sát của ổ trục
Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc vật lý
Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm bằng phương pháp sóng dừng
Khảo sát sóng truyền trên dây
Khảo sát cặp nhiệt điện
Xác định nhiệt dung riêng của chất rắn ( hoặc lỏng ) bằng nhiệt lượng kế
Xác định nhiệt độ nóng chảy của kim loại thiếc
Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá
Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí
Xác định hệ số lực căng mặt ngoài của chất lỏng
Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp Stốc
Xác định điện trở bằng mạch cầu và suất nhiệt điện động bằng mạch xung đối
Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn
Xác định hằng số Farađây và điện tích nguyên tố bằng phương pháp điện phân
Xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dùng đèn nêôn
Khảo sát dao động ký điện tử
Khảo sát mạch cộng hưởng RLC
Xác định nhiệt độ Curie của sắt từ
Khảo sát các đặc tính của diode và transistor
Xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp magnetron
Khảo sát các định luật quang hình học dùng tia laser
X
ác định chiết suất của bản thuỷ tinh bằng kính hiển vi
Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kỳ
Xác định bước sóng ánh sáng bằng vân tròn Newton
Xác định bước sóng của chùm laser bằng giao thoa qua khe Young
Xác định bước sóng của chùm laser bằng nhiễu xạ qua cách tử phẳng
Nghiệm định luật Malus về phân cực ánh sáng dùng tia laser
Nghiệm định luật bức xạ nhiệt Stefan-Boltzmann
Xác định hằng số Planck bằng hiệu ứng quang điện ngoài
Nghiệm hệ thức bất định Heisenberg bằng nhiễu xạ qua khe hẹp
Máy đo thời gian hiện số đa năng
Bộ nguồn một chiều và xoay chiều 0-12V- 3A
Bộ nguồn một chiều 0-12V- 5A
Milivônkế điện tử
Máy phát âm tần
Bộ nguồn phát tia laser
Các bộ cảm biến (sensor) quang điện , nhiệt điện , …
Cách tử nhiễu xạ , khe Young , các loại khe hẹp ,…
3. Một số hình ảnh tiêu biểu
Tâm Lý Học Đại Cương
Tâm lí đại cươngThS.Bùi Kim ChiKhoa Luật Hình sựTrường Đại học Luật Hà NộiBài 7: Hành động và ý chíHành độngÝ chíHành động1. Khái niệm về hành động:Hành động là một bộ phận cấu thành của HĐ, được thúc đẩy bởi động cơ của HĐ và tương ứng với một MĐ nhất định không thể chia nhỏ hơn được nữa.Hành độngVD: HĐ săn bắt thú Động cơ. Hành động (đuổi thú,) MĐ HĐTP Động cơ Hành động MĐ (ĐT, XX, cải tạo,) Hành độngA.N.Lêônchiép: “Khi MĐ của hành động đi vào một hành động khác như là một ĐK để thực hiện nó, thì hành động thứ nhất được chuyển hóa thành phương thức thực hiện hành động thứ hai: thành thao tác có ý thức”.Vậy thao tác chính là những hành động đã thành thạo, đã được tổ chức lại, những hành động đã trở thành ĐK, trở thành các phương thức để thực hiện các hành động khác phức tạp hơn.Hành động2. Cấu trúc hành động và các bộ phận chức năng của nó:Cấu trúc hành động: gồm mục đích, động cơ, các thao tác, KQ.+ Mục đích: là cái KQ, là cái mốc mà con người cần đạt tới trong QT hành động..Hành động+ Động cơ: là toàn bộ những gì bên trong thúc đẩy con người hành động (nhu cầu, tình cảm, hứng thú, mong muốn,).Hành động+ Các thao tác: là những cử động (động tác) diễn ra theo một hệ thống nhất định với tư cách là phương thức thực hiện hành động.+ Kết quả: là sự hiện thực hóa ra bên ngoài của MĐ hành động, là SP thực tế của HĐ.Hành độngCác bộ phận chức năng của hành động:P.I.Ganpêrin: mỗi hành động hoàn chỉnh gồm 3 bộ phận:+ BP định hướng+ BP thực hiện + BP kiểm traHành động3. Phân loại hành động:Dựa vào mức độ lĩnh hội hành động:+ Hành động VC và hành động VC hóa.+ Hành động nói ra ngoài.+ Hành động bên trong.Dựa vào MĐ hành động:+ Hành động vận động.+ Hành động nhận thức + Hành động GTXHHành độngDựa vào mức độ ý chí:+ Hành động xung động: là những hành động không được ý thức một cách đầy đủ. Nó được kích thích bởi nhu cầu đang được thể nghiệm một cách trực tiếp, dưới ảnh hưởng trực tiếp của hoàn cảnh (còn gọi là hành động mang tính chất tình huống).Đặc điểm: trong hành động xung động, con người không hề suy nghĩ gì về hành động của mình, không cân nhắc “nên” hay “không nên”, họ phản ứng một cách nhanh chóng và trực tiếp, thường cũng nhanh chóng hối hận về hành động của mình.Hành động+ Hành động bột phát: là những hành động thường xảy ra khi con người bị kích động mạnh mẽ, họ biết việc mình làm, nhưng không làm chủ được nó, không điều khiển, kiểm soát được nó, tựa như có ai đó thúc đẩy, xui khiến.Đặc điểm: thường đó là hành động mù quáng mà sau khi hành động xong con người mới YT được đầy đủ. Hành động này thường mang lại hậu quả không có lợi, thậm chí còn rất nguy hại.Hành động+ Hành động tự động hóa: là loại hành động mà lúc ban đầu nó là những hành động có YT, có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà về sau trở thành hành động tự động hóa. Nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của YT mà vẫn được thực hiện có chúng tôi kĩ xảo học tập, thói quen vệ sinh, ngăn nắp.Hành động tự động hóa có 2 loại: kĩ xảo, thói quen.Hành độngSo sánh kĩ xảo và thói quen:Giống nhau: * Đều là hành động tự động hóa* Đều có cơ sở sinh lí là những động hình.Hành độngKĩ xảoMang tính chất kĩ thuật.Không gắn với tình huống.Có thể bị mai một nếu không thường xuyên luyện tập, củng cố.Con đường hình thành: luyện tập có MĐ và có hệ thống.Được đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác.Thói quenMang tính chất nhu cầu, nếp sống.Luôn gắn với tình huống cụ thể.Có tính bền vững cao hơn KX: bền vững, ăn sâu vào nếp sống.Do lặp đi lặp lại, do bắt chước, giáo dục và tự giáo dục, do tự phát.Được đánh giá về mặt đạo đức.Hành động+ Hành động tự ý hay có chủ định: là loại hành động có MĐ, có ý định, có nhiệm vụ, BP và KH đề ra trước và việc thực hiện MĐ nói chung không đòi hỏi phải có sự nỗ lực nào cả.+ Hành động ý chí: đây cũng là loại hành động có MĐ, nhưng nó khác với hành động tự ý ở chỗ: phải có sự nỗ lực ý chí mới thực hiện được hành động (hoặc kìm hãm được hành động trái với MĐ đã định)Ý chí1. Khái niệm chung:Khái niệm ý chí:Ý chí là mặt năng động của YT, biểu hiện ở NL thực hiện những hành động có MĐ, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.+ Ý chí là sự phản ánh các ĐK của HTKQ dưới hình thức các MĐ hành động.+ Ý chí là mặt năng động của YT ý chí là hình thức TL điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người.+ Ý chí mang bản chất XH – LS, giai cấp. * Bản chất XH – LS: ý chí được hình thành trong LĐ. * Bản chất giai cấp: biểu hiện xu hướng của ý chí khác nhau trong những thời đại khác nhau và ở những đại diện của các giai cấp khác nhau.Ý chíQuan hệ giữa ý chí và các chức năng tâm lí khác:+ Ý chí với NT:NT làm cho ý chí có ND nhất định. ND của ý chí nằm trong các KN, các BT do TD và TT đem lại. Đồng thời ý chí là một cơ chế khởi động và ức chế đặc sắc: ý chí điều chỉnh hành vi một cách có YT các nỗ lực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới MĐ (hoặc vào việc kìm chế HĐ khi cần thiết).Giữa NT và ý chí không có sự đồng nhất.+ Ý chí với TC:TC thúc đẩy và chi phối hành động, đồng thời TC cũng là phương tiện kìm hãm hành động, nhưng bản thân TC cũng chịu sự kiểm soát của ý chí.Ý chí2. Các phẩm chất ý chí cơ bản của nhân cách:Tính mục đích:Là NL của con người biết đề ra cho HĐ và cuộc sống của mình những MĐ gần và xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các MĐ ấy.Tính MĐ mang tính giai cấp.VD: Ý chí của kẻ trộm cắp TS XHCN hoàn toàn khác với ý chí của người chiến sĩ CM HT cùng nỗ lực nhưng ND thì khác hẳn.Ý chíTính độc lập:Là NL quyết định hành động, thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai.Tính độc lập giúp con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình.Tính quyết đoán:Là NL đưa ra được những quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có sự dao động không cần thiết.Tính quyết đoán thể hiện trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ chắc chắn.Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm.Ý chíTính bền bỉ: Là năng lực đạt được MĐ đề ra cho dù con đường đạt tới chúng khó khăn, gian khổ và lâu dài.Tính bền bỉ là một phẩm chất ý chí rất quan trọng trong công tác giáo dục, cảI tạo con người.Tính tự chủ:Là năng lực làm chủ được bản thân, kiềm chế được hành vi của mình.Tính tự chủ giúp con người kiểm soát được đầy đủ hành vi của mình.Tính tự chủ giúp con người tự phê phán mình.Ý chí3. Hành động ý chí:Khái niệm hành động ý chí:+ Căn cứ để phân chia hành động ý chí: 3 đặc tính: * Có MĐ đề ra từ trước một cách có YT. * Có sự lựa chọn PT, BP để thực hiện MĐ. * Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại bên ngoài và bên trong trong QT thực hiện MĐ.Ý chí+ Phân loại hành động ý chí: căn cứ vào 3 đặc tính trên có 3 loại: * Hành động ý chí đơn giản * Hành động ý chí cấp bách * Hành động ý chí phức tạp (hành động ý chí điển hình)Ý chíKhái niệm: Hành động ý chí (hành động ý chí điển hình) là hành động được hướng vào những MĐ mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại, do đó phải có sự HĐ tích cực của TD và những sự nỗ lực ý chí đặc biệt.Ý chíCấu trúc của hành động ý chí: gồm 3 giai đoạn:+ Giai đoạn chuẩn bị:Là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác chúng tôi đoạn này có 3 khâu: * Đặt ra MĐ và YT rõ ràng MĐ của hành động. * Lập KH hành động và lựa chọn PT, BP hành động. * Ra quyết định hành động.Ý chíĐặc điểm TL sau giai đoạn chuẩn bị:Sau khi đã quyết định, sự căng thẳng nảy sinh trong QT đấu tranh bản thân, đấu tranh động cơ được giảm xuống:+ Con người cảm thấy hoàn toàn nhẹ nhõm nếu sự quyết định phù hợp với nguyện vọng, ý đồ của họ. Trong trường hợp này họ cảm thấy hài lòng, vui sướng.+ Nếu sự quyết định không hoàn toàn phù hợp với ước muốn, hi vọng của họ, nếu không có sự thống nhất hoàn toàn với ND của MĐ, thì bản thân việc quyết định cũng hạ thấp sự căng thẳng đó.Ý chí+ Giai đoạn thực hiện quyết định: có 2 HT thực hiện quyết định: * HT hành động bên ngoài (hành động ý chí bên ngoài). * HT kìm hãm các hành động bên ngoài (hành động ý chí bên trong).Đặc điểm TL sau giai đoạn này: Khi MĐ đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người cảm thấy thỏa mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến hành những HĐ mới, những công trình mới.Ý chí+ Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: được tiến hành sau khi hành động ý chí được thực hiện. Đây là giai đoạn cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau.Đặc điểm TL và ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá:* Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với những rung cảm hối tiếc, xấu hổ, hối hận về hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ và sửa chữa hành động hiện tại.* Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.
Lý Thuyết Đại Cương Về Polime Hóa 12
1. Khái niệm
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
Ví dụ :
n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
CH 2 = CH 2 được gọi là monome.
2. Phân loại 3. Danh pháp
Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.
Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên monome phải để trong ngoặc đơn.
Ví dụ : (-CH 2-CHCl- ) n : poli(vinyl clorua)
Một số polime có tên riêng (tên thông thường).
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ,…mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen,… và mạng không gian như nhựa bakelit, cao su lưu hóa,…
– Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định
– Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp
Các polime khác nhau có đặc tính khác nhau :
– tính dẻo : polietilen, polipropilen,…
– tính đàn hồi : cao su
– dai, kéo thành sợi : nilon-6, nilon-6,6,…
– cách điện, cách nhiệt (polietilen, poli(vinyl clorua),…)
– tính bán dẫn : poliaxetilen,…
1. Phản ứng trùng hợp
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
Điều kiện : phân tử monome có liên kết bội (như CH 2=CH 2, CH 2=CHC 6H 5, CH 2=CH-CH=CH 2) hoặc là vòng kém bền như :
2. Phản ứng trùng ngưng
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome)thành phân tử rất lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H 2 O,…)
Điều kiện: Trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau
Ví dụ :
Polime có nhiều ứng dụng để làm các loại vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: chất dẻo, tơ, cao su, keo dán,…
Đại Cương Gãy Xương
ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG
Link bài giảng: https://drive.google.com/drive/folders/1rb71G1dEJx1uhiUaZMzuP3W-7SadkEUt
ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG
Ts. bs. Lê Quang Trí
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, 7 cách phân loại, 4 giai đoạn tiến triển của gãy xương.
2. Mô tả được 6 triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X Quang của gãy xương.
3. Nhận thức được gãy xương là một cấp cứu cần được xử trí một cách khẩn trương và đúng kỹ thuật.
I. ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn (hình 1).
Hình 1. Hình ảnh gãy xương. [3]
1.2. Phân loại gãy xương
1.2.1. Theo nguyên nhân
Gãy xương do chấn thương: gãy xương xảy ra sau tác động của 1 lực chấn thương. Có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt hoặc vết thương hoả khí.
Gãy xương do bệnh lý: một số bênh lí gây phá huỷ xương và làm gãy xương. Các bệnh hay gặp là u xương ác tính, viêm xương tuỷ xương, lao xương,…(hình 2).
Hình 2. Gãy xương bệnh lý [3]
1.2.2. Theo cơ chế gãy xương
– Chấn thương trực tiếp là gãy xương xảy ra tại vị trí lực chấn thương tác động vào. Xương thường bị gãy ngang hoặc gãy nhiều mảnh , lực chấn thương còn gây nên các thương tổn tại tổ chức phần mềm.
– Chấn thương gián tiếp là gãy xương xảy ra ở vị trí xa nơi lực chấn thương tác động. Các lực tác động vào xương có thể dưới các dạng:
+ Lực giằng dật, co kéo: thường gây bong đứt các mấu, các mỏm xương nơi bám của các gân hoặc dây chằng.
+ Lực gập góc: làm tăng độ cong của xương, xương gãy ở điểm yếu với mảnh gãy chéo vát, có thể có mảnh rời hình cánh bướm.
+ Lực xoay: xảy ra khi bệnh nhân bị ngã chân tỳ giữ trên mặt đất trong khi người bị xoay. Xương thường bị gãy chéo vát hoặc xoắn vặn.
+ Lực đè ép: thường gây gãy lún ở các vùng xương xốp. Điển hình là ngã từ cao đập gót xuống đất gây sập đồi gót, lún mâm chày, gãy cổ xương đùi, gãy xẹp thân đốt sống.
1.2.3. Theo tính chất gãy
Gãy xương không hoàn toàn xương chỉ bị tổn thương 1 phần không mất hoàn toàn tính liên tục.
Gãy dưới cốt mạc: đường gãy nằm dưới cốt mạc, cốt mạc không bị rách ổ gãy thường không di lệch. Loại gãy này thường xảy ra ở trẻ em do lớp cốt mạc dày dai khó bị rách.
Gãy rạn hoặc nứt xương: vết nứt chỉ ở 1 phía của vỏ xương.
Gãy cành xanh: là kiểu gãy toác giống như bẻ 1 cành cây xanh, ở loại gãy này 1 bên vỏ xương bị gãy toác còn bên kia bị cong lõm vào gây ra di lệch gập góc.
Gãy lún: là loại gãy xảy ra ở các vùng xương xốp, các bè xương xốp bị lún ép lại dưới tác động của 1 lực nén ép. Ví dụ: gãy lún thân đốt sống, gãy lún mâm chày (hình 3)
Hình 3. A. Gãy lún thân đốt sống B. Gãy cành xanh [3]
Gãy xương hoàn toàn: xương gãy và mất hoàn toàn tính liên tục.
1.2.4. Theo vị trí gãy:
Gãy đầu xương: vị trí gãy ở vùng đầu xương. Đây là vùng xương xốp, xương thường dễ liền. Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp. Nếu đưỡng gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp. Loại gãy này nắn chỉnh bảo tồn khó đạt kết quả và thường để lại di chứng hạn chế vận động khớp do bất động quá lâu, thường phải chỉ định phẫu thuật để khôi phục hình thể mặt khớp, cố định vững chắc ổ gãy và cho bệnh nhân vận động sớm để phục hồi chức năng khớp kế cận.
Gãy ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương: đầu gãy thân xương cứng có thể cắm gắn vào đầu xương xốp, do đó thường dễ liền xương. Tuy nhiên loại gãy này cũng thường ảnh hưởng tới biên độ vận động khớp nếu bệnh nhân không tập vận động tích cực
Ở trẻ em còn sụn tiếp hợp thì gãy xương có thể xảy ra ở vùng sụn tiếp hợp còn được gọi là bong sụn tiếp hợp. Loại gãy này xương rất nhanh liền, đòi hỏi phải được nắn chỉnh sớm.
Gãy vùng thân xương: đây là vùng xương cứng có ống tuỷ, thường được chia ra gãy 1/3T.1/3G/1/3D. Trong trường hợp xương gãy hoàn toàn thường có di lệch điển hình tuỳ theo vị trí gãy do các cơ co kéo.
1.2.5. Theo đặc điểm của đường gãy (hình 4)
Gãy ngang: là các gãy xương với đường gãy nằm ngang, tạo với trục của thân xương 1 góc 90°. Loại gãy này thường gặp do lực chấn thương tác động trực tiếp vào xương tạo nên 1 lực bẻ hoặc gặp trong các gãy xương bệnh lý. Đặc điểm của loại gãy này là gãy vững, khó nắn chỉnh, nhưng khi nắn chỉnh được thì ít bị di lệch thứ phát.
Gãy chéo vát: đường gãy xương nằm chếch, tạo với trục thân xương 1 góc nhọn. Loại gãy này thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoay. Đặc điểm gãy không vững, các đầu gãy có xu hướng bị trượt đi. Nắn chỉnh dễ nhưng khó giữ cố định, dễ di lệch thứ phát.
Gãy xoắn: đường gãy xoắn vặn như vỏ đỗ thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoắn vặn. Các đầu gãy thường sắc nhọn, dài rất khó nắn chỉnh, khó giữ được cố định, dễ di lệch thứ phát.
Gãy xương có mảnh rời: xương bị gãy kèm theo có mảnh vỡ rời.
Gãy xương thành nhiều đoạn: xương có thể bị gãy thành 2 hoặc 3 đoạn, …
Hình 4. Đặc điểm đường gãy A. Gãy ngang B. Gãy xoắn C. Gãy chéo vát
D. Gãy nhiều mảnh rời E Gãy nhiều đoạn. [3]
Ngoài ra còn có các kiểu đường gãy đặc biệt khác như:
Gãy cắm gắn là loại gãy xương ở vị trí tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương, do lực chấn thương gián tiếp. Đầu xương cứng cắm vào xương xốp. Gãy xương vững và liền xương nhanh.
Gãy bong dứt điểm bám: do các co kéo đột ngột của các cơ làm bong đứt 1 mẩu xương tại chỗ bám của gân cơ và dây chằng. Ví dụ bong mấu đông lớn xương cánh tay, bong lồi củ trước xương chày, bong gai chày, …
1.2.6. Theo di lệch của các đầu xương gãy
Gãy xương không di lệch: xương bị gãy nhưng các đầu gãy không bị di lệch. Thường gặp trong các loại gãy xương không hoàn toàn.
Gãy xương có di lệch: các đầu xương gãy bị lệch khỏi vị trí.
Cơ chế di lệch: di lệch ổ gãy xương do các yếu tố sau: lực co kéo của các cơ, tác động của lực chấn thương, tác động của trọng lượng chi. Lực co kéo của các nhóm cơ và trọng lượng chi gây ra những di lệch điển hình, di lệch do chấn thương là các di lệch không điển hình nó phụ thuộc vào hướng tác động và độ mạnh của lực chấn thương.
Các loại di lệch: khi xác định di lệch phải lấy đầu gãy trung tâm làm chuẩn và đánh giá mức độ di lệch của đầu gãy ngoại vi so với đầu gãy trung tâm. Di lệch bao gồm 5 loại :
+Di lệch sang bên: đầu xương gãy ngoại vi có thể ra trước, ra sau, vào trong hoặc ra ngoài so với đầu xương gãy trung tâm. Mức độ di lệch sang bên được đánh giá theo các mức: 1 vỏ xương, nửa thân xương, 1 thân xương hoặc trên 1 thân xương.
+Di lệch chồng hoặc di lệch gây ngắn chi: là loại di lệch làm các đầu xương gãy di lệch chồng lên nhau. Làm cho chiều dài chi bị ngắn đi so với bình thường. Mức độ di lệch được tính bằng cm
+Di lệch gập góc: trục của đoạn gãy trung tâm và đoạn gãy ngoại vi di lệch tạo thành góc. Có 2 cách tính góc: góc di lệch là góc tạo bởi vị trí bị lệch đi của đoạn ngoại vi với vị trí ban đầu của nó, góc mở là góc tạo bởi trục của đoạn gãy ngoại vi so với trục đoạn gãy trung tâm (hình 5).
+Di lệch xoay: đoạn ngoại vi di lệch xoay quanh trục. Di lệch này có thể nhận biết trên phim X Quang bằng cách so sánh tư thế của đầu gãy trung tâm và đầu gãy ngoại vi.
Hình 5. Di lệch ổ gãy A. Mở góc ra ngoài B. mở góc vào trong B. Mở góc ra sau C. Mở góc ra trước [3]
1.2.7. Phân loại theo đặc điểm thương tổn ở tổ chức phần mềm (hình 6)
Gãy xương kín: là loại gãy xương không kèm theo vết thương ở tổ chức phần mềm làm thông ổ gãy với môi trường bên ngoài.
Gãy xương hở: là loại gãy xương thông qua môi trường bên ngoài qua vết thương ở tổ chức phần mềm.
Hình 6. Theo đặc điểm tổn thương phần mềm A. Gãy kín B. Gãy hỡ. [3]
1.3. Tiến triển tại xương gãy: 4 giai đoạn (hình 7 )[1]
Giai đoạn máu tụ: ngay sau gãy xương tại ổ gãy máu từ màng xương, tủy xương, phần mềm,… sẽ chảy ra, tụ lại giữa hai đầu xương và tổ chức xung quanh. Máu tụ này sẽ phát triển thành can liên kết.
Giai đoạn can liên kết: từ màng xương, ống xương, tủy xương các tế bào liên kết xâm nhập vào khối máu tụ tạo dần thành một màng lưới tổ chức liên kết thay dần khối máu tụ.
Giai đoạn can nguyên phát (can non): sau 3-4 tuần, muối canxi lắng đọng dần trên can xương liên kết tạo thành can xương non.
Giai đoạn can xương vĩnh viễn: màng xương, ống tủy được hình thành lập lại tạo thành can xương vĩnh viễn. Ổ gãy được liền tốt sau 8-10 tháng.
Hình 7. Quá trình liền xương
a. giai đoạn máu tu
b. giai đoạn can liên kết
c. giai đoạn can nguyên phát
d. giai đoạn can xương vĩnh viễn [1]
II. TRIỆU CHỨNG GÃY XƯƠNG [1]
2.1. Triệu chứng lâm sàng: một bệnh nhân bị gãy xương kín có thể có các triệu chứng sau, trong đó 4,5,6 là ba triệu chứng chắc chắn
2.1.1. Đau: đau nhiều, giảm đau nhanh khi bất động tốt, đây là triệu chứng chính, thường gặp đầu tiên và là triệu chứng phàn nàn nhiều nhất của bệnh nhân với thầy thuốc. Triệu chứng nhẹ, vừa, nặng có thể phụ thuộc vào độ rách của màng xương (nơi có những tận cùng thần kinh), tổn thương phần mềm, mạch máu, thần kinh, …
2.1.2. Giảm hoặc mất cơ năng chi bị gãy: bất lực vận động hoàn toàn hoặc không hoàn toàn phần chi gãy, ngọn chi xoay theo trọng lực, đây cũng là triệu chứng thường được bệnh nhân phàn nàn với nhân viên y tế.
2.1.3. Sưng nề, bầm tím: triệu chứng sưng nề, bầm tím phụ thuộc vào tổn thương phần mềm, chảy máu từ tủy xương, sự điều hòa quá trình đông cầm máu. Sưng nề là triệu chứng rất thường gặp trong gãy xương.
2.1.4. Biến dạng trục chi: bệnh nhân gãy xương có di lệch thường gây ra biến dạng, lệch trục, ngắn chi ở vùng chi gãy. căng cơ nhẹ và bong gân thường không có triệu chứng biến dạng chi. Một vài biến dạng điển hình và đặc biệt có thể giúp chẩn đoán xương gãy tốt hơn (hình 8).
2.1.5. Cử động bất thường: cử động bất thường giữa hai đầu xương gãy là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương, không được cố ý tìm dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương phần mềm.
2.1.6. Tiếng cọ xát hai đầu gãy, lạo xạo xương.
Hình 8. Biến dạng hình lưng nĩa trong gãy Colles[3].
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng[3]
2.2.1. X Quang: đây là công cụ chẩn đoán quan trọng cho phép chẩn đoán xác định bệnh lý gãy xương dùng để:
– Xác định kiểu gãy: đơn giản (gãy ngang, gãy chéo vát, gãy xoắn,…), phức tạp ( nhiều tầng, nhiều mảnh,…), xuyên khớp.
– Xác định di lệch: có 4 loại di lệch thường gặp (di lệch chồng ngắn, di lệch sang bên, di lệch gấp góc và di lệch xoay).
– Xác định kế hoạch điều trị.
– Xác định những trật khớp kèm theo gãy xương, di lệch sau cố định.
Nguyên tắc chụp X- Quang trong chấn thương chỉnh hình
– Ổ gãy nên ở giữa phim, chụp trên một khớp và dưới một khớp, chụp lấy đủ bóng phần mềm, …
2.2.2. Một số phương pháp chụp hệ xương khớp đặc biệt
– Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): gãy xương sọ, xương chậu, cột sống, mảnh xương gãy trong khớp,…
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): hữu ích trong chẩn đoán gãy xương, trong một số trường hợp, MRI giúp xác định tổn thương phần mềm và dây chằng. Tuy đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hình ảnh hiện nay cho bệnh lý chấn thương nhưng giá thành của phương pháp này còn tương đối cao.
III. ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
3.1. Điều trị toàn thân: chống shock (giảm đau, truyền bù dịch và máu, nẹp cố định, kê cao chân, phong bế gốc chi, …), theo dõi và điều trị thuyên tắc phổi, viêm đường tiểu, viêm phổi, …[2]
3.2. Điều trị tại chổ (xương gãy)
3.2.1. Mục tiêu của điều trị gãy xương[3]
+ Phục hồi về lại hình thể giải bình thường hoặc gần bình thường đến mức có thể của xương gãy.
+ Cố định vững xương gãy để đảm bảo sự lành xương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương.
+ Phục hồi và điều trị các biến chứng (tại chổ, toàn thân)
+ Phục hồi khả năng vận động, sinh hoạt, nghề nghiệp, …
3.2.2. Điều trị bảo tồn: áp dụng cho gãy đơn giản không di lệch, di lệch không hoàn toàn, gãy cắm gắn, hoặc gãy di lệch đã được nắn chỉnh về hình thể giải phẫu.[1]
+ Nẹp vải, đai Desault cho các xương chi trên
+ Băng dính cố đinh cho gãy xương đòn, xương sườn, ngón tay và chân, ….
+ Nẹp bột hoặc bó bột cho ổ gãy chi trên và dưới.
+ Bất động tại giường với một số gãy cắm gắn cổ xương đùi, …
+ Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm.
3.2.3. Điều trị phẫu thuật: đây là phương pháp đươc áp dụng sau khi nắn, điều trị bảo tồn thất bại. Ngoài ra còn được sử dụng trong điều trị gãy xương hở, gãy xương phạm khớp di lệch, gãy xương bệnh lý, gãy Galeazzi, gãy Monteggia, gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, …
Nguyên tắc của phẫu thuật nắn chỉnh, kết hợp xương của Lambotte[3]
+ Bộc lộ: ổ gãy được bộc lộ vừa đủ rộng qua một đường mổ chính xác và hợp lý.
+ Nắn chỉnh các mảnh gãy được tiến hành dưới sự quan sát và thao tác trực tiếp.
+ Cố định tạm thời trước các mảnh gãy bằng kim Kirschner nếu cần thiết.
+ Cố định vững chắc các mảnh gãy bằng nẹp vít, nẹp khóa, đinh nội tủy, …
Ưu điểm của phẫu thuật: cho phép nắn chỉnh xương đúng hình thể giải phẫu, bất động vững, tránh di lệch thứ phát. Người bệnh có thể tập vận động sớm, tránh teo cơ, cứng khớp, …
3.3. Phục hồi chức năng: góp phần phục hồi chức năng cho chi gãy, tránh các biến chứng do nằm lâu, do bất động chi gãy, ….
IV. BIẾN CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG
4.1. Biến chứng sớm
4.1.1. Toàn thân
+ Shock: do đau, do mất máu,…
+ Thuyên tắc phổi do mỡ: xảy ra trong 72 giờ sau chấn thương, do sự xuất hiện những hạt mỡ nhỏ trong máu (palmitin và stearine ở trẻ em, olein ở người lớn) đi vào nhu mô phổi và tuần hoàn ngoại vi khi xương dài bị gãy. Nó thường khởi phát trong 24 đến 48 giờ nhưng đôi khi có thể xuất hiện muộn sau nhiều ngày. Đây là một biến chứng đáng sợ thường gặp ở bệnh nhân gãy nhiều xương, gãy xương lớn, gãy xương chậu, tổn thương nhiều cơ quan như lồng ngực, bụng, đầu, …Thuyên tắc mỡ gặp khoảng 10 đến 45% ở bệnh nhân gãy nhiều xương và là nguyên nhân hàng đầu gây nên mức độ nguy kịch và tỷ lệ tử vong cao(11%) ở bệnh nhân gãy nhiều xương và đa chấn thương.
4.1.2. Tại chổ:
+ Chèn ép khoang là sự tăng áp lực trong khoang kín (khoang này được tạo ra bởi xương, cân, vách gian cơ), hậu quả của những tổn thương mạch máu và có thể do tổn thương không hồi phục của những cấu trúc bên trong khoang. Hội chứng chèn ép khoang thường gặp ở cẳng chân, cẳng tay, bàn chân, …
+ Gãy kín thành gãy hở, tổn thương mạch máu và thần kinh thứ phát do cố định không vững: đầu xương gãy xé phần mềm ra môi trường bên ngoài, cắt vào mạch máu và thần kinh, …
4.2. Biến chứng muộn
4.2.1. Toàn thân: loét điểm tì, viêm phổi, viêm đường niệu, …
4.2.2. Tại chổ
+ Can xương lệch do nắn chỉnh không đúng trục, di lệch thứ phát sau nắn chỉnh và cố định, …
+ Chậm liền xương: can xương chưa liền sau một thời gian đủ để liền xương (3 tháng). Tại chổ gãy vẫn còn đau, thường do bất động không tốt, hay gặp ở người già.
+ Khớp giả: quá hai lần thời gian liền xương thông thường mà ổ gãy không liền, bệnh nhân còn đau ít hoặc không đau, còn cử động bất thường tại ổ gãy. Khớp giả thường gặp ở bệnh nhân bị gãy xương phức tạp, mất nhiều xương, ổ gãy di lệch nhiều, chèn phần mềm vào giữa ổ gãy, …
+ Teo cơ, cứng khớp, loãng xương do bất động lâu, không tập luyện,…
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Văn Đức – Gãy xương và trật khớp. Bài giảng Bệnh học ngoại khoa. Tập V. Trường Đại học Y Dược chúng tôi trang: 101-110. 1989.
2. Sơ cứu bất động gãy xương – Giáo trình huấn luyện kỹ năng 2 ĐHYD Cần Thơ (p.59-69)
3. John Ebnezar – Textbook of Orthopedics, Devaraj Urs Medical College Kolar, Karnataka, 2010, p: 16-18.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ptn Vật Lý Đại Cương trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!