Xu Hướng 6/2023 # Phát Triển Cây Giống Năng Suất Cao Từ Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Thực Vật # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phát Triển Cây Giống Năng Suất Cao Từ Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Thực Vật # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Phát Triển Cây Giống Năng Suất Cao Từ Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Thực Vật được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nuôi cấy mô có lẽ đã không mấy xa lạ với người làm nông nghiệp, thậm chí nhiều người còn xem đó như “chìa khóa làm giàu”. Người dân Lâm Đồng đã quá quen thuộc với giống dâu tây, khoai tây hoặc cà chua cấy mô. Nông dân khu vực Tây Bắc chẳng phải đã vượt khó làm giàu ngoạn mục nhờ dược liệu cấy mô (đinh lăng, tam thất, sâm…). Người dân miền sông nước Tây Nam Bộ đã sẵn sàng chuyển đổi một diện tích lớn trồng cây hoa màu và ăn trái từ những giống truyền thống thành cây giống cấy mô (hoa lan, chuối cấy mô, thanh long cấy mô, khoai lang cấy mô…).

Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật

Haberlandt (1902) là nhân vật đầu tiên đề xuất phương cách nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm chứng minh sự toàn năng của tế bào dựa theo thuyết tế bào của Schleiden-Schwann. Công trình nuôi cấy thành công rễ cà chua trên môi trường lỏng chứa muối khoáng, glucose, dịch chiết nấm men của White (1934) đã khởi đầu cho sự phát triển của nuôi cấy mô thực vật.

Ở Việt Nam, công nghệ nuôi cấy mô được khẳng định qua thành công của công trình nuôi cấy bao phấn lúa và thuốc lá được thực hiện vào năm 1978.

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là…?

Nuôi cấy mô tế bào là tách rời tế bào thực vật trong môi trường dinh dưỡng tựa như cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, tăng trưởng thành cây hoàn thiện. Những kỹ thuật này dùng để nuôi cấy những tế bào, mô hay những cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng.

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là…?

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật hay nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là các thuật ngữ miêu tả những cách thức nuôi cấy những bộ phận thực vật trong ống nghiệm cùng môi trường và điều kiện vô trùng. Môi trường trong ống nghiệm có chứa những thành phần dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin, những hormone sinh trưởng và đường.

Công cụ dùng trong quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật

Để nuôi được mô tế bào thực vật thì đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy với điều kiện môi trường vô trùng và một vài điều điện thiết yếu theo mỗi giống cây giống khác nhau.

Phòng nuôi cấy mô cần có tủ cấy và một vài dụng cụ thủy tinh như: Ống đong, pipet, bình tam giác, cốc thí nghiệm, ống nghiệm, lọ thủy tinh, phễu, bình đun môi trường.

Công cụ sử dụng trong nuôi cấy gồm có: Dao, kéo, phanh, đĩa cấy, … Hết thảy đều làm từ thép không gỉ, chiều dài tùy vào độ dài của bình và ống nghiệm nuôi cấy. Những công cụ được khử trùng bằng nồi hấp tiệt trùng hay đốt nóng kỹ trước lúc sử dụng.

Mọi công cụ dùng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Những bước, quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật

Chọn lựa và khử trùng mẫu cấy

Chọn cây mẹ đạt chuẩn cây giống để làm nguyên liệu nhân giống. Chú ý chọn cây mẹ có các phẩm chất vượt trội, sạch bệnh và hơn hết nên chọn cây trồng trong nhà kính hay cây được trồng theo tiêu chuẩn đặc biệt.

Thời điểm chọn mẫu cấy: Lấy vào giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của cây mẹ.

Tạo thể nhân giống in vitro

Mẫu nuôi được cấy trong môi trường đặc biệt để tạo thể nhân giống in vitro. Gồm hai thể nhân giống in vitro: Thể chồi, thể cắt đốt. Tạo thể nhân giống in vitro căn cứ theo đặc điểm nhân giống ngoài tự nhiên của cây trồng.

Nhân giống in vitro

Nhân giống mẫu cấy từ các thể chồi. Môi trường nuôi cấy thông thường giống với môi trường tạo thể chồi, thỉnh thoảng nồng độ chất tăng trưởng giảm thấp để phù hợp cho quá trình nhân giống kéo dài. Cây nhân giống in vitro có tình trạng sinh lý trẻ và được duy trì trong thời gian vô hạn.

Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro

Cây giống cấy mô được nuôi dưỡng và tăng trưởng trong ống nghiệm cho đến lúc đủ tiêu chuẩn về kích thước và đặc tính để có thể tăng trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên.

Chuyển cây con in vitro sang vườn ươm

Cây con cấy mô đạt yêu cầu về chiều cao, rễ lá phát triển hoàn chỉnh sẽ được đưa đi thuần dưỡng trong nhà lưới nhằm thích nghi với môi trường tự nhiên.

Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nhân giống các loại cây mang giá trị khoa học và thương mại.

Giải pháp giúp nhà nông có được nguồn cây giống lớn, sạch bệnh và những đặc tính vượt trội.

Lai tạo giữa các giống xa nhau về di truyền bằng phương cách dung hợp (nuôi cấy tế bào trần).

Nuôi cấy tế bào thực vật trong điều kiện môi trường lỏng với quy mô lớn để sản xuất những hợp chất sử dụng cho y học, chất dính dùng cho công nghiệp thực phẩm, các chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn sử dụng trong nông nghiệp.

Bảo quản phôi và cơ quan thực vật trong môi trường nhiệt độ thấp nhằm mục đích lưu giữ nguồn giống hay bảo tồn nguồn gen.

Nuôi cấy phôi sinh dưỡng, phôi hợp tử.

Nuôi cấy quang tự dưỡng.

Lợi thế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

Sản xuất chuẩn xác lượng cây giống chất lượng cao hoặc chọn lựa các đặc tính mong muốn khác.

Tạo được số lượng lớn cây giống tương đồng kích thước và đều có những tính trạng vượt trội (khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chống sâu bệnh cao, rút ngắn thời lượng hoàn thiện của cây, năng suất cao…).

Tái sinh cây hoàn chỉnh từ những tế bào thực vật được biến đổi gen.

Vì cây được nuôi trong điều kiện vô trùng nên có thể ngăn chặn tối đa khả năng phát tán bệnh, sâu bệnh hay những nhân tố gây bệnh khi vận chuyển.

Xử lý sạch những cây bị nhiễm virus nhất định hoặc những tác nhân truyền nhiễm khác và nhân giống nhanh những cây này để làm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ nông nghiệp.

Kết quả nổi bật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc nuôi cấy mô hoa lan vì tạo ra các giống có chất lượng cao hơn, sạch bệnh và có khả năng thích nghi tốt với môi trường, có thể nhân giống cao hơn nhiều lần.

Hiện nay, cùng những kỹ thuật sản xuất hiện đại, hoa lan đã được nuôi cấy thành công tại phòng thí nghiệm. Cụ thể như 23 giống lan hài được ghi nhận ở Việt Nam.

Hạn chế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

Hạn chế của công nghệ này nằm ở khâu tạo nguồn mẫu lúc đầu. Để lựa được nguồn mẫu tốt lúc đầu thì chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm. Nếu diễn ra tình trạng đột biến gen trong diễn tiến nuôi cấy thì phải tiến hành nuôi cấy lại từ đầu nên mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, lúc chuyển cây từ ống nghiệm sang nuôi dưỡng trên vườn ươm thì phải chăm sóc kỹ lưỡng để cây dần quen với khí hậu môi trường bên ngoài.

Chi phí để một doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật hơi tốn kém nên thị trường cây giống cấy mô hiện nay chỉ xuất hiện tại các Trung tâm nghiên cứu trực thuộc cũng như nhà đầu tư chuyên môn cao có tâm huyết lớn trong nông nghiệp.

Các loại cây có thể áp dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật

Về mặt lý thuyết, mọi cây trồng đều có thể nuôi cấy mô nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều thử thách khi cấy mô những loại cây công nghiệp.

Quá trình nuôi cấy mô đòi hỏi người chăm sóc phải có chuyên môn sâu và kinh nghiệm. Hơn nữa, việc xây dựng cơ sở vật chất lại vô cùng tốn kém. Nhà nông nên kiếm mua địa chỉ cung cấp cây giống cấy mô số lượng lớn, chất lượng cao ở những Trung tâm nghiên cứu cây giống cấy mô trực thuộc khu vực hoặc Trung tâm nghiên cứu cây giống ở những trường Đại học chuyên sâu về Nông nghiệp, hay tại những doanh nghiệp sản xuất chất lượng và uy tín.

Nuôi Cấy Mô Thực Vật Và Các Kỹ Thuật Nuôi Cấy Mô Phần Iii

Ở phần I, nói tổng quan về nuôi cấy mô thực vật là gì, tiếp theo phần II nói về các thành phần trong môi trường nuôi cấy. Trong phần III, sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi cấy mô thường được dùng.

Nội dung bài viết sẽ được trình bày như sau:

1. Nuôi cấy mô thực vật và lợi ích từ nuôi cấy invitro phần I 2. Nuôi cấy mô thực vật và thành phần môi trường nuôi cấy invitro phần II 3. Nuôi cấy mô thực vật và các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy phần II-a 4. Nuôi cấy mô thực vật và môi trường bổ sung các loại hormone phần II-b 5. Nuôi cấy mô thực vật và các loại kháng sinh trong môi trường nuôi cấy phần II-c 6. Nuôi cấy mô thực vật và các kỹ thuật nuôi cấy mô phần III

SƠ LƯỢC CÁC KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

NUÔI CẤY PHÔI

Sự ghi nhận đầu tiên về nuôi cấy phôi là công trình của Charles Bonnet ở thế kỷ XVIII. Ông tách phôi Phascolus và Fagopyrum trong trong đất và nhận được cây nhưng là cây lùn. Từ đầu thế kỷ XX các công trình nuôi cấy phôi dần được hoàn thiện hơn. Từ các công trình nghiên cứu trước đó, Knudson (1922) đã nuôi cấy thành công phôi cây lan trong môi trường chứa đường và khám phá ra một điều là nếu thiếu đường thì phôi không thể phát triển thành protocom. Raghavan ( 1976, 7980) đã công bố rằng phôi phát triển qua hai giai đoạn dị dưỡng và tự dưỡng. Ở giai đoạn dị dưỡng ( tiền phôi) cần có các chất điều hoà sinh trưởng để phát triển. Trong giai đoạn tự dưỡng sự phát triển của phôi không cần chất điều hoà sinh trưởng. Đối với nuôi cấy phôi, như đã biết đường đóng vai trò rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp thì đường sucrose cho kết qủa tốt hơn các đường khác. Ngoài ra một số chất tự nhiên như nước dừa, nước chiết malt, casein thuỷ phân, là những chất rất cần trong nuôi cấy phôi. Các chất kích thích sinh trưởng như GA3, auxin, cytokinine thường được dùng nhiều trong nuôi cấy phôi. Auxin thường dùng ở nồng độ thấp. Kinetin có vai trò đặc biệt cho sự phát triển của phôi. Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi nuôi cấy in vitro. Thường phôi nuôi cấy cần nhiệt độ và ánh sáng thấp hơn phôi phát triển tự nhiên.

NUÔI CẤY MÔ VÀ CƠ QUAN TÁCH RỜI

Wetmore (1946) nuôi cấy đỉnh chồi cây nho dại, cùng với một số tác giả khác, ông đã chứng minh các bộ phận của cây đều có thể nuôi cấy khi gặp điều kiện thuận lợi. Lon và Ball (1946) với thí nghiệm nuôi cấy đỉnh chồi cây măng tây đã cho thấy khi nuôi các bộ phận của cây như lá, thân, hoa thì khả năng tạo mô sẹo nhiều hơn. Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi cấy các bộ phận khác nhau của cây là khác nhau nhưng có thể thấy một số yêu cầu chung như nguồn cacbon dưới dạng đường và các muối của các nguyên tố đa lượng ( nito, phospho, kali, calxi) và vi lượng ( Mg, Fe, Mn, Co,Zn,…). Ngoài ra cần một số chất đặc biệt như vitamin (B1, B6, B3, …) và các chất điều hoà sinh trưởng. Muốn duy trì sinh trưởng và phát triển của cơ quan nuôi cấy cần thường xuyên cấy chuyền qua môi trường mới.

Đối với nuôi cấy mô, ngoài những thành phần dinh dưỡng như đối với nuôi cấy cơ quan tách rời, cần bổ sung thêm các chất hữu cơ chứa ít nitơ dưới dạng acide amine, đường và inositol. Trong trường hợp nuôi cấy mô, các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò quan trọng hơn vì các mô tách rời không có khử năng tổng hợp các chất này.

NUÔI CẤY MÔ PHÂN SINH

Mô phân sinh thường là các mô đỉnh chồi và cành có kích thước 0,1mm÷ 1cm. Các mô phân sinh dùng để nuôi cấy thường tách từ các mầm non, các chồi mới hình thành hoặc các cành non. Đối với nuôi cấy mô phân sinh sự cân bằng giữa các chất điều hoà sinh trưởng rất quan trọng. Muốn kích thích tạo chồi cần bổ sung cytokinine hoặc tổ hợp cytokinine với auxin. Muốn tạo rễ thì bổ sung các auxin như NAA, IAA,…

Nuôi cấy mô phân sinh được sử dụng để loại virus tạo cây sạch virus và nhân giống in vitro. Nuôi cấy mô phân sinh còn được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan, tạo cây đa bội qua xử lý colchicin.

NUÔI CẤY BAO PHẤN

Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn đã phát triển và hoàn thiện nhờ công trình nghiên cứu của Bourgin và Nitsch (1967) trên cây thuốc lá, Niizeki và Oono (1968) trên lúa.Từ cuối những năm 1970 đã nhận được cây đơn bội từ nuôi cấy bao phấn trên 30 loại cây. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hạt phấn nuôi cấy có thể phát triển thành cây đơn bội hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi cấy in vitro bằng con đường tạo phôi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tạo mô sẹo và tạo cơ quan.

NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐƠN

Ngoài khả năng nuôi cấy các cơ quan và mô thực vật, tế bào thực vật có thể được tách và nuôi riêng rẽ trong môi trường phù hợp. Những công trình về nuôi cấy tế bào đơn được tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tế bào đơn có thể nhận được bằng con đường nghiền mô, hoặc xử lý enzym. Mỗi lọai cây, mỗi loại tế bào khác nhau đòi hỏi những kỹ thuật nuôi cấy khác nhau. Nuôi cấy tế bào đơn được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tế bào, nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau lên các quá trình sinh trưởng, phát triển và phân hoá của tế bào. Nuôi cấy tế bào đơn còn được sử dụng trong chọn dòng tế bào.

NUÔI CẤY PROTOPLAST

Nuôi cấy protoplats được phát triển nhờ công trình của Cocking (1960). Ông là người đầu tiên dùng enzym để thuỷ phân thành tế bào và tách được protoplast từ tế bào rễ cà chua. Trong điều kiện nuôi cấy phù hợp protoplast có thể tái sinh thành tế bào mới, phân chia và tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Do không có thành tế bào nên protoplast trở nên một đối tượng lý tưởng trong nghiên cứu biến đổi di truyền ở thực vật. Bằng phương pháp dung hợp hai protoplast có thể tạo ra các cây lai soma. Ngoài ra còn có thể sử dụng kỹ thuật dung hợp protoplast để chuyển các bào quan và chuyển gene.

Môi Trường Ms Trong Nuôi Cấy Mô Thực Vật

Môi trường MS là tên của loại môi trường tổng hợp được pha sẵn, là tên viết tắt của Murashige and Skoog medium, được phát minh bởi nhà khoa học thực vật Toshio Murashige và Skoog Folke K. vào năm 1962 khi Murashige đang tìm kiếm một loại hormone mới.

Môi trường MS pha sẵn có 2 dạng đó là bột và nước. Ở dạng bột, hiện tại hãng đang được sử dụng phổ biến đó là Duchefa, SIGMA. Mỗi lần pha chỉ cần lấy 4,4g cho 1 Lít nước. Ở dạng nước, Hãng Himedia tích hợp MS theo dạng stock. Thông thường, mỗi lần lấy 1ml MS cho 1L môi trường.

Hiện nay MS pha sẵn được sử dụng cho sản xuất cây chuối mô, tiêu, đinh lăng, cây vani, lan,… Mỗi lần pha ta chỉ bổ sung thêm than hoạt tính, kích thích tố và điều chỉnh pH.

Ưu điểm của môi trường MS?

Là môi trường có chứa đầy đủ khoáng Đa lượng, Vi lượng, Vitamins. Môi trường rất giàu dinh dưỡng dành cho các giai đoạn nuôi cấy mô thực vật.

Môi trường MS được coi như là một môi trường cơ bản, được sử dụng phổ biến trong Nuôi cấy mô thực vật. So với phương pháp pha môi trường truyền thống thì môi trường MS pha sẵn có nhiều ưu điểm và thuận lợi hơn. Phương pháp pha môi trường truyền thống, pha các stock cơ bản và trữ lạnh. Theo thời gian các stock vi lượng đa lượng không còn tốt nữa. MS pha sẵn có đủ các stock như trên. Do đó khi ta dùng MS pha sẵn sẽ lợi thời gian và công sức. Sau khi pha, chúng ta bảo quản rất dễ dàng.

Môi trường phong phú khác được phát triển dựa trên MS như:

Môi trường MS có bổ sung Vitamin, MS bổ sung Vitamin SH, MS bổ sung vitamin B5, MS bổ sung vitamin Nitsch, có nhiều quy cách khác nhau như 1L, 5L, 10L, 25L.

Để biết thêm thông tin cũng như chi tiết giá cả sản phẩm, quý khách vui lòng gửi về địa chỉ mail: info@visitech.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Việt Sinh. Việt Sinh luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng.

Kcsl Môn Sinh Lớp 11 Cuối Kì 1: Cơ Sở Sinh Lí Của Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Thực Vật Là Gì?

1. Kỹ thuật giâm cành gồm các bước sau

(1) Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cảnh giâm, chuyển cây vào vườn ươm

(2) Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 – 15cm các cành bánh tẻ

(3) Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà

(4) Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm

Thứ tự đúng là:

A. (1) → (4) → (2) → (3)

B. (2) → (4) → (1) → (3)

C. (4) → (2) → (1) → (3)

D. (4) → (2) → (3) → (1)

2. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô thực vật là

A. Tính toàn năng của tế bào

B. Khả năng phân hóa của tế bào

C. Khả năng chuyển hóa của tế bào

D. Khả năng cảm ứng của tế bào

3. Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm:

A. Đều không qua giai đoạn lột xác

B. Con non các con trưởng thành

C. Con non giống con trưởng thành

D. Đều phải qua giai đoạn lột xác

4. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm:

A. Không phải qua giai đoạn lột xác

B. Con non giống con trưởng thành

C. Phải qia giai đoạn lột xác

D. Con non các con trưởng thành

5. Hạt bao gồm :

A. Vỏ hạt và nội nhũ

B. Vỏ hạt và hạt

C. Nội nhũ và phôi nhũ

D. Nội nhũ và phôi

6. Ong đực có bộ nhiễm sắc thể là :

A. n B. 4n

C. 2n D. 3n

7. Cho các hình thức sinh sản sau đây:

(1) Giâm hom sắn → mọc cây sắn

(2) Tre, trúc nảy chồi → mọc cây con

(3) Gieo hạt mướp → mọc cây mướp

(4)Từ củ khoai lang → mọc cây khoai lang

Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:

A. (1) và (2)

B. (2)

C. (1), (2) và (4)

D. (2), (3) và (4)

7. Cho các hình thức sinh sản sau đây:

(1) Giâm hom sắn → mọc cây sắn

(2) Tre, trúc nảy chồi → mọc cây con

(3) Gieo hạt mướp → mọc cây mướp

(4) Từ củ khoai lang → mọc cây khoai lang

Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là:

A. (1) và (2)

B. (2)

C. (1), (2) và (4)

D. (2), (3) và (4)

8. Điều không đúng khi nói về thụ tinh kép ở thực vật có hoa:

(1) Nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

(2) Nhân sinh sản của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

(3) Nhân dinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với nhân trung tâm của túi phôi

(4) Nhân sinh dưỡng của giao tử đực kết hợp với tế bào trứng của túi phôi

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (3)

B. (1) và (2)

C. (2) và (4)

D. (1) và (4)

9. Quả được hình thành từ :

A. Bầu nhụy

B. Noãn đã được thụ tinh

C. Noãn

D. Bầu nhị

1.0. Thụ tinh chéo tiến hóa hơn thụ tinh vì :

A. Tự tình diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp

B. Ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ hai nguồn gốc bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn

C. Tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chèo có sự tham gia của giới đực và giới cái

D. Tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước

1.1. Trong chăn nuôi, tùy theo nhu cầu về đực cái để chọn ra được một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng. kỹ thuật không được áp dụng là

A. Lọc tinh trùng

B. Ly tâm

C. Điện Ly

D. Chiếu tia UV

1.2. Cho các hiện tượng sau:

(1) Sự phát triển phôi gà rồi nở ra gà con

(2) Trứng muối nở ra bọ gậy rồi phát triển thành muỗi

(3) Mèo mẹ đẻ ra mèo con

(4) Nòng nọc phát triển thành ếch con

Các hình thức phát triển qua biến thái là:

A. (1), (2) và (4)

B. (2) và (4)

C. (1), (2), (3) và (4)

D. (1) và (3)

1.3. Trong trồng trọt, điều trị hạt nảy mầm và kích thích sự dụng lá, người ta sử dụng

A. AAB

B. Auxin

C. Gibêrelin

D. Êtilen

1.4. Điều không đúng khi nói về quá trình hình thành quả là

A. Quả do bầu nhụy phát triển thành. bầu nhụy dày lên, chuyên hóa như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt

B. Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính

C. Quả không có hạt chưa hẳn là quá đơn tính vì hạt có thể bị thoái hóa

D. Quả không có hạt luôn là quả đơn tính

1.5. Hình thức để trứng có ưu điểm nào sau đây?

(1) Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai

(2) Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng,…

(3) Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỷ lệ trứng nở thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỷ lệ trứng nở thành con cá hơn

(4) Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác tiêu diệt

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (2)

B. (1) và (3)

C. (2) và (4)

D. (2) và (3)

1.6. Hình thức đẻ con có ưu điểm gì?

(1) Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai

(2) Phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác tiêu diệt

(3) Tỷ lệ chết của phôi thai thấp

(4) Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy trốn kẻ thù

(5) Thời kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ hiểu và nhẹ cân

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (2)

B. (1) và (3)

C. (2), (3) và (5)

D. (1), (2) và (3)

1.7. Cho các giai đoạn sau:

(1) Hình thành tinh trùng và trứng

(2) Thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử)

(3) Cơ thể mới lớn lên và tiếp tục quá trình sinh giao tử

(4) Phát triển phôi thai ( họp tự phát triển thành cơ thể mới)

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm mấy giai đoạn?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

1.8. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

A. Có quá trình hình thành và hợp chất của các tế bào sinh dục ( các giao tử)

B. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen

C. Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

D. Thế hệ con cháu sinh ra đồng nhất về đặc tính di truyền

1.9. Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp

(1) Thân, rễ dài ra

(2) Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh

(3) Mô phân sinh bên

(4) Cây hai lá mầm

(5) Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên

(6) Thân, rễ to lên

(7) Mô phân sinh đỉnh

(8) Cây hai lá mầm và một lá mầm

A. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)

B. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)

C. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)

D. sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)

2.0. Hãy xác định sự thay đổi của nồng độ hoóc môn trong bảng sau đúng (Đ) hay sai (S)?

A. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ

B. 1S, 2S, 3Đ, 4Đ

C. 1Đ, 2Đ, 3S, 4

D. 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ

2.1. Hãy ghép các hoocmôn thực vật ở cột A với chức năng chính của nó ở cột B cho phù hợp

a) thúc đẩy quả xanh chóng chín b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b

B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a

C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e

D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e

2.2. Chú thích sơ đồ sau bằng cách sử dụng các thông tin tương ứng với các chữ cái cho phù hợp

b. không qua biến thái

c. qua biến thái

d. giai đoạn phôi

e. giai đoạn hậu phôi

f. giai đoạn sau sinh

g. biến thái không hoàn toàn

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a, 2-c, 3-b, 4-g, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f

B. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e

C. 1-c, 2-b, 3-g, 4-a, 5-d, 6-f, 7-d, 8-e

D. 1-b, 2-c, 3-g, 4-a, 5-d, 6-e, 7-d, 8-f

2.3. Hãy ghép các nội dung cho sẵn phù hợp với các số trên hình và cho biết đó là kiểu biến thái nào?

a. trứng đã phát triển thành phôi

b. sâu non đang chui ra từ nhộng

c. nhộng

d. bướm trưởng thành

e. bướm chui ra từ nhậu

f. sâu bướm

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-a, 2-f, 3-c, 4-e, 5-d biến thái hoàn toàn

B. 1-a, 2-f, 3-c, 4-e, 5-d biến thái không hoàn toàn

C. 1-a, 2-f, 3-b, 4-e, 5-d biến thái hoàn toàn

D. 1-a, 2-f, 3-c, 4-b, 5-d biến thái không hoàn toàn

2.4. Biện pháp nào sau đây không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?

A. Tính ngày rụng trứng

B. Thắt ống dẫn tinh

C. Nạo, hút thai

D. Uống thuốc ngừa thai

2.5. Trong chăn nuôi, biện pháp không được sử dụng để làm thay đổi số con ở vật nuôi là

A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp

B. Thay đổi yếu tố môi trường sống

C. Nuôi cấy tế bào

D. Thụ tinh nhân tạo

2.6. Biện pháp tránh thai có thể tránh được HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục là sử dụng

A. Bao cao su

B. Viên thuốc tránh thai

C. Vòng tránh thai

D. Phương pháp tổng hợp

2.7. Biện pháp để giảm nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là

A. Không có quan hệ tình dục

B. Không cho trẻ con ra khỏi nhà vào lúc quá khuya

C. Giáo dục tình dục an toàn và lành mạnh

D. Thường xuyên vệ sinh cá nhân

2.8. Hoàn thành câu sau:

Thụ tinh kép là hiện tượng …(1)… tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất kết hợp với tế bào …(2)… tạo thành …(3)…, nhân từ 2 kết hợp với nhân …(4)… hình thành nên nhân …(5)…

(1), (2), (3), (4) và (5) lần lượt là:

A. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, lưỡng bội, tam bội

B. Cả hai nhân, nhân lưỡng, hợp tử, trứng, lưỡng bội

C. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, đơn bội, lưỡng bội

D. Cả hai nhân, trứng, lưỡng bội, lưỡng bội, tam bội

2.9. Hoàn thành câu sau bằng cách chọn chữ cái tương ứng với thông tin đã cho:

a. Sâu bướm

b. Phôi

c. Hợp tử

d. Trứng

Trong phát triển qua biến thái hoàn toàn, giai đoạn phôi diễn ra trong …(1)… đã thụ tinh. Ở giai đoạn này …(2)… phân chia nhiều lần hình thành …(3)… các tế bào của …(3)… phân hóa tạo thành các cơ quan của …(4)… (4) chui ra tử …(1)…

A. 1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-a B. 1-d ; 2-b ; 3-c ; 4-a

C. 1-d ; 2-c ; 3-b ; 4-a D. 1-b ; 2-c ; 3-d ; 4-a

3.0. Xét các tương quan sau đây:

(1) Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt chỉ số cực đại

(2) Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt chỉ số cực đại, còn AAB giảm xuống rất nhanh

(3) Trong hạt khô, GA đạt cực đại, AAB rất thấp

(4) Trong hạt nảy mầm, GA giảm xuống rất nhanh, còn AAB tăng nhanh và đạt trị số cực đại

(5) Trong hạt khô, GA và AAb cân bằng

Những phát biểu đúng về tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế điều tiết trạng thái sinh lý của hạt là:

A. (1) và (2)

B. (3) và (4)

C. (1) và (5)

D. (2) và (5)

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Cây Giống Năng Suất Cao Từ Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Thực Vật trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!