Xu Hướng 6/2023 # Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Môi Trường # Top 9 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Môi Trường # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Điểm giống nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường

Về bản chất: Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý.

Mục đích: Để bảo vệ môi trường.

Vai trò: Là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khi tác động đến môi trường.

Đối tượng điều chỉnh, gồm: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.

Điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường

KHÁI NIỆM

Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về giải thích từ ngữ, GOODVN xin cung cấp đến bạn khái niệm như sau:

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan Nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).

Như vậy, dựa trên thông tin này, thì tiêu chuẩn môi trường là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản tự nguyện. Còn quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

MỤC ĐÍCH

Mục đích của tiêu chuẩn môi trường: Dùng để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.

Mục đích của quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng,…

QUY ĐỊNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trong thương mại quốc tế, tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường được quy định như sau:

Tiêu chuẩn môi trường: Sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.

CƠ QUAN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG

Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành bởi các cơ quan khác nhau

Đối với tiêu chuẩn

Theo quy định tại Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn, trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn thuộc về:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

Tổ chức kinh tế;

Cơ quan Nhà nước;

Đơn vị sự nghiệp;

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Đối với quy chuẩn kỹ thuật

Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

Lưu ý: Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường là trách nhiệm của Chính phủ.

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm thông tin, đặc biệt là Chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường, hãy liên hệ ngay với GOODVN qua Hotline 0945.001.005 để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Công Nghệ Và Môi Trường Để Hội Nhập

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Với việc hoàn tất đàm phán, ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt. Tuy nhiên, cùng với đó, nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi không đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất. Một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, chế biến và xuất khẩu gỗ… đang đứng trước nhiều thách thức về nguyên liệu, quy trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

Trước thực tế đó, nhiều DN đã dần thay đổi nhận thức, muốn phát triển bền vững phải coi trọng yếu tố môi trường, gắn với lợi ích cộng đồng. Công ty cổ phần Traphaco là một trong những DN sản xuất thuốc hàng đầu Việt Nam với những sản phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu tự nhiên. Do đó, khi sản xuất, yếu tố đầu tiên phải tính đến là nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao. Traphaco đã cùng bà con nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu sạch ở nhiều nơi như Nam Định, Lào Cai, Nghệ An… Nhân viên đến từng nhà vận động và hướng dẫn bà con áp dụng quy trình trồng dược liệu sạch. Việc này đã góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo được vùng nguyên liệu sạch, phục vụ sản xuất.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường là chìa khóa để doanh nghiệp hội nhập. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Nhiều công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải nhà kính. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho công nghệ sản xuất tiết kiệm nước và đầu tư số tiền lớn cho hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại. Trong năm 2015, công ty đã tiếp tục giảm thêm 3% lượng nước tiêu thụ trong sản xuất. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, trong 4 năm qua, Heineken đã liên tục giảm lượng khí thải CO2 trực tiếp trong quá trình sản xuất.

Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện chỉ có rất ít các DN Việt Nam (thường là các tập đoàn, công ty lớn) thực sự đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào cốt lõi chiến lược và chương trình hoạt động. Còn lại đa số DN, đặc biệt là vừa và nhỏ (chiếm gần 98% tổng số DN trên cả nước) vẫn chưa gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường.

Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, có tới 50% DN mắc lỗi thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường. Các DN này chưa quan tâm đến việc chấp hành hay thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Ngoài ra, gần 30% DN xả thải vượt quy chuẩn cho phép. Trong số này có những DN đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý môi trường không đảm bảo, có những DN chấp hành chưa nghiêm, cố tình xả thải trộm ra môi trường.

Theo các chuyên gia về môi trường, muốn DN thay đổi nhận thức, xem việc bảo vệ môi trường là chiến lược trọng tâm thì cần tăng chế tài xử phạt, rà soát lỗ hổng trong các văn bản luật. Bên cạnh đó, cần có thêm chính sách cụ thể khuyến khích DN chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm sang lĩnh vực thân thiện với môi trường và bền vững hơn.

Hiện pháp luật đã quy định nhiều quyền lợi của DN trong kiểm soát ô nhiễm môi trường như ưu đãi về vốn, thuế, phí, cơ sở hạ tầng và đất đai cũng như quyền được vay vốn Quỹ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo nhận định chung của một số chuyên gia, mặc dù quy định như vậy nhưng DN ít khi tiếp cận các chính sách này vì thời gian lâu, thủ tục rườm rà. Bà Nguyễn Thị Quyên, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là xu hướng phát triển và là yêu cầu đối với hoạt động của DN. Hiện đã có nhiều chính sách ưu đãi nhưng DN gặp vướng mắc chung về tài chính, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và thủ tục áp dụng những giải pháp “xanh”.

“Hiện công ty Panasonic thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện, nước, giảm 70% phát thải CO2 và thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định. Tuy nhiên, việc thu hồi sản phẩm thải bỏ còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có cơ chế hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội, không chỉ là của DN sản xuất. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xem xét pin là một trong những sản phẩm cần khuyến khích dán nhãn xanh vì đặc trưng sản phẩm sử dụng phổ thông và có nhiều hàm lượng độc hại”, bà Quyên đề xuất.

Đại diện Công ty Traphaco đề xuất, bên cạnh sự tự ý thức của DN trong quá trình sản xuất, nhà nước cần có những chính sách truyền thông đến người dân về sản phẩm thân thiện môi trường của DN. Đồng thời, đẩy mạnh khuyến khích DN tham gia thực hiện dán nhãn xanh, coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá DN phát triển bền vững.

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Theo đó, sản xuất xanh là yêu cầu tất yếu, khi DN bước vào đầu tư sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Những DN đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường sẽ được khuyến khích đầu tư. Thời gian tới, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về môi trường.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân: Sẽ sửa đổi những quy định chưa phù hợp

Ông Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường: Có thể kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm

Phân Tích Chỉ Tiêu Môi Trường

I – GIỚI THIỆU CHUNG 1. Ý nghĩa môi trường Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hòa tan. Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước thải, các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra hàm lượng cặn lơ lửng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

2. Các định nghĩaChất rắn tổng cộng là lượng chất rắn trong cốc sau khi làm bay hơi nước trong mẫu và làm khô trong tủ sấy ở nhiệt độ xác định, bao gồm tổng hàm lượng các chất rắn lơ lửng (phần tổng lượng chất rắn còn lại trên giấy lọc) và hàm lượng chất rắn hòa tan (phần đi qua giấy lọc). Chất rắn ổn định là phần còn lại của chất rắn tổng cộng, lơ lửng và hòa tan sau khi đốt với thời gian xác định và ở nhiệt độ thích hợp.

Chất rắn bay hơi là trọng lượng mất sau khi đốt.

Việc xác định chất rắn ổn định và chất rắn bay hơi không được phân biệt một cách rõ ràng giữa chất vô cơ và chất hữu cơ vì khối lượng mất đi sau khi đốt không phải là các chất hữu cơ, nó bao gồm cả khối lượng mất đi do phân hủy hoặc do bay hơi của một vài loại muối vô cơ.

3. Nguyên tắc Mẫu đã khuấy trộn đều được làm bay hơi trong cốc đã cân và làm khô đến trọng lượng không đổi trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 ÷105 0C. Độ tăng trọng lượng cốc chính là khối lượng chất rắn tổng cộng. Nếu tiếp tục nung cốc ở 550 ± 50 0C thì độ tăng trọng lượng của cốc sau khi nung so với trọng lượng cốc không ban đầu chính là hàm lượng chất rắn ổn định.

Mẫu đã khuấy trộn đều được lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh (đã xác định trọng lượng ban đầu), sau đó làm khô giấy lọc có cặn đến trọng lượng không đổi ở nhiệt độ 103 ÷105 0C. Độ tăng trọng lượng giấy lọc sau khi sấy là hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng. Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – tổng chất rắn hòa tan Chất rắn ổn định = chất rắn tổng cộng – chất rắn bay hơi

4. Các trở ngại Loại phễu lọc, kích thước lỗ, độ rộng, diện tích, độ dày của giấy lọc và tính chất vật lý của cặn như: kích thước hạt, khối lượng các chất giữ lại trên giấy lọc là các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tích chất rắn hòa tan.

Nhiệt độ làm khô có vai trò quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến kết quả vì khối lượng mất đi do sự bay hơi các chất hữu cơ, nước liên kết, nước tinh thể và các khí từ việc phân hủy hóa học do gia nhiệt, cũng như trọng lượng thu được do oxy hóa, phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nung nóng. Mẫu có hàm lượng dầu và mỡ cao cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích, do khó làm khô đến trọng lượng không đổi trong thời gian thích hợp.

II – DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ 1. Cốc được làm từ vật liệu sau – Sứ – Platin – Thủy tinh có hàm lượng silicat cao. 2. Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50 0C. 3. Bếp nung cách thủy. 4. Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với độ ẩm khác nhau. 5. Tủ sấy có nhiệt độ 103 ÷ 105 0C. 6. Cân phân tích, có khả năng cân đến 0,1 mg. 7. Bộ lọc chân không.

III – THỰC HÀNH 1. Chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi a. Chuẩn bị cốc – Làm khô cốc ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C trong 1 giờ. Nếu xác định cả chất rắn bay hơi, nung cốc 1 giờ ở nhiệt độ 550 ± 50 0C trong tủ nung. – Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong 1 giờ). – Cân P0 (mg). b. Phân tích mẫu Xác định chất rắn tổng cộng – Chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn nằm giữa 2,5 mg và 200 mg. – Chuyển mẫu có dung tích xác định đã được xáo trộn đều vào cốc cân. – Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C – Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong 1 giờ). – Cân P1 (mg). Xác định chất rắn bay hơi – Thực hiện các bước như phần xác định chất rắn tổng cộng. – Nung cốc trong tủ ở nhiệt độ 550 ± 50 0C. – Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong 1 giờ). – Cân P2 (mg). Chú ý: lặp lại chu kỳ sấy (hoặc nung), làm nguội, để trong bình hút ẩm, và cân cho đến khi thu được trọng lượng không đổi (trọng lượng mất đi < 4% trọng lượng trước đó hoặc 0,5 mg; thậm chí nhỏ hơn).

2. Tổng chất rắn lơ lửng a. Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh – Làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C trong 1 giờ. – Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong 1 giờ). – Cân P3 (mg). b. Phân tích mẫu – Lọc mẫu có dung tích xác định đã được xáo trộn đều qua giấy lọc đã cân. – Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C. – Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong 1 giờ). – Cân P4 (mg).

IV – TÍNH TOÁN Chất rắn tổng cộng: Chất rắn bay hơi: Chất rắn lơ lửng: Tổng chất rắn hoà tan: TDS (mg/l) = TS – TSS Trong đó: – P0: khối lượng cốc – P1: khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C (mg) – P2: khối lượng cốc và mẫu sau khi ngung ở nhiệt độ 550 ± 50 0C (mg) – P3: khối lượng giấy lọc (mg) – P4: khối lượng giấy lọc và mẫu khi sấy ở nhiệt độ 103 ÷ 105 0C (mg).

V – CÂU HỎI 1. Giải thích tầm quan trọng của việc phân tích chất rắn trong các lĩnh vực : a. Chất rắn hòa tan và việc cấp nước và việc cấp nước đô thị. b. Chất rắn tổng cộng và chất trắn bay hơi đối với nước thải và bùn lắng. c. Chất lắng được và nước thải sinh hoạt 2. Dự đoán kết quả phân tích và giá trị thực khi xác định hàm lượng chất rắn trong các điều kiện sau: a. Cốc nung còn ẩm. b. Xác định tổng chất rắn bay hơi khi tỉ lệ magne cacbonate chứa trong mẫu cao.

Quy Trình Vận Hành Tiêu Chuẩn (Sop) Là Gì?

Một khía cạnh quan trọng của một hệ thống chất lượng là làm việc theo Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) rõ ràng. Trong thực tế, toàn bộ quá trình từ lấy mẫu đến nộp kết quả phân tích phải được mô tả bằng một loạt các SOP liên tục.

Định nghĩa

Một khía cạnh quan trọng của một hệ thống chất lượng là làm việc theo Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) rõ ràng. Trong thực tế, toàn bộ quá trình từ lấy mẫu đến nộp kết quả phân tích phải được mô tả bằng một loạt các SOP liên tục. Một SOP cho phòng thí nghiệm có thể được định nghĩa như sau:

SOP là một hướng dẫn bắt buộc. Nếu có sai lệch được cho phép so với hướng dẫn này, các điều kiện cho các sai lệch nên được ghi chép lại bao gồm cả những người có thẩm quyền cho phép và các hướng dẫn chính xác hoàn chỉnh là gì. Bản gốc phải được đặt ở một nơi an toàn trong khi các bản sao làm việc phải được xác thực bằng tem và/hoặc chữ ký của người được ủy quyền.

Một số loại SOP quan trọng là:

– SOP cho phương pháp phân tích.

– SOP cho việc chuẩn bị thuốc thử.

– SOP để nhận và đăng ký mẫu.

– SOP cho Đảm bảo chất lượng.

– SOP để lưu trữ và làm thế nào để giải quyết khiếu nại.

Khởi động một SOP

Như đã ngụ ý ở trên, sáng kiến và quy trình tiếp theo cho việc chuẩn bị, thực hiện và quản lý các tài liệu là một quy trình cần được mô tả. Các SOP này ít nhất nên đề cập đến:

a. ai có thể hoặc nên làm loại SOP nào;

b. ai nên đệ trình các đề xuất cho một SOP và ai là người phân xử dự thảo;

c. thủ tục phê duyệt;

d. ai quyết định ngày thực hiện và ai cần được thông báo;

e. làm thế nào sửa đổi có thể được thực hiện hoặc làm thế nào có thể rút lại một SOP.

Nó nên được thiết lập và ghi lại ai chịu trách nhiệm phân phối hợp lý các tài liệu, nộp đơn và quản trị (ví dụ: bản gốc và các bản sao tiếp theo). Cuối cùng, cần chỉ ra tần suất đánh giá định kỳ (thường là 2 năm) và bởi ai. Chỉ các bản sao được phát hành chính thức mới có thể được sử dụng, chỉ sau đó việc sử dụng hướng dẫn phù hợp mới được đảm bảo.

Trong phòng thí nghiệm, quy trình chuẩn bị một bài viết như sau:

Trưởng phòng thí nghiệm (HoL – Head of Laboratory) phân công một nhân viên của phòng thí nghiệm để soạn thảo một SOP (hoặc HoL tự làm điều này hoặc một nhân viên chủ động nhận việc). Về nguyên tắc, tác giả sẽ là người làm việc với SOP, nhưng anh ta/cô ta nên luôn luôn nhớ rằng những người khác cũng cần phải hiểu nó. Tác giả yêu cầu số đăng ký mới từ quản trị viên hoặc người giám sát của SOP. Quản trị viên xác minh nếu đã có sẵn SOP (hoặc đã được soạn thảo). Nếu SOP chưa tồn tại, tiêu đề và tác giả sẽ được nhập vào hệ thống đăng ký. Sau khi một bản SOP được hoàn thành, ban quản lý phải tích cực hỗ trợ và cho phép các tác giả có đủ thời gian chuẩn bị.

Tác giả của SOP có thể yêu cầu một hoặc nhiều đồng nghiệp đủ điều kiện dùng thử SOP. Trong trường hợp các thủ tục thực hiện cho điều tra hoặc giao thức, trưởng dự án hoặc HoL có thể thực hiện thử nghiệm. Trong giai đoạn này, từ ngữ trong SOP sẽ được tinh chỉnh. Khi bài kiểm tra được thông qua, SOP sẽ được gửi đến quản trị viên SOP để được kiểm duyệt. Các sửa đổi của các SOP tuân theo quy trình tương tự.

Chuẩn bị cho các SOP

Cấu tạo của các tài liệu phải đáp ứng một số lượng yêu cầu tối thiểu:

1. Mỗi trang nên có một tiêu đề và / hoặc đề cập đến:

a. ngày phê duyệt và/hoặc số phiên bản;

b. một tiêu đề duy nhất (có thể viết tắt nếu muốn);

c . số lượng của SOP (tốt nhất là kèm theo phân loại);

d. số trang và tổng số trang của SOP.

e . tiêu đề (hoặc logo) của bản gốc tốt nhất nên được in bằng màu khác với màu đen.

– F cho SOP cơ bản

– A hoặc APP cho bộ máy SOP

– M hoặc METH cho phương pháp phân tích SOP

– P hoặc PROJ để thực hiện một cuộc điều tra đặc biệt (dự án)

– PROT cho một giao thức mô tả chuỗi hành động hoặc hoạt động

– ORG cho một tài liệu tổ chức

– PERS để mô tả các vấn đề nhân sự

– RF cho mẫu đăng ký (ví dụ: hóa chất, mẫu)

2. Trang đầu tiên, trang tiêu đề, cần đề cập:

a. thông tin chung được đề cập theo 2.3.1 ở trên, bao gồm tiêu đề đầy đủ;

b. một bản tóm tắt các nội dung với mục đích và lĩnh vực áp dụng (nếu những điều này không rõ ràng từ tiêu đề); nếu

muốn, nguyên tắc có thể được đưa ra, bao gồm danh sách các điểm có thể cần chú ý;

d. hướng dẫn an toàn có thể;

e . Tên và chữ ký của tác giả, bao gồm cả ngày ký. (Có thể ghi lại các tác giả tập trung trong một sổ đăng ký);

f . tên và chữ ký của người ủy quyền giới thiệu SOP (bao gồm cả ngày).

3. Các thiết bị cần thiết, thuốc thử (bao gồm cả loại) và các phương tiện khác phải được chi tiết.

4. Một mô tả mệnh lệnh rõ ràng, rõ ràng được đưa ra trong một ngôn ngữ được làm chủ bởi người dùng.

5. Nên bao gồm các tiêu chí để kiểm soát hệ thống được mô tả trong quá trình vận hành.

6. Nên bao gồm một danh sách các nội dung, đặc biệt nếu SOP dài.

7. Nên bao gồm một danh sách các tài liệu tham khảo.

Sổ tay thí nghiệm

Các hướng dẫn sử dụng sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm nên được đặt trong một giao thức. Một mô hình cho các trang trong sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm cần được đưa ra.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Tiêu Chuẩn Và Quy Chuẩn Môi Trường trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!