Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Tiếng Và Từ # Top 9 Xem Nhiều | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phân Biệt Tiếng Và Từ # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Tiếng Và Từ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phân biệt Tiếng và từ – Cách phân định ranh giới từ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 4, 5. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập cấu tạo từ về cách phân biệt tiếng từ, tìm từ đơn từ phức giúp các em học sinh biết làm các bài tập so sánh, phân loại từ và tiếng, giới từ. Mời các em cùng tham khảo tải về.

I – Ghi nhớ Phân biệt Tiếng và Từ 1. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ

Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

V.D: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)

Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa)

2. Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu

Từ có 2 loại:

– Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

– Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

3. Cách phân định ranh giới từ:

Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa.

– Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

(Hai tổ hợp trên đã thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

– Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

V.D: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ

– Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không,nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.

V.D: có xoè ra chứ không có xoè vào / có rủ xuống chứ không có rủ lên

ngược với chạy đi là chạy lại / ngược với bò vào là bò ra

Chú ý:

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

V.D: cánh én (chỉ con chim én)

tay người (chỉ con người)

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.

II – Bài tập thực hành Tiếng và từ

Bài 1:

Tìm từ trong các câu sau:

– Nụ hoa xanh màu ngọc bích.

– Đồng lúa rộng mênh mông.

– Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,… Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng,…

Bài 3:

Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

Bài 4:

Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Bài 5:

Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau:

Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh …Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Bài 6:

Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau:

Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.

Bài 7:

Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.

Bài 8:

Dùng ( / ) tách các từ trong đoạn văn sau:

Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.

Bài 9:

Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau:

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sếu gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá…

Bài 10:

Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.

b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.

c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

III – Đáp án Bài tập thực hành Tiếng và từ

Bài 1:

Từ 2 tiếng: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, Tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp.

Bài 3:

Từ phức: non sông, gấm vóc, biết bao.

Bài 4:

Từ phức: quyển vở, mới tinh, tính nết .

Bài 5:

Từ phức: giấy bóng, long lanh, thuỷ tinh, rung rung, phân vân.

Bài 6:

Từ phức: chang chang, tu hú, gần xa, ran ran, xơ xác, cỏ may, quắt lại, rủ xuống, bắp ngô, tay người

– Lưu ý: kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp ngô có cấu trúc gần như giống nhau nhưng bắp ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta xếp vào nhóm từ phức .

Bài 7:

Từ 2 tiếng: quảng trường, Ba Đình, lịch sử, uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, hương thơm.

– Lưu ý: khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn

Bài 8:

Từ phức: vườn lá, xum xuê, xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, rập rờn, đỏ thắm, cánh hoa, mịn màng, khum khum, ngập ngừng, đoá hoa, toả hương, thơm ngát

– Lưu ý: sương đêm, cánh hoa, toả hương cũng có thể tách ra làm 2 từ.

Bài 9:

Từ phức: Mùa xuân, buổi chiều, hửng ấm, chim én, đằng xa, lượn vòng, bến đò, đuổi nhau, xập xè, mái nhà, mưa phùn, người ta, bãi soi, nổi lên, theo nhau, lững thững, thấp thoáng, bụi mưa, trắng xoá.

Bài 10:

Từ phức:

a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.

b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên,hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.

c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót.

Bài tập Luyện từ và câu lớp 4, 5

Phân biệt Tiếng và Từ – Cách phân định ranh giới từ bao gồm Lý thuyết và Bài tập thực hành Có đáp án chi tiết cho các em học sinh ôn tập lại các kiến thức Luyện từ và câu lớp 4, 5: Tìm từ đơn và từ phức, tách các từ trong đoạn văn.

Phân Biệt Loại Trợ Từ Và Phó Từ Trong Tiếng Việt

Trong thực tế, sự chuyển loại giữa trợ từ với phó từ là rất khó phát hiện. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung miêu tả sự khác biệt về đặc trưng ngữ pháp giữa hai từ loại này và nêu một số trường hợp cụ thể nhằm đưa ra khả năng phân biệt tính chất từ loại trong những trường hợp ấy.

2. Trợ từ được chia thành hai loại sau:

(1) Những từ “thường đứng ở cuối phát ngôn và thôm vào cho nội đung chính của phát ngôn một hoặc một số ý nghĩa tình thái nhất định” [11, tr. 11]. Chẳng hạn, à, ư, hả trong câu nghi vấn; đi, thôi, mà trong câu mệnh lệnh; mà đấy trong câu trần thuật.

(2) Những từ “chuyện được dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa của một bộ phận nào đó trong phát ngôn (bộ phận này có thể là một từ hay một cụm từ)”. Ví dụ: Chính tôi cũng không biết việc này. Bài toán đó đến học sinh giỏi nhất lớp cũng chịu. Chị ta may những ba chiếc áo một lúc. v.v… (Phạm Hùng Việt, 2003, tr. 11).

Loại trự từ thứ hai “chuyên dược dùng để nhấn mạnh” sự kiện, “biểu đạt những mối quan hệ có tính chất bộ phận giữa người nói với nội dung phát ngôn được xác lập với từng bộ phận của phát ngôn” (Đinh Văn Đức, 1986, tr. 190). Trợ từ cho biết thái dộ chủ quan của người nói dối với sự tình. Các trợ từ điển hình như: chính, đích, cả, những, ngay, quả nhiên, tất nhiên, đương nhiên, bất dắc dĩ, kì thực, hẳn là, chắc là, có lẽ, v.v… Loại trợ từ này được không ít tác giả coi là phó từ. Nguyễn Kim Thản gọi đây là ” phó từ phụ cho cả câu” [8, tr. 350]. Diệp Quang Ban gọi đây là “phó từ tình thái” và đối lập với phó từ thông thường (” phó từ phi tình thái“) (Diệp Quang Ban, 2004, tr. 540-546). Một số tác giả khác cũng nhận xét về đặc trưng tình thái của phó từ. Trong Từ diển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2003), những trợ từ này cũng được chú thích từ loại là “p.” (phụ từ). Ví dụ:

– Việc ấy quyết nhiên không thành (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr. 816)

– Anh ấy dễ thường chưa biết (Viộn Ngôn ngữ học, 2003, tr. 253)

3. Như trên đã trình bày, hiện nay trong giới Việt ngữ học, khuynh hướng quan niệm phó từ là những từ phụ cho vị từ được khá đông các nhà nghiên cứu hưởng ứng (Nguyễn Kim Thản, 1963; Ủy ban Khoa học xã hội, 1983; Diệp Quang Ban, 2004; Đào Thanh Lan, 2010; Nguyễn Hồng Cổn, 2003). Theo quan điểm này, phó từ không thể kết hợp dược với danh từ, đại từ mà chỉ có thể kết hợp với động từ, tính từ. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, phó từ có thể kết hợp với các đơn vị khác như chủ từ (danh từ, đại từ); kết hợp trực tiếp với đơn vị ở bậc mệnh đề, câu. Nguyễn Tài Cẩn đã nêu một số ví dụ về khả năng dùng ở trước danh từ của phó từ đã, cũng, đều:

Ông cho rằng, các phó từ trên “có thể đi kèm với bất kì từ loại nào (danh từ, danh ngữ cũng như động từ, động ngữ, tính từ, tính ngữ) để dạng thức hóa từ loại đó, giúp từ loại đó có khả năng giữ một chức vụ cú pháp nào đấy (Nguyễn Tài Cẩn, 1975, tr. 263) nhưng rất khó mà gọi tên cái chức vụ cú pháp mà đã, cũng, đều đảm nhiệm là gì, chủ tố, vị tố, bổ tố, trạng tố hay định tố? (Diệp Quang Ban (2008) gọi thành phần này là biệt ngữ, về thực chất cũng chính là trợ từ: bộ phận từ ngữ đặc biệt chêm xen vào câu nói).

Theo chúng tôi, trong các phát ngôn mà Nguyễn Tài Cẩn dẫn, các từ đã, cũng, đều không còn hoạt động với tư cách là phó từ mà đã chuyển loại thành trợ từ. Đây là hiện tượng một số phó từ chuyên dụng ( đã, cũng, đều, chỉ, vẫn, v.v.) lâm thời đảm nhiệm vai trò tình thái của trợ từ. Chúng như một thành phần biệt lập gán thêm vào, chêm xen vào phát ngôn. Việc loại bỏ các trợ từ này không làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu mà chỉ ảnh hưởng đến ý nghĩa tình thái của phát ngôn. Ý nghĩa của chúng là ý nghĩa tình thái: nhấn mạnh sự nhận định và thái độ của người nói.

Trong tất cả các phát ngôn trên, vị từ “là” đều đã bị tỉnh lược. Sở dĩ vị từ có thể tỉnh lược mà người nghe không cảm thấy thiếu chính bởi sự có mặt của các trợ từ có ý nghĩa tình thái này.

4. Một số phó từ hạn định về số lượng, đã hàm chứa sẵn sác thái đánh giá nhận định trong nội hàm ý nghĩa của từ nên trong quá trình sử dụng đã chuyển loại thành các trợ từ. Tuy nhiên, do từ không thay đổi về hình thái nên tính chất từ loại của từ ở đa số các trường hợp là khó xác định. Hư từ mỗi là một ví dụ điển hình. Mỗi vốn là phó từ “chỉ một phần tử bất kì của một tập hợp những cái cùng loại được xét riêng lẻ, nhưng nhằm để qua đó nói chung cho mọi phần tử của tập hợp” (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr. 640). Ví dụ:

– Làng nào cũng có nhiều cánh (danh từ tập hợp), mỗi cánh (danh từ phần tử) kết bè kết đảng chung quanh một nguời… (Nam Cao)

Nhưng khi biểu thị ý nghĩa đánh giá ít về số lượng, ý nghĩa duy nhất, không còn gì khác, mỗi lại đóng vai trò của trợ từ. Ở trong những trường hợp này, mỗi thường kết hợp với số từ một đi kèm ( mỗi một.. ) Ví dụ:

– Bà có mỗi một mống con thôi. Ai chả tưởng: quí hơn vàng. (Nam Cao)

Trong trường hợp này, mỗi không thể hiện ý nghĩa phần tử rút ra từ bộ phận (như “mỗi người trong chúng ta”), mà diễn đạt ý nghĩa hạn định về mặt số lượng, trong đó luôn bao hàm sắc thái biểu cảm. Mỗi có thể kết hợp với các số từ, hoặc các từ chỉ đơn vị, như: mỗi chiếc…, mỗi con…, mỗi cái…, v.v…

– … tôi thấy anh chui vào, một lát sau chui ra, thấy người khác hắn, trên người buộc đầy cành lá, mình mặc mỗi chiếc quần đùi. (Nguyễn Huy Thiệp)

Thậm chí, mỗi có thể đứng trước các số từ hoăc danh từ số nhiều. Lúc này, mỗi biểu thị sự đánh giá chủ quan của người nói về số lượng được đề cập đến là ít, là chỉ có vậy không hơn nữa, không còn gì khác nữa. Ví dụ:

– Hay các bác về nhà chúng tôi? Nhà chỉ có mỗi hai vợ chồng son, cũng rộng rãi. (Nguyễn Huy Thiệp)

– Ông Vỹ đông con, nhà nghèo, về mang theo mỗi chục quả tai chua với chai rượu trắng làm quà. (Nguyễn Huy Thiệp)

– … trong khu trại tăng gia của huyện đội 67 đã nhiều năm bị bỏ quên trên bờ thác nước ấy chỉ có mỗi ba cô gái… (Bảo Ninh)

Trong các ví dụ vừa dẫn, mỗi đóng vai trò là trợ từ, làm gia tăng săc thái biểu cảm, ý nghĩa đánh giá cho nội dung thông báo của câu. Ở đây, mỗi hoàn toàn có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp của câu.

5. Hiện tượng nhầm lẫn giữa trợ từ và phó từ cũng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp.

(a) Nhậm được thư ấy liền nói: quả nhiên Duệ (CN)//làm phản rồi (VN). (b) Ngươi (VN)/ oán hận ta, đương nhiên(VN). (c) Quân bên tả của Chúa (CN)/không chống nói cơ hồ muốn vỡ(VN).

Chúng tôi cho rằng, trong các câu trên (a), (b), (c), quả nhiên,đương nhiên, cơ hồ hoàn toàn biệt lập với các sự tình được đề cập đến. Các yếu tố này góp phần thể hiện mục đích phát ngôn chứ không phải thể hiện nội dung phát ngôn. Chúng bao hàm những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan của chủ thể phát ngôn và chúng không nằm trong cấu trúc của ngữ vị từ. Chúng đều là trợ từ chứ không phải phó từ. Bởi vì chúng mang lại những ý nghĩa tình thái và những tiền giả định như sau:

(a) Duệ làm phản (như dự đoán của ta) (b) Ngươi oán hận ta (điều đó ta đã biết) (c) Quân bên tả của Chúa không chống nổi, muốn vỡ (đoán định)

Điều này hoàn toàn không phải khó hiểu vì có một số nhà nghiên cứu đã phát biểu về tính tình thái của phó từ. Đinh Văn Đức cho rằng: “các từ phụ của động từ và tính từ trong tiếng Việt đều đồng thời tham gia diễn đạt tính tình thái” (Đinh Văn Đức, 1986, tr. 189). Chính Diệp Quang Ban trong khi phân loại phó từ cũng đã chia thành hai loại: phó từ tình thái và phó từ phi tình thái (tr. 540). Vậy thì tại sao từ ” chỉ” trong các ví dụ trên không phải phó từ tình thái mà lại gọi nó là trợ từ? Đối với câu (d), (e) thì ý nghĩa hạn định về số lượng được làm rõ bởi: ” chừng ấy“, ” hai“. Nhưng đối với câu (f) mà phân tích rằng chỉ là trợ từ “nhấn mạnh sự hạn chế về số lượng” của hành động ” thích chơi bóng đá” thì không có cơ sở. Thật ra, trong cả 3 câu trên, chỉ có từ ” thôi” ở cuối câu (d) là trợ từ mà thôi.

Trong tiếng Việt còn có một số từ kiêm phó từ – trợ từ. Phải căn cứ vào ngữ cảnh mới xác định được tính chất từ loại của chúng. Chẳng hạn như các từ: chỉ, đã, v.v… trong các ví dụ sau đây:

6. Để phân biệt hai kiểu từ loại này, chúng tôi xác định những điểm khác biệt cơ bản giữa phó từ và trợ từ như sau:

Về mặt ngữ pháp:

– Phó từ luôn đi kèm với từ trung tâm, đứng trước hoặc sau liền kề với từ trung tâm; phó từ kết hợp trực tiếp với từ trung tâm.

– Vị trí của trợ từ khá tự do: đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Ví dụ: Tất nhiên, tôi biết việc đó; Tôi tất nhiên biết việc đó; Tôi biết việc đó tất nhiên. Trợ từ không quan hệ trực tiếp với bất kì thành phần nào của câu, là thành phần có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng tới kết cấu ngữ pháp của câu.

Về mặt ngữ nghĩa:

– Trợ từ mang lại sắc thái ý nghĩa cho toàn bộ câu. Trợ từ giúp biểu lộ thái độ, sự đánh giá, cảm xúc của người nói trước thực tại được phản ánh.

– Phó từ bổ sung các ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, phủ định, v.v. cho từ trung tâm (đoản ngữ hay mệnh đề).

Giải quyết rạch ròi vấn đề chuyển loại giữa các hư từ sẽ giúp ích cho việc phân tích ngữ pháp vốn đã rất phức tạp của tiếng Việt. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sự chuyển loại của phó từ thành liên từ cặp đôi trong các câu ghép có kết từ. Đây cũng là một vấn đề hết sức lí thú khi nghiên cứu về hư từ tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo

Lê Biên (1996) Từ loại tiếng Việt hiện đại, Tnrờng Đại học Sư phạm Hà Nội.

Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội.

Nguyền Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ) Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Đào Thanh Lan (2010), Về từ loại phó từ trong tiếng Việt. Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia.

Hoàng Trọng Phiến (2008), Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Nxb Tri thức.

Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Uỷ ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.

Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Mẹo Phân Biệt Tính Từ Ngắn Và Tính Từ Dài Trong Tiếng Anh

Tính từ ngắn là các tính từ có một âm tiết có thể phát âm trong một nốt nhạc.

Big /big/: To, lớn

Short – /ʃɔːrt/: gNắn

Fast – /fæst/: Nhanh

Một số tính từ có 2 âm tiết được kết thúc bằng: -y, -le,-ow, -er, và -et cũng được coi là tính từ ngắn.

Heavy /ˈhev.i/: Nặng

Slow /sloʊ/: Chậm rãi

Sweet /swiːt/: Ngọt ngào

Cách sử dụng tính từ ngắn

Trong các loại câu so sánh, tính từ ngắn sẽ được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau để đúng cấu trúc câu.

1. Trong câu so sánh hơn, tính từ ngắn được thêm đuôi -er, theo sau bởi giới từ than.

Trong so sánh hơn nhất, tính từ ngắn được thêm đuôi -est và phía trước có mạo từ the.

Useful /ˈjuːs.fəl/: Hữu ích

Intelligent /ɪnˈtel.ə.dʒənt/: Thông minh

Beautiful /ˈbjuː.t̬ə.fəl/: Xinh đẹp

Với tính từ dài, ta sẽ không có nhiều cách chia như tính từ ngắn. Chỉ đơn giản như sau:

Trong câu so sánh hơn, phía trước tính từ dài có more và phía sau có than. Trong câu so sánh nhất phía trước tính từ dài cần thêm the most.

You are more beautiful than yesterday. (Bạn xinh đẹp hơn ngày hôm qua đó nha)

The most beautiful way is the way into your heart. (Con đường đẹp nhất là con đường vào tim cậu)

3. Các trường hợp đặc biệt khác của tính từ ngắn và tính từ dài

1. Các tính từ có 2 âm tiết có đuôi -y, -ie, -ow, -et, -er như happy, simple, narrow,… có thể coi là tính từ ngắn hay dài cũng được. Lúc đó có thể vừa thêm -er, -iest vào sau hoặc thêm more, the most vào trước tính từ.

Ta có thể sử dụng 2 cách:

Happy – happier/ more happy – the happiest/ the most happy: Hạnh phúc

Simple – simpler/ more simple – the simplest/ the most simple: Đơn giản

2. Những tính từ ngắn kết thúc bằng -ed vẫn dùng more hoặc most trước tính từ trong câu so sánh.

Pleased – more pleased – the most pleased: hài lòng

Tired – more tired – the most tired: mệt mỏi

Turtles are ….. than rabbits (intelligent)

You own… money than I do (much)

Nobody is …. about football than me (crazy)

This skirt is too big. I need a … size (small)

For me, English is thought to be …. than Maths (hard)

I’ve never seen a … waterfall than that. (gorgeous)

The quality of this product is … than the last time I bought it. (bad)

To me, you are … than free wifi (important)

Comments

Nhận Biết Và Phân Biệt Danh Từ Động Từ Tính Từ Trạng Từ Trong Tiếng Anh

Mình đã gặp rất nhiều người, dù đã kinh qua bao nhiêu năm học tiếng Anh ở các cấp học, học hết trung tâm này đến trung tâm khác nhưng vẫn gặp khó khăn khi phân biệt thành phần danh tính động trạng trong câu. Nghe có vẻ khó tin nhưng số trường hợp này không hề ít. Còn bạn, bạn có nằm một trong số đó không?

1/ Một số tiêu chí để phân biệt danh từ động từ tính từ trạng từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, các thành phần tính danh động trạng là những thành phần biệt lập, không thể nhầm lẫn, góp phần tạo thành những câu văn có ý nghĩa. Những thành phần này được hoạt động một cách riêng biệt nhưng bổ trợ cho nhau, làm rõ nghĩa ý của người nói.

Và để phân biệt danh từ động từ tính từ trạng từ trong tiếng Anh, người ta sẽ dựa vào một số tiêu chí như sau :

Định nghĩa của các loại từ

Vị trí, chức năng của các loại từ

Dấu hiệu nhận biết về hình thái của loại từ đó ( bao gồm dấu hiệu nhận biết danh từ , dấu hiệu nhận biết tính từ, động từ và trạng từ)

Căn cứ vào những tiêu chí trên người học sẽ hiểu sâu sắc hơn về những loại từ đó và sử dụng theo đúng chức năng và hình thái của mỗi loại từ.

2/ Sự phân biệt danh từ động từ tính từ trạng từ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, để phân biệt đâu là danh từ động từ tính từ, trạng từ, thường thì người học sẽ dựa vào các yếu tố ngoại quan trước. Yếu tố ngoại quan ở đây chính là “đuôi ” của loại từ đó, ví dụ như các đuôi của tính từ các đuôi của danh từ

Tuy nhiên cách phân biệt này chỉ là một phần và trong nhiều trường hợp sẽ không áp dụng được, nên ngoài ra người ta sẽ dựa vào chức năng, vị trí của loại từ đó để dùng cho đúng.

Như vậy, để phân biệt danh từ, động từ, trạng từ tính từ trong tiếng Anh, người học phải kết hợp các tiêu chí với nhau thì mới có cái nhìn hoàn thiện và chính xác. Mình tin chắc rằng những thông tin mình cung cấp ở trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc nhận diện và sử dụng hiệu quả những loại từ này trong cả giao tiếp hằng ngày và cách hành văn của bạn.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP HIỆU QUẢ !!!

Từ Và Chữ Trong Tiếng Việt – Phân Biệt Và Quy Ước Trong Nghề

Rate this post

Hiện nay, trong tiếng Việt, cách sử dụng các khái niệm như “Chữ”, “Từ”, “Âm tiết” có sự khác biệt khi dùng thuật ngữ và cách nói trong giao tiếp thông thường. Theo nghĩa chuyên môn ngôn ngữ học:

– “Chữ” được dùng để chỉ: Hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói – Đó là hệ thống mẫu tự riêng biệt cho mỗi ngôn ngữ.

– “Từ” là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt câu. Chẳng hạn “Công nhân”, “Xây”, “Nhà hộ sinh” là 3 từ (ghép lại thành một câu trọn vẹn). Trong 3 từ trên, có từ 1 âm tiết, có từ 2 và 3 âm tiết.

– Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, rất nhiều từ đơn có ranh giới trùng với ranh giới âm tiết (còn được gọi là “Tiếng”.

Trong những trường hợp phải nói chính xác, tốt nhất không dùng “Chữ” để người đọc khỏi bị nhầm lẫn với “Chữ cái” hay “Chữ viết” – Vốn thuộc phạm vi văn tự mà nên dùng là “Âm tiết” (hoặc có thể giải thích thêm: Chữ = âm tiết). Trong viết bài nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa văn nói và văn viết (Vấn đề này mình sẽ đề cập ở bài sau).

Nhiều từ tiếng Việt có cấu trúc lớn hơn một âm tiết, ví dụ: Trường phổ thông, chủ nghĩa xã hội dân chủ, phép biện chứng duy vật lịch sử… Nếu lấy “Từ” là đơn vị tính trong một văn bản đôi khi sẽ rắc rối đối với Tiếng Việt.

Tuy nhiên khi viết bài chúng ta hay được giao bài viết 1000 từ hay 1500 từ. Lúc này chúng ta có thể tự quy ước với nhau rằng “Từ” trong bài được tính là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất. 1 “Từ phức” cũng được cấu tạo từ những “Từ đơn”. Trong word, exel cũng được quy ước như vậy (Không tính đến ngôn ngữ và ngữ pháp Tiếng Việt).

—————————————————————–

Nguồn: Tổng hợp

Cách Dùng Và Phân Biệt Liên Từ While Và When Trong Tiếng Anh

Download Now: Tài liệu ngữ pháp tiếng Anh

Cách dùng và phân biệt liên từ While và When Cấu trúc và cách chia when với các thì trong tiếng anh

Vị trí: Mệnh đề When có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu

When you see it yourself, you’ll surely believe it.

When I just got out of the classroom, I knew that I had made some mistakes.

– When the rock concert given by Erick Clapton ended, we went

When we were playing football at 5.30p.m yesterday, there was a terrible explosion ( Vào lúc 5h30 chiều qua, khi đang chơi bóng thì bọn tôi chợi nghe thấy một tiếng nổ lớn )

When we came, he was taking a bath

When the opportunity had passed, i only knew that there was nothing could be done

When the opportunity passed, i know there’s nothing can be done.

Cách sử dụng when trong tiếng anh

* when: mệnh đề có chứa WHEN, chúng ta thường chia động từ không phải dạng tiếp diễn.

Khi nói về chuỗi các hành động xảy ra liên tiếp nhau:

When you called, he picked up his cell phone.

Khi một hành động đang diễn ta thì bị một hành động khác (diễn ra chỉ trong 1 khoảng thới gian ngắn) xen vào.

Cấu trúc và cách dùng while trong tiếng anh

While có nghĩa trong lúc, trong khi, trong khoảng thời gian, đang lúc,…

Mệnh đề When và While có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

I was having breakfast when the telephone rang.

While they were cooking, somebody broke into their house.

Cấu trúc: While+ subject + verb

Cách dùng:

While: Mệnh đề có chứa WHILE, chúng ta thường chia động từ ở dạng tiếp diễn.

He was playing soccer while she was reading the newspaper.

Khi nói về một hành động đang diễn ra thì một hành động khác cắt ngang.

Khi đó thì hành động đang diễn ra sẽ dù thì quá khứ tiếp diễn và hành động cắt ngang sẽ dùng thì quá khứ.

Ex: While he was talking, his baby slept.

Bài tập phân biệt cách dùng when và while Chọn when/while trong chỗ trống.

I first met my future husband (when/while) ………….. I was staying in Ho Chi Minh city.

(when/while) ………….. I was talking to my uncle on phone, my mom came home.

We were playing card (when/while) …………. the lights went off.

(when/while) ………….. John was working, he often listened to music.

(when/while) ………….. I was in my hometown, power cuts were very frequent.

He called me (when/while) ………….. I was taking shower in the bathroom.

Crystal was very unhappy (when/while) ………….. things weren’t going well for her.

Đáp án

I first met my future husband while I was staying in Ho Chi Minh city.

While I was talking to my uncle on phone, my mom came home.

We were playing card when the lights went off.

While John was working, he often listened to music.

When I was in my hometown, power cuts were very frequent.

He called me while I was taking shower in the bathroom.

Crystal was very unhappy when things weren’t going well for her.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Tiếng Và Từ trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!