Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học # Top 11 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bản chất của khoa học

Không thể định nghĩa khoa học bằng một công thức rành mạch và đơn giản; nó là một cuộc phiêu du rộng lớn nhiều hình nhiều vẻ của trí tuệ con người, liên tục bùng lên qua các định nghĩa của các nhà triết học. Trong đó có một định nghĩa cho rằng khoa học là một khối kiến thức tích hợp về chủ yếu là định lượng, khối kiến thức này đã được gom góp lại từ những nỗ lực năng động của con người để hiểu được các  vật xung quanh (surroundings) nó và bản thân nó một cách có hệ thống và có thể giao lưu được. Định nghĩa này xứng đáng được xem xét kỹ lưỡng và tìm hiểu sâu hơn bằng cách xét chi tiết hơn về ý nghĩa của các từ đã sử dụng. Khi nói một khối tích hợp của kiến thức, ta không chỉ hàm ý là các khái niệm của nó được liên hệ với nhau theo một cách xác định và liên kết, là nó là một cấu trúc, là theo một nghĩa nào đó ta không thể biết cái toàn thể trước khi ta biết tất cả các bộ phận và các quan hệ giữa chúng, và ta không thể biết một bộ phận bất kỳ nào trước khi ta biết ít nhất nó liên hệ với các bộ phận lân cận như thế nào. Ta cũng hàm ý là trong những lĩnh vực phát triển hơn của khoa học, các quan hệ đó luôn luôn là định lượng và có thể biểu thị được theo các thuật ngữ toán học chính xác. Khoa học là kiến thức theo nghĩa nó là khách quan và bền lâu, vì một cách chính xác, nó là sự nắm được về trí tuệ một thực tại tồn tại độc lập với việc thực hiện kiến thức và hành động của người có kiến thức. Do đó kiến thức khoa học một khi được xác lập sẽ luôn luôn có giá trị, dù rằng các tiến bộ sau đó có thể sẽ làm cho nó tinh tế hơn và sâu sắc hơn rất nhiều, đặc biệt là theo nghĩa định lượng. Điều này không có nghĩa là có thể dễ dàng biết được khi nào thì một mảnh kiến thức cụ thể đã thực sự được xác lập theo nghĩa khoa học. Nghiên cứu khoa học là một việc khó, các nhà khoa học là những con người có thể sai, và bất kỳ cái gì có thể tưởng tượng được mà có thể sai thì rất có nhiều khả năng trở thành sai ở một giai đoạn nào đó. Nhưng sức mạnh to lớn của nghiên cứu khoa học là nó tự sửa chữa, chủ yếu vì nó là đối tượng của những cuộc thử nghiệm định lượng. Một quá trình kiểm tra đi kiểm tra lại rộng lớn đang diễn ra ở mọi thời gian, được trợ giúp bởi một cấu trúc kiến thức khoa học tích hợp, và sớm hay muộn thì một kết quả sai hay một kết luận không có lý do xác đáng sẽ được nhận ra nó là cái gì. Mặc dầu thiên về sai lầm, nỗ lực khoa học cuối cùng là ổn định xung quanh trục chân lý, đặc biệt là ở chừng mực mà nó quan tâm đến các quan hệ định lượng. Nhà khoa học lo sợ phạm sai lầm sẽ khó có thể bắt đầu công việc của mình, và sẽ mất lòng tin vào bản chất cuối cùng là tự điều chỉnh của khoa học. Khoa học quan tâm đến “các vật xung quanh” của con người, và ta hiểu cái này là các vật thể vật chất, các chất rắn, chất lỏng và chất khí. Mà chúng ta thấy được qua các giác quan của chúng ta. Mặc dầu bắt đầu với các giác quan không có trang bị gì, sự tò mò chẳng lúc nào ngơi của nhà khoa học đã đưa họ tới chỗ mở rộng các giác quan của mình bằng rất nhiều loại dụng cụ, thường là có cường độ lớn và độ chính xác cao. Dùng các dụng cụ này, nhà khoa học có thể “nhìn thấy” một dải rộng các hiện tượng, từ các thiên hà ở xa cho tới thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử. Các vật xung quanh này bao gồm những người khác cũng như chính nhà khoa học. Nhưng còn các trạng thái tinh thần của ông ta, các giấc mơ của ông ta, các ý tưởng của ông ta, các  hy vọng của ông ta và các nỗi lo âu của ông ta thì thế nào? Đây là một vấn đề khó hơn vì chúng không mở ra trước sự quan sát trực tiếp theo cách giống như các vật thể tự nhiên và khó có thể tuân theo sự đo lường và lượng hóa. Khoa học phải là “có hệ thống” vì nếu khác đi, nó sẽ không thể tạo ra một khối kiến thức có liên kết. Các quan sát và các phép đo ngẫu nhiên không bao giờ có thể tạo nên hay dẫn đến kiến thức khoa học. Nghiên cứu khoa học phải là có mục đích và được cân nhắc, quan tâm trả lời một câu hỏi cụ thể hoặc xem xét một khía cạnh xác định của thế giới. Khoa học là một cấu trúc cần phải được xây dựng theo một cách có trật tự, mỗi mảnh khớp với cái đã được xác lập. Khoa học phải là “có thể giao lưu được”. Nó quả thực được xây dựng bởi hàng nghìn con người qua các thế kỷ, mỗi người tiếp tục công việc của những người đi trước họ. Để việc này có thể xảy ra thì bất kể cái gì đã được xác lập phải được công bố dưới dạng mà các nhà khoa học khác có thể hiểu được. Mỗi phần của khoa học đều có nguồn gốc từ một hiểu biết sâu sắc của một người, nhưng hiểu biết này chỉ được đưa vào trong khối khoa học khi nào nó được giao lưu với các nhà khoa học khác và được những người này đồng hóa và thử nghiệm. Như vậy khoa học tồn tại về cơ bản trong trí óc chung của cộng đồng khoa học, và mặc dầu phần lớn điều đó đã được ghi lại trong các cuốn sách và các bài báo, chính trí óc chung mới là cái gìn giữ ý nghĩa của nó và bảo đảm giá trị của nó. Khoa học là một nỗ lực năng động theo nghĩa nó liên tục trải ra để mở rộng các biên giới của nó và làm sâu sắc thêm kiến thức của nó. Nhà khoa học chắc chắn không thỏa mãn với công việc đơn giản tìm một sự giải thích về các hiện tượng mà ông ta gặp phải hàng ngày, không có một nỗ lực đặc biệt nào, vì nếu không, ông ta đã không phải bận tâm nhiều đến thiết kết những thí nghiệm tinh vi, đặt vấn đề trong những hoàn cảnh và điều kiện rất đặc biệt không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong tự nhiên. Bản chất năng động của nghiên cứu khoa học thể hiện rõ rệt ở nhu cầu của các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm. Đối với ông ta, sẽ không đủ nếu chỉ đơn giản là quan sát các hiện tượng đã thấy có trong tự nhiên và cố công xây dựng nên khoa học của mình chỉ từ các quan sát đó. Sau các khoa học vật lý là các khoa học sinh học, rồi xã hội học, và chính là ở các khoa học sau này mà ta khó có thể nhận ra đâu là biên giới rõ rệt của cái có thể gọi một cách thích đáng là khoa học; chắc chắn nó sẽ không được xem xét ở đây.

Những điều giả định trước của khoa học Những điều giả định trước của khoa học có thể được đặt ra dưới dạng sắc bén nhất bằng cách hỏi vì sao khoa học lại phát triển ở châu Âu thế kỷ 17 chứ không phải ở bất kỳ nền văn minh lớn nào thời Cổ đại. Babylon và Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã. Tất cả đều đã đạt tới những trình độ văn minh và năng lực công nghệ cao, và đã tồn tại trong hàng trăm năm. Thế nhưng không có một nền văn minh nào trong số đó mà ở đó khoa học đã phát triển được dưới dạng có thể được thừa nhận ngoại trừ có lẽ chỉ ở một ít cá nhân thiên tài, đặc biệt là ở Cổ Hy Lạp.  Vấn đề này có thể được tiếp cận bằng cách tóm tắt các điều giả định trước cần có cho khoa học, và việc này sẽ cho thấy rằng khoa học thậm chí không thể bắt đầu tồn tại nếu như nhà khoa học trong tương lai không nắm được một cách chắc chắn và ngầm hiểu một tập hợp khá đặc biệt và xen lẫn vào nhau những niềm tin về thế giới và về thái độ riêng của ông ta đối với nó. Ông ta cần phải tin rằng thế giới là có trật tự và duy lý (rational),và rằng tính trật tự và tính duy lý (ratyonality) đó là bỏ ngỏ trước trí óc của con người, vì nếu khác, công việc của ông ta sẽ bị kết tội trước là thất bại. Ông ta cần phải tin rằng nghiên cứu thế giới là một việc tốt, và rằng kiến thức mà ông ta thu được là quý báu và còn phải được chia sẻ tự do giữa mọi người. Cuối cùng ông ta cần phải tin rằng trật tự của thế giới là bất ngờ, rằng thế giới có thể đã được tạo dựng một cách khác khiến ông ta không thể hy vọng tìm ra các bí mật của nó chỉ thuần túy bằng ngắm nhìn, mà cần phải ngâm mình trong cuộc quan sát và thí nghiệm đầy khó khăn gian khổ. Vì khoa học là việc làm của nhiều trí óc, những niềm tin này cần phải là của toàn thể cộng đồng, và cộng đồng này phải đủ đông đảo và được phát triển tốt về công nghệ để cung cấp cả các dụng cụ cơ sở của khoa học cũng như các điều kiện thiết yếu về cuộc sống cho các nhà khoa học, để họ có thể cống hiến toàn bộ công việc của họ. Thật là thú vị nếu hỏi rằng hậu quả sẽ là như thế nào nếu bỏ đi một điều giả định trước nào đó hay tất cả. Có thể nào nghĩ ra một khoa học dựa trên niềm tin là thế giới thì hỗn loạn và không thể tiên đoán được một phần trong vật lý thống kê và cơ học lượng tử- một vấn đề hoàn toàn khác). Trong thế kỷ 20, Eddington đã thử phát triển vật lý học trên cơ sở thuần túy tiên nghiệm (a priori), nhưng cuối cùng đã không thành công. Nếu chúng ta tin rằng khoa học là xấu và cần phải được giữ bí mật thì những ngày của nó chắc chắn là có thể đếm được. Như vậy những điều giả định trước đây của khoa học là cốt yếu và không thể thay đổi được. Tuy có những khởi đầu rực rỡ, khoa học ở đây đã không sinh ra với một sức sống. Trong khi một số người Hy Lạp như Democritus và Anaxagoras tin rằng mọi vật đều có cùng một bản chất vật chất, thì đa số các nhà tư tưởng Hy Lạp, từ Plato đến Ptolemay, lại tin vào tính thần thánh của bầu trời và rằng chuyển động của các thiên thể xác định mọi quá trình trên Trái Đất. Trong bối cảnh của tất định luận tuần hoàn đó, người ta không thể hình dung ra những hạt chuyển động do tác động của một xung hay do chính quán tính của nó. Về phương diện quyết định đó, các thiên tài Hy Lạp không phá vỡ được một điều giả định trước đã ngăn cản sự xuất hiện của khoa học trong tất cả các nền văn minh Cổ đại. Người Hy Lạp cũng không phá vỡ được song đề giữa cơ chế và mục đích. Democritus đề xuất một vật lý học cơ giới về các nguyên tử trong khoảng trống, nhưng lại không ưa Socrates là người muốn gìn giữ thế giới của tự ý và mục đích. Do đó ông đã đưa ra lập luận về một vật lý học mới trong các nguyên cứu về tương tác giữa các hạt được thay bằng những nghiên cứu về những vị trí tốt nhất mà các vật thể chiếm cứ. Vật lý học có tính sinh vật (organismic) này đã được phát triển bởi Aristotle và nó gán cho các vật thể vật chất một sự cố gắng đạt tới các vị trí hợp lý của chúng. Quan niệm này đã ngăn cản sự phát triển của vật lý học trong gần hai nghìn năm. Có thể chiếu thêm ánh sáng vào những điều giả định trước của khoa học bằng cách xem xét những lực có xu hướng chống lại khoa học. Các lực này thuộc hai loại hoàn toàn khác nhau, trước hết là các hệ tư tưởng phủ định điều này hay điều kia trong các điều giả định trước cần thiết, hoặc cố thay thế bằng một cơ sở trái ngược nào đó cho khoa học và thứ hai là sự chống lại các kết quả của khoa học. Lực thứ nhất đánh vào những gốc rễ của khoa học, lực thứ hai đánh vào các công việc thực hành của nó. Chẳng hạn như vào những ngày đầu của cách mạng Liên Xô, người ta khẳng định rằng khoa học phải dựa vào học thuyết Marx-Lenine, và ở Trung Quốc thì vào tư tưởng của Chủ tịch Mao (1979). Chừng nào mà kết quả của việc này chỉ đơn giản là một câu thần chú ban đầu trước khi nhà khoa học bước vào công việc theo cách thông thường thì nó tương đối là vô hại. Song nó sẽ trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng đối với khoa học nếu như toàn bộ các lĩnh vực hoạt động khoa học đều bị phá hủy bởi lý do các hệ tư tưởng, như lý thuyết liên kết phân tử và di truyền học ở Liên Xô. Ở những thời gian khác nhau khoa học đã bị chống đối vì các kết luận của nó được nghĩ là không thể chấp nhận được về mặt thần học, hoặc là vì nó nguy hiểm đối với hòa bình do đặt những vũ khí mới vào tay giới quân sự, hoặc là vì nó có hại cho môi trường hoặc là vì cách suy nghĩ của nó làm đảo lộn những hình mẫu ứng xử theo truyền thống. Những thí dụ về những chống đối này và những loại chống đối khác đối với khoa học có thể thấy rất thường xuyên trong lịch sử mấy trăm năm gần đây, và trong đa số trường hợp chúng là kết quả của sự hiểu sai về bản chất của khoa học và các kết luận của nó, do không phân biệt được kiến tứhc khoa học, vốn luôn luôn tốt, với các ứng dụng của nó mà không phải lúc nào cũng có thể phù hợp với các giá trị cao hơn của con người.

Xem tiếp kỳ sau: Cái giới hạn của khoa học

Đặng Mộng Lân dịch

  Cách đây vài tháng, nhà thơ Lê Đạt có gửi cho Tia Sáng bài viết về nhà vật lý Đặng Mộng Lân. Ông bảo, để đăng vào ngày giỗ đầu người bạn thân thiết của ông: Lời giỗ đầu của Lê Đạt Nhà vật lý lý thuyết Đặng Mộng Lân suốt đời bận tự học- Anh không có thời giờ lo bất cứ học hàm, học vị nào ngoài bằng tốt nghiệp đại học cần thiết để hành nghề. Đặng Mộng Lân là một nhà khoa học tư nhân.

Peter Hodgson

​Giới Hạn Tín Dụng Là Gì? Những Quy Định Về Giới Hạn Tín Dụng

Giới hạn tín dụng hay còn được gọi là hạn mức tín dụng, được định nghĩa là mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng là số dư nợ tối đa trong thời điểm cụ thể (thông thường là các ngày cuối của quý hoặc ngày cuối của năm) đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong kế hoạch tín dụng được mỗi ngân hàng xây dựng nên.

Trong hoạt động tín dụng được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng thì giới hạn tín dụng được chia rõ ràng thành hai trường hợp.

Pháp luật đưa ra quy định tổ chức tín dụng chỉ được phép cho một khách hàng vay vốn một giới hạn nhất định, cho phép. Giới hạn đó sẽ được Nhà nước quy định để nhằm mục đích có thể đảm bảo được sự an toàn cho hoạt động tín dụng. Trên thực tế, nhiều nước đưa ra quy định về giới hạn tín dụng dựa vào hai cơ sở: thứ nhất là mức độ an toàn kinh doanh, thứ hai là các yêu cầu Nhà nước đặt ra về việc quản lý hoạt động của tổ chức tín dụng.

Chẳng hạn, một quốc gia châu Á đã áp dụng giới hạn tín dụng tối đa là 10% nguồn vốn, còn ở Việt Nam, cơ chế, quy định này lại khác và có sự điều chỉnh theo từng năm, cách đây khoảng hơn 20 năm, mức giới hạn tín dụng được các tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng đã lên đến 15% cùng thời điểm với quốc gia châu Á nọ áp dụng mức 10%.

Ngoài việc căn cứ theo quy định của pháp luật thì các tổ chức tín dụng và khách hàng cũng có thể thỏa thuận để đưa ra một giới hạn tín dụng nhất định vừa thuận đôi bên, vừa đảm bảo theo quy định của luật pháp. Theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng thì phía tổ chức tín dụng cũng sẽ tiến hành thực hiện cấp cho khách hàng vay vốn theo từng thời hạn.

Có hai loại giới hạn tín dụng đó là giới hạn tín dụng cuối kỳ và giới hạn tín dụng trung kỳ. Trong đó:

– Giới hạn tín dụng cuối kỳ được định nghĩa là số dư nợ cho vay ở mức tối đa vào ngày cuối kỳ theo kế hoạch, và thực tế cho vay cũng không vượt quá con số quy định trong kế hoạch.

– Giới hạn tín dụng trung kỳ là hạn bổ sung cho giới hạn cuối kỳ khi doanh nghiệp đi vay vốn rơi vào tình trạng kinh doanh không đều đặn

3. Những quy định về giới hạn tín dụng có thể bạn chưa biết

Những quy định về giới hạn cấp tín dụng được đưa ra rõ ràng, cụ thể trong 3 cơ sở pháp lý: Luật tổ chức tín dụng 2010, Luật tổ chức tín dụng được sửa đổi và bổ sung thêm năm 2017, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. Theo đó, những vấn đề về giới hạn tín dụng được quy định cụ thể, rõ ràng như sau:

– Thứ nhất, các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đang làm việc ở các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang làm việc ở tổ chức tín dụng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Thứ hai, người giữ chức vụ kế toán trưởng tại các tổ chức, chi nhánh ngân hàng và tín dụng của nước ngoài

– Thứ tư là các doanh nghiệp mà có người được hưởng quyền sở hữu hơn 10% số vốn điều lệ

– Thứ năm, những người xét duyệt, người thẩm định tín dụng

– Thứ 6, những công ty có liên kết và công ty con của tổ chức tín dụng; công ty con hoặc liên kết của doanh nghiệp đang được tổ chức tín dụng kiểm soát.

– Những khoản mà tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng cho khách vay dựa trên sự ủy thác từ phía Chính phủ, các tổ chức và cá nhân. Nếu có rủi ro thì đơn vị ủy thác sẽ chịu trách nhiệm. Các tổ chức chúng ta nhắc tới đó có thể là tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại đất nước Việt Nam.

– Những khoản tín dụng cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng tại Việt Nam hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam vay.

– Những khoản cho vay đã được bảo đảm

– Những khoản bảo lãnh cho các tổ chức thuộc nước ngoài

– Những khoản bảo lãnh dựa vào việc bảo lãnh đối ứng

– Những khoản bảo lãnh dựa vào thư tín dụng dự phòng

– Những khoản đã xác nhận bảo lãnh có đủ căn cứ như văn bản thỏa thuận

– Những khoản bảo lãnh về việc phát hành tín dụng qua hình thức chứng từ

Thứ 5, giới hạn tín dụng và điều kiện để được cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu sẽ được Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định. Các điều khoản cụ thể sẽ được nêu ra rõ ràng ở mục (2.3) bên dưới.

Thứ 7, đối với những trường hợp đặc biệt, khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh có nhu cầu thực thi các nhiệm vụ kinh tế – xã hội và không thể hợp vốn để đáp ứng nhu cầu của khách, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể đó để đưa ra quyết định về việc có được vượt quá giới hạn tín dụng theo quy định tại khoản 1 và 2 hay không.

Thứ 8, tổng toàn bộ những khoản tín dụng được nêu ra ở khoản số 7 không được vượt mức 4 lần số vốn của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng

Thứ nhất, các hệ thống ngân hàng thương mại và những chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chỉ được quyền cấp tín dụng thông qua các hình thức như chiết khấu, cho vay để nhằm mục đích đầu tư vào cổ phiếu nếu như các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau dây:

– Đảm bảo giới hạn tín dụng và các tỷ lệ an toàn khác

– Tỷ lệ nợ xấu ở con số thấp, không vượt quá hoặc bằng 3%

– Tuân thủ tất cả mọi quy định đối với việc quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay tín dụng. Đồng thời trích lập sẵn sàng và đầy đủ khoản tiền dự trù rủi ro đúng theo pháp luật quy định

Thứ hai, để đầu tư vào cổ phiếu, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam phải có tổng mức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 5% nguồn vốn điều lệ.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại khi đầu tư cổ phiếu không được phép cấp hoặc ủy thác cấp tín dụng cho những công ty con hoặc doanh nghiệp liên kết để các đơn vị này có thể đầu tư cổ phiếu hoặc là cho vay để đầu tư cổ phiếu.

Thứ tư, những khoản tín dụng của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng cấp cho khách để phục vụ đầu tư cổ phiếu sẽ không được đảm bảo bằng cổ phiếu đầu tư đó.

Retinol Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết Trước Khi Sử Dụng

Retinol là thành phần chăm sóc và cải thiện làn da siêu hiệu quả mà bất cứ ai cũng nên thêm vào thói quen của mình để ‘chặn đứng’ mọi dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, để chúng có thể đem lại kết quả tốt nhất thì trước hết bạn cần phải biết cách sử dụng retinol sao cho đúng và không khiến da bị kích ứng.

Retinol là gì và công dụng của chúng với làn da

Retinol có khả năng chống lão hóa cực hiệu quả (Nguồn: Internet)

Retinol là một dẫn xuất của . Nó là thành phần chăm sóc da cực kỳ hiệu quả, được chứng minh là có khả năng loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ sản xuất và chống lại các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, việc sử dụng retinol sẽ giúp bạn:

Ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự hình thành của nếp nhăn.

Khiến da mịn màng, sáng và đều màu hơn.

Làm mờ, cải thiện các đốm đen, vết sẹo mụn, tăng sắc tố da…

Điều tiết bã nhờn, giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ từ đó hỗ trợ trị mụn.

Retinol được sản xuất dưới 2 dạng là bôi và uống. Ở dạng bôi, retinol có thể thẩm thấu vào da khá tốt và có thể được sử dụng mà không cần kê đơn. Ngoài ra, thành phần này cũng chủ yếu xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da có dạng serum hoặc dạng kem.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng retinol vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và em bé. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc có thể xung đột với vitamin A thì bạn cũng không nên dùng thành phần này hoặc cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai không nên dùng retinol (Nguồn: Internet)

Retinol phù hợp với hầu hết mọi loại da song nếu bạn có làn da nhạy cảm, bị chàm, hồng ban… thì hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

Sử dụng retinol không khiến da bạn bị mỏng đi mà nó chỉ kích thích tái tạo tế bào, sản xuất collagen khiến da mềm mịn, trẻ trung và thậm chí là dày và khỏe mạnh hơn.

Retinol có thể đem lại nhiều lợi ích nhất cho làn da trên 30 tuổi, khi các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn xuất hiện. Tuy nhiên, nếu muốn bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa retinol ở độ tuổi trẻ hơn. Mặc dù khi dưới 30 tuổi bạn sẽ không thể thấy được nhiều tác dụng của hoạt chất này như trên 30 tuổi nhưng nó vẫn có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa một cách hiệu quả.

Tránh dùng retinol cùng lúc với các sản phẩm có tính acid như , vitamin C. Trong trường hợp muốn sử dụng cả 2, sau khi dùng các sản phẩm có gốc acid bạn hãy chờ 30 – 45 phút sau rồi hay áp dụng retinol để độ ph của da được phục hồi. Tuy nhiên, cách này vẫn có nguy cơ gây kích ứng da khá cao nên tốt nhất là bạn hãy sử dụng chúng xen kẽ, cách ngày đồng thời cân nhắc liều dùng và hàm lượng của từng loại một cách hợp lý.

Mặc dù cùng có khả năng loại bỏ tế bào chết nhưng trên thực tế retinol và AHA, BHA hoạt động ở những cấp độ khác nhau trong da nên bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng cả các loại acid tẩy tế bào chết lẫn retinol. Chỉ là hãy đặc biệt chú ý đến cách mà bạn dùng chúng.

Không dùng retinol cùng các sản phẩm làm đẹp có chứa các thành phần có lột tẩy, khiến da bong tróc mạnh như salicylic acid, glycolic acid. Ngoài ra, dù retinol có thể trị mụn nhưng bạn cũng không nên dùng cùng benzoyl peroxide – hoạt chất trị mụn mạnh – vì chúng sẽ làm mất tác dụng của nhau.

Retinol có thể trị mụn trứng cá nhưng nếu bạn bị mụn trứng cá nặng, sưng, viêm… thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì nó có thể phản tác dụng và khiến tình trạng của bạn trầm trọng hơn.

Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt trên làn da sau 4 tuần sử dụng retinol, đương nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như làn da, nồng độ sản phẩm bạn sử dụng… Song, để có được hiệu quả tốt nhất thì bạn hãy kiên trì và cho retinol thời gian để hoạt động.

Chọn sản phẩm: Vì retinol thường nhạy cảm với không khí và ánh sáng nên trước hết bạn hãy chọn các sản phẩm có bao bì kín (cả ánh sáng lẫn không khí) như dạng tuýp hoặc ống bơm không hơi.

Nồng độ và tần suất sử dụng: Nếu bạn mới sử dụng retinol hãy bắt đầu từ các sản phẩm có nồng độ retinol thấp (khoảng 0,5%) trước rồi mới tăng dần lên (tối đa 1,0%). Tần suất sử dụng cũng nên nâng từ từ để da làm quen, bạn có thể sử dụng retinol 1 lần/ tuần thứ nhất, 2 lần/ tuần thứ 2, 3 lần/ tuần thứ 3 rồi tăng số lần lên.

Phản ứng thường gặp khi dùng retinol: Retinol có thể làm lớp tế bào chết bong ra nhanh hơn bình thường nên trong thời gian đầu sử dụng, bạn có thể thấy da của mình bị bong tróc, sần sùi, khô hoặc nổi mụn. Cho đến khi làn da thích ứng và vượt qua giai đoạn điều chỉnh thì tình trạng này cũng sẽ giảm dần.

Độ ph để retinol hoạt động: Khi bôi lên da, retinol phải trải qua bước chuyển hóa để trở thành retinol acid, quá trình này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào độ ph của da và để retinol phát huy được tác dụng của mình thì độ ph lý tưởng sẽ là từ 5 – 6.

Chú ý trước khi dùng retinol: Luôn làm khô da trước khi áp dụng các sản phẩm retinol lên da vì retinol có thể phản ứng với nước khiến hoạt tính của nó mạnh hơn từ đó khiến da bị kích ứng mạnh.

Thời điểm sử dụng retinol: Thời điểm lý tưởng nhất để dùng retinol là ban đêm, trước khi đi ngủ vì hoạt chất này hoạt động khá mạnh, khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng, thậm chí là ánh sáng nhân tạo cường độ cao.

Thứ tự áp dụng retinol trong quy trình chăm sóc da: Retinol không phải là tẩy da chết hóa học nên bạn không cần phải sử dụng chúng ngay sau bước mà có thể thử 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: rửa mặt, toner, serum, retinol, lotion, cream.

Cách 2: rửa mặt, toner, serum, lotion, cream, retinol.

Dưỡng ẩm đầy đủ cho da khi dùng retinol: da bạn sẽ có xu hướng bị khô hơn, thậm chí có thể bong tróc khi dùng các sản phẩm có chứa retinol nên hãy đặc biệt chú ý dưỡng ẩm đầy đủ. Điều này cũng sẽ rất có lợi cho việc làm dịu những phản ứng da thường gặp trong thời gian đầu bạn dùng retinol.

Luôn thoa kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài: Như đã nói, việc dùng retinol sẽ khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng nên để tránh việc khiến da bị tổn thương bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt việc thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên mỗi khi ra ngoài.

Ngoài ra, bên cạnh những lưu ý chung khi sử dụng retinol bạn còn cần phải đảm bảo luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng bất cứ sản phẩm chứa retinol nào, vì mỗi sản phẩm có thể sẽ có những điều cần chú ý riêng.

Retinol là một trong những hoạt chất có khả năng chăm sóc và cải thiện hiệu quả nhiều vấn đề da. Song nếu muốn nhận được tối đa lợi ích của chúng thì trước hết bạn cần phải biết cách sử dụng retinol sao cho đúng để tránh mắc phải những sai lầm khiến da bị kích ứng hay tổn thương.

Thuyết Tương Đối Và Việc Khắc Phục Những Hạn Chế Của Cơ Học Newton

Có gì hạn chế trong cơ học cổ điển Newton ? Trước khi tìm hiểu về thuyết tương đối, chúng ta hãy thử xem lại đôi chút về các luận điểm cơ bản về không gian và thời gian trong cơ học cổ điển Newton và suy xét xem có điểm gì chưa đạt yêu cầu trong các luận điểm này khi suy xét kĩ hơn về bản chất của không gian, thời gian và của vũ trụ.

Isaac Newton (1642 – 1727) sinh ra tại Anh vào đúng năm mất của Galileo Galilei. Newton được coi là một trong những nhà vật lí vĩ đại nhất m ọi thời đại, người đã tiếp tục xây dựng thành công các ý tưởng của Galileo về không gian và về chuyển động. Ngày nay, chúng ta thường gọi toàn bộ nền cơ học cổ điển (trước Einstein) là cơ học Newton để nhắc đến công lao của ông. Cơ học Newton được xây dựng lấy cơ sở chính từ hình học Euclide và các lí thuyết chuyển động của Galileo. Nội dung của các sáng tạo vĩ đại của Newton được chúng ta biết đến chủ yếu qua định luật hấp dẫn (mọi vật luôn hấp dẫn lẫn nhau một lực hút tỉ lệ với khối lượng 2 vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng) và 3 định luật cơ học mang tên Newton. Cái chúng ta cần nhắc đến ở đây không phải nội dung của các định luật này cũng như biểu thức hay các ứng dụng của nó trong thực tế. Vấn đề mấu chốt của cơ học cổ điển mà lí thuyết tương đối sau này đã cải biến và tổng quát hóa là quan niệm về không gian và thời gian. Trong cơ học cổ điển Newton , không gian và thời gian được định nghĩa theo cách của nguyên lí tương đối Galileo. Theo đó mọi chuyển động đều có tính tương đói, phụ thuộc hệ qui chiếu. Có nghĩa là nếu A chuyển động trên mặt đường thì với B đang đứng tại chỗ, A là chuyển động nhưng với một đối tượng C cũng chuyển động trên một con đường đó nhưng có cùng vận tốc và hướng chuyển động với A thì A vẫn chỉ là đối tượng đứng yên và B cùng con đường lại là đối tượng chuyển động. Tức là không gian hoàn toàn có tính tương đối, trong khi đó thời gian lại có tính tuyệt đối, tính đồng thời luôn xảy ra trên mọi hệ qui chiếu. Tức là nếu hệ qui chiếu A chuyển động so với hệ qui chiếu B và tại hệ A, có 2 biến cố xảy ra đồng thời, tức là được xác định tại cùng một giá trị của đồng hồ của hệ A thì với hệ B cũng thế, người quan sát tại hệ B cũng sẽ thấy đồng hồ của mình đo được 2 biến cố này đồng thời. Điều này cũng coi như đã mặc định rằng vận tốc của ánh sáng là vô hạn (đó cũng chính là quan điểm của Newton khi nghiên cứu lực hấp dẫn – ông cho rằng hấp dẫn có tác dụng ngay tức thời, có nghĩa là không cần thời gian truyền lực).

Thuyết Tương Đối hẹp của Albert Einstein

Năm 1905, Albert Einstein (1879 – 1955), khi đó là một nhân viên hạng 3 của phòng cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ tại Bern đã cho đăng một bài báo làm thay đổi toàn bộ nhận thức của loài người. Đây là bài báo công bố các nghiên cứu của Einstein về lí thuyết tương đối hẹp, đánh dấu sự ra đời của vật lí tương đối tính.

Toàn bộ nội dung của lí thuyết tương đối hẹp có thể tóm gọn trong 2 ý chính sau:

1- Các định luật vật lí là như nhau với mọi người quan sát chuyển động trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau.

2- Vận tốc ánh sáng truyền trong chân không là vận tốc lớn nhất tồn tại trong tự nhiên và là một vận tốc tuyệt đối duy nhất trong vũ trụ (viết tắt là c)

Các hệ quả suy ra từ lí thuyết này cho biết thời gian cũng chỉ có tính tương đối, nó cũng phụ thuộc hệ qui chiếu. Hai biến cố không thể xảy ra đồng thời ở cả hai hệ qui chiếu chuyển động so với nhau, nếu nó đồng thời ở hệ này thì không thể là đồng thời ở hệ kia và ngược lại.

Trước hết hãy xét đến tính đồng thời. Tại sao khi vận tốc ánh sáng là hữu hạn, ta có thể kết luận rằng tính đồng thời bị mất khi có nhiều hệ qui chiếu tham gia?

Ở đây ta tạm coi rằng ở các vận tốc nhỏ thì tính đồng thời là tồn tại do chênh lệch là quá nhỏ (vận tốc rất nhỏ với vận tốc ánh sáng). Xét 2 người A và B thuộc 2 hệ qui chiếu tương ứng A và B. Bây giờ giả sử ta coi người B là đứng yên và người A chuyển động so với B với vận tốc v khá gần với c (vận tốc ánh sáng, c~300.000 km/s) (thực tế thì điều này có nghĩa là cũng có thể coi A đứng yên và B chuyển động khi đứng trong hệ qui chiếu của A)

Như vậy ta có A chuyển động với vận tốc v so với B (v này gần bằng c). Bây giờ giả sử tiếp là ở thời điểm t1 (hình vẽ), A chuyển động qua B sao cho đường nối A-B vuông góc với đường chuyển động của A. Đúng tại thời điểm này, trên một đường thẳng song song với đường chuyển động của A nằm gần đó, có 2 biến cố xảy ra. Ta hãy tạm gọi là 2 biến cố đồng thời dưới cái nhìn của chúng ta. Khoảng cách của 2 biến cố này đến đường thẳng nối A-B lúc này là bằng nhau (có nghĩa A-B là trung trực của đoạn 1-2 (đoạn 2 biến cố)). Khoảng cách của A đến 2 biến cố là bằng nhau và B cũng vậy. Tuy nhiên để A và B thấy được 2 biến cố này thì phải có thời gian (thời gian truyền ánh sáng từ 2 biến cố đến điểm mà A và B đang đứng)

Bây giờ xét thời điểm t2. Đây là thời điểm B bắt đầu “nhìn thấy” 2 biến cố này. Do khoảng cách bằng nhau nên thời gian để 2 biến cố này đến với B là như nhau, có nghĩa là B thấy 2 biến cố này xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, tại thời điểm t2 này thì A không còn ở vị trí cũ nữa, trong khoảng thời gian (t2 – t1) (t2 trừ t1), A đã đi được một đoạn đường tiến về phía có biến cố 2 với vận tốc v. Và đến t2 thì A đã gặp biến cố 2 (tia sáng mang theo thông tin của biến cố này) từ trước đó rồi, trong khi ánh sáng mang theo thông tin của biến cố 1 thì lại phải mất thêm một chút thời gian nữa để đuổi kịp A. Và như vậy là A thấy 2 xảy ra trước 1, có nghĩa là với A thì 2 biến cố không xảy ra đồng thời.

Vậy là qua một ví dụ đơn giản, ta dễ dàng khẳng đinh kết luận của Einstein về tính tương đối của thời gian. Hai biến cố không thể cùng xảy ra đồng thời tại 2 hệ qui chiếu có vận tốc khác nhau.

Thường ngày, cơ học cổ điển Newton và các tính chất về sự đồng thời của nó thực chất vẫn đúng với thực tế do các vận tốc chúng ta gặp thường ngày quá nhỏ so với vận tốc ánh sáng. Như vậy có thể coi thuyết tương đối hẹp là một sự tổng quát hóa đến mức chính xác của cơ học Newton , thoát khỏi những hạn chế của các lí thuyết này ở thang vĩ mô.

Hệ thức Lorentz và sự biến đổi của không gian và thời gian trong chuyển động

Một trong những hệ quả quan trọng của thuyết tương đối hẹp là sự biến đổi của không gian và thời gian trong chuyển động, mà cụ thể là sự co ngắn của độ dài, gia tăng khối lượng và sự kéo dài của thời gian. Các biến đổi định tính này được mô tả qua các hệ thức của Lorentz.

Với vận tốc ánh sáng là c, vận tốc chuyển động tương đối của 2 hệ qui chiếu (hệ có vật được quan sát và hệ qui chiếu của người quan sát) so với nhau là v. Hệ thức Lorentz cho ta một hệ số γ (gamma) có giá trị bằng căn bậc hai của [1 trừ bình phương của (v/c)].

Vì luôn có v<c nên trong mọi trường hợp thì ta luôn có 0<γ<1. Hệ thức Lorentz cho biết nếu bạn đứng trong một hệ qui chiếu A bất kì và quan sát một vật trong một hệ qui chiếu B đang chuyển động so với bạn với vận tốc tương đối lớn để có thể so sánh với c (chẳng hạn 10%, 20%, 50% hay 90% c) thì khi bạn quan sát vật thể đó, bạn sẽ thấy khối lượng m, độ dài l (khối lượng và độ dài của vật đo được khi vật đứng im so với bạn) biến đổi tới một giá trị khác m’ và l’ như sau:

Với γ (Hệ số Lorentz) luôn nhỏ hơn 1, nên ta thấy khi vật chuyển động so với bạn, bạn sẽ thấy khối lượng của vật tăng lên so với khi vật đứng im còn chiều dài theo phương chuyển động của vật thì lại giảm đi.

Tương tự với thời gian. Gọi khoảng thời gian đo được giữa 2 sự kiện bất kì tại hệ qui chiếu B vật chuyển động là t – đây là khoảng thời gian giữa 2 sự kiện tại hệ qui chiếu B do một người đứng tại hệ đó (cùng chuyển động với hệ B) đo được, thế thì tại hệ A, bạn (người quan sát) sẽ đo được khoảng thời gian giữa 2 sự kiện này là t’:

Tức là bạn sẽ thấy khoảng thời gian giữa 2 sự kiện tại hệ B chuyển động so với bạn dài hơn khoảng thời gian đo được nếu bạn đứng trên hệ qui chiếu B (khi bạn đứng trên hệ qui chiếu B thì vật xét đến ở trên là đứng yên so với bạn).

Như vậy thuyết tương đối hẹp còn cho phép đưa ra một kết luận nhỏ nữa: khối lượng, độ dài và giá trị đo được của các khoảng thời gian cũng chỉ có tính tương đối, nó phụ thuộc vào vận tốc chuyển động.

Kết luận nhỏ trên có thể coi là một hệ quả của tính tương đối của không gian và thời gian. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếu thay các giá trị của v vào hệ thức Lorentz nói trên thì với vận tốc rất nhỏ so với ánh sáng (v<<c) thì tỷ số v/c là khá nhỏ và bình phương của nó là một số rất nhỏ, việc này dẫn đến 1-v/c cũng như căn bậc 2 của nó rất gần với 1. Và do đó với các giá trị này thì có thể coi rằng độ dài, khối lượng và thời gian nói trên gần như không biến đổi. Và điều đó có nghĩa là các tính toán của cơ học cổ Newton vẫn đúng trong trường hợp vận tốc là nhỏ. Như vậy ta có thể coi cơ học Newton không hề sai, nhưng nó cung cấp những phép tính gần đúng, hoàn toàn có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày cũng như các thiết bị kỹ thuật không sử dụng vận tốc quá cao hay yêu cầu chính xác tuyệt đối. Các biến đổi của Lorentz chỉ là cần thiết với các vận tốc rất lớn.

Tiếp tục nghiên cứu về tính tương đối của chuyển động cũng như của không gian và thời gian, Einstein để ý đến sự bẻ cong của tia sáng khi nó đi qua gần những thiên thể lớn như Mặt Trời hay các ngôi sao.

Einstein đã nêu ra giả thiết rằng hấp dẫn có thể làm đường truyền của các tia sáng trong không gian bị bẻ cong. Thuyết tương đối rộng cùng với hệ quả quan trọng nhất của nó là nguyên lí tương đương ra đời năm 1916 khẳng định rằng: “Không có một thí nghiệm vật lí nào cho phép phân biệt sự gia tốc một cáh thích hợp với sự tồn tại của hiện tượng hấp dẫn”.

Thí nghiệm tưởng tượng của Einstein để minh chứng cho kết luận này là thí nghiệm về chiếc thang máy Einstein. Nội dung của thí nghiệm này như sau: Nếu bạn đứng trong một cái thang máy lí tưởng , tức là một cái thang máy không cho phép bạn nhìn ra ngoài và cũng không nghe được thấy bất cứ một âm thanh nào của môi trường bên ngoài thang, mặt khác cái thang này êm đến mức bạn không thể cảm thấy độ rung của chiếc thang khi chuyển động.

Nếu chiếc thang chuyển động đều, sẽ không có một thí nghiệm vật lý nào thực hiện trong thang cho phép bạn khẳng định chiếc thang có chuyển động hay không. Còn nếu thang chuyển động với gia tốc bằng gia tốc trọng trường của Trái Đất, bạn sẽ có cảm giác bạn đang rơi tự do như khi nhảy từ trên nóc nhà cao tầng xuống, kể cả khi thang máy chuyển động đi lên trên nhưng với gia tốc nói trên, bạn vẫn cảm giác là mình đang rơi. Tương tự như vậy, với bất kì gia tốc nào của chiếc thang, bạn đều có thể cảm nhận thấy sự rơi tự do (nhưng khác với sự rơi trên Trái Đất nếu gia tốc khác với gia tốc trọng trường g). Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, các tia sáng từ các thiên hà, các sao ở xa khi đến với chúng ta nếu đi qua gần nhiều thiên hà và các, trong đó có cả Mặt Trời sẽ bị bẻ cong đường đi, không còn truyền theo đường thẳng nữa, không phải do hấp dẫn mạnh đến mức có thể hút được ánh sáng vào trong Mặt Trời, đơn giản là vì hạt ánh sáng (photon) không hề có khối lượng.

Lý do của việc này được giải thích trong thuyết tương đối rộng là do sự uốn cong của không gian, khiến đường đi của các tia sáng bị uốn về phía vật thể có khối lượng.

Bạn hãy tưởng tượng rằng không gian của chúng ta (3 chiều) là một tấm cao su mỏng (hay thực ra thì vật liệu gì cũng được, miễn là có thể đàn hồi để dễ hình dung), chúng ta đã thu gọn không gian thành 2 chiều. Trên đó đặt các hành tinh, các ngôi sao…, khối lượng của các ngôi sao này làm màng cao su (không gian) bị trũng xuỗng và khối lượng càng lớn thì độ trũng xuống càng lớn. Các tia sáng giống như những viên bi chuyển động trên những cái rãnh được vạch sẵn trên màng cao su đó, tuy nhiên tại khu vực gần các thiên thể nêu trên, màng cao su bị trũng xuống và do đó các rãnh đó cũng bị trũng xuồng theo và hướng của chúng thay đổi. Các viên bi của chúng ta không thể tiếp tục chạy thẳng vì đường đi của chúng đã bị “ấn” lõm xuống và gấp khúc trên không gian hai chiều của màng cao su.

Ở đây ta có thể giả định rằng ánh sáng của chúng ta là những viên bi đó, chúng bị bẻ cong đường đi không phải do lực hấp dẫn hút trực tiếp chúng vào như lý thuyết hấp dẫn ban đầu của Newton mà là do sự uốn cong của không gian trong phạm vi trường hấp dẫn (khái niệm truờng hấp dẫn này xuất hiện trong vật lí từ khi thuyết tương đối rộng ra đời). Vậy có khi nào độ cong của không gian lớn đến mức ánh sáng không thể đi qua được không?

Có! Đó là trường hợp các lỗ đen. Tại chân trời sự kiện của các lỗ đen, độ cong của không gian là vô hạn, có nghĩa là nếu chúng ta quay lại với thí dụ về màng cao su ở trên thì khi đặt một lỗ đen vào không gian – màng cao su đó thì màng sẽ không chỉ đơn giản là bị lõm mà sẽ xuất hiện một … lỗ thủng. Có nghĩa là các viên bi (ánh sáng) khi đi vào đó sẽ không thể thoát ra ngoài đơn giản là vì đường đi của nó đã đi vào trong lỗ thủng đó. (Ở đây, cần có thêm một lưu ý là nếu như viên bi không đi qua biên của lỗ thủng thì nó vẫn chỉ bị uốn cong đường đi, có nghĩa là nếu một tia sáng không đi qua chân trời sự kiện của lỗ đen thì sự uốn cong đường đi của nó vẫn diễn ra tương tự như khi đi tới gần các sao và thiên hà khác. Nhiều người thường hiểu nhầm rằng lỗ đen có lực hút cô hạn và không tuân theo qui tắc thông thường ngay cả phía ngoài chân trời sự kiện. Điều đó là hoàn toàn sai).

Tiên đoán của Einstein về sự lệch của tia sáng đã được nhóm thám hiểm của Eddington kiểm nghiệm nhờ quan sát Nhật thực năm 1919 tại đảo Principe. Những quan sát này đã cho một kết quả hoàn toàn phù hợp với các dự đoán về độ lệch tia sáng của Einstein.

Đặng Vũ Tuấn Sơn Bài viết thực hiện năm 2005, được đính chính một số điểm vào năm 2010 và 2013

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!