Bạn đang xem bài viết Nghệ Thuật Trong Giao Tiếp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
🧐 Chắc rằng chúng ta đã từng tự hỏi bản thân mình – Nghệ thuật giao tiếp là gì?– Làm thế nào để có thể giao tiếp có duyên thu hút người nghe?
Câu trả lời cho các bạn là: Giao tiếp là một nghệ thuật và để thành công hơn trong cuộc sống bắt buộc bạn phải có Kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện tập thường xuyên những nguyên tắc trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện một cách thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và với bất kỳ ai từ sếp hay đồng nghiệp đến khách hàng. Không đòi hỏi những ngôn từ mới, Nghệ thuật giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ được diễn ra êm đẹp. Bạn có biết giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 90% sự thành công trong công việc.
6 Mẹo nhỏ giúp bạn giao tiếp thành công. 1 Nghệ thuật giao tiếp thông minh là phi ngôn ngữCon người có thể liên hệ với người khác bằng rất nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn là trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người đối diện đang cố nói gì thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với một ai đó mà khi có cơ hội được nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó chính là thời điểm tốt để bạn xin lỗi. Tuy nhiên, có những lúc nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ như họ đang thích bạn. Những cử chỉ như động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho thấy bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ như chạm nhẹ vào chân, vòng tay qua eo hay cù nh, cọ tay vào lưng hay tay bạn.
Trong một mối quan hệ, việc giao tiếp rõ ràng là rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ cũng như cảm xúc nội tâm của mình. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến bạn và đối phương khó chịu, cả hai sẽ rất dễ hiểu nhầm, thậm chí có thể là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình là nguyên tắc giao tiếp thông minh, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm. Đây là bí quyết giao tiếp khéo léo mà bạn chắc chắn phải thuộc nằm lòng
Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả tốt như bạn mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng cũng như hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện để hiểu rõ họ hơn. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu được những điều mà họ nói và cả những điều họ không hoặc chưa nói ra.
Để hiểu được đối phương bạn cần tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang sẵn lòng lắng nghe họ. Không nên ngắt lời để đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ đang nói. Khi đối phương vừa dứt lời, bạn đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi nói sẽ giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
4. Ra quyết địnhĐặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc nó diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật kỷ để điều chỉnh kỹ năng ứng xử lúc cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm có được, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào mỗi tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó cũng đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào, có thể cùng nhau tìm kiếm những kết quả tích cực
5. Tiếp nhận thông tinAi cũng cần thời gian để tiếp nhận thêm những thông tin mới, đặc biệt đối với những thông tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen, quan điểm của mình. Theo tự nhiên, chắc chắn ai cũng sẽ nói không trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Vì vậy, hãy dành cho người nghe khoảng 72 giờ để có thể tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin này.
6 Tập trung vào câu chuyện là nghệ thuật giao tiếp hoàn hảo nhấtCuối cùng nghệ thuật giao tiếp hằng ngày cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm mình vào người mà bạn đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện đó. Hãy thật sự cởi mở, thân thiện và lịch sự nhất để những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề mà còn mang lại cho bạn thêm những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và lẫn trong cuộc sống!
Để được tư vấn cụ thể hơn về các lớp học tại Nhà Văn hóa Thanh niên bạn vui lòng liên hệHotline: (028) 38242729 – 0946553936.Facebook: https://www.facebook.com/PhongDaoTaoNVHTN
Nghệ Thuật Tạo Thiện Cảm Trong Giao Tiếp
Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!
Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp
Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? “Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin”, hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!
Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại “kín cổng cao tường” trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển…, thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!…
Một “nghệ thuật” rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”… xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức.
Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: “Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan.
Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường ĐH cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào”…
Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng “cô ấy ơi”, “chị ấy ơi”… trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép.
Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có “tiết kiệm” lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp… – bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng.
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá “dán sát” vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều…
Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn…
Tầm Quan Trọng Của Nghệ Thuật Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Nếu trong đời sống giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người thì trong kinh doanh giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần với thành công. Giám đốc truyền thông Andy Cook nói: “Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm một mảnh đất màu mỡ. Muốn đứng trên bục vinh quang, doanh nghiệp cần xây dựng một lực lượng hùng hậu và thúc đẩy đội ngũ của mình phát triển. Yếu tố nào sẽ giúp bạn biến lý thuyết thành hiện thực đó chính là nghệ thuật giao tiếp. Giao tiếp tốt mang đến cho bạn và doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn những gì bạn tưởng tượng”.
Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậuĐể xây dựng một đội ngũ tốt đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng giao tiếp “hơn người”. Bởi, người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp nhân viên loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp, tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh.
Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch“Đôi khi cách diễn giải “loằng ngoằng” có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ thật tệ hại. Nhưng nếu đạt đến trình độ nghệ thuật giao tiếp tốt, nó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai lầm. Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiệm trong giao tiếp”, Andy nói
Thúc đẩy quá trình kinh doanhKhi kỹ năng giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu. Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.
Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sởSự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình. Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái. Điều này tác động lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.
Tăng tương tác với khách hàngNghệ thuật giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác). Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.
Hiểu và nắm bắt được thị trườngSự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phát triển đội ngũ kinh doanh cốt lõi, đào tạo kỹ năng và khuyến khích mở các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là cách làm thông minh để doanh nghiệp của bạn tạo khoảng cách với các doanh nghiệp khác.
Kỹ Năng Từ Chối Trong Giao Tiếp Là Cả Một Nghệ Thuật
Trong giao tiếp hàng ngày, nghệ thuật từ chối là kỹ năng rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách để thực hiện nó suôn sẻ. Bạn cần hiểu rằng sự tôn trọng không hẳn lúc nào cũng thể hiện bằng việc đồng ý những ý kiến hoặc đề nghị được đưa ra. chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kỹ năng từ chối trong giao tiếp.
Có nhiều người lựa chọn giải quyết công việc theo tình cảm và tỏ ra “ngại” từ chối khi được đề nghị giúp đỡ. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi gượng ép chấp nhận trong thời gian dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vì bạn phải chịu đựng quá lâu một việc mà bạn không mong muốn. Nhưng làm thế nào để từ chối một cách khéo léo và không làm mất lòng người đối diện mà vẫn thể hiện được ý kiến cá nhân?
Tại sao bạn khó từ chối?Có rất nhiều lý do khiến bạn khó mở lòng để từ chối trong giao tiếp hàng ngày, đối với những người không hoạt bát thì việc từ chối càng khó khăn hơn. Bạn sợ làm người khác phật ý hay buồn lòng, sợ mọi người nghĩ mình ích kỉ, không hòa đồng hay sợ bỏ lỡ cơ hội được thể hiện mình. Trong nhiều khảo sát, các chuyên gia nhận ra lý do nhiều người ít khi từ chối dù họ muốn thế là vì nỗi sợ và sự cả nể trong họ.
Lợi ích của sự từ chối khéo léoNếu lời đề nghị trở nên vô lý, không cần thiết, bạn nên học cách từ chối một cách khéo léo. Đó là thời điểm để bạn thẳng thắn đưa ra ý kiến cá nhân của mình và tiết kiệm được thời gian của bạn. Một khi từ chối đúng hoàn cảnh, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của người đối diện và họ cũng có cơ hội để khám phá khả năng bản thân bằng cách tự mình thực hiện.
Bạn có nhiều thời gian để chăm lo cho công việc chuyên môn của mình, thư giãn, nghỉ dưỡng hay dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Tất nhiên, trường hợp nếu người đề nghị thật sự cần đến sự giúp đỡ của bạn thì bạn cũng nên cân nhắc để hỗ trợ họ.
Nghệ thuật từ chối trong giao tiếpKhi biết bản thân không thể đảm nhận việc mà người khác đề nghị, hãy thể hiện sự từ chối khéo léo với thái độ hòa nhã, lịch sự. Thái độ chân thành sẽ giúp họ hiểu được tấm lòng của bạn, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai người. Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ trong giao tiếp cũng thể hiện ý đồ của bạn và hãy chắc chắn rằng chúng không gây hiểu lầm tới người đối diện.
Ngoài ra, bạn nên có những giải thích rõ ràng cho lời từ chối của mình. Việc từ chối đi kèm với giải thích cụ thể sẽ giúp người đề nghị hiểu được tình trạng hiện tại không cho phép bạn nhận lời giúp đỡ và cảm thông với bạn. Tùy vào hoàn cảnh mà bạn quyết định từ chối ngay lúc đó hoặc đợi một thời gian ngắn, đừng nên quá trì hoãn, ngập ngừng.
Trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trong công việc, kỹ năng từ chối là cả một nghệ thuật mà bạn cần suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi để “ngại” từ chối vì bạn cũng cần giải quyết công việc của mình và thời gian hay khả năng hiện tại chưa cho phép bạn giúp đỡ họ. Hy vọng, các bạn đã hiểu được kỹ năng từ chối trong giao tiếp mà Chefjob vừa chia sẻ để có những quy tắc từ chối cho riêng mình.
Nghệ Thuật Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Điện Thoại
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ file này.
1. Vai trò kỹ năng giao tiếp qua điện thoại ra sao?Định nghĩa kỹ năng giao tiếp qua điện thoại có lẽ là một hình thức phổ biến nhất hiện nay với sự tiện lợi, rút ngắn thời gian giúp mọi việc được giải quyết nhanh chóng hơn thông qua trò chuyện gián tiếp qua điện thoại bằng cuộc gọi. Đặc biệt cạnh đó với những ưu điểm đem lại là bất biến mà việc giao tiếp này lại càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình hơn so với các kỹ năng giao tiếp email, kỹ năng giao tiếp tin nhắn trước đây.
+ Một hình thức thuận tiện giúp bạn chỉ ở một chỗ, tại nơi cố định nhưng vẫn có thể gọi điện nói chuyện với bất kỳ ai. Không cần thiết tới việc di chuyển xa xôi hàng nghìn kilomet để nói chuyện gặp mặt trực tiếp.
+ Thúc đẩy được các mối quan hệ mở rộng hơn, một mối liên kết trao đổi thường xuyên không có sự đứt đoạn. Giúp ích cho chính việc duy trì bền vững và thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh tạo nên data khách hàng chăm sóc tiềm năng.
+ Việc giao tiếp này có thể giúp con người hiểu được nhau hơn, liên hệ với nhau và cùng làm việc với hiệu quả cao nhất dù khoảng cách địa lý là rất lớn.
+ Một phương tiện giao tiếp giúp con người có thể trang bị, nâng cao kiến thức cho bản thân hơn nữa điều chỉnh được mọi hành vi.
Như vậy chúng ta mới không thể phủ nhận được sự quan trọng của kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. Để tạo được thành công thì bản thân mỗi chúng ta cũng sẽ cần trau dồi rất nhiều, nghiêm túc cho việc rèn luyện giao tiếp.
2. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại bạn cần nằm lòng các yếu tố sau 2.1. Khi bạn là người gọi điện sẽ cần 6 kỹ năng giao tiếp cơ bảnCác kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh không chỉ là về việc bạn nhận cuộc gọi từ khách hàng mà còn thể hiện thông qua việc bạn chủ động tìm kiếm tới họ ra sao vừa giúp bạn thể hiện hơn . Bởi vậy mà khi bạn là người bắt đầu cho một cuộc trao đổi thì sẽ cần tới sự chuẩn bị cho nội dung, giúp bạn vừa tiết kiệm được thời gian cho bản thân mà còn giúp đối tác của mình.
2.1.1. Xưng danh tính và đưa ra mục đíchTất nhiên điều đầu tiên khi bắt đầu một cuộc gọi điện thoại cho khách hàng hay đối tác thì việc đầu tiên bạn cần đó là xưng danh tính rõ ràng cả về tên, địa chỉ và công ty làm việc qua đó giúp người nghe nắm bắt được bạn là ai. Sau đó là cần hỏi về thông tin của người bạn gọi xem liệu đã đúng về tên và địa chỉ hay chưa. Đây sẽ chính là điều kiện giúp bạn tạo nên sự trôi chảy cho việc bắt đầu một cuộc trò chuyện.
2.1.2. Sự cân nhắc về thời gianThời gian và thời điểm cho việc bắt đầu một cuộc gọi cũng vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công về mục đích bạn hướng tới. Luôn tránh về các khung giờ như thời gian làm việc về sáng sớm, buổi tối muộn hay là giờ nghỉ trưa vì lúc này được cho là thời gian nhạy cảm. Người tiếp nhận cuộc gọi đang bận về việc riêng không tiếp nhận được hay tệ hơn là sẽ bị nhắc nhở về việc bạn đang quấy rầy họ.
Bên cạnh đó khung giờ đầu làm việc cũng không nên bắt đầu cho một cuộc gọi vì điều đó mọi người đang cần giải quyết rất nhiều nhiệm vụ không có thời gian rảnh. Vậy nên, lựa chọn một khung thời gian hợp lý đó là cách để bạn có được một kết quả như ý muốn.
2.1.3. Giọng nói với sự truyền cảmMở đầu một cuộc hội thoại đâu phải là sử dụng về việc quát tháo hay nói thật “to” để đầu dây bên kia có thể biết là bạn đang gọi điện. Đôi khi giọng nói chính là thủ phạm tố cáo và tạo nên sự thất bại. Một giọng nói với sự truyền cảm hơn sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái nhất cho chính người nghe và tạo nên một ấn tượng tốt. Dù bạn không nhìn thấy đối phương nói chuyện và ngược lại nhưng họ đều biết bạn nói chuyện với họ với thái độ ra sao.
2.1.4. Nội dung trao đổi cần chuẩn bị trướcViệc gọi điện không thể có sự ậm ờ và không biết được mình nên nói gì hay mất quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ câu hỏi. Điều này không chỉ làm mất thời gian của bạn mà còn chính người tiếp nhận cuộc gọi, chẳng may bạn gặp phải người khó tính thì học sẽ từ chối cuộc gọi ngay và muốn có sự suôn sẻ đầu tư cho chuẩn bị trước sẽ không mất gì đúng không.
2.1.5. Không nên sử dụng từ ngữ chuyên ngành quá nhiềuGọi điện tư vấn và có sự thương lượng là khi ngôn ngữ sử dụng có sự dễ hiểu và đừng nên dùng từ chuyên ngành. Vì điều đó làm cho người đối diện không hiểu về điều các bạn nói, kỹ năng là tốt những cần có sự thể hiện đúng chỗ hơn.
2.1.6. Luôn nói lời “tạm biệt”Đừng để cuộc gọi kết thúc khi mà chưa nói lời tạm biệt điều đó sẽ gây mất điểm đó. Dù chỉ đơn thuần là câu chào, một câu chú hay lời cảm ơn cũng sẽ giúp người nhận điện thoại vui vẻ hơn và cho thấy được bạn là một người lịch sự.
2.2. Khi bạn là người lắng nghe sẽ cần 7 kỹ năng giao tiếp cơ bảnMột cuộc gọi điện sẽ luôn có hai chiều hướng đối lập để tạo nên sự tương tác, đặc biệt khi bạn là người tiếp nhận cuộc gọi sẽ cần giữ được một thái độ niềm nở. Luôn đưa cuộc gọi tới chiều hướng tích cực hơn và cũng đừng vội vàng bắt máy, hãy chuẩn bị trước cho cuộc gọi tương tác đó là kỹ năng giao tiếp qua điện thoại với khách hàng.
2.2.1. Không để người gọi độc thoạiMột ai đó khi gọi điện cho bạn sẽ thường đã chuẩn bị rất kỹ cho nội dung trình bày và họ sẽ chủ động đi thẳng vào vấn đề cùng việc đặt câu hỏi dành cho bạn. Tất nhiên họ sẽ nói rất nhiều và bạn cũng nên chuẩn bị để đáp lại các câu hỏi, đừng im lặng lắng nghe.
Dù chỉ là câu đáp trả ngắn gọn như “Vâng”, “Dạ tôi hiểu, tôi đang nghe”, “anh chị cứ trình bày đi ạ”,…sẽ luôn là cách giúp bạn thể hiện sự tôn trọng nhất. Thể hiện cho chính người gọi về việc bạn đang lắng nghe và bạn hiểu về việc họ muốn trình bày điều gì.
Bạn nhận được một cuộc gọi tới từ ai đó tức là người gọi có nhu cầu về việc được tư vấn hoặc bàn bạc về một vấn đề nào đó vì vậy mà hãy trả lời một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Cách thể hiện vừa phải không quá lớn hoặc quá nhỏ tránh làm người gọi cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng bạn đang không lắng nghe họ. Chủ động hơn để tránh việc làm mất thời gian cho cả bạn và người gọi hay những hiểu lầm không đáng xảy ra.
Đừng bao giờ chủ quan về việc giao tiếp qua điện thoại mà đối phương sẽ không nhìn thấy được vẻ mặt và thái độ bạn thể hiện và tự do cau có, khó chịu theo tâm trạng. Bởi khi thái độ của bạn không ổn định thì những lời nói của bạn sẽ tố cáo ra tất cả về cử chỉ và hành động của bạn ra sao bởi vậy khi nhận điện thoại hãy chú ý hơn. Lắng nghe bằng một cách tích cực nhất, thể hiện sự niềm nở đón nhận và luôn nở nụ cười trên môi điều đó sẽ giúp người gọi cảm nhận được thái độ của chính bạn một cách tích cực.
2.2.4. Đừng ăn uống khi nói chuyệnTrước khi nói chuyện điện thoại hay trong quá trình nói chuyện tốt nhất là bạn không nên ăn uống bất kỳ thứ gì vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới giọng nói của bạn thay đổi. Tệ hơn đó là cuộc nói chuyện bị gián đoạn vì việc “nhai” và người nắm đầu dây bên kia sẽ nắm bắt được ngay về việc bạn đang ăn uống mà vẫn nói chuyện với họ.
Việc này sẽ gây ấn tượng xấu cho bạn và khiến người nghe nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, không quan tâm về cuộc trò chuyện. Đặc biệt nếu là cuộc nói chuyện với đối tác hay khách hàng thì đó sẽ còn là một sai lầm rất lớn, khiến bạn mất đi cơ hội làm ăn.
2.2.5. Chuẩn bị giấy bút cho việc ghi chépHãy luôn chuẩn bị cho bản thân một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại những lời nói, điểm cần lưu ý từ khách hàng để chắc chắn cho việc không bỏ qua một sự thiếu sót nào. Đừng nghĩ rằng chỉ khi nói chuyện trực tiếp mới cần tới điều này, dù bạn là thiên tài với trí nhớ siêu đẳng thì có lẽ cũng sẽ bỏ quên điều gì đó. Sử dụng theo cách này sẽ giúp bạn thật sự có sự chủ động hơn rất nhiều cho mọi tình huống và thắc mắc đúng không, đặc biệt khi cần giải đáp lần lượt nhiều thắc mắc để người gọi có thể hiểu.
2.2.6. Gác máy bất ngờ là “không thể”Nếu thật sự bạn không muốn kéo dài cuộc trò chuyện hay tiếp nhận về cuộc gọi thì cũng đừng bất ngờ gác máy, cần tới việc học cách khéo léo từ chối. Vì khi họ đang nói chuyện mà bạn tự động gác máy sẽ làm họ cảm thấy rất khó chịu và chắc chắn đó là việc bạn không tôn trọng họ. Còn trường hợp về việc bạn là một nhân viên làm việc cho một công ty nào đó mà bất ngờ gác máy như vậy thì điều nhận được phản ánh tới cấp trên là điều dễ nhận thấy. Đó cũng có thể là nguyên do khiến bạn mất việc khi khách hàng thật sự gay gắt về thái độ của bạn.
2.2.7. Chủ động nhắc lại nội dungBạn là người nghe vậy nên việc mà cần nhắc lại nội dung đã được trao đổi trong cuộc trò chuyện qua việc ghi chép lại là điều cần thiết thể hiện sự nắm bắt thông tin. Đây cũng được cho là cách giúp bạn lấy được lòng tin của người gọi điện vì nhắc lại là thể hiện bạn thật sự quan tâm tới vấn đề của họ, giúp người nghe cảm thấy sự tôn trọng nhiều hơn.
3. Một số lưu ý trình bày kỹ năng giao tiếp qua điện thoại giúp thành côngGiao tiếp qua điện thoại sẽ giúp chúng ta rút ngắn được rất nhiều về khoảng cách với chính người thân, bạn bè. Hay với một môi trường kinh doanh thì đó sẽ là công cụ hỗ trợ giúp nâng cao tỷ lệ thương lượng, hợp tác. Vậy nên, hãy luôn nhớ chuẩn bị một cách tốt nhất cho mọi cuộc gọi để đạt được hiệu kết quả cho cả hai bên.
+ Đừng hứa gọi điện cho ai đó và rồi quên khuấy mất đi.
+ Nhầm tên người khác là không nên, nếu thật sự không biết bạn nên thẳng thắn hỏi.
+ Cố gắng kết thúc một cuộc gọi rồi mới tiếp tục cho cuộc gọi tiếp theo đừng nghe hai cuộc điện thoại một lúc vì điều đó sẽ làm bạn nhầm lẫn việc trao đổi gây sự mất tôn trọng.
+ Không nên đưa ra yêu cầu về việc người bên kia gọi điện vào lúc khác khi bạn đang thật sự rảnh hay có thể lắng nghe cuộc gọi.
+ Đừng bao giờ chuyển cuộc gọi cho nhiều người nói chuyện tránh sự nhầm lẫn không biết ai mới là người cần trao đổi.
+ Dù họ không phải là khách thì cũng không nên thể hiện sự thiếu nhiệt tình.
+ Chưa chắc chắn về điều bản thân nói thì đừng đưa ra lời phát ngôn điều đó sẽ có hại chứ không có lợi.
Nghệ Thuật Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Là Gì?
Cẩm nang nghề nghiệp
Vai trò của nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữÁnh mắt và nụ cười là hai tài sản vô cùng quý giá trên khuôn mặt mỗi con người. Sử dụng nụ cười và ánh mắt là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên. Những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn có được những thành công ngoài mong đợi.
Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữChuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ: “Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một kỹ năng mềm được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế… Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và thuyết phục hơn. Lời nói đi kèm với nụ cười sẽ khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thân thiện và gần gũi. Thậm chí, trong nhiều hoàn cảnh, ánh mắt có thể thay thế lời nói… Còn nụ cười được xem là một thứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị “.
ThS. Võ Trương Như Ngọc, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu mô, phôi, răng (ĐH Răng – Hàm – Mặt) cũng cho rằng: ” Trong kỹ năng giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng, thứ nhất là lời nói, cử chỉ, ánh mắt nhưng cái tạo ấn tượng lại là nụ cười. Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua “.
Cười là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “Liếc mắt đưa tình”. Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu được tâm trạng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ cũng khiến người đối thoại có thêm niềm tin trong cuộc sống và công việc.
Để có ánh mắt và nụ cười đẹpTheo Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, mỗi người đều tự biết mình có thế mạnh gì trên khuôn mặt. Đó có thể là cái mũi đẹp hay đôi mắt, đôi môi… Do đó, để phát huy được thế mạnh trong kỹ năng giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Để thành công trong giao tiếp cần có ánh mắt đẹp và nụ cười đẹp. Vì trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất. Do đó, nếu chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn nhưng không được hở lợi.
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, tập trung mọi giác quan của cơ thể: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác… Nói cách khác, mọi năng lượng của các giác quan đều tập trung vào đôi mắt. Mắt to, đen, sáng… thể hiện sự thông minh, lanh lợi. Và cũng nhìn vào đôi mắt người đối thoại có thể đọc được phần nào tâm trạng, suy nghĩ của họ. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tôn trọng của mình với người khác mà không ngôn ngữ nào thay thế được. Trong giao tiếp nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt gặp ánh mắt người đối thoại quá nhiều. Với ánh mắt này, người đối diện sẽ thấy bạn là một người tự tin và đáng tin cậy. Theo chúng tôi Hoàng Tử Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TPHCM: Việc tư vấn và tập luyện nụ cười, một số nơi trên thế giới đã làm rồi, nước mình thì chưa.
Cười là một phản xạ và hoàn toàn có cách để thay đổi, cải tạo nụ cười.Vấn đề vẻ đẹp của nụ cười đã được Khoa Răng – Hàm – Mặt của trường quan tâm từ năm 1999. Trong vài năm gần đây đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những nghiên cứu góp phần cho việc xác định những “chuẩn” được thừa nhận rộng rãi về một nụ cười đẹp, làm cơ sở cho việc tư vấn và giúp luyện tập cho những người mong muốn thay đổi để có được nụ cười tự tin hơn.
Điều này có nghĩa là có thể thay đổi, cải tạo nụ cười nếu mất cân đối giữa môi và răng có thể làm lại răng, điều chỉnh về mặt hình thể, đường viền lợi cao thì điều chỉnh kéo xuống tạo một nụ cười hài hoà không hở lợi. Chỉ đơn thuần là hướng dẫn họ cách cười che đi nhược điểm”.
10 ghi nhớ giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ 1. Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữCon người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy bạn hãy để ý đến những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng nằm ngoài lời nói. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác, bạn sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.
2. Quan sát các hành vi không nhất quánNếu lời nói của một người không khớp với hành vi phi ngôn ngữ của họ, bạn nên lưu ý hơn. Ví dụ, có người nói với bạn họ đang vui trong khi nhíu mày và nhìn chằm chằm xuống đất. Các nghiên cứu cho thấy khi lời nói không đi kèm với điệu bộ, người ta sẽ không quan tâm tới nội dung được nói ra mà thay vào đó tập trung vào các dấu hiệu của thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc.
3. Tập trung vào giọng nóiGiọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin, từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của những người xung quanh bạn và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, trong kỹ năng thuyết trình, nếu bạn muốn thể hiện mình thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng nói sôi nổi.
4. Giao tiếp tốt bằng ánh mắtKhi người ta không nhìn vào mắt người khác, dường như họ đang trốn tránh hay cố che dấu điều gì đó. Trái lại, nhìn quá chăm chú cũng có thể bị xem là như muốn đối đầu hay đe dọa. Dù ánh mắt là một phần quan trọng trong giao tiếp, phải nhớ rằng kỹ năng giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là nhìn chăm chăm vào mắt người khác. Vậy làm sao bạn biết giao tiếp bằng mắt thế nào cho đúng? Một số chuyên gia về giao tiếp cho rằng nên nhìn thẳng vào mắt người khác trong từng khoảng thời gian bốn đến năm giây.
5. Hỏi về các cử chỉ không lờiNếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi. Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …”
6. Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơnHãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.
7. Quan sát nhóm cử chỉMột cử chỉ đơn lẻ có thể mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng có thể chẳng có nghĩa gì. Chìa khóa cho việc hiểu chính xác ngôn ngữ khôn g lời là tìm kiếm nhóm các cử chỉ củng cố cho một điểm chung. Nếu bạn quá chú trọng đến một cử chỉ trong nhiều cử chỉ, bạn có thể kết luận sai.
8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì người khác đang cố truyền đạt.Khi bạn đang giao tiếp với người khác, luôn xem xét tình huống và ngữ cảnh giao tiếp. Một vài tình huống đòi hỏi phải có những cử chỉ trịnh trọng hơn và những cử chỉ này có thể được hiểu rất khác trong những tình huống khác. Hãy cân nhắc xem cử chỉ không lời có phù hợp trong ngữ cảnh đó hay không. Nếu bạn đang cố cải thiện việc giao tiếp không lời, hãy tập trung vào những cách giúp cho các cử chỉ của bạn ăn khớp với mức độ trang trọng mà tình huống yêu cầu.
9. Cảnh giác vì cử chỉ có thể bị hiểu saiTheo một số người, cái bắt tay chặt thể hiện cá tính mạnh mẽ trong khi cái bắt tay yếu ớt được cho là thiếu can đảm. Ví dụ này chứng minh một luận điểm quan trọng về khả năng hiểu sai những cử chỉ không lời. Thực tế một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ một điều hoàn toàn khác hẳn, chẳng hạn như chứng viêm khớp. Hãy luôn nhớ quan sát nhóm hành vi. Cử chỉ tổng quan của một người nói lên rất nhiều điều so với một cử chỉ đơn lẻ được nhìn nhận tách biệt.
10. Luyện tập, luyện tập và luyện tậpNhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này thường được gọi là có khả năng “hiểu người.” Trên thực tế, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và luyện tập các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi không lời và tập luyện các kỹ năng, bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình một cách đáng kể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghệ Thuật Trong Giao Tiếp trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!