Bạn đang xem bài viết Năm 1665, Bị Cách Ly Vì Bệnh Dịch, Newton Đã Làm Gì? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Isaac Newton (1643-1727)
* Đại dịch hạch ở London năm 1665-1666
Trận đại dịch hạch năm 1665-1666 tại London là một trong những trận dịch lớn nhất trong lịch sử thế giới. Trận dịch bắt đầu khoảng đầu mùa Xuân năm 1665 và kết thúc khoảng giữa năm sau. Vào thời điểm vua Charles II rời khỏi thành phố vào tháng 7, bệnh này đã giết chết khoảng 1 ngàn người/tuần. Tỷ lệ tử vong lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 khi 7.165 người chết trong một tuần. Con số do thành phố ghi nhận chính thức là 68.596 người chết vì đại dịch, nhưng theo ước tính số người chết thực sự có thể đã vượt quá 100 ngàn người, bằng 1/4 dân số London khi ấy.
Sau này, người ta xác định nguyên nhân những cái chết này là do bệnh dịch hạch, một dạng bệnh nhiễm trùng lây lan qua bọ chét trên chuột, vi khuẩn gây ra bệnh là yersinia pestis. Tuy nhiên, chuyện tìm ra vi khuẩn gây bệnh và thuốc trị bệnh là chuyện của… 200 năm sau, còn lúc đó đây là căn bệnh không thể cứu chữa. Tuy vậy, ngày ấy người ta vẫn biết dùng một phương pháp tương tự như hiện nay đang dùng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch, đó là phương pháp cách ly. Các cơ quan, trường học, doanh nghiệp đóng cửa để người của mình “ai về nhà nấy” và “ở yên tại chỗ”.
Chàng sinh viên Newton lúc ấy 23 tuổi, đang học năm cuối tại Đại học Cambridge, cũng được trường cho nghỉ học để về quê tránh bệnh. Với Newton, nơi rút về sống cách ly là trang trại gia đình Woolsthorpe Manor, khoảng 100km về phía Tây Bắc của Cambridge. Thời đó chưa có… thầy dạy online, cùng với việc được ở yên tại một khoảng cách an toàn với những người mang mầm bệnh khủng khiếp đang quét sạch dân cư thành phố, Woolsthorpe cung cấp một môi trường yên tĩnh, thanh thản cho phép một tâm trí như Newton đến những nơi xa nhất của trí tưởng tượng. Thời kỳ này, bây giờ được lịch sử khoa học thế giới gọi là annus mirabilis – “năm kỳ diệu”.
* Newton giúp phát triển Toán giải tích
Tranh miêu tả đại dịch 1665-1666 ở London
* Newton đã phân tích màu sắc, ánh sáng và quang phổ
Newton cũng hướng sự chú ý vào nghiên cứu về quang học và về quan điểm phổ biến thời đó cho rằng mọi màu sắc trên quang phổ là sự pha trộn giữa ánh sáng tối và trắng. Ông tiến hành một thí nghiệm khoan một lỗ nhỏ trên cửa sổ phòng ngủ của mình, chặn chùm sáng tiếp theo bằng lăng kính, rồi đặt một lăng kính thứ hai vào đường đi của những chùm tia khúc xạ đó. Ánh sáng trắng qua các lăng kính bị khúc xạ thành các màu khác nhau.
Toàn cảnh kết quả cho phép Newton kết luận: Ánh sáng trắng là tập hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục. Chiết suất của thủy tinh (ở đây là lăng kính) đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính tăng theo chiết suất nên các chùm tia sáng có màu sắc khác nhau đi qua lăng kính sẽ có các góc lệch khác nhau, tia ló ra khỏi lăng kính không trùng nhau nữa, kết quả là chùm sáng bị phân tích thành một dải màu rộng gồm nhiều tia đơn sắc.
Đây chính là thí nghiệm nổi tiếng của Newton về tán sắc ánh sáng mà suốt mấy trăm năm sau học sinh phổ thông trên toàn thế giới đều được học.
* Huyền thoại về trái táo rơi của Newton
Câu chuyện lý thú nhất và trở thành huyền thoại được kể lại mãi hàng trăm năm sau về Newton cũng được xảy ra trong thời gian này, đó là câu chuyện về trái táo rơi khiến Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu chuyện mà chúng ta thường được nghe kể nhất có nội dung như sau: Một hôm, Newton đang ngồi dưới gốc cây táo ngoài vườn thì có một trái táo rơi xuống trúng đầu ông. Newton giật mình tự hỏi vì sau trái táo lại rơi xuống đất? Từ đó ông suy nghĩ ra lực hút của trái đất, suy rộng hơn là lực vạn vật hấp dẫn, cùng các lý thuyết khác về chuyển động.
Câu chuyện trên có ít nhiều hư cấu, tuy nhiên chắc chắn có những điều là sự thật. Chắc chắn sự kiện trên xảy ra trong thời gian ông đang cách ly để tránh bệnh dịch tại khu vườn ở Woolsthorpe Manor, trong khoảng 1665-1666. Phần sự thật còn lại ta có thể ghi theo lời kể của John Conduitt, sau này là người trợ lý của Newton: “… Khi đang trầm ngâm trong khu vườn nhà, một ý nghĩ đến với anh ấy rằng cái lực tương tự như trọng lực (là lực đã làm cho trái táo rơi từ trên cây xuống đất) không hề bị giới hạn ở một khoảng cách nhất định từ trái đất mà phải kéo dài ra xa hơn nhiều so với người ta thường nghĩ. Tại sao không xa như mặt trăng?”.
Newton kết luận rằng lực kéo quả táo xuống đất phải giống với lực kéo mặt trăng xuống trái đất. Hơn nữa, mặt trăng cũng có lực hút tương tự đối với trái đất, với mức độ nhỏ hơn. Điều này dẫn đến định luật vạn vật hấp dẫn mà mọi học sinh cấp 3 trở lên đều biết: lực đó tỷ lệ thuận với tích của khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
* Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống có thể mang đến điều tốt đẹp
Thực sự thì Newton chưa hoàn thành các tính toán của mình để giải quyết vấn đề vào thời điểm đó, nhưng đó là những khởi đầu để ông hoàn thiện chúng nhiều năm sau.
Có thể với tài năng thiên phú của Newton thì không cần phải có thời gian sống cách ly năm 1665-1666 ông vẫn có thể đưa ra những phát minh quan trọng của mình vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng chắc chắn thời gian sống cách ly này là một chất xúc tác mãnh liệt khiến những phát minh ấy đến sớm hơn và gần như đồng thời. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học gọi thời điểm 1665-1666 là annus mirabilis – “năm kỳ diệu”.
Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống của Newton trong những ngày đen tối của nước Anh đã thay đổi mãi mãi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Vì vậy, nếu bạn phải làm việc hoặc học tập ở nhà trong vài tuần tới vì dịch bệnh SARS-CoV-2, có lẽ hãy nhớ ví dụ về Newton. Không cần phải thay đổi thế giới, thay đổi suy nghĩ và lối sống theo hướng tích cực hơn cũng là điều tốt cho bản thân và xã hội rồi, bạn nhỉ?
Phạm Hoài Nhân
Tinh Dịch Có Màu Vàng Là Bị Bệnh Gì?
Hỏi: “Thưa bác sĩ, cháu năm nay 24 tuổi và đã quan hệ tình dục với bạn giá. Bình thường, khi xuất tinh cháu thấy tinh dịch có màu trắng nhưng không hiểu sao hôm qua cháu thấy tinh dịch có màu vàng. Cháu rất lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu mắc bệnh nam khoa không, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn!”
( Trần Minh Tú, 24 tuổi, Phú Thọ)
Bác sĩ trả lời:
Tinh dịch có dịch màu vàng là bị bệnh gì và cách chữa trị hiệu quả?
Tinh dịch là hỗn hợp dịch chứa tinh trùng được phóng ra khi hoạt động tình dục của nam giới đạt đến đỉnh điểm (cực khoái). Bình thường tinh dịch khi mới phóng ra sẽ ở dạng đặc sánh và có màu trắng sữa, nhưng nếu tinh dịch hơi vàng hoặc có màu hồng, nâu, vàng xanh thì chứng tỏ nam giới đang gặp vấn đề ở cơ quan sinh dục.
Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Trường hợp của bạn Tú, bạn mới bị xuất tinh ra màu vàng lần đầu thì chưa thể kết luận điều gì. Bởi xuất hiện tinh dịch có màu vàng một lần thì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần đi thăm khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nam khoa. Cụ thể:
Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là cơ quan sản xuất tinh dịch, giúp nam giới nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng, đồng thời có chức năng kiểm soát nước tiểu và duy trì nòi giống. Khi tuyến tiền liệt bị vi khuẩn, tạp khuẩn có hại xâm nhập sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm kèm theo các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau tinh hoàn, niệu đạo, cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tinh dịch có màu vàng.
Viêm túi tinh
Tinh dịch có màu vàng là một trong những biểu hiện điển hình của viêm túi tinh. Bên cạnh đó, nam giới còn xuất hiện các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau khu vực tầng sinh môn mỗi lần tiểu tiện, các cơn đau có thể lây lan xuống vùng bìu, bẹn, đau khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh, các cơn đau chạy dọc theo ống dẫn tinh.
Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu hình thành do dài hẹp bao quy đầu hoặc do nam giới không chú ý vệ sinh sạch sẽ bựa sinh dục dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như tinh dịch có màu vàng, quy đầu sưng và ngứa ngáy, xuất hiện các đốm trắng hay đỏ li ti, bao quy đầu sưng phồng, căng bóng, đau nhức, tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt, tiểu nóng,…
Viêm bao quy đầu nếu không chữa trị sớm sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Bao gồm: làm giảm hiệu quả công việc, phiền toái trong sinh hoạt, xuất tinh sớm, liệt dương – không thỏa mãn trong đời sống tình dục, thậm chí là gây vô sinh – hiếm muộn.
Cách chữa trị tinh dịch có màu vàng hiệu quả
Hiện nay, y khoa phát triển, có rất nhiều cách chữa trị tinh dịch có màu vàng nhưng không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị, điều quan trọng nhất là người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa vào điều trị.
Không tự ý bỏ dở liệu trình hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chủ trị.
Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị, nếu quan hệ tình dục thì nên hoạt động nhẹ nhàng và sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm chéo từ bạn tình.
Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
Chú ý chế độ ăn uống khoa học, nên tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Để tránh tổn thương cơ quan sinh dục, bạn nên hạn chế làm việc nặng, đứng ngồi một chỗ quá lâu, không nên ngồi bắt chéo hai chần vì sẽ chèn ép lên cơ quan sinh dục.
Địa chỉ khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
Nếu bạn băn khoăn không biết nên khám chữa bệnh ở đâu thì có thể trực tiếp đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Hiện nay, để điều trị tinh dịch có màu vàng, phòng khám đang áp dụng phương pháp đông tây y kết hợp làm vật lý trị liệu bằng sóng ngắn, sóng tần, hồng ngoại, viba,… Đây đều là những phương pháp mang lại hiệu quả cao và không gây bất kỳ đau đớn hay ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Cho tới nay, uy tín của phòng khám đang ngày càng gia tăng khi hỗ trợ thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc chứng tinh dịch có màu vàng và nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn, đông đảo bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn. Nếu bạn muốn trở thành người tiếp theo thoát khỏi tinh dịch có màu vàng nhanh chóng thì còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi.
Cách Làm Gà Nướng Muối Ớt Ngon Mê Ly
Cách làm gà nướng muối ớt là công thức được rất nhiều người săn lùng với mong muốn có thể tự chuẩn bị bữa tiệc cuối tuần chiêu đãi bạn bè, người thân. Bài viết giới thiệu cách làm món gà nướng ngon mê ly khiến người ăn xuýt xoa tán thưởng.
Món gà nướng muối ớt thơm lừng có lớp da giòn, thịt mềm thấm vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt chinh phục cả những người ăn khó tính và trở thành món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Tạo nên thành công của món gà nướng không thể nào bỏ qua công đoạn tẩm ướp gia vị. Chính vì vậy, Hướng Nghiệp Á Âu gởi đến các bạn “tất tần tật” về quy trình chế biến tạo nên món gà nướng thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt là công đoạn ướp gà.
Món gà nướng muối ớt là món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu gà nướng muối ớt
1 con gà (khoảng 1.5 – 2kg)
1 nhánh nghệ tươi
1 trái chanh
1 vài lá chanh
4 trái ớt hiểm chín
2 củ hành tím
1 ít rau sống: Xà lách, diếp cá, tía tô, dưa leo…
Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, đường…
Cách làm gà nướng muối ớt
Bước 1: Sơ chế gà
Đầu tiên, bạn dùng muối chà xát lên bề mặt con gà để khử sạch mùi tanh, rửa lại nhiều lần với nước.
Sau đó, bạn mổ phanh, ép chặt và bẻ gà về phía sau, dùng dao khứa vài đường trên bề mặt gà để gà dễ dàng thấm gia vị hơn.
Bạn mổ phanh, ép chặt và bẻ gà về phía sau (Ảnh: Internet)
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Tiếp đó, bạn gọt vỏ nghệ tươi, giã nhuyễn cùng với 2 củ hành tím (đã bóc vỏ) rồi vắt lấy nước cốt.
Giã nghệ tươi cùng hành tím để lọc lấy nước cốt (Ảnh: Internet)
Kế tiếp, bạn nhặt bỏ lá úa vàng, gốc rễ của các loại rau ăn kèm, rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Với dưa leo, bạn cắt thành lát mỏng vừa ăn.
Bước 3: Cách ướp gà nướng muối ớt
Sau đó, bạn quết nước cốt nghệ lên khắp thân gà để tạo màu vàng đẹp mắt.
Tiếp theo, bạn trộn nước xốt ướp gà theo công thức: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 4 trái ớt giã nhuyễn, khuấy đều.
Sau đó, bạn cho gà vào trong âu, đổ nước xốt vào, xoa gia vị lên khắp thân gà. Khi thực hiện thao tác này, bạn chú ý nên đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh. Cách làm gà nướng muối ớt ngon, đơn giản là bạn cho gà vào để trong ngăn mát tủ lạnh tầm khoảng 30 phút.
Ướp gà cùng gia vị trong khoảng 30 phút (Ảnh: Internet)
Bước 4: Nướng gà
Sau khoảng thời gian ướp, bạn lấy gà ra ngoài, đặt lên vỉ nướng trên bếp than hoa. Mẹo nhỏ trong cách làm gà nướng muối ớt mà không phải ai cũng biết là bạn nên nướng gà với lửa nhỏ, vì lửa lớn rất dễ làm lớp da bên ngoài bị cháy còn thịt bên trong còn sống.
Đồng thời, trong quá trình nướng, thỉnh thoảng, bạn nên quạt tay để giữ lửa và quết nước xốt lên bề mặt gà nhằm để gà chín đều và thấm vị hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện gà nướng muối ớt bằng lò vi sóng để tiết kiệm thời gian.
Lật gà khi nướng để thịt chín đều (Ảnh: Internet)
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Thông thường, nướng gà chín cần khoảng 2 tiếng. Bạn có thể để nguyên con hoặc chặt nhỏ bày món gà nướng muối ớt lên đĩa thưởng thức cùng muối chấm và rau sống ăn kèm.
Cách làm muối chấm ăn kèm gà nướng
Bạn có thể tham khảo cách làm muối chấm ăn kèm gà nướng đơn giản, như sau:
Giã nhỏ 2 muỗng canh muối hạt, cho vào nồi rang khô.
Rửa sạch lá chanh với nước muối pha loãng, thái sợi mỏng.
Rửa sạch ớt, loại bỏ hạt, giã nát.
Trộn muối hạt, lá chanh, ớt, vắt thêm một ít nước cốt chanh.
Mẹo chọn gà nướng ngon
Khi thực hiện cách làm gà nướng muối ớt, bạn cũng cần chú trọng đến công đoạn lựa chọn nguyên liệu. Lưu ý:
Cần chọn gà tơ, béo vì loại này có thịt mềm và không bị dai.
Ưu tiên lựa chọn gà mái mơ, gà tre…
Nếu là gà mổ sẵn, chọn gà có da vàng, lớp mỡ vừa phải.
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Thuật Ngữ “Cách Ly” Và “Giãn Cách” Xã Hội: Dịch Sao Cho Đúng?
Trước diễn biến đại dịch Covid-19 căng thẳng thời gian qua, trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định “cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020”.
Thuật ngữ “cách ly xã hội” được nêu trong Chỉ thị số 16/CT-TTg tương đồng với các biện pháp “social distancing” trong khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với các bệnh dịch do virus cúm gây ra [1]. Theo đó, “social distancing” là một nhóm biện pháp duy trì khoảng cách vật lí giữa người này với người khác trong các sinh hoạt hàng ngày, ở một mức đủ xa để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách ấy có nhiều cấp độ, từ chỗ cách nhau tối thiểu 1 m (hoặc 2 m) đến hạn chế các hoạt động tập trung đông người, hay đóng cửa trường học công sở, hoặc xa hơn là hạn chế đi lại, khu trú người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
Đối với việc khu trú người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, có ít nhất hai mức độ thường được áp dụng tuỳ vào hoàn cảnh khác nhau. Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDCP) Hoa Kì [2], đó là “isolation”, tức tách biệt người có dấu hiệu nhiễm bệnh ra khỏi người khoẻ mạnh, không cho di chuyển trong cộng đồng để tránh lây lan mầm bệnh; và “quarantine”, cũng là tách biệt khỏi cộng đồng và hạn chế đi lại, nhưng áp dụng đối với những người chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh mà trước đó đã có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Hai khái niệm này thực ra đã xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử phòng chống bệnh dịch của loài người [3].
Ngoài ra, còn một mức khu trú nhẹ nhất là “confinement”, được WHO nhắc đến như là biện pháp xiết chặt của việc hạn chế tụ tập đông người [4]. Khái niệm này còn được dùng với một từ thông dụng hơn là “lockdown”, được cơ sở dữ liệu thuật ngữ TERMIUM Plus® của chính phủ Canada định nghĩa là biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn cản ai đó rời khỏi một khu vực hay vị trí nhất định [5]. Cũng theo TERMIUM Plus®, các thuật ngữ tiếng Anh nêu trên có từ tương đương trong tiếng Pháp lần lượt là “éloignement social” (hay “distanciation sociale”), “isolation”, “quarantaine” và “confinement”.
Như vậy, trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tên gọi và nội hàm của bốn khái niệm nói trên khá tương đồng và nhất quán. Còn trong tiếng Việt, các khái niệm này đã hoặc đang tồn tại như thế nào? Và hơn cả câu chuyện tranh luận đúng sai, liệu có các từ tiếng Việt thích hợp để diễn đạt đầy đủ các khái niệm nói trên hay không?
Trước tiên, hai khái niệm lâu đời là “isolation” và “quarantine” đã được dịch và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể, Từ điển Anh-Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998 đã dịch “isolation” là “sự cô lập, cách ly hay bị cô lập”, và “quarantine” là “cách ly người hoặc súc vật có thể mang bệnh truyền nhiễm”. Về ngữ nghĩa, theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2001) thì “cô lập” là “tách riêng ra khỏi mối liên hệ với những cái khác”, còn “cách li” là “ở nơi riêng biệt, không để cho tiếp xúc với những người hoặc vật xung quanh nào đó nhằm ngừa trước điều gì, thường là nhằm tránh lây bệnh”. Như vậy có thể tạm thời thống nhất là “cô lập” trong tiếng Việt tương đương với “isolation” (trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp), còn “cách li” (hay “cách ly”) thì ứng với “quanrantine” trong tiếng Anh hay “quarantaine” trong tiếng Pháp.
Đối với khái niệm khu trú còn lại, Từ điển Anh-Việt của Viện Ngôn ngữ học chỉ có định nghĩa “confinement” là “sự bị hạn chế, giam cầm”. Trong cộng đồng người Việt tại Pháp, khi chính phủ Pháp bắt đầu áp dụng biện pháp này, có nhiều người dùng chữ “phong thành” hoặc “phong toả”. Nhiều tờ báo Việt Nam khi dịch tin bài cũng dùng từ “phong toả”. Tra Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì chỉ có định nghĩa “phong toả”, là “bao vây một khu vực hay một nước nào đó để cô lập, cắt đứt giao thông liên lạc với bên ngoài”. Bên cạnh đó, có một từ khác hiện nay ít được dùng tới, là “phong bế”, cũng có nghĩa là “bao vây chặt, làm cắt đứt mọi sự tiếp xúc với bên ngoài”.
Trong ba từ vừa nêu, “phong thành” là một từ mới lạ, nghe hay, nhưng dễ gặp hạn chế là chỉ áp dụng được với khu vực thành thị, mà khó áp dụng được với vùng nông thôn. Với hai từ có trong từ điển thì “phong bế” một mặt hiện ít dùng, mặt khác có thể tạo thêm cảm giác tiêu cực (“bế tắc” hay “bế quan toả cảng”). Như vậy chỉ có “phong toả” là phù hợp nhất, chỉ cần mở rộng nội hàm là có thể phong toả bị động do bị ép buộc từ bên ngoài vào, hoặc chủ động phong toả từ bên trong ra.
Khái niệm cuối cùng cần xét đến, đó là “social distancing”, trước khi đi vào văn bản của Chính phủ thì đã xuất hiện trên Wikipedia tiếng Việt từ ngày 17/03/2020, dẫn từ trang tiếng Anh định nghĩa từ “Social distancing”. Còn từ này có được sử dụng trong các văn bản chuyên môn của ngành y tế hay giới nghiên cứu khoa học hay không thì lượng tin bài tràn ngập hiện nay không cho phép kiểm chứng dễ dàng. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt đã nêu, từ “cách ly” sử dụng trong “cách ly xã hội” như trên không cho phép thể hiện hết ý nghĩa của nội hàm khái niệm gốc tiếng Anh và tiếng Pháp, bao gồm cả những biện pháp giữ khoảng cách vật lí nhẹ hơn ba biện pháp khu trú là phong toả, cách li và cô lập (về logic, đứng cách nhau 1 m thì không thể gọi là “cách li” mà chỉ là “cách xa”).
Thế thì, liệu có từ tiếng Việt nào ổn hơn để diễn tả được nội hàm của “social distancing” hay không? Có thể thấy trong định nghĩa gốc “duy trì khoảng cách vật lí giữa người này với người khác trong các sinh hoạt hàng ngày, ở một mức đủ xa để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh”, cốt lõi nằm ở chỗ khoảng cách giữa người này với người khác trong không gian. Cự li tối thiểu cần giữ là 1 m (hoặc 2 m) giữa hai người bình thường, và tối đa là người nhiễm bệnh bị cô lập hoàn toàn.
Song song với “cách ly xã hội”, một số người đã dùng từ “giãn cách xã hội” để dịch khái niệm “social distancing”. Trong tiếng Việt phổ thông, “giãn” hay “dãn” có nghĩa là “trở lại trạng thái không còn tập trung lại nữa, mà thưa ra, rải rộng ra” (theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê), khá phù hợp với định nghĩa của “social distancing”. Vấn đề là từ “giãn cách” không có mặt trong quyển từ điển này, mà được dùng khá nhiều trong các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật soạn thảo văn bản bằng máy tính (“giãn cách kí tự”, “giãn cách dòng”). Đồng thời, viết “giãn” hay “dãn” (cũng tương tự như “giòng” hay “dòng”) dường như vẫn chưa có sự thống nhất giữa nhiều giới và nhiều lĩnh vực.
Ngược lại, “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê có nêu một từ khá thú vị là “gián cách”, với định nghĩa “khoảng cách theo chiều ngang” kèm một ví dụ: “Đường bay song song, giữ đúng cự li gián cách”. Như vậy, bên cạnh “giãn cách xã hội” thì “gián cách xã hội” cũng là một khái niệm có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác nội hàm của “social distancing” trong tiếng Anh và “distanciation sociale” hay “éloignement social” trong tiếng Pháp. Nhưng “gián cách xã hội” sẽ cho phép vượt qua cuộc tranh luận giữa hai luồng quan điểm viết “giãn” hay “dãn” như trường hợp “giãn cách xã hội”.
Theo đó, có thể định nghĩa rằng “gián cách xã hội” là một loạt các biện pháp duy trì khoảng cách vật lí giữa người này với người khác trong các sinh hoạt hàng ngày, ở một mức đủ xa để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách ấy có nhiều cấp độ, từ chỗ cách nhau tối thiểu 1 m (hoặc 2 m) đến hạn chế các hoạt động tập trung đông người, đóng cửa trường học công sở, hoặc hạn chế giao thông đi lại. Xa hơn nữa là các biện pháp khu trú, bao gồm phong toả (gia đình, khu vực, địa phương hay toàn quốc) để phòng ngừa lây lan, cách li người nghi ngờ nhiễm bệnh (tại nhà hay tập trung) và cô lập người đã nhiễm bệnh tại cơ sở y tế.
Cuối cùng, văn bản Nhà nước đã ban hành rồi thì không thể sửa lại. Nhưng các nhà chức trách, giới chuyên môn, các cơ quan truyền thông cũng như mọi cá nhân có quan tâm đều có thể chọn cách khắc phục, thay đổi những thuật ngữ chưa đạt, để đưa vào sử dụng một thuật ngữ hợp lí hơn. Người viết chỉ xin phép kết bài bằng cách trích dẫn một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, Louis de Broglie, cách đây đúng 60 năm [6]:
“Chắc chắn rằng trong thời đại của chúng ta, hơn bất cứ thời đại nào khác, ngôn ngữ phải phát triển và phải nhanh chóng được làm giàu bằng các từ mới cho phép diễn tả được sự tiến triển nhanh chóng của tri thức và khả năng hành động của chúng ta: mọi thái độ trong sáng chủ nghĩa cực đoan chống lại hệ quả tất yếu của sự tiến bộ văn minh này chỉ có thể đi đến chỗ vỡ nát trước sức mạnh của một dòng chảy không thể quay ngược, và sự từ chối những cố gắng uốn nắn dòng chảy đó chỉ dẫn đến một kết cục tệ hại hơn là tốt đẹp.”
Theo ông, ngôn ngữ phải “biến đổi và phát triển hàng ngày” để “diễn tả những khái niệm mà nó du nhập, những hiện tượng mà nó khám phá, những công cụ mà nó phát minh”. Nhưng quan trọng hơn là điều đó “phải diễn ra một cách hợp lí, giữ được tính tự chủ cũng như bảo lưu được nguồn gốc và linh hồn của ngôn ngữ.” Và bài học hơn nửa thế kỉ trước từ một nước phương Tây cho đến nay vẫn đáng được suy ngẫm cho sự phát triển của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt khoa học nói riêng.
*TS, Khoa học Giáo dục, Đại học Strasbourg, Pháp
Nhà nghiên cứu độc lập về khoa học giáo dục và truyền thông khoa học
[4] WHO, 2008, p. 79.
Cập nhật thông tin chi tiết về Năm 1665, Bị Cách Ly Vì Bệnh Dịch, Newton Đã Làm Gì? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!