Bạn đang xem bài viết Mục Đích Và Mục Tiêu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có lẽ hai từ dễ làm cho chúng ta nhầm lẫn…
Có lẽ hai từ dễ làm cho chúng ta nhầm lẫn và bối rối nhất khi sử dụng trong cuộc sống hằng ngày là “Mục Đích” và “Mục Tiêu”. Nhiều người sử dụng mà cuối cùng không thể phân định được sự khác biệt giữa hai từ này để có thể đạt tới điều mình muốn diễn đạt cách hiệu quả, và từ chỗ diễn đạt lẫn lộn giữa ngôn từ sử dụng chúng ta cảm thấy rất mơ hồ khi muốn đánh giá chính xác hiệu quả công việc hay hiệu năng của đời mình. Xuyên qua thời gian, chúng ta thấy nhiều cuốn sách và buổi hội thảo đó đây lấy nhan đề “Xây dựng mục tiêu cho cuộc sống”, “Xây dựng mục tiêu cho công việc”, “Đi tìm mục tiêu cho cuộc đời” nhưng họ lại ngại phải phân định sự khác biệt giữa hai từ như đã đề cập ở trên nhằm giúp người đang khao khát cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu năng công việc có một định hướng thật sự rõ ràng để biết điều gì mình đã đạt được và điều gì chưa cách cụ thể. Theo đó, nếu dùng từ điển Oxford và Longman để tìm hiểu định nghĩa về hai từ này: Purpose, Aim và Target thì chúng ta sẽ thấy sự khác biệt cách rõ ràng. Mục đích được định nghĩa là điều bạn hy vọng đạt tới bằng việc thực hiện một việc nào đó, còn mục tiêu là điều cụ thể mà bạn cố gắng để đạt tới. Nói một cách khác, mục đích sẽ luôn luôn là điều trừu tượng và gần như không thể đo lường và bao quát hơn so với mục tiêu là cái gì đó cụ thể và hoàn toàn có thể đo lường được. Ví dụ như mục đích bạn mua căn nhà này là để làm giàu bằng món chênh lệnh giữa số tiền bỏ ra và số tiền thu về, còn lời bao nhiêu thì tuỳ theo mục tiêu cụ thể bạn muốn vào một thời điểm cụ thể nào đó. Như thế việc ta mua căn nhà với mục đích kiếm lời là việc rộng và chưa đo lường được cho tới khi ta muốn đạt bao nhiêu và đạt được hay không thì lúc đó mới biết là ta có đạt được mục tiêu đề ra không. Trong tình huống được lời thì cả mục đích lẫn mục tiêu đều đạt, còn trong trường hợp hoà vốn hay lỗ thì mục đích đã đạt còn mục tiêu thì chưa. Nhìn vào cuộc sống ta thấy có quá nhiều người đang ở vị trí rất cao trong xã hội, có thật nhiều tiền của, đi được nhiều nơi trên thế giới, hay tắt một lời là không còn gì phải lăn tăn về những mối bận tâm ở câu chuyện cơm áo gạo tiền và tổ chức mà họ thuộc về nữa. Nghĩa là cấp thấp nhất, cấp thứ hai, và một phần nhỏ của cấp độ thứ ba trong tháp 5 cấp nhu cầu của Abraham Maslow mà ai cũng biết, còn các cấp khác phải coi lại bởi họ vẫn cảm thấy bị cô đơn dù sống trong một căn nhà to đùng có vợ và có con đó mà không ai hiểu, yêu, và quí mến họ cả, họ cảm thấy lạc lõng bởi chẳng ai thật tâm công nhận họ là người có tài đức theo đúng nghĩa bởi họ biết rõ mọi thái độ qui luỵ, dạ dạ vâng vâng, tâng tâng bốc bốc chỉ là lời qua quít trên môi kẻ nói nhằm trục lợi cái mà họ đang sở hữu, họ không dám tham gia các buổi toạ đàm nói về văn hoá nghệ thuật bởi họ biết rằng vào đó họ sẽ chẳng biết nói gì nếu được mời và hỏi ý kiến, họ cũng ngại phải đối diện với các câu hỏi sâu hơn về mục đích sống bởi họ cũng chẳng biết họ đang đi đâu và rồi sẽ về đâu, họ cũng sẽ né tránh các câu hỏi thuần tuý về tinh thần như thế nào gọi là hồi tâm, phản tỉnh, thế nào là bình an thật, niềm vui thật, hạnh phúc thật, thịnh vượng thật,… Tắt một lời là họ đã đạt tới mục tiêu của mình và với vẻ bề ngoài đó thì có vẻ như rất rất tốt, song bên trong và cao cả hơn thì gần như rỗng tuếch nếu không muốn nói là họ đang lạc hướng. Nếu họ biết trăn trở đi tìm mục đích của đời mình thì hẳn sẽ khác đi rất nhiều. Khi ấy, cuộc sống sẽ có thể đảo chiều theo hướng ngược lại như câu chuyện của Đức Phật Thích Ca – một vị thái tử sống trong nhung lụa gấm là, sống trong cảnh người hầu kẻ hạ, sống trong niềm vui vì có vợ đẹp và con ngoan… ấy thế mà Ngài đã bỏ tất cả mọi thứ để đi tìm cho mình cái mà Ngài nhận thấy mình không hề có trong hiện tại giàu sang phú quí của mình. Ngài băng rừng vượt suối, Ngài ăn uống khắc khổ, Ngài rảo bước đó đây trong các ngõ ngách của xã hội, Ngài tiếp xúc với các phận người…rồi cuối cùng vẫn phải trở về trong nỗi buồn là cái mà Ngài đang kiếm vẫn chưa gặp được. Và sau cùng, chỉ ở dưới gốc Bồ Đề ngày này qua tháng nọ trong chay tịnh, trong tĩnh lặng và thiền định Ngài mới đạt tới điều mà Ngài gọi là Chân Như, và rồi từ đó Ngài thực hiện sứ mạng đời mình là giúp người khác đạt tới Chân Như giống như Ngài đã vất vả tìm kiếm trong suốt hành trình sống của mình với một thái độ hết sức từ bi và khiêm tốn “Tôi không là Chân Như” để tránh cho người khác sùng bái Ngài. Ở nơi cuộc sống này, bạn sẽ chẳng bao giờ yên lòng và hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc thật nếu mục đích đời bạn không rõ ràng và nêu không muốn nói là né tránh để trả lời câu hỏi đó. Tin hay không tin, muốn hay không muốn, thao thức hay không, trăn trở hay không, quan tâm hay không thì bạn vẫn phải đối diện với lời mời gọi cao cả từ Tạo Hoá “Hãy tìm cho mình đúng vị trí của mình trong bức tranh cuộc đời để khi mảnh ghép của bạn khớp với các mảnh ghép khác thì bức tranh sẽ trở nên thành toàn”. Mà muốn tìm kiếm mục đích đời mình cách xác thực thì đòi hỏi bạn phải biết ngồi dưới gốc Bồ Đề, biết tĩnh lặng, biết can đảm, biết mở lòng mình, biết coi nhẹ các giá trị ảo do cái mà chúng ta gọi là mục tiêu mang lại, và trên hết mọi sự là biết nhìn xa trông rộng cho cả tâm hồn bạn lẫn tâm hồn người khác. Nói thế không có nghĩa là bạn không đi làm, không cần có địa vị, không cần có tiền, không được vui hưởng những chuyến tham quan thú vị, không được thưởng thức một món ăn ngon hay không được hưởng những cái đời thường mang lại vốn là phương tiện để ta đi đến mục đích, song cần phải khôn ngoan để không tự lừa phỉnh chính mình bằng cách thay vì để những phương tiện kia phục vụ cho mục đích sống thì ta lại biến chúng thành mục đích đời mình, hay nói tắt một lời là “Dùng phượng tiện để biện minh cho mục đích” thì sẽ rất nguy hiểm. Và sau cùng để nói theo cách chiết tự thì mỗi người chúng ta đừng để đời mình tiêu vong vì những mục đích vốn chỉ là phương tiện, nhưng hãy để đời mình vĩnh viễn không bị mục nát và tiêu vong vì ta đã thật sự tìm thấy đích điểm cho đời mình và đạt tới nó bằng những cái vốn chỉ là phương tiện và không coi đó là tiêu chuẩn đo lường sự thành bại trong đời mình và đời người khác. Và trên hết tất cả, chỉ mình bạn mới có thể trả lời xác thực mục đích đời mình và không có bất cứ công thức nào để giúp hay đo lường mục đích đời bạn. Nếu có chăng thì hãy hỏi trái tim và hãy làm điều trái tim thao thức để có thể cống hiến nhiều nhất cho cộng đồng và thế giới mà mình đang là một thành phần bất khả phân ly. Joseph C. Pham
“Mục Đích” Và “Mục Tiêu”
Xuyên suốt bài viết, chúng ta sẽ sử dụng phép ẩn dụ nói trên để giải thích mục đích, mục tiêu, mối quan hệ và sự khác biệt giữa hai điều đó. Vì vậy, hãy thắt dây an toàn và chuẩn bị cho chuyến đi của mình nào!
Mục đích và mục tiêu là gì?
Cách dễ nhất để định nghĩa mục đích là: đích đến cuối cùng của bạn. Đó là nơi mà bạn muốn đến – bất kể về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần hay trí tuệ.
Mục đích đại diện cho một tương lai mà chúng ta mong muốn xảy ra và nó đóng vai trò là tâm điểm dẫn đến nơi chúng ta muốn đến trong cuộc sống (trong trường hợp trên là mũi Cà Mau).
Mặt khác, mục tiêu là cách bạn đạt được mục đích của mình. Đối với mỗi mục đích bất kỳ, bạn có thể có nhiều mục tiêu. Một mục tiêu trong trường hợp trên sẽ là thuê một xe kéo (cách đến Cà Mau). Nhưng như đã nói, bạn có thể và nên có nhiều mục tiêu cho một mục đích.
Bạn có thể thêm các mục tiêu bổ sung vào mục đích đến Cà Mau bằng cách nói rằng bạn sẽ lái xe mỗi ngày trong 6 giờ (một mục tiêu). Ngoài ra, các mục tiêu có thể đóng vai trò là các chỉ số cho bạn biết rằng bạn đang đi đúng đường để đạt được mục đích của mình.
Nếu bạn đi đường từ Hà Giang đến Cà Mau, dọc đường bạn sẽ đi qua các thành phố như Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh… Tất cả những điểm này đóng vai trò là chỉ số cho thấy bạn đang đi đúng hướng và bạn nên tiếp tục con đường của mình.
Phân biệt Mục đích và Mục tiêu
Nhưng có một sự khác biệt có hệ thống nào sẽ làm cho mục đích và mục tiêu khác nhau không? Vâng, câu trả lời là có, và phần tiếp theo sẽ nói về điều đó.
Mục đích trả lời câu hỏi về “cái gì”.“Bạn muốn làm gì?”“Tôi muốn đưa gia đình đi nghỉ ở Cà Mau.”
Mặt khác, mục tiêu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào”.“Bạn làm thế nào để đến Cà Mau?”“Chúng tôi sẽ thuê xe kéo và lái xe trên cả đoạn đường.”
Mục đích có thể là những tuyên bố mơ hồ, định tính rất khó đo lường. Đôi khi chúng có thể mang tính rạch ròi nếu bạn đánh giá chúng theo kiểu hoàn thành hay không hoàn thành. Một ví dụ là mục đích mà Napoleon đã từng tuyên bố: “Tôi muốn chinh phục nước Nga.” Có thể dễ dàng đo lường nó theo kiểu hoàn thành hay không hoàn thành. Trong trường hợp của ông, nó đã không được hoàn thành.
Nhưng lại có những mục đích hoàn toàn không thể định lượng được. Ví dụ, tôi muốn trở thành nghệ sĩ piano giỏi nhất thế giới, hay tôi muốn là người thành công, hay tôi muốn tìm thấy tình yêu của đời mình. Những mục đích này không thể định lượng được vì chúng chủ yếu dựa trên cảm xúc, mà xúc cảm thì không thể đo lường.
Các mục đích chủ yếu là mơ hồ và không thể đo lường được, tuy nhiên chúng ta vẫn cần có chúng vì chúng giúp định hướng. Vì vậy, chúng ta cần một cái gì đó có thể đo lường được và định lượng được, và đó là lý do tại sao các mục tiêu tồn tại.
Mục tiêu là những điều cụ thể và hoàn toàn có thể đo lường được mà chúng ta thực hiện để đạt được mục đích của mình.
Đến Nghệ An lúc 7 giờ tối ngày đầu tiên,
Đến thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ tối ngày thứ hai,
Lái xe đến Cà Mau lúc 7 giờ tối ngày thứ ba
Trong ví dụ về kỳ nghỉ gia đình được đề cập, trong đó mục đích là đến được Cà Mau, thì các mục tiêu cung cấp các điểm kiểm tra có thể đo lường được. Chúng cung cấp thước đo mục tiêu rất cần thiết cho chúng ta biết liệu chúng ta có đang đi đúng hướng hay chúng ta cần thay đổi điều gì đó.
Mục đích: Lái xe từ Hà Giang đến Cà Mau trong 3 ngày
Nếu chúng ta không đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần thay đổi một điều gì đó. Nếu không, chúng ta sẽ không đạt được mục đích của mình.
Có cái nào quan trọng hơn không?
Nếu chúng ta đến thành phố Hồ Chí Minh muộn vào ngày thứ hai, điều đó có nghĩa là chúng ta cần điều chỉnh tốc độ của mình (lái xe nhanh hơn), điều chỉnh thời gian lái xe (lái xe nhiều giờ hơn trong ngày) hoặc dừng ít hơn (thời gian nghỉ ngơi ít hơn). Có nhiều cách khác nhau để chúng ta điều chỉnh cách tiếp cận để đạt được mục đích của mình.
Nhưng sau đó lại là câu hỏi về tầm quan trọng. Điều gì quan trọng hơn, mục đích hay mục tiêu?
Mục đích và mục tiêu là hai mặt của cùng một đồng xu. Nó vô giá trị khi chỉ có mặt này hay mặt kia – chỉ khi chúng ta kết hợp chúng lại thì chúng mới giúp ta đạt được ý định.
Mục đích giúp định hướng – tương lai – nơi chúng ta muốn đi tới. Không có mục đích thì không có bức tranh tổng thể và không có động lực theo đuổi.
Không có mục tiêu, mục đích chỉ là thứ tồn tại trong đầu chúng ta. Mục tiêu cho biết những điểm trung gian để chúng ta đạt được mục đích của mình.
Chỉ có mục tiêu đơn thuần mà không có mục đích là hành động vô tri. Tôi có thể bảo bạn luyện toán 7 tiếng mỗi ngày, nhưng vì lý do gì? Nếu bạn không muốn trở thành nhà toán học giỏi nhất thế giới thì không có lý do gì để bạn làm điều đó cả.
“Một người sống không có mục đích giống như một con tàu đi đến hư không – luôn chẳng đi đến đâu và không bao giờ đến được “nơi đó”.”
Điều tương tự sẽ là ví dụ về kỳ nghỉ gia đình.
“Mục đích mà không có kế hoạch thì chỉ là giấc mơ…”
Nếu bạn biết rằng bạn cần phải đi qua Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh nhưng không biết mục đích của bạn là gì, thì làm sao bạn biết khi nào bạn đã đạt đến đó (cho dù “đó” là đâu đi nữa).
Cách sử dụng mục đích và mục tiêu để thành công trong cuộc sống
Một mục đích không có mục tiêu chỉ đơn thuần là mơ mộng – chỉ là tưởng tượng. Trong ví dụ về kỳ nghỉ gia đình, điều đó có nghĩa là chúng ta biết rằng chúng ta muốn đến Cà Mau nhưng chúng ta không biết cách đến đó. Các biển chỉ dẫn Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi ta không biết làm thế nào để đến Cà Mau hoặc không biết con đường nào để đến đó.
Được rồi, nhưng ta sẽ làm gì với cả đống thông tin này? Phần cuối của hướng dẫn này sẽ cho bạn biết.
Giờ đây bạn đã thấy các ví dụ về mục đích và mục tiêu, cũng như sự khác biệt và tầm quan trọng của việc có cả hai. Bây giờ hãy xem làm thế nào chúng ta có thể sử dụng những thứ này để đạt được ước mơ của mình.
Có một phương pháp đơn giản được sử dụng cho tất cả các ước mơ, mục đích và mục tiêu của mọi người, nó được gọi là chiến lược Hawkeye-Wormeye.[1]
“Tôi muốn đến những ngọn đồi bên kia những đầm lầy âm u.”
Bước 1: Hawkeye
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một con chim ưng và bạn bay cao trên khu rừng đại diện cho cuộc sống của bạn. Khi bạn là một con chim ưng, bạn sẽ quan sát thấy vô tận và biết tất cả những ngọn núi, dòng sông và ngọn đồi ở đâu. Bạn thấy nơi bạn cần đến và bạn thấy rõ bức tranh toàn cục.
Hawkeye là điều đầu tiên bạn làm bởi vì nó mang đến mục đích, bức tranh toàn cục hoặc bạn gọi là gì cũng được.
Khi bạn hiểu rõ về nơi bạn cần đi từ góc độ chim ưng, bây giờ là lúc để đi xuống đất bằng cách trở thành một con sâu.
Bước 2: Wormeye
Được rồi, vậy là chúng ta biết nơi cần đi tới – đó là những ngọn đồi ở phía bên kia đầm lầy âm u. Nhưng để đến đó, chúng ta cần phải trở thành một con sâu. Tại sao lại là sâu?
“Bạn đang xây một bức tường. Nhưng trên thực tế, bạn không xây dựng một bức tường. Bạn đang đặt từng viên gạch hoàn hảo nhất có thể và một ngày nào đó, nếu bạn đặt những viên gạch của mình một cách hoàn hảo, chúng sẽ trở thành một bức tường.”
Bởi vì một con sâu có thể nhìn thấy chỉ 2-3 bước trước mặt nó mà thôi. Điều này đảm bảo rằng dù bạn biết đích đến cuối cùng của mình nhưng bạn sẽ chỉ tập trung vào 2-3 bước ngay trước mắt.
Sự chuyển đổi từ Wormeye sang Hawkeye rồi lại sang Wormeye
Như Will Smith đã nói trong một cuộc phỏng vấn,
Điều này tương tự với wormeye. Bạn biết đích đến của mình ở đâu nhưng bạn quyết định chỉ tập trung vào những gì trước mắt. Bằng cách này, bạn đảm bảo rằng bạn sẽ “đặt những viên gạch hoàn hảo, một ngày nào đó sẽ trở thành một bức tường.”
Nhưng thật ra thì bạn làm những gì theo quan điểm wormeye?
Cứ sau 3 hoặc 6 tháng, bạn nên dành ra một vài ngày chỉ theo quan điểm Hawkeye. Bạn làm điều này bởi vì bạn cần chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng và để xem liệu bạn có cần thay đổi hay phát huy điều gì trên con đường của bạn không. Theo cách gọi của Bill Gates thì đó là “Tuần lễ Suy nghĩ”.[2]
Thời gian còn lại (hơn 95%), bạn dành nó theo quan điểm wormeye. Bạn đang ở trên mặt đất, làm việc, thu nhận các kỹ năng mới hoặc làm tốt hơn với những cái cũ. Bạn bước ra từ wormeye đến hawkeye chỉ để xem liệu bạn có còn đi đúng hướng hay không.
Bạn có bức tranh tổng thể – mục đích bạn muốn đạt được. Giả sử mục đích là trở thành nhà văn hiện thực hay nhất thế giới. Vậy làm thế nào để bạn trở thành người như vậy?
Trước hết, bạn hãy tách biệt những gì thật sự là việc viết. Và ở đó, bạn nhận ra rằng viết không chỉ là viết – mà bao gồm bốn phần khác nhau:
Được rồi, bây giờ chúng ta biết những gì thực sự cần phải làm để trở thành nhà văn giỏi nhất. Bốn điều trên là những kỹ năng cần nắm vững để trở thành nhà văn giỏi nhất thế giới.
Bằng cách đặt những mục đích hay ước mơ lớn lao, mơ hồ vào những ngăn nhỏ hơn để có thể dễ dàng thực hiện (thói quen hàng ngày), trên thực tế, chúng ta đang phân chia công việc của mình thành điều có thể hoàn thành được.
Quan điểm hawkeye của việc trở thành nhà văn giỏi nhất tập trung vào quan điểm wormeye thông qua làm việc với các phần khác nhau của việc viết lách.
Nhưng cuối cùng chúng ta làm gì với việc phân chia? Đây là nơi chúng ta có được những hành động và hành vi (mục tiêu) bạn làm hàng ngày và phần cuối cùng của câu đố lớn – thói quen hàng ngày.
Vậy là chúng ta đã chia xong việc “trở thành nhà văn giỏi nhất thế giới” thành “luyện tập lên ý tưởng, nghiên cứu, viết và chỉnh sửa.” Vậy thật ra chúng ta làm gì với chúng?
Chúng ta hình thành thói quen hàng ngày.
Đây không phải là điều lớn lao vĩ địa gì cả – thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Chúng ta thực hiện những hành động nhỏ mỗi ngày và những hành động đó tích lũy theo thời gian đưa ta đến mục tiêu của mình. Hãy thực hiện từng bước một, chậm và ổn định, và như Eric Edmeades đã nói, “tôi làm ít hơn hôm nay để làm nhiều hơn trong một năm.”[3]
Trong ví dụ về việc viết, một thói quen hàng ngày đơn giản và dễ dàng sẽ là “Viết 500 từ mỗi ngày.” Bằng cách này, bạn có thói quen hàng ngày là để ý đến phần “viết” của việc trở thành nhà văn giỏi nhất thế giới.
Để lên ý tưởng, bạn bắt đầu với việc viết nhật ký (3 điều xảy ra với bạn ngày hôm nay), để nghiên cứu bạn bắt đầu đọc sách (20 trang mỗi ngày) và để chỉnh sửa, bạn tạo một danh sách các từ bị cấm mà bạn chỉ cần xóa khỏi bài viết của mình (“như”, “rất”, “thứ”,…)
Bạn không cần phải bắt đầu làm tất cả những điều này – thực sự tôi khuyên bạn không nên làm vậy. Thay vào đó bạn nên bắt đầu với một trong những điều này, và sau đó, khi trở thành thói quen, hãy bổ sung điều tiếp theo.
Kết luận
Hãy bắt đầu với thói quen đọc sách (20 trang mỗi ngày). Sau 150 ngày, hãy thêm một thói quen viết (500 từ một ngày). Tiếp theo là tạo thói quen lên ý tưởng, và cuối cùng là thói quen chỉnh sửa.
Nếu tôi bắt đầu với tất cả ngay lập tức, thì không cái nào có thể trở thành thói quen. Như người ta nói, “Hãy làm ít hơn một ngày để làm nhiều hơn trong một năm.”
Chúng ta bắt đầu với một lời giải thích về mục đích và mục tiêu, đã vượt qua sự khác biệt của hai thứ đó, hiểu rằng cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Sau đó ta đã thấy cách sử dụng mục đích và mục tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
Vì thế hãy sử dụng quan điểm hawkeye và wormeye bằng cách đánh giá bức tranh tổng thể với hawkeye và tập trung vào trọng tâm với wormeye – những bước đi ngay trước mắt chúng ta.
Tài liệu tham khảo Nguồn: Lifehack
Cuối cùng, chúng ta phân chia những mục đích lớn thành những hành động nhỏ nhất có thể và tạo thói quen hàng ngày từ những mục tiêu này.
Giờ đây chúng ta đã biết những việc cần làm mỗi ngày để đạt được mục đích và ước mơ của mình. Thứ duy nhất ngăn cách chúng ta với mục đích mà ta muốn đạt được là một thói quen nhỏ hàng ngày – vì vậy hãy bắt đầu thực hiện nó ngay từ hôm nay!
Mục Tiêu Là Gì? Cách Viết Mục Tiêu Hiệu Quả
Mục tiêu là tiêu chí hàng đầu được trình bày trong bất cứ kế hoạch, dự án nào. Vậy mục tiêu là gì? Cách viết mục tiêu hiệu quả nhất có lẽ vấn là dấu chẩm hỏi đối với rất nhiều người.
Trước khi làm bất cứ điều gì, chúng ta cũng nên đặt ra mục tiêu cụ thể. Mục tiêu, có thể nói, là kim chỉ nam giúp chúng ta có định hướng tốt hơn, đồng thời triển khai hoạt động phù hợp.
Mục tiêu là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản, mục tiêu là điều hướng tới, mong muốn đạt được của 1 cá nhân, tổ chức trong tương lai. Mục tiêu gắn liền với 1 kế hoạch, dự án,… được triển khai theo từng giai đoạn, có sự đánh giá, kiểm soát thường xuyên.
Cách viết mục tiêu hiệu quả
Không phải ai cũng có ý tưởng là viết được mục tiêu 1 cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, chúng ta cần phải triển khai theo trình tự nhất định để dần dần hoàn thiện mục tiêu của mình.
Trước tiên, hãy viết những mong muốn của bạn ra giấy. Xác định đâu là những điều bạn muốn đạt được, ghi toàn bộ ra để dễ dàng đọc và không bỏ sót.
Một mục tiêu sẽ vô cùng rời rạc và thiếu thực tế nếu như không có thời gian được xác định 1 cách cụ thể. Bạn cần phải đưa ra khung thời gian để thực hiện mục tiêu, hay nói cách khác là deadline.
Thời gian phù hợp với điều kiện hiện tại bản thân, đồng thời hỗ trợ bạn đạt được lợi ích tối ưu sẽ được cân nhắc để làm thành deadline.
Một mục tiêu sẽ không toàn vẹn nếu như bạn không xác định trước những trở ngại, khó khăn. Việc tiên liệu trước sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, đồng thời đưa ra phương án A, B, C,… phù hợp trong từng tình huống.
Mục tiêu được viết ra còn cần phải dựa trên kiến thức, kỹ năng cần có.
Khi đó, mục tiêu mới mang tính thực tế, có thể thực hiện được. Liệt kê những điều mà bạn cần phải làm để biến mục tiêu đó trở thành sự thật. Từ đó, xây dựng kế hoạch chi tiết.
Nếu như mục tiêu nào cũng được viết ra 1 cách bài bản, đầy đủ như vậy, bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu đã đề ra hơn.
Thạc sỹ là gì? tiến sỹ là gì? giáo sư là gì?
Leader là gì? tố chất nào làm nên leader
Mục Tiêu Là Gì? Tại Sao Phải Thiết Lập Mục Tiêu?
Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Nó có thể là những kế hoạch, dự định của bạn trong cuộc sống.
Lúc còn học cấp hai, bạn mong muốn mình sẽ thi đỗ vào trường cấp ba bạn thích. Khi đang học cấp ba, bạn lại khao khát mình thi đỗ vào trường đại học với ngành nghề mình thích. Rồi khi ra trường, bạn lại có ước muốn nhỏ nhoi là làm sao có được một công việc ổn định, phù hợp với bạn và bạn có thể sống nhờ vào nó… Cứ như thế, trong cả cuộc đời này, chẳng phải bạn luôn có thêm nhiều mục tiêu mới cho mình hay sao? Và ở mỗi thời điểm khác nhau, bạn luôn có mục tiêu khác nhau.
Bản thân mỗi người phải luôn xác định cho mình những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Khi đã đặt ra mục tiêu cho mình rồi, bạn sẽ luôn cố gắng để làm sao thực hiện được nó. Nếu bạn thực hiện được nó trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ càng tốt. Bởi, mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch ra sẵn, bạn sẽ phải nỗ lực để đạt được nó. Nói cách khác, mục tiêu cũng là cái đích đến của bạn qua những cống hiến, nó thể hiện qua những nỗ lực, những phấn đấu bản thân bạn. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, nó sẽ là động lực cho bạn tiến đến.
Làm thế nào để bạn xác định đúng đắn mục tiêu của mình?
Để thành công, bạn phải xác định đúng mục tiêu của mình.
Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và xác định được: Vì sao mục tiêu phải rõ ràng? Câu hỏi này các bạn tưởng như hơi vô lý. Tôi lấy ví dụ, bạn đặt ra mục tiêu cho mình trong tháng tơí là sẽ cố gắng giảm cân, học tốt hơn; hay sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là những mục tiêu chung chung, không rõ ràng, mơ hồ. Nó giống như bạn đang đi trong làn sương mù rất dày, bạn muốn mình sẽ đi qua thật nhanh nó. Nhưng bạn không biết phương hướng thì làm sao có thể đi được. Thay vì đặt mục tiêu như vậy, bạn đặt ra bạn phải giảm được 3 kg, thi học kì được 9 điểm chẳng hạn. Nếu bạn cứ luôn sợ gặp thất bại và đặt ra những mục tiêu chung chung, mơ hồ, bạn sẽ bị phân tán vào những việc khác và không thể nào tập trung tới mục tiêu của bạn. Việc thiếu đi tính rõ ràng cụ thể sẽ làm bạn dễ quên đi cái mục tiêu chính của bạn.
Mục tiêu phải có thời gian cụ thể: Điều này cũng rất quan trọng. Bạn không thể đưa ra mục tiêu là sẽ cố gắng mua được 1 chiếc xe máy, mà không xác định sẽ mua được nó trong bao lâu. Bởi, nếu không đưa ra thời gian cho một kế hoạch, bạn sẽ bị lan man, thiếu tập trung và lãng phí thời gian. Chính thời gian này sẽ tạo ra một động lực quan trọng để bạn thực hiện được nó.
Mục tiêu đặt ra phải lớn hơn khả năng hiện tại của bạn: Điều này nghe qua có vẻ hơi vô lý, nhưng rất đúng. Nếu bạn cứ đặt cho mình những mục tiêu không qua khó để thực hiện, nó sẽ không tạo ra sự thúc đẩy và hứng thú để bạn cố gắng. Bạn đừng sợ khi đặt ra mục tiêu vượt khả năng của bạn hiện tại mà cứ mạnh dạn đề ra. Như vậy, bạn buộc sẽ phải tiến bộ hơn để vượt qua chính mình để đạt được nó.
Mục tiêu phải có tính khả thi: Điều này có vẻ hơi trái ngược với điều trên. Bạn không thể đặt ra những mục tiêu quá lớn, quá xa với khả năng thực tế của mình. Mục tiêu mà bạn đưa ra phải có cơ sở thực tế và phù hợp với khả năng bản thân. Nếu không, bạn sẽ không thể nào đạt được nó và chỉ làm bạn thêm chán nản, bi quan, mệt mỏi mà thôi!
Tóm lại: Trong cuộc đời, mỗi người ai cũng có những ước mơ riêng. Và để thực hiện được ước mơ của mình, bạn phải đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch chi tiết, luôn cố gắng để thực hiện ước mơ của mình. Và một điều quan trọng nữa mà bạn không thể quên được đó là không bao giờ được từ bỏ.
Mục Đích Và Cơ Chế Quản Lý Ngoại Hối
Ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia. Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
Ngoại hối trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò quan trọng, nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, phương tiện thanh toán và hạch toán quốc tế, được các nước chấp nhận là đồng tiền quốc tế, ví dụ: đôla Mỹ, bảng Anh, Frăng pháp.
Đối với những nước mà đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ can thiệp, điều chỉnh nhằm thiết lập thế cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế, phục vụ chính sách kinh tế.
Đối với những đồng tiền không được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là lực lượng để can thiệp thị trường nhằm duy trì sự ổn định tỉ giá hối đoái của đồng bản tệ.
Với tư cách là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHTW đã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường là phù hợp. ởviệt nam vấn đề cập trong Pháp lệnh ngân hàng nhà nước năm 1990(điều 30), luật nhnn năm 1997(điều 38)quy định: Nhà nước giao cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam quản lý ngoại hối.
Quản lý ngoại hối là việc nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hốitheo những mục tiêu đã định.
Điều tiết tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ ) vào tay mình, để thông qua đó nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng.
Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước
Ngân hàng trung ương không chỉ bảo quản và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Trong cả hai trường hợp cán cân thanh toán bội thu hoặc bội chi, nếu không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương, tỷ giá sẽ tăng giẳm theo nhu cầu ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên ở nhiều nước, Ngân hàng trung ương đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu ngân hàng trung ương muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng, không giảm, thì ngân hàng trung ương hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương ứng, hoặc ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoàI, quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng.
Cơ chế tự do ngoại hối
Theo cơ chế này, ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước.
Cơ chế quản lý
Hiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng cơ chế có sự quản lý của nhà nước, song mức độ quản lý và can thiệp có khác nhau.
Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn
Theo cơ chế này, nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thươngvà độc quyền ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do nhà nước quy định buộc tất cả các giao dịch ngoại hối phải chấp hành, các tổ choc tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗdo tỷ giá thì sẽ được nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãI thì nộp cho nhà nước. Cơ chế này thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Cơ chế quản lý có điều tiết
Trong cơ chế quản lý hoàn toàn, nhà nước có thể áp đạt khống chế được thị trường, ngăn chặn được ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động khai thác được nguồn vốn từ bên trong. Nhưng trong nền kinh tế thị trường cách quản lý này sẽ không phù hợp, cản trở và gây khó khăn cho nền kinh tế.
Để khắc phục sự áp đặt, nhà nước tiến hành điều tiết nhưng gắn với thị trường, nhà nước tiến hành kiểm soát ở mộr mức độ nhất định nhằm phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế những nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển ổn định, ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài.
Hoạt động ngoại hối của nhtw
Hoạt động mua bán ngoại hối
Ngân hàng trung ương tham gia vào hoạt động mua bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua, người bán bán cuối cùng. Thông qua việc mua, bán ngân hàng trung ương thực hiện việc giám sát điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn bíên tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp với ngân hàng trung ương các nước khác củng cố sức mua đồng tiền này hay đồng tiền khácđể đảm bảo trong trật tự quốc tế có lợi cho mình.
Hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng trung ương
Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bằng cách đưa ra quy chế ra nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định giới hạn tỷ giá mua bán trên thị trường..
Tham gia xây dựng các dự án pháp luật, và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật quản lý ngoại hối
Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối
Kiểm tra giam sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác của quản lý ngoại hối.
Biên lập cán cân thanh toán
Nội dung cơ bản của quy chế quản lý ngoại hối
Những quy định chung gồm :
– Đối tượng và phạm vi quản lýtổ chức cá nhân có hoạt động ngoại hối.
– Cơ quan quản lý: Chính phủ giao cho ai?, ví dụ: MHTW hoặc thành lập riêng một cơ quan để giao nhiệm vụ..
– Quy định về nội dung quản lý ngoại hối, người cư trú, người không cư trú, các hoạt động ngoại hối.
– Quy định về: mở tài khoản, sử dụng ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú.
– Quy định về các giao dịch vãng lai
– Quy định về giao dịch vốn
– Các điều khoản khác.
Các quy định đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động ngoại hối được thực hiện tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mục Đích Và Mục Tiêu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!