Xu Hướng 3/2023 # Mục Đích Thương Mại Được Hiểu Như Thế Nào? # Top 9 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mục Đích Thương Mại Được Hiểu Như Thế Nào? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Mục Đích Thương Mại Được Hiểu Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trả lời:

Thuật ngữ “mục đích thương mại” được sử dụng rất nhiều trong những quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về quyền tác giả nói riêng. Để có thể áp dụng chính xác các quy định pháp luật, bạn cần phải hiểu được “mục đích thương mại” nghĩa là gì.

Có thể hiểu đơn giản, “mục đích thương mại” là hành vi nhằm vào phát sinh lợi nhuận về kinh tế hoặc lợi ích khác. Các quy định pháp lý về quyền tác giả thường cho phép việc sử dụng tác phẩm không cần xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả với điều kiện việc sử dụng không nhằm mục đích thương mại. Ví dụ, tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 có liệt kê các trường hợp này có thể kể đến bao gồm:

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân

Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu

Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào

Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy

Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Email: info@phan.vn

Chia sẻ:

Pinterest

Linkedin

Trẻ Em Được Hiểu Như Thế Nào?

Nếu xét về kết cấu sinh học, là giai đoạn ở khoảng giữa thời kỳ mới được sinh ra và chưa qua tuổi dậy thì. Trẻ em là dùng để nói về nhũng đứa nhỏ và chắc chắn là chưa tới độ tuổi trưởng thành. Trẻ em là một trong những thành viên thuộc gia đình, và hầu như là được yêu thương nhiều nhất.

Việc đối xử với trẻ em theo thời gian có nhiều sự thay đổi, và cũng tùy thuộc vào nền văn hóa của từng nơi khác nhau. Mặc dù là trẻ em nhưng theo một độ tuổi nào đó cũng phải tự chịu trách nhiệm về chính hành động của mình. Đồng thời được thể hiện theo những quy định của luật pháp.

Theo như nhiều cuộc nghiên cứu thống kê ở một vài quốc gia trên thế giới thì độ tuổi quy định trẻ em ở mỗi nơi thì có sự khác nhau. Đối với nước ta thì trẻ em độ tuổi 12 là độ tuổi bắt buộc phải chịu trách nhiệm rồi. Đối với một số đất nước khác trên thế giới thì trẻ em bắt buộc phải đến trường cho tới lúc 14 tuổi.

Tất cả trẻ em được cho nền tảng của một xã hội phát triển sau này. Và hầu như trẻ em nào cũng có tính xã hội, tức là chúng có thể tự chơi một mình mà vẫn cảm thấy vui vẻ, và trong lúc này nếu có một đứa trẻ em khác xuất hiện thì có thể sẽ bị tấn công, nhưng một lúc sau đó thì chúng có thể chơi được với nhau. Đây là giai đoạn bàn đạp để sau này khi trẻ vào trường mầm non có thể dễ dàng hòa hợp với những đứa trẻ khác trong lớp.

Trong nhiều trường hợp đặc biệt thì trẻ em không chỉ có hoàn cảnh tốt, mà còn có những đứa trẻ không được may mắn, phải bỏ học, bị khuyết tật, nghiêm trọng hơn là bị xâm hại về tình dục. Với những đối tượng trẻ em này thì cần được sự bảo vệ và chăm sóc tốt hơn những đứa trẻ bình thường khác như là trẻ không có cha mẹ, trẻ em bị người than bỏ rơi, trẻ em không có nơi nào để tựa nương, trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV, nghiện, bị xâm hại, bị mua bán, bị bóc lột, mắc bệnh nguy hiểm, nạn nhân của chất độc chiến tranh.

Trẻ em luôn nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt hơn so với người lớn về mặt thể chất cũng như là tinh thần, suy nghĩ chưa được trưởng thành nên cần có sự chỉ bảo từ người lớn, những người trong gia đình và kể cả là xã hội.

Thực tế sau một khoảng thời gian dài chúng ta có thê nhận định được một điều là trẻ em thực sự là tương lai của đất nước, vì nếu không có trẻ em thì làm sao có được những người tài giỏi đưa đất nước phát triển đi lên được.

Bạn có thể xem một đứa trẻ là một người lớn khi chúng đạt một độ tuổi nhất định và có suy nghĩ chín chắn, và cũng cần cho chúng có một cuộc sống riêng tư, không nên chuyện gì cũng phải báo cáo, hãy tập cho trẻ em có tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

Rừng Tự Nhiên Được Hiểu Như Thế Nào?

Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh Linh, hiện đang là sinh viên năm thứ ba, trường Đại học Nông Lâm chúng tôi Tôi đang tìm hiểu một số thuật ngữ về lĩnh vực lâm nghiệp để phục vụ cho bài nghiên cứu của tôi. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Chủ thể sở hữu rừng tự nhiên là ai? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin cảm ơn.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:

Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.

Về sở hữu rừng: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:

1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:

a) Rừng tự nhiên;

b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;

c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:

a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;

b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, rừng tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Trân trọng!

Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Thương Mại Sẽ Bị Xử Lý Hình Sự

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo- cái tên cũng cho thấy rằng việc mang thai hộ chỉ với mục đích hỗ trợ cho những cặp vợ chồng không có khả năng tự sinh con; vậy mà mục đích cao đẹp đó đang bị biến tướng trở thành mang thai hộ vì mục đích Thương mại. Vậy việc làm này pháp luật xử lý như thế nào?

Nội dung tư vấn:

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và vì mục đích thương mại có gì khác nhau?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện mang thai giúp cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con mặc dù đã áp dụng kỹ thuận hỗ trợ sinh sản; bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Đặc điểm cơ bản của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là người phụ nữ hoàn toàn tự nguyện mang thai “hộ” và không nhận bất kỳ lợi ích kinh tế nào.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên sự tự nguyện và được xác lập bằng văn bản.

Để thực hiện biện pháp mang thai hộ, không phải do các bên tự tìm đến nhau nhờ mang thai, mà phải tuân theo các điều kiện và trình tự thủ tục nhờ mang thai, sinh con khá chặt chẽ. Việc này được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Như vậy giữa mang thai hộ vì nhân đạo và vì thương mại đều giống nhau ở việc người nhờ mang thai không thể tự mang thai, sinh con được dù đã áp dụng kỹ thuận hỗ trợ sinh sản và cách thức thực hiện về y tế cũng giống nhau. Tuy nhiên về mục đích là hoàn toàn khác nhau. Ở mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì mục đích của người mang thai hộ chỉ là giúp đỡ những cặp vợ chồng khó khăn thì mang thai hộ vì mục đích thương mại lại nhằm có được lợi ích cho bản thân mình.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là một hành vi bị pháp luật Hôn nhân và gia đình cấm thực hiện.

2. Trách nhiệm mà người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại phải chịu

Mặc dù quy định của Luật hôn nhân và gia đình cấm việc một người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Nhưng khi xử lý hình sự lại không xử lý người mang thai hộ mà đối tượng bị xử lý lại là người tổ chức việc mang thai hộ chứ không phải những người nhờ mang thai hay trực tiếp mang thai. Trong khi đó, lại không có định nghĩa người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là người như thế nào?

Người tổ chức mang thai hộ có thể hiểu là người đứng ra thực hiện các hành vi để hỗ trợ bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ tiến hành việc mang thai hộ, các hành vi hỗ trợ thường thấy là: tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện…Mục đích cuối cùng của người thực hiện hành vi là vì mục đích thương mại.

Theo quy định của Bộ luật hình sự tại điều 187: Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại không bị xử phạt hành chính mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với mức phạt tương ứng như sau:

– Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

– Trường hợp tổ chức mang thai hộ đối với hai người trở lên hoặc phạm tội 02 lần trở lên hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức (như bệnh viên…) hoặc tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

– Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Chủ thể: người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự ( theo quy định của Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên) và là người đứng ra thực hiện tất cả các hành vi phạm tội để tổ chức việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Điều đó có nghĩa, ở tội phạm này pháp luật chỉ xử lý hình sự với người tổ chức cho việc mang thai hộ diễn ra để thu lợi chứ không phải bên nhờ mang thai hay bên mang thai.

Mặt khách quan của tội phạm: hành vi tổ chức mang thai hộ gồm tổng hợp nhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho bên có nhu cầu mang thai gặp gỡ, trao đổi, và hỗ trợ phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích của người tổ chức mang thai hộ trong trường hợp này là nhận được lợi ích vật chất của bên nhờ mang thai hộ; mục đích mang thai không phải là yếu tố quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện hành vi với lỗi cố ý, tức họ hiểu rõ hành vi mình thực hiện là không được phép, biết được hậu quả nhưng vẫn chủ động thực hiện.

Trân trọng cảm ơn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Mục Đích Thương Mại Được Hiểu Như Thế Nào? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!