Bạn đang xem bài viết Một Số Về Thẻ Ngân Hàng được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Khái niệm Thẻ ngân hàng (thường được gọi tắt là “thẻ”): Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận. Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số công ty tài chính. 2. Phân loại thẻ ngân hàng Thẻ ngân hàng được phân loại như sau: – Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Việc phân loại thành thẻ nội địa hay thẻ quốc tế là dựa trên phạm vi chủ thẻ có thể sử dụng thẻ, còn về mặt tính năng thì cả thẻ nội địa hay thẻ quốc tế đều có thể là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước. + Thẻ nội địa được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác trong nước. + Thẻ quốc tế được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và sử dụng các dịch vụ ở cả trong nước và ở nước ngoài. Các thương hiệu thẻ quốc tế đã được các ngân hàng tại Việt Nam phát hành là Visa, MasterCard, JCB, American Express, UP. Khi có nhu cầu thanh toán trong các chuyến công tác, du lịch hoặc phục vụ cho học tập, mua sắm ở nước ngoài thì thẻ quốc tế là một lựa chọn tiện dụng và hiệu quả cho khách hàng.
Thẻ nội địa
Thẻ quốc tế
Tuy nhiên, hiện nay, thông qua kết nối của tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước là Banknetvn với các tổ chức chuyển mạch ở nước ngoài, thẻ nội địa của một số ngân hàng ở Việt Nam phát hành đã có thể sử dụng để giao dịch tại ATM và các điểm chấp nhận thẻ ở một số nước khác. Điều này cho thấy sự phát triển về mặt công nghệ, kỹ thuật và các quan hệ hợp tác, liên kết của hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam với thế giới, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cho các chủ thẻ Việt Nam.
- Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. + Thẻ ghi nợ (debit card) là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn Chiếc thẻ loại này ban đầu được biết đến là thẻ rút tiền mặt, với tính năng rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại các máy giao dịch tự động (ATM), vì thế loại thẻ này thường được gọi là thẻ ATM. Thay vì trước kia, chủ thẻ phải đến quầy giao dịch ngân hàng, xếp hàng theo thứ tự để làm thủ tục rút tiền thì giờ đây chủ thẻ chỉ cần đến máy ATM (của ngân hàng mình hoặc các ngân hàng có liên kết), thực hiện thao tác đút thẻ vào máy, nhập mã số bảo mật PIN, nhập số tiền cần rút và nhận tiền. Chính vì tiện ích “giao dịch tự động” này mà chủ thẻ có thể thực hiện việc rút tiền mặt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả ngoài giờ làm việc, trong các ngày nghỉ, lễ, tết.
Thẻ ghi nợ
Từ chiếc thẻ ATM với tính năng đơn giản là rút tiền mặt, các ngân hàng đã phát triển chiếc thẻ ghi nợ với thêm nhiều tính năng đa dạng hơn. Vẫn tích hợp đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM như: rút tiền, kiểm tra số dư, chuyển khoản…, thẻ ghi nợ hiện nay còn được sử dụng để mua hàng hoá tại siêu thị hoặc thanh toán hoá đơn tại các nhà hàng; đặc biệt có thể sử dụng trong thanh toán các giao dịch trực tuyến trên internet (đặt mua vé máy bay, mua hàng trên các trang thương mại điện tử…) với thao tác thực hiện đơn giản, dễ dàng. Trên thực tế hiện nay, một số người đồng nhất khái niệm thẻ ghi nợ với “thẻ ATM”, điều này là không chính xác. Với đặc điểm được phát hành dựa trên tài khoản thanh toán của khách hàng, “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu” nên chủ thẻ hoàn toàn chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình; tuy nhiên, chủ thẻ cũng cần lưu ý việc quản lý số dư trong tài khoản để chắc chắn rằng các giao dịch của mình được thực hiện. + Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Thẻ tín dụng
Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng. Với đặc điểm là “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương mại điện tử. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng. Các ngân hàng thường phân thẻ tín dụng theo hạng nhằm quản lý đối tượng khách hàng như thẻ chuẩn (standard), thẻ vàng (gold), thẻ bạch kim (platinum)… Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng có phân hạng càng cao thì được hưởng càng nhiều ưu đãi và dịch vụ chất lượng hơn. + Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể “nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó.
Thẻ trả trước
Thẻ trả trước bao gồm thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh). Điểm khác biệt cơ bản về tính năng giữa thẻ trả trước vô danh và thẻ trả trước định danh là sau lần nạp tiền lần đầu, thẻ trả trước vô danh sẽ không được nạp thêm tiền và chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, số dư trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá năm triệu đồng Việt Nam theo quy định hiện hành. Các loại thẻ trả trước hiện nay chủ yếu sử dụng để thanh toán chi phí mua xăng, dầu, dịch vụ giải trí, dịch vụ giao thông – vận tải và thanh toán trên các website thương mại điện tử. 3. Những thông tin chủ yếu của một thẻ ngân hàng
Hình ảnh mặt trước của thẻ
Hình ảnh mặt sau của thẻ
Thẻ ngân hàng thông thường được thiết kế là một miếng nhựa (plastic) có kích thước tiêu chuẩn (thường là 8,5*5,5 cm) và có một băng từ ở mặt sau lưu trữ thông tin về chủ thẻ, cũng có thể có chíp điện tử để lưu trữ các thông tin, dữ liệu khác. Trên chiếc thẻ nhựa thường có tên hoặc logo của tổ chức phát hành thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ, logo của tổ chức thẻ quốc tế (như Visa, MasterCard, JCB) hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước (như Banknetvn). Chủ thẻ cần lưu ý ký chữ ký của mình vào dải trống được thiết kế trên mặt sau của tấm thẻ. Ngoài ra, trên thẻ còn có một số thông tin hữu ích khác như số điện thoại chăm sóc khách hàng, website của tổ chức phát hành thẻ để chủ thẻ có thể liên hệ trong các trường hợp cần thiết. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện loại thẻ phi vật lý (thẻ ảo) mà tổ chức phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ để giao dịch qua internet, điện thoại di động mà không cần in ra thẻ vật lý (thẻ nhựa thông thường). Tại Việt Nam cũng đã có một vài ngân hàng thí điểm thử nghiệm loại thẻ này. Mã số xác định chủ thẻ (Personal Identification Number – viết tắt là PIN) là mã số mật của cá nhân được tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ, sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật. Chủ thẻ cần lưu ý là không nên đặt PIN theo ngày sinh, số điện thoại,… để tránh người khác có thể đoán biết. Trong trường hợp bị mất thẻ và bị lộ PIN hoặc nghi ngờ bị lộ PIN, chủ thẻ nên gọi ngay đến số điện thoại đường dây nóng (hotline) của ngân hàng phát hành thẻ để thông báo sự cố và được hỗ trợ giải quyết, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nếu người khác lợi dụng thẻ để rút tiền. Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine – hay viết tắt là ATM) đã trở thành từ ngữ thông dụng cùng với thẻ ngân hàng khi xuất hiện ở Việt Nam. ATM là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra cứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác. Cùng với số lượng thẻ phát hành tăng lên nhanh chóng trong các năm gần đây, mạng lưới ATM cũng được các ngân hàng đầu tư trang bị, nâng cấp, kết nối liên thông giữa các hệ thống của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch của chủ thẻ trên cả nước. Một máy ATM thế hệ mới có thể bao gồm nhiều tính năng hỗ trợ chủ thẻ thực hiện các giao dịch như: rút tiền mặt, nộp tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, thẻ tín dụng), gửi tiền tiết kiệm, tra cứu thông tin (số dư, tỷ giá, địa điểm đặt máy ATM, sao kê…), và cả dịch vụ rút tiền mặt mà không cần phải dùng thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ là các tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ thường là các nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng,… nơi đặt các thiết bị chấp nhận thẻ (như máy POS, EDC). Đặc biệt, gần đây các ngân hàng và đối tác công nghệ đã cung cấp ra thị trường giải pháp điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên thiết bị di động (mPOS), hỗ trợ các đơn vị chấp nhận thẻ có thể chấp nhận thanh toán qua thiết bị điện thoại di động cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa của nhiều ngân hàng. Giải pháp mPOS được thiết kế phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ, từ các công ty, nhà hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giao hàng và thu tiền tại nhà, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Việc mở rộng của hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ và kết nối liên thông mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ của các ngân hàng trên toàn quốc thời gian qua đã giúp chủ thẻ có thể thanh toán một cách đơn giản và thuận tiện hơn. Cụ thể là chủ thẻ của các ngân hàng có thể thanh toán bằng thẻ thông qua POS mà một ngân hàng trang bị tại điểm chấp nhận thẻ mà không cần phải dùng tiền mặt cũng như không cần có nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng như trước đây. Bản thân các ngân hàng cũng không cần cùng lúc lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ riêng của mình tại một đơn vị chấp nhận thẻ, gây lãng phí không cần thiết.
Hình ảnh chủ thẻ thực hiện thao tác thanh toán bằng thẻ tại máy POS
Hiện nay, nhiều ngân hàng phối hợp với các đơn vị chấp nhận thẻ như các cửa hàng, siêu thị điện máy, trung tâm thương mại, công ty dịch vụ du lịch, giải trí,… đã dành thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng khi thanh toán bằng thẻ, góp phần khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Các chủ thẻ cũng cần lưu ý là họ có quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, không phải trả thêm tiền hoặc phụ phí cho đơn vị chấp nhận thẻ. 5. Một số lưu ý để giao dịch an toàn với thẻ ngân hàng Nguyên tắc chung: – Khi nhận thẻ, Quý khách cần thực hiện kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đúng với các thông tin Quý khách đãđăng ký. – Đổi ngay mã số cá nhân (PIN) đối với các thẻ ghi nợ mà ngân hàng cung cấp tại máy ATM để kích hoạt thẻ. – Không ghi mật khẩu lên thẻ hoặc gần nơi để thẻ để tránh việc lộ thông tin và bị lợi dụng. Luôn bảo mật thẻ và PIN của thẻ trong mọi trường hợp: Không đưa thẻ của mình cho bất cứ người nào khác trừ những nhân viên của ngân hàng hoặc các nhân viên thu ngân của ĐVCNT được chỉ định để làm việc với Quý khách; – Không tiết lộ các thông tin in trên hai mặt trước và sau thẻ cũng như số PIN cho bất cứ ai. Quý khách là người duy nhất được biết các thông tin đó. – Khi thực hiện giao dịch sử dụng PIN, Quý khách nên lưu ý: Đảm bảo không ai nhìn thấy số PIN khi thực hiện giao dịch (bằng cách che bàn phím). Nên đổi số PIN thường xuyên. Nếu nhập sai PIN 03 lần liên tiếp, thẻ sẽ bị khóa để đảm bảo an toàn. - Đăng ký và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng (i- B@nking, SMS B@nking…) để đảmbảo: Đượcthông báo các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc hạn mức thẻ ngay khi một giao dịch thẻ được thực hiện; Chủ động khóa/mở tính năng chi tiêu trên internet đối với thẻ tín dụng quốc tế để kiểm soát các giao dịch thanh toán online; Kiểm tra chi tiết sao kê thẻ tín dụng quốc tế. Thông báo ngay cho ngân hàng những thay đổi của Quý khách về địa chỉ cư trú, địa chỉ gửi sao kê, thay đổi số điện thoại liên hệ, chữ ký… Nguyên tắc bảo quản thẻ: - Không bẻ cong thẻ, gấp thẻ; – Không để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng, từ tính mạnh có thể làm hỏng dữ liệu trên thẻ; - Tránh làm xước băng từ mầu đen ở mặt sau của thẻ; – Giữ thẻ cẩn thận và để thẻ ở vị trí có thể giúp Quý khách sớm phát hiện việc mất thẻ. Nguyên tắc khi giao dịch tại máy ATM: Quan sát kỹ máy ATM trước khi thực hiện giao dịch, đặc biệt tại các vị trí: kheđọc thẻ, bàn phím, camera. Nếu nhận thấy máy ATM có các thiết bị lạ hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, Quýkhách ngừng giao dịch và thông báo ngay cho các ngân hàng qua hotline của các ngân hàng. Nên dùng tay che bàn phím khi nhập mật khẩu PIN. Cần đợi máy chi tiền ra, không nên bỏ đi ngay để tránh trường hợp máy ATM nhả tiền chậm vàngười khác có thể lấy được số tiền này. Nguyên tắc khi giao dịch thẻ để thanh toán trên Internet: Chỉ sử dụng thông tin thẻ để thanh toán tại các website uy tín, không nên sử dụng máy tính công cộng khi thực hiện các giao dịch thanh toán online. Đọc kỹ các chính sách của đơn vị trước khi đồng ý thanh toán. Luôn nhớ Thoát/Đăng xuất khỏi website sau khi kết thúc giao dịch. (Nguồn: Tham khảo tại http://www.sbv.gov.vn)
Mã Pin Thẻ Atm Vietcombank Có Mấy Số? Thông Tin Về Thẻ Atm Vietcombank
Thẻ atm Vietcombank có những đặc điểm gì?
Thẻ atm Vietcombank là “đứa con tinh thần” của ngân hàng Vietcombank phát hành ra thị trường trong suốt những năm qua. Mọi công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có CMND/ hộ chiếu đều có thể đến các chi nhánh của vietcombank để đăng ký mở thẻ này. Thẻ atm vietcombank chủ yếu là loại thẻ ghi nợ. Dùng để giao dịch trong nội bộ nước Việt Nam.
Thẻ atm vietcombank được làm theo công nghệ phát hành thẻ chip hiện đại nhất ( EMV). Công nghệ này giúp mỗi chiếc thẻ của khách hàng như một bộ vi xử lý máy tính thu nhỏ.
Thẻ ghi nợ của Vietcombank ngày nay không còn chỉ dừng lại ở những chức năng cơ bản như chuyển tiền, rút tiền nữa. Mà nó còn cho phép khách hàng thanh toán online trên các website thương mại điện tử. Trả tiền điện, nước, mạng… hàng tháng.
Điều kiện đăng ký mở thẻ atm vietcombank
Ngân hàng Vietcombank yêu cầu khách hàng phải có đủ một số điều kiện cơ bản sau để mở thẻ:
– Là công dân mang quốc tịch Việt Nam. Nếu là công dân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam thì phải có giấy tờ hợp pháp.
– Có CMND/ căn cước/ hộ chiếu.
– Có năng lực hành vi dân sự.
– Từ 18 tuổi trở lên.
– Đã có tài khoản ngân hàng vietcombank. Nếu chưa có sẽ được mở tài khoản song song với việc mở thẻ.
Khi sử dụng thẻ, khách hàng phải tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu đưa ra từ phía ngân hàng:
– Điền đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin cần thiết khác trong phiếu yêu cầu mở thẻ.
– Ngân hàng sẽ hẹn bạn 7 – 10 ngày sau quay lại lấy thẻ atm. Bạn có thể đến trễ hơn nhưng không được quá 45 ngày.
– Người đến nhận thẻ phải làm chủ thẻ atm. Không cho phép uỷ quyền người khác đến lấy.
– Phí phát hành thẻ lần đầu: Thực chất của việc phát hành thẻ là bạn sẽ được miễn phí mở thẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nộp cho ngân hàng 50 nghìn đồng để chuyển vào tài khoản ngân hàng làm số dư tối thiểu duy trì tài khoản.
– Rút tiền tại cây atm Vietcombank: 1.100 đồng/ lần. Chuyển tiền tại cây atm vietcombank: 3.300 đồng/ lần. Kiểm tra số dư tại cây atm vietcombank: miễn phí.
– Rút tiền tại cây atm khác vietcombank: 3.300 đồng/ lần. Chuyển tiền tại cây atm khác vietcombank: 5.500 đồng / lần. Kiểm tra số dư tại cây atm khác vietcombank: 550 đồng/ lần.
– Rút tiền khác ngân hàng qua thẻ atm: 7.700 đồng/ giao dịch dưới 100 triệu. Còn giao dịch trên 100 triệu tính thêm phí 0,022% số tiền chuyển.
– Ngoài ra nếu bạn làm mất thẻ atm vietcombank và phải cấp lại thẻ thì phải nộp 50.000 đồng. Quên mật khẩu yêu cầu ngân hàng cấp lại mất phí 10.000 đồng.
Mã pin mật khẩu thẻ ATM Vietcombank là gì
Mã pin thẻ ATM Vietcombank hay còn được gọi là mật khẩu. Mọi người vẫn tưởng đây là 2 loại mã khác nhau tuy nhiên nó là 1. Khi sử dụng thẻ atm bất cứ ai cũng phải chú ý đến mật khẩu mã pin của thẻ ATM. Không được tiết lộ ra ngoài cho người thứ 2 biết. Vì đây là bức tường bảo mật duy nhất của tài khoản.
Mã pin thẻ atm Vietcombank có mấy số?
Mã pin là lớp bảo vệ thẻ atm cơ bản và quan trọng nhất. Trong trường hợp không may bị mất thẻ và rơi vào tay người khác. Thì cũng khó mà lấy được tiền trong tài khoản vì còn có lớp mật khẩu bảo vệ này.
Để kích hoạt thẻ atm vietcombank. Bạn phải đến cây atm vietcombank gần nhất để đổi mật khẩu. Cây atm khác vietcombank chỉ giúp bạn thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền mà không đổi mật khẩu được.
Các bước đổi mật khẩu mã pin thẻ atm vietcombank
– Bước 1: Mang thẻ atm đến cây atm vietcombank gần nhất.
– Bước 3: Chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt. Hoặc ngôn ngữ nào mà bạn thành thạo.
– Bước 5: Màn hình máy atm sẽ chuyển sang giao diện mới để cho bạn lựa chọn tính năng. Lúc này bạn nhấn chọn Đổi mã pin.
– Bước 6: Bạn nhập mã pin cũ vào rồi nhấn Enter.
– Bước 7: Nhập mật khẩu mới cũng gồm 6 số. Nên chọn mật khẩu dễ nhớ, có ý nghĩa đối với bạn. Không đặt mật khẩu kiểu 123456, 000000… vì nó rất dễ đoán.
– Bước 8: Nhập mã pin mới 1 lần nữa để xác thực. Xong rồi nhấn Enter.
Gợi ý nên đọc: Bị mất thẻ ATM Vietcombank phải làm sao
Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Kế Toán Ngân Hàng
Kế toán Ngân hàng nói chung bao gồm kế toán tại các Tổ chức tín dụng và tại các Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên nói đến Kế toán ngân hàng người ta hay tập trung nói về kế toán tại các Tổ chức Tín dụng mà trong đó tập trung nói đến các Ngân hàng thương mại. Kế toán ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các số liệu, phản ánh diễn biến các hoạt động kinh tế và nhờ đó có thể kiểm tra tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không?.Cho nên Kế toán ngân hàng là công cụ để quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng và hoạt động của nền kinh tế.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác. học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm
Các loại hình tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có: tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác.
Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; cho phép mở tại Việt Nam chi nhánh của ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Chỉ các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, phục vụ đa lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội.
2. Đối tượng của Kế toán Ngân hàng
Kế toán là một công cụ quản lý rất quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Khi một tổ chức kinh tế muốn hoạt động có hữu ích về mặt kinh tế và lợi ích xã hội thì công tác kế toán hết sức cần thiết. Nó cung cấp những thông tin rất quan trọng và hữu ích không những cho người trong doanh nghiệp mà cả cho người ngoài doanh nghiệp cả những người có lợi ích trực tiếp và lợi ích không trực tiếp.
Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia làm ba bộ phận:
– Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng được thể hiện theo 3 cách phận loại khác nhau: tài sản có, sử dụng vốn và vốn. sinh viên thực tập nhân sự
– Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời tài sản trong ngân hàng thường gọi là nguồn vốn hoặc tài sản nợ
– Sự chu chuyển của tài sản thể hiện ở lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới, giữa hệ thống ngân hàng của một quốc gia, giữa các ngân hàng hệ thống hoặc trong một ngân hàng mặt khác nó còn vận động giữa các loại tài sản, nguồn vốn và trong cùng một loại tài sản hoặc nguồn vốn.
Ba bộ phận hợp thành đối tượng kế toán ngân hàng đã phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ và nhằm cung cấp các thông tin kế toán rất quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn cho người sử dụng.
3. Tài sản của Ngân hàng
Tài sản là một nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
Tài sản của Ngân hàng là số tiền mà Ngân hàng bỏ ra để có các tài sản tại ngân quỹ, cho vay, đầu tư, TSCĐ, công cụ lao động, vật liệu…những TS này trực tiếp mang lại thu nhập cho Ngân hàng hoặc đóng vai trò phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng.
Tùy theo các thông tin kinh tế tài chính cần cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau và đặc biệt là các chỉ tiêu được đưa ra trong báo cáo tài chính mà trong ngân hàng có ba cách phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện và hiện trạng. Học kế toán ở đâu tốt
Tài sản Có bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các khoản đầu tư, tài sản cố định và tài sản khác, tài sản có khác.
Tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng bằng đồng việt nam, ngoại tệ, vàng bạc đã quí và các giấy tờ có giá khác
Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước: Tất cả ngân hàng phải có một lượng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước với hai mục đích để đảm bảo cho thanh toán và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác: Các ngân hàng có thể có tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thực hiện mục đích thanh toán
Cho vay các TCTD khác: Các ngân hàng cho các đơn vị khác vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ và vàng
Các khoản đầu tư: Ngân hàng có thể đầu tư vào hai lĩnh vực là đầu tư vào chứng khoán hoặc góp vốn liên doanh mua cổ phần với các đơn vị khác trong ngân hàng hoặc ngoài ngân hàng.
Tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định đi thuê tài chính
Tài sản có khác bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi phải thu, tài sản có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác. lớp học xuất nhập khẩu
Sử dụng vốn bao gồm tiền mặt, tiền gửi, đầu tư vào chứng khoán, góp vốn mua cổ phần, hoạt động cho vay, tài sản cố định và sử dụng vốn khác
Tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng bằng đồng việt nam, ngoại tệ, vàng bạc đã quí và các giấy tờ có giá khác
Tiền gửi: Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, ngân hàng phải có một lượng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước với hai mục đích để đảm bảo cho thanh toán và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng có thể có tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thực hiện mục đích thanh toán.
Tiền gửi nước ngoài, tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán.
Đầu tư vào chứng khoán: Ngân hàng có thể đầu tư vào chứng khoán chính phủ, chứng khoán nước ngoài hoặc mua chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác trong nước.
Hoạt động cho vay: cách dùng hàm sumif
– Cho vay tổ chức tín dụng trong nước bao gồm cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoài tệ và vàng
– Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nứoc bằng VND, ngoại tệ và vàng với các thời hạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn
– Cho vay chiết khấu cầm cố chứng từ có giá
– Cho thuê tài chính
– Cho vay bảo lãnh
– Cho vay ủy thác đầu tư
– Cho vay khác bao gồm: cho vay vốn đặc biệt, cho vay thanh toán công nợ, cho vay theo kế hoạch nhà nước, cho vay khác
– Các khoản chờ xử lý,các khoản nợ khoanh
– Dự phòng phải thu và dự phòng rủi ro
Tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định đi thuê tài chính
Sử dụng vốn khác bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi phải thu, tài sản có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác.
4. Nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng giá trị các loại tài sản trong ngân hàng không phải bằng hiện trạng mà biểu hiện theo nguồn hình thành nên các Tài sản ở trong Ngân hàng. Tài sản trong Ngân hàng được hình thành theo các nguồn khác nhau kể từ khi mới thành lập và trong suốt các thời gian hoạt động.
Nguồn vốn huy động: Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác được phân chia theo ba tiêu thức:
– Loại tiện tệ là VND, ngoại tệ và vàng
– Theo kỳ hạn là không kỳ hạn có kỳ hạn và vốn chuyên dùng
– Theo quốc tịch của khách hàng là khách hàng Việt nam và khách hàng nước ngoài
Tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân và của các tổ chức tín dụng được phân chia theo loại tiền và kỳ hạn. hs codes
Nguồn vốn ủy thác: Nguồn vốn ủy thác có thể bằng VND hoặc bằng ngoại tệ và vàng.
Phân loại nguồn vốn theo báo cáo tài chính doanh nghiệp: Ngoài việc phân loại nguồn vốn theo báo cáo tăng giảm nguồn vốn thi nguồn vốn trong ngân hàng còn được phân làm hai loại chính là nguồn vốn huy động và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn huy động trong ngân hàng bao gồm nguồn vốn huy động và nguồn vốn ủy thác đầu tư
5. Sự chu chuyển của Tài sản, Nguồn vốn và chu trình hoạt động của Ngân hàng
Sự tuần hoàn của tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng toàn thế giới, trong hệ thống Ngân hàng nhà nước, giữa các ngân hàng hệ thống và giữa các ngân hàng khác thông qua chính sách tiền tệ quốc tế, quốc gia và hoạt động thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thanh toán vốn lẫn nhau. Qua đó vốn của ngân hàng này sẽ chuyển sang vốn của ngân hàng khác và người lại.
Sự vận động giữa các loại, các khoản mục, hay các đối tượng kế toán trong cùng một Ngân hàng. Sự biến động giữa các đối tượng xẩy ra một rất thường xuyên liên tục. Tiền từ hoạt động huy động vốn chuyển sang sử dụng vốn hoặc ngược lại đang từ lĩnh vực này chuyển sang lĩnh vực khác…
Sự biến động trong cùng một đối tượng kế toán tức là từ bản thân một loại tài sản, một loại nguồn vốn. Sự biến động trong cùng một loại tài sản hoặc nguồn vốn cũng xẩy ra thường xuyên liên tục và không ngừng như tiền mặt tại quỹ của ngân hàng thu vào và chi ra rất thường xuyên, linh hoạt, ngân hàng cho khách hàng vay và cũng tiến hành thu nợ làm cho tài khoản cho vay cũng biến động không ngừng.
Sự biến động không ngừng của đối tượng kế toán là đối tượng cần phải kiểm tra ghi chép và theo dõi của kế toán. Vì vậy qua việc theo dõi sự biến động không ngừng của đối tượng kế toán chính là sự chu chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
Ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong ngân hàng theo đúng chuẩn mực kế toán và các điều luật ngân hàng quy định.
Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và các tổ chức cá nhân trong xã hội.
thông tin tài chính
Cung cấpvề ngân hàng cho các đối tượng cần thiết sử dụng
Tổ chức tốt công tác giao dịch với khách hàng
7. Đặc điểm của kế toán ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên Kế toán Ngân hàng cũng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư (thể hiện trên các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm…) đồng thời sử dụng tiền đó để cho vay (thể hiện trên các tài khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn…)
Kế toán ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền…)
Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ.
Kế toán ngân hàng có số lượng chứng từ lớn và phức tạp.
Kế toán ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao. Do hệ thống ngân hàng được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ Ngân hàng Nhà nước đến các ngân hàng hệ thống.
8. Chứng từ kế toán ngân hàng
Khái niệm: Chứng từ kế toán ngân hàng là những chứng minh bằng giấy tờ và điện tử các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và hoàn thành theo biểu mẫu qui định theo thời gian và địa điểm phát sinh của chứng từ. Đồng thời là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán
Đặc điểm
Phức tạp, đa dạng về chủng loại
Sử dụng chứng từ gốc do khách hàng lập để ghi sổ kế toán
Phân loại
Theo chế độ kế toán (Điều 3 chế độ chứng từ kế toán)
Hệ thống chứng từ kế toán ngân hàng bắt buộc là hệ thống chứng từ do Tổng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành được áp dụng cho các ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng. Các đơn vị sử dụng hệ thống chứng kế toán ngân hàng bắt buộc không được thêm bớt bất kỳ yếu tố nào.
Hệ thống chứng từ kế toán ngân hàng hướng dẫn do các ngân hàng hệ thống thiết lập được sự đồng ý của Thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép sử dụng.
Theo địa điểm lập
Chứng từ nội bộ là chứng từ do chính ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tại ngân hàng
Chứng từ bên ngoài là những chứng từ do các ngân hàng khác chuyển về để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.
Theo mức độ tổng hợp của chứng từ
Chứng từ đơn nhất là chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế tài chính
Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hoàn) là chứng từ phản ánh nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính
Phân theo mục đích sử dụng và nội dung kinh tế
Chứng từ tiền mặt là các chứng từ liện quan trực tiếp đến thu chi tiền mặt tại quỹ
Chứng từ chuyển khoản là chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho các khách hàng khác
Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật
Chứng từ giấy là chứng từ do ngân hàng hoặc khách hàng lập trực tiếp trên giấy
Chứng từ điện tử chủ yếu là chứng từ nhằm mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Phân theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ
Chứng từ gốc là chứng từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Chứng từ ghi sổ là chứng từ do ngân hàng lập làm căn cứ để ghi sổ kế toán
Chứng từ liên hợp là chứng từ thể hiện cả hai chức năng
Kiểm soát chứng từ
Kiểm soát trước: Được thực hiện do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng.
Kiểm soát sau: Do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chứng từ từ bộ phận thanh toán viên, thủ quỹ chuyển đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán. Kiểm soát viên là người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng kiểm soát tương đương với Kế toán trưởng.
Đối với chứng từ điện tử việc kiểm soát cũng tuân theo hai bước như trên, song nội dung kiểm tra trước thực chất là kiểm tra kỹ thuất thông tin và kiểm tra nội dung nghiệp vụ.
Kiểm soát kỹ thuật thông tin là kiểm tra mật mã, ký hiệu, tên tệp của chứng từ.
Lưu chuyển chứng từ
Bước 1 : Thu nhận và lập chứng từ
Bước 2: Kiểm tra chứng từ
Bước 3: Thực hiện lệnh thu chi
Bước 4: Kiểm tra lần sau và tổng hợp chứng từ phát sinh trong ngày
Bước 5: Sắp xếp xử lý, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ
Bảo quản, lưu trữ chứng từ
Chứng từ kế toán ngân hàng sau khi đã ghi sổ kế toán cần được phân loại, sắp xếp, bảo quản chu đáo nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, tra cứu khi cần thiết.
Hàng ngày chứng từ kế toán được đóng thành tập bao gồm chứng từ ghi sổ và chứng từ gốc được lưu trữ tại phòng kế toán.
Cuối tháng sau khi đã lập báo cáo kế toán hoàn chỉnh, đồng lại thành tập và lưu tại phòng kế toán. Cuối năm sau khi đã hoàn tất báo cáo chứng từ kế toán được chuyển về kho bảo quản tài liệu chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán.
Khi giao toàn bộ hồ sơ kế toán cho thủ kho lưu trữ, bộ phận kế toán phải làm đầy đủ thủ tục giao nhận.
Việc kiểm tra, cung cấp số liệu kế toán để đối chiếu, xem, xét, tra cứu, giám định và sao chụp phải tuân thủ quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Kho lưu trữ các tài liệu kế toán phải phù hợp với quy cách tiêu chuẩn của nhà nước và quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh
Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Thẻ Visa Là Gì? Làm Thẻ Visa Ngân Hàng Nào Tốt
Xã hội ngày càng văn minh, cuộc sống con người ngày càng hiện đại, nhu cầu của người dân cũng tăng lên. Chính vì thế mà việc sử dụng các dịch vụ quốc tế ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu, sở thích của họ. Cho nên việc sở hữu cho mình một tấm thẻ thanh toán Visa là điều cần thiết. Tên tiếng anh của nó là Visa Card – được phát hành bởi công ty VISA tập đoàn tài chính toàn cầu lớn nhất thế giới. Visa là gì? là viết tắt của Visa International Service Association. Ra đời từ năm 1976 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ (Mỹ) và ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Vì công ty đã liên kết với hàng nghìn ngân hàng trên toàn thế giới.
Thẻ Visa là gì? là một loại thẻ tài khoản ngân hàng dùng để thanh toán, chuyển khoản, giao dịch tiền tệ. Tiện lợi của nó là thay thế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Quy mô của nó là có thể thanh toán các dịch vụ trong nước và ngoài nước. Tính tới thời điểm hiện tại thì thẻ thanh toán Visa đã có mặt và đồng thời cho phép sử dụng trên 200 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới.
Lợi ích khi sử dụng thẻ Visa
Từ khi Visa Card được phát hành nó mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích khi giao dịch dịch vụ trong nước lẫn quốc tế. Việc sử dụng Visa Card giúp bạn tiết kiệm thời gian, không cần mang theo tiền mặt. Có thể thanh toán dễ dàng tại các địa điểm giao dịch chấp nhận cho quẹt thẻ. Chủ thẻ dễ dàng rút tiền mọi lúc mọi nơi kể cả ở nước ngoài. Hệ thống sẽ tự động chuyển tiền thành giá trị tương ứng với ngoại tệ của nước bạn. Điều này giúp khách hàng đỡ tốn thời gian tìm nơi đổi tiền.
Hỗ trợ tra cứu thông tin tài khoản bằng Internet Banking hay tại cột ATM. Có thể dùng thẻ để thanh toán các loại hóa đơn, mua sắm trực tuyến online. Trường hợp thẻ bị mất cắp có thể lấy lại số tiền đã mất nếu bạn liên hệ ngân hàng khóa thẻ kịp thời. Sau đó yêu cầu ngân hàng cấp lại thẻ mới và chuyển số tiền còn lại trong thẻ cũ sang thẻ mới. Độ bảo mật của Visa Card rất cao, cho nên không có trường hợp bị hacker xâm nhập. Hay xảy ra trường hợp ăn cắp tiền trong tài khoản của bạn.
Phân loại Visa Card
Bạn đã biết khái niệm và lợi ích của thẻ Visa là gì rồi phải không ạ. Cũng giống như những loại thẻ khác nhưng quy mô của nó rộng hơn, giao dịch cỡ tầm quốc tế. Theo Chovaytienmatnhanh thống kê có 03 loại thẻ chính như sau:
Thẻ ghi nợ quốc tế (có tên tiếng anh là Visa debit)
Thẻ Visa debit là gì? là loại thẻ mang thương hiệu của Visa, được liên kết một tài khoản ngân hàng. Thông thường ngân hàng sẽ phát hành thẻ sau khi khách hàng đồng ý thực hiện các bước mở tài khoản. Chủ thẻ được phép giao dịch, thanh toán, rút tiền bằng số tiền hiện có trong tài khoản. Khi không còn tiền trong thẻ, giao dịch sẽ không được thực hiện. Nghĩa là anh chị không thể thanh toán bằng Visa Debit được nữa. Ví dụ: trong thẻ có 2 triệu đồng thì khách hàng chỉ có thể chi tiêu thanh toán trong khoản 2 triệu đó.
Thẻ tín dụng quốc tế (có tên tiếng anh là Visa credit)
Thẻ này khác với thẻ tín dụng nội địa (ATM). Chính là quy mô nó rộng hơn có thể sử dụng ở nước ngoài và trong nước. Nhưng vẫn có chung chức năng là thanh toán trả trước bằng chuyển khoản. Một ưu điểm nổi bật hơn Visa Debit đó là Visa Credit có thể thanh toán vượt mức số tiền mà trong thẻ hiện có.
Ví dụ: trong thẻ có 2 triệu, dịch vụ bạn cần thanh toán trả 3 triệu đồng giao dịch vẫn thành công. Lúc này bạn đang vay tạm của ngân hàng 1 triệu đồng, trong khoản thời gian 45 ngày. Anh chị phải thanh toán lại khoản tiền đó cho ngân hàng, đây gọi là tiêu trước – trả sau. Nếu sau thời gian quy định bạn không trả đúng và đủ số tiền tạm vay đó ngân hàng sẽ tính lãi theo quy định lãi suất hiện hành. Để làm thẻ bạn phải chứng minh khả năng tài chính, thu nhập của bản thân. Từ đó ngân hàng mới phát hành, mở thẻ cho người dùng.
Thẻ Visa trả trước (tên tiếng anh của nó là Visa Prepaid)
Thẻ Visa Prepaid là gì? cách thức sử dụng cũng giống như Visa debit chỉ chi tiêu trong khoản tiền có trong thẻ. Một điểm khác biệt là Visa Prepaid không liên kết với bất cứ tài khoản ngân hàng nào. Điều này đồng nghĩa người dùng mất thẻ thì không thể tạo lại thẻ và không lấy lại được số tiền đã mất. Visa Prepaid trả trước có 2 loại đó là thẻ định danh (xác định được danh tính, thông tin của chủ thẻ). Thẻ vô danh hay còn gọi là thẻ visa ảo. Thẻ visa ảo là gì? là nó không xác định được người sử dụng thẻ. Cho nên không thể rút tiền, không thể chuyển tiền.
Cách làm thẻ Visa
Làm thẻ rất đơn giản và dễ dàng, nếu có nhu cầu anh chị có thể đến một ngân hàng nảo đó bất kỳ. Nhờ sự giúp đỡ tư vấn của chuyên viên ngân hàng, ở đây bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình thẻ visa là gì, chọn loại thẻ nào tốt nhất. Kê khai thông tin cá nhân, thanh toán phí làm thẻ và chờ ngày nhận thẻ.
Ngân hàng Agribank
Visa Debit (Phí phát hành 50.000 đồng, phí thường niên 100.000 đồng). Visa Debit (Phí phát hành và phí thường niên bằng nhau mỗi thẻ 100.000 đồng). Phí rút tiền 02 thẻ bằng nhau là 60.000 đồng tiền VNĐ.
Làm thẻ ngân hàng ACB
Phí phát hành là miễn phí; Visa Debit (phí thường niên 100.000 đồng, phí rút tiền mặt 60.000 đồng), Visa Credit (phí thường niên 300.000 đồng, phí rút tiền mặt 100.000 đồng).
Ngân hàng Exim Bank
Phí phát hành là miễn phí; Visa Debit (phí thường niên 150.000 đồng, phí rút tiền mặt 60.000 đồng). Visa Credit (phí thường niên 300.000 đồng, phí rút tiền mặt 60.000 đồng).
Ngân hàng Vietcombank
Phí phát hành 50.000 đồng; Visa Debit (phí thường niên 60.000 đồng, phí rút tiền mặt 10.000 đồng). Làm Visa Credit (phí thường niên 100.000 đồng, phí rút tiền mặt 50.000 đồng). DongA Bank: làm Visa Debit miễn phí, Visa Credit (phí thường niên 200.000 đồng, phí rút tiền mặt 50.000 đồng).
Ngân hàng BIDV
Phí phát hành là miễn phí; Visa Debit (phí thường niên 80.000 đồng, phí rút tiền mặt 50.000 đồng). Làm Visa Credit (phí thường niên 200.000 – 400.000 đồng, phí rút tiền mặt 50.000 đồng).
Làm thẻ tại ngân hàng Techcombank
Phí phát hành là miễn phí; Visa Debit (phí thường niên 150.000 đồng, phí rút tiền mặt 50.000 đồng). Visa Credit (phí thường niên 300.000 đồng, phí rút tiền mặt 100.000 đồng).
Ngân hàng Vietinbank
Visa Debit (Phí phát hành 50.000 đồng, phí thường niên 66.000 đồng, phí rút tiền mặt 55.000 đồng). Visa Debit (Phí phát hành 50.000 đồng, phí thường niên 120.000 đồng, phí rút tiền 50.000 đồng).
Thẻ Visa là gì?
Tham khảo tin nhanh tại chính:
Ngọc Ruby
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Về Thẻ Ngân Hàng trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!