Xu Hướng 3/2023 # Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính # Top 8 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TS. VŨ THỊ MINH HẰNG

1. Khái niệm học thuật về thị trường dịch vụ tài chính?

b – Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể dịch vụ bảo hiểm).

c – Các dịch vụ tài chính khác.

Ở VN, thuật ngữ DVTC đã xuất hiện khá thường xuyên trên các diễn đàn kinh tế và trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ 2001-2010 của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ:

– Mở rộng các dịch vụ tài chính- tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán…

– Từng bước hình thành các trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.

Về phương diện nghiên cứu hiện nay có quan điểm cho rằng : “ Thị trường dịch vụ tài chính là một bộ phận của thị trường tài chính nơi diễn ra các hoạt động giao dịch tạo ra sự luân chuyển các dòng tài chính trong nền kinh tế ’’. ( “Phát triển thị trường dịch vụ tài chính VN trong tiến trình hội nhập” – PGS. TS. Thái Bá Cẩn tr 13).

Theo chúng tôi quan điểm trên chỉ xem xét hoạt động DVTC trên góc độ gắn kết với hoạt động của thị trường tài chính là chưa đủ thuyết phục, cụ thể :

Về mặt lý luận thị trường tài chính chỉ là một bộ phận của hệ thống tài chính, đây là thị trường các công cụ tài chính ngắn hạn như thương phiếu, tín phiếu… trung, dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu… ngoài ra, còn là các sản phẩm phái sinh. Như vậy, nếu chiếu theo các loại dịch vụ tài chính phân nhóm theo WTO thì thị trường dịch vụ tài chính theo quan điểm trên là quá hẹp khi các ngân hàng chỉ huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá hay các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tham gia trên thị trường này như một chủ thể đầu tư?

Theo chúng tôi cần xem xét khái niệm thị trường dịch vụ tài chính với góc nhìn đầy đủ hơn, đó là một bộ phận của thị trường dịch vụ của nền kinh tế. Song hoạt động tài chính mang nét đặc trưng vốn có là tạo nên các dòng lưu chuyển tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu xác lập sự kết nối cung – cầu các dòng vốn trên thị trường. Sự kết nối này được thực hiện rất linh hoạt thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, bảo hiểm thương mại và các doanh nghiệp tài chính khác như công ty chứng khoán. Chính trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng hàng loạt các sản phẩm dịch vụ vừa mang nét đặc trưng của loại hình doanh nghiệp (như dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán… của các ngân hàng, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm, dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, phát hành hộ chứng khoán… của các công ty chứng khoán…) vừa mang tính liên kết, hợp tác như dịch vụ bancassurance. Ngoài ra, để góp phần giúp cho việc đánh giá hiệu quả các hoạt động tài chính trên thị trường đồng thời góp phần giảm những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư tài chính thì các dịch vụ kế toán – kiểm toán và tư vấn tài chính cũng có thể xem là một bộ phận phụ trợ quan trọng của thị trường dịch vụ tài chính.

Mặt khác, để đưa ra một khái niệm đầy đủ về thị trường DVTC, phải nhận diện các đặc tính của DVTC đó là:

+ Tính vô hình: Đây là điểm phân biệt cơ bản với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất.

+ Tính không thể tách biệt hay không chia cắt: phát sinh do quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và không có sản phẩm dỡ dang, dự trữ lưu kho. Sản phẩm tài chính được cung cấp trực tiếp cho khách hàng khi có nhu cầu và đáp ứng được những điều kiện quy định của doanh nghiệp tài chính.

+ Tính không ổn định và khó xác định vì một sản phẩm dịch vụ tài chính dù lớn hay nhỏ về quy mô đều đồng nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện vì vậy rất khó xác định. Mặt khác chất lượng của sản phẩm DVTC được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín của doanh nghiệp cung cấp, công nghệ, trình độ,… mà các yếu tố này lại thường xuyên biến động nên rất khó luợng hoá.

Vấn đề tiếp theo cần lưu ý là các sản phẩm DVTC lại mang nét đặc thù riêng không giống như những hoạt động dịch vụ khác vì bản chất của dịch vụ tài chính là hỗ trợ sự lưu chuyển nhanh mà hiệu quả các nguồn tài chính. Ở đâu tập trung nhiều nguồn lực tài chính ở đó có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ tài chính.

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi: thị trường DVTC là một bộ phận của thị trường dịch vụ trong nền kinh tế nơi cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng những lợi ích tài chính cho khách hàng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

2.  Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ tài chính.

2.1. Các chủ thể tham gia trên thị trường DVTC.

Đứng trên góc độ thị trường chúng tôi đề cập đến hai nhóm chủ thể cơ bản tạo nên cung – cầu trên thị trường DVTC đó là: Các chủ thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính và các chủ thể có nhu cầu tiếp cận với các sản phẩm DVTC hay đơn giản là khách hàng – những chủ thể hưởng thụ các sản phẩm DVTC.

a. Đối với chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính.

Cung cấp các loại dịch vụ tài chính trên thị trường là các doanh nghiệp tài chính hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tư vấn đầu tư… cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế các chủ thể này hoạt động với nhiều hình thức sở hữu, cơ chế tạo vốn linh hoạt. Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này luôn bị áp lực bởi yếu tố tài chính cụ thể như: vốn điều lệ phải đạt tối thiểu so với vốn pháp định mà luật pháp quy định. Điều này, do thấy tính chất nhạy cảm của loại hình kinh doanh dịch vụ tài chính so với các doanh nghiệp khác, bắt nguồn từ đặc trưng cuả những sản phẩm dịch vụ tài chính là vô hình nhưng lại tạo nên những quan hệ tài chính phụ thuộc dây chuyền với nhiều chủ thể. Từ đó, luật pháp kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định về điều kiện kinh doanh và các chỉ số an toàn tài chính khác trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, sức mạnh về tài chính còn mang yếu tố quyết định đến quá trình đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho các sản phẩm tài chính, đầu tư mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm gia tăng sự tiện ích cho khách hàng, đầu tư phát triển nguồn lực của doanh nghiệp…

Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp tài chính cũng phải cạnh tranh với nhau qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp với các yếu tố như chất lượng sản phẩm, chủng loại, chất lượng phục vụ biểu hiện qua sự hài lòng của khách hàng được đo lường qua mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng nhằm tăng cường sự tin cậy của khách hàng. Trong đó, vấn đề chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng. Chất lượng của một sản phẩm dịch vụ tài chính thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ đó. Chất lượng của dịch vụ tài chính phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của chủ thể cung cấp thông qua việc đầu tư phát triển, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo sự tiện ích cho khách hàng, khả năng tiếp thị marketing về sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường…

Mặt khác, trong xu thế tự do hoá tài chính, trong những thập niên gần đây các doanh nghiệp tài chính không giới hạn trong lónh vöïc cung cấp dịch vụ truyền thống của mình mà còn được mở rộng trên cơ sở liên kết, hợp tác với các đối thủ cạnh tranh tạo nên các dòng sản phẩm dịch vụ tài chính mới đưa đến sự hình thành các tập đoàn tài chính đa năng.

b. Đối với các khách hàng là các chủ thể thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ tài chính.

Trên thị trường DVTC các đối tượng khách hàng tạo ra nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính bao gồm công chúng, doanh nghiệp và cả nhà nước. Không có nhu cầu khách hàng thì sẽ không có dịch vụ phát sinh, mặt khác, chất lượng dịch vụ tài chính cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào bản thân dịch vụ mà còn do kỹ năng của người cung cấp dịch vụ và khả năng cảm thụ dịch vụ khách hàng. Do vậy, để phát triển thị phẩn dịch vụ cung cấp của mình các doanh nghiệp không chỉ nâng cao uy tín, độ tin cậy, khả năng tài chính mà còn phải nắm bắt nhu cầu khách hàng thông qua việc thường xuyên khảo sát thị trường. Nói cách khác, xây dựng chính sách marketing để hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sẵn có đồng thời dự định cho ra đời những sản phẩm dịch vụ mới luôn là nhu cầu cần thiết khách quan đăc biệt trong lĩnh vực cung cấp DVTC.

Như vậy, khả năng tiếp cận các DVTC của các chủ thể trong nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả từ phía người cung cấp, người sử dụng dịch vụ và môi trường vĩ mô (như luật pháp, cơ chế, chính sách…). Thị trường DVTC càng phát triển thì việc tiếp cận các DVTC của các chủ thể trong nền kinh tế càng thuận lợi và bình đẳng hơn.

2.2 Giá cả DVTC

Giá cả là một trong những nội dung cơ bản của thị trường DVTC. Giá cả đối với các DVTC có thể mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo loại dịch vụ cung cấp như: Lãi suất, phí bảo hiểm, phí chuyển tiền, hoa hồng môi giới, phí tư vấn…

Giá cả DVTC là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp tài chính. Đặc biệt, giá cả còn là một trong những vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh thị trường cũng như biểu hiện chất lượng cao của dịch vụ.

Căn cứ quan trọng để xác định giá dịch vụ của các doanh nghiệp tài chính là vấn đề chi phí. Chi phí để cung cấp một đơn vị dịch vụ là mức giá thấp nhất có thể chấp nhận đối với nhà cung cấp trong dài hạn. Điều này tuỳ thụôc vào tình hình cạnh tranh trên thị trường và cơ chế quản lý giá DVTC của Nhà nước. Biên độ dao động giữa mức giá cao nhất và thấp nhất sẽ là vùng lựa chọn giá của doanh nghiệp.

Đối với các loại DVTC mới khi xây dựng chiến lược giá các doanh nghiệp thường phải giải quyết vấn đề: dịch vụ cung cấp có ưu điểm gì ? Là loại DV hoàn toàn mới trên thị trường? Khi đó, nhà cung cấp sẽ đứng ở vị trí thế độc quyền. Hay chỉ là sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp nhưng đã có mặt trên thị trường? đây là cơ sở để hình thành hai chiến lược định giá khác nhau.

* Chiến lược giá hớt phần ngọn (Skimming Pricing)

Áp dụng đối với DV hoàn toàn mới chưa xuất hiện trên thị trường

– Đối tượng cần tập trung khai thác, doanh nghiệp sẽ phân loại các nhóm khách hàng cho chiến lược này. Đầu tiên sẽ là những khách hàng ưa đổi mới thích thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm và sẽ giảm dần khả năng tiêu dùng sản phẩm cho đến nhóm cuối cùng cần tác động là những khách hàng bảo thủ chỉ chấp nhận dịch vụ mới khi nó đã trở nên phổ biến hay giá cả đã giảm.

Xu hướng của chiến lược này sẽ có mục tiêu đạt mức giá cao nhất từ nhóm khách hàng ưa đổi mới và giá sẽ giảm dần cho các nhóm khách hàng sau:

* Chiến lược định giá bão hòa (Saturation pricing)

Nếu DVTC mới không có nét đặc thù nào so với các DV đang có trên thị trường thì chiến lược giá thấp ban đầu sẽ được áp dụng để thu hút khách hàng (mặc dù có thể họ đang sử dụng DV của các đối thủ cạnh tranh) sau đó có thể tăng giá để giảm bớt phần lỗ và thu được lợi nhuận.

Tóm lại: giá cả DVTC cần linh hoạt, phù hợp với cung cầu về DVTC trên thị trường. Giá cả có sức cạnh tranh cao trên cơ sở chi phí để sản xuất và quản lý dịch vụ thấp là điều kiện để sản phẩm DVTC phát triển và có sức cạnh tranh.

2.3. Sự can thiệp của nhà nước đối với sự ổn định và phát triển của thị trường dịch vụ tài chính..

Thị trường DVTC phát triển chính phủ các nước còn xúc tiến các dự án nhằm kiến tạo cơ sở hạ tầng tài chính như nâng cấp mạng thông tin, viễn thông, hệ thống thanh toán, đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ cho lĩnh vực này..

Trong những thập niên gần đây chính phủ các nước còn chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa dịch vụ tài chính – một lĩnh vực nhạy cảm và trọng yếu của nền kinh tế, từ đó cùng với chính sách mở cửa tạo điều kiện loại bỏ dần những rào cản về dịch vụ tài chính nhà nước cũng tăng cường cơ chế giám sát các dòng vốn một cách hiệu quả hơn nhằm hạn chế thấp nhất những nguy cơ khủng hoảng tài chính dây chuyển.

2.4. Xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC

DVTC tạo nên những dòng lưu chuyển tiền tệ nên xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC được xem là một trong những yếu tố chiến lược nhằm phát triển thị trường này.

Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia cần phải có sự chủ động, có kế hoạch và lộ trình để hợp nhập hiệu quả trong lĩnh vực tài chính. Hội nhập quốc tế không chỉ thể hiện ở việc cho phép các nhà cung cấp DVTC nước ngoài cạnh tranh bình đẳng hoặc được phép cung cấp DV ở thị trường trong nước mà còn thể hiện qua việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực này. Khi một quốc gia ngày càng hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế, cơ cấu hệ thống tài chính có những thay đổi rõ rệt biểu hiện qua một số thước đo cụ thể như:

– Mức độ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp tài chính trong nước.

– Thị phần của các doanh nghiệp tài chính nước ngoài.

– Thị phần của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lĩnh vực này có mặt trên thị trường trong nước.

– Mức độ áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

– Các loại DVTC được cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.

Từ đó, cho thấy quá trình quốc tế hóa thị trừơng DVTC vừa thúc đẩy các chính sách vĩ mô nâng cao hiệu quả vừa tạo cơ hội để các doanh nghiệp tài chính vươn ra thế giới. Ngoài ra, xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC còn được xem là một tín hiệu tốt nhất gởi đến các nhà đầu tư quốc tế cho thấy quốc gia đó đang hướng đến việc dỡ bở những rào cản trong quá trình cung cấp DVTC, qua đó, góp phần thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường này dễ dẫn đến một số bất lợi nếu doanh nghiệp tài chính trong nước chưa đủ lực, bối cảnh cạnh tranh làm cho những phân khúc thị trường sẽ gay gắt và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn…

Vì vậy, sẽ là cần thiết nếu quá trình quốc tế hóa DVTC được thực hiện thận trọng, về trình tự cải cách và lộ trình mở cửa, phù hợp với tình hình ở mỗi quốc gia.

   3. Vai trò của thị trường DVTC

Thứ nhất, thị trường DVTC góp phần tăng trưởng kinh tế .

Bảng : Dự báo tăng trưởng dịch vụ %/ GDP

Quốc gia phân theo trình độ phát triển

% DV /GDP thực tế

% DV/ GDP dự báo

1998

2003

2010

2020

-Thu thập thấp

-Thu thập trung bình thấp

-Thu nhập trung bình cao

-Thu nhập cao

-Thế giới

38

52

57

65

61

50

48

61

71

68

52

53

63

75

71

56

60

65

80

75

Nguồn: Viện kinh tế chính trị thế giới (2005)

Lịch sử thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của thời kỳ phát triển DVTC tại các nước phát triển vào cuối thế kỷ XIX đến nay. Với sự đa dạng của các sản phẩm DVTC đã thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn từ đó, không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp với các loại dịch vụ như DV ngân hàng, DV chứng khoán, tham gia bảo toàn vốn với các dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán như các DV thanh toán qua ngân hàng … mà còn giải quyết nhu cầu đầu tư cho ngân sách quốc gia khi các doanh nghiệp tài chính luôn là các khác hàng lớn với nhiều tiềm năng tham gia trên thị trường trái phiếu chính phủ. Mặt khác, các thị trường DVTC còn là nơi mang lại ngùôn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia, tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như: Hồng Kông, New York hàng năm đóng góp 1/3 nguồn thu thuế cho ngân sách thành phố. Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , nhiều nước đặt khu vực dịch vụ vào vị trí mũi nhọn trong chiến lược phát triển từ đó, sự phát triển của thị trường DVTC sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp tương thích cho nền kinh tế hiện đại và phát triển ngày nay.

Thứ hai, thị trường DVTC góp phần gia tăng tiện ích trong đời sống xã hội.

Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao nhu cầu về quản lý tài sản cá nhân, bảo hiểm rủi ro cho sinh mạng và tài sản đã trở thành một nhu cầu khách quan trong đời sống của công chúng. Từ đó, những dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý tài sản, các dòng sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ… ngày càng được đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu của người dân.

Để nâng cao tiện ích của các DVTC phục vụ cho nhu cầu xã hội trong những thập niên vừa qua những thành tựu khoa học công nghệ đã được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực DVTC từ quản lý rủi ro, quản trị điều hành, thanh toán điện tử, công nghệ thẻ đến các giao dịch ngân hàng online, Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking… góp phần nâng cao chất lượng các DVTC ngày càng hoàn hảo theo nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Mặt khác, các loại DVTC còn giúp cho công chúng cải thiện đời sống vật chất cũng như giải quyết những khó khăn tạm thời về tài chính.

Thông qua thị trường DVTC năng động còn góp phần kích thích ý thức tiết kiệm hình thành tập quán đầu tư sinh lợi từ những đồng vốn nhàn rỗi trong dân.

Thứ ba, thị trường DVTC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Chính sự phong phú của các loại DVTC đã giúp cho nhà đầu tư trên thị trường có nhiều cơ hội lựa chọn nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, thông qua những dịch vụ tư vấn tài chính của các doanh nghiệp TC giúp cho người đầu tư có thêm nguồn thông tin nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, với dịch vụ tư vấn kế toán – kiểm toán không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho các doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính được minh bạch trước thị trường hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư TC.

Nhìn lại những đổi mới có tính cách mạng trong hệ thống DVTC của các nước phát triển trong vòng 3 thập kỷ qua có thể thấy rằng, với tốc độ tiến triển của lĩnh vực DVTC trong tương lai, thị trường này còn có nhiều thay đổi mạnh mẽ đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa hoạt động tài chính của thế giới.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu hội thào ‘Tập huấn về đàm phán dịch vụ tài chính trong GATS ” do Đại sứ quán Canada và Bộ Thương mại phối hợp tổ chức 2/2003.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư –UNDP (2006), Khuôn khổ chung cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở VN đến năm 2020, Báo cáo tháng 6.

3. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2005), Một số lựa chọn và kiến nghị cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở VN trong bối cảnh hội nhập, Báo cáo sơ bộ.

4. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2006) , Các văn kiện gia nhập WTO của VN, NXB Chính trị quốc gia –Hà Nội.

5. chúng tôi Thái Bá Cẩn- ThS. Trần Nguyên Nam, Phát triển thị trường dịch vụ tài chính VN trong tiến trình hội nhập, NXB Tài Chính -2004.

6. TS.Đinh văn Ân- Hoàng Thu Hòa , Phát triển khu vực dịch vụ, NXB Thống kê- 2007

7. WTO, Special Studies, 22/12/1997, Opening Markets in Financial Services and the Role of the GATS.

8. Mark Jscher, Postol savings and the provision of financial services: Policy issues and Asian experiences in the use of the postol infrastructure for savings mobilization, 12/2001

9. ING, Worldwide landscape of postol Financial services- Country case Vietnam, 10/2004.

NGUỒN: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 11/2008

Bình chọn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Một Số Thuật Ngữ Tiếng Anh Trong Tài Chính Cho Nhà Đầu Tư

Nếu bạn đang có ý định đầu tư kinh doanh thì chắc hẳn phải bổ sung rất nhiều kiến thức chuyên môn và một list từ vựng, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành tài chính. Đó cũng chính là lý do để Aroma chia sẻ các thuật ngữ tiếng Anh trong tài chính dành cho nhà đầu tư và những ai đang quan tâm đến lĩnh vực này.

Nhà phân tích: Chuyên gia nghiên cứu các dữ liệu tài chính (về tín dụng, chứng khoán, kinh doanh hoặc mô hình tài chính…) và đề xuất phương hướng kinh doanh phù hợp.

Thị trường theo chiều giá xuống: Một điều kienj của thị trường trong đó giá các chứng khoán đang giảm hoặc dự kiến sẽ giảm.

Công ty nổi tiếng: Công ty hoạt động tốt với thu nhập tốt và chia cổ tức thường xuyên.

Trái phiếu (hình thức cho vay nợ): Một khoản nợ mà một nhà đầu tư cho vay tiền một thực thể (công ty hoặc chính phủ) trong một khoảng thời gian nhất định với lãi suất cố định.

Thị trường theo chiều giá lên: Một nhóm cổ phiếu trong thị trường chứng khoán có giá đang tăng hoặc được kỳ vọng sẽ tăng.

Vốn: Tài sản tài chính hoặc giá trị tài sản tài chính như tiền.

Tính lãi kép: Là quá trình mà lãi suất nhận được từ cả tiền gốc – số tiền bạn gửi và bất kỳ khoản lãi nào đã có trước đó.

Đa dạng hóa đầu tư: là hành vi đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau chứ không chỉ là một số ít nhằm giảm thiểu rủi ro.

Chia cổ tức: Việc trả cho các cổ đông dựa trên dựa trên cơ sở mỗi cổ phần trong tổng thu nhập của công ty.

Hoạt động kinh doanh: Sản cuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.

Chứng khoán cho thu nhập cố định: Một khoản đầu tư mang lại một khoản hoàn trả dưới hình thức thanh toán định kỳ và hoàn trả gốc khi đáo hạn.

Đầu tư tăng trưởng: Loại hình đầu tư mà bạn mua và nắm giữ, nắm giữ nó sẽ tăng giá trị theo thời gian.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Tóm tắt về thu nhập và chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể, còn được biết đến như báo cáo lãi lỗ.

Lãi suất: Một khoản phí cố định để vay tiền

NASDAQ: Sàn giao dịch chứng khoán Quốc gia lớn nhất nước Mỹ

Rủi ro: Một thay đổi mang lại kết quả chưa xác định.

Quỹ tiết kiệm: Đưa tiền vào một cách có hệ thống giúp đạt được mục tiêu tài chính.

Cổ phần: một giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần trong công ty.

Biến động: Dễ dàng thay đổi

Một Vài Suy Nghĩ Về Hán Tự Văn T

Một Vài Suy Nghĩ Về Hán Tự Văn Tấn Trường 12 tháng 11 năm 2004

Kể từ năm 1998 đến nay, tôi đã về Việt Nam vài lần. Tại Úc, tôi cũng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên Việt Nam du học. Trong những dịp về nước và giao lưu nầy tôi tiếp thu được nhiều tiếng Việt “mới” bao gồm cả tiếng Nôm và tiếng Hán Việt. Những tiếng “mới” mà tôi được biết có nhiều từ rất hay, xúc tích và chính xác nhất là những thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, cũng có những từ nghe không thuận tai và ngượng ngịu làm sao. Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt. Tất cả đều phải được chuyển hoán ra tiếng Nôm. Thật ra, tiếng Hán Việt chiếm 60 – 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một “mission impossible”. Thay vì nói “Đại Hội Phụ Nữ Toàn Quốc” thì được sửa lại là “Cuộc sum họp lớn cuả đàn bà cả nước” [1], đại loại như vậy. Nếu theo chủ trương chuyển hoán ra tiếng Nôm thì câu tán tụng “Anh là người nhiệt huyết” có thể trở thành một câu nói xỏ “Anh là người máu nóng”! Cho đến bây giờ tôi vẫn thích dùng từ “phi cơ trực thăng” hơn là “máy bay lên thẳng”, “hàng không mẫu hạm” hơn là “tàu sân bay”. Không phải vì thói quen nhưng vì từ Hán Việt vẫn hay hơn. Nó cho người nói và người nghe tưởng tượng được cái tiếng động cơ khí cuả tác động “trực thăng” hay là cái hoành tráng uy nghi cuả chiếc “mẫu hạm”. Mấy năm trước có dịp về Sài Gòn, tôi thấy phi trường Tân Sơn Nhất có cái tên “hỗ lốn” là “Ga Đi Quốc Tế Tân Sơn Nhất”. Cái sân bay đẹp đẽ bị “xuống cấp tên tuổi” biến thành nhà ga như ga xe lửa. Năm sau tôi trở lại Sài Gòn, dường như cảm thấy không ổn với cái tên vừa sai văn phạm vừa cục mịch quê mùa “Ga Đi Quốc Tế”, các quan chức hữu trách sửa lại là “Cảng Hàng Không Quốc Tế TSN”. Tại sao các quan chức nầy lại “kiêng” cái chữ “phi trường”, “phi cảng”, “không cảng” quá như vậy? Nếu không thích Hán Việt thì ta có “sân bay”, vừa gọn gàng, vừa thanh tao và lịch sự… Mặt khác, sau 1975 người Bắc đem vào Nam những từ Hán Việt mới, chẳng hạn như: học kỳ (semester), học vị (bằng cấp), thể lực, hưng phấn, nghiệp dư (amateur), khuyến mãi (promotion sale), đại tu (overhaul), thời thượng (fashionable), sự cố (= bất trắc + accident), học hàm, quân hàm v.v… Thật là mâu thuẫn.

Việc “thoát ly Hán tự” cũng đã xảy ra tại Hàn Quốc, một nước chịu ảnh hưởng tiếng Hán. Chính phủ Hàn Quốc hô hào dân chúng dùng hangul (như hiragana, katagana cuả tiếng Nhật) thay cho Hán tự. Việc nầy đưa đến một thế hệ mù Hán tự, lẫn lộn những chữ đồng âm dị nghĩa. Trước nguy cơ nầy, chính phủ lại khuyến khích dùng Hán tự trở lại bằng cách chua tiếng Hán bên cạnh hangul cho những từ chính trị, triết học, khoa học v.v…Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc/Triều Tiên nằm trong hệ văn hoá Hán tự, nhưng điều nầy không có nghĩa những nước “ngoại vi” phải rập khuôn Hán tự Trung Hoa. Người Nhật đã “phát minh” một số chữ Hán riêng cho họ gọi là “kokuji” (quốc tự). Nhiều từ ngữ đã được địa phương hóa, chẳng hạn như tiếng Hán Nhật “benkyo” (học hành, study) dịch ra âm Hán là “miễn cưỡng” (có lẽ việc học hành là một việc miễn cưỡng hay chăng?!) hay là “hiniku” (mỉa mai, sarcastic) có âm Hán là “bì nhục” (bì = da, nhục = thịt), hoàn toàn không có ý nghĩa nguyên thủy của tiếng Hán. Trong tiếng Trung Quốc “hoan lạc, khoái lạc” nói đến sự vui vẻ về mặt tinh thần nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì trở thành một chuyện “vui vẻ” về mặt …. nhục thể.

Khu Footscray cuả thành phố Melbourne là nơi có nhiều cư dân Việt Nam . Ở đây có một tiệm bán bàn ghế giường chiếu. Ông chủ tiệm có lẽ là người Hoa. Bảng hiệu cửa tiệm có đề một dòng chữ Hán “Hoan Lạc Gia Cụ Điếm” đọc theo tiếng Trung Quốc thì không có gì phải thảng thốt cả. Ông chủ lại viết thêm một dòng tiếng Việt “Tiệm giường Hoan Lạc” mà mỗi lần tôi lái xe đi ngang cũng phải vừa gật gù vừa buộc miệng phì cười…… Câu “Kim ngọc mãn đường” (vàng ngọc đầy nhà) là một câu chúc tụng cực kỳ phong nhã nhưng mà đem tặng cho người Nhật Bản thì quả là không nên! Ai học tiếng Nhật cũng biết rằng phát âm cuả chữ “kim ngọc” là “kintama” (tinh hoàn, testicle)!

Mặc dù có vài phân biệt trong ý nghĩa Hán tự ở mỗi nước, nhưng sự giao lưu văn hóa cuả các nước “đồng văn” cũng đưa đến nhiều mặt tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ. Trong hệ văn hoá Hán tự, Nhật Bản là nước đầu tiên canh tân theo Âu Tây. Họ đã dịch những từ khoa học sang Hán tự như: vật lý, hóa học, lượng tử, qủi đạo, cố thể, lưu thể, nguyên tử, phân tử, vi tích phân v.v… hoặc những từ chính trị như: diễn thuyết, kinh tế, dân chủ chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa…. [2]. Những từ nầy được người Trung Quốc “mượn” trở lại dùng thoải mái và lưu truyền đến Việt Nam.

Gần đây, tôi học lại Hán tự qua những bài Đường Thi. Tôi bỗng “khám phá” rất nhiều từ mà từ xưa tôi vẫn nghĩ là tiếng Nôm mà thật ra là Hán Việt. Chẳng hạn như: triền miên, yểu điệu, đảm đang, xán lạn, bàng hoàng, quần áo, hiểu (understand), lan can (ex: cái lan can cầu thang)…. “La tinh” hoá tiếng Việt thành chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm rườm rà là một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ Việt Nam. Nhưng chữ Quốc ngữ càng ngày càng làm người Việt Nam xa rời cái ý nghĩa cuả tiếng Hán Việt cũng như người Hàn Quốc đã hấp tấp chủ trương chỉ dùng hangul vài năm trước đây. Nhiều người không phân biệt được “mãi” (= mua) và “mại” (= bán) nên cứ lẫn lộn “khuyến mãi” và “khuyến mại”. Cũng có người đặt tên cho con cháu hoặc tự đặt bút hiệu bằng những từ Hán Việt đọc rất “kêu” nhưng ý nghĩa thì rỗng tuếch buồn cười, đôi lúc vô tình lại có nghĩa xấu mà không hay biết! Trong một bài viết năm 1975 [3], ông Nghiêm Toản phân tích sự lầm lẫn và hiểu sai trầm trọng ý nghĩa một số chữ Hán Việt, thí dụ như có nên dùng chữ “tân giai nhân” để chỉ cô dâu trong tiệc cưới hay không, “tỵ hiềm” và “hiềm khích” khác nhau như thế nào. Các ông Cao Xuân Hạo và Lê Anh Minh đã viết nhiều bài biên khảo có giá trị về Hán tự và ảnh hưởng của nó đến ngôn ngữ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam [1,4].

Ba mươi năm trước đây ông Nghiêm Toản đã nhiều lần hô hào học tiếng Hán để làm giàu tiếng Việt vì ông biết “người học chữ Việt mà không biết gì về chữ Hán thì sẽ đưa đến một kết quả tai hại vô cùng” [3]. Cái sai cứ dùng mãi sẽ trở thành cái “đúng”, vì vậy cần phải có những tiêu chuẩn đặt ra để làm dồi dào và trong sáng tiếng Việt. Một trong những tiêu chuẩn đó là Hán tự. Tôi nghe Bộ Giáo Dục Việt Nam cho phép dạy tiếng Nhật như là một sinh ngữ trong các giáo trình cấp hai cấp ba. Đọc và viết tiếng Nhật đòi hỏi sự hiểu biết trên dưới 2000 chữ Hán. Như vậy, nếu có chương trình Hán tự được thực hiện chung cho môn tiếng Việt lẫn tiếng Nhật thì thật là “nhất cử tam tứ tiện” và đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để tránh những dòng chữ khập khễnh đọc chướng tai ở những nơi công cộng: “Ga đi quốc tế” “Cảng Hàng Không” hay là “Phi Trường” “Không Cảng”?! April 2004

Chú Thích Cao Xuân Hạo, “Chữ Tây và chữ Hán thứ chữ nào hơn” và “Hán Việt và Thuần Việt”, www.hanosoft.com Vĩnh Sính, “Việt Nam và Nhật Bản Giao Lưu Văn Hóa”, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2001 Nghiêm Toản, “Lì xì”, www.hanosoft.com Lê Anh Minh, “Chữ Hán và sự du nhập chữ Hán vào Nhật, Hàn, Việt Nam”, www.hanosoft.com

Tìm Hiểu Một Số Thuật Ngữ Về Lgbt

LGBT: Viết tắt tiếng Anh của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender)

Xu hướng tính dục: Một yếu tố trong tính dục, thể hiện bằng sự hấp dẫn có tính bền vững về cảm xúc, tình dục hoặc tình cảm hướng tới người cùng giới, khác giới hay cả hai. Từ đó có các xu hướng như đồng tính, dị tính hoặc song tính.

Đồng tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới.

Dịtính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới.

Song tính: Người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với cả hai giới.

Tính dục: Một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ), bản dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu người cùng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện là nam tính hay nữ tính). Tính dục khác với tình dục.

Công khai: Quá trình nhận diện và thừa nhận xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của chính mình và thể hiện, chia sẻ cho người khác biết. Trong tiếng Anh từ tương đương là come out (động từ) hoặc coming out (danh từ), là từ được dùng khá phổ biến ngay cả ở các quốc gia và cộng đồng không nói tiếng Anh.Trong tiếng Việt có những cách dịch khác của từ “come out/coming out” như lộ diện, bộc lộ.

PFLAG: Viết tắt tiếng Anh của Hội Phụ huynh, Gia đình và Bạn bè của Người đồng tính (Parents, Families and Friends of Lesbians and Gays)

Trong tủkín: Việc che giấu người khác về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình. Từ tiếng Anh tương đương là closet, theo nghĩa đen là “tủ kín”, ám chỉ việc sống che giấu bản thân.

Sựtựkỳthị:Tình trạng khi một người LGBT thuận theo những định kiến xã hội và tự ghét sợ chính xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình. Từ tiếng Anh tương đương là internalized homophobia.

Phân vân: Việc thấy không chắc chắn mình có xu hướng tính dục hay bản dạng giới nào. Phân vân là một giai đoạn bình thường trong quá trình một người tìm hiểu về tính dục của mình. Từ tiếng Anh tương đương là questioning.

Tiết lộ: Việc cho người khác biết một người là LGBT mà không có sự cho phép của người LGBT đó. Từ tiếng Anh tương đương là outing.

Nguồn: ICS

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!