Bạn đang xem bài viết Mẩn Ngứa, Mụn Nhọt Do Gan Suy Giảm Chức Năng: Bệnh Dễ Tác Quái Vào Mùa Nắng Nóng được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mụn nhọt mẩn ngứa do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Gan làm nhiệm vụ thanh lọc tất cả các loại đồ ăn, thức uống đưa vào. Nó đủ thông minh để nhận biết đâu là chất độc để thải ra, đâu là dinh dưỡng để giữ lại. Tuy nhiên, khi các loại độc tố đưa vào cơ thể quá nhiều, dồn dập thì gan sẽ hoạt động quá công suất và lâu dần sẽ bị tổn thương. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa… và đặc biệt là mụn nhọt. Bệnh hay gặp vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, khói bụi ô nhiễm, cơ thể người tiết ra nhiều mồ hôi là điều kiện rất dễ phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa… nhiều người thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
Khi gan bị suy giảm chức năng, thường sẽ gặp phải những dấu hiệu sau: Sau khi nghỉ ngơi vẫn cảm thấy mệt mỏi. Dễ dàng bị kích động hơn trước đây. Cảm thấy đau tức hạ sườn phải. Thường bị khó tiêu, chán ăn, bụng căng cứng. Hơi thở có mùi hôi. Da khô nhám, nổi mụn. Cảm giác khó chịu phần vai phải và phải ngủ nghiêng về bên trái. Dễ bị cảm lạnh và đau bụng thường xuyên. Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm. Răng lợi thường bị chảy máu, dễ dàng bị thâm tím.
Có thể các biểu hiện nóng gan chỉ thỉnh thoảng diễn ra và không kéo dài, nhưng nếu thường xuyên, lặp đi lặp lại và ngày càng kéo dài thì dễ bị nguy cơ cao về suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Bệnh da do nóng gan dễ trở nặng vào mùa nóng.
Nguyên nhân gây ngứa khi nóng gan
Do chế độ ăn uống chưa đảm bảo, ít chất xơ và không cung cấp đủ nhóm vitamin và khoáng chất. Thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: thức khuya, làm việc quá sức… Thường sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc… khiến gan không có đủ khả năng loại thải độc tố. Đặc biệt với những người mắc bệnh lý về gan vì bất cứ lý do gì có hại cho gan nhất là uống rượu bia giải khát sẽ làm gan ngày càng suy yếu nhanh hơn và nặng hơn, có thể đẩy nhanh tiến trình xơ hóa trong gan.
Các biểu hiện mẩn ngứa do nóng gan
Về triệu chứng nóng gan gây ngứa, mụn nhọt, tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, gây ngứa nhẹ như kiến bò khắp cơ thể và dần xuất hiện các mảng đỏ li ti trên da. Biểu hiện ngứa do nóng gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp lạnh đột ngột (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi…). Không phải biểu hiện ngứa, nổi mẩn ngứa trên da đều là do nóng gan, một số trường hợp có thể là do vấn đề về da liễu. Những biểu hiệu sau giúp chúng ta nhận ra các triệu chứng mẩn ngứa do nóng gan:
Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều: Các biểu hiện da liễu thường gây ra tình trạng ngứa, rát da trong khi ngứa do nóng gan chỉ ở mức râm ran, lan rộng ra khắp các vùng da trên cơ thể. Đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng… gây ra khó chịu cho người bệnh.
Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Da sẽ dần có các biểu hiện nổi từng mảng đỏ hoặc hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn có thể lan nhiều ra toàn thân. Biểu hiện da mẩn đỏ sẽ giảm bớt sau vài tiếng đồng hồ khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại, không có cảm giác ớn lạnh, ngứa ngáy toàn thân nữa.
Nổi mề đay, sẩn cục: Ngoài ra người bị ngứa do nóng gan còn các biểu hiện nổi mề đay, sẩn cục khi bị ngứa. Các mảng hoặc nốt mề đay khi nổi lên thường khá dày, sờ vào thấy chắc và có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.
Làm gì để chữa chứng nóng gan gây ngứa?
Việc giải độc cho gan là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng nổi ngứa, mụn nhọt do gan. Có rất nhiều cách để làm giảm nóng gan hiệu quả mà ta có thể thực hiện tại nhà. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học, đảm bảo tăng cường nạp nhiều chất xơ cho cơ thể. Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản…; Để thải độc cơ thể khi thời tiết nóng bức khó chịu điều cần thiết là chúng ta cần uống đủ nước (cách thanh lọc phù hợp nhất là uống 1,5-2 lít nước lọc/ngày), ăn hay uống các loại rau, thảo dược có vị đắng, tính mát sẽ giúp thanh lọc cơ thể như: rau má, khổ qua, rau đắng, sâm đất… Ăn nhiều hoa quả có chứa nhiều acid hữu cơ như cam quýt, dưa gang, dưa hấu và có thể uống thêm nước sắc hoặc uống các loại trà thiên nhiên để làm mát cơ thể, mát gan, như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen, dưa hấu, các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ,…).
Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, nên lựa chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, có tính mát như mướp đắng, bí đao, ngó sen, rau má, rau diếp cá…Đặc biệt, không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia và đồ uống có chứa cồn.
Ngăn ngừa các tác nhân làm suy yếu gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Nói không với bia rượu, thuốc lá…
Không nên thức quá khuya, sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
Khám gan định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
BS. Hồng Minh
Suy Giảm Chức Năng Gan Là Gì?
Thứ Tư, 24-02-2016
Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe con người. Khi gan bị tổn thương, bị virus tấn công, phải làm việc quá sức, hoặc do mắc căn bệnh mãn tính nào đó. Lúc này, tình trạng gan không hoạt động được bình thường hay nói cách khác là gan đang lâm vào tình trạng bị suy giảm chức năng.
Biểu hiện của suy giảm chức năng gan là gì?
Suy giảm chức năng gan có thể được nhận biết qua 6 dấu hiệu chính:
1.Rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu đầu tiên nên lưu ý là tiêu hóa rối loạn, đi đại tiện nhiều lần và thường là ra phân lỏng, cơ thể mệt mỏi và cảm giác chán ăn. Tình trạng này do các men hỗ trợ tiêu hóa, tổng hợp các chất sinh hóa như đạm, béo, nội tiết tố,… Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa cũng có cảm giác ăn uống không ngon miệng.
4.Mùi hơi thở
Hơi thở nặng mùi hơn bình thường: Đôi khi hơi thở có mùi không đơn thuần là vì răng miệng mà có khi là do gan. Gan suy yếu sẽ không làm tốt cơ chế giải độc cho cơ thể, lúc này hơi thở sẽ nặng mùi hơn do các rối loạn trong hệ tiêu hóa khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển.
5.Gan to, trướng bụng
Nếu gan đồng thời tiếp nhận nhiều chất độc thì sẽ không thể giải độc kịp. Lúc này, gan có dấu hiệu to lên, dạ dày theo đó mà trương phình. Thông thường tình trạng gan lớn, trướng bụng thường đi kèm với tình trạng vàng da ở bệnh nhân.
Khi phát hiện suy giảm chức năng gan thì nên làm gì?
Khi phát hiện tình trạng suy giảm chức năng gan, có 3 vấn đề mà bạn cần đặc biệt lưu ý:
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bạn vì có thể chế độ ăn uống không hợp lý đang làm gan bị suy yếu. Lúc này hãy bổ sung cho cơ thể nhiều các thực phẩm chứa vitamin và protein, hạn chế các món ăn khó tiêu và nhiều dầu mỡ. Ăn nhiều các thức ăn tốt cho gan.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi nên được sắp xếp khoa học. Không ăn quá no trong một lần và bỏ thói quen ăn khuya, đi ngủ trước 23h mỗi ngày và không để tâm trạng stress là điều cần thiết cho một lá gan khỏe mạnh.
Tập thể thao để tăng cường sưc khỏe và cũng là cách khiến chức năng gan trở lại hoạt động tốt hơn.
Bị Mẩn Ngứa Nổi Cục Như Muỗi Đốt Là Do Bệnh Gì Và Cách Xử Lý
Tình trạng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt không chỉ gây khó chịu cho khổ chủ mà còn là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Mọi thắc mắc sẽ có trong bài viết này, ngoài ra bệnh nhân sẽ nhận được gợi ý về cách chữa hiệu quả bằng thảo dược đến từ chuyên gia bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc.
Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tình trạng mẩn ngứa nổi cục có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1. Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt do bệnh ngoài da
Dị ứng ngoài da (Skin allergy): Là một tình trạng phổ biến khiến da bị kích ứng, nổi mẩn và ngứa. Những yếu tố có thể gây dị ứng da rất phổ biến bao gồm: Khí hậu thay đổi, khói, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa hoặc các yếu tố kích ứng khác,…
Dị ứng thời tiết: Thường xuất hiện khi môi trường sống bị thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi người bệnh đi du lịch.
Mề đay: Là căn bệnh phổ biến khiến da bị nổi mẩn ngứa và có thể lan rộng sang các vùng da lân cận. Tình trạng mề đay thường kéo dài trong 3- 4 ngày hoặc 1 – 2 tuần, tùy theo cơ địa và môi trường sống của người bệnh.
Vẩy nến: Là một trong số các bệnh ngoài da mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh nhân vẩy nến thường xuất hiện mẩn đỏ trên da, ngứa dai dẳng. Đôi khi tình trạng vẩy nến có thể xuất hiện bong tróc da, chảy dịch, đặc biệt là khi bệnh nhân gãi mạnh.
Ghẻ lở: Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm hoặc quần áo. Ghẻ lở thường khiến người bệnh bị nổi mẩn, ngứa ngứa, khó chịu ở các vùng ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón tay, ngón chân, nách, mặt trong đầu gối,..
2. Bị mẩn ngứa nổi cục do nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Nhiễm giun sán đặc biệt là giun sán chó có thể gây ra hiện tượng mẩn ngứa nổi cục. Nếu người bệnh không có biện pháp tẩy giun thì có thể xuất hiện việc ngứa dưới da, nổi sẩn cục to thậm chí là nhìn thấy dấu vết giun bò loằng ngoằng bên dưới da.
Một số trường hợp nhiễm giun sán toàn thân có thể làm tắc ống mật và gây tình trạng mẩn ngứa, nổi sẩn cục toàn thân.
Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm giun sán, người bệnh nên có biện pháp tẩy giun càng sớm càng tốt. Tuy nhiên hãy đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý. Không nên tự điều trị tại nhà để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
3. Mẩn ngứa nổi cục khắp người do bệnh lý bên trong cơ thể
Một số bệnh lý bên trong cơ thể như suy giảm chức năng gan, suy thận, tắc ống dẫn mật, thay đổi nội tiết tố… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt. Tình trạng này thường là do các cơ quan nội tạng suy yếu, không thể hoàn thành chức năng vốn có. Do đó, cơ thể đào thải chất độc qua da và gây nên các nốt mẩn đỏ, sẩn cục.
4. Mẩn ngứa nổi cục có thể do nhiễm HIV
Một trong những triệu chứng đầu tiên để nhận biết HIV là nổi mề đay khắp người. Hiện tượng này được giải thích là do lượng tụ khuẩn vàng và dermodex trong cơ thể tăng cao. Ngoài ra, việc nổi mề đay mẩn ngứa cũng là dấu hiệu hệ thống miễn dịch đang hoạt động để chống lại virus HIV.
Do đó, nếu nhận thấy tình trạng mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, xuất hiện ở mặt, tay, bàn chân, bộ phận sinh dục,… thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và có biện pháp điều trị hợp lý.
5. Ngứa gãi nổi sần do bệnh lý về máu
Một số rối loạn tổ chức máu như: Gia tăng đa hồng cầu, tăng Histamine trong máu, rối loạn sản sinh tủy hoặc tăng Eosin trong máu cũng có thể gây hiện tượng mẩn ngứa nổi cục.
Cách chữa mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt hiệu quả
Trong trường hợp, các triệu chứng vừa xuất hiện người bệnh nên bình tĩnh quan sát và thực hiện một số cách xử lý và điều trị như sau:
1. Chữa mẩn ngứa nổi cục tại nhà bằng dân gian
Trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tự nhiên đối với các trường hợp ngứa da do dị ứng thông thường như:
Chườm lạnh lên vùng da nổi mẩn đỏ để giảm bớt kích ứng. Người bệnh có thể chườm một viên đá được bọc trong vải mỏng lên vùng da bệnh trong 10 phút. Lặp lại bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
Tắm với bột yến mạch xay mịn hoặc baking soda để hạn chế các cơn ngứa.
Thoa nha đam tươi hoặc gel nha đam lên vùng da bị ảnh hưởng đến ngăn ngừa viêm và hạn chế các cơn ngứa. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm phương pháp lên một vùng da nhỏ để kiểm tra dị ứng trước khi áp dụng lên vùng da rộng lớn.
Ngoài ra, hãy giữ cho da luôn mát mẻ, thoáng khí. Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoải mái và tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng là một các khá hiệu quả hạn chế tình trạng ngứa, kích ứng da.
2. Thuốc uống khi bị nổi mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt
Nếu các biện pháp điều trị tự nhiên không thể làm giảm các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để sử dụng thuốc không kê đơn. Mục tiêu của các loại thuốc này là hạn chế các cơn ngứa và làm ẩm da.
Một số loại thuốc không kê đơn hỗ trợ điều trị mẩn ngứa nổi cục như:
Kem dưỡng ẩm da để làm mát da, khắc phục tình trạng khô da và kích ứng.
Thuốc kháng Histamin đường uống dành cho tình trạng nổi mẩn kèm ngứa dai dẳng. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu người bệnh bị nổi mề đay mãn tính hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc kê đơn. Một số loại thuốc kê đơn phổ biến bao gồm:
Corticosteroid đường uống như Deltasone để giảm ngứa và viêm da. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh đường uống như Dapsone có tác dụng điều trị viêm do mề đay hoặc nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống dị ứng không chứa Steroid đường uống thường được sử dụng khi các loại thuốc trên không có tác dụng điều trị. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Đau đầu, đau dạ dày, ho hoặc sốt nhẹ.
Thuốc tiêm chống dị ứng dưới da thường được chỉ định cho tình trạng mẩn ngứa nổi cục xuất hiện trong suốt nhiều năm. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm: Nhức đầu, chóng mặt, đau tai trong hoặc xuất hiện các triệu chứng như cảm lạnh.
Các loại thuốc kể trên, tuy có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng phồng da nhanh nên chỉ có tác dụng tức thì không lâu dài. Trong nhiều trường hợp, ngứa da do chức năng gan, thận suy giảm, mẩn ngứa nổi cục ở trẻ em có thể chống chỉ định thuốc Tây đường uống vì tác dụng phụ có thể khiến bệnh nặng hơn. Do đó người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc.
3. Chữa mẩn ngứa nổi cục bằng Đông y dứt điểm ngứa, ngăn tái phát
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra hầu hết các chứng mề đay, mẩn ngứa là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Hai thể phong hàn (nhiễm gió lạnh) và phong nhiệt (nhiễm gió nóng) khiến tà khí xâm nhập, uất tụ dưới da và gây ra các triệu chứng ngứa và nổi mẩn. Điều trị mẩn ngứa nổi cục, các bài thuốc Đông y dùng phép giải khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt và tiêu ban ngứa. Nhờ vậy, hiệu quả đạt được toàn diện, ngăn tái phát.
Kế thừa nguyên tắc chữa bệnh Đông y từ nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc đem lại hiệu quả cao và lâu dài đối với các bệnh mề đay mẩn ngứa cấp và mãn tính, ngứa da dị ứng do thời tiết, cơ địa, chức năng gan, thận suy giảm…
TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG TIỆT NỌC MẨN NGỨA NHỜ TÁC DỤNG GIẢI ĐỘC – BÌNH CAN
Công thức thuốc Tiêu ban Giải độc thang được kết hợp hoàn chỉnh trong 2 bài thuốc nhỏ: Bình can hoàn và Giải độc hoàn.
Bài thuốc Bình can hoàn phát huy công dụng bổ gan, mát gan, nhuận gan, tăng cường chức năng giải độc gan, thông mật, hóa ứ. Hơn 30 vị thuốc quý được cân nhắc phối chế theo nguyên tắc Đông y. Toàn bộ thảo dược là dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO. Dược liệu được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn dược liệu sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Nhờ vậy, Tiêu ban Giải độc thang an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có cả mề đay mẩn ngứa nổi cục ở trẻ em, phụ nữ sau sinh. Hơn 90% dứt điểm tình trạng bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt, không tái phát trong nhiều năm sau khi sử dụng Tiêu ban Giải độc thang 2 – 3 liệu trình. 100% không gặp tác dụng phụ.
Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám chữa, tư vấn điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng. Bác sĩ đồng hành cho tới khi điều trị thành công, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
Hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi hẳn bệnh mề đay mẩn ngứa chỉ sau 1-3 tháng sử dụng bài thuốc. Hầu hết người bệnh đã có những phản hổi tích cực về hiệu quả cũng như mức độ an toàn của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang.
Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng Đông y được VTV2 Chất lượng cuộc sống đăng tải lưạ chọn Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc hoàn chỉnh nhất hiện nay. Hiệu quả, độ an toàn, chất lượng nguồn dược liệu của bài thuốc, phản hồi người bệnh được VTV2 đưa tin chi tiết trong phóng sự.
Để được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp tư vấn và hỗ trợ điều trị tình trạng bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt bằng thảo dược hiệu quả, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay.
Da Mặt Bị Nổi Mẩn Đỏ Và Ngứa Là Do Đâu?
Thứ Tư, 17-08-2016
Da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Nếu không biết chính xác nguyên nhân gây ra cảm giác này, mà tự điều trị sẽ khiến da của bạn trở nên mẩn cảm, tổn thương nặng, thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình.
Da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa là một triệu chứng khá phổ biến mà mọi người ai cũng trải qua, có thể là thường xuyên cũng có thể một lần duy nhất trong đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhẹ, do tác nhân thông thường nào đó, da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa có thể giảm nhanh chóng sau đó vài tiếng đồng hồ.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp hiện tượng này kéo dài và nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và điều trị, chúng có thể chuyển biến nặng và gây ra nhiều ảnh hưởng tai hại cho gương mặt cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bức bối. Một số nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở da mặt điển hình sau đây.
1/ Vệ sinh da mặt không sạch
Bụi bẩn chính là nguyên nhân đầu tiên khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Một khi những lớp bụi trong không khí bám dính vào da, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh phát triển gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trên mặt. Cho nên, vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên bằng sửa rửa mặt là giải pháp tối ưu, giúp giảm hiện tượng da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
2/ Da khô
Da mặt khô cũng có thể khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trên da mất dần, khiến da trở nên khô ráp, bong tróc và nổ mẩn đỏ, gây ngứa.
Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Hiện tượng này xuất hiện do cơ địa của người bệnh không có chứa hoạt chất giúp tiêu thụ các hợp chất gây dị ứng có trong thực phẩm, khiến cơ thể phản ứng lại và gây dị ứng, khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
3/ Do dị ứng thực phẩm
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của tùng người mà biểu hiện dị ứng có thể xảy ra khác nhau như có người bị sưng cuống họng, đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Có trường hợp, chảy nước mũi, ho, khó thở, thậm chí người bị nặng có thể bị tê liệt tứ chi, mất kiểm soát và tử vong.
Có người do cảm ứng quá mạnh nên chỉ cần ngửi thôi cũng đã bị dị ứng với thực phẩm. Các biểu hiện này thường xuất hiện sau khi ăn thực phẩm khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Do đó, bệnh nhân nên hết sức thận trọng, khi thấy da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa, nên tiến hành thăm khám sớm, cẩn thận vẫn tốt hơn.
Dị ứng mỹ phẩm cũng chính là yếu tố khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Các hợp chất hóa học chứa trong mỹ phẩm bao gồm mùi hương nhân tạo, retinol, chất bảo quản, chất làm trắng,… khiến làn da bạn bị bào mòn và tổn thương, mất chức năng bảo vệ.
Các nang lông hay lỗ chân lông trên da mặt có thể bị nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn hay vi rút nào đó. Chúng khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa, nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể lây nhiễm trên diện rộng mang đến những tác hại cho làn da của bạn như nhiễm vi rút gây bệnh thủy đậu, bệnh sởi, nấm da hoặc có thể bệnh zona, ….
5/ Nhiễm trùng da
Da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy có thể là do vết cắn của côn trùng gây ra. Vì vậy, các bạn nên hết sức cẩn thận, bởi có nhiều loài côn trùng sau khi cắn có để lại nọc độc gây dị ứng, kích ứng da cục bộ hoặc nặng hơn có thể gây sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
6/ Do côn trùng cắn
Một số bệnh ngoài da sau đây cũng gây ra các triệu chứng như da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa như
Đây là một dạng của dị ứng ngoài da khiến da nổi những mảng đỏ với hình dạng khác nhau và gây ngứa ngáy. Do đó, hiện tượng da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa rất có thể do bệnh mề đay gây ra. Căn bệnh này rất hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại.
Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ thấy một mảng da màu đỏ ở dạng cánh bướm kéo dài qua mũi và má gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Thông thường, các khớp và mạch máu là bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nhất.
# Bệnh gan: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Biểu hiện này xảy ra do chức năng của gan bị suy yếu dẫn đến hiện tượng độc tố tích tụ trong gan gây nóng và hình thành bệnh.
Ngoài bệnh gan, suy thận hay bệnh cường tuyến giáp trạng,… cũng là yếu tố khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy
Da mặt bị nổi mẩn đỏ và ngứa là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, để chắc chắn tình trạng bệnh của các bạn và có hướng điều trị hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
8/ Một số bệnh bên trong
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẩn Ngứa, Mụn Nhọt Do Gan Suy Giảm Chức Năng: Bệnh Dễ Tác Quái Vào Mùa Nắng Nóng trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!