Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Của Prebiotic &Amp; Probiotic Đối Với Sức Khỏe Con Người được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cơ thể con người là “mái ấm tình thương” cho rất nhiều chủng loại vi khuẩn với một số lượng cực lớn. Ước tính có khoảng 1 trăm ngàn tỷ vi khuẩn (từ khoảng 400 chủng loại khác nhau) cộng sinh trên cơ thể người (nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người), được gọi là vi khuẩn chí. Trong số những vi khuẩn này, có những loại có hại cho sức khỏe vì chúng sản xuất độc tố và những chất có khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó những loại vi khuẩn khác lại có lợi cho sức khỏe như Lactobacillus và Bifidobacteria được đánh giá là cư dân tốt bụng của đường tiêu hoá. Hai loại vi khuẩn này có nhiều lợi ích như ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn gây hại, cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu và góp phần tổng hợp các vitamin nhóm B. Đây là loại vi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ sơ sinh, khi bước qua giai đoạn ăn dặm, số lượng vi khuẩn có lợi này bắt đầu giảm dần và bắt đầu thời kỳ trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hóa.
Sở dĩ cơ thể chúng ta vẫn an nhiên sống hoà bình, khoẻ mạnh với bao nhiêu là vi khuẩn do trong điều kiện bình thường luôn có sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn tốt và xấu. Khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ, một số chủng loại vi khuẩn xấu trong hệ khuẩn chí kể trên có thể vượt trội gây hại cho cơ thể. Nhằm duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn có ích của đường tiêu hoá, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra 2 cách can thiệp: bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống (probiotics) hoặc bổ sung chất kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn này (prebiotics) để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Prebiotics là gì ?
Được định nghĩa là một dạng thực phẩm tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Những prebiotics thông dụng được bổ sung vào thực phẩm hiện nay có thể kể đến hai loại chất xơ đặc biệt là inulin và oligofructose vào trong sữa cho trẻ từ 6 tháng tuổi, vào bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm. Đây là hai loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hoá khi vào cơ thể, được chiết xuất từ củ artichoke hay rễ rau diếp xoắn. Khi đến ruột, inulin và oligofructose có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacteria) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Probiotics là gì ?
Được định nghĩa là những vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá. Chúng được mệnh danh là “vi khuẩn tốt bụng” bởi vì giúp cơ thể bảo vệ chống lại một số các vi khuẩn có hại, nấm và siêu vi. Khi probiotics được sử dụng (ăn hoặc uống) một cách thường xuyên với số lượng đầy đủ sẽ tạo ra những ảnh hưởng có lợi lên sức khoẻ con người đặc biệt là hệ tiêu hoá. Chúng hiện diện trong yaourt (sữa chua), sữa, phó mát, dưa chua, kim chi, tương bần, cà pháo, các thứ mắm… Hầu hết các probiotics hiện nay được nghiên cứu bổ sung vào thực phẩm là những vi khuẩn thuộc dòng Lactobacillus hoặc Bifidobacterium.
Hiện nay, có một số tranh cãi về việc vi khuẩn sống trong sữa chua có được xem là probiotics hay không? Bởi lẽ để có được sữa chua, người ta thường sử dụng vi khuẩn cấy (men cái) để lên men sữa và chuyển sữa ban đầu thành sữa chua. Thông thường, vi khuẩn cấy vào sữa thuộc dòng Lactobacillus bulgaricus và Streptotoccus thermophilus và những vi khuẩn này không bền vững ở môi trường acid của dạ dày và ruột non do đó không đạt được số lượng đủ lớn ở đường tiêu hoá nhằm có được hiệu quả tối ưu của một probiotics đúng nghĩa. Tuy nhiên, do các vi khuẩn cấy men này lại có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở những người bị thiếu men lactase, vì thế, với lý do này chúng vẫn được xem là probiotics nhưng không được … “tâm phục khẩu phục” lắm!
Những tác động tích cực của probiotics làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện sự dung nạp đường lactose, chống đầy hơi, chướng bụng, probiotics dạng lactobacillus còn có tác dụng điều trị chàm trẻ em, dự phòng nhiễm nấm đường tiêu hoá, nấm miệng, nâng cao sức đề kháng cơ thể …
Với những ích lợi như trên, đặc biệt ở trẻ em, với những thay đổi có lợi trên tỷ lệ các loại vi khuẩn thường trú này được xem là có tác dụng tích cực hạn chế các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu chảy do không dung nạp được lactose trong sữa, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ths. Bs. Dương Công Minh BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Lợi Ích Của Email Marketing Là Gì ?
Khái niệm Email Marketing là gì ?
Marketing bằng email là một hình thức mà người Marketing sử dụng email, sách điện tử, hay catalogue điện tử để gửi thông tin đến cho khách hàng, thúc đẩy và thúc đẩy khách hàng quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ. Email Marketing là một phương pháp tiếp thị, quảng bá, chăm sóc khách hàng, thông qua công cụ email, trong môi trường Internet hoặc mạng di động. Email Marketing có hai dạng :
Sự khác biệt giữa Email Marketing và Spam là gì ?
Lợi ích của Email Marketing là gì ?
Email Marketing là một trong những phương thức tốt nhất để giao tiếp tích cực, chủ động và thường xuyên. Đây là một phương thức cực kỳ tiết kiệm chi phí trong việc giao tiếp với các khách hàng tiềm năng và các khách hàng hiện tại. Cũng giống như thư từ trực tiếp, email là một cách giao tiếp nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn với các khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn. Không quan trọng là bạn đang hoạt động trong loại hình kinh doanh nào hay trong lĩnh vực nào, Email Marketing có thể sẽ có tác động tích cực lên doanh số bán hàng của bạn.
Cấu trúc chung cho một mẫu Email Marketing thường bao gồm : banner, tiêu đề, nội dung thông điệp và phần chân email. Bạn có thể chèn phần đầu đề ngay trên cùng, làm logo nhỏ hơn và cùng nằm trên cùng một hàng với tiêu đề để tạo nên sự thống nhất.
01. Hình nền. Vấn đề đầu tiên được nhắc đến là hình nền rất khó được hiển thị trong hộp thư đến, gồm trong cả Outlook 2010. Nếu bạn muốn sử dụng hình nền, bạn hãy cố gắng thiết kế sao cho email vẫn giữ được vẻ đẹp trong khi hình nền không được hiển thị, có thể làm việc này bằng cách sử dụng một màu nền phù hợp.
02. Tiêu đầu đề. Đây là dòng chữ nhỏ nằm ngay phía trên đầu của email, thường được gọi là “Chữ Tạo Lòng Tin” và cũng là dòng chữ đầu tiên người nhận đọc được khi mở email, dù hình ảnh có hiển thị hay không ?
03. Kích thước banner nên nhỏ gọn và nằm trong phạm vi vùng hiển thị (preview pane). Có thể đặt logo ngay phần đầu email để người xem dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, điều này có thể trở nên vô nghĩa khi chúng không thể được hiển thị và người nhận dường như đang đọc một email trống rỗng. Do đó, logo không nên có kích thước quá lớn, và nên đặt tiêu đề chính ngay kế bên logo, thay vì phía bên trên. Thông thường, người xem có xu hướng nhìn từ phía tay trái trên cùng, do đó bạn có thể đặt logo phía bên trái, và tiêu đề phía bên phải (theo cách truyền thống) hay ngược lại. Nếu kích thước banner không lớn, bạn có thể đưa thêm một số nội dung copy vào trong phạm vi vùng hiển thị (preview pane). Việc này cho phép người đọc tương tác với nội dung email trong thời gian ngắn nhất, thậm chí trước khi hình ảnh được hiển thị, nếu nội dung kêu gọi hành động đủ thu hút.
04. Quyền hủy bỏ đăng ký nhận email. Cuối cùng, bạn cần tích hợp một đường link đăng ký hoặc hủy bỏ việc nhận email. Đường link này nên là chữ, tránh sử dụng hình ảnh để phòng khi chúng không được hiển thị, và người nhận không thể thực hiện được chức năng trên. Khi người nhận muốn đăng ký không tiếp tục nhận email, nhưng không biết làm sao để thực hiện, thì khả năng họ sẽ bấm vào nút Spam là rất lớn.
Các giải pháp tiêu chuẩn Email Marketing
Một là, đối với một đơn vị hoạt động hợp pháp không chỉ là giao dịch qua điện thoại và email, mà còn có những buổi tiếp xúc trực tiếp khách hàng.
Hai là, đã có nhiều năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng, được nhiều (hàng chục, hàng trăm) khách hàng tín nhiệm và sử dụng dịch vụ thường xuyên.
Ba là, có đủ chuyên môn và khả năng hướng dẫn khách hàng, biết cách giải đáp mọi thắc mắc của từng khách hàng, nhanh chóng và nhạy bén trong khâu tiếp nhận và xử lý.
Bốn là, có thể cung cấp cho bạn danh sách khách hàng có nguồn gốc rõ ràng, và chất lượng (không phải là danh sách ma, không được cập nhật, trôi nổi, phi pháp, …) được phân chia theo từng cấp độ target (trên 10 tiêu chí, dựa vào demographics), cụ thể hóa được từng nhóm khách hàng theo mong muốn của bạn.
Năm là, có cơ sở hạ tầng mạnh, nhanh, đáng tin cậy, có thể backup đầy đủ, xử lý được mọi khối lượng gửi đi, đảm bảo những dữ liệu của bạn được mật mã hóa (encrypted) và lưu trữ trong hệ thống redundant server hiện đại nhất, bảo mật nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, phải có hơn một nguồn cung cấp Internet tốc độ cao và hơn một thiết bị phần cứng phòng trữ, trong trường hợp một trong những kết nối Internet bị ngắt hoặc phần cứng gặp sự cố, hỏng hóc.
Sáu là, có hệ thống phân phối email đảm bảo tỉ lệ gửi thành công đến hộp inbox của người nhận (đạt trên 95%). Đảm bảo những yếu tố về: redundant server, high efficiency delivery engines, và in house deliverability expertise được xử lý 24/7. Đạt uy tín trong gửi Email Whitelist và có hệ thống truy nguyên feedback mở với những ISP, có hỗ trợ những công cụ theo dõi complaint ratio, hard bounce và soft bounce.
Chín là, có thể cung cấp cho bạn những dịch vụ hỗ trợ phụ thêm (thiết kế, dàn trang,…) một cách bài bản và chuyên nghiệp vì email marketing có những đặc thù riêng biệt.
Mười là, hỗ trợ nhiều cách tính phí linh động theo từng nhu cầu từ nhỏ đến lớn (từ thực hiện một vài kỳ đến thực hiện hàng tuần) nhưng theo một cách khoa học, tuyệt đối không nhận bừa hoặc hứa hẹn tùy tiện với khách hàng.
Bookmark Là Gì? Lợi Ích Của Bookmark
Header là gì? Tầm quan trọng của Header
Footer website là gì? Một số điều bạn nên biết về footer website
1. Bookmark là gì?
Bookmark là một công cụ trên các trình duyệt giúp bạn lưu trữ những trang web, hình ảnh hay tập tin mà bạn hay truy cập hoặc xem dang dở trên máy tính hoặc điện thoại. Mỗi lần mở trình duyệt bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng của trang web cần truy cập trên thanh công cụ là có thể mở ngay trang bạn cần.
Bookmark là công cụ hữu ích, được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Vậy tại sao nó lại được sử dụng nhiều như vậy? Cùng điểm qua một số vai trò tuyệt vời của nó ngay nào.
Bookmark giúp bạn không mất nhiều thời gian để truy cập vào các trang web thường xuyên sử dụng.
Sử dụng thanh Bookmark trên trình duyệt hiệu quả giúp bạn lướt Web dễ dàng hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian khi muốn truy cập lại những trang Web đã vào ở những lần sau. Hầu hết các trình duyệt Web: Firefox, Google Chrome, IE, … đều tích hợp cho bạn công cụ này để sử dụng.
Bookmark là phương tiện hữu ích nhằm giúp cho thông tin đến với bạn nhanh hơn, đồng thời xóa bỏ thời gian tìm kiếm thông tin mà bạn đã truy cập trước đó.
Cách 1:
Hoặc nhấn tổ hợp phím “Ctrl + Shift + D”, cách này chỉ dùng được khi bạn lưu từ 2 trang web đang được mở.
Khi nhấn tổ hợp phím thì một hộp thoại xuất hiện bạn chọn nơi lưu và chọn “Lưu” để lưu các trang lại.
Sau khi lưu thì ngôi sao gốc phải của trang đó hiện màu xanh dương.
Cách 2:
Bạn nhấn vào ngôi sao nằm góc trên bên phải của trình duyệt hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + D, một hộp thoại sẽ hiện ra.
Trong hộp thoại này bạn có thể đổi tên hoặc xóa tên trang web đó (nếu không để tên thì trang web sẽ được hiện bằng biểu tượng khi lưu).
Ngoài ra còn chọn được nơi lưu trang web bao gồm: Thanh dấu trang hoặc một thư mục khác do bạn tạo.
Bạn nhấn vào dấu ba chấm dọc ở góc trên bên phải trình duyệt.
Chọn Bookmark (Dấu trang) bạn sẽ thấy những trang web được lưu và chọn trang cần mở.
Please follow and like us:
Lợi Ích Quốc Gia
Lợi ích quốc gia – dân tộc là vấn đề tối hệ trọng của mỗi quốc gia trong hoạch định, thực thi chiến lược, chính sách phát triển, bảo vệ đất nước và hợp tác quốc tế. Ngày nay, lợi ích giữa các quốc gia ngày càng đan xen trên cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh quyết liệt trong cục diện thế giới mới với các xu thế lớn là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; hòa bình, hợp tác và phát triển, song cũng chứa đựng bất ổn, xung đột dưới nhiều hình thức, phức tạp. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã công khai quan điểm về lợi ích quốc gia – dân tộc (1).
Ở nước ta, nhận thức về lợi ích quốc gia – dân tộc được hình thành trong tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. Nhà nước đầu tiên, dù còn sơ khai song đã tạo tiền đề cho sự ra đời, phát triển loại hình cộng đồng mới, đó là “cộng đồng bộ tộc mang tính dân tộc”, “cộng đồng quốc gia”. Quá trình chống ngoại xâm cùng với những thành tựu về kinh tế, văn hóa – xã hội đạt được dưới sự quản lý, điều hành của nhà nước qua các thời kỳ là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển trường tồn của đất nước, kết tinh những truyền thống tiêu biểu cho ý thức chủ quyền, ý chí, sức sống và sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc.
Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng xuyên suốt “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” – đỉnh cao của sự vận động, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (2). Trong các tác phẩm, bài nói chuyện của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến vấn đề “lợi ích” và nhất quán quan điểm lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân là thống nhất: “… lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng và phải đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên hết, trước hết”(3); “… lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”(4).
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân là yếu tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Đất nước hòa bình, thống nhất, trong bối cảnh và nhiệm vụ cách mạng mới, lợi ích quốc gia – dân tộc được xác định trên cơ sở giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng xác định 06 đặc trưng, 07 phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đến năm 2011 bổ sung, phát triển thành 08 đặc trưng, 08 định hướng lớn đã thể hiện khái quát bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Tổng kết chặng đường 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã rút ra 05 bài học kinh nghiệm, trong đó, chỉ rõ: “đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân…”; “phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết”(5). Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn nhiệm vụ: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi…”(6).
Có thể thấy rằng, trong mọi giai đoạn cách mạng Việt Nam, lợi ích quốc gia – dân tộc luôn là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt chi phối việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Những thành tựu, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam đạt được như ngày nay đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, trước hết là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt. Lợi ích quốc gia – dân tộc được xác định, bảo vệ đã làm thỏa mãn nguyện vọng, khát khao cháy bỏng của người dân Việt Nam trước những vấn đề sống còn của quốc gia; phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, tích cực góp phần kiến tạo, thúc đẩy hòa bình khu vực và thế giới.
Hiện nay, bối cảnh mới của đất nước ta trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế và những chi phối, tác động mạnh mẽ của dòng chảy thời đại đặt ra cho cách mạng Việt Nam những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực từ việc thực thi chính sách vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh quyết liệt; sự hình thành các cặp quan hệ chiến lược chi phối đời sống chính trị quốc tế cùng với quá trình xây dựng và điều chỉnh quan hệ quốc tế thông qua hệ thống luật pháp quốc tế; sự đan xen lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh khiến lợi ích của mỗi lĩnh vực không thể phân định một cách rạch ròi; yêu cầu đòi hỏi cấp bách trong việc tiếp cận, bắt nhịp sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động tiêu cực từ mặt trái của nó. Các yếu tố đe dọa bất ổn, như: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa dân túy… ngày càng gia tăng; các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: dịch bệnh, thiên tai, an ninh mạng, khủng bố… diễn biến phức tạp, tiềm ẩn yếu tố đe dọa khủng hoảng toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, còn có những thách thức từ chính những hạn chế, thiếu sót trong quá trình đổi mới đất nước chưa được giải quyết triệt để.
Điều đó đòi hỏi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nhận thức về lợi ích quốc gia – dân tộc phải đầy đủ, toàn diện hơn. Đó là cơ sở, tiền đề quan trọng xác lập, định hướng chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp, đúng đắn để đạt được lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo đảm các điều kiện phát triển ổn định, vững mạnh của đất nước. Từ phương diện nhận thức, có thể luận giải nội hàm vấn đề lợi ích quốc gia – dân tộc như sau:
Thứ nhất, về lĩnh vực, lợi ích quốc gia – dân tộc bao gồm lợi ích về kinh tế, về chính trị, về văn hóa – xã hội, về quốc phòng – an ninh, về đối ngoại. Trong đó, lợi ích kinh tế là trung tâm tâm của mọi lợi ích được hình thành từ các quá trình kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lợi ích chính trị gắn liền với sự ổn định, vững mạnh và sự lãnh đạo, quản lý, vận hành hiệu lực, hiệu quả của thể chế chính trị được xác lập trong Hiến pháp. Lợi ích văn hóa góp phần tạo ra những giá trị làm nền tảng tinh thần của xã hội. Lợi ích quốc phòng – an ninh, đối ngoại gắn với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sự ổn định chính trị và môi trường hòa bình, ổn định của đất nước là cơ sở, nền tảng để bảo vệ và phát huy, phát triển, mở rộng lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Thứ hai, về tính chất, lợi ích quốc gia – dân tộc gồm có lợi ích sống còn và lợi ích phát triển. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích sống còn của quốc gia – dân tộc. Trong đó, lợi ích về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là bất biến, vĩnh cửu. Trong điều kiện đất nước bị xâm lược, độc lập, chủ quyền quốc gia – dân tộc là lợi ích duy nhất. Các lợi ích khác chỉ được bảo đảm, phát triển sau khi đã giải quyết triệt để vấn đề độc lập, chủ quyền quốc gia – dân tộc. Lợi ích phát triển bao gồm khả năng tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng đối ngoại, hợp tác quốc tế, nâng cao vị trí, uy tín, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc dân tộc…
Thứ ba, về lợi ích gắn với các chủ thể, lợi ích quốc gia – dân tộc gồm lợi ích của Đảng, Nhà nước, lợi ích của giai cấp và lợi ích của nhân dân lao động. Lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, giai cấp và nhân dân lao động.
Thứ tư, trên phương diện tổng quát, lợi ích quốc gia – dân tộc bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất (lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, con người…) và yếu tố tinh thần (truyền thống, nền văn hóa, văn hiến, nền tảng tư tưởng, kiến trúc thượng tầng, ngôn ngữ…) bảo đảm cho sự phát triển ổn định, vững mạnh, trường tồn của đất nước. Theo đó, các yếu tố cốt lõi cấu thành lợi ích quốc gia – dân tộc hiện nay gồm: (1) Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. (2) Sự vững mạnh của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; sự ổn định, giữ vững về chính trị, quốc phòng, an ninh. (3) Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (4) Nền văn hóa dân tộc. (5) Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Với nhận thức như vậy, trong hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lợi ích quốc gia – dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc thời gian tới, theo chúng tôi cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân về lợi ích quốc gia – dân tộc. Trong mọi hoàn cảnh, lợi ích quốc gia – dân tộc là trên hết; bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc là nguyên tắc tối cao của hoạt động đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Lợi ích quốc gia – dân tộc không đồng nghĩa với lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hòi, đi ngược lại với tinh thần quốc tế vô sản và mong muốn chung của nhân loại yêu chuông hòa bình. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích quốc gia – dân tộc và đặt trong mối quan hệ hợp tác cùng phát triển, bảo đảm hài hòa và tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Hai là, chú trọng công tác tư tưởng, lý luận, tập trung làm rõ nội hàm và các yếu tố cốt lõi của lợi ích quốc gia – dân tộc trong tình hình mới làm cơ sở hoạch định đường lối, chiến lược trước mắt và lâu dài. Nhận diện và giải quyết các “điểm nóng lý luận”, nhất là lý luận về đổi mới đất nước; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về bảo vệ Tổ quốc; về phát triển văn hóa… Xác lập cơ sở khoa học giải quyết các quan hệ chiến lược: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giữa xây và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.
Ba là, về đối ngoại, quán triệt quan điểm đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng, đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, bền vững. Bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở thượng tôn pháp luật; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược và giữ vững nguyên tắc chiến lược; kiên quyết, kiên trì đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ lợi ích độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích khác của dân tộc; tôn trọng hòa bình, lợi ích chính đáng của các bên trong giải quyết các xung đột trên cơ sở luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế. Quán triệt quan điểm những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam là đối tác; ngược lại, bất kể thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá, gây tổn hại lợi ích quốc gia – dân tộc là đối tượng đấu tranh.
Ba là, về đối nội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; bảo vệ nhân dân, nền văn hiến, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng xã hội trật tự, an toàn, kỷ cương, lành mạnh. Chủ động phát hiện, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột từ sớm; kiểm soát, hạn chế các yếu tố gây đột biến, căng thẳng, đối đầu trong quan hệ quốc tế. Tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong sạch, liêm chính, hiện đại, năng động. Quyết liệt đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “tự diện biến”, “tự chuyển hóa” và các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ. Kiện toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Năm là, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hiện đại do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và Nhà nước; phát huy mạnh mẽ ý chí, khát vọng và sức sáng tạo của nhân dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh thời đại để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Nâng cao năng lực “làm chủ” của nhân dân kết hợp với mở rộng dân chủ trong tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội./.
Trung tướng, chúng tôi Trần Vi Dân
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân
(1) Trung Quốc xác định lợi ích cốt lõi trong Sách Trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc” (năm 2011) bao gồm: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chế độ chính trị quốc gia mà hiến pháp Trung Quốc xác lập và cục diện xã hội ổn định, sự đảm bảo cơ bản của kinh tế – xã hội phát triển bền vững. Mỹ đã xác định trong “Chiến lược An ninh quốc gia” (năm 2017), “nước Mỹ trên hết” với “bốn lợi ích quốc gia tối quan trọng”, đó là: (1) Bảo vệ người dân Mỹ, nước Mỹ và lối sống Mỹ; (2) Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ; (3) Bảo vệ hòa bình thông qua sức mạnh; (4) Gia tăng ảnh hưởng của Mỹ.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, T.4, tr.187.
(3) Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, T.8, tr.647.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, T.5, tr.290.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr.69.
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr.153.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Của Prebiotic &Amp; Probiotic Đối Với Sức Khỏe Con Người trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!