Bạn đang xem bài viết Logistics Và Vận Tải – Định Nghĩa Sơ Lược được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sơ lược về Vận tải và Quản trị logistics
Theo trang Wikipedia, Vận tải được định nghĩa là “sự dịch chuyển con người, động vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Vận tải có nhiều hình thức như đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường dây cáp, đường ống và bao gồm các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, phương tiện, tổ chức hoạt động”. Vận tải trở nên không thể thiếu kể từ khi nó giúp cải tiến giao thương hàng hóa – một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền văn minh loài người.
Theo từ điển APICS, logistics được định nghĩa như sau:
Trong lĩnh vực công nghiệp, logistics là nghệ thuật trong việc thu thập, sản xuất và phân phối nguyên vật liệu, thành phẩm đến đúng nơi và đúng số lượng.
Trong quân đội (nơi sử dụng logistics với mục đích lớn hơn), logistics cũng có thể bao gồm việc vận chuyển con người.
Hội đồng các Chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (CSCMP) định nghĩa logistics là quy trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa (bao gồm cả thông tin, dịch vụ) từ nhà cung cấp tới người tiêu dùng để thõa mãn nhu cầu của khách hàng. Định nghĩa này bao gồm các hoạt động đầu vào (inbound), đầu ra (outbound), nội bộ (internal) và bên ngoài (external).
Bao bì / Đóng gói
Container
Giấy tờ thủ tục
Bảo hiểm
Kho, bãi
Xuất nhập khẩu
Bồi thường thiệt hại hàng hóa
Quản lý nhà cung cấp và các đối tác
Tối thiểu hóa rủi ro và chi phí
Hợp tác với những bộ phận khác trong chuỗi cung ứng
Một lý do khác giải thích vì sao trong phòng ban logistics thuộc các doanh nghiệp lớn nhỏ, hầu hết các nhà điều hành thường không ngó tới các phần mềm quản lý (chẳng hạn như TMS – Hệ thống phần mềm quản lý vận tải).
Nghe đến đây nhiều bạn sẽ thấy thắc mắc, nhưng như các bạn đã thấy, ngoài những việc nhỏ như quản lý vận tải thông qua phần mềm thì còn rất nhiều thứ khác mà một nhà quản trị logistics phải đối mặt. Thông thường, khi đáp ứng dịch vụ logistics cho một Nhà cung cấp chuyên nghiệp, họ không chỉ cần phần mềm quản lý như TMS, mà còn yêu cầu các dịch vụ tích hợp để xử lý các vấn đề công nợ và xây dựng hệ thống quản lí hàng hóa đầu vào- những thứ cần thiết để họ có thể làm việc tốt hơn với các bộ phận khác thuộc chuỗi cung ứng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Vì thế, thay vì quan tâm đến các chi tiết nhỏ nhặt, phức tạp của Vận tải và Quản trị logistics, nhà điều hành sẽ tập trung hơn vào kết quả chung và những chiến lược xa hơn. Khi bạn có thể tập trung vào kết quả mình mong muốn và có những đối tác tin cậy giúp đỡ, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng công việc lại được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Vận Tải Là Gì? Vai Trò Của Vận Tải Trong Logistics?
Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng.
Khái niệm vận tải
Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối. Trên thế giới, không có nước nào thiếu Bộ GTVT hoặc Bộ chuyên ngành phụ trách kết cấu hạ tầng quốc gia. Những nước giàu và mạnh đều có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh (bao gồm: đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và hàng không…).
Thế nên, vận tải trở thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh chóng bằng các phương tiện vận tải. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.
Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics.
Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.
Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.
Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.
Chiến lược vận tải của Logistics
Ở những thập kỷ tiền công nghiệp trước đây, người ta ít đề cập đến chiến lược vận tải hoàn chỉnh của thế giới. Song từ khi container hóa và toàn cầu hóa ra đời, chúng ta được nghe và tiếp cận với hoạt động này thường xuyên hơn.
Các tập đoàn vận tải đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia bắt đầu nghiên cứu tổng quát tình hình phát triển GTVT, giá cước hàng hóa và hành khách của một số đối tượng, đồng thời cũng nghiên cứu các phương thức vận chuyển, tuyến đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất… Việc vận dụng logistics phổ biến trong lưu thông phân phối không ngoài mục đích hạ giá thành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Như vậy, muốn hoạt động logistics đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải và ngược lại vận tải muốn có giá thành rẻ phải áp dụng triệt để logistics. Đó là hai mặt của một vấn đề mà người làm logistics không được quên.
Quy Định Thuế Suất Và Cách Tính Mức Thuế Kinh Doanh Vận Tải, Logistics
Quy định thuế suất, cách tính mức thuế kinh doanh vận tải, logistics? Kinh doanh vận tải ô tô phải đóng những loại thuế nào? Mức thuế suất và cách tính thuế đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.
Tôi có một con xe tải dưới 9 tấn. Đứng tên tư nhân, vậy cho tôi hỏi, xe tôi phải đóng những loại thuế nào hằng năm? mức đóng là bao nhiêu? Tôi chỉ biết qua người bạn nói la xe tôi phải đóng thuế môn bài là 1000000/năm và đóng 999000₫/tháng. Như vậy có đúng không và cách tính thuế của xe tôi là như thế nào? Mong luật sư giải đáp hộ tôi.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Nghị định 139/2016/NĐ-CP
– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
– Khái niệm thuế suất:
Thuế suất là mức thuế phải cá nhân, tổ chức phải nộp/ tính trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.
Được quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo đó kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là các hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trên đường bộ bằng việc sử dụng xe ô tô với mục đích sinh lợi nhuận. Trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được phân ra thành hai loại, cụ thể như sau:
+ Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô và đơn vị kinh doanh vận tải vừa tiến hành cung cấp dịch vụ vận tải vừa thu cước phí vận tải thông qua hình thức thu trực tiếp từ khách hàng;
+ Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh tiến hành đồng thời việc vận tải và ít nhất một công đoạn khác của các công đoạn trong quá trình từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm hoặc về dịch vụ đồng thời với đó là thu cước phí vận tải không từ khách hàng mà gián tiếp từ sản phẩm hay dịch vụ mình cung cấp.
– Khái niệm logistics: Logistics được hiểu là một quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và hoạt động dự trữ hàng hoá được tiến hành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng của hàng hóa thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế;
– Khái niệm thuế môn bài: đây là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh;
– Doanh thu để tính thuế: Doanh thu để tính thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm thuế của tất cả tiền có được từ hoạt động bán hàng, hoa hồng, gia công, cung ứng dịch vụ có phát sinh trong kỳ tính thuế có được từ các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì các đơn vị kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, bao gồm hai loại thuế sau:
– Một là, thuế môn bài:
Cách xác định mức đóng thuế môn bài được xác định dựa trên hai tiêu chí là chủ thể chịu thuế và doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải hoặc vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được xác định để tính thuế môn bài trong hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh vận tải:
Doanh thu một năm từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thì mức đóng thuế môn bài một năm là 300.000 đồng;
Doanh thu một năm từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì mức thuế môn bài phải đóng trong một năm là 500.000 đồng;
+ Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh vận tải:
Các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác một năm là 1.000.000 đồng;
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài một năm là 2.000.000 đồng;
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ trên 10 tỷ đồng thì phải đóng thuế môn bài một năm là 3.000.000 đồng; – Hai là, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:
+ Thuế giá trị gia tăng:
Cách tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
Doanh thu từ 100.000.000 đồng sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính trên doanh thu.
– Tỷ lệ tính thuế:
Tỷ lệ thuế mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp được tính dựa trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
+ Ngành phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; thuế thu nhập cá nhân là 0,5%;
+ Ngành vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
Thứ ba, hướng dẫn cách nộp thuế môn bài hiện nay:
+ Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập vào thời điểm sáu tháng đầu năm dương lịch: Phải nộp thuế môn bài cho cả năm;
+ Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập trong sáu tháng cuối năm (từ 01/07): Phải nộp thuế môn bài cho nửa năm.
– Hai là, cách thức kê khai và nộp thuế môn bài:
Hiện nay đã có phần mềm kê khai và nộp thuế môn bài, vào thời đại công nghệ 4.0 nước ta cho phép doanh nghiệp kê khai và nộp thuế trực tuyến.
– Đối với những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã kê khai thuế môn bài từ năm trước:
+ Nếu thuế môn bài của năm sau không tăng hoặc giảm thì doanh nghiệp không cần làm tờ khai thuế môn bài lần nữa mà chỉ cần nộp tiền;
+ Nếu thuế môn bài của năm sau có thay đổi thì phải nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 31/12 của năm.
– Thời hạn thực hiện thủ tục:
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục nộp thuế môn bài cũng chính là thời hạn nộp tờ khai thuế, cụ thể như sau:
+ Các doanh nghiệp hoạt động ngay sau khi thành lập sẽ phải kê khai và nộp thuế môn bài hậm nhật vào ngày cuối cùng của tháng dương lịch trong tháng bắt đầu hoạt động;
+ Các doanh nghiệp đã thành lập một thời gian nhưng chưa hoạt động thì phải kê khai và nộp thuế môn bài trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Các doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động thì phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài trong thười gian chậm nhất là ngày 30/1 (dương lịch) của mỗi năm.
Như vậy ta có thể thấy rằng đối với các hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận chuyển hàng hóa về dịch vụ logistics thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh này phải nộp khá nhiều thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng. Chính vì thế để đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra thông suốt, hiệu quả cũng như đúng theo quy định của pháp luật thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh trên thì phải tiến hành nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:
– Tư vấn nguyên tắc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
– Tư vấn cách tính thuế thu nhập cá nhân
– Tư vấn cách xác định người phụ thuộc để tính thuế.
Bạn không nói rõ mục đích bạn sử dụng chiếc xe tải đó để vận chuyển hàng hóa cho khách hay để vận chuyển hàng hóa phục vụ trong gia đình.
Nếu bạn sử dụng xe nhằm mục đích kinh doanh vận tải, vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích sinh lời thì bạn sẽ phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:
4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”
Thuế phát sinh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể kinh doanh vận tải như sau:
Nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu/năm bạn sẽ phải đóng lệ phí môn bài. Mức thu lệ phí môn bài quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”
– Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu/năm
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
Doanh thu tính thuế gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thuế suất đối với trường hợp của bạn là 1%.
– Thứ ba: Thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu/năm
Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định Thu nhập tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Thuế suất đối với hoạt động kinh doanh của bạn là 0,5%.
Nghiệp Vụ Kế Toán Vận Tải Và Logistics Mảng Đường Biển
Đối với công việc của kế toán vận tải và logistics mảng đường biển sẽ có đặc thù riêng. Nếu như so sánh với những kế toán của những ngành khác, mảng này khó hơn hẳn. Kế toán viên sẽ có vai trò kiểm soát công việc chặn chẽ để đảm bảo công việc có hiệu quả nhất.
Nghiệp vụ chính của kế toán chuyên ngành vận tải và logistics
Khi đứng ở vị trí này, các kế toán viên sẽ phải làm những công việc như sau:
Nhập lại các chứng từ quan trọng chi hộ vận tải và các chứng từ làm hàng logistics
Nhập lại chính xác sổ theo dõi vận chuyển hàng hóa
Lập sổ và theo dõi toàn bộ nội bộ kế toán trong công ty
Trong hoạt động vận tải, kế toán viên cần phải theo dõi được doanh thu, chi phí và cả lãi lỗ trong từng đầu xe
Trong hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Giám sát về doanh thu, giá vốn và cả lãi lỗ ở trong từng phương tiện.
Trong hoạt động sửa chữa bảo dưỡng: Theo dõi các khoản bảo dưỡng và chi phí của những lần bảo dưỡng.
Theo dõi những khoản lãi lỗ trong từng mảng kinh doanh.
Hỗ trợ các thủ tục trong doanh nghiệp như hải quan hay kho bãi
Quản lý, và theo dõi công nợ của công ty
Lập kế hoạch và điều độ vận tải
Nghiệp vụ của kế toán viên chuyên vận tải và logistics mảng đường biển
Vị trí kế toán tiền lương
Tính chất của mảng vận tải và logistics đường biển cần phải sử dụng nhiều nhân công. Chính vì điều này mà các khoản chi phí để chi trả cho nhân công chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số khoản chi phí kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp vận tải và logistics sẽ sử dụng hai hình thức trả lương và trực tiếp và gián tiếp.
Các khoản lương thưởng cho nhân viên sẽ được trả trực tiếp cho các thuyền viên hoạt động ở trên tàu. Công thức tính như sau:
TLi = HS CBa/ x 290.000 x (K1 + K2 + K3)
Cụ thể:
Tli là tiền lương thực của người được nhận
Hs CBa là hệ số lương của từng cá nhân được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyên môn. Đánh giá dựa trên từng chức danh của các thuyền viên.
K1: Là hệ số trách nhiệm và hệ số bảo dưỡng định lượng của từng người lao động.
K3: Là hệ số tuyệt đối với con tàu được thuê định hạn hoạt động trong từng khu vực.
K3: Hệ số lương trả cho người lao động làm ngoài giờ.
Vị trí kế toán tập hợp chi phí
Mỗi loại tàu của các công ty vận tải biển sẽ được khai thác ở dưới những hình thức khác nhau. Chính vì thế việc hạch toán chi phí nhiên vật liệu cho mỗi công ty vận tải và logistics sẽ khác nhau.
Đối với tàu khách:
Mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ báo cáo nguyên liệu được tính dựa trên số tuyến đường và số giờ chạy hành trình. Sau khi đã tổng kết xong những số liệu này sẽ được gửi về phòng kế toán. Dựa vào số lượng nhiên liệu đã tiêu hao cùng với đơn giá nhiên liệu, kế toán viên sẽ xác định được chi phí nhiên liệu đã được tiêu hao của tàu đó. Vào thời điểm cuối quý, kế toán viên sẽ tổng hợp lại báo cáo nhiên liệu theo từng quý.
Cụ thể:
Nợ TK 621 – Chi phí nhiên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – Nhiên vật liệu
Đối với tàu sông
Sau mỗi chuyến vận chuyển, các thuyền trưởng sẽ có trách nhiệm phải gửi đến bản xác nhận lại về tình hình sản xuất của công ty. Còn về phía ban tàu sông sẽ phải chịu trách nhiệm xem xét lại độ hợp lý tiêu hao của nhiên liệu. Sau đó sẽ lập biên bản để xác định nhiên liệu tiêu hao cho mỗi con tàu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán viên cũng cần phải xác định được đơn giá và chuyển lại về phòng kế toán.
Cụ thể:
Nợ TK 621 – Chi phí nhiên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – nhiên vật liệu
Đối với tàu biển
Những khoản chi phí nhiên vật liệu và phụ tùng cho tàu biển sẽ do bên nhận khoán chịu. Các khoản này sau này sẽ được trừ qua cước phí vận tải biển. Căn cứ vào trong biên bản thanh lý khoán tàu, kế toán viên sẽ xác định được chi phí nhiên liệu lập chứng từ ghi trong sổ.
Kế toán tài sản cố định chuyên ngành vận tải và logistics mảng đường biển
Dựa vào trong các hóa đơn chứng từ sẽ tăng thẻ kho và những chứng từ khác. Sau đó ghi vào trong sổ tài sản cố định từng loại.
Kế toán viên sẽ lập lại chứng từ và ghi vào trong sổ các tài khoản định khoản như sau:
Nợ TK 6424: Nhà cửa vật liệu và kiến trúc
Nợ TK 627 Phương tiện vận tải
Nợ TK 624 Dụng cụ quản lý
Có TK 214
Kế toán vật liệu công cụ và dụng cụ
Kế toán viên sẽ phản ánh tình hình xuất nhập tồn của kho vật liệu dựa trên những TK như sau: TK 1521; TK 1522; TK 1523; TK 1524; TK 1525
Công thức tính giá vật liệu công cụ và dụng cụ như sau:
Giá mua thực tế của vật tư = Giá được ghi trên hóa đơn + CP vận chuyển bốc dỡ – Giảm giá
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Tất cả thông tin cần biết khi làm kế toán vận tải doanh nghiệp
Tải nhanh các mẫu công văn giấy tờ, biên bản giải trình cơ quan thuế, BHXH hay dùng
Mời bạn đọc tải về mẫu công văn xin lùi thời hạn kiểm tra thuế
Tải về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics mới nhất
Đánh giá
Cập nhật thông tin chi tiết về Logistics Và Vận Tải – Định Nghĩa Sơ Lược trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!