Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Và Khái Niệm Tâm Lý Học Nhân Văn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tâm lý học nhân văn là gì?Tâm lý học nhân văn hay còn được gọi là tâm lý học lực lượng thứ ba kết hợp hai triết học lãng mạn và hiện sinh, và sự kết hợp này được gọi là tâm lý học nhân văn. Tâm lý học lực lượng thứ ba và Tâm lý học nhân văn cũng là một, nhưng ngày nay tâm lý học nhân văn đã trở thành tên gọi phổ biến hơn.
Điểm chính của tâm lý học nhân văn là nó tập trung vào tính biệt loại của con người, vào cái phân biệt con người với các loài khác. Nó khác các loại tâm lý học khác bởi vì nó coi con người không chỉ như là một sinh vật được biến đổi bởi văn hóa và kinh nghiệm, nhưng như là một nhân vị, một thực thể biểu tượng có khả năng suy tư về hiện hữu mình, và có khả năng cho hiện hữu mình một ý nghĩa, một hướng đi. (Kinget, 1975, p.v)
Lịch sử hình thành tâm lý học nhân vănVào đầu thập niên 1960, một nhóm nhà triết học do Abraham Maslow cầm đầu đã khởi xướng một phong trào được mệnh danh là tâm lý học lực lượng thứ ba.
Các nhà triết học này cho rằng trường phái hành vi và trường phái phân tâm học, đã bỏ quên một số thuộc tính quan trọng của con người. Cái thiếu sót ở đây là những thông tin có thể giúp ta làm cho những người bình thường trở nên mạnh khỏe hơn, nghĩa là giúp họ đạt hết mức tiềm năng của họ.
Điều cần thiết có một mô hình về con người nhấn mạnh tính độc đáo của họ và các khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực của họ, và kiểu mô hình này chính là cái mà tâm lý học lực lượng thứ ba nhằm cung cấp.
Mặc dù tâm lý học lực lượng thứ ba phổ biến trong các thập niên 1970 và 1980, nhưng lại bắt đầu mờ nhạt trong thập niên 1980. Tuy nhiên, giống như thuyết hành vi và phân tâm học, tâm lý học lực lượng thứ ba vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong tâm lý học hiện đại.
Các học giả nổi tiếng của tâm lý học nhân văn Abraham MaslowMột số người cho rằng Alfred Adley mới chính là nhà tâm lý học nhân văn đầu tiên. Do ông định nghĩa lối sống lành mạnh là lối sống phản ảnh một lượng lớn các mối quan tâm xã hội, và với ý niệm của ông về ngã sáng tạo.
Ông nhấn mạnh rằng người ta trở thành con người thế nào chủ yếu là do sự chọn lựa cá nhân. Chắc chắn lý thuyết của Adler có rất nhiều điểm chung với các lý thuyết sau này gọi là nhân văn. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, người ta nhìn nhận Abraham Maslow (1908-1970) là người có công làm cho tâm lý học nhân văn trở thành một ngành tâm lý học chính thức.
Maslow sinh ngày 01 tháng 4 năm 1908 tại , New York. Ông là con trưởng trong 7 anh em mà cha mẹ là những người di cư từ Nga sang Hoa Kỳ. Không gần gũi lắm với cha mẹ và là đứa bé Do Thái duy nhất trong xóm.
Ông rất cô đơn và nhút nhát, thường tìm sự ẩn nấu nơi sách vở và các cuộc tìm tòi tri thức. Ông là một học sinh xuất sắc ở Boys High School tại Brooklyn và tiếp tục lên học tại City College ở New York.
Khi là nghiên cứu sinh ở Wisconsin, Maslow trở thành sinh viên tiến sĩ đầu tiên của nhà tâm lý học thực nghiệm nổi tiếng Harry Harlow. Luận án tiến sĩ của Maslow viết về đề tài sự thiết lập quyền thống trị trong một quần thể khỉ.
Các đề cương của Tâm lý học nhân vănTheo Maslow các nhà tâm lý học hoạt động trong mẫu tâm lý học nhân văn có các niềm tin cơ bản sau:
Không có nhiều điều gía trị có thể học hỏi được từ việc nghiên cứu loài vật.
Thực tại chủ quan là hướng dẫn hàng đầu cho việc nghiên cứu hành vi con người.
Nghiên cứu các cá nhân mang lại nhiều thông tin hơn nghiên cứu những điểm chung của các tập thể.
Cần có cố gắng đặc biệt để khám phá những điều làm mở mang hay làm giàu cho kinh nghiệm con người.
Nghiên cứu phải tìm các thông tin giúp giải quyết các vấn đề con người.
Mục tiêu của tâm lý học phải là hình thành một mô tả đầy đủ về ý nghĩa của hiện hữu con người là gì. Mô tả này phải bao gồm tầm quan trọng của ngôn ngữ, quy trình đánh giá, phạm vi đầy đủ các cảm xúc, và cách thức mà con người tìm kiếm và đạt đến ý nghĩa cuộc đời của họ.
Thứ bậc các nhu cầu của con ngườiTheo Maslow, các nhu cầu con người được sắp đặt theo một thứ bậc. Các nhu cầu càng thấp trong thứ bậc, chúng càng cơ bản và càng giống với các nhu cầu của loài vật. Các nhu cầu càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trưng cho con người.
Maslow hiểu sự tự thể hiện mình có nghĩa là đạt đầy đủ tiềm năng con người:
Các nhạc sĩ phải làm nhạc, các họa sĩ phải vẽ, các thi sĩ phải viết nếu họ muốn cảm thấy hài long với chính mình. Con người có thể là gì thì họ phải là như thế. Họ phải là đúng với bản tính họ. Nhu cầu này chúng ta có thể gọi là nhu cầu tự thể hiện mình.
Khái niệm về sự tự thể hiện mình đã bắt nguồn ít là từ thời Aristotle, nhưng Aristotle hiểu sự tự thể hiện mình là khuynh hướng bẩm sinh biểu hiện các tính chất hay yếu tính của một loài. Với khái niệm tự thể hiện, cả Jung, Maslow và Rogers có ý nói tới sự thể hiện tiềm năng của một cá nhân, không phải tiềm năng của loài như lối hiểu của Aristotle.
Vì không ai có thể đạt tới đầy đủ tiềm năng của mình, nên Maslow cho rằng người tự thể hiện mình là người đã thỏa mãn thích đáng bậc thang các nhu cầu. Và ông đã liệt kê các tính chất của những người được xem là đã tự thể hiện mình như sau:
Họ nhận thức thực tại chính xác và đầy đủ.
Họ rất biết chấp nhận mình và người khác.
Tỏ ra có sự tự nhiên và tự phát.
Có nhu cầu riêng tư.
Có khuynh hướng độc lập với môi trường và văn hóa.
Có sự đánh giá liên tục đổi mới.
Định kỳ có các kinh nghiệm thần bí hay tột đỉnh.
Quan tâm tới mọi người thay vì chỉ quan tâm tới bạn bè hay người thân của họ.
Thường chỉ có ít bạn thân.
Có một tinh thần đạo đức mạnh nhưng không nhất thiết chấp nhận đạo đức truyền thống.
Có óc khôi hài rất phát triển nhưng không mang tính thù nghịch.
Có óc sáng tạo.
Tuy Maslow kết luận rằng loại người này là những con người xuất chúng, ông cũng cho thấy không phải họ không có khuyết điểm.
Carl RogersCarl Rogers (1902-1987) sinh ngày 8 tháng 1 tại Oak Oak (một ngoại ô Chicago), bang , và là con thứ tư trong gia đình sáu anh chị em. Ông gần gũi với mẹ hơn cha, một kỹ sư công trình và vắng nhà thường xuyên. Ở vùng Oak Park, ông đi học cùng trường với Ernest Hemingway và các con của kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright. Rogers mô tả gia đình ông như là rất gắn bó với tôn giáo và rất sung đạo. Các quan hệ với bạn bè bên ngoài không được gia đình khuyến khích.
Không lạ gì Rogers tỏ ra rất cô đơn ở trường học và giống như Maslow, ông tìm trú ẩn trong sách vở, đọc bất cứ cái gì ông vớ được kể cả các sách bách khoa và từ điển. Năm 12 tuổi gia đình ông dời đến một nông trại cách Chicago 25 dặm về phía Tây.
Mục đích của đổi nhà là tạo một bầu khí trong lành và đạo đức hơn cho gia đình. Vì cha ông đòi hỏi nông trại được điều hành một cách khoa học, Rogers đã phát triển một sự quan tâm sâu xa đối với khoa học bằng cách đọc bất cứ tài liệu nào ông có thể kiếm.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Rogers đến làm việc cho Ban Nghiên cứu trẻ em của Hội ngăn ngừa bạo lực đối với Trẻ em ở Rochester, New York. Tại đây ông đã có nhiều kinh nghiệm để dẫn ông tới việc triển khai kiểu tâm lý trị liệu của riêng ông.
Lý thuyết của Rogers về nhân cáchTheo yêu cầu của nhiều người, Rogers đã triển khai một lý thuyết về nhân cách để cắt nghĩa các hiện tượng ông đã quan sát trong tiến trình điều trị. Các yếu tố cơ bản của lý thuyết của ông được trình bày lần đầu tiên trong bài diễn thuyết ông đọc khi nhận chức chủ tịch APA (1947) và sau này được mở rộng trong cuốn Trị liệu dựa vào khách hàng (1951).
Giống như Maslow, Roger giả thuyết có một động cơ bẩm sinh nơi con người hướng tới sự tự thể hiện mình. Và nếu người ta lấy khuynh hướng tự thể hiện này làm tiêu chuẩn sống, có nhiều khả năng họ sẽ thể hiện đời sống một cách sung mãn và cuối cùng đạt hết tiềm năng của họ.
Ta gọi những người như thế là những người sống theo quá trình đánh giá hữu cơ. Sử dụng quy trình này, người ta đạt tới và duy trì được các kinh nghiệm phù hợp với khuynh hướng tự thể hiện nhưng ngăn chặn và tránh được các kinh nghiệm không phù hợp với khuynh hướng ấy.
Những người như thế được thúc đẩy bởi các tình cảm chân chính của họ và sống một đời sống trung thực theo kiểu nói của các nhà hiện sinh – nghĩa là một đời sống được thúc đẩy bởi các tình cảm nội tâm chân chính chứ không phải bởi tập tục, niềm tin, truyền thống, giá trị hay các quy ước do người khác áp đặt.
Theo Rogers, chỉ có một cách để tránh áp đặt các điều kiện về giá trị trên người khác, đó là dành cho họ sự nhìn nhận tích cực và vô điều kiện về giá trị. Với sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện, người ta được yêu mến và kính trọng vì bản chất thực sự của nhân cách họ. Và chỉ những ai kinh nghiệm được sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện thì mới có thể trở thành một con người thể hiện sung mãn đời mình.
Các phê bìnhNgười ta không ngạc nhiên khi tâm lý học nhân văn bị phê bình. Các phê bình có thể được tập trung vào điểm sau:
Tâm lý học nhân văn đồng hóa tâm lý học hành vi với công trình của Watson và Skinner. Cả hai tác giả này nhấn mạnh các sự kiện môi trường như là nguyên nhân của hành vi con người, đồng thời phủ nhận hay giảm thiểu tầm quan trọng của các sự kiện tinh thần. Tuy nhiên, cũng có các nhà hành vi khác nhấn mạnh các sự kiện tinh thần và mục đích trong các phân tích của họ về hành vi – ví dụ Tolman.
Tâm lý học nhân văn không xét đến bản chất tích lũy của khoa học bằng cách nhấn mạnh rằng tâm lý học khoa học không quan tâm đến các thuộc tính siêu vật của con người.
Mô tả về con người như các nhà nhân văn đề nghị thì giống với các mô tả được ưa thích trong quá khứ trong lĩnh vực văn học, thi ca hay tôn giáo. Nó diễn tả một kiểu tư duy ao ước mà không được sự hỗ trợ của các sự kiện mà khoa tâm lý học khách quan đã tích lũy được.
Tâm lý học nhân văn phê bình thuyết hành vi, tâm phân học và tâm lý học khoa học nói chung, nhưng cả ba loại này đều đã có những cống hiến quan trọng cho sự cải thiện số phận con người, là mục tiêu chính mà tâm lý học nhân văn theo đuổi.
Nhiều thuật ngữ và khái niệm mà các nhà tâm lý học nhân văn sử dụng thì quá mơ hồ không thể có một định nghĩa rõ ràng và có thể kiểm chứng. Thậm chí người ta còn có sự lẫn lộn về chính định nghĩa của tâm lý học nhân văn.
Cống hiếnĐóng góp chính của tâm lý học nhân văn cho khoa tâm lý học là việc nó mở rộng lĩnh vực của tâm lý học. Trong tâm lý học ngày nay, có một khuynh hướng ngày càng tang muốn nghiên cứu toàn thể con người.
Chúng ta không chỉ muốn tìm hiểu con người học tập, suy nghĩ và phát triển thế nào về phương diện sinh vật và tri thức. Nhưng chúng ta còn muốn biết con người hình thành thế nào các kế hoạch để đạt các mục tiêu tương lai và tại sao người ta cười, khóc và tạo ý nghĩa trong cuộc đời họ.
Theo đánh giá của nhiều người, tâm lý học nhân văn đã thổi một sức sống mới vào tâm lý học. Tâm lý học nhân văn đã nhìn thấy bản chất tốt đẹp trong con người, đề cao hoài bão và nỗ lực vươn lên của con người.
Vì cho rằng bản chất con người vốn là tốt đẹp, có lòng vị tha, có tiềm năng sáng tạo. Nên tâm lý học nhân văn hướng đến mục tiêu giúp con người tìm được bản ngã đích thực của mình. Con người cần đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở lẫn nhau.
Lịch Sử Tâm Lý Học – Hội Khoa Học Tâm Lý – Giáo Dục Việt Nam
Thuật ngữ đã bắt đầu được dùng rộng rãi kể từ khi nhà triết học duy tâm người Đức Christian Wolff (1679-1754) dùng nó trong Psychologia empirica and Psychologia rationalis của ông (1732-1734). Sự phân biệt giữa tâm lý học kinh nghiệm (empirical) và lý trí (rational) này được đề cập trong Encyclodedie của Diderot và được Maine de Biran phổ cập tại Pháp.
Nguồn gốc của từ tâm lý học (psychology) là psyche và logos (-logy)(tâm lý) rất gần giống với “soul” (linh hồn) và logos (-logy) trong tiếng Hy Lạp, và tâm lý học trước đây đã được coi như một nghiên cứu về linh hồn (với ý nghĩa tôn giáo của thuật ngữ này), trong thời kỳ Thiên Chúa Giáo. Tâm lý học được xem là một ngành y khoa được Thomas Willis nhắc đến khi nói về tâm lý học (trong Doctrine of the Soul) với các thuật ngữ về chức năng não, một phần của chuyên luận giải phẫu 1862 của ông là “De Anima Brutorum” (“Hai thuyết trình về Linh hồn của Brutes”).
Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt. Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc cũng tin rằng một người phải được huấn luyện để có thể tự xem xét nội tâm của mình.
Những người đóng góp cho tâm lý học trong những ngày đầu tiên bao gồm Hermann Ebbinghaus (người tiên phong nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov (người Nga đã phát hiện ra quá trình học hỏi thông qua những điều kiện kinh điển-phản xạ có điều kiện, là khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý cấp cao con người – (“sinh lý thần kinh cấp cao”) và Sigmund Freud. Freud là người Áo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến môn tâm lý học, mặc dù những ảnh hưởng này thiên về sinh vật hóa hơn, đóng góp cho ngành khoa học tâm lý. Thuyết của Freud cho rằng cấu trúc hành vi người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức-tiềm thức-vô thức, dựa trên cơ chế “thỏa mãn và dồn nén”.
Ngày nay, vị trí tâm lý học có vai trò quyết định đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa sức khỏe là sự tương tác của mối liên hệ giữa Xã hội-Thể chất-Tinh thần con người. Năm 1972 Leonchiev đã làm sáng tỏ khái niệm về nghiên cứu tâm lý con người dựa trên hay hướng đến hoạt động có đối tượng. Xây dựng liệu pháp tâm lý trên hoạt động tích cực của cá nhân. Yếu tố tiền đề quyết định đến hành vi và năng lực cá nhân đó phương tiện trong cấu trúc hoạt động có đối tượng của cá nhân trong môi trường nhất định. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Các lĩnh vực của Tâm lý học
Tâm lý học Đại cương – tổng quát
Tâm lý học: Nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan (tâm lý đại cương) và những quy luật riêng biệt trong đời sống (tâm lý học chuyên ngành: Tâm Lý học bất thường, Tâm lý học động học, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học so sánh, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học cá nhân, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nghệ thuật, Tâm lý học quân sự, Tâm lý học tội phạm,Tâm lý học sáng tạo,Tâm lý học lao động, Tâm lý học trị liệu,Tâm lý học tư vấn, Tâm lý học kinh tế, Cận tâm lý,… và ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người.
Tâm lý học chuyên ngành – chuyên sâu
Tâm lý học ứng dụng là nghiên cứu tâm lý học nhằm khắc phục đặc biệt các vấn đề về thực hành và ứng dụng của việc nghiên cứu này là đem ra áp dụng. Nhiều nghiên cứu tâm lý học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau: Quản lý kinh doanh, Thiết kế sản phẩm, Lao động học, Dinh dưỡng, và Y học lâm sàng. Tâm lý học ứng dụng bao gồm các lĩnh vực: Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức, Các nhân tố con người, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học trường học và các lĩnh vực khác.
Các học thuyết Tâm lý học nổi tiếng
+ Thuyết Hành vi
Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lí học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lí người thời đó. Kết quả là đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí học Mĩ và thế giới trong suốt thế kỷ XX: Tâm lý học hành vi, mà đại biểu là các nhà tâm lí học kiệt xuất: E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878:1958), E.C.Tolman (1886-1959), chúng tôi (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura v.v…
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt – người sáng lập ra Tâm lý học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là “tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm thấy – các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín”. Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan, cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.
Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người: Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế uớc của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở Mĩ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.
Phương pháp chủ quan đã mất uy tín, phải nhường vị trí cho phương pháp khách quan. Ở đây, sinh lý học, đặc biệt là sinh lý học thần kinh đã đóng vai trò quan trọng, trong đó công đầu thuộc về nhà sinh lý học người Nga I.P.Pavlov, với khái niệm phản xạ có điều kiện. Về phương diện kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện cho phép ta nhận biết khách quan các phản ứng của cơ thể đối với một kích thích. Các nhà hành vi học đã không bỏ qua thành tựu này. Phương pháp phản xạ trở thành cứu cánh của họ. Mặt khác, sự phát triển của tâm lý học động vật đã mang lại cho Tâm lý học hành vi đối tượng nghiên cứu mới: hành vi của động vật. Sự xuất hiện những nghiệm thể mới – động vật – không có khả năng nội quan, đã đóng vai trò quan trọng giúp nhà nghiên cứu chuyển từ quan sát sang thực nghiệm. Hiệu quả tác động của nghiệm viên bây giờ không phải là tự “thông báo” của nghiệm thể về các trạng thái của mình (như trong Tâm lý học nội quan) mà là những phản ứng vận động – một điều hoàn toàn khách quan. Trong biên bản thực nghiệm đã xuất hiện các thông tin kiểu mới về nguyên tắc. Hơn nữa, chính những nguyên tắc và phương pháp này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của triết học thực chứng và chủ nghĩa cơ học, đang chi phối tinh thần nước Mĩ. Đó chính là hoàn cảnh tư tưởng – lý luận đã sinh ra Thuyết hành vi.
Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không thể không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian: những cơ sở lý luận và thực nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển); sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).
+ Thuyết Phân tâm
Ngày nay, thuật ngữ “Phân tâm học” cùng với tên tuổi của người sáng lập nó là Sigmund Freud đã trở lên quá quen thuộc đối với nhiều người. Trong khi những tên tuổi vĩ đại khác của khoa học tâm lý như W.James, J.Watson, J.Piaget, L.X.Vưgotxki v.v ít được biết ngoài phạm vi tâm lý học, thì S.Freud nổi tiếng đối với nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực: tâm lý học, giáo dục học, y học, văn học – nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức v.v… 40 năm sau ngày mất của ông, tạp chí “News week” đánh giá rằng tư tưởng của Freud đã đi sâu vào ý thức của chúng ta đến nỗi “khó mà tưởng tượng được thế kỷ XX lại thiếu ông” (30/11/1981). Ông thuộc về một trong số ít nhà tư tưởng đã làm thay đổi căn bản cái nhìn của chúng ta về bản thân mình.
Chính S.Freud, sinh thời, đã có lần cho rằng, trong suốt lịch sử của loài người, đã trải qua 3 cú sốc lớn. Cú sốc đầu tiên do nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolas Copernicus (1473 – 1543) mang đến, người đã chứng minh rằng, Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là một trong rất nhiều hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện thứ hai vào thế kỷ XIX, học thuyết của Charles Darwin, người đã chỉ ra rằng, con người không phải là một loài độc đáo, khác hẳn với tất cả thế giới động vật, do vậy, họ không thể tham vọng chiếm một vị trí đặc biệt trong tự nhiên. Con người chỉ là một loài động vật cao cấp, xuất hiện trong quá trình tiến hoá từ những loài thấp hơn. Cú sốc thứ ba do chính S.Freud tạo ra, khi ông phát hiện, chúng ta không luôn ở trong trạng thái có thể kiểm soát được bản thân một cách tuyệt đối nhờ ý thức. Ngược lại, chúng ta là một thứ đồ chơi trong tay của những sức mạnh vô thức, không chịu sức áp đặt của ý thức. Như vậy, Copernicus đã dịch chuyển loài người từ trung tâm của thế giới ra ngoại vi, Darwin buộc con người phải công nhận họ hàng tiền thân với động vật, còn Freud chứng minh rằng, ý thức không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình. Lời khẳng định của S.Freud không phải không có lí. Kể từ khi thuyết phân tâm ra đời đến nay, ở phương Tây, không một lý thuyết khoa học nào có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của mọi người hơn lý thuyết này, ngoại trừ lý thuyết về sự tiến hoá của Ch.Darwin.
Phân tâm học của S.Freud có số phận đặc biệt. Ngay từ khi mới ra dời, nó và cha đẻ của nó đã được đón tiếp với các thái độ ngược nhau. Sự ghẻ lạnh của giới y học và của xã hội Đức – Áo đương thời. Các bác sỹ thần kinh – đồng nghiệp của Freud xa lánh và phản bác ông. Nhiều người doạ bỏ tù ông, lên án ông là kẻ phạm tội lớn nhất đối với nền văn hoá châu Âu. Khi A.Hitler lên cầm quyền ở nước Đức và chiếm được nước áo, đã ra lệnh giết người thân và đốt sách của ông. Trong khi đó, ở phía bên kia, ngay từ những năm 1905, tại Hoa kỳ, nhà tâm lý học lừng danh W.James đã khẳng định với S. Freud “Tương lai tâm lý học thuộc về công trình của ông”, còn ở Pháp, E.Clapared (1873-1940) nhận định: Phân tâm học của S.Freud là một trong những biến cố quan trọng nhất mà lịch sử các khoa học của trí tuệ loài người có được”. Theo dòng thời gian, đã hơn 100 năm qua, vẫn liên tục diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về toàn bộ hoặc một số luận điểm trong học thuyết của S.Freud. Điều kỳ lạ là cùng với các luồng thái độ đó, phân tâm học ngày càng phát triển và thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội. Thậm chí, vài thập niên gần đây, nhiều trào lưu tư tưởng cực đoan đã lợi dụng danh nghĩa của Phân tâm học, để kêu gọi “tự do tính dục”, “Giải phóng tính dục”, “Cách mạng tính dục”… Những trào lưu này, thực chất là lợi dụng và xuyên tạc S. Freud.
Trên bình diện tâm lí học, ở nước ta Phân tâm học được nghiên cứu ít hơn các học thuyết khác. Nguyên do là việc tìm hiểu thuyết này thường gặp khó khăn từ ba phía. Trước hết, hướng tiếp cận của Phân tâm học không giống các học thuyết tâm lí truyền thống. Những khái niệm và phương pháp của các trường phái tâm lý học đương thời đều được sinh ra trong phòng thí nghiệm, trong thư viện và trong các bài giảng ở giảng đường đại học. Ngược lại, Phân tâm học hầu như không có quan hệ với các giảng đường đại học và với lý tưởng của khoa học đơn thuần. Nó được sinh ra trong lòng của tâm thần học truyền thống, có nhiệm vụ giúp đỡ những người mà xã hội cho là “bệnh nhân tâm lý”. Chính vì thế sự thâm nhập của Phân tâm học vào làng tâm lý học không phải bằng cửa trước, mà bằng cửa bên. Chính xác hơn, không thể so sánh nó với các trường phái khác. Nó có lãnh địa riêng trong sự khám phá thế giới tâm hồn con người. Phân tâm học, ngay từ cội nguồn đã không cùng dòng chảy với các tư tưởng tâm lý học chính thống. Đối tượng của nó không phải là hành vi bình thường mà là hành vi bất thường, điều mà các trường phái tâm lý học khác ít quan tâm. Phương pháp chủ yếu của nó là quan sát lâm sàng, chứ không phải là những thí nghiệm được kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Phân tâm học còn quan tâm nhiều đến vô thức – một đề tài mà hầu như bị loại bỏ bởi các trường phái tâm lý học đương thời. Thứ hai: các nội dung nghiên cứu, các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong Phân tâm học thường bị “cấm kị”, dễ gây “dị ứng” đối với sinh hoạt văn hoá đời thường của xã hội, đặc biệt là trong xã hội tôn giáo phương Tây và phong kiến phương Đông. Thứ ba, các luận giải của S.Freud rất tinh tế, phần nhiều được rút ra từ kỹ thuật lâm sàng, hầu như không có sự lượng hoá, thống kê, những nội dung tâm lí được trình bày ở điểm giáp ranh giữa khoa học và suy diễn tư biện, nếu được chứng minh, chúng sẽ là phát hiện lớn lao về những điều sâu thẳm trong thế giới đời sống tâm lí con người, nhưng nếu thái quá chúng rất dễ trở thành tín điều phi khoa học. Vì vậy, để có cái nhìn khách quan về Phân tâm học, về sự kế thừa, sáng tạo và cống hiến của S.Freud, cũng như giá trị khoa học của các lý luận, phương pháp và kỹ thuật phân tâm của ông, cần phải nhìn nhận học thuyết này theo góc độ lịch sử.
Mặt khác, giống nhiều thuyết tâm lý học khác, trong quá trình phát triển, Phân tâm học thường xuyên chịu sức ép từ hai phía: sự phát triển và phân hoá từ bên trong và sự phản bác từ bên ngoài. Ngay sau khi ra đời, học thuyết này đã phân hoá thành nhiều “nhánh”: Tâm lý học bề sâu của chúng tôi (nhà tâm lý học Thụy Sỹ 1875-1961); Tâm lý học cá nhân của Alfred Adler (nhà tâm lí học Áo gốc Australia 1870- 1937); Lý thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Eric Ericson (nhà tâm lý học Mĩ gốc Đức 1902-1994); Phân tâm học trẻ em của Anna Freud (1895-1982) và Mélanie Klein (1882-1960) v.v… Như vậy, nhiệm vụ của chương là vừa phải phân tích các nội dung chủ yếu của Phân tâm học S. Freud về sự phát triển người vừa phải đề cập tới một số lý thuyết phát triển sau đó. Cấu trúc của chương gồm 4 phần: Bối cảnh xã hội và những yếu tố tiền thân của Học thuyết phân tâm; S. Freud và sự hình thành Phân tâm học cổ điển; Những lý thuyết phát triển và cuối cùng là những người chống đối từ bên trong.
+ Thuyết Phát sinh nhận thức – Jean Piaget
“Từ đây cho tới cuối thế kỷ, tôi e rằng tâm lý học thế giới chỉ việc khai thác riêng các ý tưởng của J. Piaget thì cũng không làm sao hết được”.
Paulpraisse
Cho tới cuối thế kỷ XX, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu sự phát sinh nhận thức và trí tuệ trẻ em được sâu sắc, hệ thống bằng J.Piaget. Suốt bảy thập kỷ kiên trì và sáng tạo khoa học, ông đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học mới: Tâm lý học phát triển. Cả cuộc đời của J.Piaget là cuộc đời của nhà Bác học và lao động không ngừng. Các thầy cô giáo, bậc cha mẹ và trẻ thơ trên thế giới biết ơn những cống hiến lớn lao và tâm huyết của ông trong lĩnh vực này.
Jean Piaget sinh ngày 9 tháng 8 năm 1896 tại Nêuchâtel Thụy Sỹ, trong một gia đình tri thức danh tiếng.
Từ nhỏ ông đã bộc lộ thiên tư trí tuệ tuyệt vời, xuất chúng. Năm 10 tuổi ông đã công bố bài báo khoa học đầu tiên của mình, mô tả các quan sát về một con chim sẻ bạch tạng quý hiếm. Ít lâu sau, ông theo học một tớp giúp việc người quản lý bảo tàng lịch sử thiên nhiên ở địa phương. 15 tuổi J.Piaget đã bộc lộ rõ xu hướng nghiên cứu sinh học và đã công bố những bài báo khoa học, nghiên cứu về động vật có vú.
Năm 18 tuổi J.Piaget đỗ cử nhân và năm 1918, J.Piaget hoàn thành luận án Tiến sĩ thuộc lĩnh vực động vật học, tại Viện đại học Nêuchâtel, với đề tài “Sự thích ứng của loài nhuyễn thể”. Trong thời gian này, ông đã công bố 25 công trình nghiên cứu sự sinh trưởng, thích nghi của loài sò quanh hồ Nêuchâtel. Những kiến thức sinh học và ấn tượng về sự thích nghi của loài sò óc đã hình thành trong ông các khái niệm cơ bản để nghiên cứu sự phát triển trí năng của trẻ em sau này.
Ngoài sinh học, mối quan tâm thứ 2 của ông là khoa học luận (Epistemology) – một ngành triết học đề cập đến nguồn gốc phát sinh của hiểu biết, ông nuôi hy vọng táo bạo là có thể hợp nhất hai vấn đề mà ông quan tâm. Vào thời điểm đó, ông cảm thấy, tâm lý học chính là câu trả lời. Ông chuyển đến Paris và dành ra 2 năm để học tâm lý học lâm sàng, lôgíc và triết lý khoa học tại Sorbonne. Trong thời gian ở Pari, J.Piaget được đề nghị đảm trách công việc chuẩn hoá những trắc nghiệm trí thông minh tại phòng thí nghiệm của A.Binet. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng nghề nghiệp của ông. J.Piaget sớm nhận thấy và quan tâm nhiều hơn đến những “câu trả lời sai” của trẻ so với các kết quả trắc nghiệm. Ông nghĩ rằng, dường như trẻ em cùng độ tuổi thường mắc phải những loại câu trả lời sai giống nhau đối với một số câu hỏi nhất định. Vậy tại sao? J.Piaget tiếp tục tìm hiểu về những nhận thức sai lệch của trẻ bằng phương pháp lâm sàng mà ông đã học được trước đây, khi còn làm việc trong một bệnh viện tâm thần thực hành. Không bao lâu sau, ông lại phát hiện ra rằng, trẻ ở những độ tuổi khác nhau, thường có những loại câu trả lời sai khác nhau, và ông đi đến kết luận: trí tuệ phải là một thuộc tính đa diện. Những đứa trẻ lớn tuổi hơn không chỉ đơn giản là thông minh hơn những đứa trẻ ít tuổi, mà quá trình suy nghĩ của chúng cũng hoàn toàn khác. Những phát hiện này đã cuốn hút J.Piaget và ông cố gắng xác định xem trẻ tiến triển từ phương thức (hay giai đoạn) suy nghĩ này sang phương thức suy nghĩ khác như thế nào. Việc nghiên cứu của con người đáng lưu ý này còn tiếp tục khoảng 60 năm nữa, cho đến khi ông mất vào năm 1980.
Năm 1921 (25 tuổi), theo đề nghị của Giáo sư Claparède – Viện trưởng Viện khoa học giáo dục, ông chuyển từ Paris về Genève để đảm nhận chức Trưởng phòng tâm lý thực nghiệm. Năm 1925, ông nhận chức Giáo sư Đại học Nêuchâtel, dạy bao cả 3 ngành: Tâm lý học, Xã hội học và Triết học. Năm 1929, được bổ nhiệm Giáo sư Đại học Genève về môn Lịch sử tư tưởng khoa học, Giám đốc Trung tâm giáo dục quốc tế của Unesco và ở cương vị này cho tới năm về hưu (1972). Năm 1933 là Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Thụy Sỹ tại Genève. Năm 1940, Giáo sư tâm lý thực nghiệm và năm 1952 là Giáo sư Trường Đại học Sorbonne, Paris.
Trong suốt những năm 1921 đến 1940, mối quan tâm chủ yếu của J.Piaget là lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là sự phát sinh nhận thức và trí tuệ của trẻ em. Trong thời gian này, nhiều công trình đã được ông công bố. “Ngôn ngữ và tư duy của trẻ” (1923), “Mệnh đề và kết luận của trẻ” (1924), “Biểu tượng về thế giới của trẻ” (1926) v.v. Những nghiên cứu về lĩnh vực trên được ông tập hợp trong hai công trình nổi tiếng: “Tâm lý học trí tuệ” (1946) và “Tâm lý học trẻ em” (1966).
Từ năm 1940 J.Piaget chuyển dần lĩnh vực nghiên cứu từ tâm lý trẻ em sang Lôgic học và Khoa học luận. Từ năm 1950 chuyển hẳn sang lĩnh vực này, đặc biệt là nghiên cứu quá trình phát triển tư duy con người. Năm 1956, ông thành lập ở Genève Trung tâm nghiên cứu quốc tến về nhận thức luận khoa học (Centre international d’ épistemologie Scientifique), với sự tham gia của nhiều nhà Bác học lớn đương thời như Albert Einstein (Vật lý), B.Grize (Toán và Lôgic), W.Mc.Cullôch (Sinh học thần kinh) v.v. Kết quả là trong thời gian này nhiều tác phẩm khoa học của ông đã được xuất bản: “Lớp, quan hệ và số” (1942), “Tiểu luận lôgic” (1952), “Nghiên cứu sự chuyển hoá của các thao tác lôgíc” (1953) và “Khái niệm về nhận thức phát sinh” (1950), với hơn 1000 trang, gồm 3 tập: “ý tưởng toán học”, “ý tưởng vật lý học”, “ý tưởng sinh học, ý tưởng tâm lý học và ý tưởng xã hội học”.
Ngay từ những năm 1935-1965, J.Piaget đã quan tâm tới việc vận dụng kết quả nghiên cứu tâm lý học trẻ em vào các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đặc biệt là vào phương pháp giáo dục trẻ em. Ông đã phân tích và phê phán hạn chế của phương pháp giáo dục cổ truyền, quảng bá các phương pháp giáo dục mới, trong đó đề cao vai trò của phương pháp hoạt động trong dạy học. Coi đó là phương pháp mang lại hiệu quả hơn hẳn những phương pháp đương thời. Các tác phẩm: “Giáo dục đang đi về đâu” (1948), “Tâm lý học và giáo dục học” (1969) phản ánh khá rõ trăn trở và tư tưởng đổi mới của J.Piaget trong lĩnh vực này. Nhiều đề xuất của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
J.Piaget là người lao động không mệt mỏi. Suốt cuộc đời, ông quan sát, thử nghiệm, tích luỹ khối lượng khổng lồ dữ kiện về sự phát triển tâm lý trẻ em. Hàng năm, khi kết thúc năm học, ông mang tài liệu thu thập được đến một trang trại vắng người dưới chân núi Alpea. Ở đó, cả mùa hè, ông không tiếp xúc với khách, miệt mài phân tích, tổng hợp tư liệu, hình thành nên các tác phẩm khoa học. Trong suốt 70 năm làm việc J.Piaget đã công bố hàng trăm cuốn sách và bài viết về các lĩnh vực sinh học, tâm lý học, ngôn ngữ, lôgic… trong hệ thống lý thuyết liên bộ môn đồ sộ.
J.Piaget mất ngày 16.9.1980 tại Genève.
Sinh thời, J.Piaget được kính trọng trên khắp thế giới. Ông là giáo sư của nhiều trường Đại học lớn ở Pháp và Thụy Sỹ Giám đốc phòng thực nghiệm, phụ trách văn phòng Quốc tế về giáo dục, Uỷ viên Hội đồng chấp hành của Unesco, Viện sỹ và tiến sỹ danh dự của của nhiều trường Đại học, Viện hàn lâm danh tiếng: Harvard (1936), Columbia (1970), Bruvtelle (1940), Brazill (1949).
J.Piaget là nhà Bác học đa lĩnh vực: Bắt đầu từ sinh học, sang tâm lý học đến nhận thức luận, trong lĩnh trực nào ông cũng ông có nhiều cống hiến lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em. Những công trình về lĩnh vực này của ông uyên bác đến mức, trong diễn văn khai mạc Hội nghị tâm lý học thế giới lần thứ 21, năm 1976, Chủ tịch hội tâm lý học thế giới, nhà Tâm lý học Pháp Paul Praisse đã phát biểu: “Từ đây cho tới cuối thế kỷ, tôi e rằng tâm lý học thế giới chỉ việc khai thác riêng các ý tưởng của J.Piaget thì cũng không làm sao hết được”.
+ Thuyết hoạt động
Do các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như L.X.Vugotxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchev cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập. Tâm lý học hoạt động lấy Triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Các nhà Tâm lý học hoạt động cho rằng, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khác quan vào não người. Tâm lý người có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
Tham khảo
^
Schater, D; Gilbert, D; Wegner, D, “Psychology: The Evolution of a Science”, Pscyhology, 2009, 2
Khái Niệm ‘Lịch Sử’ Trong Sử Học
KHÁI NIỆM SỬ HỌC:
HARRY RITTER
ĐINH HỒNG PHÚC dịch
Harry Ritter, “History”, in Dictionary of concepts in history. New York: Greenwood Press, 1986. pp. 193-199.
LỊCH SỬ (Anh: ). 1. Theo cách dùng thông thường: quá khứ con người. 2. Theo cách dùng chuyên môn: quá khứ con người hoặc (quan trọng hơn) tra vấn về bản tính của quá khứ con người, với mục đích là chuẩn bị cho sự giải thích xác thực một hay nhiều phương diện của nó. Thuật ngữ này cũng quy chiếu, cả theo cách dùng chuyên môn lẫn cách dùng thông thường, đến các bản văn ghi chép về các sự kiện trong quá khứ. Từ quan điểm lịch sử – nghĩa là, từ lập trường của lịch sử bản thân tư duy lịch sử – về đại thể, lịch sử có thể được định là truyền thống học thuật, ghi chép, xác định niên đại từ thời cổ đại, dựa trên sự tra vấn thuần lý về bản tính sự kiện của quá khứ con người.
Chữ lịch sử trong các ngôn ngữ Âu châu hiện đại có nghĩa hàm hồ: nó có thể dùng để chỉ các biến cố hay sự biến (events) của bản thân quá khứ ( res gestae trong tiếng La tinh nghĩa là “việc đã rồi”); hoặc chỉ hoạt động nghiên cứu và viết về quá khứ (Barzun, [1943] 1950: 31; Rothfels, 1961: 7); hoặc chỉ một văn bản nghiên cứu nào đó đã hoàn tất về quá khứ – như trong cụm từ “Lịch sử của Gibbon về sự suy tàn của La Mã”. (Trong tiếng Đức, Geschichte [từ động từ geschehen, xảy ra] cũng có những nét nghĩa hàm hồ như chữ lịch sử. Xuất hiện ở thế kỷ 17, Geschichte được dùng đồng nghĩa với Historie, và khoảng thế kỷ 19, người ta thích dùng nó thay cho chữ để nói đến việc nghiên cứu về quá khứ [Berr và Febvre, 1932: 357]. Cả ba nghĩa này đều đã có sẵn trong ngôn ngữ Hy Lạp và Latinh thời cổ điển, cho dù chữ historia theo nguyên nghĩa Hy Lạp chỉ có nghĩa là “tra vấn” về bất cứ thứ gì. Trong cách dùng chuyên môn của sử luận (historiography) hiện đại, lịch sử vẫn còn bảo lưu thông điệp cổ đại ấy – đó là hành vi tra vấn qua đó người ta nghiên cứu và truyền thông về quá khứ (ví dụ, Berr và Febvre, 1932: 358; Strayer [1943] 1950: 6). Nhà sử học là người “theo đuổi sự tra vấn này, và nhà sử học giỏi nhất là người theo đuổi nó tốt nhất” (Zagorin, 1956: 9).
Ở thời Hy Lạp hóa và La Mã, lịch sử dùng để chỉ tự sự của người tra vấn; một sự thay đổi ngữ nghĩa diễn ra trong đó các ý niệm về sự tìm tòi nghiên cứu và sự chứng thực phụ thuộc vào nghệ thuật trình bày. Từ nghĩa này, chữ lịch sử theo nghĩa “câu chuyện” trở nên thông dụng, nghĩa là nó được dùng để chỉ các tự sự hư cấu và tự sự sự kiện (Press, 1977: 285, 288) – chẳng hạn, Câu chuyện của Tom Jones / History of Tom Jones của Fielding ở thế kỷ 18. Truyền thống tu từ học này – thứ truyền thống đã đi đến chỗ xếp lịch sử vào một nhánh của văn học, như là một phương tiện khai trí và giải trí cũng như là một nguồn nhận thức sự kiện quan trọng – vẫn giữ vị trí tối cao cho đến thế kỷ 18, đêm trước của sự ra đời lịch sử “khoa học” (Johnson, 1926: 21-22; Stromberg, 1951: 297-98).
Suốt thời trung đại, lịch sử dần dần mang lấy nét nghĩa là toàn bộ diễn trình của các sự biến của con người, nghĩa này có lẽ không hề có ở thời cổ đại (Press, 1977: 283) nhưng lại trở thành yếu tố giữ vai trò then chốt trong thần học Kitô, trong triết học tư biện về lịch sử, và trong diễn ngôn đời thường của thời hiện đại. (Nhiều nghiên cứu trước đây về ý thức lịch sử thời cổ đại [ví dụ, Holborn, 1949: 6-7] trái ngược rõ nét với truyền thống cổ điển và truyền thống Do thái-Kitô giáo khi cho rằng người Hy Lạp và La Mã hiểu lịch sử như là một diễn trình tuần hoàn trong khi đó người Hebrew lại coi nó như là một diễn trình phát triển có tính mục đích luận và tiến bộ. Quan điểm này hiện nay bị tranh cãi, hoặc với căn cứ rằng ý niệm về lịch sử như là một diễn trình phát triển không hề tồn tại ở thời cổ đại [Press, 1977: 281-82], hoặc rằng tư tưởng Hy-La và Do thái-Kitô giáo cổ đại cho thấy chúng có cả khái niệm tiến bộ lẫn khái niệm tái diễn [Trompf, 1979).
Ý niệm về lịch sử như là một diễn trình phát triển (có gốc từ công trình của St. Augstine [Press, 1977: 294-95] ngụ ý rằng lịch sử là một loại “câu chuyện chưa kể” (Mink, 1978: 134), một “loạt các diễn biến trong thời gian và không gian [tồn tại] ở bên ngoài sách vở”; nó giả định rằng quá khứ “có một thứ thực tại khách quan mà người nghiên cứu lịch sử có thể dùng để so sánh và kiểm tra các văn tập sử ký theo cách nào đó không thể giải thích được” (Johnson, 1926: 22). Các nhà phê phán truyền thống này cảnh báo rằng “chúng ta có thể biết quá khứ chỉ khi nào nó để lại những dấu vết của nó trong các tập sử ký và các tàn tích. Quá khứ không tồn tại ở đâu khác ngoài ý thức của con người” (Johnson, 1926: 22).
Suốt thế kỷ 18, truyền thống cổ đại xem lịch sử như là tự sự được phối ngẫu với mối quan tâm đến sự kiện ở người sưu tầm cổ vật, và khoảng năm 1800 khái niệm hiện đại là “lịch sử khoa học” được hình thành. Thế thì lịch sử là sự tra vấn về bản tính của quá khứ vì bản thân quá khứ, được tiếp tục với mục đích là xác lập việc ghi chép tự sự về các sự biến như chúng “đã thực sự xảy ra” (Ranke, [1824] 1972: 57).
Những cuộc tranh luận về “bản tính” của lịch sử trở nên quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong thế kỷ 20; đa phần là những nỗ lực xác định lịch sử hoặc là “nghệ thuật” hoặc là “khoa học” trong các phương pháp và mục đích của nó (ví dụ Hughes, 1964). Ngay từ đầu thế kỷ, nhà sử học Anh G. M. Trevelyan ([1903] 1972: 234) công kích mô hình khoa học bằng cách cho rằng “theo bản chất bất biến của nó, lịch sử là một ‘câu chuyện'” – ý ông muốn nói là “nghệ thuật của lịch sử vẫn luôn là nghệ thuật của tự sự”; quan niệm lịch sử như là “nghệ thuật khai phóng” hay “bộ phận của văn chương của con người” vẫn còn phổ biến (Strayer, [1943] 1950: 3; Bazun, 1945: 81). Mặt khác, một số nhà sử học cương quyết khẳng định rằng lịch sử là một môn khoa học xã hội. Cách thông thường nhất để tránh trách nhiệm trong cuộc tranh luận này là cho rằng lịch sử là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và khoa học và nói rằng nó giữ vị thế tự trị trong các ngành khoa học nhân văn. Nhưng điều quan trọng hơn cuộc tranh luận này nhiều chính là công việc nghiên cứu đã được mở rộng hơn rất nhiều về phạm vi và phương pháp trong thế kỷ 20 và không còn được đồng nhất một cách hạn hẹp với việc tái dựng lại chế độ chính trị hay các sự vụ của giáo hội trong quá khứ dựa trên các tài liệu viết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arendt, Hannah. 1961. “The concepts of history: ancient and modern”. Trong Hannah Arendt, Between past and future: Eight exercises in political thought. New York: 41-90.
Barzun, Jacques. 1945. “History as a liberal art”. Journal of the History of Ideas 6: 81-88.
Barzun, Jacques. [1943] 1950. “History, popular and unpopular”. Trong Strayer: 27-57.
Barzun, Jacques. 1974. Clio and the doctors: psycho-history, quanto-history, and history. Chocago.
Berr, Henri, and Febvre, Lucien. 1932. “Hisroty and historiography: hisroty”. Encyclopedia of social sciences 7: 357-68.
Breisach, Ernst. 1983. Historiography: ancient, medieval and modern. Chicago.
Burke, Peter. 1969. The renaissance sense of the past. London.
Croce, Benedetto. [1919] 1960. History: its theory and practice. New York.
Finley, M. I. 1964-65. “Myth, memory, and history”. History and Theory 4: 281-302.
Fritz, Kurt von. 1958. Aristotle’s contribution to the practice and theory of historiography. Berkeley, Calif.
Fustel de Coulanges, N. D. [1862] 1972. “An inaugural lecture” trong Stern: 179-88.
Harbison, E. Harris. 1956. The Cristian scholar in the Age of Reformation. New York.
Hay, Denys. 1977. Annalists and historians: western historiography from the eighth to the eighteenth century. London.
Holborn, Hajo. 1949. “Greek and modern concepts of history”. Journal of the History of Ideas 10: 3-13.
Hughes, H. Stuart. 1964. History as art and as science: twin vistas on the past. New York.
Huizinga, Johan. [1936] 1963. “A definition of concept of history”. Trong Raymond Klibansky and H. J. Paton, ed., Philosophy and history: essays presented to Ernst Cassier. New York: 1-10.
Johnson, Allen. 1926. The historian and historical evidence. New York.
Meiland, Jack W. 1965. Scepticism and historical knowledge. New York.
Mink, Louis O. 1978. “Narrative form as a cognitive instrument”. In Canary and Kozicki: 129-49.
Press, Gerald A. 1977. “History and development of the idea of history in antiquity.” History and Theory 16: 280-96.
Preston, Joseph H. 1977. “Was there an historical revolution?” Journal of the History of Ideas 38: 353-64.
Ranke, Leopold von. [1824] 1972. Preface to Histories of the Latin and Germanic nations from 1494-1514. In Stern: 55-58.
Rothfels, Hans. 1961. “Einleitung”. In Waldemar Besson, ed., Geschichte: das Fischer Lexikon. Frankfurt.
Stern, Fritz. 1972. The varieties of history. New York.
Strayer, Joseph R. [1943] 1950. “Introduction”. In Strayer: 3-26.
Stromberg, R. N. 1951. “History in the eighteenth century”. Journal of the History of Ideas 12: 295-304.
Trevelyan, George Macaulay. [1903] 1972. “Clio, a muse”. In Stern: 227-45.
Trompf, G. W. 1977. “Social science in historical perspective”. Philosophy of the social sciences 7: 113-38.
Trompf, G. W. 1979. The idea of historical recurrence in western thought: from Antiquity to the Reformation. Berkeley, Calif.
Turner, Frederich Jackson. [1891] 1972. “The significance of history” In Stern: 194-208.
Walsh, W. H. 1973. “History as science and history as more than science”. Virginia Quarterly Review 49: 196-212.
Weisinger, Herbert. 1945. “Ideas of history during the Renaissance”. Journal of the History of Ideas 6: 415-35.
White, Lynn. 1942. “Christian myth and Christian history”. Journal of the History of Ideas 3: 145-58.
Zagorin, Perez. 1956. “Carl Becker on history. Professor Becker’s two histories: a skeptical fallacy”. The Americain Historical Revew 62: 1-11.
Khái Niệm “Lịch Sử” Trong Sử Học
KHÁI NIỆM SỬ HỌC:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
LỊCH SỬ
HARRY RITTER
ĐINH HỒNG PHÚC dịch
Harry Ritter, “History”, in Dictionary of concepts in history. New York: Greenwood Press, 1986. pp. 193-199.
LỊCH SỬ (Anh: history). 1. Theo cách dùng thông thường: quá khứ con người. 2. Theo cách dùng chuyên môn: quá khứ con người hoặc (quan trọng hơn) tra vấn về bản tính của quá khứ con người, với mục đích là chuẩn bị cho sự giải thích xác thực một hay nhiều phương diện của nó. Thuật ngữ này cũng quy chiếu, cả theo cách dùng chuyên môn lẫn cách dùng thông thường, đến các bản văn ghi chép về các sự kiện trong quá khứ. Từ quan điểm lịch sử - nghĩa là, từ lập trường của lịch sử bản thân tư duy lịch sử – về đại thể, lịch sử có thể được định là truyền thống học thuật, ghi chép, xác định niên đại từ thời cổ đại, dựa trên sự tra vấn thuần lý về bản tính sự kiện của quá khứ con người.
Chữ lịch sử trong các ngôn ngữ Âu châu hiện đại có nghĩa hàm hồ: nó có thể dùng để chỉ các biến cố hay sự biến (events) của bản thân quá khứ (res gestae trong tiếng La tinh nghĩa là “việc đã rồi”); hoặc chỉ hoạt động nghiên cứu và viết về quá khứ (Barzun, [1943] 1950: 31; Rothfels, 1961: 7); hoặc chỉ một văn bản nghiên cứu nào đó đã hoàn tất về quá khứ – như trong cụm từ “Lịch sử của Gibbon về sự suy tàn của La Mã”. (Trong tiếng Đức, Geschichte [từ động từ geschehen, xảy ra] cũng có những nét nghĩa hàm hồ như chữ lịch sử. Xuất hiện ở thế kỷ 17, Geschichte được dùng đồng nghĩa với Historie, và khoảng thế kỷ 19, người ta thích dùng nó thay cho chữ Historie,[1] để nói đến việc nghiên cứu về quá khứ [Berr và Febvre, 1932: 357]. Cả ba nghĩa này đều đã có sẵn trong ngôn ngữ Hy Lạp và Latinh thời cổ điển, cho dù chữ historia theo nguyên nghĩa Hy Lạp chỉ có nghĩa là “tra vấn” về bất cứ thứ gì. Trong cách dùng chuyên môn của sử luận (historiography) hiện đại, lịch sử vẫn còn bảo lưu thông điệp cổ đại ấy – đó là hành vi tra vấn qua đó người ta nghiên cứu và truyền thông về quá khứ (ví dụ, Berr và Febvre, 1932: 358; Strayer [1943] 1950: 6). Nhà sử học là người “theo đuổi sự tra vấn này, và nhà sử học giỏi nhất là người theo đuổi nó tốt nhất” (Zagorin, 1956: 9).
Ở thời Hy Lạp hóa và La Mã, lịch sử dùng để chỉ tự sự của người tra vấn; một sự thay đổi ngữ nghĩa diễn ra trong đó các ý niệm về sự tìm tòi nghiên cứu và sự chứng thực phụ thuộc vào nghệ thuật trình bày. Từ nghĩa này, chữ lịch sử theo nghĩa “câu chuyện” trở nên thông dụng, nghĩa là nó được dùng để chỉ các tự sự hư cấu và tự sự sự kiện (Press, 1977: 285, 288) – chẳng hạn, Câu chuyện của Tom Jones / History of Tom Jones của Fielding ở thế kỷ 18. Truyền thống tu từ học này – thứ truyền thống đã đi đến chỗ xếp lịch sử vào một nhánh của văn học, như là một phương tiện khai trí và giải trí cũng như là một nguồn nhận thức sự kiện quan trọng – vẫn giữ vị trí tối cao cho đến thế kỷ 18, đêm trước của sự ra đời lịch sử “khoa học” (Johnson, 1926: 21-22; Stromberg, 1951: 297-98).
Suốt thời trung đại, lịch sử dần dần mang lấy nét nghĩa là toàn bộ diễn trình của các sự biến của con người, nghĩa này có lẽ không hề có ở thời cổ đại (Press, 1977: 283) nhưng lại trở thành yếu tố giữ vai trò then chốt trong thần học Kitô, trong triết học tư biện về lịch sử, và trong diễn ngôn đời thường của thời hiện đại. (Nhiều nghiên cứu trước đây về ý thức lịch sử thời cổ đại [ví dụ, Holborn, 1949: 6-7] trái ngược rõ nét với truyền thống cổ điển và truyền thống Do thái-Kitô giáo khi cho rằng người Hy Lạp và La Mã hiểu lịch sử như là một diễn trình tuần hoàn trong khi đó người Hebrew lại coi nó như là một diễn trình phát triển có tính mục đích luận và tiến bộ. Quan điểm này hiện nay bị tranh cãi, hoặc với căn cứ rằng ý niệm về lịch sử như là một diễn trình phát triển không hề tồn tại ở thời cổ đại [Press, 1977: 281-82], hoặc rằng tư tưởng Hy-La và Do thái-Kitô giáo cổ đại cho thấy chúng có cả khái niệm tiến bộ lẫn khái niệm tái diễn [Trompf, 1979).
Ý niệm về lịch sử như là một diễn trình phát triển (có gốc từ công trình của St. Augstine [Press, 1977: 294-95] ngụ ý rằng lịch sử là một loại “câu chuyện chưa kể” (Mink, 1978: 134), một “loạt các diễn biến trong thời gian và không gian [tồn tại] ở bên ngoài sách vở”; nó giả định rằng quá khứ “có một thứ thực tại khách quan mà người nghiên cứu lịch sử có thể dùng để so sánh và kiểm tra các văn tập sử ký theo cách nào đó không thể giải thích được” (Johnson, 1926: 22). Các nhà phê phán truyền thống này cảnh báo rằng “chúng ta có thể biết quá khứ chỉ khi nào nó để lại những dấu vết của nó trong các tập sử ký và các tàn tích. Quá khứ không tồn tại ở đâu khác ngoài ý thức của con người” (Johnson, 1926: 22).
Suốt thế kỷ 18, truyền thống cổ đại xem lịch sử như là tự sự được phối ngẫu với mối quan tâm đến sự kiện ở người sưu tầm cổ vật, và khoảng năm 1800 khái niệm hiện đại là “lịch sử khoa học” được hình thành. Thế thì lịch sử là sự tra vấn về bản tính của quá khứ vì bản thân quá khứ, được tiếp tục với mục đích là xác lập việc ghi chép tự sự về các sự biến như chúng “đã thực sự xảy ra” (Ranke, [1824] 1972: 57).
Những cuộc tranh luận về “bản tính” của lịch sử trở nên quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong thế kỷ 20; đa phần là những nỗ lực xác định lịch sử hoặc là “nghệ thuật” hoặc là “khoa học” trong các phương pháp và mục đích của nó (ví dụ Hughes, 1964). Ngay từ đầu thế kỷ, nhà sử học Anh G. M. Trevelyan ([1903] 1972: 234) công kích mô hình khoa học bằng cách cho rằng “theo bản chất bất biến của nó, lịch sử là một ‘câu chuyện’” – ý ông muốn nói là “nghệ thuật của lịch sử vẫn luôn là nghệ thuật của tự sự”; quan niệm lịch sử như là “nghệ thuật khai phóng” hay “bộ phận của văn chương của con người” vẫn còn phổ biến (Strayer, [1943] 1950: 3; Bazun, 1945: 81). Mặt khác, một số nhà sử học cương quyết khẳng định rằng lịch sử là một môn khoa học xã hội. Cách thông thường nhất để tránh trách nhiệm trong cuộc tranh luận này là cho rằng lịch sử là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và khoa học và nói rằng nó giữ vị thế tự trị trong các ngành khoa học nhân văn. Nhưng điều quan trọng hơn cuộc tranh luận này nhiều chính là công việc nghiên cứu đã được mở rộng hơn rất nhiều về phạm vi và phương pháp trong thế kỷ 20 và không còn được đồng nhất một cách hạn hẹp với việc tái dựng lại chế độ chính trị hay các sự vụ của giáo hội trong quá khứ dựa trên các tài liệu viết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arendt, Hannah. 1961. “The concepts of history: ancient and modern”. Trong Hannah Arendt, Between past and future: Eight exercises in political thought. New York: 41-90.
Barzun, Jacques. 1945. “History as a liberal art”. Journal of the History of Ideas 6: 81-88.
Barzun, Jacques. [1943] 1950. “History, popular and unpopular”. Trong Strayer: 27-57.
Barzun, Jacques. 1974. Clio and the doctors: psycho-history, quanto-history, and history. Chocago.
Berr, Henri, and Febvre, Lucien. 1932. “Hisroty and historiography: hisroty”. Encyclopedia of social sciences 7: 357-68.
Breisach, Ernst. 1983. Historiography: ancient, medieval and modern. Chicago.
Burke, Peter. 1969. The renaissance sense of the past. London.
Croce, Benedetto. [1919] 1960. History: its theory and practice. New York.
Finley, M. I. 1964-65. “Myth, memory, and history”. History and Theory 4: 281-302.
Fritz, Kurt von. 1958. Aristotle’s contribution to the practice and theory of historiography. Berkeley, Calif.
Fustel de Coulanges, N. D. [1862] 1972. “An inaugural lecture” trong Stern: 179-88.
Harbison, E. Harris. 1956. The Cristian scholar in the Age of Reformation. New York.
Hay, Denys. 1977. Annalists and historians: western historiography from the eighth to the eighteenth century. London.
Holborn, Hajo. 1949. “Greek and modern concepts of history”. Journal of the History of Ideas 10: 3-13.
Hughes, H. Stuart. 1964. History as art and as science: twin vistas on the past. New York.
Huizinga, Johan. [1936] 1963. “A definition of concept of history”. Trong Raymond Klibansky and H. J. Paton, ed., Philosophy and history: essays presented to Ernst Cassier. New York: 1-10.
Johnson, Allen. 1926. The historian and historical evidence. New York.
Meiland, Jack W. 1965. Scepticism and historical knowledge. New York.
Mink, Louis O. 1978. “Narrative form as a cognitive instrument”. In Canary and Kozicki: 129-49.
Press, Gerald A. 1977. “History and development of the idea of history in antiquity.” History and Theory 16: 280-96.
Preston, Joseph H. 1977. “Was there an historical revolution?” Journal of the History of Ideas 38: 353-64.
Ranke, Leopold von. [1824] 1972. Preface to Histories of the Latin and Germanic nations from 1494-1514. In Stern: 55-58.
Rothfels, Hans. 1961. “Einleitung”. In Waldemar Besson, ed., Geschichte: das Fischer Lexikon. Frankfurt.
Stern, Fritz. 1972. The varieties of history. New York.
Strayer, Joseph R. [1943] 1950. “Introduction”. In Strayer: 3-26.
Stromberg, R. N. 1951. “History in the eighteenth century”. Journal of the History of Ideas 12: 295-304.
Trevelyan, George Macaulay. [1903] 1972. “Clio, a muse”. In Stern: 227-45.
Trompf, G. W. 1977. “Social science in historical perspective”. Philosophy of the social sciences 7: 113-38.
Trompf, G. W. 1979. The idea of historical recurrence in western thought: from Antiquity to the Reformation. Berkeley, Calif.
Turner, Frederich Jackson. [1891] 1972. “The significance of history” In Stern: 194-208.
Walsh, W. H. 1973. “History as science and history as more than science”. Virginia Quarterly Review 49: 196-212.
Weisinger, Herbert. 1945. “Ideas of history during the Renaissance”. Journal of the History of Ideas 6: 415-35.
White, Lynn. 1942. “Christian myth and Christian history”. Journal of the History of Ideas 3: 145-58.
Zagorin, Perez. 1956. “Carl Becker on history. Professor Becker’s two histories: a skeptical fallacy”. The Americain Historical Revew 62: 1-11.
[1] Geschichte (Lịch sử) là một chữ thuần Đức, còn Historie là một chữ Đức vay mượn – ND.
Khái Niệm Và Lịch Sử Chuyên Ngành Dược Lý Lâm Sàng
Khái niệm và lịch sử Chuyên ngành Dược lý lâm sàng
Dược lý lâm sàng là ngành khoa học nghiên cứu tất cả các khía cạnh của mối tương tác giữa thuốc và cơ thể người. Nó bao gồm việc tìm kiếm và phát triển các loại thuốc mới, nghiên cứu tính ứng dụng lâm sàng của các loại thuốc: phạm vi điều trị, lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc trên cá thể hay quần thể, sự lạm dụng thuốc… Dược lý lâm sàng là một lĩnh vực đa nhóm ngành, nhân lực Dược lý lâm sàng bao gồm các chuyên gia về y học, dược học, dược lý, độc chất học, y sinh học, xã hội học, dịch tễ học, kinh tế học…
Dược lý lâm sàng là một ngành khoa học vừa lâu đời, vừa mới mẻ. Việc dùng thuốc trong thực tế lâm sàng đã xuất hiện từ thời cổ đại. Các thuốc như quinine, reserpin, artemisinin… được sử dụng dưới dạng các thảo dược trong một thời gian dài trước khi đặc điểm dược học của chúng dần dần được sáng tỏ. Nhưng khái niệm Dược lý lâm sàng hiện đại được cho là xuất hiện từ giữa thế kỷ XX. Rất khó để khẳng định ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm Dược lý lâm sàng. Theo những tài liệu Anglo – Saxon, Harry Gold được cho là người đầu tiên đề cập tới khái niệm này vào những năm đầu thập niên 40 của thể kỷ XX. Tuy nhiên theo một số tài liệu khác, vào năm 1914 tại Đức, một cuốn sách đã được viết bởi Hans Horst Meyer và Rudolf Gottlied có tựa đề được dịch ra là: “Dược lý, lâm sàng và thực nghiệm”. Ngoài ra, cũng theo y văn Đức, Paul Martini, một giáo sư y khoa tại Bonn, đã xuất bản cuốn sách “Phương pháp luận của điều tra nghiên cứu điều trị học” và Paul Martini được coi là nhà Dược lý lâm sàng đầu tiên. Theo các tài liệu tiếng Anh, việc sử dụng dược liệu có một lịch sử lâu đời, đặc biệt là ở Scotland. Năm 1884, John Mitchell Bruce đã viết cuốn “Dược liệu và phương pháp điều trị. Bước đầu để điều trị bệnh hợp lý”, cuốn sách này trong phiên bản lần thứ 20 đã trở thành Dilling’s Clinical Pharmacology – được xuất bản vào năm 1960, cùng năm với cuốn “Dược lý lâm sàng” của Desmond Laurence.
Không thể phủ nhận sự phát triển Dược lý lâm sàng diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ. Một dấu mốc quan trọng là sự ra đời của ấn bản đầu tiên cuốn “Goodman and Gilman: Cơ sở dược lý của điều trị học” (1960) của Walter Modell và sự ra đời tạp chí về Dược lý lâm sàng đầu tiên mang tên “Dược lý lâm sàng và điều trị học”.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ trở thành trung tâm đào tạo các nhà Dược lý lâm sàng trên thế giới. Giám đốc NIH James Shannon cùng đồng nghiệp của ông Bernard B. Brodie và Julius Axelrod giới thiệu sinh hóa dược lý như một ngành khoa học và việc đo lường thuốc trong dịch cơ thể là công cụ của chuyên ngành dược lý lâm sàng . Năm 1966, Lasagna công bố một báo cáo rất có giá trị về hiện trạng và tương lai phát triển ngành Dược lý lâm sàng.
Một sự phát triển song song xảy ra tại châu Âu, đặc biệt là tại Anh, nơi cơ sở hạ tầng dành cho dược lý cơ bản và y học lâm sàng phát triển nhanh chóng. Những chuyên gia hàng đầu có thể kể đến như Sir John Gaddum, Sir Horace Smirk và Sir Austin Bradford Hill…
Theo “Clinical pharmacology in health care, teaching and research” – WHO
? Khái Niệm Về Nhân Cách Trong Tâm Lý Học, Trong Triết Học, Trong Xã Hội Học
Khái niệm về tính cách tìm thấy định nghĩa của nó trong nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học, thậm chí mỗi người đàn ông không có kiến thức học thuật, có thể xây dựng chỉ định riêng của họ về khái niệm này. Nhưng tất cả như nhau, để sử dụng bất kỳ thuật ngữ một cách khôn ngoan, bạn cần phải hiểu ý nghĩa của nó. Định nghĩa khoa học trông như thế này: một cá tính là một bản đồ của bản chất mạnh mẽ của một người, vai trò xã hội và cá nhân của nó, một hệ thống ổn định của một số đặc điểm của một người, được thể hiện chủ yếu trong lĩnh vực xã hội của cuộc sống. Để đưa bài diễn văn nổi tiếng, người ta có thể xây dựng một định nghĩa như thế này: một người – một người có một tập hợp các phẩm chất mạnh mẽ và khả năng chịu được khả năng sử dụng chúng để đạt được mục tiêu, tự tin, có khả năng sử dụng các kinh nghiệm, có khả năng kiểm soát cuộc sống và chịu trách nhiệm cho hành động của họ đối với công chúng và luôn luôn hành động của mình tương ứng với lời nói của ông.
Thường thì bạn có thể nghe thấy rằng trong một bối cảnh, sử dụng các khái niệm về cá tính bản sắc cá nhân, như nhiều người coi họ là giống hệt nhau. Trong thực tế nó không phải là, và bạn cần phải hiểu, sự khác biệt là gì.
Cá nhân là đại diện của loài người, một đơn vị nhân loại. Nghĩa là, một người chưa trưởng thành và không có đầu đến xã hội và thử trên bất kỳ vai trò xã hội và mặt nạ.
Khái niệm về cá nhân và cá tính, khác với mức độ mà một cá nhân không bao giờ có thể trở thành một người.
Cá tính – một hệ thống độc đáo của đặc điểm tính cách tâm lý người (tính khí, phong cách giao tiếp, các đặc điểm nhân vật hàng đầu, khả năng, đặc trưng của quá trình thần kinh), xác định nó như là một người độc đáo với phong cách độc đáo của hành vi. Đó là, những phẩm chất phân biệt một người với người khác.
Khái niệm về tính cách và cá tính một chút chặt chẽ, bởi vì cả hai đại diện cho những phẩm chất của hệ thống, nhưng chỉ trong con người những phẩm chất này có khả năng kháng nhiều hơn và nói chuyện không quá nhiều về tính độc đáo của nó, như bản chất của cuộc kháng chiến.
Khái niệm về cá tính cá nhân có ý nghĩa khác nhau, nhưng, trên thực tế, tất cả chúng đều cấu thành nên cấu trúc của một người.
Trong tất cả mọi người, sự hình thành nhân cách xảy ra ở các nhóm tuổi khác nhau. Một số người trong 45 tuổi không thể chịu trách nhiệm cho hành động của họ, hành động có ý thức và độc lập, đặc biệt là khi họ có một người nào đó trên được bảo vệ. Họ sợ rời khỏi khu vực thoải mái của họ. Nó không phải là cần thiết để hy vọng cho một người như vậy trong một vấn đề nghiêm trọng. Từ họ bạn thường có thể nghe thấy “có, tôi sẽ làm điều đó, ngay cả hôm nay tôi sẽ bắt đầu.” Nhưng, không phải ngày mai hay thậm chí trong một tháng, họ sẽ không làm những gì họ hứa. Rất thường những người này là lười biếng, hèn nhát, họ có thể là một lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao.
Nó xảy ra rằng một người trở thành một người, chưa rời khỏi thời thơ ấu. Về cơ bản trong thời gian sớm cá tính là trẻ em bị tước đoạt chăm sóc, được phải tự lo cho bản thân và họ có để tồn tại, nhưng nó cần phải có một cá tính mạnh mẽ và một ý chí sắt đá.
Ở đây, khái niệm về tính cách và cá tính được vượt qua, bởi vì mọi người, có tính độc đáo nhân vật rất khác biệt,có được trong quá trình của vấn đề thời thơ ấu không hạnh phúc – nhanh chóng trở thành một người, sau đó sửa những đặc điểm này. Nó cũng xảy ra khi có nhiều trẻ em trong gia đình, sau đó đứa trẻ lớn tuổi nhất cũng sẽ có phẩm chất mạnh mẽ, bền bỉ của nhân vật.
Khái niệm về tính cách trong tâm lý họcTrong tâm lý học, nhân cách được xem như là phẩm chất của cá nhân, mà nó có được trong hoạt động mục tiêu của nó và mô tả các khía cạnh xã hội của cuộc sống của nó.
Cá nhân, như một người, tự do thể hiện thái độ của mình với toàn bộ thế giới bên ngoài, và do đó tính năng đặc trưng của anh ta được xác định. Quan trọng nhất trong tất cả các mối quan hệ của con người là mối quan hệ, đó là, cách con người xây dựng mối quan hệ với những người khác.
Khái niệm về cá tính trong xã hội họcKhái niệm về tính cách trong xã hội học có thể được tóm tắt trong một số loại.Đầu tiên là một địa vị xã hội, đó là, một người chiếm một vị trí trong xã hội, và trong mối liên kết này, một số nghĩa vụ và quyền hạn nhất định. Có một số trạng thái như vậy cho một người. Nó phụ thuộc vào việc anh ta có một gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, công việc, thông qua đó một người xã hội hóa. Vì vậy, ví dụ, một người có thể là một đứa con trai, một người chồng, một người cha, một người anh em, một đồng nghiệp, một nhân viên, một thành viên trong nhóm, và như vậy.
Đôi khi rất nhiều trạng thái xã hội thể hiện hoạt động xã hội của một người. Ngoài ra, tất cả các trạng thái được chia sẻ, tùy thuộc vào ý nghĩa của chúng đối với từng cá nhân. Ví dụ, đối với một trong những điều quan trọng nhất là tình trạng của một nhân viên công ty, cho một người khác – tình trạng của một người chồng. Trong trường hợp đầu tiên, một người có thể không có một gia đình, vì vậy đối với anh ta là quan trọng nhất là công việc và anh ta tự xác định mình với vai trò của một người nghiện làm việc. Trong trường hợp khác, người nhận ra mình trước hết như một người chồng, những lĩnh vực khác của cuộc sống, anh ta bỏ qua một bên. Ngoài ra còn có các trạng thái chung, chúng mang tầm quan trọng xã hội lớn và xác định các hoạt động chính (chủ tịch, giám đốc, bác sĩ) và các trạng thái chung có thể không có mặt cùng với tổng quát.
Khi một người ở trong tình trạng xã hội, theo đó, cô ấy thực hiện một số hành động nhất định, được quy định theo mô hình hành vi, đó là vai trò xã hội. Chủ tịch nên lãnh đạo đất nước, đầu bếp nên chuẩn bị món ăn, công chứng viên nên chứng nhận giấy tờ, các em nên nghe cha mẹ và vân vân. Khi một người bằng cách nào đó không đúng theo tất cả các quy tắc quy định, nó gây nguy hiểm cho tình trạng của nó. Nếu có quá nhiều vai trò xã hội trên một người, anh ta phơi bày mình với những xung đột về vai trò. Ví dụ, một người đàn ông trẻ tuổi, một người cha độc thân, làm việc muộn để nuôi sống bản thân và đứa trẻ rất sớm có thể đốt cháy cảm xúc từ sự bão hòa quá mức với những hành động được chỉ định bởi vai trò xã hội.
Tính cách, như một hệ thống các đặc điểm tâm lý xã hội, có một cấu trúc độc đáo.
Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Z. Freud, các thành phần của cấu trúc nhân cách là ba thành phần. Cơ sở là trường hợp vô thức của Id (It), kết hợp các kích thích tự nhiên, bản năng và nguyện vọng hedonistic. Id được lấp đầy với năng lượng và sự phấn khích mạnh mẽ, do đó nó được tổ chức kém, vô trật tự và yếu ý chí.Mở Eid có cấu trúc sau – Ego (I), nó là hợp lý, và so với Eid được kiểm soát, nó là ý thức riêng của mình. xây dựng cao nhất mà một superego (superego), nó là chịu trách nhiệm về ý thức trách nhiệm, hành động, lương tâm, thực thi đạo đức kiểm soát hành vi.
Nếu người đó hài hòa tương tác với cả ba của các cấu trúc, nghĩa là Eid không nằm ngoài sự cho phép, bản ngã được kiểm soát, mà hiểu rằng sự hài lòng của bản năng có thể hành động về mặt xã hội không được chấp nhận, và khi con người phát triển các siêu ngã, nhờ đó ông được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức trong hành động của họ, thì một người như vậy xứng đáng được tôn trọng và công nhận trong con mắt của xã hội.
Nhận thấy rằng đây là một khái niệm trong xã hội học tự nhiên và cấu trúc của nó, có thể kết luận rằng nó không thể được thực hiện, như vậy, nếu nó không được xã hội hóa.
Khái niệm về tính cách trong xã hội học có thể được mô tả ngắn gọn như một tập hợp các đặc tính xã hội quan trọng của cá nhân đảm bảo mối liên hệ của anh với thế giới xung quanh.
Khái niệm về nhân cách trong triết họcKhái niệm về nhân cách trong triết học có thể được chỉ định là bản chất của nó trong thế giới, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Triết học chú trọng đến khía cạnh tâm linh của con người, với đạo đức của mình, đối với nhân loại.
Tính cách trong việc tìm hiểu triết lý của người đàn ông trở thành khi biết lý do tại sao anh bước vào cuộc đời này, những gì mục tiêu cuối cùng của mình và những gì ông dành cuộc đời mình. nhà triết học người đánh giá là một cá nhân, nếu anh có thể tự do ngôn luận, nếu có vẻ kiên định, và ông là tốt bụng, người sáng tạo những người trong hành động của họ được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức và đạo đức.
Khái niệm về nhân cách trong triết học có thể được mô tả ngắn gọn, trải qua các khoảng thời gian chính. Trong thời cổ đại, một người hiểu biết về các đặc biệt, trong đó thực hiện một số công việc cụ thể, một người được gọi là diễn viên mặt nạ. Như thể họ biết điều gì đó về sự tồn tại của cá nhân, nhưng khái niệm như vậy là không sử dụng, cho đến khi sau này trong kỷ nguyên Kitô hữu tiên khởi đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ này. Các nhà triết học thời trung cổ đã xác định cá nhân với Thiên Chúa. Triết lý châu Âu mới đã hạ cánh nhiệm kỳ này trước khi chỉ định một công dân. Triết lý của chủ nghĩa lãng mạn đã xem người đó như một anh hùng.
Khái niệm về cá tính trong triết lý của âm thanh ngắn – một người có thể được thực hiện khi nó đã phát triển đầy đủ ý chí khoa, có thể vượt qua rào cản xã hội và chịu tất cả các bài kiểm tra của số phận, thậm chí đi xa hơn cuộc sống hữu hạn.
Khái niệm về tội phạm trong tội phạm họcNếu trong tâm lý một người được nói như một đơn vị, đó là đặc điểm của một cá nhân, sau đó trong tội phạm, đây là một khái niệm trừu tượng mà không được đưa ra cho một tội phạm cụ thể, nhưng tạo ra hình ảnh chung của ông bao gồm các tài sản nhất định.
Một người rơi vào đặc điểm của “danh tính của người phạm tội” từ thời điểm khi ông cam kết hành động xấu số của mình. Mặc dù một số người có khuynh hướng nghĩ rằng thậm chí sớm hơn, rất lâu trước khi bản thân tội phạm được cam kết, đó là, khi một ý tưởng được sinh ra trong con người, và ông bắt đầu chịu đựng nó. Thật khó nói khi một người không còn như vậy nữa. Nếu một người trở nên nhận thức tội lỗi của mình và chân thành hối hận về những gì ông đã làm, và chân thành hối tiếc thành tựu và không thể tránh khỏi của nó, nó dường như vượt ra ngoài khái niệm của một người phạm tội, nhưng thực tế vẫn là một thực tế và người đó sẽ bị trừng phạt. Anh cũng có thể hiểu rằng anh đã mắc sai lầm khi đang thụ án. Có lẽ không hiểu không bao giờ. Có những người sẽ không bao giờ từ bỏ thực tế rằng họ đã phạm một hành động xấu xa, ngay cả sau khi bị một hình phạt đau đớn, họ sẽ không ăn năn. Hoặc cũng có những người tái phạm, sau khi phục vụ một dòng, đi tự do, một lần nữa phạm tội và vì vậy phần còn lại của cuộc đời họ có thể đi qua lại ở đây.Nước tinh khiết này là một bản chất tội phạm, chúng giống nhau và nằm dưới sự mô tả chung về tội phạm.
Cấu trúc nhân cách của người phạm tội là một hệ thống các đặc điểm quan trọng về mặt xã hội, các đặc tính tiêu cực, cùng với tình hình hiện tại vào thời điểm đó ảnh hưởng đến hoa hồng của hành vi sai trái. Cùng với các đặc tính tiêu cực, tội phạm cũng có những phẩm chất tích cực, nhưng chúng có thể biến dạng trong quá trình hoạt động cuộc sống.
Khái niệm và cấu trúc của tính cách của thủ phạm nên rõ ràng với các nhà tội phạm để bảo vệ công dân trước tiên khỏi mối đe dọa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Và Khái Niệm Tâm Lý Học Nhân Văn trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!