Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Dùng Muối Ăn Để Phòng Và Chữa Bệnh Cho Cá Cảnh được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Muối ăn là một chất dùng trị liệu tốt : Từ lâu đời, muối ăn là một vật liệu sẵn có dùng trong trị liệu mọi lúc. Muối diệt các loại ký sinh trùng (KST) như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cá cảnh do vi khuẩn gây bệnh. Muối là vật liệu an toàn nhất dùng trong trị liệu nếu được giám sát thời gian cẩn thận. Nó có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho cá cảnh.
Muối diệt KST: Tác dụng giết KST của muối ăn là do áp lực thẩm thấu.
Liều điều trị: Ngâm thời gian lâu: 1-3 gam muối trong 1 lít nước [(1-3 ppt – 0.5%). Liều thấp này thường áp dụng cho hồ cá koi (cá chép Nhật) cũng như để phòng ngừa một cách căn bản. Người ta cũng thấy là nó có tác dụng phòng ngừa các bệnh KST khá tốt. Xử lý các vết lóet do nhiễm khuẩn cũng khá tốt nếu tăng muối lên 5 gam/lít.
Cách tắm muối trị KST nước ngọt và các bệnh về mang do vi khuẩn. 10-30 gam / lít (10 – 30 ppt – 1-3%) khỏang 30 phút. Liều cao hơn chỉ nên kéo dài trong 1 phút. Người ta thường dùng 20 gam / lít trong 20 phút.
Những điều nên làm và không làm
– Chắc chắn muối đã hòa tan hết để ngừa cá bị “sát muối”.
– Lấy cá ra ngay nếu thấy cá có vẻ “quá sức”.
– Dùng muối ăn. không dùng muối có I-ốt.
Tóm lại : Khi nuôi mà không có điều kiện kiểm tra cá, nước đầy đủ thì muối ăn là lựa chọn đầu tiên cứu chữa bệnh cho cá. Nếu không có kết quả, mới lựa chọn các cách khác.
Cách pha các nồng độ như sau :
– ppm = mg/lít ví dụ: 5 ppm = 5 mg / lít
– mg / lít x 3.785 = mg / gall (US) ví dụ: 5 mg / lít = 18.9 mg / gall
– mg/ lít x 4.546 = mg / gall 5 mg / lít = 22.7 mg / gall
– 1 ounce = 28.35 gam
– Dung dịch 1% = 10 ml trong 1 lít = 10 gam trong 1 lít = 38 gam trong 1 gall
Nguồn Internet
Rau Muối, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Muối
Tên khác
Tên thường gọi: Rau muối.
Tên khoa học: Chenopodium album L
Họ khoa học: Thuộc họ Rau muối – Chenopodiaceae.
Cây Rau muối
(Mô tả, hình ảnh cây Rau muối, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:
Cây thảo cao 0,60-1m. Thân đứng, nhẵn, có khía phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, có cuống ngắn, thuôn, các lá phía dưới lớn hơn, có hình thoi, có răng lượn sóng ở mép, các lá phía trên nhỏ hơn, hầu như nguyên, tất cả đều có màu lục trăng trắng và có phấn (do có lông mọng nước, làm cho mặt lá như rắc bột, rắc muối) dài 3-6cm, rộng 2,5-5mm. Hoa tập hợp thành chùm xim co, bao hoa trắng không cuống gồm 5 mảnh rời, nhị 5, không đều nhau; nhuỵ có 2 đầu nhuỵ. Quả bế nằm trong bao hoa tồn tại; hạt óng ánh, màu đen.
Ra hoa vào mùa hạ (2-6) có quả vào mùa thu.
Bộ phận dùng:
Toàn cây – Herba Chenopodii Albi.
Nơi sống và thu hái:
Cây phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở nước ta, rau muối mọc khắp nơi, thường gặp các ruộng bỏ hoang, các nương rẫy cũ, các thung lũng đất trên các bãi ven sông, các bãi đất mặn và ruộng muối.
Thành phần hoá học:
Thân có lá chứa 87,7% nước, 5,3% protein, 1,2% glucid, 3,6% cellulose và khoáng toàn phần 2,2%. Có các muối khoáng; calcium 32mg%, phosphor 2,8mg% và các vitamin; caroten 5,6mg%, vitamin C 108mg%.
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, tính bình, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sát trùng, chỉ tả lỵ, chống ngứa; cũng có tác dụng nhuận tràng và trừ giun.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Người ta thu hái các ngọn non và lá non của các cây hoang dại để làm rau cho người, có thể luộc, xào hay nấu canh.
Ở Mianma và Ấn Ðộ người ta trồng Rau muối để thu hoạch hạt chế bột. Dùng rau muối làm rau ăn tiêu hoá tốt, lại còn dùng làm thuốc trị di mộng tinh, trị lỵ, ỉa chảy, trị rắn cắn côn trùng độc cắn, thấp sang dương chẩn. Thân và rễ dùng làm thuốc trị bệnh lậu của phụ nữ.
Nơi mua bán vị thuốc Rau muối đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Rau muối ở đâu?
Rau muối là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Rau muối được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Rau muối tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay rau muoi, vi thuoc rau muoi, cong dung rau muoi, Hinh anh cay rau muoi, Tac dung rau muoi, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Kỹ Thuật Nuôi Tảo Làm Thức Ăn Cho Ấu Trùng Tôm
1. Giới thiệu chung:
Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm sú. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo, trong các trại sản xuất giống. Qua thực tế sản xuất và nghiên cứu người ta đã tìm ra được hai loại tảo Silic ( Baciliariophyta) để nuôi sinh khối và làm thức ăn cho ấu trùng tôm.
Chaetoceros sp và Skeletonema costatum là hai loại tảo dạng chuỗi, kích thước tế bào từ 4-6μm. Tế bào bề mặt có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, ở góc tế bào có các gai hoặc lông ngắn, chính các gai và lông này làm cho các ết bào tảo kết hợp nhau thành chuỗi ( Skeletonema 20-50tb/ chuỗi. Chaetoceros 10-20tb/ chuỗi). Tảo khuê là một loài tảo phù du có trong các thủy vực nước lợ, nước mặn, có nồng độ muối từ 0-50‰. Các loài tảo trên rộng nhiệt thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 300C. Cường độ ánh sáng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo trong điều kiện nuôi, thời gian chiếu sáng trên 12 giờ thì sau khoảng 20 – 24h tảo sinh trưởng đạt mật độ 500.000 – 600.000tb/ml. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, chất lượng dinh dưỡng đầy đủ, sự phát triển của các loài Chaetoceros và Skeletonema làm cho nước có màu vàng xanh đến màu nâu. tảo nuôi sinh khối phát triển qua 4 pha.
1.1 Pha chậm:
Đôi khi kéo dài do sự thích hợp với môi trường dinh dưỡng mới của tảo kém và tế bào có thể chết.
1.2 Pha tăng trưởng:
Đặc trưng bởi sự phân chia tế bào liên tục theo công thức X x 2n
(X là số tế bào tham gia sinh sản X ≥ 1 , n số lần sinh sản (n ≥ 1))
1.3 Pha dừng
Đặc trưng bởi sự cân bằng giữa sự sinh tăng trưởng của tế bào mới với tế bào kém bi chết đi.
1.4 Pha chết:
Đây là kết quả của sự triệt tiêu hết chất dinh dưỡng đến mức không duy trì sự phát triển hoặc cũng có thể chết do chất thải trong quá trình sinh sống.
Thảo khuê có thể sinh sản theo 2 cách:
– Phân chia tế bào.
– Hình thành bảo tử.
2. Kỹ thuật nuôi cấy: 2.1 Trang thiết bị:
– Vợt các loại (vợt thu, vợt lọc)
– Lưới thu
– Dây thu Ø 21 hoặc 27
– Dây khí, đá bọt
– Bể gây giữ giống (bình thủy tinh, hoặc hình tam giác)
– Bể sinh khối (từ 1-3m3/bể)
– Hóa chất các loại
2.2 Môi trường nuôi cấy
Dùng môi trường Walne để cấy giữ và nuôi sinh khối tảo khuê
Các dung dịch theo thứ tự sau:
* Dung dịch 1 (tăng trưởng)
* Dung dịch 3 (vitamin)
* Dung dịch 4 (dung dịch tăng thêm)
* Dung dịch 5 (môi trường silicat)
– Na2SiO3.5H2O
20gr (hoặc 67ml)
– Hòa tan trong 1 lít nước ngọt
Các môi trường trên khi dùng trong nuôi cấy thì dùng mỗi loại dung dịch (1,3,4,5) theo tỷ lệ 1/1000 (1ml dung dịch mỗi loại cho 1 lít nước). Khi dùng để nuôi sinh khối thì bón các dung dịch trên theo tỷ lệ 1/10.000.
2.3 Nguồn nước:
Nguồn nước nuôi giữ và nuôi sinh khối tảo cần phải được xử lý (xem phần kỹ thuật xử lý nước)
2.4 Kỹ thuật thu giống, thuần giống, giữ giống: 2.4.2 Kỹ thuật thu giống:
Giống được vớt ở những vùng ven bờ biển vào lúc triều cao, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 15-18μm, vớt theo hình số 8. Để có loài cần nuôi ta phải thu mẫu nhiều lần. Dưới kính hiển vi ta kiểm tra đu7ọc tảo Chaetoceros sp và Skeletonema có dạng chuỗi.
2.4.2 Thuần giống:
Tảo vớt tự nhiên thường lẫn nhiều tạp mùn bả hữu cơ và động vật phù du. Do vậy ta phải phân lập tảo bằng lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn lượt qua nhiều lần và cuối cùng chỉ giữ lại phần nước có tảo trong đó.
Có thể thực hiện việc thuần giống tảo theo 2 phương pháp sau:
– Dùng ưu thế môi trường để thuần giống một cách tương đối. Nghĩa là trong điều kiện môi trường dinh dưỡng đưa vào phù hợp với sinh học phát triển của 2 giống tảo này sẽ giúp cho chúng ưu tiên phát triển hơn. Nên trải qua một thời gian 2 giống tảo này sẽ chiếm ưu thế để phát triển quần thể, chúng sẽ trở nên thuần chủng.
– Dùng phương pháp phân lập để tách 2 giống tảo này ra để nuôi riêng với môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau nhiều lần phần lập chúng sẽ trở nên thuần chủng.
– Khi tảo giống đã thuần chủng thì được nuôi giữ và đưa ra nuôi sinh khối.
2.4.3 Giữ giống:
Để chủ động cung cấp tảo cho sản xuất, chúng ta cần phải có phương pháp lưu giữ tảo. Việc lưu giữ tảo được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo hoặc ở khu phân bố riêng cho vùng nuôi tảo hoặc trong trại sản xuất tôm giống. Giống được giữ trong bình thủy tinh hay bình tam giác và được nuôi trong môi trường Walne ở nồng độ muối từ 25-30 ‰ . Thời gian nuôi tùy thuộc vào mật độ tảo đưa ra ban đầu và sự tăng trưởng của tảo nuôi. Thông thường thời gian nuôi giữ tảo từ 16-24h. Cách lưu giữ này có thể đảm bảo chất lượng tảo giống trước khi đưa vào nuôi sinh khối.
2.5 Kỹ thuật nuôi sinh khối:
Trong các trại sản xuất tôm giống, người ta thường bắt đầu nuôi sinh khối tảo khi ấu trùng Nauplius (N) ở giai đoạn N3 hoặc N4. Việc nuôi sinh khối được tiến hành theo các bước sau:
– Vệ sinh kỹ bể nuôi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước biển đã xử lý
– Bơm nước biển đã xử lý vào bể
– Cấp khí (24h/24h)
– Cấp tảo giống (giống đang lưu giữ) đang ở pha tăng trưởng với mất độ 50.000 – 70.000tb/ml.
– Cấp các muôi dinh dưỡng (bón phân) theo thứ tự các dung dịch đã pha sẵn (chú ý dung dịch 5 thường hay kết tủa với nước mặn vì vậy đối với dung dịch này ta cần phải pha thêm nước ngọt). Vào những ngày nắng nhẹ trời râm có thể tăng dung dịch 5 lên gấp nhiều lần.
– Khi tảo trong bể nuôi sinh khối đạt đến mật độ khoảng 500.000 – 600.000tb/ml hoặc bằng mắt thường ta thấy tảo có màu nâu đậm là có thể tiến hành thu sinh khối.
* Cách thu: Dùng dây nhựa Æ 21 hoặc lớn hơn tùy theo dòng chảy, một đầu được buộc bằng túi lưới thu (kích thước mắt lưới 15 – 20μm ) đầu kia cho vào bể hút nhẹ, nước tảo sẽ chảy liên tục trong khoảng thời gian 15-30 phút, các tế bào tảo được giữ lại, sau đó tháo túi ra và chuyển sinh khối tảo này vào xô, cứ thế lại tiếp tục thu cho đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 1/4-1/5 thì có thể kết thúc.
Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú ( P. Monodon) – Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản – Đại học Thuỷ Sản
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật tôm giống
Ung Thư Vòm Họng : Thói Quen Ăn Cá Muối Mặn
Các nhà khoa học thống kê rằng: những người sống ở các vùng Châu Á như trên và vùng Bắc Phi, khu vực Bắc Cực là nơi phổ biến của ung thư vòm. Người dân nơi đây thường có chế độ ăn rất nhiều cá và thịt được ướp bằng muối mặn.
“Ung thư vòm thường gặp ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, người gốc Hoa, và các nước Đông Nam Á”
Người ta nhận thấy, khi mọi người bắt đầu ăn chế độ ăn phương Tây, tỷ lệ ung thư này đang giảm ở phía đông nam Trung Quốc.
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh lý ác tính này thường gặp ở nam hơn so với nữ. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ở họng. Vậy liệu các dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng có thể được phát hiện sớm? Và làm thế nào để tầm soát ung thư? Bài viết “Dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng và cách tầm soát” sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về bệnh.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc ung thư vòm cao ở tỉnh Quảng Đông vào đầu những năm 1970. Sau đó đã có nhiều báo cáo về mối tương quan thuận giữa tiêu thụ cá muối với nguy cơ ung thư vòm ở Trung Quốc. Các dân tộc khác như Thái Lan, Tunisia, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam cũng ghi nhận báo cáo tương tự.
Vậy điều gì làm cho cá muối – một món ăn quen thuộc của người địa phương, lại trở thành yếu tố hàng đầu gây bệnh??? Chất nitrosamine trong mắm cá muối kiểu Quảng Đông là chất gây ung thư cho con người và chính thực phẩm này cũng được đánh giá là chất gây ung thư nhóm 1 do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận.
Nitrosamin có thể được tạo thành từ muối nitrit và nitrat (còn gọi là diêm tiêu, nằm trong nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm). Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, dưa cà khú có hàm lượng nitrosamin cao.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thói quen ăn cá muối mặn ngay từ nhỏ sẽ làm tăng rủi ro mắc ung thư vòm về sau.
Hầu hết (nhưng không phải tất cả) các nghiên cứu đã phát hiện ra hút thuốc lá có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư vòm, đặc biệt là loại keratin hóa. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ của việc uống nhiều rượu với loại ung thư đặc biệt này.
4. Ăn nhiều rau xanh có giúp bạn làm hạn chế bệnh ung thư vòm?
Những nghiên cứu vè dinh dưỡng đều cho rằng chế độ ăn nhiều hạt, đậu, trái cây, rau quả và hạn chế các sản phẩm từ sữa, thịt có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vòm cũng như nhiều ung thư khác.
Hầu như tất cả các tế bào bị ung thư trong ung thư vòm đều chứa virus Epstein-Barr (EBV). Và hầu hết những người bị ung thư vòm đều có bằng chứng nhiễm EBV trong máu. Nhiễm EBV rất phổ biến trên toàn thế giới.Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn do bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc, các dấu hiệu nhận biết giống với nhiều bệnh lý khác.
6. Ung thư vòm thường gặp ở nam hay nữ?
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Thực tế là ung thư vòm ở nam cao gấp đôi so với ở nữ.
Ngoài ra, trong cùng gia đình sẽ chung các yếu tố môi trường sống (như cùng chế độ ăn uống hoặc khu sinh hoạt), cùng chung yếu tố nguy cơ dễ mắc ung thư vòm.
Phơi nhiễm nơi làm việc: việc tiếp xúc với formaldehyd (phóc-man-đê-hít) tại nơi làm việc làm tăng nguy cơ ung thư vòm.
Hầu hết lý do thúc đẩy người bệnh ung thư vòm họng (NPC) đến gặp bác sĩ là họ nhận thấy một khối u hoặc hạch bất thường ở cổ. Nguyên nhân là khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, sẽ làm chúng sưng to lên.
Các triệu chứng có thể khác của bao ung thư vòm gồm:
Nếu bạn bị viêm một bên tai và bạn chưa từng bị nhiễm trùng tai trước đó, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nội soi kiểm tra vòm họng.
Vòm mũi họng nằm sâu và không dễ nhìn thấy, vì vậy cần có các kỹ thuật đặc biệt để kiểm tra khu vực này. Có 2 phương pháp chính được sử dụng để quan sát bên trong vòm họng, tìm những khối u bất thường:
Soi vòm mũi họng gián tiếp: bác sĩ sử dụng gương nhỏ chuyên dụng và đèn sáng để nhìn vào vòm họng của người bệnh.
Đối với nội soi vòm mũi họng trực tiếp: sử dụng hệ thống nội soi Tai Mũi Họng đưa ống soi từ mũi vào đến tận vòm, hình ảnh nội soi được dẫn truyền ra màn hình lớn. Đây là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra cẩn thận vòm mũi họng.
Các triệu chứng và kết quả kiểm tra có thể gợi ý bệnh ung thư vòm. Nhưng để chẩn đoán chắc chắn, chúng ta cần làm sinh thiết, nghĩa là lấy các tế bào từ khu vực bất thường và soi chúng dưới kính hiển vi. Các loại sinh thiết khác nhau có thể được thực hiện, tùy thuộc vào vị trí bất thường.
Nếu thấy sự tăng trưởng của một khối đáng ngờ trong vòm họng, bác sĩ có thể lấy ra một mảnh mô nhỏ bằng dụng cụ nhỏ chuyên dụng dưới sự hỗ trợ của máy nội soi. Kết quả giải phẫu bệnh sẽ trả lời mẫu sinh thiết có chứa các tế bào ung thư hay không và mô tả loại ung thư.
Đây cũng là một loại sinh thiết, FNA có thể được sử dụng nếu bạn có một khối u đáng ngờ vùng gần cổ. Các kết quả FNA có thể là: nhiễm trùng hạch bạch huyết ở cổ, sự di căn của ung thư từ một nơi khác (như vòm họng) hoặc ung thư bắt đầu từ các hạch bạch huyết – được gọi là ung thư hạch . Nếu ung thư bắt đầu ở một nơi khác, FNA đơn thuần khó xác định vị trí ung thư từ đâu. Nhưng nếu một bệnh nhân đã biết ung thư vòm có hạch bạch huyết cổ to, FNA sẽ trả lời xem sự di căn của ung thư đã đến hạch chưa.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư vòm, X- quang ngực thẳng cần thiết để xem ung thư có lan đến phổi của bạn không.
Chụp CT đầu và cổ có thể cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u. Nó cũng giúp tìm thấy các hạch bạch huyết to có thể chứa ung thư. CT hoặc MRI rất quan trọng trong việc tìm kiếm ung thư có thể đã phát triển ở nền sọ. Đây là một nơi phổ biến cho ung thư vòm họng phát triển. Hiện nay còn có công nghệ PET CT. Bác sĩ sẽ sử dụng PET để xem ung thư đã di căn đến cơ quan nào trong cơ thể.
MRI tốt hơn một chút so với CT scan trong việc hiển thị các mô mềm trong mũi và cổ họng, nhưng CT tối ưu hơn MRI khi đánh giá phần xương ở nền sọ, một nơi phổ biến mà ung thư hay phát triển xâm lấn đến.
Xét nghiệm máu không được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm. Chúng có thể được thực hiện vì những lý do khác. Xét nghiệm máu định kỳ có thể giúp xác định sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Những xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán các vấn đề dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh lý gan và thận…
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Dùng Muối Ăn Để Phòng Và Chữa Bệnh Cho Cá Cảnh trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!