Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Tác Phẩm Là Gì Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Tác phẩm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi chó người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
– Các bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác: Là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu hành dưới dạng văn bản.
– Tác phẩm sân khấu: Là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: Là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu úng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật, công nghệ, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liêu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác như phim truyền hình, video.
– Tác phẩm nhiếp ảnh: Là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kĩ thuật nào (thông qua phương pháp hoá học, kĩ thuật số hoặc phương pháp khác).
– Tác phẩm âm nhạc: Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng.
– Tác phẩm kiến trúc: Là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, cóng trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đổ thị, khu chức năng đô thị, khu dân Cư nông thôn. Trong đó mồ hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
– Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật, ứng dụng, bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự.
– Tác phẩm phái sinh, bao gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. Đây là các tác phẩm được tạo ra từ các tác phẩm đã có. Các tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Phạm vi và tính chất các tác phẩm được bảo hộ theo Điều 14 Luật sỏ’ hữu trí tuệ rất rộng, không những là tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tuy nhiên, các sản phẩm trí tuệ này chỉ được công nhận là tác phẩm khi chúng đã được ấn định trên hình thái vật chất (vật mang tin) hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài bằng bất kì phương tiện hay hình thức nhất định nào đó đủ để người khác có thể biết tới tác phẩm. Vì thế, các kết quả của hoạt động lao động sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng, chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không thể nhận biết được nên chưa được coi là tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm muốn được nhà nước thừa nhận và bảo hộ thì nội dung của nó phải không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đã được ấn định trên một hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nhất định.
Hiểu Về Những Khái Niệm Sở Hữu Trí Tuệ
Một chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không thể tránh khỏi khi khởi động. Một trong số đó là giữ tài sản trí tuệ của mình, từ ý tưởng sản phẩm, biểu tượng thương hiệu hay thậm chí tên doanh nghiệp không bị đánh cắp hoặc sao chép.
Trong nền kinh tế dựa trên tri thức ngày nay, điều quan trọng là bạn phải sử dụng tài sản trí tuệ của mình một cách chiến lược để điều hành doanh nghiệp của mình. Nếu bạn bảo vệ chúng an toàn, chúng có thể mang đến cho doanh nghiệp của bạn một lợi thế cạnh tranh so với “người chơi” khác trên thị trường. Tài sản trí tuệ là thứ tiềm có thể làm tăng lợi nhuận và thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
IP được bảo vệ bởi luật, bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu cho phép mọi người kiếm được sự công nhận hoặc lợi ích tài chính từ những gì họ phát minh hoặc tạo ra.
Các loại tài sản trí tuệ
Thương hiệu (A trademark): Thương hiệu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp khác. Thương hiệu thường là chữ ký hoặc “đánh dấu”. Muốn bảo vệ thương hiệu, logo và khẩu hiệu của bạn, bạn cần cung cấp các ví dụ về địa diểm và cách bạn đang sử dụng tên gọi đó, chẳng hạn như tiêu đề thư, danh thiếp hay trang web của công ty bạn.
Bằng sáng chế (A patent): Là bằng độc quyền được cấp cho sáng chế. Nói chung, bằng sáng chế cung cấp cho chủ sở hữu bằng sáng chế quyền quyết định cách thức hoặc liệu sáng chế ddos có thể cho phép người khác sử dụng hay không. Để đổi lấy quyền này, chủ sở hữu bằng sáng chế phải đưa ra được thông tin kỹ thuật về sáng chế có sẵn công khai trong tài liệu sáng chế được xuất bản. Hiện tại có ba loại bằng sang chế: Bằng sáng chế hữu ích (phát minh hoặc khám phá của bất kỳ quy trình, sản phẩm mới); Bằng sáng chế thiết kế (các thiết kế mới, nguyên bản hay trang trí cho một sản phẩm) và Bằng sáng chế thực vật (dành cho các nhà thực vật học khi có khám phá mới về nghiên cứu).
Công thức soda là bí mật thương mại, được bảo vệ bởi bản quyền nghệ thuật đóng gói.
Trong khi, hình dạng của chai Coca-Cola® được bảo vệ bởi bằng sáng chế thiết kế.
Kiểu dáng công nghiệp (Industrial designs): Một thiết kế công nghiệp tạo thành khía cạnh trang trí hoặc thẩm mỹ của một bài báo được gọi là kiểu dáng công nghiệp. Thiết kế có thể bao gồm các tính năng ba chiều, chẳng hạn như hình dạng hoặc bề mặt của một bài viết hoặc các đối tượng địa lý hai chiều, chẳng hạn như các mẫu, đường kẻ hoặc màu sắc.
Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications): Chỉ dẫn địa lý dựa trên các xuất xứ được sử dụng trên hàng hóa có nguồn gốc địa lý cụ thể và có phẩm chất, danh tiếng hoặc đặc điểm cơ bản về nơi xuất xứ đó. Thông thường, chỉ dẫn địa lý bao gồm tên nơi xuất xứ của loại hàng hóa.
Lời nhắn của sếp gửi nhân viên bị sa thải: “Đến một công ty làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền!”
7 câu hỏi “cấm kỵ” nên tránh đặt ra với nhà tuyển dụng!
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? Tại Sao Phải Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ?
là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.
Trên thế giới, khái niệm sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng ở Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân. Ở các nước phát triển, luật Sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm (ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877,…) Cùng với những bước tiến của xã hội loài người, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang lại những giá trị lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Do đó ngày nay tất cả quốc gia trên thế giới đều có luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích là để:
Đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và quyền về tài sản của những người sáng tạo và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó.
Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và khuyến khích kinh doanh lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội.
Nói chung, Luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chủ thể sáng tạo bằng cách trao cho họ quyền để kiểm soát việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Dĩ nhiên, quyền này không tự nhiên phát sinh mà do pháp luật quy định dựa trên những điều kiện nhất định về tiêu chuẩn, thủ tục, thời gian,… và đi kèm với nó là những chế tài bảo hộ chống lại sự xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh của người khác.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ theo truyền thống được phân chia thành hai nhánh: “sở hữu công nghiệp” và “bản quyền tác giả”. Có thể hiểu một cách ngắn gọn và cơ bản sự khác nhau của hai loại quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, thì các đối tượng mới như tên thương mại, mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng và vật nuôi cũng được pháp luật bảo hộ như các tài sản trí tuệ. Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, luật pháp có những công cụ pháp lý khác nhau giúp bạn bảo vệ tài sản của mình:
Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;
Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại (chẳng hạn công thức nấu ăn);
Một sản phẩm có thể được bảo hộ với nhiều quyền sở hữu trí tuệ
Trên thực tế thì một sản phẩm có thể được bảo hộ đồng thời với nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Ví dụ như một chiếc máy nghe nhạc có thể được bảo hộ dưới dạng:
Bằng độc quyền sáng chế;
Kiểu dáng công nghiệp (thiết kế của sản phẩm);
Nhãn hiệu gắn trên sản phẩm;
Chương trình phần mềm chạy máy nghe nhạc cũng được bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, để sản phẩm được bảo hộ toàn vẹn và đầy đủ, cần bảo hộ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ thuộc về sản phẩm đó. Hoặc nếu không thì nên chọn những yếu tố quan trọng nhất cần được bảo hộ để đảm bảo không đối thủ nào có thể xâm phạm được quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong nhiều trường hợp, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh, có mối quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối, hoặc có nguồn nguyên liệu giá rẻ,… họ có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.
Điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo của nhà sáng tạo gốc. Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình.
Khi đó, tác giả sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác,… mà họ sáng tạo ra. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.
Bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp
Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:
Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng;
Tài sản vô hình: gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các giá trị vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.
Trước đây, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng trong những năm gần đây, lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được định giá thương hiệu lên đến hàng trăm tỷ đô la, chẳng hạn: Apple (205.5 tỷ), Google (167.7 tỷ), Microsoft (125.3 tỷ),… (theo Forbes)
Luật sở hữu trí tuệ biến tài sản vô hình thành hữu hình
Ngày nay, các doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu phát triển, sáng tạo và quảng bá thương hiệu của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác.
Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ lại có giá trị rất cao và là nhân tố chính tạo nên thành công cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình có thể kể đến là:
Apple đã thuê Foxconn, Pegatron,… gia công linh kiện cho iPhone, iPad và cả Macbook.
Samsung đã thuê Wintech (đơn vị sản xuất điện thoại Xiaomi) để sản xuất smartphone Galaxy.
Hãng máy tính Dell đã thuê Asus gia công gần như toàn bộ sản phẩm của mình.
Như vậy, việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành hữu hình bằng quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định (theo quy định của pháp luật).
Ngày cập nhật: 23/10/2019
Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì ? Phương Thức Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Hiện Nay
Pháp luật sở hữu trí tuệ với chức năng là nền tảng pháp lý bảo vệ các tài sản trí tuệ đang được hoàn thiện và giữ vai trò quan trọng đảm bảo lợi ích của các tri thức có tài sản tư. Những quy định xác lập quyền, cơ chế bảo vệ và thực thi trong pháp luật sở hữu trí tuệ dần khắc phục tình trạng nhiều tài sản bị “lấy đi” dễ dàng. Tuy nhiên, trước tình cảnh các ca sĩ và nhà đầu tư tranh giành quyền lợi, các công ty ra sức bảo vệ nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, người ta vẫn thấy rằng ước mơ công lý của người có tài sản trí tuệ vẫn còn xa lạ.
Khi nhận thấy sự sáng tạo bị xâm phạm, người có tài sản trí tuệ thường lên tiếng phản đối để đòi lại công bằng. Họ thường phối hợp với cơ quan hành chính hoặc tìm đến tòa án dân sự. Nhưng với đặc thù phức tạp, mang tính chuyên môn cao nên nhiều khi các cơ quan hành chính và tòa án dân sự, vốn còn nhiều mặt hạn chế, vẫn không thể giải quyết thỏa đáng.
Khi gặp trường hợp khó, các cơ quan này thay vì phải giải quyết rốt ráo thì lại thường “đá” cho nhau. Khi đó người có tài sản trí tuệ cứ loay hoay không biết quyền lợi hợp pháp của mình có được bảo vệ hay không. Bởi thế, khi kinh tế phát triển, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ gia tăng, người dân mong có tòa án đủ năng lực để xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6
Pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta hướng đến việc khuyến khích sáng tạo, thi hành đủ các loại quyền tài sản trí tuệ và đủ sức bảo vệ người có quyền đó. Từ việc bảo vệ quyền của giới văn nghệ sĩ, cho tới bảo vệ độc quyền nhãn hiệu, sáng chế của người làm khoa học. Thậm chí quyền của người sử dụng trước tài sản trí tuệ cũng được bảo hộ một cách đầy đủ. Theo điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu được tạo ra một cách độc lập, người sử dụng tài sản trí tuệ trước sẽ không thể bị người có văn bằng bảo hộ coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh không thật sự bình đẳng giữa các cơ quan hành chính và người dân, cộng thêm sự lúng túng của những người không chuyên, nhiều khi các bằng chứng bảo vệ lợi ích hợp pháp của người có tài sản trí tuệ lại bị lãng quên. Do đó, khi tranh chấp sở hữu trí tuệ xảy ra, ước mơ công lý của người dân tại cơ quan hành chính và tại các tòa án không chuyên trở nên xa vời. Chính vì vậy, tòa án chuyên về sở hữu trí tuệ với đầy đủ năng lực sẽ góp phần đưa ra những phán quyết chính xác, giải quyết được tận gốc rễ các xâm phạm về sở hữu trí tuệ.
Tòa án chuyên về sở hữu trí tuệ càng cần thiết hơn khi việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không trải qua thẩm định chặt chẽ của cơ quan công quyền. Giới văn nghệ sĩ và những người có sức sáng tạo đư c hưởng quyền tác giả khi tác phẩm ra đời mà không cần đơn yêu cầu công nhận. Đủ thủ tục, không thiếu hồ sơ, người dân có thêm giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả và được hưởng sự bảo hộ đầy đủ của pháp luật. Tác phẩm được đăng ký thành công, được cấp giấy chứng nhận thì người chủ tác phẩm có đủ căn cứ pháp lý để thể hiện quyền tài sản của mình.
Thế nhưng, thiếu đi cơ chế thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận, những tác phẩm bắt chước cứ đua nhau được xác lập giấy chứng nhận. Một tác phẩm được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả từ năm 2008 có thể chỉ với những thay đổi không đáng kể về hình thức, tên gọi lại được tiếp tục cấp giấy chứng nhận trong năm 2009.
Công lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chỉ có thể đạt được nếu có tòa án đề cao quyền sở hữu trí tuệ và có thẩm phán đủ năng lực chuyên môn. Quyền tài sản trí tuệ không được bảo vệ, hành vi xâm phạm tràn lan, thì niềm tin của các nhà đầu tư cũng sẽ sụt giảm. Nếu như nhiều nước có tòa án chuyên về sở hữu trí tuệ và tạo ra một môi trường đầu tư – thương mại hiệu quả, thì Việt Nam cũng có thể mong những điều tương tự. Trước tình trạng ăn cắp bản quyền, hàng giả khắp nơi, người ta càng không thể không lo. Vì lẽ đó, cho ra đời sớm một hệ thống tòa án chuyên xét xử về sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết để khuyến khích sự sáng tạo của mỗi người dân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Tác Phẩm Là Gì Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!