Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Lực Và Mô Men Lực Trong Chỉnh Răng được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một trong những khái niệm cơ bản bên cạnh tâm cản là khái niệm về hệ thống lực. Khi đặt bất cứ một lực nào lên răng từ dây cung, chun hay lò xo, ngoài khái niệm lực đơn thuần, chúng ta cần hiểu rằng lực này còn tạo ra một mô men lực. Tùy theo điểm đặt của lực và vị trí để tính mô men, giá trị của mô men lực có ý nghĩa xác định khả năng làm xoay răng.
Như vậy, tác động làm răng dịch chuyển phải được coi là tác động của một hệ thống lực: bao gồm lực đơn thuần và mô men lực. Hiểu được hệ thống lực trong chỉnh răng giúp chúng ta tính toán được và thiết kế được khí cụ chỉnh răng.
1 – Khái niệm và các tính chất của lực
1.1 – Khái niệm
Lực là một đại lượng vật lý thể hiện một tương tác mà khi không có đại lượng đối nghịch sẽ tạo nên chuyển động hoặc làm biến dạng một vật. Trong chỉnh răng, sự biến dạng tại thời điểm tác động là dây chằng quanh răng (Răng có thể biến dạng nhưng sự biến dạng quá nhỏ). Lực có hai đặc trưng là cường độ và hướng, do đó có thể được biểu diễn dưới dạng vector lực.
1.2 – Tính chất của lực trong chỉnh răng
Trong chỉnh răng, thông thường lực được đo bằng đơn vị gram lực (gram – g), 100 gram xấp xỉ 1 Newton (N).
Lực được tạo ra bởi các khí cụ chỉnh răng (các dây cung, các thành phần hoạt động của khí cụ, hoặc sự biến dạng của máng chỉnh răng). Hệ thống lực được đưa đến răng và mô nha chu nhờ hệ thống mắc cài trong trường hợp sự dụng mắc cài.
Có thể thay đổi điểm đặt lực tại bất kỳ điểm nào trên đường lực miễn là hướng véc tơ và độ lớn không đổi
Hình trên bên phải: có thể thay thế lực F1 qua tâm cản bằng một lực F2 ở phía vòm miệng (qua một cái tay đòn ở phía trong. Ví dụ: như việc sử dụng một cung khẩu cái).
2 – Phân giải và tổng hợp lực
Có 2 cách cơ bản để phân giải cũng như tổng hợp các lực
Cách 1: ta có thể dịch chuyển véc tơ để nối điểm cuối của véc tơ lực sau với điểm đầu của véc tơ trước. Khi đó, véc tơ tổng hợp là véc tơ tạo ra được khi nối điểm cuối của vector đầu tiên với điểm đầu của véc tơ cuối cùng. Có thể tổng hợp từ hay phân giải thành nhiều hơn 2 véc tơ. (Hình dưới bên trái)
Cách 2: cách đơn giản hơn khi tổng hợp hai véc tơ lực là áp dụng theo quy tắc hình bình hành. Véc tơ tổng hợp là đường chéo của hình bình hành có 2 cạnh kế tiếp là hai véc tơ ban đầu. (Hình dưới bên phải)
Ví dụ
Lực mong muốn làm dịch chuyển thân răng về phía mặt lưỡi ở hình bên trái có thể được thay thế bằng 2 lực thành phần theo 2 hướng thuận lợi hơn (thuận lợi để đặt lực hơn) trên lâm sàng.
3 – Khái niệm và tính chất của mô men
3.1 – Khái niệm
Mô men lực trong vật lý là một đại lượng cho biết tác động xoay của một lực lên vật qua một điểm hay một trục. Mô men lực được tính bằng công thức:
M = F x r
Trong đó:
Như vậy M là tích chéo (cross product) của 2 vector F và r, cũng là một véc tơ.
Trong mặt phẳng hai chiều, chúng ta có thể đơn giản hóa khi bỏ ký hiệu véc tơ. Lúc này mô men là một đại lượng vô hướng được tính bằng tích của độ lớn vector F với khoảng cách r vuông góc từ điểm cần tính đến đường lực.
3.2 – Mô men trong chỉnh răng
Khi hướng lực ngoài trung tâm cản ( Khái niệm tâm cản trong chỉnh răng), sẽ xuất hiện mô men so với trung tâm cản.
Mô men thể hiện khả năng làm xoay của một răng hay một nhóm răng răng xung quanh trung tâm cản của nó.
Mô men được tính tại vị trí tâm cản ở hình B nhỏ hơn so với ở hình A do khoảng cách khác nhau từ F đến tâm cản .
3.3 – Mô men của ngẫu lực (moment of couple)
Mô men của ngẫu lực là trường hợp đặc biệt của mô men lực khi mô men được tạo ra bởi hai lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều. Lúc này lực tổng hợp bằng không, nhưng độ lớn mô men tạo ra gấp đôi mô men tạo bởi từng lực. Mô men của ngẫu lực không phụ thuộc vào điểm tính mô men.
Lực F cách tâm khối lượng (center of mass) của một vật sẽ tạo ra mô men bằng
M = F x d
Lúc này, hệ thống lực (gồm lực và mô men) được tạo ra tương đương với việc đặt một lực F qua tâm khối lượng của một vật và mô men của ngẫu lực (C) sao cho F x d = C x l với l là khoảng cách bất kỳ tự chọn.
Như vậy nếu coi tâm khối của một vật tương đương với tâm cản trong chỉnh răng thì ta có thể thay thế tương đương một lực ở mắc cài bằng một lực tại tâm cản và một mô men của ngẫu lực.
Hệ quả: nếu chỉ có mô men của ngẫu lực tác động lên răng hay một nhóm răng, răng hay nhóm răng đó sẽ quay quanh tâm cản, có nghĩa là tâm xoay trùng với tâm cản
4 – Một số ứng dụng lâm sàng
Khái niệm về bẻ tip hay torque hoặc có thể được coi là tạo ra các mô men của ngẫu lực. Lúc này răng sẽ xoay quanh tâm cản của nó
Hệ thống lực tương đương khi đặt 100g ở vùng răng cửa bằng với 100g và một mô men 3500 gmm theo ngược chiều kim đồng hồ tại răng 16. Có nghĩa là răng 16 sẽ xoay quanh tâm cản theo chiều ngược kim đồng hồ
Nếu không muốn cho răng 16 xoay, cần một mô men đối ngược lại, hoặc giảm thiểu sự xoay răng 16 bằng cách nhóm răng 16 với các răng bên cạnh và các răng hai bên cung hàm thành một nhóm răng.
Hai lực cùng song song hai bên tâm cản làm răng chuyển động tịnh tiến
Răng hàm chuyển động tịnh tiến nếu được thiết kế hệ thống lực làm mô men lực bị triệt tiêu (không tạo ra tác động xoay của lực)
Trong trường hợp này, chúng ta muốn răng 17 dịch chuyển tính tiến phía gần để đóng khoảng. Nếu chúng ta chỉ đặt một lực kéo ở phía mặt ngoài, răng 17 sẽ dịch chuyển về phía gần nhưng đồng thời cũng xoay gần. Tuy nhiên, việc thiết kế hai lực cùng chiều nhưng đặt ở hai bên mặt má và lưỡi của răng tạo nên hai mô men ngược chiều và bằng nhau tại tại tại ví trí tâm cản. Khi đó răng 17 sẽ dịch chuyển tịnh tiến ra phía trước.
Hệ thống lực tương tự như vậy ở bên trái, hệ thống lực bên trái giúp răng 26 dịch chuyển tịnh tiến ra phía xa.
Hình ảnh sau khi lực tác động
Tham khảo
Force. Wikipedia. Force – Wikipedia
Couple. Wikipedia. Couple (mechanics) – Wikipedia
Fiorelli, Melsen. Biomechanics in Orthodontics
Kwangchul Choy, Charles J. Burstone. The Biomechanical Foundation of Clinical Orthodontics
Siêu Việt Khái Niệm Về Tự Lực Và Tha Lực
Theo thời gian, nhận thức này dần dần được xem như một sự thật hiển nhiên, không còn phải thắc mắc. Phật giáo gọi cách nhìn như thế là hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi), tức sự mặc nhiên thừa nhận tính chất thực hữu của thân xác mình với mọi thuộc tính tâm sinh lý của nó.
Khi gọi như thế, dù muốn hay không Phật giáo đã nhìn nhận có hiện hữu một cái nhìn phổ quát như thế ở con người. Tuy nhiên, điều đáng nói là Phật giáo lại cho rằng đó là một cái nhìn không chính xác; và chính cách nhìn không chính xác này đã góp phần không nhỏ vào những khổ đau con người phải chịu đựng.
Khi bàn về các phiền não của con người, luận Câu-xá, ngoài các phiền não như tham lam, sân hận, u mê, khinh mạn, và hoài nghi, đã liệt kê cái nhìn trên như là loại phiền não làm nền cho bốn nhận thức sai lầm khác là biên chấp kiến (antagrāhadṛṣṭi), tà kiến (mithyādṛṣṭi), kiến thủ (dṛṣṭiparāmarśa), và giới cấm thủ (śīlavrataparāmarśa).
Theo Phật giáo, dù năm phiền não thuộc nhận thức này có thể được đoạn trừ dễ dàng hơn các phiền não trước nhưng chúng vẫn được liệt vào loại căn bản; có nghĩa, chừng nào chúng còn thường xuyên hiện hành trong tâm thức thì một hành giả Phật giáo khó có thể hy vọng nhìn thấy đúng bản chất của thực tại―một đòi hỏi rất cao và không thể thiếu để có thể đạt đến giải thoát.
Như vậy, có thể xem phiền não là chướng ngại lớn nhất mà những người theo Phật giáo buộc phải vượt qua bằng mọi cách trước khi có thể nói đến một thành tựu khả dĩ nào đó. Nhìn chung, hầu như tất cả các truyền thống Phật giáo đều thống nhất về điều này; tuy nhiên, những mô tả và giải pháp được đề ra vẫn có nhiều điểm không tương đồng.
Khi sinh ra, hiện hữu của mỗi một chúng ta được xác định trong tương quan với người khác bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu nhất vẫn là qua danh tự mà chúng ta được đặt tên theo đó.
Mặc dù được dùng để biểu thị sự tồn tại của một cá thể, nhưng tự thân danh tự lại là một hiện hữu độc lập chứ không đồng nhất với cá thể mà nó biểu thị. Tuy nhiên trong tâm thức của mỗi người chúng ta thì tên gọi của một cá thể lại chính là cá thể đó.
Đây là sai lầm đầu tiên chúng ta phạm phải mà không hề hay biết. Nói cách khác, qua sự đồng nhất này chúng ta đã mặc nhiên nhìn nhận một cách vô thức biệt tính của một cá thể và tất cả những gì thuộc về nó. Và đau khổ nhất là dù có hay biết thì chúng ta cũng không thể nào thoát được sự trói buộc của một nhận thức như thế, bởi vì chính chúng ta là nhận thức đó.
Nói một cách dễ hiểu hơn, khi tâm thức chúng ta đã được in dấu bởi những ấn tượng về ngôn ngữ như thế thì chúng ta không thể suy nghĩ được điều gì cả nếu không có ngôn ngữ, dù ở bất kỳ dạng nào. Đồng nhất tên gọi với cá thể có nghĩa là chúng ta bắt đầu gán cho nó mọi thứ ý nghĩa lẽ ra nó không thể có.
Chính từ sự đồng nhất này mà mọi khái niệm về chính mình và thế giới chung quanh bắt đầu nảy sinh, làm nền cho mọi hình thái phát triển trong suốt cả cuộc đời chúng ta: một sự phát triển hoàn toàn được thiết lập trên khái niệm về Tự và Tha.
Trong không gian chúng ta thấy mình tách biệt với người khác; và trong thời gian chúng ta thấy có sự tồn tại thường hằng của một chủ thể nhất định, ít ra là dưới một tên gọi nào đó, cho dù chúng ta nhìn nhận rằng chủ thể này có những thuộc tính thường xuyên biến đổi qua từng thời kỳ khác nhau của đời sống.
Đây là một sự thực rất hiển nhiên đối với con người. Con người tin tưởng điều này vì con người xác chứng được điều này trong thế giới thường nghiệm. Chính với một nhận thức như thế mà con người đã nhận ra tính chất bất toàn trong các thuộc tính của mình và đã tìm mọi cách có thể có để bổ khuyết sự bất toàn này.
Người Phật tử không phải là ngoại lệ. Họ tìm đến Phật giáo cũng giống như những tín đồ của bất kỳ một tôn giáo hay một chủ thuyết nào trên trái đất, tức để tìm kiếm một phúc lạc nào đó trong cuộc sống mà họ trực nhận ra rằng khổ nhiều hơn vui. Nếu có khác thì chỉ khác một điều: đó là họ nghĩ rằng Phật giáo là tôn giáo hay chủ thuyết ưu việt nhất, và duy nhất có thể giúp họ hoàn thiện mọi thuộc tính của một tồn tại nhất định như thế.
Nếu trình bày trên phù hợp với những gì thường được nói đến trong Phật giáo thì có lẽ chúng ta sẽ nhận ra ngay một điều vô cùng khó khăn cho Phật giáo khi Phật giáo tự nhận sứ mạng của mình là phải giúp con người, cả Phật tử cũng như không phải Phật tử, thoát ra mọi phiền não và ảo tưởng về chính mình và thế giới.
Đứng trước một đòi hỏi như thế, triết học truyền thống Ấn Độ đã nỗ lực hình thành một biệt tính bất biến trong toàn bộ cơ cấu con người. Đây là một nỗ lực đáng giá trong lịch sử triết học loài người, vì nó đáp ứng được khao khát ngàn đời của con người đối với sự vĩnh cửu; đồng thời giúp con người chạy trốn được nỗi hư vô cùng cực nếu phải đối mặt với sự thật là tồn tại của mình không gì khác hơn một quáng nắng, một giấc mộng.
Nhưng đến khi Phật giáo xuất hiện thì những khái niệm về một chủ thể tính như thế không còn là giải pháp tối ưu trong nỗ lực hoàn thiện bản thân của từng con người. Phật giáo minh nhiên tuyên bố rằng bất kỳ khái niệm nào về một chủ thể tính bất biến trong chuỗi tồn tại của các điều kiện hình thành đời sống một con người đều sai lầm.
Có thể nói rằng tuyên bố trên của Phật giáo đã tạo ra vô số vấn đề nan giải không chỉ đối với triết học truyền thống Ấn Độ mà còn cả đối với tự thân Phật giáo. Quan niệm về sự không tồn tại một bản ngã bất biến thuộc về địa vực của kinh nghiệm tự chứng; có nghĩa, quan niệm này không thể được chứng thực một cách tuyệt đối trên bình diện thường nghiệm hay các phương pháp luận lý.
Nói cách khác, nó khó có thể mang tính phổ quát nếu chỉ được thừa nhận bởi các tín đồ Phật giáo, những người sẵn sàng thừa nhận mọi tiền đề cho sự xác chứng một quan niệm như thế. Trong lịch sử phát triển của Phật giáo, không thiếu những nỗ lực nhằm mang lại tính phổ quát cho quan niệm này.
Chúng ta tìm thấy nỗ lực của các nhà Phân biệt thuyết (Vaibhāṣika) khi họ tìm cách chứng thực rằng mặc dù Ngã chỉ hiện hữu qua danh tự, hay giả hữu, nhưng vẫn có những yếu tố khác thực hữu (dravya) như tâm, tâm sở, một số yếu tố không tương ưng với tâm, và các yếu tố vô vi như Niết-bàn.
Đây là những giải thích công phu và rất chi ly, nhằm xác nhận “nhân cách” của một cá thể, hay đúng hơn nhằm tạo một tính chất tích cực nào đó cho quan niệm khá tiêu cực về Ngã nói trên.
Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tự hỏi khi làm như thế có phải những nhà Phân biệt thuyết đang cố gắng thay thế nội dung của chủ thể tính bằng một khái niệm về sự tồn tại của tâm thức. Và người ta có quyền thắc mắc như thế khi liên hệ đến quan niệm về Niết-bàn của các nhà Phân biệt thuyết này.
Nếu Niết-bàn được hiểu như là sự nguội lạnh của phiền não thì một thánh giả Phật giáo là ai trong trạng thái đã “nguội lạnh” đó? Nếu nói rằng chỉ có trạng thái “nguội lạnh” chứ không có một chủ thể làm nền cho sự nguội lạnh đó thì Phật giáo có thể bị đồng nhất với Vaiśeṣika về sự tồn tại độc lập của những thuộc tính nào đó.
Nếu nói rằng Niết-bàn là một trạng thái trống rỗng thì Phật giáo không khác gì Hư vô luận. Nếu Niết-bàn là “trạng thái” nằm ngoài địa vực thường nghiệm thì những giải thích của các nhà Phân biệt thuyết lại rơi vào một loại siêu hình học giáo điều; và lúc đó Phật giáo không khác gì triết học truyền thống Ấn Độ; vì cả hai đều không thể chứng minh trên lãnh vực thường nghiệm sự không hiện hữu hay sự hiện hữu của một chủ thể tính nhất định.
Tình trạng này dẫn Phật giáo đối mặt với một vấn đề sinh tử: Nếu xem Vô ngã là quan niệm cốt lõi và Niết-bàn là cứu cánh của Phật giáo thì phải thừa nhận triết học này là một loại siêu hình học giáo điều. Điều này có nghĩa tính thể của chân lý, phổ quát tính của chân lý đó, không được chứng minh trong Phật giáo.
Trong lịch sử Phật giáo, rõ ràng các nhà Phân biệt thuyết đã làm hết sức mình để chỉ có thể duy trì Phật giáo như một loại triết học kinh viện hay giáo điều, tức chỉ như một tôn giáo thuần túy chỉ dành riêng cho những tín đồ hiện tại hay trong tương lai của mình.
Điều này không gì khác hơn một sự đóng băng của Phật giáo. Nếu những gì đã nói ở trên tương phù với lịch sử tồn tại của Phật giáo, thì chúng ta có thể nhận ra ngay những nỗ lực của các nhà Đại thừa to lớn như thế nào trong việc bảo vệ và phát triển giáo lý đặc thù của Phật giáo giữa bối cảnh của một nền triết học truyền thống của Ấn Độ như thế nào.
Trước sự tấn công ác liệt của triết học truyền thống Ấn Độ, nhất là trong thời kỳ của Śaṅkara, các nhà Phân biệt thuyết ở Ấn Độ đã không thể tồn tại ngoại trừ người anh em của mình ở Sri Lanka là nơi may mắn họ không gặp một đối thủ nào cả trong việc bảo vệ nền triết học giáo điều của mình.
Tất cả đều rút lui nhường lại cho các nhà Đại thừa trong cuộc đương đầu một mất một còn với hệ tư tưởng hữu Ngã của nền triết học truyền thống Ấn Độ. Vậy thì các nhà Đại thừa đã bảo vệ và phát triển Phật giáo như thế nào? Dĩ nhiên là trong kho tàng vô tận của giáo lý nhà Phật, Đại thừa đã chọn một vũ khí đặc thù và tích cực nhất, làm nền tảng trung tâm cho mọi minh chứng và quảng bá giá trị của Phật giáo, đó là lý Duyên khởi (pratītyasamutpāda).
Với lý Duyên khởi trong tay, các nhà Đại thừa bắt đầu phá hủy mọi giá trị được xem như tuyệt đối của tất cả các khái niệm đối đãi về thực tại tối hậu đã được thiết lập trong cả triết học truyền thống Ấn Độ cũng như triết học kinh viện Phật giáo.
Thực tại tối hậu siêu việt mọi khái niệm, kể cả những khái niệm về Hữu ngã cũng như Vô ngã. Vô ngã có thể là thực tại tối hậu mà tự thân Đức Phật đã thực chứng; nhưng khi vì thương xót chúng sinh mà Ngài công bố điều này thì trong thế giới khái niệm của chúng sinh thực tại tuyệt đối đã trở thành một loại khái niệm đối đầu với khái niệm Hữu ngã của triết học truyền thống.
Kết quả, với khái niệm này trong đầu thì một tín đồ Phật giáo chằng khác gì một tín đồ Ấn giáo. Họ đã đánh mất tuyệt đối tính của một chân lý mà vị Đạo sư của họ đã quảng bá thành công rực rỡ lúc sinh tiền khi họ nỗ lực bảo vệ chân lý này bằng mọi thứ khái niệm có thể có. Vô ngã là hệ quả chứ không phải là tiền đề của Duyên khởi.
Thay vì xiển dương Vô ngã như một chân lý đối lập với chân lý Hữu ngã, tức gián tiếp làm cho Vô ngã trở thành một loại chân lý tương đối, các nhà Đại thừa đã nỗ lực duy trì tuyệt đối tính của mọi chân lý mà Phật giáo đã khai mở cho con người, không phải bằng cách bảo vệ các khái niệm về chúng mà là triệt tiêu mọi cấu trúc khái niệm có thể có về chúng. Nói cách khác, trong tay các nhà Đại thừa, Phật giáo đã siêu việt đấu trường tranh biện của mọi khái niệm đối đãi giữa hữu và vô, tương đối và tuyệt đối; trong đó có cả khái niệm hư vọng về cái gọi là tự lực và tha lực.
Dĩ nhiên khi làm như thế các nhà Đại thừa đã gặp phải không ít ngộ nhận từ chính những người anh em của mình khi họ cho rằng Đại thừa đã phá hủy mọi giá trị truyền thống của Phật giáo về cứu cánh tuyệt đối. Đây có thể xem như ngộ nhận lớn nhất bởi vì họ đã đồng nhất thái độ phá hủy mọi khái niệm về thực tại tối hậu với thái độ phá hủy giá trị tuyệt đối.
Khi một tín đồ Tịnh độ tông công khai tuyên bố rằng họ đã giao phó toàn bộ sinh mạng họ cho Đức Phật A Di Đà, rằng họ không còn bận tâm đến những đau khổ hay hạnh phúc của họ nữa, thì đó cũng là lúc mà tất cả ma vương và ma quân đều khiếp sợ.
Vì họ đã thoát ra được vòng hào quang êm đềm ma quỷ của những khái niệm đối đãi bệnh hoạn đã giam cầm họ từ vô lượng kiếp.
Khái Niệm Nguồn Nhân Lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, con người… Trong các nguồn lực đó thì con người hay NNL là quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thực tế lịch sử phát triển của mọi quốc gia trên thế giới từ trước đến nay đã chứng tỏ rằng, một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó, thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn.
Vậy nguồn nhân lực là gì? Để trả lời câu hỏi đó, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Liên Hợp Quốc: nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước [48]. Ngân hàng thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân [32]. Như vậy, theo quan niệm này, nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbush thì NNL được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Các tác giả này cho rằng kiến thức mà con người tích lũy được trong quá trình LĐ SX là mấu chốt vì chính kiến thức đó giúp họ tạo ra của cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ [67].
Từ các quan niệm trên có thể thấy rằng, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức LĐ cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp: nguồn nhân lực là khả năng LĐ của XH, là nguồn lực cho sự phát triển KT – XH, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi LĐ, có khả năng tham gia vào LĐ, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp của họ được huy động vào quá trình LĐ.
Như vậy, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. NNL không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng, mà còn chứa đựng các hàm ý rộng hơn, gồm toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đối với một quốc gia, nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người cơ sở đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội. NNL là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
Đối với một tổ chức, nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực, là yếu tố cơ bản cấu thành nên tổ chức, là điều kiện cho tổ chức tồn tại và phát triển. Vì vậy một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó. Đối với một doanh nghiệp, NNL là toàn bộ khả năng lao động mà doanh nghiệp cần và huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Khi xem xét đánh giá NNL của một tổ chức, thì ngoài việc căn cứ vào quy mô hay số lượng, cơ cấu, thì một tiêu chí không thể bỏ qua đó là chất lượng nguồn nhân lực.
Số lượng nguồn nhân lực, trả lời cho câu hỏi là có bao nhiêu người, khả năng có thêm (tăng trưởng) hàng năm hay một giai đoạn cụ thể là bao nhiêu. Cơ cấu NNL thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu về loại hình, dân tộc, giới tính, độ tuổi,… Chất lượng nhân lực, là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, năng lực thẩm mỹ,… của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng NNL.
Từ những phân tích khái quát trên, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể số lượng, chất lượng và cơ cấu con người với các tiêu chí về thể lực, trí lực, tâm lực để hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ phát triển của tổ chức trong những giai đoạn cụ thể nhất định.
Khái niệm nguồn nhân lực
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Khái Niệm “Thế Lực Thù Địch”
Hiện nay, trên các diễn đàn công khai, trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta, thuật ngữ thế lực thù địch xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, để hiểu thế nào cho đúng về thuật ngữ này, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận đế hiểu rõ hơn về việc xác định làm sao cho đúng về “Thế lực thù địch” hiện nay.
Để làm rõ được nó quả thật là khó, nhưng nghĩ một cách tối giản và dễ hiểu nhất thì ” thế lực thù địch ” là cá nhân, tổ chức có âm mưu, hành vi gây tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ và các lĩnh vực khác của Việt Nam, trái với những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Tuy vậy, không có khái niệm “thế lực thù địch” theo nghĩa ổn định, bất biến mà phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh; có thể hôm nay cá nhân, tổ chức này là bạn với ta nhưng ngày mai cũng có thể là thù và ngược lại.
Đầu tiên, xét trên góc độ lịch sử. Ngay từ rất sớm, vấn đề thế lực thù địch đã được nhìn nhận rất sớm. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thế lực thù địch ở đây được hiểu là Thực dân Pháp, bọn phản động trong nước và ngoài nước, các cơ quan tình báo, gián điệp có hoạt động chống phá nước ta….Có thể thấy, việc xác định thế lực thù địch trong giai đoạn này gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, những thế lực, tổ chức, cá nhân chống lại đất nước, chống lại công cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đó được xác định là thế lực thù địch, là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là thời kì dân tộc ta tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Thời kì này, vấn đề xác định thế lực thù địch đó là Mỹ và các nước có hoạt động tham chiến tại Việt Nam, cản trở, ngăn cản quá trình xây dựng và bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn cản tiến trình giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cùng với đó là chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn, những cơ quan tình báo, gián điệp có hoạt động chống phá ta như : CIA, DIA, MIG…. Các đảng phái phản động chống phá ta.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày nay. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Sự thay đổi tư duy, nhận thức về địch, về thù, về bạn, về đối tác đã dẫn đến Đảng và Nhà nước ta có những luồng tư tưởng mới về việc xác định “thế lực thù địch’ ngày nay. Rõ ràng, ” thế lực thù địch” ngày nay không chỉ bó hẹp trong một hệ loại đối tượng cụ thể nào. Mà dựa trên một quan điểm nhất quán đó chính là: Những tổ chức, cá nhân nào có hoạt động chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm đến lợi ích của tổ chứ, của nhân dân, xâm phạm đến cá lợi ích Nhà nước và pháp luật bảo vệ đó được xem là thế lực thù địch. Rõ ràng, việc xác định các vấn đề đâu là thế lực thù địch được xác định rất rõ ràng, cụ thể. Tất cả các tổ chức, cá nhân nào có hoạt động xâm phạm An ninh quốc gia của Việt Nam, xâm phạm đến độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của quốc gia, của dân tộc, các quyền của công dân đó được xem là thế lực thù địch của Việt Nam.
Ngày nay, tổ chức, cá nhân chống đối nổi lên chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng con đường công khai, hợp pháp để có các hoạt động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân ta. Rõ ràng, âm mưu của các nước CNTB muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn thay đổi thể chế chính trị của đất nước ta. Bên cạnh đó, có một số thế lực thù địch muốn gây ảnh hưởng, tác động chuyển hóa, lôi kéo nước ta theo hướng có lợi cho chúng. Bằng cách này hay cách khá, chúng tiến hành tác động, chuyển hóa chúng ta về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng…Bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” rõ ràng âm mưu của chúng đối với Việt Nam chúng ta là rất nguy hiểm.
Nguy hiểm hơn, tiếp tay, nối giáo cho chúng là các tổ chức phản động lưu vong, các con “rận chủ” trong và ngoài nước. Các tổ chức như: Việt Tân, Việt Nam quốc dân đảng, Thanh niên dân chủ, Văn bút Việt Hải ngoại…Những cái tên như: Bùi Tín, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Phương Uyên…là những kẻ nối giáo, tiếp tay cho giặc xâm hại đến đất nước. Hay như các “lều vịt” như BBC, RFA…ngày đêm rêu rao chống phá nước ta…Rõ ràng, những hành động này chẳng khác gì những Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục…trước đây rước Mỹ về xâm lược nước ta, để dân tộc ta một thời lầm than, đói khổ.
Rõ ràng, việc nhận thức và xác định cho đúng đối tượng thù địch ngày nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giúp cho nhân dân có thể hiểu và cảnh giác trước các luận điệu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Lực Và Mô Men Lực Trong Chỉnh Răng trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!