Xu Hướng 6/2023 # Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khái niệm khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market)

Khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market) là gì?

Khách hàng mục tiêu, trong một số trường hợp có thể gọi là thị trường mục tiêu, là tập hợp những khách hàng tồn tại trên thị trường, đã được xác định rõ bởi doanh nghiệp thông qua phân khúc thị trường, và là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Dĩ nhiên, những khách hàng này phải mang trong mình những nhu cầu, mong muốn có thể đáp ứng, thỏa mãn bởi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ ấy. 

Lưu ý: khi đề cập đến khách hàng mục tiêu trong Marketing, hiển nhiên đó là tập hợp nhiều khách hàng có cùng một hay nhiều đặc điểm đã được doanh nghiệp xác định trước, chứ không phải một cá nhân đơn lẻ như nhiều bạn thường lầm tưởng.

Ví dụ về khách hàng mục tiêu? – FAQ

Ví dụ:

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp A là những người có độ tuổi từ 16 – 40, giới tính nam, thường xuyên hoạt động thể thao.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp B là những doanh nhân có độ tuổi từ 25 – 50, có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp C là các công ty sản xuất giày dép tại khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Vai trò của khách hàng mục tiêu trong Marketing

Khách hàng mục tiêu có vai trò như thế nào đối trong hoạt động Marketing?

Khách hàng mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong chiến lược marketing, cũng như các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, định giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, và xây dựng trên phân phối dựa trên vị trí địa lý của khach hàng mục tiêu.

Mục tiêu cuối cùng của marketing là cung cấp giá trị đến khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm/dịch vụ, từ đó thu lợi nhuận về do doanh nghiệp.

Quy trình sàn lọc và xác định khách hàng mục tiêu

Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu? – FAQ

Việc xác định khách hàng/thị trường mục tiêu trong Marketing có vai trò hết sức quan trọng và trải qua các giai đoạn hết sức phức tạp. Bất cứ một sai lầm nào trong quá trình này sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể điều chỉnh hoạt động Marketing về đúng hướng. Ngược lại, việc chọn đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho việc kinh doanh sau này.

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng thông qua 4 bước:

Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp thực hiện các cuộc nghiên cứu với mục đích xác định lượng khách hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng, cũng như số lượng và quy mô của những đối thủ cạnh tranh có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.

Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp phân chia thị trường thành nhiều phân khúc (tập hợp những khách hàng có chung một hay nhiều đặc điểm)

Đánh giá phân khúc thị trường: Việc đánh giá phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định những phân khúc nào sẽ phù hợp với nguồn lực và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường đánh giá phân khúc thị trường dựa trên các tiêu chí sau:

Quy mô thị trường: 

Số lượng khách hàng trong phân khúc.

Mức độ tăng trưởng

: Là chỉ số phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng trong phân khúc theo thời gian. Mức độ tăng trưởng càng cao thì cơ hội thu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi chọn phân khúc ấy sẽ càng lớn (nếu bỏ qua yếu tố cạnh tranh).

Mức độ cạnh tranh: Là chỉ số phản ánh mức độ khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh đang phục vụ phân khúc đó. Mức độ cạnh tranh càng cao thì cơ hội để doanh nghiệp có thể thành công càng thấp.

Số nhà cung cấp phù hợp để phục vụ khách hàng trong phân khúc: Số nhà cung cấp có trong phân khúc càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp thành công trang phân khúc càng cao và ngược lại.

Các chiến lược lựa chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu trong Marketing

Có bao nhiêu chiến lược chọn thị trường mục tiêu trong Marketing?

Có tổng cộng 4 chiến lược chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới: Chiến lược bao phủ chung, Chiến lược bao phủ phân biệt, Chiến lược thị trường ngách, Chiến lược thị trường vi mô.

1. Chiến lược bao phủ chung (mass marketing)

Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là gì?

Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách như nhau. 

Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ:

EVN độc quyền cung cấp điện đến các hộ gia đình Việt Nam với dịch vụ như nhau, bất kể vùng miền.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và ít có sự phân hóa, chuyên biệt trong sản phẩm & dịch vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung dần trở nên rất ít phổ biến, bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.

2. Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing)

Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là gì?

Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc.

Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực về nhân sự và tài chính dồi dào, với mục tiêu nắm phần lớn thị phần trên thị trường.

Ví dụ:

P&G nhắm đến thị trường sản phẩm giặt giũ (bột giặt, nước giặt, nước xã vãi trên khắp thế giới), nhưng sản phẩm ở mỗi quốc gia đều được tùy chỉnh, tối ưu khác nhau để phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc.

3. Chiến lược thị trường ngách (niche marketing)

Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là gì?

Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ chọn những phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc một cách tốt nhất.

Không phải lúc nào việc bao phủ thị trường cũng là tốt. Việc xác định được thị trường ngách phù hợp sẽ giúp gia tăng mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp lên rất nhiều lần mà không phải tốn quá nhiều chi phí để cạnh tranh với những đối thủ lớn.

Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ.

Ví dụ:

Thay vì lựa chọn phục vụ nhu cầu di chuyển bằng xe máy cho tất cả các đối tượng khách hàng như Honda, Yamaha… hãng Kawasaki lựa chọn chỉ phục vụ riêng cho những khách hàng có nhu cầu tham gia các cuộc đua xe, “phượt” bằng các mẫu xe phân phối lớn, được thiết kế chuyên biệt.

4. Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing)

Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là gì?

Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Đây là đặc điểm của chiến lược vi mô. 

Ví dụ:

Marriott’s Renaissance được biết đến rộng rãi là một khách sạn chuyên phục vụ các khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những cách phục vụ khác nhau, từ phòng ốc đến dịch vụ ăn uống, giải trí…. tùy theo nhu cầu, yêu cầu, sở thích, đặc điểm… của từng khách hàng khi đến với khách sạn này

Cách Vẽ Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là một công đoạn tối quan trọng mà bất kì ai, bất kì doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thực hiện. Bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, như thế nào để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn. Trước khi bán sản phẩm, nhưng thường là trước khi làm ra sản phẩm, bạn phải vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình chính xác là ai.

Khách hàng mục tiêu của một cửa hàng cung cấp dịch vụ giặt tẩy là sinh viên, những người bận rộn đã có gia đình,…(thực tế còn chi tiết hơn rất nhiều).

II – Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là gì?

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đầy đủ các đặc điểm của khách hàng. Các đặc điểm đó bao gồm giới tính, độ tuổi,…và cả hành vi của họ.

Xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai sẽ giúp bạn lên những chiến lược, những kế hoạch hợp lý với độ chính xác cao.

III – Các bước ban đầu để vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Công việc này được thực hiện trong phần kế hoạch đồng thời với giai đoạn tạo ra sản phẩm. Bởi khi tạo ra sản phẩm thì phải xác định được là sẽ bán cho ai, và ai sẽ sẵn sàng mua nó. Không thể nào kinh doanh một sản phẩm mà không có tập khách hàng mục tiêu được.

Để vẽ chân dung chân dung khách hàng mục tiêu, việc đầu tiên phải làm là phải phân đoạn thị trường. Bạn cần phải phân đoạn thị trường theo các nhóm khác nhau một cách hợp lý.

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân đoạn thị trường, bao gồm:

Theo độ tuổi: Bạn có thể chia thị trường ra thành các nhóm độ tuổi trong mối tương quan với sản phẩm mà bạn cung cấp. Phân tích tâm lý khách hàng theo độ tuổi – cách đơn giản giúp bạn phân tích khách hàng.

Theo giới tính: Có nhiều sản phẩm có đặc thù chỉ phù hợp với một giới tính nên việc phân đoạn theo cách này cũng rất cần thiết.

Theo địa lý: Địa lý có tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ đảm bảo khách hàng mục tiêu của bạn ở những khu vực địa lý nhất định.

Theo công việc: Những công việc khác nhau có thời gian làm việc khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến hành vi tiêu dùng của họ.

Theo sở thích

Việc phân đoạn khách hàng càng chi tiết sẽ càng có ích hơn trong quá trình vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.

Sau khi phân đoạn thị trường, bạn phải lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu. Công việc này là lựa chọn các đoạn khách hàng mà theo bạn sẽ tham gia mua hàng.

Tùy thuộc vào các sản phẩm khác nhau sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể diễn ra trước khi thiết kế sản phẩm hoặc là sau đó.

Thị trường mục tiêu có thể gồm một hoặc nhiều đoạn thị trường khác nhau. Việc lựa chọn chỉ có hiệu quả tốt nhất khi việc phân đoạn được diễn ra khoa học và hợp lý.

3. Vẽ lại chân dung khách hàng mục tiêu dựa vào khách hàng hiện tại

Để có cái nhìn chính xác nhất thì việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu không chỉ diễn ra trước khi bán sản phẩm, mà còn diễn ra suốt quá trình cung cấp sản phẩm với thị trường.

Ngoài việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cũng cần phải xác định chính xác hành vi khách hàng được thể hiện như thế nào. Bởi sau cùng thì mục đích vẫn là xác định hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược hợp lý.

Để vẽ được chân dung khách hàng thì bạn cũng cần vẽ bản đồ hành trình của khách hàng. Xác định xem khách hàng cần phải trải qua những công đoạn nào trước khi mua hàng. Và quan trọng hơn là tìm hiểu xem quá trình mua hàng ấy đã dừng lại ở đâu trước khi họ thành công đặt mua sản phẩm của bạn.

Hành trình mua hàng của khách hàng là một công cụ quan trọng để xác định những gì bạn làm tốt, và hơn hết là các vấn đề bạn đang gặp phải.

Số lượng số lượng truy cập và tham gia vào quá trình mua hàng của website bán hàng của bạn rất cao, nhưng tỉ lệ thoát lại cao đột ngột ở phần thanh toán. Vậy là bạn biết được hành trình mua hàng của rất nhiều khách hàng đã dừng lại ở phần thanh toán này.

Việc bạn cần làm là phải tìm hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Vấn đề do trang thanh toán gặp lỗi, hay các hình thức thanh toán, cách bố trí, câu chữ có vấn đề,… Tiếp theo là giải quyết vấn đề đó.

Đây là những công việc cần thiết phải thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Nó sẽ là căn cứ để bạn cải thiện chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp.

Hai công việc này thường được thực hiện đồng thời với nhau để tối ưu hiệu quả vì chúng bổ trợ cho nhau một cách tuyệt vời.

Việc khảo sát sự hài lòng khách hàng sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.

Hãy chọn một khối lượng khách hàng mục tiêu đủ lớn để làm khảo sát để vẽ ra bức chân dung tổng quát nhất về họ.

Với phỏng vấn thì bạn cần ít người hơn để thực hiện. Việc phỏng vấn cho bạn một cái nhìn định lượng về khách hàng của mình.

Vậy nên hãy thu thập một nhóm người sao cho tất cả sẽ tổng hợp đầy đủ các đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.

Cần có sự phong phú về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, sở thích,…

Ít nhất hãy hứa hẹn tặng họ một món quà sau màn phỏng vấn để có được sự hợp tác tốt nhất. Mỗi màn phỏng vấn chỉ nên diễn ra trong vòng 10 phút.

Trong nhiều trường hợp, việc phân tích khách hàng mẫu cũng rất quan trọng.

Khách hàng mẫu là những khách hàng có những đặc điểm tiêu biểu hoặc thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của khách hàng mục tiêu. Họ sẽ suy nghĩ và hành động như khách hàng mục tiêu của bạn. Sao cho khi bạn làm vừa lòng nhóm khách hàng này thì cũng sẽ có thể làm vừa lòng khách hàng mục tiêu.

Một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng chính nhóm phát triển sản phẩm để đánh giá thay vì khách hàng mẫu.

Steve Job từng trả lời rằng ở Apple, họ không cần khách hàng mẫu. Bởi chính ông và những chuyên gia thiết kế đã là những khách hàng khó tính nhất rồi. Ông chắc chắn rằng khi sản phẩm có thể làm hài lòng họ thì cũng có thể làm hài lòng khách hàng của mình.

Hãy vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình để tạo nên một bức tranh kinh doanh thành công nhất. Để đổ màu cho bức tranh này thêm rạng ngời, bạn có thể tham khảo công cụ tự động hóa CRMVIET để tiếp cận và quản lý khách hàng tốt hơn.

Mục Tiêu Là Gì? Cách Viết Mục Tiêu Hiệu Quả

Mục tiêu là tiêu chí hàng đầu được trình bày trong bất cứ kế hoạch, dự án nào. Vậy mục tiêu là gì? Cách viết mục tiêu hiệu quả nhất có lẽ vấn là dấu chẩm hỏi đối với rất nhiều người.

Trước khi làm bất cứ điều gì, chúng ta cũng nên đặt ra mục tiêu cụ thể. Mục tiêu, có thể nói, là kim chỉ nam giúp chúng ta có định hướng tốt hơn, đồng thời triển khai hoạt động phù hợp.

Mục tiêu là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, mục tiêu là điều hướng tới, mong muốn đạt được của 1 cá nhân, tổ chức trong tương lai. Mục tiêu gắn liền với 1 kế hoạch, dự án,… được triển khai theo từng giai đoạn, có sự đánh giá, kiểm soát thường xuyên.

Cách viết mục tiêu hiệu quả

Không phải ai cũng có ý tưởng là viết được mục tiêu 1 cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, chúng ta cần phải triển khai theo trình tự nhất định để dần dần hoàn thiện mục tiêu của mình.

Trước tiên, hãy viết những mong muốn của bạn ra giấy. Xác định đâu là những điều bạn muốn đạt được, ghi toàn bộ ra để dễ dàng đọc và không bỏ sót.

Một mục tiêu sẽ vô cùng rời rạc và thiếu thực tế nếu như không có thời gian được xác định 1 cách cụ thể. Bạn cần phải đưa ra khung thời gian để thực hiện mục tiêu, hay nói cách khác là deadline.

Thời gian phù hợp với điều kiện hiện tại bản thân, đồng thời hỗ trợ bạn đạt được lợi ích tối ưu sẽ được cân nhắc để làm thành deadline.

Một mục tiêu sẽ không toàn vẹn nếu như bạn không xác định trước những trở ngại, khó khăn. Việc tiên liệu trước sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, đồng thời đưa ra phương án A, B, C,… phù hợp trong từng tình huống.

Mục tiêu được viết ra còn cần phải dựa trên kiến thức, kỹ năng cần có.

Khi đó, mục tiêu mới mang tính thực tế, có thể thực hiện được. Liệt kê những điều mà bạn cần phải làm để biến mục tiêu đó trở thành sự thật. Từ đó, xây dựng kế hoạch chi tiết.

Nếu như mục tiêu nào cũng được viết ra 1 cách bài bản, đầy đủ như vậy, bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu đã đề ra hơn.

Thạc sỹ là gì? tiến sỹ là gì? giáo sư là gì?

Leader là gì? tố chất nào làm nên leader

Mục Tiêu Là Gì? Tại Sao Phải Thiết Lập Mục Tiêu?

Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Nó có thể là những kế hoạch, dự định của bạn trong cuộc sống.

Lúc còn học cấp hai, bạn mong muốn mình sẽ thi đỗ vào trường cấp ba bạn thích. Khi đang học cấp ba, bạn lại khao khát mình thi đỗ vào trường đại học với ngành nghề mình thích. Rồi khi ra trường, bạn lại có ước muốn nhỏ nhoi là làm sao có được một công việc ổn định, phù hợp với bạn và bạn có thể sống nhờ vào nó… Cứ như thế, trong cả cuộc đời này, chẳng phải bạn luôn có thêm nhiều mục tiêu mới cho mình hay sao? Và ở mỗi thời điểm khác nhau, bạn luôn có mục tiêu khác nhau.

Bản thân mỗi người phải luôn xác định cho mình những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Khi đã đặt ra mục tiêu cho mình rồi, bạn sẽ luôn cố gắng để làm sao thực hiện được nó. Nếu bạn thực hiện được nó trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ càng tốt. Bởi, mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch ra sẵn, bạn sẽ phải nỗ lực để đạt được nó. Nói cách khác, mục tiêu cũng là cái đích đến của bạn qua những cống hiến, nó thể hiện qua những nỗ lực, những phấn đấu bản thân bạn. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, nó sẽ là động lực cho bạn tiến đến.

Làm thế nào để bạn xác định đúng đắn mục tiêu của mình?

Để thành công, bạn phải xác định đúng mục tiêu của mình.

Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và xác định được: Vì sao mục tiêu phải rõ ràng? Câu hỏi này các bạn tưởng như hơi vô lý. Tôi lấy ví dụ, bạn đặt ra mục tiêu cho mình trong tháng tơí là sẽ cố gắng giảm cân, học tốt hơn; hay sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là những mục tiêu chung chung, không rõ ràng, mơ hồ. Nó giống như bạn đang đi trong làn sương mù rất dày, bạn muốn mình sẽ đi qua thật nhanh nó. Nhưng bạn không biết phương hướng thì làm sao có thể đi được. Thay vì đặt mục tiêu như vậy, bạn đặt ra bạn phải giảm được 3 kg, thi học kì được 9 điểm chẳng hạn. Nếu bạn cứ luôn sợ gặp thất bại và đặt ra những mục tiêu chung chung, mơ hồ, bạn sẽ bị phân tán vào những việc khác và không thể nào tập trung tới mục tiêu của bạn. Việc thiếu đi tính rõ ràng cụ thể sẽ làm bạn dễ quên đi cái mục tiêu chính của bạn.

Mục tiêu phải có thời gian cụ thể: Điều này cũng rất quan trọng. Bạn không thể đưa ra mục tiêu là sẽ cố gắng mua được 1 chiếc xe máy, mà không xác định sẽ mua được nó trong bao lâu. Bởi, nếu không đưa ra thời gian cho một kế hoạch, bạn sẽ bị lan man, thiếu tập trung và lãng phí thời gian. Chính thời gian này sẽ tạo ra một động lực quan trọng để bạn thực hiện được nó.

Mục tiêu đặt ra phải lớn hơn khả năng hiện tại của bạn: Điều này nghe qua có vẻ hơi vô lý, nhưng rất đúng. Nếu bạn cứ đặt cho mình những mục tiêu không qua khó để thực hiện, nó sẽ không tạo ra sự thúc đẩy và hứng thú để bạn cố gắng. Bạn đừng sợ khi đặt ra mục tiêu vượt khả năng của bạn hiện tại mà cứ mạnh dạn đề ra. Như vậy, bạn buộc sẽ phải tiến bộ hơn để vượt qua chính mình để đạt được nó.

Mục tiêu phải có tính khả thi: Điều này có vẻ hơi trái ngược với điều trên. Bạn không thể đặt ra những mục tiêu quá lớn, quá xa với khả năng thực tế của mình. Mục tiêu mà bạn đưa ra phải có cơ sở thực tế và phù hợp với khả năng bản thân. Nếu không, bạn sẽ không thể nào đạt được nó và chỉ làm bạn thêm chán nản, bi quan, mệt mỏi mà thôi!

Tóm lại: Trong cuộc đời, mỗi người ai cũng có những ước mơ riêng. Và để thực hiện được ước mơ của mình, bạn phải đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch chi tiết, luôn cố gắng để thực hiện ước mơ của mình. Và một điều quan trọng nữa mà bạn không thể quên được đó là không bao giờ được từ bỏ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!