Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Học Tập Khối 11 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài: 9 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.( 2 tiết )
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước:
a. Nguồn gốc của nhà nước:
Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu SX, khi xã hội phân chia giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp đến mức không thể điều hòa được.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.
b. Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
– Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân
– Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.
– Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc:
+ Tính nhân dân của Nhà nước thể hiện: Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí;
+ Tính dân tộc của Nhà nước thể hiện: Nhà nước kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
c. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
– Chức năng bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội.
– Chức năng tổ chức và xây dựng đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam:
– Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, CS của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự an ninh chính trị.
– Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
– Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù…
B. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Nhà nước xuất hiện từ khi
A. con người xuất hiện. B. xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy.
C. phân hóa lao động. D. mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
A. Tính xã hội. B. Tính nhân dân. C. Tính giai cấp. D. Tính quần chúng.
A. Kế hoạch. B. Chính sách. C. Pháp luật. D. Chủ trương.
Câu 4. Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. pháp luật. B. chính sách. C. dư luận xã hội. D. niềm tin.
Câu 5. Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. trấn áp các lực lượng phá hoại B. tổ chức và xây dựng.
C. giữ gìn chế độ xã hội. D. bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của
A. các cơ quan. B. mọi công dân. C. Nhà nước. D. lực lượng vũ trang.
Câu 7. Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó?
A. Chiếm hữu nô lệ. B. Phong kiến C. Tư bản. D. XHCN.
Câu 8. Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?
A. Thời kì giữa xã hội CSNT. B. Thời kì đầu CSNT.
C. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 9. Nhà nước xuất hiện do đâu?
A.Do ý muốn chủ quan của con người.
B. Do ý chí của giai cấp thống trị.
C.Do tất yếu khách quan.
D. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
C.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG,MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới – nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
– Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ, năng lực trách nhiệm công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
– Giáo viên yêu cầu học sinh làm một số bài tập
+ Bài tập 1: Nạn tham nhũng có tác hại như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước (nhà nước XHCN? Cho ví dụ?
Gợi ý:
– Tác hại của tham nhũng:
– Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, gây tổn hại to lớn cho sự nghiệp phát triển của kinh tế xã hội và đe dọa sự tồn vong của đất nước. Chính vì vậy tác hại của tham nhũng la khôn lường cả về kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Tác hại về mặt chính trị: Là trở lực đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
+ Tác hại về mặt kinh tế: Tham nhũng gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
+ Tác hại về mặt xã hội: Xâm phạm, thậm chí làm thay đổi đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
* Ví dụ về hành vi tham nhũng: Một số phần tử lợi dụng chức quyền của mình để đục khoét những công trình kiến trúc đang xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống nhân dân, làm cho nhân dân mất lòng tin vào các cơ quan chức năng.
+ Bài tập 2: Tình huống
Có ý kiến cho rằng: Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, vì thế nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là Nhà nước pháp quyền.
Câu hỏi: Em có đồng ý với ý kiến trên không? Em hiểu thế nào là Nhà nước pháp quyền?
Trả lời.
– Không đồng ý với quan điểm trên. Vì không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là Nhà nước pháp quyền. Như nhà nước phong kiến tuy cũng quản lí xã hội bằng PL của Vua, nhưng những người cầm quyền không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân thì phải sống theo PL của Vua còn vua thì không. Nên không được coi là Nhà nước pháp quyền, mà chỉ là nhà nước quân chủ. Trong lịch sử có 2 nhà nước pháp quyền đó là: Nhà nước tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa
– Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân nhà nước cũng phải hoạt động quyền trong khuôn khổ của pháp luật.
– Giáo viên cho học sinh liên hệ về cuộc sống đổi thay dưới chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại địa phương.
D. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI MỚI
- Yêu cầu học sinh đọc trước bài mới
– Mỗi học sinh tìm thông tin về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hướng Dẫn Học Tập Khối 12
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KHỐI 12 CỦA TỔ SINH
HUONG DAN ON TAP KTHKI-MON SINH 12-2013-2014
Cập nhật bởi: std_btm – Vào ngày: 15/12/2013 10:15:41 CH – Số lượt xem: 3108
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I – So sánh gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn (n c) MÔN SINH HỌC 12 ( 2013- 2014)
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND 1/ Cấu trúc của gen – Vị trí các vùng, chức năng của mỗi vùng của gen cấu trúc (nc) – Gen là gì? 2/ Mã di truyền
– Mã di truyền là gì? – Phân tích các đặc điểm của mã di truyền Mã mở đầu, mã kết thúc? – Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? (nc)
3/ Quá trình nhân đôi AND đôi AND ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn khác nhau ở điểm nào? (nc)- Nêu cấu trúc và chức năng các loại ARN. (ctc) – Nêu các bước chủ yếu trong quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ. – Quá trình nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc nào? Cơ chế nửa gián đoạn nghĩa là gì? Tại sao có cơ chế này? – Các enzim tham gia quá trình? – Mạch nào làm khuôn sẽ tổng hợp mạch mới liên tục, gián đoạn? – Chiều tổng hợp của các đoạn okazaki và chiều của mạch mới được tổng hợp liên tục có khác nhau không? Vì sao? – Những nguyên tắc nào giúp các AND con tạo ra giống hệt nhau và giống AND mẹ? – Quá trình nhân Bài 2: Phiên mã và dịch mã 1/ Cơ chế phiên mã
– Các diễn biến chính trong quá trình phiên mã – En zim nào tham gia quá trình phiên mã? – Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên gen? – Chiều của mạch khuôn tổng hợp ARN? – Chiều tổng hợp mạch ARN và nguyên tắc tổng hợp? – Kết quả quá trình phiên mã khác tái bản AND như thế nào? – Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn khác nhau như thế nào? 2/ Cơ chế dịch mã – Các khái niệm: + Mã di truyền, Bộ ba mã hoá, mã hoá bộ ba, bộ ba đối mã,codon, triplet, + Dịch mã là gì? + chúng tôi mở đầu của sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn khác nhau như thế nào? – Các giai đoạn của quá trình dịch mã? – Dịch mã của sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ điểm nào? – Polixom là gì? Ý nghĩa của polixom? 3/ Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là những quá trình nào? Mối liên hệ giữa AND, ARN, Protein? Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen 1/ Điều hoà hoạt động của gen là gì?
2/ Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ: – Các thành phần của operon Lac? Vai trò của mỗi thành phần trong operon Lac? – Cơ chế điều hoà hoạt đông của vi khuẩn Ecoli khi trong tế bào không có chất cảm ứng lactozơ – Cơ chế điều hoà hoạt đông của vi khuẩn Ecoli khi trong tế bào có chất cảm ứng lactozơ Bài 4: Đột biến gen 1/ Khái niệm đột biến điểm? 2/ Các dạng đột biến điểm, hậu quả của mỗi dạng. Dạng nào gây hậu quả lớn hơn, vì sao? 3/ Cơ chế phát sinh đột biến gen – Nguyên nhân, cơ chế chung phát sinh đột biến gen là gì? – Nêu cơ chế tác động của các tác nhân gây đột biến như: 5BU, Acrdin(nc), tia tử ngoại UV( ctc)
-Nêu cơ chế gây đột biến gen của các bazơ nitric hiếm xuất hiện trong tế bào ( ctc) 4/ Hậu quả và vai trò của đột biến gen – Nêu hậu quả của đột biến gen, hậu quả của đột biến gen phụ thuộc những yếu tố nào. Vì sao đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nu thường vô hại? – Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người thuộc dạng đột gen gì? Bài 5: Nhiễm sắc thể và Đột biến cấu trúc NST I./ Hình thái và cấu trúc NST. a/ Mô tả hình thái và cấu trúc hiển vi của NST ở SV nhân thực. – Phân biệt bộ NST đơn bội, lưỡng bội? – Những đặc điểm nào đặc trưng cho bộ NST của mỗi loài? Đặc điểm nào cơ bản nhất? b/ Cấu trúc siêu hiển vi – Các thành phần tham gia cấu trúc NST – Các mức độ xoắn của NST- Ý nghĩa của cấu trúc xoắn? II. Đột biến cấu trúc NST – Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc NST. – Biết vẽ hình và mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn ,lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn – Nêu đặc điểm, hậu quả, ý nghĩa, cho ví dụ từng dạng đột biến cấu trúc NST. – Dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao? Bài 6: Đột biến số lượng NST 1/ Đột biến lệch bội – Khái niệm đột biến lệch bội ( 2n + 1, 2n – 1) – Các dạng đột biến lệch bội cơ bản – Cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội.
– Hậu quả và vai trò của đột biến lệch bội, cho ví dụ. + Tại sao đột biến lệch bội thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng + Cho các ví dụ về hậu quả của đột biến lệch bội + Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật , ít gặp ở động vật , vì sao? + Nêu các vai trò của đột biến lệch bội ? 2/ Đột biến đa bội – Phân biệt khái niệm đột biến đa bội với lệch bội – Phân biệt tự đa bội và dị đa bội . ví dụ về bộ NST của đột biến tự đa bội, dị đa bội – Cơ chế phát sinh đột biến tự đa bội, dị đa bội? – Thế nào là thể song nhị bội. – Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội. CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Bài 8: Quy luật phân ly 1/ Thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen 2/ Giải thích kết quả thí nghiệm theo Men Đen: – Nhân tố di truyền – Giả thuyết về sự phân ly, tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền 3/ Nội dung quy luật phân ly được phát biểu theo thuật ngữ khoa học 4/ Cơ sở tế bào học ( Giải thích quy luật phân ly theo quan điểm hiện đại) Bài 9: Quy luật phân ly độc lập 1/ Thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của MenĐen 2/ Giải thích kết quả thí nghiệm theo Men Đen? 3/ Nội dung quy luật phân ly độc lập được phát biểu theo thuật ngữ khoa học như thế nào? 4/ Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập như thế nào? 5/ Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập.
Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tính trạng.
Chú ý các bài tập xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con,và công thức tổng quát 6/ Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen. Bài 10: Tương tác gen và tính đa hiệu của gen 1/ Tương tác gen ( Sự tác động của nhiều gen lên sự hình thành tính trạng) – Phân biệt các kiểu tương tác : bổ sung, cộng gộp – Cách quy ước gen đối với mỗi kiểu tương tác- Nêu ví dụ – Sự khác nhau về phân ly kiểu gen, kiểu hình ở đời con của quy luật tương tác gen khác với quy luật phân ly điểm nào?
Chú ý nhận dạng tương tác 2/ Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng ( Gen đa hiệu) – Thế nào là gen đa hiệu. – Cho ví dụ
– Hiện tượng biến dị tương quan Bài 11: Di truyền liên kết gen và hoán vị gen. 1/ Liên kết gen. – MoocGan đã phát hiện di truyền liên kết bằng thí nghiệm nào? – Đặc điểm của di truyền liên kết hoàn toàn- Nhóm gen liên kết? số nhóm gen liên kết của 1 loài?Ví dụ? 2/ hoán vị gen(liên kết gen không hoàn toàn) – Thí nghiệm của MoocGan về hoán vị gen – Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen? – Tần số hoán vị gen là gì? Tần số hvg phụ thuộc những yếu tố nào? – Ý nghĩa của liên kết gen, hoán vị gen?
Xác định được tần số hoán vị, giao tử liên kết, giao tử hoán vị Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. I. DT liên kết với giới tính. 1/ Nhiễm sắc thể giới tính là gì ? cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST. 2/ Đặc điểm di truyền của gen nằm trên X – Thí nghiệm của Mooc gan – Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết giới tính – Thế nào là di truyền chéo ? – Ví dụ về hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
Đặc điểm của gen thuộc X 3/ Đặc điểm di truyền của gen nằm trên Y – Các ví dụ về di truyền của gen trên Y – Thế nào là di truyền thẳng?
Đặc điểm của gen thuộc Y
4/ Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính? Nêu ví dụ? II. Di truyền ngoài nhân
1/ Đặc điểm của di truyền qua tế bào chất( di truyền ở ti thể và lục lạp) 2/ Phân biệt di truyền trong nhân và di truyền qua tế bào chất? Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. 1/ Ảnh hưởng của những điều kiện môi trường bên trong và ngoài đến biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình 2/ Cho nhiều ví dụ về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 3/ Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của mức phản ứng- cho ví dụ cụ thể 4/ Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thường biến( sự mềm dẽo kiểu hình)- Cho ví dụ 5/ Liên hệ đến vai trò của giống và kỹ thuật nuôi trồng đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ BÀI 16,17: Cấu trúc di truyền của quần thể 1/ Khái niệm về: quần thể, vốn gen, tần số alen, thành phần kiểu gen. 2/ Cấu trúc di truyền của QT tự thụ phấn và QT giao phối gần. 3/ Biết cách tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể tự phối
4/ Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối. 5/ Nội dung, ý nghĩa, điều kiện nghiệm đúng của định luật HacĐi- Van Bec 6/ Biết cách giải các bài tập tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối khi quần thể đạt trạng thái cân bằng CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 1/ Tạo giống lai có ưu thế lai cao – Ưu thế lai là gì? – Các phương pháp tạo ưu thế lai – Giải thích ưu thế lai nhờ giả thuyết siêu trội – Cho một số ví dụ về những thành tựu tạo ưu thế lai đối với vật nuôi, cây trồng? Bài 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng bằng phương pháp gây đột biến chúng tôi trình tạo giống bằng gây đột biến.
Xác định số phân tử AND tạo thành, số nu môi trường cung cấp, chiều dài phân tử…
*Quá trình tổng hợp Protein
-Xác định số axit amin, số bộ mã.
[Trở về]
Giải Bài Tập Sinh Học 11
Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 39 trang 155: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
Lời giải:
Ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
Nhiệt độ
Cá rô phi Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 5,6°C và trên 42°C. Sinh trưởng và phát triển thuận lựi ở 20 – 35°C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống 16 – 18°C, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.
Thức ăn
Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.
Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.
Ánh sáng
Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 39 trang 155:
– Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
– Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
– Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Lời giải:
– Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.
– Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thep. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
– Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 39 trang 156:
– Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.
– Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.
Lời giải:
– Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao:
+ Lai lợn Ỉ với lợn ngoại lai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg (Ỉ thuần) lên 100 kg (Ỉ lai).
+ Bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hội Chinook vào hệ gen của cá hồi hoang dã tạo ra loại cá hồi có tốc độ lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc không khác gì cá hồi hoang dã.
+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).
– Các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:
+ Áp dụng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
+ Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.
+ Cải tạo chuồng trại.
+ Sử dụng chất hoocmôn sinh trưởng hợp lí.
Bài 1 (trang 157 SGK Sinh 11): Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.Lời giải:
Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
* Yếu tố di truyền: Quyết định một phần tốc độ và giới hạn sinh trưởng phát triển ở động vật.
* Các hoocmôn: quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể động vật.
– Hoocmôn sinh trưởng.
– Tirôxin (ở người)
– Ơstrôgen và testostêrôn (ở người)
– Ecđixơn và juvenin (ở côn trùng)
Bài 2 (trang 157 SGK Sinh 11): Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.Lời giải:
Một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
– Thức ăn: có ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Ví dụ, thiếu prôtêin động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.
– Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
– Ánh sáng:
+ Phơi nắng vào mùa lạnh giúp động vật tăng nhiệt độ cơ thể.
+ Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D tham gia quá trình hình thành xương.
Bài 3 (trang 157 SGK Sinh 11): Tại sao và những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.Lời giải:
Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia súc(đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống rét.
Bài 4 (trang 157 SGK Sinh 11): Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?Lời giải:
Việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim có tác dụng cung cấp và đảm bảo điều kiện nhiệt độ phù hợp giúp hợp tử phát triển bình thường.
Giải Bài Tập Tin Học 11
Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 11: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
Các phép toán bao gồm các phép toán số học, cá phép toán quan hệ, các phép toán logic.
Trong bài này ta sẽ kí hiệu như sau: Phép toán (Phép toán trong Pascal).
Ví dụ: Phép cộng (+) nghĩa là phép cộng trong pascal sử dụng kí hiệu + .
– Các phép toán số học:
+ Với các số nguyên: Cộng(+), Trừ(-), Nhân(*), Chia lấy nguyên(div), Chia lấy phần dư(mod).
+ Với các sô thực: Cộng(+), Trừ(-), Nhân(*), Chia(/).
– Các phép toán quan hệ:
– Các phép toán logic:
+ Phủ định (not), Hoặc(or), Và(And).
Kết quả các phép toán quan hệ cho giá trị logic
Ví dụ: 5<6 cho giá trị đúng(TRUE).
Các phép toán logic để tạo ra các biểu thưc phức tạp từ các quan hệ đơn giản.
2. Biểu thức số học
Trong lập trình, biểu thức số học là một biến kiểu số, một hằng, các biến kiểu số, các hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn các phép toán, các dấu ngoặc tròn.
Các phép toán được thực hiện theo thứ tự:
+ Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước, nếu không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái qua phải, theo thứ tự các phép toán nhân (*) , chia (/), chia lấy nguyên (div), chia lấy dư (mod) thực hiện trước và các phép toán cộng (+), trừ (-), thực hiện sau.
Chú ý không bỏ dấu * trong tích
Ví dụ:
5a+6b chuyển sang pascal sẽ là 5*a+6*b.
Ax 2 chuyển sang pascal sẽ là A*x*x.
Note:
+ Nếu biểu thức chứa một hằng hay một biến kiểu thực thì giá trị của biểu thức cũng thuộc kiểu thực.
Ví dụ: A+B
Trong đó A là kiểu integer và B là kiểu thực thì giá trị của biểu thức A+B sẽ là kiểu thực.
3. Hàm số học chuẩn
Để lập trình dễ càng, các ngôn ngữ lập trình đều chứ một số chương trình tính giá trị những hàm toán học thường dung. Được gọi là hàm số học chuẩn. Đối số của hàm được đặt trong dấu () và sau tên hàm.
Ví dụ:
Sqr(X) nếu X là kiểu số thực thì đối số là số thực, nếu X là kiểu số nguyên thì đối số là số nguyên.
Các hàm có thể tham gia vào biểu thức số học như một toán hạng .
Ví dụ:
4. Biểu thức quan hệ
Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ.
Biểu thức quan hệ có dạng:
Trong đó biểu thức 1 và biểu thức 2 cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số học
Ví dụ:
X<5 'A'<=bBiểu thức quan hệ được thực hiện theo trình tự:
+ Tính giá trị các biểu thức.
+ Thực hiện các phép toán quan hệ.
Kết quả của biểu thức quan hệ là giá trị logic: true hoặc false.
Ví dụ nếu X có giá trị 6 thì X<5 có giá trị false.
5. Biểu thức logic
Biểu thức logic có thể là các biểu thức logic đơn giản,các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi các phép toán logic. Giá trị biểu thức logic là true hoặc false. Các biểu thức liên hệ thương được đặt trong cặp ngoặc ().
Các phép toán logic bao gồm: not, or, and.
Phép not sẽ đảo giá trị logic của biểu thức đứng sau nó. Ví dụ not true sẽ là false và not false sẽ là true. not được viết trước biểu thức cần phủ định.
Phép and và or sử dụng để kết hợp nhiều biểu thức logic hoặc quan hệ thành một biểu thức.
Ví dụ: Giả sử M và N là hai biến nguyên. Điều kiện xác định M và N cùng chia hết cho 3 hay cùng không chia hết cho 3 được thể hiện như sau:
6. Câu lệnh gán
Lệnh gán là một trong những lệnh cơ bản nhất của các ngôn ngữ lập trình.
Trong pascal cú pháp của lệnh gán:
Lưu ý khi tên biến là tên của biến đơn thì kiểu của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến.
Ví dụ:
X1:=-b/a-x2; Z=Z-1; I=I+1;Ví dụ gán sai:
B là kiểu integer C là kiểu real phép gán B:=C là sai sẽ báo lỗi khi biên dịch.
Hướng Dẫn Ôn Tập Phần Lý Thuyết Sinh Học Lớp 9 Năm Học 2023
Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen bao gồm những nội dung sau:
– Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
– Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
– Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: Cây đậu Hà Lan có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng,…
– Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
– Cặp gen tương ứng là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương phản.
– Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: Nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa.
– Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
– Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng, đặc tính của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang nghiên cứu. Ví dụ: Đậu Hà Lan có kiểu hình thân cao, hạt trơn hay thân thấp, hạt nhăn.
– Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ngay ở F 1.
– Tính trạng lặn là tính trạng đến F 2 mới được biểu hiện.
– Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau như: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.
– Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau như Aa.
– Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của bố mẹ.
– Ý nghĩa của quy luật phân li:
+ Xác định tương quan trội – lặn để tập trung nhiều gen trội quý vào cùng một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
+ Tránh sự phân li tính trạng trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới năng xuất.
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả của phép lai là:
– Đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
– Phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
– Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
– Mục đích: Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Nếu kết quả phép lai là đồng thì thì các thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
– Ý nghĩa: Ứng dụng để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
– Nội dung của quy luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
– Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập:
+ Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (gen).
+ Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống.
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của mình bằng quy luật phân li độc lập, nghĩa là các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Kết quả thí nghiệm được Menđen giải thích qua sơ đồ lai:
P: Vàng, trơn x xanh, nhăn
AABB aabb
G: AB ab
F 1: AaBb (100% vàng, trơn)
F 1 x F 1: AaBb x AaBb
G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
Kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb.
Kiểu hình: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Men đen căn cứ vào tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó, nên đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. Cụ thể: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn = ( 3 vàng : 1 xanh ) (3 trơn : 1 nhăn ).
P: Thuần chủng hạt vàng, trơn x thuần chủng hạt xanh, nhăn
F 2: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
Sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F 2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn.
– Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.
– Ở các loài sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất gen thường tồn tại ở thể dị hợp. Do đó, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu. Điều đó, giải thích vì sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn so với loài sinh sản vô tính.
– Menđen thường tiến hành các thí nghiệm của mình trên đậu Hà Lan vì:
+ Hoa đậu Hà Lan là một loài hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. Đặc điểm này của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai ở đời F 1, F 2,… từ một cặp bố mẹ ban đầu.
+ Bên cạnh đó, với đặc điểm dễ gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu.
– Các quy luật di truyền của Menđen phát hiện không chỉ áp dụng cho đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác. Vì, mặc dù thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan nhưng để khái quát thành quy luật. Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau, Menđen mới dùng toán thống kê toán học để khái quát thành quy luật.
– Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như:
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng cặp tính trạng được theo dõi.
+ Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn.
+ Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn.
– Ở F 2 đều có sự phân li tính trạng (xuất hiện nhiều kiểu hình).
– Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
– NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
– Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.
– Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa: NST gồm hai crômatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST còn có eo thứ hai. Mỗi crômatit bao gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
– NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.
– NST có đặc tính tự nhân đôi (nhờ ADN tự sao) do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn định qua các thế hệ.
– Ví dụ về số lượng NST: Ở người 2n = 46; tinh tinh 2n = 28; gà 2n = 78; ruồi giấm 2n = 8, ngô 2n = 20; cà chua 2n = 24
– Ví dụ về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có bốn cặp NST có hình dạng khác nhau: Hai cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một hình que (X), một hình móc (Y) ở con đực.
– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên cặp NST tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n).
– Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong giao tử có NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n).
– Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kì trung gian trước khi quá trình nguyên phân bắt đầu, tạo thành hai NST kép gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động.
– Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép, làm cho các NST được phân phối đều về hai tế bào con sau này.
Nhờ cơ chế trên đã đảm bảo tính ổn tính của bộ NST trong quá trình nguyên phân.
Ở kì sau, diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. Khác với nguyên phân, các NST kép dẫn dính nhau ở tâm động và phân li cùng nhau. Như vậy, mỗi tế bào con ở lần phân chia thứ nhất chỉ có thể nhận một NST kép trong cặp đồng dạng hoặc của bố hoặc của mẹ.
Ví dụ: Mỗi tế bào sinh dục chín giảm phân bình thường, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb (A tương đồng a, B tương đồng b).
– Kì giữa I: NST ở thể kép: AAaaBBbb
– Kì sau I: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khi về hai cực tế bào, nên có khả năng: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB
– Kì cuối I: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB
– Kì cuối II: AB và ab hoặc Ab và aB
Giảm phân và nguyên phân đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.
– Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
– Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
– Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.
– Mỗi tinh bào bậc một cho bốn tinh trùng.
– Mỗi noãn bào bậc một chỉ cho ra một trứng có kích thước lớn.
– Trong quá trình phát sinh giao tử đực, mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử cho ra bốn hạt phấn, từ mỗi hạt phấn này sinh ra tiếp hai giao tử.
– Trong quá trình hình thành giao tử cái, tế bào mẹ của đại bào tử giảm phân cho bốn đại bào tử, nhưng chỉ có một sống. Mỗi tế bào đại bào tử cho ra một trứng.
Nhờ có giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n) qua thụ tinh giữa các giao tử đực và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi.
Vì vậy sự phối các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
– Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào được tạo ra có số lượng NST (n) = của tế bào mẹ (2n).
– Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
– Sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc 1 : 1, nghĩa là một giao tử cái chỉ kết hợp với một giao từ đực. Mỗi lần thụ tinh có số lượng tinh trùng tham gia rất lớn, ví dụ: Ở người, mỗi lần phóng tinh có 200 – 300 triệu tinh trùng nhưng chỉ có vài nghìn tinh trùng có thể đến được ống dẫn trứng và chỉ có vài trăm tinh trùng là đến được với trứng, trong đó chỉ có một tinh trùng xuyên vào trứng.
– Các tổ hợp trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab.
– Các tổ hợp trong các hợp tử: AABB, AaBB, AABb, AaBb, AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
– Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn.
– Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài.
– Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc khác nhau.
– Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.
– Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như: nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về hai cực tế bào.
– Chứa gen quy định tính trạng thường.
– Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn.
– Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài.
– Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
– Đều có thể bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST.
– Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua,…: đực XY, cái XX
– Chim, ếch, nhái, bò sát, bướm, dâu tây,…: đực XX, cái XY
– Bọ xít, rệp,…: đực X0, cái XX
– Bọ nhảy,…: đực XX, cái X0
Cơ chế xác định giới tính ở người là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Mẹ có cặp NST giới tính XX
Bố có cặp NST giới tính XY
– Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Người mẹ chỉ cho một loại trứng mang NST X.
+ Người bố cho hai loại tinh trùng: một mang NST X và một mang NST Y.
– Qua thụ tinh:
+ Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái.
+ Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tự XY phát triển thành con trai.
– Sơ đồ lai: Bố x Mẹ
P: XY XX
G: X, Y X
F 1: XX (con gái) XY (con trai)
Tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng mang NST X và mang NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ này cần đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang NST XX và NST XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
Giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh do sự tổ hợp của NST giới tính trong giao tử đực và cái. Tuy nhiên, các nhân tố bên trong và bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
– Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng con có thể làm cá cái biến thành cá đực.
– Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ dưới 28 0C sẽ nở thành rùa đực, còn ở nhiệt độ trên 32 0 C trứng nở thành con cái.
Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Thí dụ: Tạo ra toàn tằm đực vì tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái.
– Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
– Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen:
+ Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiều gen.
+ Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.
+ Số nhóm liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài. Ví dụ: Ở ruồi giấm có bốn nhóm liên kết ứng với n = 4.
+ Sự phân li độc lập chỉ đúng trong trường hợp các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
+ Sự di truyền liên kết phổ biến hơn sự di truyền phân li độc lập.
a) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp:
– Lai phân tích đậu Hà Lan F 1:
P: Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
G P: 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab ab
F B: 1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb
VT VN XT XN
– Tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình đều là 1 : 1 : 1 : 1
– Xuất hiện biến dị tổ hợp vàng, nhăn và xanh, trơn.
– Lai phân tích ruồi giấm đực F 1:
P: Xám, dài x đen, cụt
GP: 1BV, 1bv bv
FB: 1: 1
Xám, dài đen, cụt
– Tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình đều là 1 : 1
– Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
Dựa vào sự di truyền liên, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau.
Khi Moocgan đem lai phân tích ruồi đực F 1, thu được thế hệ sau có tỉ lệ: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Kết quả trên không đúng với quy luật phân li độc lập, vì nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ phân li ở F 1 phải là: 1 : 1 : 1 : 1, từ đó Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST cùng phân li về một giao tử và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
P: BV/BV (xám, dài) x bv/bv (đen, cụt)
G P: BV bv
F P: BV/bv (xám, dài)
– Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
– Việc sử dụng phương pháp lai phân tích cho phép phân biệt được quy luật liên kết gen và quy luật phân li độc lập.
– Trong phép lai phân tích, cơ thể mang tính trạng lặn chỉ tạo ra một loại giao tử mang các gen lặn. Do đó, tỉ lệ kiểu hình F B sẽ tùy thuộc vào số loại giao tử của cá thể có kiểu hình trội mang lai.
– Nếu lai phân tích cơ thể dị hợp hai cặp gen phân li độc lập thì qua giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau và kết quả F B bốn loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
+ Ví dụ: Phân li độc lập ở đậu Hà Lan.
P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb aabb
G P: AB, Ab, aB, ab ab
F B: Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
Kiểu hình: 1 hạt vàng, trơn : 1 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn
+ Ví dụ: Liên kết gen ở ruồi giấm.
P: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
G P: BV, bv bv
F B: Kiểu gen: 1 : 1
Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
– Đều là các quy luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng.
– Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn.
– Về cơ chế di truyền, đều dựa trên sự phân li của các gen trên NST trong phát sinh giao tử và tổ hợp từ các giao tử trong thụ tinh.
– Bố mẹ thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F 1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng trội.
– ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
– ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài hàng trăm micrômet, khối lượng hàng triệu, chục triệu đvC.
– ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit. Có bốn loại nuclêôtit: Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitôzin (X). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.
– ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
– Cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.
– Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của
các loài sinh vật.
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
Mỗi chu kì xoắn cao 34A 0 gồm mười cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A 0.
– Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:
+ A = T
+ Tỉ số trong các ADN khác nhau thì các ADN khác nhau và đặc trưng cho từng loài.
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST ở dạng chưa xoắn.
Khi bắt đầu tự nhân đôi, ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn liên kết các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại để hình thành mạch mới. Cuối cùng tạo thành hai phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
– Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp.
Nhờ đó, hai ADN con được tạo ra giống ADN mẹ.
– Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp.
– Bản chất hóa học của gen là ADN. Mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tinh quy định cấu trúc của một loại prôtêin.
– ADN (gen) có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
– Phân tử ARN (axit ribônuclêôtit) có cấu tạo từ một mạch, từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. Giống ADN, ARN cũng thuộc loại đại phân tử cấu tạo đa phân, tuy có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
– Phân tử ARN có từ hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân. Mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Có bốn loại nuclêôtit trong ARN là: Ađênin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitôzin (X).
Quá trình tổng hợp ARN nhằm chuẩn bị cho tổng hợp prôtêin trong tế bào, dựa trên khuôn mẫu của gen trên ADN.
Tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST vào kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh chưa xoắn..
– Dưới tác dụng của enzim, một đoạn của ADN tương ứng với một gen nào đó tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn.
– Lúc này các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào lần lượt vào liên kết với các nuclêôtit của một mạch gen (gọi là mạch khuôn) thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung để hình thành dần dần mạch ARN.
– Sau khi tổng hợp, phân tử ARN tách khỏi gen và rời khỏi nhân đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
– Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đơn của gen với vai trò khuôn mẫu.
– Sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do của môi trường cũng diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
– Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn nhưng theo nguyên tắc bổ sung, hay giống như trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung (không phải mạch khuôn) chỉ khác T được thay thế bằng U. Qua đó, cho ta thấy trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch ARN.
– Giống nhau: Là đại phân tử, có cấu trúc đa phân mà mỗi đơn phân là các nuclêôtit.
– Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
– Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N và P.
– Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có ba trong bốn loại nuclêôtit giống nhau là Ađênin (A), Guanin (G), Xitôzin (X).
– Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại tạo thành mạch.
Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền.
– Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác động của enzim.
– Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn.
– Đều có hiện tượng tách hai mạch đơn trên ADN.
– Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch của ADN.
– Các nguyên tố hóa học cấu tạo prôtêin là: C, H, O, N, ngoài ra có thể còn 1 số nguyên tố khác.
– Phân tử prôtêin thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn (có thể dài đến 0,1 micrômet, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đơn vị cacbon).
– Đơn phân cấu tạo prôtêin là axit amin (có hơn hai mươi loại axit amin khác nhau).
– Có hơn hai mươi loại axit amin sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo nên sự đa dạng của prôtêin.
– Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin.
– Đặc điểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn hai mươi loại axit amin khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.
Ngoài ra protein còn đa dạng và đặc thù bởi cấu trúc không gian:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
– Cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin là mARN.
– Vai trò của mARN: Truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
– Sự hình thành chuỗi axit amin:
+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
– Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu (mARN).
+ Bổ sung (A – U, G – X)
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen (ADN) quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
– Đều dược sắp xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thức và khối lượng lớn trong tế bào.
– Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại.
– Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi.
– Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.
– Đều có nhiều dạng cấu trúc khác nhau trong không gian.
– Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN.
– Luôn có cấu tạo hai mạch sing song và xoắn lại.
– Đơn phân là các nuclêôtit: A, T, G, X.
– Các ngyên tố cấu tạo: C, H, O, N và P.
– Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN và prôtêin.
– Chỉ có cấu tạo một mạch.
– Đơn phân là các nuclêôtit: A, U, G, X.
– Các nguyên tố cấu tạo: C, H, O, N và P.
– Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn prôtêin.
– Có cấu tạo một hay nhiều chuỗi axit amin.
– Đơn phân là các axit amin.
– Các nguyên tố cấu tạo: C, H, O, N.
– Có kích thước nhỏ nhất (so với ADN và ARN)
Trình bày vai trò của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống.
– Các dạng: Mất, thêm, thay một cặp nu.
– Nguyên nhân:
+ Do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN.
+ Do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa.
– Cơ chế phát sinh:
+ Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN dẫn đến sự thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
+ Phân tử ADN bị đứt làm mất đi một cặp nu hoặc thêm một cặp nu vào chỗ bị đứt.
– Tính chất biểu hiện của đột biến gen:
+ Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại cho thế hệ sau.
+ Đột biến thành gen trội biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến, đột biến thành gen lặn chỉ biểu hiện khi đồng hợp tử. Đột biến ở tế bào sinh dưỡng chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể.
– Vai trò của đột biến gen:
+ Trong tiến hóa: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
+ Trong chọn giống: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
– Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
– Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất: Trong thực tế, có những đột biến có lợi đối với sản xuất.
Ví dụ: Đột biến tăng khả năng thích ứng đối với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giống lúa Tám Thơm Hải Hậu đã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám Thơm Hải Hậu đột biến trồng được hai năm/vụ, trên điều kiện đất đai khác nhau.
– Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
– Một số dạng đột biến cấu trúc NST:
+ Mất đoạn: NST bị đứt một đoạn nào đó.
+ Lặp đoạn: Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một lần hay nhiều lần.
+ Đảo đoạn: Đoạn NST bị đảo ngược 180 0, có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
Đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho con người và sinh vật.
– Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN và NST).
– Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
– Đều di truyền cho thế hệ sau.
– Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật.
Thể ba nhiễm và thể một nhiễm là những thể dị bội chỉ xảy ra trên một cặp NST trong tế bào.
Bình thường, trong tế bào sinh dưỡng mỗi cặp NST luôn có hai chiếc. Nhưng nếu có một cặp nào đó thừa một chiếc tức là cặp này trở thành ba chiếc thì đó là thể ba nhiễm. Ngược lại nếu có một cặp NST nào đó thiếu một chiếc, tức cặp này chỉ còn một chiếc NST thì đó là thể một nhiễm. Như vậy:
– Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào thừa một NST ở một cặp nào đó (2n + 1).
– Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào thiếu một NST ở một cặp nào đó (2n – 1).
– Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, có một cặp NST nào đó không phân li. Kết quả tạo ra hai loại giao tử: Một loại giao tử mang cả hai NST của một cặp nào đó (n + 1), một loại không mang NST nào của cặp đó (n – 1).
– Trong thụ tinh:
+ Nếu giao tử (n + 1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n + 1).
+ Nếu giao tử (n – 1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n – 1).
b) Sơ đồ minh họa:
Tế bào sinh giao tử 2n (mẹ hoặc bố) 2n (bố hoặc mẹ)
(2n + 1) (2n – 1)
Thể ba nhiễm Thể một nhiễm
– Đặc điểm của cơ thể đa bội: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng à thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn à kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt à năng suất cao. Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.
– Ứng dụng: Tạo giống cây trồng thu hoạch cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.
– Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt.
– Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do ảnh hưởng của môi trường tạo ra sự khác nhau đó.
– Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST.
Cơ chế hình thành kiểu gen Aaa: Do cấu trúc của NST không thay đổi nên cơ thể có kiểu gen có hai trường hợp là: Cơ thể (2n + 1) thể ba nhiễm và cơ thể (3n) thể tam bội.
P: Aa (2n) x Aa (2n)
G: Aa (n + 1) ; 0 (n – 1) A (n) ; a (n)
F 1: Aaa (2n + 1)
P: Aa (2n) x Aa (2n)
G: Aa (2n) A (n) ; a (n)
F 1: Aaa (3n)
– Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
– Ví dụ: Giống lúa DR 2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha.
– Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.
– Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo hai cách:
+ Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp, vì nếu có giống tốt mà không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết khả năng của giống.
+ Ngược lại, khi đã có kĩ thuật sản xuất cao, muốn vượt giới hạn năng suất của giống thì phải cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có năng suất cao.
– Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).
– Người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền ở người, vì:
+ Người sinh sản chậm và để ít con.
+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
+ Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại cho hiệu quả cao.
– Ví dụ:
F 1: : Nam bệnh mù màu
F 2: : Nữ bình thường
– Bố mẹ bình thường, có con bị bệnh, chứng tỏ bệnh mù màu do gen lặn quy định.
– Bệnh chỉ xuất hiện ở nam, nên mù màu là tính trạng di truyền liên kết với giới tính.
– Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trừng và khác trứng:
+ Trẻ sinh đôi cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.
+ Trẻ em sinh đôi khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
– Vai trò của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta có thể biết được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (ví dụ: Tính trạng về chất lượng như: Màu mắt, dạng tóc, nhóm máu,…) tính trạng nào dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường tự nhiên và xã hội (ví dụ: Tính trạng tâm lí, tuổi thọ, mập ốm,..).
Bệnh Đao là hội chứng bệnh phát sinh ở những người thuộc thể dị bội ba nhiễm, thừa 1 NST số 21; trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST số 21, tức thuộc dạng 2n + 1 = 47 NST.
Do khi người mẹ tuổi đã cao, các tế bào bị lão hóa nên dễ xảy ra sự phân li không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử.
– Trong giảm phân tạo giao tử, cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố (hoặc mẹ) không phân li dẫn đến tạo ra hai loại giao tử: Loại giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST số 21.
– Khi thụ tinh, giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số 21 gây bệnh Đao.
Sơ đồ minh họa:
P: 2 NST số 21 2 NST số 21
Hợp tử: 3 NST số 21 (bệnh Đao)
Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1).
Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
– Biểu hiện của bệnh XXY (bệnh Claiphentơ): Xảy ra ở nam, mù màu, chân tay dài, đần, tinh hoàn teo, vô sinh (tỉ lệ ở bé trai là , ở đàn ông vô sinh ).
– Biểu hiện của hội chứng XXX (Hội chứng 3 NST X): Buồng trứng và tử cung kém phát triển, rối loạn kinh nguyệt, có thể có con, tỉ lệ ở nữ.
a) Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b) Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bệnh ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?
c) Giải thích cơ chế sinh ra trẻ em bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa.
( Cũng có thể hỏi: Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng.)
Bệnh nhân là nữ. Bệnh nhân chỉ có một chiếc NST X.
Biểu hiện bên ngoài: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
Biểu hiện sinh lí: Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
– Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1).
– Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
a) Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
b) Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: Bệnh máu khó đông là do gen a quy định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.
– Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?
– Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những kiểu gen nào?
– Nghiên cứu phả hệ.
– Trẻ đồng sinh.
– Là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ.
Nội Dung Ôn Tập Tin Học 11
NỘI DUNG ÔN TẬP TIN HỌC 11 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá VAR dùng để? A. Khai báo thư viện B. Khai báo tên chương trình C. Khai báo hằng D. Khai báo biến Câu 2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các dữ liệu sau thuộc kiểu nguyên: A. Kiểu byte, real, integer. B. Kiểu byte, integer, word. C. Kiểu real, char, boolean. D. Kiểu integer, real, char Câu 3. Trong Pascal câu lệnh nào dùng để xuất dữ liệu? A. Writeln() B. Readln() C. Program() D. Read() A. 2*y B. a*b/c C. 2/x + x*y D. x2+ 1 Câu 5. Chương trình sau cho kết quả gì? Var a, b, m: integer; Begin a:= 5; b:=4; m:=sqrt(a+b); write(‘m=’); end. A. 4 B. 5 C. 9.0 D. 3 Câu 6. Cho 2(x3 – 5) + y2 . Biểu thức sau viết trong Pascal sẽ là ? A. 2*x*x*x – 5 + y*y B. 2*(x*sqr(x) – 5 + sqr(y)) C. 2*(x*sqr(x) – 5) + sqr(y) D. 2*(x*sqr(x) – 5 + sqr(y) Câu 7. Xét chương trình sau Var a, b: integer; BEGIN a:=3; b:=2; b:=a+b; a:=a div b; Write(a); END. Kết quả của chương trình trên là: A. 1; B. 3; C. 5; D. Tất cả A, B, C đều sai Câu 8. Xét chương trình sau: Var n, S: integer; BEGIN S := 9; n := 5; S := S mod n; n := S + n; Write(S); END. Kết quả của chương trình trên là: A. 9; B. 14; C. 4; D. 1; Câu 9. Biểu thức nào sau đây không cho kết quả là 1? A. sqrt(25)/4 B. sqrt(25) div 4 C. sqrt(25) mod 4 D. sqrt(25) div 5 Câu 10. Cho x và y là các biến đã khai báo kiểu thực, câu lệnh nào sau đây là đúng? A. readln(x:5:2); B. readln(x, 5); C. readln(x, y); D. readln(‘y = ’, y); Câu 11. Muốn kiểm tra đồng thời cả 3 giá trị của A, B, C có cùng lớn hơn 10 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng? Câu 12. Trong các khai báo biến sau, khai báo nào là sai? A. Var x1, x2 : Integer; B. Var x1, x1: Char; C. Var x1, x4: Byte; D. Var x1, x3 :real; Câu 13. Biến x nằm trong phạm vi 215 - 270, khai báo nào trong các khai báo sau là tối ưu nhất? A. var x: real; B. var x: integer; C. var x: byte; D. var x: word; Câu 14. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng? A. If Then Else ; B. If Then ; Else ; C. If Then Else : D. If ; Then Else ; Câu 15. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau: Writeln('KQ la:', a); sẽ ghi ra màn hình? A. KQ la a B. Ket qua la: a C. Không đưa ra gì cả D. QK la: Câu 16. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh nào sau đây là sai? A. b:=(a=5) or(c=7); B. c:=PI*12; C. a:=b + c; D. x:=12,5; Câu 17. Pascal là ngôn ngữ lập trình thuộc loại: A. Ngôn ngữ máy B. Không thuộc loại nào C. Hợp ngữ D. Ngôn ngữ bậc cao Câu 18. Câu lệnh nào dùng để nhập dữ liệu trong Pascal A. Real() B. Write() C. Read() D. Begin() Câu 19. Khai báo nào trong các khai báo sau là hợp lệ ? A. Const : n =10; B. Const n:=10; C. Const n=10; D. Const n : real; Câu 20. Cho sin2x – sinxcosx . Biểu thức sau viết trong Pascal sẽ là ? A. 2*sin(x) – sin(x)*cos(x) B. sqr(sin(x)) – sin(x)*cos(x) C. sqrsin(x) – sin(x)*cos(x) D. sqr(sin(x) – sin(x)*cos(x) Câu 21. Xét chương trình sau Var k, m: byte; BEGIN k := 10; m := 7; m := k - m; k := k + m; Write(m); END. Kết quả của chương trình trên là: A. 3 B. 17; C. 7; D. Tất cả A, B, C đều sai Câu 22. Xét chương trình sau: Var p, q: real; BEGIN p := -20; q := 5 ; q := p/2; p:= p*q; Write(p); END. Kết quả của chương trình trên là: A. 10; B. 4; C. -100; D. -4; Câu 23. Biểu thức điều kiện để kiểm tra một số nguyên N bất kì chia hết cho số nguyên K là: A. N mod K 0; B. N div K = 0; C. N mod K = 0; D. N div K = 1; Câu 24. Biểu thức điều kiện để kiểm tra một số nguyên N bất kì không chia hết cho số nguyên K là: A. N mod K = 1; B. N mod K 0; C. N div K 0; D. N div K = 1; Câu 25. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá PROGRAM dùng để A. khai báo biến. B. khai báo tên chương trình. C. khai báo thư viện. D. khai báo hằng. Câu 26. Cho biểu thức trong Pascal: abs(x+1) - 3. Biểu thức tương ứng trong Toán học là: A. B. C. D. Câu 27. Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau: A. 10pro B. Bai tap_1 C. Baitap D. ngay sinh Câu 28, Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi : A. dấu chấm phẩy (;) B. dấu phẩy (,) C. dấu chấm (.) D. dấu hai chấm (:) Câu 29. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá CONST dùng để A. khai báo tên chương trình. B. khai báo hằng. C. khai báo biến. D. khai báo thư viện. A. b=1. B. a=3; C. b=5; D. a=4; Câu 31. Cho đoạn chương trình sau: If(a5) then x:= (9 div a) Else x:= -2023; Write(‘ x= ‘, x + 1); Khi cho a = 1 thị đoạn chương trình trên sẽ in ra màn hình giá trị x bằng bao nhiêu? A. x = -2023. B. x = -2023; C. x = 9; D. x =1; Câu 32. Trong Pascal, biểu thức (29 mod 4) bằng: A. 2 B. 0 C. 1 D. 3 Câu 33. Trong pascal, câu lệnh gán nào sau đây là sai: A. c-1:=d; B. c:=x+y; C. a:=b+c; D. a:=b; Hãy cho biết đoạn chương trình trên dùng để: A. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b; B. Tính giá trị a; C. Tính giá trị b; D. Tính giá trị của a và b. Câu 35. Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là: A. Var = ; B. Var : ; C. : kiểu dữ liệu; D. Var ; Câu 36. Trong Pascal, biểu thức (75 div 15) bằng: A. 1 B. 0 C. 5 D. Không đáp án nào đúng Câu 37. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hãy cho biết giá trị của M sau khi thực hiện đoạn chương trình sau với a=9 và b=20? M := a; If a < b then M := b; A. M = 9; B. M nhận cả hai giá trị trên; C. M không nhận giá trị nào; D. M = 20; Câu 38. Xác định giá trị của biểu thức: S = (250 div 100) + (150 mod 100) div 10 A. S = 9; B. S = 6; C. S = 7; D. S = 8. Câu 39. Cho biểu thức dạng toán học sau:; hãy chọn dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal: A. 1/4* sqrt(a*a-b*b) B. 1/4 + sqrt(a*a-b*b) C. 1/4 * sprt(a*a-b*b) D. 1/4 - sqrt(a*a-b*b) Câu 40. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh ghép được sử dụng khi A. Cần một lệnh đơn thực hiện một công việc; B. Ghép nhiều câu lệnh thành một câu lệnh; C. Cả ba trường hợp trên. D. Cần nhiều câu lệnh thực hiện một công việc; Câu 41. Biến x nhận giá trị nguyên trong đoạn [-300 ; 300], kiểu dữ liệu nào sau đây là phù hợp nhất để khai báo biến x ? A. Byte B. Integer C. Word D. Real A. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không B. Kiểm tra xem n có là một số dương không C. Kiểm tra xem n có là số dương chẵn không D. Kiểm tra n là một số nguyên chẵn không Câu 43. Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây A. Phép toán số học với số thực B. Phép toán quan hệ C. Phép toán số học với số nguyên D. Phép toán Logic Câu 44. Tên nào không đúng trong ngôn ngữ Pascal A. abc_123 B. _123abc C. 123_abc D. abc123_ Câu 45. Cho biểu thức (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0). Giá trị của a là A. 24 B. 16 C. 15 D. 21 Câu 46. Trong NNLT Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào? A. byte B. integer C. word D. real Câu 47. Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là A. Hằng B. Biến C. Hàm D.Biểu thức Câu 48. Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất? A. Var X, Y: byte; B. Var X, Y: real; C. Var X: real; Y: byte; D. Var X: byte; Y: real; Câu 49. Làm cho giá trị bằng bình phương của x là A. sqrt(x); B. sqr(x); C. abs(x); D. exp(x); Câu 50. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào? A. Hằng và biến là hai đại lương mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình. B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo. C. Hằng là đại lượng lưu trữ giá trị không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo. II. TỰ LUẬN 1. Viết dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal của các biểu thức toán học sau: a. b. (x + y) c. d. (x + y) e. f. g. sin2x – 2cosx h. cos2x + sinx2 2. Viết chương trình Kiểm tra 1 số nguyên bất kì được nhâp vào từ bàn phím là số chẵn hay số lẽ
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Học Tập Khối 11 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!