Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Giải Bài Tập Hóa 10 Chương 2 Trang 35 Sách Giáo Khoa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiến Guru xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn giải bài tập hóa 10 trang 35 sách giáo khoa. Bài tập và lý thuyết ở trang này đều nằm trong bài 7: “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” và thuộc vào chương 2: “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn”. Mời bạn cùng tham khảo!
1. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 1 trang 35 sách giáo khoa
Các nguyên tố mà xếp ở chu kì 6 sẽ có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
Chọn đáp án đúng.
Cần nhớ: Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron
Số thứ tự của nhóm bằng số e hóa trị
Lời giải:
C đúng.
2. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 2 trang 35 sách giáo khoa
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố nà có số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:
A. 3 và 3.
B. 3 và 4.
C. 4 và 4.
D. 4 và 3.
Chọn đáp số đúng.
Lời giải:
B đúng
3. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 3 trang 35 sách giáo khoa
Các số có nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
A. 8 và 18.
B. 18 và 8.
C. 8 và 8.
D. 18 và 18.
Chọn đáp số đúng.
Lời giải:
A đúng.
4. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 4 trang 35 sách giáo khoa
Trong bảng tuần hoàn hóa học , các nguyên tố sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc như thế nào :
A. Thường sẽ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có số lớp electron trong nguyên tử cùng nhau được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố mà có cùng số electron thì hóa trị trong nguyên tử đó sẽ được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
Chọn đáp án đúng.
Lời giải:
D đúng.
5. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 5 trang 35 sách giáo khoa
Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Lời giải:
Câu sai C.
6. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 6 trang 35 sách giáo khoa
Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng.
c) Các nguyên tố có số electron hóa trị được xếp thành một cột .
7. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 7 trang 35 sách giáo khoa
a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?
c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?
d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?
Lời giải:
a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột.
b) Bảng tuần hoàn có 18 cột.
c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A.
d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột.
e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.
8. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 8 trang 35 sách giáo khoa
Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
Lời giải:
Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
9. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 9 trang 35 sách giáo khoa
Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Lời giải:
Số electron thuộc lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be : 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O:6e, F: 7e, Ne: 8e.
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10 Trang 141 Sách Giáo Khoa
I. Lý thuyết cần nắm để giải bài tập vật lý 10 trang 141 SGK
1. Thế năng trọng trường
a) Trọng trường
Trọng trường là trường hấp dẫn xung quanh Trái Đất.
Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng m đặt tại một vị trí bất kỳ trong không gian có trọng trường.
Biểu thức: P = mg
Nếu xét trong khoảng không gian không không quá rộng thì trọng trường trong khoảng không gian đó là trọng trường đều.
b) Định nghĩa
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là:
c) Tính chất
– Là đại lượng vô hướng.
– Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.
d) Đơn vị
Đơn vị của thế năng là jun (J)
Chú ý: Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không
e) Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực
Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N.
Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:
– Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương.
– Khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công âm.
2. Thế năng đàn hồi
a) Công của lực đàn hồi
– Xét một lò xo có độ cứng k, một đầu gắn vào một vật, đầu kia giữ cố định.
– Khi lò xo bị biến dạng với độ biến dạng là thì lực đàn hồi là:
– Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng thì công của lực đàn hồi được xác định bằng công thức:
b) Thế năng đàn hồi
– Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
– Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có độ biến dạng Δl là:
– Thế năng đàn hồi là một đại lượng vô hướng, dương.
– Đơn vị của thế năng đàn hồi là jun (J).
II. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10 trang 141 SGK
1. Hướng dẫn giải bài tập vật lí 10 Bài 1 Trang 141
Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng:
a) trọng trường
b) đàn hồi
Lời giải:
– Thế năng trọng trường (hay còn gọi là thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
– Thế năng đàn hồi : là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
– Ý nghĩa thế năng trọng trường: khi một vật ở vị trí có độ cao z so với mặt đất thì vật có khả năng sinh công, nghĩa là vật mang năng lượng, năng lượng này dự trữ bên trong vật dưới dạng gọi là thế năng.
– Tương tự, một lò xo có độ cứng k khi nén hoặc dãn một lượng Δl thì lực đàn hồi của ló xo khả năng sinh công, nghĩa là vật mang năng lượng, năng lượng này gọi là thế năng đàn hồi.
2. Hướng dẫn giải lý 10 bài 2 trang 141 SGK
Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
A. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau
B
.
Thời gian rơi bằng nhau
C
.
công của trọng lực bằng nhau
D.
gia tốc rơi bằng nhau
Hãy chọn câu sai.
Lời giải:
Chọn B.
Công A chỉ phụ thuộc hiệu độ cao không phụ thuộc dạng đường đi nên theo định lý biến thiên động năng ta có:
(h là hiệu độ cao giữa hai điểm)
v1 là vận tốc đầu không đổi, h = z, nên theo các con đường khác nhau thì độ lớn v2 vẫn bằng nhau và công của trọng lực bằng nhau
→ B sai, thời gian sẽ phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo đi.
Chọn B.
3. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10 bài 3 trang 141
Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m ; B. 1,0 m
C. 9,8 m ; D. 32 m
Lời giải:
– Chọn A
– Áp dụng công thức tính thế năng trọng trường:
4. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10 bài 4 trang 141 SGK
Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl (Δl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Chọn A.
Thế năng đàn hồi của vật là:
5. Hướng dẫn
giải bài tập vật lý 10
bài 5 trang 141 SGK
Trong hình 26.5, hai vật cùng khối lượng nằm ở hai vị trí M và N sao cho MN nằm ngang. So sánh thế năng tại M và tại N.
Hình 26.5
Lời giải:
Vì MN nằm ngang nên nếu chọn cùng 1 mốc thế năng (ví dụ tại O) thì thế năng của vật tại M và tại N là như nhau.
6. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10 Bài 6 trang 141 SGK
Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối lượng của vật không?
Lời giải:
Áp dụng công thức tính thế năng đàn hồi:
Thế năng này không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Hóa 10 Chương Nguyên Tử Trang 30 Sgk
Kiến Guru xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn giải bài tập hóa 10 trang 30 sách giáo khoa. Bài tập và lý thuyết ở trang này đều nằm trong bài 6: “Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử” và thuộc vào chương 1: “ Nguyên Tử”. Mời bạn đọc cùng tham khảo
1. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 1 TRANG 30 SGK
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
Lời giải:
– Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử đó có electron cuối cùng và được điền vào phân lớp s.
– Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử đó có electron cuối cùng và được điền vào phân lớp p.
– Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử đó có electron cuối cùng và được điền vào phân lớp d.
– Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử đó có electron cuối cùng và được điền vào phân lớp f.
2.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 2 TRANG 30 SGK
Trong các electron thuộc lớp K hay là lớp L thì ai sẽ liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?
Lời giải:
Trong các electron thuộc lớp K thường liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì càng gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thì sẽ thấp hơn.
3.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 3 TRANG 30 SGK
Trong nguyên tử, các electron của lớp nào sẽ quyết định tính chất hóa học của các nguyên tử nguyên tố đó? Hãy cho thí dụ.
Lời giải:
Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.
4.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 4 TRANG 30 SGK
Trong vỏ electron của nguyên tử có 20 hạt electron. Hỏi:
a) Nguyên tử đó sẽ có bao nhiêu lớp electron bao quanh?
b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?
c) Đó sẽ là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Lời giải:
Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2.
a) Nguyên tử có 4 lớp electron
b) Lớp ngoài cùng có 2 electron
c) Đó là kim loại.
5.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 5 TRANG 30 SGK
Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau:
a) 2s.
b) 3p.
c) 4s.
d) 3d.
Lời giải:
a) 2s2.
b) 3p6.
c) 4s2.
d) 3d10.
6.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 6 TRANG 30 SGK
Cấu hình e của nguyên tử photpho (P) sẽ là 1s22s22p63s23p3.Hỏi:
a) Hỏi nguyên tử photpho có bao nhiêu hạt electron?
b) Hỏi có bao nhiêu số hiệu nguyên tử của P?
c) Hỏi lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất?
d) Hỏi có bao nhiêu lớp và mỗi lớp có bao nhiêu electron?
e) Hỏi photpho (P) là nguyên tố kim loại hay phi kim? Hãy cho thí dụ.
Lời giải:
a) Nguyên tử photpho có 15e
b) Số hiệu nguyên tử của P là: 15
c) Lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất.
d) Có 3 lớp electron:
Lớp thứ nhất có: 2e
Lớp thứ hai có: 8e
Lớp thứ ba có: 5e
e) P là phim kim vì có 5e ở lớp ngoài cùng.
7.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 7 TRANG 30 SGK
Cấu hình của các hạt electron của nguyên tử đó cho ta những thông tin gì về chúng ? Hãy nêu thí dụ.
Lời giải:
Cấu hình của các hạt electron của các nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là1s22s22p63s1
Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.
8. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 8 TRANG 30 SGK
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là:
a) 2s1
b) 2s22p3
c)2s22p6
d) 3s23p3
e) 3s23p5
g) 3s23p6
Lời giải:
Cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử:
a)1s22s1
b)1s22s22p3
c)1s22s22p6
d)1s22s22p63s23p3
e) 1s22s22p63s23p5
g) 1s22s22p63s23p6
9.
Hướng dẫn giải bài tập hóa 10: BÀI 9 TRANG 30 SGK
Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của:
a) 2 nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng tối đa.
b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Lời giải:
a): 1s22s22p6⇒ có 8e lớp ngoài cùng
và :1s22s22p63s23p6 ⇒ có 8e lớp ngoài cùng
b) : 1s22s22p63s1⇒ có 1 e lớp ngoài cùng
và : 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ có 1 e lớp ngoài cùng
c): 1s22s22p5⇒ có 7e lớp ngoài cùng
và :1s22s22p63s23p5 ⇒ có 7e lớp ngoài cùng
Cảm ơn các bạn đã quan tâm !
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lý 10 Trang 162 Sgk
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn giải bài tập lý 10 trang 162 SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Ngoài ra, Kiến Guru sẽ tổng kết những lý thuyết mà bạn cần nắm chắc về các dạng toán thuộc bài 30:“Quá Trình Đẳng Tích. Định Luật Saclo”, để các bạn vận dụng vào việc giải bài tập lý 10 một cách tốt nhất.
I. Lý thuyết cần nắm để giải bài tập lý 10 trang 162 SGK
1. Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
2. Định luật Sác-lơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
3. Đường đẳng tích
Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.
Dạng đường đẳng tích:
– Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
– Đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn đường đẳng tích ở dưới
II. Hướng dẫn giải bài tập lý 10 trang 162 SGK
1. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10:
Bài 1
Thế nào là quá trình đẳng tích? Tìm một ví dụ về quá trình đẳng tích này.
Giải:
+ Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khí mà thể tích không thay đổi.
+ Một ví dụ: Cho khí vào xilanh, cố định Piston, cho xilanh vào chậu nước nóng. Khi đó T tăng, P tăng nhưng V không đổi.
2. Hướng dẫn giải bài tập vật lý 10: Bài 2
Viết hệ thức liên hệ giữa P và T trong quá trình đẳng thức của một lượng khí nhất định.
Giải:
3. Hướng dẫn giải bài tập vật lý lớp 10:
Bài 3
Phát biểu định luật Sác-lơ
Giải:
Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
4. Hướng dẫn giải bài tập lí 10:
Bài 4
Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?
Giải:
Chọn B.
Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
Công thức: = hằng số hay P ~ T
Mà T = t + 273 nên p không tỷ lệ với nhiệt độ t trong nhiệt gai Xen-xi-út.
Hướng dẫn giải bài tập lý 10:
Bài 5
Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol
B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = po
Giải:
Chon B.
Hướng dẫn giải bài tập lý 10:
Bài 6
Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ?
Giải:
Chọn B.
Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
Công thức: = hằng số hay P ~ T
Mà T = t + 273 nên p không tỷ lệ với nhiệt độ t trong nhiệt gai Xen-xi-út.
7. Hướng dẫn giải bài tập lý 10:
Bài 7
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2 bar. (1 bar = 105 Pa). Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi?
Giải:
Trạng thái 1: T1 = t1 + 273 = 303 K; P1 = 2 bar
Trạng thái 2: P1 = 4 bar ; T1 = ?
Áp dụng định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:
8. Hướng dẫn giải bài tập lý 10: Bài 8
Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25oC. Khi xe chạy nhanh lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này .
Giải:
Trạng thái 1: T1 = 273 + 25 = 298 K; P1 = 5 bar
Trạng thái 2: T2 = 273 + 50 = 323 K; P2 = ?
Áp dụng định luật Sác-lơ cho quá trình biến đổi đẳng tích, ta có:
Vậy khi nhiệt độ tăng thì áp suất trong lốp xe là 5,42.105(Pa).
Giải Bài Tập Hóa Học 10
Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 21: Khái quát về nhóm halogen giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 96 SGK Hóa 10): Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ag.
Lời giải:
– Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại.
– Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho 2 loại muối clorua khác nhau là FeCl 2 và FeCl 3.
Ag, Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tạo ra với hidro hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Lời giải:
C đúng.
Trong tất cả các hợp chất F chỉ có số oxi hóa -1 do F có độ âm điện lớn nhất.
Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1; +3; +5; +7
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Lời giải:
B đúng.
Bài 4 (trang 96 SGK Hóa 10): So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:
a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.
b) Tính chất vật lí.
c) Tính chất hóa học.
Lời giải:
So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:
a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử:
– Giống nhau:
+ Số lớp electron ngoài cùng có 7e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.
+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns 2np 5.
– Khác nhau:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.
+ Số lớp electron tăng dần từ flo đến iot.
+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp d còn trống.
+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc electron độc thân.
+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
b) Tính chất vật lí
Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi …
Từ flo đến iot ta nhận thấy:
– Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.
– Màu sắc: đậm dần
– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần.
– Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.
c) Tính chất hóa học:
Giống nhau:
– Vì lớp electron lớp ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (…ns 2np 5) nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.
– Halogen có ái lực với electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để trở thành ion âm.
– Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogennua.
Khác nhau:
– Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
– Phản ứng với kim loại, với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.
– Flo không thể hiện tính khử (không có số oxi hóa dương) còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.
Bài 5 (trang 96 SGK Hóa 10): Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.
Lời giải:
Quy luật của sự biến đổi tính chất vật lí và độ âm điện của các halogen là:
– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần từ flo đến iot.
– Màu sắc đậm dần từ flo đến iot.
– Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
Bài 6 (trang 96 SGK Hóa 10): Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen. Giải thích chiều biến đổi của tính chất hóa học cơ bản đó trong nhóm.
Lời giải:
Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 electron, tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. Sở dĩ tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot là do:
– Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
– Từ flo qua clo đến brom và iot, lớp electron ngoài cùng càng xa hạt nhân hơn, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng càng yếu hớn, làm cho khả năng nhận electron của halogen giảm dần.
Bài 7 (trang 96 SGK Hóa 10): Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên.
Lời giải:
Các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong thiên nhiên do nguyên tử của các nguyên tố này hoạt động này hoạt động hóa học rất mạnh.
Bài 8 (trang 96 SGK Hóa 10): Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng với Mg thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng với nhôm tạo 17,8g nhôm halogen. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên.
Lời giải:
a) Phương trình hóa học của phản ứng: Gọi X là kí hiệu nguyên tử khối của halogen.
Cho (1) = (2). Giải ta rút ra X = 35,5 (Cl)
Giải Bài Tập Phần Hình Thang Cân Sách Giáo Khoa Toán Lớp 8
Kiến thức cần nhớ:
I. Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song .
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau .
Tứ giác ABCD là hình thang cân ( đáy AB và CD )
Trong hình thang cân , hai cạnh bên bằng nhau.
Trong hình thang cân , hai đường chéo bằng nhau.
III. Dấu hiệu nhận biếtHình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân .
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân :
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân .
Bài 11 trang 74 sách giáo khoa Toán lớp 8
Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài của cạnh ô vuông là 1cm).
Bài 13 trang 74 sách giáo khoa Toán lớp 8 Bài 14 trang 75 sách giáo khoa Toán lớp 8
Đố. Trong các tứ giác ABCD và EFGH trên giấy kẻ ô vuông (h.31), tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?
a) Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân.
b) Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng góc A =50 0
HƯỚNG DẪN – BÀI GIẢI – ĐÁP SỐ:
Bài 11 trang 74 sách giáo khoa Toán lớp 8
Ta có: AB = 2 (cm) , AE = 1 (cm)
Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông AED ta được :
AD = BC (gt)
AC = BD (gt)
DC chung
Nên ∆ADC = ∆BCD (c.c.c)
Ta lại có: AC = BD suy ra EA = EB
Chú ý: Ngoài cách chứng minh ∆ADC = ∆BCD (c.c.c) ta còn có thể chứng minh ∆ADC = ∆BCD (c.g.c) như sau:
AD = BC
Bài 14 trang 75 sách giáo khoa Toán lớp 8
Để xét xem tứ giác nào là hình thang cân ta dùng tính chất : “Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau”.
Tứ giác ABCD là hình thang cân vì AD = BC.
Mặt khác , ta có :
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài Tập Hóa 10 Chương 2 Trang 35 Sách Giáo Khoa trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!