Bạn đang xem bài viết Hot Trend Là Gì? Đóng Vai Trò Gì Trong Việc Xây Dựng Thành Công? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hot trend là gì? – Trong thời đại công nghệ số phát triển, con người chúng ta phải luôn linh hoạt, sáng tạo, bắt kịp những thông tin xu hướng mới của thế giới nếu không muốn tụt lùi lại phía sau và trở thành người “tối cổ”. Do vậy, hằng này bạn nên chăm cập những hot trend xuất hiện trong cuộc sống để bổ sung cho mình nhiều kiến thức mới mẻ. Vậy hot trend có nghĩa là gì, vì sao chúng ta cần cập nhật chúng thường xuyên.
Hot trend là gì? 1. Hot trend là gì?Hot trend là một từ tiếng Anh, dịch sang nghĩa tiếng Việt thì trend nghĩa là xu hướng còn hot là nóng hoặc nổi tiếng, được nhiều người quan tâm. Từ này được dùng để nói về một xu hướng gì đó đang thịnh hành và được nhiều người quan tâm trong một khoảng thời gian nhất định.
Hot trend được dùng khi xuất hiện một xu hướng mới nào đó được nhiều người quan tâm và làm theo nó một cách y hệt. Đặc biệt với những người kinh doanh nếu không thường xuyên nắm bắt những trend mới thì khó mà có thể trụ vững trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Hot trend được dùng để nói trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thời trang, công nghệ, ẩm thực…
Ví dụ: hot trend là gì– Áo kẻ sọc caro, áo khoác blazer hay họa tiết chấm bị sẽ là hot trend thời trang mới.
– Hay hot trend make theo phong cách sương sương cho mùa hè.
– Hot trend “Chủ tịch giả danh ai đó và cái kết”.
Ngoài hot trend chúng ta còn bắt gặp một số từ khác như Google Trends, Top Trending Youtube, trending…
– Google trends: Như đã giải thích ở trên thì trend được dịch là xu hướng, chúng ta sẽ đọc là Google xu hướng hoặc Google trends. Đây là một công cụ miễn phí của Google cho phép người dùng có thể tìm kiếm những xu hướng, bài viết mới trong nước cũng như toàn cầu trong thời gian gần nhất.
– Top trending Youtube: Youtube là một trang video lớn nhất thế giới, nếu bạn thường xuyên vào Youtube sẽ thấy chữ Trending (Thịnh hành) ngay trang đầu tiên. Trending sẽ là những video nổi tiếng, thu hút được sự quan tâm và lượng xem đông đảo của nhiều người. Nếu để ý, thời gian gần đây, hot trend của Youtube là “Hãy trao cho anh” của Sơn Tùng MTP.
3. Đặc điểm của Hot Trend Hot trend có một số đặc điểm nổi bật như: hot trend là gì– Thời gian tồn tại ngắn do đó mà chỉ có thể hớt váng trong một khoảng thời gian ngắn.
– Phạm vi phủ sóng rộng. Thường sẽ là một phân khúc hoặc vị trí địa lý nhất định. Những người bị ảnh hưởng từ trend sẽ có một số đặc điểm chung và bị trend ảnh hưởng; thường là giới trẻ vì tâm lý thích điều gì mới mẻ; sáng tạo; độc lạ.
– Có tiềm năng kinh doanh lớn.
– Tầm quan trọng của Trend là gì trong Marketing
Khách hàng sẽ nắm bắt các xu hướng trend này một cách rất nhanh chóng. Do đó mà thị hiếu tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo. Họ sẽ có nhu cầu, hành vi khác và sản phẩm mà họ quyết định lựa chọn cũng sẽ thay đổi theo xu hướng mới.
Việc bạn nắm bắt hot trend sau khách hàng tiềm năng của mình sẽ khiến cho họ đi tìm các sản phẩm khác; những sản phẩm bắt kịp hot trend trên thị trường thay vì chọn bạn. Mặt khác, nếu bạn nhận biết được hot trend nhanh chóng thì việc lập kế hoạch; thay đổi chiến lược tiếp cận khách hàng sẽ diễn ra tích cực hơn. hot trend là gì
Việc bạn giữ thế chủ động sẽ giúp cho các hoạt động marketing diễn ra tốt hơn. Thêm vào đó, một chiến lược marketing sáng tạo sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng của mình; không để cho đối thủ cạnh tranh vượt mặt.
Một số hot trend nổi bật trong marketing 1. Content marketing quan trọng và mang tính cá nhân hóaContent marketing đã trở nên phổ biến và phát triển cách đây vài năm nhưng tầm quan trọng của nó thì không hề vơi đi. Đây là một hình thức tiếp thị tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp; do đó mà doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư và phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau. hot trend là gì
Ngày nay mọi người càng có xu hướng đề cao tính cá nhân hóa trong các phương tiện truyền thông hoặc với các trải nghiệm khách hàng. Vì thế mà Content Marketing rất phát triển và thỏa mãn nhu cầu đó của người tiêu dùng. Bằng cách sử dụng các thuật toán liên tục cập nhật dựa trên thông tin và thói quen của họ; các nội dung sẽ mang tính cá nhân hóa cao và cung cấp cho họ nhiều thông tin có ích hơn.
2. Phát triển trải nghiệm thực tế dành cho khách hàng hot trend là gìCác trải nghiệm thực tế trong quá trình tiếp thị ngày được doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nhằm giúp khách hàng có được cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của họ. Công nghệ thực tế ảo đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng tại Việt Nam thì ngày nay mới thực sự phổ biến đến với mọi người.
Tuy nhiên trong năm 2023, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường lại là điều được nhiều người mong chờ nhất. Khác với thực tế ảo; thực tế tăng cường cho phép bạn có thể tương tác được với những vật thể ảo ngay trong môi trường thực tại.
3. Live Video hot trend là gìNgày càng nhiều nền tảng, ví dụ như Facebook và Instagram, có thêm tính năng quay video trực tiếp. Việc sử dụng thêm video vào bài viết trên website/ page cũng được đánh giá là sẽ mang lại thành công cho chiến dịch Content Marketing của bạn.
4. Hướng tới “thế hệ Z”Từ năm 2023, các marketer đã dần nhận ra thế hệ Z đang được đánh giá là mang đến sự thay đổi trong công nghệ trực tuyến; chính là người tiêu dùng chính trong nhiều thập niên sắp tới. Vì thế mà xu hướng marketing họ nhắm tới đối tượng này sẽ gia tăng hơn nhiều trong tương lai.
5. Sức ảnh hưởng lớn từ Micro-influencerKhác với Influencer, Micro-influencer là những người có tầm ảnh hưởng trong một nhóm nhỏ. Do đó mà việc họ quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook; Instagram dễ dàng thành công hơn.
Người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng vào các đánh giá của họ về một sản phẩm hơn là từ những người nổi tiếng. Lý giải cho điều này đó là trong suy nghĩ của khách hàng; Micro-influencer là những người bình thường; do đó mà nội dung họ đưa ra sẽ chân thực; khách quan hơn. Ngược lại đó thì những Influencer nổi tiếng sẽ dễ dàng được trả tiền để quảng bá một sản phẩm nào đó.
Với những giải đáp về Hot trend là gì vừa rồi hy vọng sẽ giúp các marketer có được cái nhìn chi tiết hơn về nó để đưa ra các chiến lược marketing đúng đắn cho doanh nghiệp.
Content bắt hot trend là gì? 1. Content bắt trend là gì? hot trend là gìTrước hết, bạn phải hiểu content không chỉ đơn thuần là câu chữ mà nó là toàn bộ nội dung mà khách hàng có thể thấy. Bao gồm: video, hình ảnh, text, infographic… Chắc hẳn từng nghe đến câu nói “Content is King” (Bill Gates), nó rất đúng trong thời đại marketing online hiện nay. Content hay, độc đáo sẽ là “vua” hấp dẫn khách hàng và kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
Content bắt trend là một trong những loại content marketing. Đây là dạng content tùy biến theo xu hướng, sự kiện xã hội ngày tại thời điểm xu hướng, sự kiện đó đang xảy ra. Khách hàng nắm bắt những xu hướng này rất nhanh nhạy và bản thân xu hướng đó cũng tồn tại trong thời gian ngắn. Vậy nên, đừng để bị tụt hậu. Hãy kịp thời bắt trend và tìm cách thể hiện cung cấp thông tin cho khách hàng.
Mục tiêu của content bắt trend thường được xác định bằng việc kéo tương tác, kéo traffic (truy cập) về web, bán hàng…
2. Content theo trend được chia làm 3 loại– Viết trước trend để người đọc bắt trúng và đúng. hot trend là gì
– Viết trong trend để người đọc tiếp cận và theo dõi.
– Viết sau trend để người đọc tham khảo, rút ra bài học và quyết định hành vi mua.
Tùy vào mục đích marketing, bạn có thể chủ động sáng tạo những loại content theo trend phù hợp.
Tầm quan trọng của content bắt trend trong marketing 1. Tầm quan trọng của content bắt trend trong marketing 1.1. Phát triển content bắt trend giúp tăng traffic webisteWebsite là kênh marketing online chủ chốt của rất nhiều công ty bán hàng trực tuyến. Nếu sáng tạo được những bài viết theo trend đúng thời thế sẽ tạo thích thú cho người đọc, tăng traffic cho website. Mặt khác, vẫn đảm bảo sự liên tưởng đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.
1.2. Kích thích khách hàng tương tác với thương hiệu hot trend là gì
Thời đại marketing 4.0 đã kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Điều quan trọng, bạn phải biết “kiếm cớ” gia nhập vào cuộc đối thoại với cộng đồng khách hàng của mình.
1.3. Tăng cơ hội bán hàng online hot trend là gì
Đừng quên mục đích của bạn là bán hàng. Thông qua content theo trend, liệu người đọc có sẵn lòng để lại thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, email,..) hay đăng ký mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Có thể thấy thương hiệu thời trang nữ chúng tôi đã rất nhanh nhạy trong việc tạo content bắt trend. Từ việc sử dụng hình influencer marketing là diễn viên Bảo Thanh, vai diễn Anh Thư trong phim Về nhà đi con đang rất HOT, đến việc tạo các livestream trên page đã thu hút sự chú ý của phần đông khách hàng.
2. Content bắt trend phải trúng – đúng – đủ và tử tế 3. Những website giúp bạn tạo content bắt trendNgoài việc tham khảo mạng xã hội, các trang tin tức thì những website sau rất hữu ích để giúp bạn lên ý tưởng bắt trend.
3.1. Google Xu hướng – nắm bắt xu hướng tìm kiếm hot trend là gì 3.2. Buzzsumo – cập nhật xu hướng hot trên internetTừ một từ khóa, Buzzsumo sẽ đưa ra những bài viết hot nhất và lượng chia sẻ chúng qua các mạng xã hội. Buzzsumo cho phép dùng thử miễn phí 14 ngày với các tính năng lọc theo thời gian, khu vực…
3.3. Portent – tìm ý tưởng và gợi ý đặt title bài viết hot trend là gìPortent sẽ đưa ra gợi ý tiêu đề hấp dẫn từ một từ khóa. Từ đó bạn có thể lên ý tưởng và viết nội dung.
hot trend hiện nay là gì
trend là gì trên facebook
bắt trend là gì
bú trend là gì
theo trend là gì
trending youtube là gì
hot trend hiện nay 2023
top 1 trending là gì
Luận Án: Vai Trò Của Nhân Tố Chủ Quan Trong Xây Dựng Cán Bộ, Hot
, DOWNLOAD ZALO 0932091562 at BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Download luận án tiến sĩ ngành triết học với đề tài: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, các bạn có thể tham khảo
1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THÁI HUY PH¸T HUY VAI TRß CñA NH¢N Tè CHñ QUAN TRONG X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP X· ë §åNG B”NG S¤NG HåNG HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2023
2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THÁI HUY PH¸T HUY VAI TRß CñA NH¢N Tè CHñ QUAN TRONG X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP X· ë §åNG B”NG S¤NG HåNG HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi TRẦN THÀNH HÀ NỘI – 2023
3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đỗ Thái Huy
5. 3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những ưu điểm và hạn chế của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 103 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 113 4.1. Nâng cao nhận thức vể công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 113 4.2. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước; đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp 116 4.3. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 121 4.4. Đổi mới chính sách sử dụng, đánh giá; chính sách đãi ngộ đổi với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 125 4.5. Phát huy tính tính tực trong hoạt động của chính bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 129 KẾT LUẬN 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng số đơn vị hành chính cấp xã và số xã ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (năm 2014) 83 Bảng 3.2: Bảng hệ số lương phân chia theo chức vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 91 Bảng 3.3: Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo địa phương năm 2023 105 Bảng 3.4: Thu nhập bình quân trên đầu người một tháng năm 2014 ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng 107
7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn trong đó, phường là cơ sở ở đô thị được đặc trưng bởi quản lý đô thị, xã và thị trấn là cấp cơ sở ở khu vực nông thôn. Xã là một địa bàn rộng lớn chiếm hơn 80% tổng đơn vị hành chính cơ sở và gần 80% dân số cả nước. Vì thế, có thể nói “cấp xã ở đây chính là nói tới vùng nông thôn làng xã” [4, tr.13]. Cấp xã nói riêng và cấp cơ sở nói chung có vai trò quan trọng vì đó là nền tảng của nền hành chính quốc gia, là nơi đáp ứng trực tiếp những nhu cầu cuộc sống vật chất của nhân dân và tổ chức hoạt động để phát triển tốt nhất những khả năng sáng tạo và năng lực làm chủ của nhân dân lao động. Đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chính quyền địa phương bởi họ không chỉ thực hiện những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó tại cơ cở mà còn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trước yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã đang đứng trước một thách thức rất lớn. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, ngày 25-10-2023, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo chủ trương đó, tất cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đều có sự sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Từ đây đặt ra một vấn đề cấp bách là nếu ở đâu, đội ngũ cán bộ chủ chốt yếu kém, làm việc không hiệu quả tất yếu sẽ dẫn đến hoạt động của hệ thống chính trị nơi đó kém hiệu quả và có
8. 2 nhiều khả năng bị luân chuyển khỏi vị trí làm việc hiện tại hoặc bị chuyển công tác khác. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải hết sức chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Đồng bằng sông Hồng là địa bàn khá rộng lớn, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực miền Bắc nước ta. Trong những năm qua, cùng với việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở nông thôn, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã có những bước chuyển biến tích cực: số lượng tăng lên, trình độ được cải thiện, đang từng bước được trẻ hóa… Điều đó góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở vùng đồng bằng sông Hồng nhìn chung còn nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những nguyên nhân có hạn chế đó là do chưa phát huy đúng mức các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Có rất nhiều nhân tố có vai trò trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng nhưng những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định. Những nhân tố chủ quan đó là năng lực, phẩm chất, ý thức và hoạt động của các chủ thể như Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, nhân dân và của cả bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn; các tổ chức chính trị – xã hội cũng có những đóng góp tích cực trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên, các yếu tố chủ quan trên về cơ bản vẫn chưa phát huy được đúng mức vai trò to lớn của mình; đặc biệt là bản thân đội ngũ cán
11. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgíc – lịch sử… Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… để triển khai các nội dung của luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học của luận án – Luận án góp phần trình bày rõ thêm, phong phú thêm một số vấn đề lý luận về nhân tố chủ quan. Đặc biệt, từ những vấn đề lý luận đó, luận án phân tích vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Việt Nam. – Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác – Lênin nói riêng và các ngành khoa học xã hội khác nói chung. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Từ việc phân tích thực trạng của việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng trong những năm tiếp theo. Những giải pháp mà luận án đưa ra cũng có thể có ý nghĩa tham chiếu đối với việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các địa phương khác trên cả nước. 6. Đóng góp mới của luận án – Luận án nhận diện và góp phần làm sáng tỏ vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở động bằng sông Hồng trên các phương diện cơ bản như năng lực, phẩm chất, ý thức và hoạt động của các chủ thể.
14. 8 những phân tích, tranh luận để từ đó đưa ra quan điểm của mình về nhân tố chủ quan: “Nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt động của chủ thể (hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn) nhằm thực hiện mục đích của mình và những thuộc tính, phẩm chất, trạng thái của chủ thể được biểu hiện (định hướng) trong hoạt động đó” [35, tr.30]. Tác giả cũng chỉ ra hai hình thức biểu hiện của nhân tố chủ quan trong lịch sử; đó là con người cá nhân riêng biệt với ý thức, ý chí và khả năng hoạt động của họ và lực lượng xã hội như quần chúng, đảng phái, nhà nước. Sự phân định này của tác giả có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận án khi nhận diện những nhân tố chủ quan tác động đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta. Luận án Tiến sĩ Triết học: “Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Ngọc Minh [43]. Đây là một công trình khoa học đã bàn sâu đến vấn đề lý luận về nhân tố chủ quan. Tác giả quan niệm, “nhân tố chủ quan là những gì thuộc về chủ thể và tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của chủ thể cũng như bản thân sự hoạt động đó” [43, tr.22]. Theo tác giả, những yếu tố quan trọng cấu thành nhân tố chủ quan là ý thức và nói chung là đời sống tinh thần của con người, những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen của họ trong hoạt động sản xuất, kinh nghiệm xã hội, trình độ văn hóa, phẩm chất, ý chí, tính tổ chức rong hoạt động… Quan điểm này của tác giả cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với tác giả luận án khi phân tích những yếu tố cấu thành của nhân tố chủ quan. Luận án Tiến sĩ Triết học: “Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình” của tác giả Trần Thị Bích Liên [34]. Trong chương 1 của Luận án, tác giả đã đưa ra quan niệm về nhân tố chủ quan. Theo tác giả, nhân tố chủ quan là một phạm trù quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc trưng cho hoạt động
15. 9 tích cực, có ý thức của quần chúng nhân dân, của các giai cấp đảng phái, nhóm xã hội và của từng cá nhân nhằm biến đổi và cải tạo hiện thức xã hội. Do đó, “tất cả những gì thuộc về chủ thể cũng hoạt động của chủ thể nhằm tác động vào hoàn cảnh khách quan để biến đổi nó đều thuộc phạm trù “nhân tố chủ quan”” [34, tr.23]. Những yếu tố thuộc về nhân tố chủ quan bao gồm trình độ nhận thức, ý chí, năng lực của chủ thể; những hành động có ý thức nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sự nhất định. Tác giả còn nhấn mạnh thêm, nhân tố chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố con người. Nhân tố chủ quan là sự tổng hòa những đặc trưng về phẩm chất và năng lực của con người; cụ thể là những phẩm chất chính trị, đạo đức hình thành nên thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí, tác phong ứng xử, năng lực hành động… ở con người với tư cách là chủ thể. Những phân tích này của tác giả Trần Thị Bích Liên có ý nghĩa tham khảo nhất định với tác giả luận án khi phân tích những yếu tố cấu thành của nhân tố chủ quan. Bài viết: “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội” của tác giả Lương Việt Hải [25]. Trong bài viết này, tác giả bàn đến các khái niệm cơ bản là chủ quan, nhân tố chủ quan, vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội nói chung và ở nước ta trong giai đoạn trước và sau đổi mới nói riêng. Theo tác giả, “nhân tố chủ quan là những gì thuộc về chủ thể như ý thức, phẩm chất, hoạt động của chủ thể” [25, tr.51]. Bài viết: “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” của tác giả Phạm Văn Nhuận [48]. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra quan niệm về nhân tố chủ quan như sau: Nhân tố chủ quan là tất cả những yếu tố, đặc trưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn
17. 11 thống chính trị cơ sở trong việc giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở là ổn định từ chiều sâu trong lòng dân và cũng thực sự là lo cho cuộc sống của dân. Vì thế, chính quyền cơ sở nói chung và cấp xã nói riêng “là địa bàn cần phải tới, cái đích cần phải đạt được của mọi hoạt động chỉ đạo chiến lược từ trung ương đến địa phương” [4, tr.190]. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta hiện nay, tác giả cho rằng để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở trước hết phải xác định mục tiêu đó là vì dân, dựa vào dân và do nhân dân; nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, đồng thời khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường để phát huy tốt hơn tính năng động, sáng tạo của cán bộ cơ sở. Trong cuốn sách, tác giả cũng chỉ ra những vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc xây dựng chính quyền cấp xã, cán bộ cấp xã là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân. Cuốn sách của tác giả Hoàng Chí Bảo đã cung cấp cho tác giả luận án những quan điểm lý luận cơ bản về vai trò của chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ cấp xã. Cuốn sách: “Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay” của tác giả Mai Đức Ngọc [45]. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở nông thôn; nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng chính là nhằm tạo dựng nhân tố ổn định chính trị – xã hội từ cơ sở. Vì thế, Đảng và Nhà nước cần xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có đủ năng lực, phẩm chất để đảm bảo công tác lãnh đạo. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đầy đủ về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, khả năng tổ chức, quản lý đang là một trong những
18. 12 nhiệm vụ hàng đầu đối với công tác cán bộ của Việt Nam hiện nay. Do đó, cuốn sách rất có giá trị tham khảo để đưa ra những nội dung cần thiết đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai [40]. Trong chương 1 của đề tài, các tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của hệ thống chính trị cấp xã. Với đặc trưng là một nước nông nghiệp: Chính quyền cấp xã của Việt Nam chính là nền tảng của nền hành chính quốc gia, là nơi đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của dân và tổ chức hoạt động để phát triển tốt nhất những khả năng sáng tạo và năng lực làm chủ của nhân dân lao động. Cấp xã là nơi thực tiễn diễn ra sôi động hàng ngày, nơi trực tiếp kiểm nghiệm tính đúng đắn trong đường lối của Đảng bởi đường lối, Nghị quyết của Đảng phải thông qua xã, đến được với xã và được thực hiện ở xã [40, tr.11]. Tác giả cũng đưa ra quan niệm về cán bộ chủ chốt cấp xã, đó là “những người đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội của hệ thống chính trị cấp xã” [40, tr.18]. Quan điểm này được tác giả luận án sử dụng để nhận diện đội ngũ cán bộ cấp xã ở nước ta hiện nay. Tác giả cũng chỉ ra tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã như lãnh đạo, quản lý, giữa những vị trí trọng yếu nhất trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã; có trách nhiệm chính trong việc đề xuất những chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong phạm vi cấp xã; điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương trong địa bàn xã; chịu trách nhiệm trước tập thể và quần chúng nhân dân nhiệm vụ ở cương vị công tác được giao ở xã… Theo tác giả, để thực hiện được những nhiệm vụ
20. 14 mạng sâu rộng ở nông thôn [30, tr.42]. Từ việc phân tích điều kiện kinh tế – xã hội, thực tiễn phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, tác giả khẳng định xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề quan trọng, cơ bản và cấp bách hiện nay. Quan điểm của tác giả về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và những phân tích về vai trò, vị trí của đội ngũ này có ý nghĩa tham khảo nhất định với tác giả khi phân tích những vấn đề lý luận về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta. Luận văn Thạc sĩ: “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh [1]. Trong chương 1 của luận văn, tác giả cũng trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Theo tác giả, “cán bộ chủ chốt cấp xã là những người đứng đầu, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn” [1, tr.9-10]. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những người thuộc đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Đó là: Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội nông dân. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Tác giả khẳng định, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng bởi đó là những người lãnh đạo và điều hành nền hành chính của địa phương. Hiệu quả hoạt động của nền hành chính cơ sở và đời sống của nhân dân địa phương phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ cán bộ chủ cấp xã. Đây là một nhận định thỏa đáng về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã với sự phát triển của chính quyền cơ sở ở nông thôn nước ta. Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu về cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt còn có những công trình nghiên
21. 15 cứu về hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta. Tiêu biểu là: Cuốn sách: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương hiện nay” của hai tác giả Lê Minh Thông và Nguyễn Như Phát [59]; cuốn sách: “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông [51]; bài viết: “Quan điểm và giải pháp để củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở” của Hoàng Chí Bảo [3]; “Hệ thống chính trị cơ sở vùng sâu, vùng xa và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết” của Hồ Minh Đức [22]… Những công trình nghiên cứu kể trên cũng đã chỉ ra vai trò to lớn của hệ thống chính trị cấp xã ở nông thôn, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. 1.2. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Trong bài viết: “Về đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn” của tác giả Nguyễn Đức [23] đã chỉ ra vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường ở nước ta hiện nay. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đa đưa ra nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt khiến đội ngũ này từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và các Nghị định của Chính phủ, các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng [23]. Tác giả còn chỉ ra những chủ trương đúng đắn, tích cực của Đảng và Nhà nước như thực hiện tiêu chuẩn trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã;
22. 16 đưa sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng về xã công tác, nhất là những xã còn nhiều khó khăn đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí theo Nghị định số 09 sang chế độ tiền lương theo Nghị định số 121 của Chính phủ làm cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phấn khởi, yên tâm công tác và thể hiện ý thức trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn hiện nay nhìn chung còn yếu, tỷ lệ được chuẩn hóa còn chưa cao và chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 17/NQ-TW đề ra. Theo tác giả, những hạn chế đó không chỉ xuất phát từ bản thân đội ngũ cán bộ cấp xã như trình độ, năng lực còn hạn chế mà còn bắt nguồn từ những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước như chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở còn bấp hợp lý, nhất là chế độ tiền lương giữa cán bộ chuyên trách do bầu cử với công chức chuyên môn; chế độ bảo hiểm, chế độ đãi ngộ với cán bộ chủ chốt cấp xã… Đó là những yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước – nhân tố chủ quan quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng nói riêng. Trong bài viết: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã” của tác giả Dương Trung Ý [87] cũng đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta. Tác giả nhấn mạnh vai trò của Đảng và Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, làm cho chất lượng đội ngũ này có những tiến bộ rõ rệt: Thực hiện Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, quy
23. 17 định về công tác cán bộ. Nhờ đó, công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp có chuyển biến rõ rệt [87, tr.22]. Tác giả đã đưa ra nhiều minh chứng về những chủ trương, chính sách của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã như Nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn của Hội nghị trung ương 5 khóa IX, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 170/QĐ-TTg phê duyệt Dự án thí điểm chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân các xã thuộc 62 huyện nghèo… Tác giả đã khẳng định, nhờ sự quan tâm của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự chủ động, tích cực của các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị các cấp, về cơ bản, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được nâng lên đáng kể. Tác giả đã đưa ra những minh chứng cụ thể về những tiến bộ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta trong thời gia qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, tác giả đã đánh giá cao vai trò của các cấp ủy Đảng trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã; góp phần to lớn vào việc phát triển chính quyền cấp xã: Những năm gần đây, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đã được các cấp ủy đảng coi trọng và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ hơn, từ khâu quy hoạch, tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động… Nhiều cấp ủy đã luân chuyển,
24. 18 tăng cường cán bộ cấp trên về làm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cán bộ luân chuyển về cơ sở đã phát huy tác dụng, từng bước trưởng thành, thúc đẩy phong trào địa phương phát triển [87, tr.23]. Tuy nhiên, theo tác giả, so với yêu cầu của đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là những hạn chế đặc trưng của đội ngũ cán bộ này như nhiều cán bộ sau khi trở thành lãnh đạo có biểu hiện xa dân, cửa quyền, hách dịch. Bên cạnh đó, tình trạng cục bộ địa phương theo thôn, xóm, theo dòng họ trong dội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn diễn ra ở nhiều nơi. Theo tác giả, một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, chính sách đãi ngộ chưa đảm bảo: Trong một thời gian dài, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ chưa được thực hiện bài bản. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ cơ sở còn nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến [87, tr.23]. Có thể nói, bài viết đã đánh giá khá toàn diện vai trò của các nhân tố chủ quan như Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta thời gian qua. Những đánh giá đó có ý nghĩa tham khảo nhất định với tác giả luận án khi phân tích vai trò của những yếu tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Trong bài viết: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” của tác giả Trần Thị Hạnh [26] đã chỉ ra vai trò to lớn của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
26. 20 tục cung cấp cho tác giả luận án những đánh giá về vai trò của nhân tố chủ quan như Đảng, Nhà nước cũng như bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong xây dựng đội ngũ cán bộ này ở nước ta. Trong bài viết: “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Đức Ngọc [46] đã phân tích thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay. Tác giả khẳng định, mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều đường lối, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta nhưng trong thời gian qua, đội ngũ này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Trước hết, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị thấp, tác giả đã đưa ra những số liệu thống kê để minh chứng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính còn nhiều lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Ngoài ra, nhìn chung tinh thần trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp xã còn chưa cao. Tác giả khẳng định: Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã chưa thật sự gương mẫu trong nhận thức và hành động, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ không tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa rời thực tế, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân, nói nhiều làm ít, làm việc không có kế hoạch, cục bộ địa phương [46, tr.21]. Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề phức tạp về lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, thông tin, tôn giáo, tranh chấp về đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn yếu. Theo tác giả, đó chính là những hạn chế cơ bản về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nước ta. Đây là yếu tố quan trọng thuộc nhân tố chủ quan làm ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã thời gian qua.
27. 21 Ngoài những công trình nghiên cứu bàn đến thực trạng của việc phát huy nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta nói chung, còn có những công trình bàn đến thực trạng của việc phát huy nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số địa phương cụ thể. Đó là những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Bài viết: “Kon Tum: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở” của tác giả Y Vênh [75]; Bài viết: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Phạm Văn Vọng [78]; bài viết: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hậu Giang hiện nay” của tác giả Phan Ngọc Yến [89]… Trong những bài viết trên, các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của Đảng và chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trong đó có cấp xã. Luận án tiến sĩ Luật học: “Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Mạc Minh Sản [50]. Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã để đưa ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 1.3. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Cuốn sách: “Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường” của tác giả Nguyễn Duy Hùng [29] đã tập trung phân tích thực trạng, tổng kết công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phường làm rõ những căn cứ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phường, từ đó đưa ra
28. 22 những nhận xét, đánh giá thực trạng tình hình, làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp khả thi về việc xây dựng đội ngũ cán bộ phường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, hệ thống chính trị loại hình phường, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phường là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Vì vậy, những giải pháp mà tác giả đưa ra có giá trị tham khảo khi xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Trong Luận án Tiến sĩ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” của tác giả Phạm Công Khâm [30] đã đưa ra mục tiêu và những giải pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo tác giả, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là “tạo ra được sự chuyển biến về chất của đội ngũ cán bộ, đủ độ tin cậy về chính trị, có phẩm chất và năng lực, đủ sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng nông thôn hiện nay” [30, tr.95]. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; xây dựng hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở vững mạnh để rèn luyện, bồi dưỡng, kiểm tra cán bộ; tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện. Những giải pháp mà tác giả đưa ra cũng khá cụ thể nhưng chưa thực sự đồng bộ vì chưa có những giải pháp phát huy vai trò của chính đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Giải pháp này sẽ được tác giả luận án làm sâu sắc thêm trong chương 4 của luận án. Luận văn Thạc sĩ: “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh [1]. Trong
29. 23 chương 3 của luận văn, tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại tỉnh Bình Phước. Những giải pháp đó là: tạo động lực duy trì đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt đương nhiệm; xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã dựa trên quy định của pháp luật; hoàn thiện cách thức bầu cử cán bộ chủ chốt; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã sau khi bầu cử theo nhiệm kỳ. Theo tác giả, “thực hiện đồng bộ những giải pháp trên tạo điều kiện động viên cán bộ chủ chốt cấp xã yên tâm làm việc, một mặt cải thiện chất lượng đội ngũ chủ chốt đương nhiệm, mặt khác phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt ngày càng vững mạnh” [1, tr.105]. Những giải pháp mà tác giả đưa ra có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với tác giả luận án khi đưa ra những giải pháp phát huy nhân tố chủ quan trông xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Trong bài viết: “Về đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn” của tác giả Nguyễn Đức [23], sau khi phân tích những hạn chế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cũng như những cơ chế, chính sách còn bất cập trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tác giả Nguyễn Đức đã đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã như: Cần sớm ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ này trong thời gian sớm nhất; thay đổi cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã như đào tạo và tăng cường, luân chuyển cán bộ, công chức ở tỉnh, huyện về cơ sở, từng bước thực hiện chủ trương cán bộ chủ chốt cấp xã không nhất thiết là người địa phương; Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo chức danh cán bộ, trong đó cần chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những
30. 24 tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở… Những giải pháp mà tác giả đưa ra có ý nghĩa nhất định với tác giả luận án khi đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của Đảng, Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Trong bài viết: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã” của tác giả Dương Trung Ý [87], sau khi đánh giá thực trạng của việc phát huy vai trò của Đảng và Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Tác giả khẳng định nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Những giải pháp mà tác giả đưa ra là: nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, nhất là cấp xã về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở hiện nay; thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ; đẩy mạnh việc đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn phù hợp về công tác tại cơ sở nhằm trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ của tỉnh, huyện, thành phố về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong bố trí các chức danh chủ chốt ở cấp xã; tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng chỉ có cán bộ chuyên trách và cán bộ chuyên môn, không bố trí cán bộ không chuyên trách cấp xã, những công việc của đội ngũ cán bộ này do cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện và trường chính trị tỉnh, thành phố; đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ của cấp trên, nhất là cấp huyện. Có thể nói, đây là những giải pháp khá đồng bộ và toàn diện, có tính khả thi trong xây dựng đội ngũ
31. 25 cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước. Những giải pháp này có ý nghĩa tham khảo với tác giả luận án khi đề xuất những giải pháp phát huy nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Trong bài viết: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị” của tác giả Trần Thị Hạnh [26]; bên cạnh việc chỉ ra vai trò của Đảng và Nhà nước trong xây dựng động ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tác giả còn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Những giải pháp đó là: khảo sát, điều tra, đánh giá một cách khách quan thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về tiêu chuẩn, điều kiện; độ tuổi, thâm niên công tác; ban hành quy định mới về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khi tuyển dụng, bổ nhiệm phải đạt trình độ đại học trở lên; tổ chức thi sát hạch công chức 5 năm/lần như các nước tiên tiến hiện nay trên thế giới đang áp dụng, kết hợp với khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người dân về chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, tinh thần phục vụ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã; xây dựng chế độ phụ cấp công vụ phù hợp, thống nhất đối với công chức khối đảng, đoàn thể và công chức khối cơ quan nhà nước; hiện thực hóa Đề án thu hút trí thức trẻ về công tác tại địa bàn xã; cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo từng giai đoạn, từng năm cụ thể. Đây là những giải pháp nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thông qua chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ… Đây cũng là những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay. Trong bài viết: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh” của tác giả Đoàn Văn Tình [63] cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ công
32. 26 chức chính quyền cấp xã. Đó là: hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã; hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh; hoàn thiện công tác thu hút, quy hoạch và sử dụng cán bộ công chức; hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. Đây là những giải pháp nhằm tăng cương vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng, kiểm tra, đánh giá, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt, trong những giải pháp trên, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh là một trong những giải pháp rất cần thiết đối với việc sử dụng cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có cán bộ chủ chốt, góp phần khắc phục hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ công chức ở chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay. Trong bài viết: “Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Đức Ngọc [46], trên cơ sở phân tích những hạn chế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Đó là: hoàn thiện thể chế, nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật và trình độ văn hoá cho nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội; đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất, năng lực; thiết lập và hoàn thiện cơ chế, quy chế phối hợp hoạt động giữa tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng phong cách làm việc mới cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã; đổi mới và hoàn thiện các khâu đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đãi ngộ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, tạo động lực khuyến khích họ tự học tập nâng cao phẩm chất, năng lực. Có thể nói, đây là những giải pháp khá toàn diện nhằm phát huy vai trò của cả
33. 27 Nhà nước, chính quyền và bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ này trong điều kiện hiện nay. Tác giả khẳng định, nếu “chủ động và thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở nông thôn nước ta trước yêu cầu mới” [46, tr.22]. Đây cũng là những giải pháp có ý nghĩa tham khảo trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Ngoài những công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung, còn có những công trình bàn đến những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số địa phương cụ thể nhưng vẫn được tác giả chọn tổng quan bởi những giải pháp mà các tác giả đưa ra cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với việc phát huy nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng. Đó là những công trình tiêu biểu sau: Đề tài khoa học cấp Bộ: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên” của tác giả Trần Thái Học [28]. Bằng các số liệu thu được qua khảo sát, đề tài đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Từ việc phân tích khái quát đặc điểm thế giới quan của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên, tác giả khẳng định sự cần thiết của việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng và xác định các phương pháp, giải pháp bồi dưỡng cho đội ngũ này. Trong bài viết: “Kon Tum: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở” của tác giả Y Vênh [75] từ việc chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ
34. 28 đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cơ sở, làm cho các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm đối với việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở nói riêng; làm tốt công tác quy hoạch cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở với nhiều hình thức, bảo đảm đạt chuẩn về trình độ học vấn, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho từng chức danh… Những giải pháp đưa ra nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Đảng, chính quyền cơ sở trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Bài viết: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hậu Giang hiện nay” của tác giả Phan Ngọc Yến [89]… Trong bài viết này, tác giả đi sâu vào một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị để nâng cao trình độ lý luận – một trong những yếu điểm lớn nhất của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Hậu Giang hiện nay. Những giải pháp đó là: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và Chính quyền về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp xã, phường; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị; đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp với trình độ học vấn và khả năng nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, điều kiện thực tiễn ở địa phương; cần quán triệt và nâng cao tính tự giác học tập lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở; tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Đây không chỉ là những giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong việc nâng cao
35. 29 trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hậu Giang mà còn có ý nghĩa tham khảo đối với việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngoài những giải pháp góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, có tác giả lại đề xuất những giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã như trong bài viết: “Một số giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay” của tác giả Trần Thị Thanh Nhàn [47]. Theo tác giả, trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng với chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, không dao động trước mọi biến cố phức tạp, có đủ năng lực thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp thiết hiện nay. Để nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, theo tác giả cần có những giải pháp sau: tăng cường giáo dục bản chất giai cấp công nhân nhằm nâng cao ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với công tác tổ chức, cán bộ chủ chốt cấp xã; tăng cường rèn luyện ý thức chính trị qua hoạt động thực tiễn chính trị, giải quyết các tình huống chính trị trên địa bàn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra không chỉ
38. 32 việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay. Thứ ba, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong xây dựng và phát triển chính quyền địa phương ở vùng đồng bằng sông Hồng, cần có những giải pháp có tính khả thi, gắn liền với thực tiễn hiện nay của nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Những giải pháp được đưa ra cần toàn diện, có tính bao quát nhằm phát huy tất cả những yếu tố thuộc nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Tiểu kết chương 1 Có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn đến những vấn đề lý luận về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan cũng như bàn đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Luận án không chỉ là sự kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó về những vấn đề lý luận về nhân tố chủ quan, về chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã mà còn sự tiếp tục nghiên cứu, triển khai những vấn đề đang đặt ra với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những khoảng trống về mặt lý luận và yêu cầu của thực tiễn cũng như tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới hiện nay đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề “Phát huy nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
39. 33 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 2.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN – KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan Muốn hiểu được khái niệm “nhân tố chủ quan”, cần xuất phát từ khái niệm “chủ quan”. Khái niệm này không tồn tại một cách độc lập mà nằm trong mối quan hệ biện chứng với khái niệm “khách quan”. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, khách quan là tất cả những gì bên ngoài chủ thể, tồn tại độc lập với chủ thể, là đối tượng nhận thức của chủ thể, được chủ thể sử dụng vào trong hoạt động thực tiễn: “Khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài chủ thể, đối lập với chủ thể mà chủ thể phải tính đến hay phải sử dụng vào hoạt động của mình” [35, tr.14]. Khách quan là những cái tồn tại bên ngoài chủ thể nhưng cũng không thể đồng nhất khách quan với thế giới vật chất nói chung. Thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, vô cùng tận nên nhiều bộ phận của thế giới khách quan con người chưa thể biết được, chưa thể khám phá ra nên nó chưa thể có mối quan hệ với chủ thể. Chỉ những bộ phận của thế giới khách quan có mối quan hệ mới chủ thể, được chủ thể tính đến và sử dụng và trong hoạt của mình mới được gọi là cái khách quan. Vì vậy, “cái khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài chủ thể và không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể, có quan hệ với hoạt động của chủ thể” [43, tr.16]. Chủ quan theo quan niệm của triết học Mác – Lênin là cái thuộc về chủ thể nhưng nó không đồng nhất với ý thức – dù ý thức là một bộ phận quan
40. 34 trọng của cái chủ quan. Ngoài ý thức, chủ thể còn có những sức mạnh vật chất của bản thân chủ thể. Đó là những yếu tố thuộc về thể chất, không tồn tại bên ngoài chủ thể mà luôn gắn với chủ thể, phục thuộc vào chủ thể. Tuy ý thức là một bộ phận quan trọng của cái chủ quan nhưng nếu chỉ có ý thức, tư tưởng thì con người sẽ không thể cải tạo được thế giới. Đúng như C.Mác đã từng khẳng định: “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [38, tr.81]. Như vậy, có thể hiểu chủ quan là những cái thuộc về chủ thể, được chủ thể sử dụng như một yếu tố để tác động vào khách thể trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định: “Chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể, hoặc được chủ thể sử dụng như một bộ phận hữu cơ của chủ thể để tác động vào khách thể” [35, tr.14]. Để khái quát đặc điểm của khách quan (hay cái khách quan), chủ quan (hay cái chủ quan), có ý kiến cho rằng: “Đặc điểm của cái chủ quan là tính chất thuộc về chủ thể và sự lệ thuộc vào nó, còn đặc điểm của cái khách quan không chỉ là sự tồn tại bên ngoài chủ thể, mà còn là tính độc lập với chủ thể” [74, tr.107]. Như vậy, sự phân biệt khách quan và chủ quan là rất cần thiết cho con người cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Trên thực tế, đã có nhiều người đồng nhất cặp phạm trù khách quan và chủ quan với cặp phạm trù vật chất và ý thức. Tuy vật chất mang tính khách quan và ý thức mang tính chủ quan nhưng ý thức chỉ mang tính chủ quan trong mối quan hệ với vật chất cũng như ý thức xã hội chỉ mang tính chủ quan trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tuy nhiên, nếu xét ở một trạng thái ý thức như một đối tượng của nhận thức, như một thực tế xã hội cần được cải tạo thì nó lại trở thành cái khách quan so với chủ thể nhận thức và cải tạo nó. Ví như những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của giai cấp phong kiến mang tính chủ quan khi được xem xét trong mối liên hệ với tồn tại xã hội của chế độ
41. 35 phong kiến nhưng nó cũng trở thành cái khách quan đối với mỗi chủ thể khi nhận thức và cải tạo nó trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa bởi lẽ nó là cái có trước, gắn liền với một chế độ nhất định trong lịch sử, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể. Bởi vậy, sự phân biệt giữa khách quan và chủ quan là cần thiết nhưng cũng cần phải thừa nhận tính tương đối của sự phân biệt này. Điều đó cũng không có nghĩa là xóa nhòa ranh giới thế giới về mặt thế giới quan giữa khách quan và chủ quan: “Tính chất tương đối này không được che mờ ý nghĩa tuyệt đối của tính đối lập giữa khách quan và chủ quan trong phạm vi vấn đề cơ bản của triết học. Tính tuyệt đối ấy thể hiện ở chỗ khách quan luôn là tính thứ nhất, chủ quan bao giờ cũng là tính thứ hai” [35, tr.16]. Cặp phạm trù “khách quan” và “chủ quan” được cụ thể hóa bằng cặp phạm trù “điều kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan”. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau khi gọi tên cặp phạm trù này. Có người gọi là “nhân tố chủ quan” và “nhân tố khách quan”. Theo chúng tôi, mặc dù sự phân biệt giữa “điều kiện” và “nhân tố” chỉ là tương đối nhưng cũng rất cần thiết. Nếu cả khách quan và chủ quan đều dùng là “nhân tố” thì sẽ vô tình đặt dấu ngang bằng giữa những yếu tố đóng vai trò là điều kiện, là cơ sở với những yếu tố đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của chủ thể, trực tiếp gây ra biến đổi trong hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo chúng tôi, việc sử dụng khái niệm “điều kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan” chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý. Chúng cho thấy vai trò của từng yếu tố đối với hoạt động của chủ thể. Điều kiện khách quan là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố tồn tại bên ngoài chủ thể, có tác động đến hoạt động của chủ thể và thường xuyên quy định đến hoạt động của chủ thể. Những yếu tố tạo thành điều kiện khách quan rất phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các mặt, các yếu tố, các kết cấu vật chất tồn tại dưới dạng sẵn có trong tự nhiên; điều kiện địa
42. 36 lý tự nhiên, môi trường sống, phương thức sản xuất… Đây là những yếu tố có tính vật chất. Ngoài ra, điều kiện khách quan còn bao gồm những quan hệ xã hội, hệ tư tưởng, các phong tục tập quán… Những yếu tố này tồn tại độc lập với chủ thể, không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể. Khi chủ thể xuất hiện, có nhu cầu nhận thức và cải tạo khách thể thì các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ của điều kiện khách quan trở thành điểm xuất phát, thành căn cứ cho hoạt động của chủ thể. Như vậy, không thể đồng nhất điều kiện khách quan với cái khách quan nói chung. Nếu khách quan là tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể thì điều kiện khách quan chỉ bao hàm những yếu tố không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể nhưng có tác động đến hoạt động của chủ thể, tạo nên một hoàn cảnh cụ thể để chủ thể hoạt động. Điều kiện khách quan không phải là những cái chung chung, trừu tượng mà luôn mang tính cụ thể. Cùng với sự phát triển của lịch sử – xã hội, điều kiện khách quan không ngừng vận động và biến đổi. Chúng tác động đến chủ thể theo những chiều hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, để hoạt động một cách có hiệu quả, chủ thể cần nhận thức và nắm bắt được kịp thời những điều kiện khách quan và phát huy một cách tối đa vai trò tích cực của nhân tố chủ quan. Về phạm trù “nhân tố chủ quan”, hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó nói lên tính phức tạp của vấn đề được nghiên cứu. Có tác giả đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức hoặc hoạt động tự giác của con người vì họ cho rằng chỉ những họat động có ý thức mới giúp cho chủ thể cải tạo được thực tiễn. Theo chúng tôi, quan niệm như vậy chưa làm rõ được đặc trưng của nhân tố khách quan – tức là cái thuộc về chủ thể hoạt động. Hoạt động của con người không chỉ chịu tác động của nhân tố chủ quan mà còn chịu tác động bởi những điều kiện khách quan tồn tại bên ngoài chủ
43. 37 thể. Vì vậy, nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với với hoạt động có ý thức hay hoạt động tự giác của con người là đã vô tình “chủ quan hóa” hoạt động của con người. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức, tư tưởng. Mặc dù không thể phủ nhận được vai trò của ý thức, tư tưởng trong việc hình thành nhân tố chủ quan nhưng nếu chí có ý thức và tư tưởng mà thiếu hoạt động của con người thì ý thức, tư tưởng cũng sẽ không thể trở thành nguyên nhân làm thay đổi hoạt động của con người được: “Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình” [39, tr.10]. Hơn nữa, nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức, tư tưởng thì mặt đối lập với nó không phải là điều kiện khách quan mà phải là vật chất. Điều đó dễ dẫn đến những sai lầm cả về mặt nhận thức luận và phương pháp luận. Theo chúng tôi, để có một quan niệm đầy đủ về nhân tố chủ quan, trước hết cần phải có sự phân biệt các khái niệm có nội hàm sát gần nhau nhưng lại không hoàn toàn giống nhau, không trùng khít với nhau như con người – chủ thể – nhân tố chủ quan. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người là một khái niệm chung nhất dùng để chỉ một đối tượng trong mối quan hệ đối lập với giới tự nhiên. Con người vừa là sản phẩm của giới tự nhiên song cũng đồng thời là chủ thể của giới tự nhiên bởi con người bằng những phương thức sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định đã cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội và chính bản thân mình. Tuy nhiên, khi đặt con người (có thể là cả loài người hay cũng có thể là một phận người hay một cá nhân cụ thể) trong trạng thái đang tích cực hoạt động, trước một đối tượng cần nhận thức và cải tạo nó theo một mục đích nhất định thì con người lúc đó không tồn tại một cách chung chung, trừu tượng mà trở thành chủ thể, đối lập với nó là khách thể – đối tượng mà con người tác động vào đó trong quá trình hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích của mình. Khi xem xét con người – chủ
44. 38 thể hành động với tất cả những mặt, những yếu tố những mối quan hệ cả về năng lực, phẩm chất, động lực… tạo nên tính tích cực của chủ thể, giúp cho chủ thể hoạt động một cách có hiệu quả thì ta sẽ có được khái niệm nhân tố chủ quan mà đối lập với nó là điều kiện khách quan. Do đó, có thể hiểu một cách khái quát, nhân tố chủ quan là tất cả những mặt, những yếu tố, những thuộc tính thuộc về chủ thể, trực tiếp tác động đến chủ thể và giúp cho chủ thể hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và có hiệu quả. Như vậy, có thể nhận thấy điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là những phạm trù luôn gắn liền với nhau. Điều kiện khách quan tạo thành hoàn cảnh, thành môi trường hoạt động của chủ thể, tác động đến hoạt động của chủ thể còn nhân tố chủ quan trực tiếp tạo nên những biến đổi trong hoạt động của chủ thể, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của chủ thể, làm cho chủ thể hoạt động một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cần phải linh hoạt, tránh tư duy cứng nhắc, phải dựa trên quan điểm “lịch sử – cụ thể” . Cùng một hiện tượng, một quá trình nhưng trong trường hợp này, trong mối quan hệ này là điều kiện khách quan nhưng trong điều kiện khác, trong mối quan hệ khác lại thuộc về nhân tố chủ quan. Vấn đề là ở chỗ phải luôn chú ý đến những hoàn cảnh cụ thể, những mối quan hệ cụ thể và chủ thể hành động. 2.1.2. Kết cấu của nhân tố chủ quan Có thể nhận thấy đặc trưng của nhân tố chủ quan là: Trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể; chỉ đạo, điều chỉnh, định hướng cho hoạt động của chủ thể; giúp cho chủ thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể; làm cho hoạt động của chủ thể có hiệu quả. Nhân tố chủ quan bao gồm những yếu tố cơ bản như sau: Thứ nhất, ý thức của chủ thể. Đây là một bộ phận quan trọng cấu thành nội dung của khái niệm nhân tố chủ quan nhưng không phải là ý thức nói
Công Nghiệp Xây Dựng Và Vai Trò Kinh Tế
NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Công nghiệp xây dựng là quy trình thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
Công trình nhà thường là dạng thi công cơ bản, mục đích làm nơi sinh sống như nhà ở hoặc không vì mục đích sinh sống như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…
Cơ sở hạ tầng là các công trình phục vụ cộng đồng như đường xá, cầu cống, đe đập,..
Các công trình xây dựng chuyện dụng công nghiệp là: nhà máy, xưởng chế tạo, hầm mỏ,..
Lịch sử phát triển công nghiệp xây dựng Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp xây dựng là quá trình lao động và sáng tạo lâu dài của toàn nhân loại.Giai đoạn thời tiền sử, quy trình xây dựng của con người theo phương hướng bản năng. Trải qua hàng ngàn năm, quá trình sáng tạo công cụ lao động kéo theo quá trình nghiên cứu và sáng tạo về xây dựng.
Công trình xây dựng thời tiền sử mô phỏng dáng hình của hàng động mang ý nghĩa tạm bợ và hoàn toàn theo bản năng.
Nguồn vật liệu xây dựng hoàn toàn tự nhiên và có sẵn như cây cối, đất,đá,..
Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại phát triển từ văn hóa đời sống lẫn kinh tế và xây dựng.
James Walt phát minh ra máy hơi nước, đưa ra những lý thuyết và nghiên cứu về kết cấu khung. Khung nhà do ông thiết kế năm 1981 ở Manchester( miền Tây nước Anh) đã khởi đầu thời kỳ xây dựng hiện đại.
Tiếp đó năm 1824, PoocLang phát minh ra xi măng, trở thành nguyên liệu xây dựng bậc nhất thời điểm đó. Và năm 1867, Monie tự tay làm chậu hoa trồng cây , chậu cây lõi thép và bao bọc bởi xi măng.
Từ đây, bê tông cốt thép trở thành phát mình vĩ đại trong ngàng công nghiệp xây dựng.
Đến bây giờ, xi măng cốt thép vẫn còn là vật liệu ưa chuộng với chất lượng cao và giá thành hợp lý.
Năm 1885, ở Chicago, nước Mỹ đã xây dựng tòa nhà đầu tiên cao đến 10 tầng và năm 1913 tại New York, một công trình kiểu tháp tên là WoolWorth có 60 tầng , chiều cao lên đến 241m.
Thời điểm đó , ngành xây dựng hình thành và chạy đua ở hầu hết các nước.
Cùng với công nghệ bê tông cốt thép ra đời, công nghệ lắp ráp các cấu kiện bê bông được nghiên cứ và ứng dụng xây các tòa nhà , công trình công nghiệp,…
Cấu trúc xây dựng và lắp ráp bê tông cốt thép đã hỗ trợ công nghiệp xây dựng có tốc độ xây dựng nhanh, bền vững hơn các nguyên liệu và quy trình trước đó.
Đến thế kỷ XXI, ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam thay đổi, gặt hái nhiều thành tựu vượt trội.
Chỉ trong 60 năm tại Việt Nam, ngành xây dựng đã hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Không bao gồm công trình nhà ở , nền công nghiệp xây dựng Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
Một số công trình công nghiệp được đầu tư xây dựng như nhà máy thủy điện, cao ốc, trung tâm thương mại, công viên, công trình đường cao tóc, tầng hầm,…
Hiện tại,ngành xây dựng cũng là một trong các ngành học được giới trẻ quan tâm vì cơ hội việc làm và mức thu nhập có chiều hướng tăng dần.
Tính đến cuối năm 2023, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp (quy mô xây dựng 25.850 căn hộ) và 84 dự án nhà ở cho công nhân (quy mô xây dựng 28.550 căn hộ).
Thông tin tham khảo :
Công nghệ chế tạo robot.
Công nghiệp dệt may và quá trình phát triển.
Bạn Hiểu Order Fulfillment Là Gì? Đóng Vai Trò Gì Trong Logistics?
1. Những điều bạn chưa biết về Order Fulfillment 1.1. Định nghĩa của Order Fulfillment?
Order Fulfillment nếu giải thích theo nghĩa của từng từ thì Order tức là đặt mua một sản phẩm, hàng hóa nào đó trên một trang web bất kỳ, còn Fulfillment là hoàn thành. Cho nên ta có thể hiểu là một quá trình bao gồm từ việc nhận, xử lý và vận chuyển đơn hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng chính là khách hàng.
Đây được gọi là một dịch vụ xử lý và vận chuyển hàng hóa. Fulfillment được coi là một dịch vụ của công ty thứ ba được ủy thác bởi một công ty, doanh nghiệp nào đó để thực hiện nhiệm vụ là nhận, xử lý đơn hàng và giao đơn hàng đó tới tay khách hàng cuối cùng.
Nói một cách đơn giản thì Order Fulfillment là toàn bộ quá trình bắt đầu từ lúc khách hàng đặt mua sản phẩm cho tới khi nhận được sản phẩm đó trên tay. Bao gồm các công việc như lấy hàng, tiếp nhận và nhập vào kho, đóng gói hàng hóa và vận chuyển tới người mua đúng thời gian đã hẹn.
1.2. Chức năng của Order FulfillmentVới nhiều người, công việc này có vẻ khá đơn giản và nhàn hạ. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ thì các đơn hàng thương mại điện tử này có số lượng ngày càng lớn. Ví dụ như Amazon, nhân viên phải xử lý 35 đơn hàng của họ trên một giây. Có thể thấy số lượng các đơn hàng thương mại điện tử khủng cỡ nào.
Bên cạnh đó, Order Fulfillment là một quá trình đòi hỏi cần được áp dụng các kiến thức chuyên môn và khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ để có thể xử lý đơn hàng một cách nhanh nhất, giải quyết được nhiều số lượng đơn hàng nhất nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác.
Thêm vào đó, với nhiều người kinh doanh, họ cảm thấy quá trình Order Fulfillment khá tốn kém và mất thời gian, họ chỉ muốn tập trung vào việc kinh doanh, buôn bán. Chính vì lẽ đó mà có sự phát triển của công ty thứ ba – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Fulfillment.
Nhìn chung, có thể nói Order Fulfillment là quá trình quan trọng, không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp ngày nay.
Việc làm Vận chuyển giao nhận
2. Quy trình các bước thực hiện Order FulfillmentVới một quy trình cơ bản của Order Fulfillment thì quá trình này sẽ bao gồm 4 bước chính. Đó là:
Đây là 4 bước sẽ phải thực hiện đầy đủ đối với bất kỳ loại hàng hóa nào. Tuy nhiên ngoài những bước đó thì còn có một giai đoạn mà bạn cần phải lưu ý chính là việc Đổi trả hàng. Tuy không phải là quá nhiều và thường xuyên, nhưng bước này cần phải được chú ý và thực hiện nghiêm túc, cẩn thận.
Việc tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất theo yêu cầu của khách hàng cuối cùng là công việc đầu tiên trong quá trình Order Fulfillment. Điều này là bắt buộc cho dù bạn tự đảm nhận việc này hay thuê, kết hợp với một công ty thứ ba để làm dịch vụ Fulfillment.
Trong bước đầu tiên này, sẽ bao gồm những công việc đặc trưng phải làm khi nhận hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc các nhà sản xuất.
– Số lượng hàng hóa luôn luôn cần được kiểm tra một cách cẩn thận, kỹ càng. Điều này cần được đảm bảo chắc chắn rằng số lượng hàng hóa nhập vào bằng với số lượng hàng hóa đã đặt với nhà sản xuất/nhà cung cấp.
– Kiểm tra tình trạng, chất lượng của hàng hóa, đảm bảo rằng các sản phẩm đó không bị lỗi, hỏng hóc khi nhập kho.
– Bổ sung đơn vị lưu kho hay còn gọi là SKU vào phần mềm quản lý kho hàng. Như vậy sẽ giúp việc kiểm soát và kiểm tra số lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày.
– Sử dụng, áp dụng đơn vị lưu hoặc là nhãn mã vạch nếu người bán hoặc người phụ trách việc xử lý đơn hàng các sản phẩm này chưa có chúng.
Mặc dù được coi là những công việc phổ biến trong việc thu nhận hàng hóa, nhưng những công việc này sẽ không phù hợp với sản phẩm, hàng hóa được đóng gói theo bộ.
Đây là công đoạn được thực hiện sau khi hàng hóa, sản phẩm đã được nhập vào kho. Trước khi xếp những sản phẩm này lên kệ thì chúng sẽ phải được kiểm tra về số lượng, chất lượng, thêm nhãn dán phù hợp và được bổ sung vào phần mềm quản lý hàng hóa, sản phẩm.
Việc lưu trữ hàng hóa trong kho đúng cách là một trong những khía cạnh giúp cho việc tối ưu hóa quản lý sản phẩm và tốc độ hoạt động rhuwjc hiện đon hàng của bạn.
Thông thường, một đơn vị lưu trữ kho thường được chỉ định lưu trữ trong một thùng hàng riêng để tạo điều kiện lưu trữ, bảo quản và việc thực hiện xử lý đơn hàng được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Theo như bình thường, hầu hết sẽ chỉ có một phần hàng được lưu trữ trong các thùng, số còn lại sẽ được sắp xếp, để ở các vị trí riêng trong kho.
Vị trí gần với các trạm đóng gói sẽ được ưu tiên để các hàng hóa, sản phẩm hot và được bán ra thường xuyên. Việc sắp xếp này có thể tạo ra những thay đổi, khiến việc sắp xếp lại một số thùng hàng có thể xảy ra, tuy nhiên, đôi khi sẽ được hỗ trợ bởi các phần mềm, ứng dụng.
Sau khi hàng hóa của bạn đã được đặt an toàn trên kệ và trong kho, lưu trữ đầy đủ thông tin thì công việc tiếp theo chính là xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng cuối cùng.
Bước đầu tiên của công việc này chính là nhận đơn hàng từ khách hàng đã đặt sản phẩm. Để biết được đúng mặt hàng và số lượng thì hầu hết, các trang thương mại điện tử sẽ tích hợp ứng dụng cho phép người bán/người xử lý đơn hàng có thể nhận được thông tin về đơn hàng đã được đặt mua bởi khách hàng. Điều đó giúp cho quá trình nhận đơn được chính xác hơn và nhanh hơn.
Sau khi đã nắm rõ đơn hàng thì việc tiếp theo cần phải làm chính là việc lấy đầy đủ các sản phẩm riêng lẻ mà khách hàng đã đặt theo đúng như đơn hàng, rồi vận chuyển chúng tới trạm đóng gói.Khi đến tạm đóng gói, ở đây, hàng hóa sẽ được kiểm tra về chất lượng, xác định nguyên liệu đóng gói tốt nhất. Tiếp đến là quét các mặt hàng rồi niêm phong hộp và chuyển chúng đến bên vận chuyển.
Hiện nay có rất nhiều cách và phương pháp để xử lý, đóng gói đơn hàng. Tuy nhiên không phải cách nào cũng phù hợp với tất cả những người bán hàng. Vì thế, họ thường có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Fulfillment từ các công ty thứ ba vì những người bán trên các trang thương mại điện tử không có kinh nghiệm cũng như phần mềm, ứng dụng giúp cho việc tối ưu hóa công đoạn xử lý đơn đặt hàng nhanh nhất và chính xác nhất.
Đây được coi là bước gần như cuối cùng trong dịch vụ Fulfillment. Sau khi hàng hóa đã được đóng gói niêm phong đầy đủ thì nó sẽ được vận chuyển và giao tới khách hàng cuối cùng như thời gian đã hẹn trước.
Bên vận chuyển sẽ có nhiệm vụ xác định khối lượng gói hàng và phương thức giao hàng phù hợp với từng sản phẩm. Tuy nhiên, ngày nay người bán hàng thường đưa ra những sự lựa chọn về phương thức giao hàng khá đa dạng về đơn vị vận chuyển để phù hợp với vợi trí của người mua, tính chất, giá trị của đơn hàng. Điều này nhằm đa dạng hóa phương thức giao hàng cũng như các đơn vị giao hàng nhằm phục vụ mục đích khác nhau của khách hàng, cả quốc tế và trong nước.Vì có quá nhiều sự lựa chọn nên việc giao hàng thường khó nắm bắt và kiểm soát.
Ngoài ra, bên vận chuyển đơn hàng cũng như giao hàng cần cập nhật tình trạng đơn hàng cho cả người bán và người mua để họ dễ dàng theo dõi đơn hàng của mình đã đi đến đâu.
Có thể nói, mua hàng trực tuyến giống như một ván bài vậy. Yếu tố may mắn luôn là điều cần thiết. Bởi không được nhìn và xem trực tiếp sản phẩm nên có rất nhiều trường hợp khách hàng khi nhận được hàng đã “ngã ngửa” vì độ “giống” trong ảnh mà người bán đăng lên. Vì thế, việc đổi trả hàng là công việc đáng được lưu ý đối với mỗi đơn vị dịch vụ Fulfillment.
Vì thế, yêu cầu đặt ra với những người bán hàng trực tuyến hay các doanh nghiệp chính là việc thiết lập chế độ đổi trả hàng. Điều này cần được thông báo nội bộ và cả ra bên ngoài. Tức là, chính sách đổi trả hàng phải được nói rõ và đăng trên trang thương mại điện tử bán hàng của bạn. Giải thích cho khách hàng hiểu như thế nào sẽ được đổi trả và cách để đổi trả hàng như thế nào. Bên cạnh đó, cũng phải phổ cập điều này với các nhân viên nội bộ của mình và công ty mà mình đã hợp tác, liên kết để được cung cấp và sử dụng dịch vụ Fulfillment về cách đổi trả lại hàng hóa.
Tuyển dụng chuyên viên mua hàng
3. Các doanh nghiệp cung cấp Order Fulfillment hiện nay?Ngày nay, việc sử dụng các dịch vụ như Order Fulfillment là điều rất phổ biến. Có rất nhiều công ty đã gia nhập lĩnh vực này và cung cấp các dịch vụ Fulfillment để giúp những người bán hàng qua các trang thương mại điện tử hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa được thuận lợi hơn trong việc mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Một số trang web, công ty mà các bạn có thể liên kết để sử dụng dịch vụ này có thể kể đến như: Printub, Logistics4vn, Công ty Phúc Gia, ShiphangUSA.com,…. Đây là một vài đơn vị lớn và chuyên nghiệp, tạo được sự tin tưởng của đối tác trong việc cung cấp dịch vụ Fulfillment của mình.
Tuyển dụng
Ngoài việc cung cấp các thông tin tuyển dụng nhanh chóng, đầy đủ và chính xác thì chúng tôi còn có hàng ngàn mẫu CV dành cho bạn. Điều này giúp bạn tạo được một bản CV chuyên nghiệp và dễ dàng thực hiện cho mình. Biết đâu bạn có thể rinh ngay về cho mình một công việc phù hợp với chúng tôi thì sao!
Mẫu CV
Bài viết này không quá dài, tuy vậy, mong rằng nó đã đem đến cho các bạn độc giả những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về Order Fulfillment. Qua đó, các bạn có thể trả lời được câu hỏi Order Fulfillment là gì và Quy trình của dịch vụ này diễn ra như thế nào. Thêm vào đó, thông qua bài viết các bạn cũng có thể hiểu biết thêm về quá trình trong Logistics và có thêm được những sự lựa chọn, định hướng công việc tương lai cho mình.
Qa Qc Trong Xây Dựng Là Gì ? Trong Công Ty Họ Làm Những Việc Gì
Qa qc trong xây dựng là gì ? Trong công ty họ làm những việc gì
Đây là 2 bộ phận khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là đảm bảo chất lượng dự án,sản phẩm. Người lao động hay chủ doanh nghiệp đều phải tham gia đảm bảo chất lượng. Khi mỗi bên và từng người đều hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình. Họ có thể thực hiện dự án theo những quy chuẩn bắt buộc.
QA là viết tắt của Quality Assurance là bộ phận Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của kỹ sư QA là thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.
Ví dụ: Khâu nào cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm; sản phẩm phải đạt được mức độ nào thì sẽ được công nhận là chính phẩm, những lỗi nào sẽ quy ra là thứ phẩm, những chi tiết nào được xem là phế phẩm; kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn, phương pháp nào và dùng dụng cụ, máy móc gì để kiểm tra?
+ Đánh giá nội bộ hệ thống Quản lý chất lượng của công ty.
+ Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất tại nhà máy hay thi công ngoài công trường.
+ Phối hợp với bên sản xuất khi có yêu cầu kiến nghị của khách hàng với sản phẩm.
+ Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định.
+ Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc tại của công ty.
QC là viết tắt của Quality Control là bộ phận Quản Lý chất lượng. Kỹ sư QC trực tiếp làm công tác kiểm tra các sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất theo quy trình mà bộ phận QA đã đề ra.
+ Lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu
+ Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
+ Lập báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
+ Lập báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, thi công.
+ Thông tin với giám sát khách hàng hoặc đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư về tình hình chất lượng sản phẩm.
IQC là viết tắt của Input Quality Control tức Bộ phận kiểm soát chất lượng đầu vào, bộ phận IQC kiểm tra và phát hiện những sai xót của bản vẽ shopdrawing và đảm bảo vật tư vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.
PQC là viết tắt của Process Quality Control nghĩa là Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận PQC hàng ngày phải kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo việc sản xuất là đúng chất lượng và đạt tiến độ chung.
OQC là viết tắt của Output Quality Control tức Kiểm soát chất lượng đầu ra. Bộ phận OQC kiểm tra khâu hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm, phát hiện các sai xót của bộ phận PQC và đảm bảo sản phẩm là đạt chất lượng theo yêu cầu của QA trước khi đóng gói và cho xuất xưởng.
Vai trò và nhiệm vụ của QC- Qa Trong giai đoạn thiết kế+ Yêu cầu trình độ nhất định đối với các kỹ sư, kiến trúc sư.
+ Kiểm tra và phê duyệt bản vẽ.
+ Tiêu chuẩn và chất lượng cho các loại vật liệu đề xuất trong bản vẽ.
+ Sự chính xác và thống nhất giữa các bộ môn kiến trúc, kết cấu, ME…
Vai trò và nhiệm vụ của QC- Qa Trong giai đoạn sản xuất kết cấu+ QC lựa chọn và kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào theo chuẩn QA.
+ Kiểm tra các sự hoạt động ổn định của máy móc phục vụ sản xuất.
+ Kiểm tra kích thước các cấu kiện trong tất cả các quá trình cắt thép tấm, ráp cấu kiện, hàn.
+ Kiểm tra chất lượng đường hàn, quá trình vệ sinh và bề dày lớp sơn.
Vai trò và nhiệm vụ của QC- Qa trong giai đoạn thi công ngoài công trường+ Kiểm tra công tác trắc đạc, tim cos ngoài công trường.
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào như xi măng, gạch, cốt thép, cốp pha. Tất cả đều phải đủ Co Cq và chứng chỉ xuất xứ của sản phẩm.
+ Kiểm tra các phương tiện máy móc phục vụ trên công trường: máy lu, máy xúc, ủi, cẩu….
+ Kiểm tra độ chính xác và và chất lượng các cấu kiện móng, nền, cột dầm sàn.
+ Kiểm tra và giám sát quá trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế….
+ Kiểm tra công tác hoàn thiện: xây trát ốp lát, sơn bả, trần.
+ Kiểm tra công tác thi công hệ thống điện, nước.
+ Kiểm tra công tác thiết kế thi công sân vườn, tiểu cảnh và các hạng mục phụ trợ khác..
Tóm lại
QA là bộ phận bao quát tất cả, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn. Hay các quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm… Còn QC là bộ phận thực hiện những quy định. Có nhiệm vụ hướng dẫn của QA, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.
Qa Qc Trong Xây Dựng Là Gì ? Công Việc Của Qa Qc Là Làm Gì ?
QA là viết tắt của Quality Assurance là bộ phận Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của kỹ sư QA là thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.
Đây là bộ phận có quyền và trách nhiệm quy định sẽ đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công đoạn nào; kiểm tra sản phẩm theo phương pháp, tiêu chuẩn nào; dùng dụng cụ gì để kiểm tra; sản phẩm đạt được mức độ nào sẽ được công nhận là chính phẩm.
Đánh giá nội bộ hệ thống quản lí chất lượng hàng năm công ty và t ham gia cải tiến sản xuất.
Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định.
Đánh giá các nhà cung cấp, nhà thầu phụ thực hiện công việc tại công ty.
Khái niệm Qc là gì?QC là chữ viết tắt của chữ Quality Control là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Có 2 vị trí QC thông thường là manual QC và automation QC đòi hỏi kỹ năng lập trình.
Công việc của Qc như sau
Lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu
Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
Lập báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
Lập báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, thi công
Thông tin với giám sát khách hàng hoặc đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư về tình hình chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu trình độ nhất định đối với các kỹ sư, kiến trúc sư.
Kiểm tra và phê duyệt bản vẽ.
Tiêu chuẩn và chất lượng cho các loại vật liệu đề xuất trong bản vẽ.
Sự chính xác và thống nhất giữa các bộ môn kiến trúc, kết cấu, ME.
Vai trò và nhiệm vụ của QC và QC ngoài công trường
Kiểm tra công tác trắc đạc, tim cos ngoài công trường.
Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào như xi măng, gạch, cốt thép, cốp pha.
Kiểm tra các phương tiện máy móc phục vụ trên công trường: máy lu, máy xúc, ủi, cẩu.
Kiểm tra độ chính xác và và chất lượng các cấu kiện , nền, cột dầm sàn.
Giám sát quá trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế….
Kiểm tra thi công hoàn thiện như xây trát ốp lát, sơn nhà giá rẻ , thi công hệ thống điện, nước.
Kiểm tra công đoạn thiết kế thi công sân vườn, tiểu cảnh và các hạng mục phụ trợ khác..
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa công việc của QC và QA, do cả 2 lĩnh vực này đều cùng làm quản lý về chất lượng, tuy nhiên tính chất về công việc, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau.
Tuy vào cơ cấu của các bộ phận của những công ty khác nhau mà QC và QA có thể gộp chung hay tác riêng. Tại những quy mô hệ thống chuẩn mực, hầu hết 2 lĩnh vực này đều được tách riêng với những công việc hoàn toàn khác nhau.
Kết bàiNói ngắn gọn QA là bộ phận bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng. QC là bộ phận thực hiện những quy định, hướng dẫn của QA, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.
Công ty An Gia Lâm chuyên thiết kế thi công nhà dân dụng và công nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng đội đội ngũ thiết kế, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những công trình vững chắc cùng hiệu quả kinh tế.
Nếu bạn đang có nhu cầu thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hot Trend Là Gì? Đóng Vai Trò Gì Trong Việc Xây Dựng Thành Công? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!