Xu Hướng 3/2023 # Hiệu Ứng Quang Điện Là Gì? Sự Ra Đời Của Hiệu Ứng Quang Điện # Top 5 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hiệu Ứng Quang Điện Là Gì? Sự Ra Đời Của Hiệu Ứng Quang Điện # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Hiệu Ứng Quang Điện Là Gì? Sự Ra Đời Của Hiệu Ứng Quang Điện được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiệu ứng quang điện là gì? Sự ra đời của hiệu ứng quang điện

Hiệu ứng quang điện là một hiện tượng điện – lương tử, trong đó các điện tử được thoát ra khỏi nguyên tử (quang điện trong) hay vật chất (quang điện thường) sau khi hấp thụ năng lượng từ các photon trong ánh sáng làm nguyên tử chuyển sang trạng thái kích thích làm bắn electron ra ngoài. Hiệu ứng quang điện đôi khi được người ta dùng với cái tên Hiệu ứng Hertz, do nhà khoa học Heinrich Hertz tìm ra.

Việc nghiên cứu hiệu ứng quang điện đưa tới những bước quan trọng trong việc tìm hiểu về lượng tử ánh sáng và các electron, cũng như tác động đến sự hình thành khái niệm lưỡng tính sóng hạt.

1. Hiện tượng quang điện

Ở một số chất khác, khi được chiếu sáng với tần số vượt trên tần số ngưỡng, các điện tử không bật ra khỏi bề mặt mà thoát ra khỏi liên kết với nguyên tử, trở thành điện tử tự do chuyển động trong lòng của khối vật dẫn, và ta có hiệu ứng quang điện trong. Hiệu ứng này dẫn đến sự thay đổi về tính chất dẫn điện của vật dẫn, do đó, người ta còn gọi hiệu ứng này là hiệu ứng quang dẫn.

2. Sự ra đời của hiệu ứng quang điện

Năm 1887, Heinrich Hertz quan sát thấy hiệu ứng quang điện ngoài đối với các kim loại. Một trong các công trình nghiên cứu của Albert Einstein xuất bản trên tạp chí Annel der Physik đã lý giải một cách thành công hiệu ứng quang điện cũng như các định luật quang điện dựa trên mô hình hạt ánh sáng. tìm hiểu ánh sáng

Heinrich Rudolf Hertz (1857 – 1894)

Theo Thuyết lượng tử vừa được công bố vào năm 1900 của Max Planck, các công trình này đã dẫn đến sự công nhận về bản chất hạt của ánh sáng và sự phát triển của lý thuyết lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.

Người ta ứng dụng hiệu ứng quang điện vào đời sống của nhân loại để chế tạo ra pin mặt trời, photodiode, phototransistor, các cảm biến ghi ảnh, cảm biến quang học, đèn nhân quang điện, phổ quang điện tử,…

Chất Quang Dẫn Là Gì? Hiện Tượng Quang Điện Trong Ứng Dụng Quang Điện Trở Và Pin Quang Điện

– Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng thích hợp.

– Một số chất bán dẫn như Ge, Si, PbS, CdS, PbSe,… là chất quang dẫn.

– Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành electron dẫn, đồng thời cũng tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện.

– Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

– Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn, có cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

– Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài MΩ khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục Ω khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

– Pin quang điện là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

– Hiệu suất của pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%

– Cấu tạo và hoạt động:

+ Pin có một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p. Trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng, dưới cùng là một đế kim loại, các kim loại này đóng vai trò là các điện cực.

+ Giữa bán dẫn loại n và bán dẫn loại p hình thành một lớp tiếp xúc p-n. Lớp này ngăn không cho electron khuếch tán từ n sang p và lỗ trống khuếch tán từ p sang n. Vì vậy, người ta gọi lớp tiếp xúc này là lớp chặn.

+ Khi chiếu ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện vào lớp kim loại mỏng trên cùng thì ánh sáng sẽ đi xuyên qua lớp này vào lớp loại p, gây ra hiện tượng quang điện trong và giải phóng ra các cặp electron và lỗ trống. Electron dễ dàng qua lớp chặn xuống bán dẫn loại n còn lỗ trống thì bị giữ lại trong lớp p. Kết quả là điện cực kim loại mỏng ở trên sẽ nhiễm điện dương và trở thành điện cực dương của pin, còn đế kim loại ở dưới sẽ nhiễm điện âm và trở thành điện cực âm của pin.

+ Suất điện động của pin quang điện nằm trong khoảng từ 0,5V đến 0,8V.

– Pin quang điện được ứng dụng trong: Nguồn điện ở vùng sâu, vùng xa, nguồn điện trong máy tính bỏ túi, nguồn điện ở các tàu vũ trụ và các máy đo ánh sáng,…

IV. Bài tập về hiện tượng quang điện trong

* Bài 1 trang 162 SGK Vật lý 12: Chất quang dẫn là gì?

° Lời giải bài 1 trang 162 SGK Vật lý 12:

– Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không được chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

* Bài 2 trang 162 SGK Vật lý 12: Hiện tượng quang điện trong là gì ? Giải thích tính quang dẫn của một chất.

° Lời giải bài 2 trang 162 SGK Vật lý 12:

– Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng ánh sáng làm bứt các electron liên kết thành các electron dẫn.

– Giải thích tính quang dẫn của một chất :

+ Khi không bị chiếu sáng, các electron trong chất quang dẫn đều ở trạng thái liên kết với ion ở nút mạng tinh thể. Không có electron tự do nên chất quang dẫn cách điện.

+ Khi chiếu sáng chất quang dẫn, mỗi photon của ánh sáng kích thích sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một electron liên kết. Nếu năng lượng mà electron nhận được đủ lớn thì electron đó được giải phóng khỏi liên kết trở thành electron dẫn. Mặt khác, mỗi electron liên kết được giải phóng để lại một lỗ trống. Lỗ trống này cũng tham gia vào quá trình dẫn điện. Kết quả là chất nói trên dẫn điện.

* Bài 3 trang 162 SGK Vật lý 12: Trình bày cấu tạo và hoạt động của một pin quang điện.

° Lời giải bài 3 trang 162 SGK Vật lý 12:

* Cấu tạo của pin quang điện:

+ Pin có một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p. Trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng, dưới cùng là một đế kim loại, các kim loại này đóng vai trò là các điện cực.

* Hoạt động của pin quang điện:

– Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt lớp p thì trong lớp này xuất hiện rất nhiều các electrôn dẫn. Chúng ngay lập tức khuếch tán sang lớp n khiến lớp bán dẫn p trở nên nhiễm điện dương còn lớp n thừa electrôn trở nên nhiễm điện âm.

– Ở phía trên lớp p có một lớp kim loại mỏng (vừa cho phép ánh sáng đi qua, vừa có tác dụng dẫn điện) nối với một điện cực. Điện cực này là điện cực dương.

– Ở phía dưới lớp n là một đế bằng kim loại đóng vai trò của điện cực âm.

– Nối hai điện cực của pin quang điện với một mạch ngoài thì trong mạch ngoài có dòng điện một chiều chạy từ cực dương sang cực âm. Suất điện động của pin quang điện nằm trong khoảng 0,5V đến 0,8V.

* Bài 4 trang 162 SGK Vật lý 12: Hãy ghép nửa câu ở phần trên với nửa câu tương ứng ở phần dưới để thành một câu có nội dung đúng.

A. Pin hóa học …

B. Pin nhiệt điện …

C. Pin quang điện …

a) … hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạch một lớp chặn.

b) … hoạt động dựa vào sự hình thành các hiệu điện thế hóa ở hai điện cực

c) … Hoạt động dựa vào sự hình thành hiệu điện thế khi các electron tự do khuếch tán từ đầu nóng sang đầu lạnh của một dây kim loại.

° Lời giải bài 4 trang 162 SGK Vật lý 12:

A. Có giá trị rất lớn

B. Có giá trị rất nhỏ

C. Có giá trị không đổi

D. Có giá trị thay đổi được

° Lời giải bài 5 trang 162 SGK Vật lý 12:

*Chọn đáp án: D. Có giá trị thay đổi được

A. có giá trị rất lớn.

B. có giá trị rất nhỏ.

C. có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài.

D. chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.

° Lời giải bài 6 trang 162 SGK Vật lý 12:

*Chọn đáp án: D. chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.

Hiện Tượng Hồ Quang Điện Được Ứng Dụng

Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng ? Hồ quang diện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu,…

Quá trình phóng điện tự lực này rất hữu ích khi sử dụng trong các lĩnh vực như luyện thép,……..(Dòng hồ quang này cần được duy trì độ cháy ổn định).

Người ta còn dùng hiện tượng phóng điện tự lực này trong việc hàn điện nhờ nhiệt độ cao của các cặp điện cực. Một cực của hồ quang là que hàn, cực kia là tấm kim loại cần hàn. Nhiệt độ cao giữa 2 cực sẽ làm que hàn nóng chảy và lấp chỗ cần hàn lên tấm kim loại.

Ngoài ra, nó còn được dùng trong các lò luyện phôi nhiệt, nấu kim loại, mạ điện, trong điốt bán dẫn, trong ống phóng điện từ ….

Ta thấy hồ quang điện được ứng dụng trong tất cả các ngành cơ khí, điện tử

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.

Hồ quang điện có thể kèn theo toả nhiện và toả sáng rất mạnh.

Hiện tượng phóng điện hồ quang hầu hết chỉ xảy ra khi dòng điện có trị số lớn.

Trung tâm hồ quang thường có nhiệt độ rất lớn, trong các khí cụ nhiệt độ có thể lên đến 6000 ÷ 80000K

Ở cathode, mật độ dòng điện lớn, vào khoảng 104 ÷ 105 A/cm2

Thực tế, sụt áp ở cathode không phụ thuộc vào dòng điện, và thường bằng 10 ÷ 20V

Có 2 điều kiện:

Làm cho hai điện cực nóng đỏ lên đến mức có thể phát nhiện electron

Tạo ra một điện trường đủ mạnh ở giữa hai điện cực để ion hoá không khí, tạo ra tia lửa điện, cường độ điện trường

Hồ quang điện đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên nó cũng có một số tác hại nhất định:

Thứ nhất, ảnh hưởng đến các thiết bị điện:

Hiện tượng phóng hồ quang điện làm các thiết bị điện bị phá huỷ. Nguyên nhân là do sự thay đổi điện áp đột ngột, ngắn mạch hệ thống cục bộ. Cụ thể, các tiếp điểm động lực bị đánh mòn, hỏng hóc dưới nền nhiệt tăng cao.

Phải thay thế các thiết bị đóng cắt hằng năm, có thể với số lượng lớn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Phóng điện hồ quang có thể gây cháy nổ, hoả hoạn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người.

Nếu nhìn trực tiếp vào tia lửa hồ quang có thể làm cho các tế bào niêm mạc mắt bị chết, dẫn tới đau mắt hàn. Nếu không trang bị đồ bảo hộ trong quá trình hàn, có thể làm cho các tế bào bên ngoài da bị chết, làm bong da mặt.

Cải tiến, đưa ra những sản phẩm chất lượng để tuổi thọ thiết bị được nâng cao.

Tích hợp các module cảm biển cảnh báo hoạt động một cách độc lập trong các thiết bị đóng cắt, buồng dập hồ quang hạ thế.

Người lao động cần trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ lao động phù hợp và kiến thức về an toàn lao động tốt nhất.

Tiếp điểm có dòng điện lớn, quá trình phát sinh hồ quang điện sẽ phức tạp hơn. Ban đầu, khi mở tiếp điểm, lực ép giữa chúng sẽ có trị số khá nhỏ nên số tiếp điểm tiếp xúc sẽ để dòng điện đi qua ít. Sự tăng đáng kể của mật độ dòng điện, có thể lên đến hàng chục nghìn A/cm2 nên tại các tiếp điểm đó, nhiệt độ của cầu chất lỏng sẽ tăng tiếp tục, sau đó bốc hơi và hồ quang điện xuất hiện trong không gian giữa hai tiếp điểm.

Quá trình này cần những điều kiện ngược lại so với quá trình phát sinh hồ quang điện, cụ thể:

Hạ thấp nhiệt độ hồ quang bằng cách dùng hơi khí hoặc dầu làm nguội, dùng vách ngăn để hồ quang cọ xát.

Kéo dài hồ quang bằng cách dùng vách ngăn chia thành nhiều phần nhỏ và thổi khí dập tắt hoặc.

Chia hồ quang thành nhiều đoạn nhỏ

Dùng năng lượng của hồ quang hoặc năng lượng bên ngoài để dập tắt nỏ

Tiêu thụ năng lượng hồ quang bằng cách mắc điện trở Shunt (dùng điện trở mắc song song với hai tiếp điểm sinh hồ quang).

Hàn hồ quang điện là công nghệ hàn phổ biến nhất hiện nay để nối, không tháo rời các chi tiết bằng nguồn nhiệt dùng để hàn, nguồn nhiệt này là hồ quang điện.

Trong công nghệ hàn hồ quang điện, hồ quang tập trung trên một điểm của vật hàn, nhiệt lượng tương đối tập trung, vật hàn dễ dàng nóng chảy tức thì, nhiệt năng này không truyền ra rộng nên sự biến dạng của vật hàn không trầm trọng như hàn khí. Thao tác hàn hồ quang điện tương đối khó khăn, nhưng đối với nơi có điện thì khá thuận tiện và rẻ.

Hàn hồ quang điên hiện đang được phát triển rộng rãi và trong tương lai nó còn được áp dụng rộng rãi hơn phương pháp hàn khí.

Đến đây, Chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu nhiều hơn về hồ quang điện. Biết được hồ quang điện là gì, hồ quang điện được ứng dụng trong hàn, tác hại và các phòng tránh để có thể sử dụng nó khi cần thiết nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân và cả người xung quanh.

Hiện Tượng Quang Điện Trong, Sự Phát Quang

Bài viết trình bày lý thuyết và bài tập áp dụng về từng hiện tượng: hiện tượng quang điện trong, huỳnh quang, lân quang và laze…

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG, SỰ PHÁT QUANG

I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG

Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng.

2. Hiện tượng quang điện trong

Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong.

▪ Để gây được hiện tượng quang điện trong thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị λ 0 gọi là giới hạn quang điện trong.

▪ Năng lượng cần thiết để giải phóng electron khỏi liên kết trong chất bán dẫn thường nhỏ hơn công thoát A của electron từ mặt kim loại nên giới hạn quang điện của các chất bán dẫn nằm trong vùng ánh sáng hồng ngoại

Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở suất của chất bán dẫn, tức làm tăng độ dẫn điện khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất bán dẫn.

▪ Mỗi electron liên kết khi hấp thụ một phôtôn sẽ trở thành một e dẫn và để lại một lỗ trống mang điện dương.

▪ Các electron và những lỗ trống này có thể di chuyển tự do từ nguyên tử này sang nguyên tử khác tham gia vào quá trình dẫn điện.

Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn và có giá trị điện trở giảm mạnh khi chiếu sáng.

Quang điện trở gồm một lớp bán dẫn mỏng được phủ lên một tấm nhựa cách điện có hai điện cực :

1 – Lớp bán dẫn

2 – Đế cách điện

3 – Các điện cực

6 – Nguồn điện

▪ Nối một nguồn điện khoảng vài vôn vào quang trở

▪ Khi chưa chiếu sáng không có dòng điện trong mạch.

▪ Khi chiếu ánh sáng thích hợp, trong mạch có dòng điện.

Thay thế cho các tế bào quang điện trong các thiết bị điều khiển từ xa.

Là một loại nguồn điện trong đó quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.

▪ Gồm một điện cực bằng đồng bên trên phủ lớp Cu 2 O.

▪ Trên lớp Cu 2 O ta phun một lớp vàng mỏng làm điện cực thứ hai.

▪ Chổ tiếp xúc giữa Cu 2 O và Cu hình thành một lớp đặc biệt chỉ cho các e di chuyển từ sang Cu.

▪ Khi pin quang điện được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, ở lớp Cu 2 O các e liên kết được giải phóng khuếch tán sang Cu.

▪ Kết quả lớp Cu 2 O thiếu e tích điện dương, lớp Cu thừa e tích điện âm. Giữa chúng hình thành một suất điện động.

▪ Nếu nối vào mạch ngoài thông qua một điện kế ta thấy có dòng điện chạy từ Cu 2 O sang Cud

▪ Dùng làm nguồn điện trong máy tính, vệ tinh nhân tạo..

▪ Là một loại nguồn điện sạch.

▪ Có một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì chúng có khả năng phát ra các bức xạ điện từ

trong miền ánh sáng nhìn thấy. Các hiện tượng đó được gọi là sự phát quang.

▪ Sự phát quang có khác biệt với các hiện tượng phát ánh sáng khác, hai đặc điểm quan trọng :

– Một là, mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.

– Hai là, sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.

2) Các dạng quang phát quang

Sự phát quang của một số chất khi có ánh sáng thích hợp (ánh sáng kích thích) chiếu vào nó, gọi là hiện tượng quang phát quang. Người ta thấy có hai loại quang phát quang:

▪ Sự huỳnh quang: là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10 -8 (s)). Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.

▪ Sự lân quang: là sự phát quang có thời gian phát quang dài (10 -6 (s) trở lên), nó thường xảy ra với chất rắn.

Các hiện tượng phát quang có nhiều ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật và đời sống như sử dụng trong các đèn ống thắp sáng, trong các màn hình chiếu sáng…

Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là

A.(frac{4}{5}) B. (frac{1}{10}) C. (frac{1}{5}) D. (frac{2}{5})

A. 0,55 μm. B. 0,45 μm. C. 0,38 μm. D. 0,40 μm.

Ví dụ 3:Dung dịch Fluorexein hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,45 μm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,55 μm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất cuả sự phát quang của dung dịch này là 80%. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) của phôtôn phát quang và số phôtôn chiếu đến dung dịch?

Ví dụ 4:Chiếu bức xạ có bước sóng 0,5 μm và một chất phát quang thì nó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,6 μm. Biết công suất của chùm sáng phát quang bằng 0,06 công suất của chùm sáng kích thích. Nếu có 2012 phôtôn kích thích chiếu vào chất đó thì số phôtôn phát quang được tạo ra là bao nhiêu?

Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,54 μm và phát ra ánh có bước sóng λ’ = 0,6 μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 90% (hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng của ánh sáng phát quang và năng lượng của ánh sáng kích thích trong một đơn vị thời gian), số phôtôn của ánh sáng kích thích chiếu đến trong 1 s là 5.10 12 hạt. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong 1 s là bao nhiêu?

1) Hiện tượng hấp thụ ánh sáng

Khi một chùm ánh sáng đi qua một môi trường vật chất bất kì, thì cường độ sáng bị giảm. Một phần năng lượng của chùm sáng đã bị tiêu hao và biến thành năng lượng khác. Đó là hiện tượng hấp thụ ánh sáng.

Cường độ I của chùm sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ giảm theo độ dài d của đường đi theo định luật hàm số mũ (I=I_{0}e^{-ad})

Với I 0 là cường độ của chùm sáng tới môi trường, α được gọi là hệ số hấp thụ của môi trường. Biểu thức trên là nội dung của định luật về sự hấp thụ ánh sáng.

▪ Khi ánh sáng trắng đi qua những chất khác nhau, quang phổ của nó mất đi những bước sóng khác nhau. Điều đó chứng tỏ, ánh sáng có bước sóng khác nhau bị môi trường hấp thụ nhiều ít khác nhau. Người ta gọi hiện tượng này là sự hấp thụ lọc lựa. Hệ số hấp thụ α của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.

▪ Những chất hầu như không hấp thụ ánh sáng trong miền nào của quang phổ thì được gọi là gần trong suốt trong miền đó.

▪ Những vật không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy của quang phổ được gọi là vật trong suốt không màu.

Những vật hấp thụ hoàn toàn mọ i ánh sáng nhìn thấy thì sẽ có màu đen.

▪ Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong miền nhìn thấy thì được gọi là vật trong suốt có màu.

Kính lọc sắc đỏ ít hấp thụ ánh sáng màu đỏ, nhưng hấp thụ rất mạnh ánh sáng màu xanh, màu tím và hầu hết các bức xạ còn lại của ánh sáng trắng. Nếu chiếu ánh sáng trắng vào kính lọc sắc “đỏ”, thì nó chỉ cho các tia đỏ truyền qua, các bức xạ còn lại bị nó hấp thụ gần như hoàn toàn (Hình 1). Kết quả là ta nhìn thấy kính lọc sắc có màu đỏ. Nếu chiếu vào tấm kính đỏ ánh sáng màu tím chẳng hạn, ánh sáng này sẽ bị tấm kính đỏ hấp thụ gần như hoàn toàn, và lúc này ta nhìn thấy tấm kính có màu “đen”.

▪ Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một vật nào đó. Chùm sáng phản xạ từ vật bị khuyết một số phôtôn có năng lượng xác định. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có bước sóng khác nhau được phản xạ nhiều ít khác nhau từ vật. Đó là phản xạ lọc lựa. Phổ của ánh sáng phản xạ phụ thuộc phổ của ánh sáng tới và tính chất quang học của bề mặt phản xạ.

▪ Phổ của ánh sáng tán xạ phụ thuộc phổ của ánh sáng tới và tính chất quang học của bề mặt tán xạ.

▪ Khi vật phản xạ tất cả ánh sáng có bước sóng khác nhau chiếu vào nó, thì theo hướng phản xạ ta sẽ nhìn thấy vật có màu trắng, vật hấp thụ tất cả các ánh sáng có bước sóng khác nhau chiếu tới, thì theo hướng phản xạ ta nhìn thấy nó có màu đen, vật hấp thụ đa số bức xạ chính trong quang phổ của ánh sáng trắng, nó sẽ có màu xám.

▪ Các vật thể có màu sắc là do vật được cấu tạo từ những vật liệu xác định và vật hấp thụ một số bước sóng ánh sáng và phản xạ, tán xạ những bước sóng khác.

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG, SỰ PHÁT QUANG

Câu 1. Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là

C. nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn.

D. sự giải phóng các êléctron liên kết để chúng trở thành êlectron dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ điện từ.

A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 3. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.

D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.

A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

B. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.

C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn nêôn).

D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết thành êlectron là rất lớn.

A. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có bước sóng lớn hơn một giá trị λ 0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

B. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có tần số lớn hơn một giá trị f 0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

C. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải lớn hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

D. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải nhỏ hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.

D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi theo nhiệt độ.

A. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

B. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.

C. Điện trở của quang trở tăng nhanh khi quang trở được chiếu sáng.

D. Điện trở của quang trở không đổi khi quang trở được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng ngắn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Ứng Quang Điện Là Gì? Sự Ra Đời Của Hiệu Ứng Quang Điện trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!