Xu Hướng 6/2023 # Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiểu đúng về chữ, từ và ngữ

24/01/2015 bởi Thành

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai thành tố là tiếng nói (âm) và chữ viết. Tiếng nói là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Chữ viết là sự mã hóa tiếng nói để truyền cho những người không nghe được trực tiếp như ở xa hay hậu thế. Tiếng nói thì tiếng Việt mượn khá nhiều âm của tiếng Trung Quốc (trên 60%), nhưng chữ viết thì chúng ta không còn viết như người Trung Quốc nữa.

Từ giữa thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu dùng chữ Quốc Ngữ (hệ chữ Latin) để viết. Chữ Quốc Ngữ do các giáo sĩ đạo Cơ Đốc (Kitô giáo) – đến từ phương tây để truyền đạo – sáng tạo ra. Theo sự sáng tạo này, thì mỗi một âm mà hóa bằng một từ, do các (40) chữ cái và năm dấu ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc khi viết họ vẫn dùng hệ chữ tượng hình, một âm mã hóa bằng một chữ. Hệ chữ tượng hình, thì một “chữ” của họ tương đương với một “từ” (word) của ta.

1. Chữ

Chữ (tự) tiếng Trung là từ (word) trong tiếng Việt, chữ Trung là các ký tự của hệ chữ tượng hình. Một “chữ” tiếng Trung tương đương với một “từ” tiếng Việt. Ví dụ: chữ 子 trong tiếng Trung (đọc là tử) là từ “Tử” trong tiếng Việt. Chữ này nghĩa là “con” hoặc “nhà thầy” – người đàn ông đức hạnh, có học vấn. Còn khi nói “chữ ” trong tiếng Việt là nói về các chữ cái: a, ă, â, b, c… Từ “Tử” do hai chữ “T”, “ư” và dấu hỏi ghép lại mà thành.

Đơn vị âm nhỏ nhất (âm vị) của tiếng Việt là chữ cái chứ không phải từ. Tuy nhiên, các âm (có nghĩa) sử dụng trong cuộc sống lại được mã hóa bằng các từ, chữ không phải chữ cái. Tuy nhiên, có những từ chỉ có một chữ cái như: a, e, ê, o, ô, u, ư như o là một cô gái ở miền Trung, u là mẹ ở miền Bắc… Tiếng Việt (phát âm) vay mượn nhiều từ tiếng Trung (lưu ý tiếng nói khác chữ viết), nên có sự khác nhau sau đây:

Chữ Quốc Ngữ thì phát âm thế nào viết thế ấy. Ví dụ: từ “hồ” – phát âm là “hồ” – “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” đều viết là “hồ” – do hai chữ “h”, “ô” và dấu huyền ghép lại mà thành. Còn người Trung Quốc dùng hệ chữ chữ tượng hình. Tiếng Trung Quốc phát âm như nhau (đồng âm) nhưng viết ra các chữ khác nhau, phải xem viết ra chữ nào mới dịch được nghĩa. Như ví dụ trên, trong tiếng Trung, ba chữ “hồ” trong “hồ dán”, “hồ nước” và “hồ lô” viết khác nhau, lần lượt là (糊), (湖) và (壺).

Thêm nữa, tiếng Trung lại có nhiều “chữ” có nhiều nghĩa khác nhau, như chữ 子 (tử) ở ví dụ trên có đến hơn mười nghĩa: con trai, con cháu, giống cây, nhà thầy… Khổng Tử là ông thầy họ Khổng, Lão Tử là ông thày già… Phu tử là một người thày, từ này mang tính tôn kính, thường để gọi người thày có đức cao, đại diện cho một trào lưu nào đó trong lịch sử. Cũng đọc là “tử” nhưng nếu viết 死 lại có nghĩa là chết, viết là 啙 thì có nghĩa là yếu, kém…

2. Từ

Từ trong tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Nhiều người vẫn nhầm từ ghép là hai, ba từ. Từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ “nghiêng” – có bảy chữ cái, từ ngắn nhất chỉ có một chữ cái đó là các từ như: o – cô gái, u – mẹ, y – hắn, nó…, một nghĩa khác của từ “y” là một ngành nghề chữa bệnh.

Ví dụ về từ ghép như từ “máy tính bảng” là một từ một ghép. Từ ghép không chỉ là ghép đôi, mà có thể còn là ghép ba, ghép bốn… Ví dụ: “máy tính xách tay” là từ ghép bốn. Nhưng đây cũng chỉ là một từ – mô tả một đồ vật mà thôi.

“Máy tính bảng” là từ chỉ cái máy tính bảng ngoài thực tế. Khi một người chưa biết máy tính bảng là gì. Họ chỉ vào nó và hỏi: “Đây là cái gì?”. Ta sẽ trả lời, nó là cái “máy tính bảng”. Từ đó, khi nói “máy tính bảng” người ta sẽ hiểu, vì đã hình dung được nó trong đầu.

Từ cũng có từ gốc và từ phái sinh. Ví dụ: từ “cái bát” là từ gốc, các từ “cái bát tô”, “cái bát con” là phái sinh của nó. Hay từ “máy tính” là từ gốc, các từ “máy tính bảng”, “máy tính xách tay”, “máy tính để bàn” là phái sinh của nó.

Thông thường, nghĩa của một từ sẽ có hai phần là nội hàm và ngoại diên. Tuy nhiên, với những từ gốc, thì nghĩa chỉ có nội hàm, không có ngoại diên. Với những từ phái sinh, thì nghĩa sẽ có đầy đủ cả hai phần nội hàm và ngoại diên.

Ví dụ: “Máy tính bảng” là từ phái sinh của từ “máy tính”. “Máy tính bảng là cái máy tính được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ dàng mang đi và sử dụng. Người dùng máy tính bảng tương tác với nó bằng cách nhấn vào màn hình cảm ứng”. Đó là định nghĩa về cái máy tính bảng.

Xin nhớ cho là, bên trên là “định nghĩa” về máy tính bảng, chứ không phải là “khái niệm” về nó. Vì máy tính bảng là một vật hữu hình, cụ thể, ta có thể nhìn thấy, cầm lấy nên ta có thể định nghĩa – cho từ mô tả nó – được. Còn khái niệm là khi ta muốn xác định nghĩa cho những từ chỉ những thứ vô hình, trừu tượng, khó hình dung…

Cũng xin nhớ cho là từ “máy tính bảng” viết trên giấy và âm “máy tính bảng” ta nói ra miệng là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là từ (ghép gồm ba từ đơn) ta viết trên giấy, còn một đằng là ba âm thanh (tiếng nói) ta phát âm ra miệng.

Trong từ ghép “máy tính bảng” đó, thì phần “là một chiếc máy tính” là nội hàm. Tức nó là một chiếc máy tính: một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Người ta dùng nó để học tập, làm việc và giải trí. Còn lại, phần từ đơn “bảng” là ngoại diên.

Trong định nghĩa “máy tính bảng”, khi sử dụng nội hàm của từ “máy tính”, thì người ta không cần phải viết lại đoạn: “là một loại máy dùng để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin” nữa. Còn ngoại diên “bảng” được hiểu là: “được làm gọn lại như cái bảng học sinh, để dễ mang đi và sử dụng”. Đây là đặc thù riêng, mở rộng thêm của máy tính bảng.

Và cuối cùng, “máy tính bảng” là một từ, chứ không phải là một khái niệm như nhiều người vẫn tưởng. Khái niệm và định nghĩa là hai động tác làm rõ nghĩa cho các từ ngữ.

3. Ngữ

Ngữ có hai loại là tục ngữ và thành ngữ.

1. Tục ngữ là những cụm từ đúc kết kinh nghiệm, tri thức trong dân gian từ đời này sang đời khác. Đó là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên dễ nhớ, dễ truyền. Tục ở đây không phải là nói tục, mà là nói thật, mộc mạc, dân dã… Đó là các câu như: nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, đàn gảy tai trâu, dĩ hòa vi quý, kiến giả nhất phận… Là sự đúc kết các kinh nghiệm.

2. Thành ngữ là những cụm từ đã hình thành được một tứ văn, và được cả cộng đồng công nhận. Thành ngữ thường ngắn gọn, súc tích và được dùng trong giao tiếp cho tiện, chứ không có việc đúc rút kinh nghiệm để giáo dục ở bên trong. Đôi khi ý muốn nói của thành ngữ lại khác xa với nghĩa của những từ cấu thành lên nó.

Có thể liệt kê ra rất nhiều thành ngữ như: vô hình trung, cao chạy xa bay, vô tiền khoáng hậu, vô thưởng vô phạt, ăn nên làm ra, tha hương cầu thực, gầm cầu gầm cống, lông gà lông vịt… Ta thấy, thành ngữ chỉ dùng để diễn đạt khi nói hoặc viết, chứ không có đúc rút kinh nghiệm để giáo dục.

Tục ngữ và thành ngữ khác nhau ở các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Hàng ngày, trong cuộc sống, ở khắp mọi nơi, chúng ta vẫn sáng tạo ra ngữ mới như: ông chú Viettel, vẫn chưa bị bắt, đúng quy trình, như đúng rồi, thông chốt, tự sướng, động cơ là gì, bánh mì không phải lương thực, ông ngoại…

Bạn Nghĩ Mình Đã Hiểu Đúng Về 2 Chữ “Gia Trưởng”? Hãy Nghĩ Lại!

Ngày nay, từ “gia trưởng” thường mang hàm nghĩa xấu: người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác thì bị gọi là “gia trưởng”. Ai ai cũng nhắc đến từ “gia trưởng” như thế!

Bởi vì từ “gia trưởng” xuất sinh từ thời cổ và xuất hiện nhiều trong Nho gia, nên nghiễm nhiên bị coi là tàn dư phong kiến, lạc hậu, đạo Nho vì thế cũng bị coi là trọng nam khinh nữ, phản tiến bộ.

“Gia trưởng” thực sự là gì ?

Bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là “người chủ gia đình”. Vì sao một gia đình lại cần có chủ? Trong thế giới quan của Nho gia, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hài hòa yên ấm thì xã hội mới thái bình thịnh trị. Ngược lại, gia đình lục đục thì xã hội cũng rối loạn. “Tề gia” và “trị quốc” có mối quan hệ khăng khít. Đức Khổng Tử nói: “Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con.” 

Vua Cảnh Công khen rằng: “Ngài nói phải thay! Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu là ta có lúa thóc đầy kho, có chắc được ngồi yên mà ăn được không?”

“Tề gia” và “trị quốc” ấy lại bắt đầu từ “tu thân”. “Tu thân” là tu dưỡng đạo đức. Sách Đại Học có câu: “Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín.”

Bậc gia trưởng muốn giáo dưỡng được con trẻ, duy trì được gia quy, thì trước tiên phải có đạo đức, vì “tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thì không lấy gì chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc được“.

Như vậy có thể thấy, hai chữ “gia trưởng” vốn mang hàm nghĩa tốt đẹp, hài hòa. Bản thân chữ “Nho” trong Nho giáo là chữ “Nhân” đứng cạnh chữ “Nhu” mà thành, chỉ người vừa nhân đức vừa nhu thuận. Điều này chẳng trái ngược với quan điểm hiện nay cho nhà Nho là độc đoán, chuyên quyền hay sao? Nhà Nho là người học sách thánh hiền, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Chẳng thế mà người nào có phong thái thanh cao cũng được khen là “nho nhã”.

Gia trưởng phải chăng là “chà đạp coi thường phụ nữ”?

Dẫu vậy, không ít người hiện nay do hiểu lầm mà đả kích Nho giáo là “chà đạp phụ nữ”. Thật vậy chăng? Thực tế là, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì đó là hành vi “bất nhân, bất nghĩa”, sẽ bị các bậc trưởng thượng và gia tộc phê phán. Mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi. Phụ nữ tu dưỡng Công-Dung-Ngôn-Hạnh, khiến cho gia đình được yên ấm. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết, phê phán quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử, coi đó là hành vi bại hoại đạo đức và gia quy.

Nếu so với “giải phóng tình dục” hiện nay và “chà đạp phụ nữ” thì cái nào hơn? Ngày nay, người ta dường như rất coi trọng bình đẳng giới: em rửa bát thì anh phải quét nhà. Song “em rửa bát anh quét nhà” có đủ là tôn trọng phụ nữ không?

Khi ngày nay dục vọng và tà dâm lại được coi là “bản lĩnh đàn ông”, “tình một đêm” lại chứng tỏ “tư tưởng thông thoáng”, “ông ăn chả, bà ăn nem” thì các bậc tiền bối trong gia đình cũng không thể can thiệp vào. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến bao chuyện đau lòng: nạo phá thai tuổi vị thành niên, bệnh lây qua đường tình dục, gia đình lục đục bất hòa… Người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tuy trên bề mặt có luật pháp bảo vệ, nhưng thực tế đã không còn “tâm pháp” bảo hộ nữa.

“Nắm tay nhau cho tới bạc đầu” (Kinh Thi)

Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh tên Lưu Đình Thức, người Tề Châu (Sơn Đông ngày nay). Trước khi đỗ tiến sỹ, ông từng quen biết một người con gái tại quê nhà, đã xác định đi đến hôn nhân nhưng chỉ là chưa chính thức làm lễ ăn hỏi.

Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan nức tiếng một vùng. Trớ trêu thay, người con gái ấy lại lâm bệnh, đến nỗi mù cả hai mắt. Gia cảnh cô bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.

Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả hai mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn. Nếu ông nhất định muốn cùng nhà ấy kết thân, thì hãy lấy em gái của cô ta mới tốt”.

Lưu Đình Thức đáp rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn, chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng.”

Và rồi hai người người họ thành thân. Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, đôi vợ chồng chung sống hòa thuận, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy người con.

Kết

Lòng chung thủy và tín nghĩa của nho sinh Lưu Đình Thức thể hiện trọn vẹn nhân sinh quan của Nho gia về đạo phu thê, trong đó người phụ nữ được bảo vệ bằng chuẩn mực đạo đức rất cao. Lưu gia là một “gia trưởng” đúng nghĩa. Vậy “gia trưởng” đích thực có nội hàm như thế nào, “gia trưởng” rốt cuộc là tốt hay xấu, hẳn chúng ta đã đều phân biệt rõ.

Ngôn ngữ chuyên chở nội hàm văn hóa (“Văn dĩ tải đạo”), bởi thế, sự hiểu lầm hay bóp méo ý nghĩa của từ ngữ có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý phủ định nét đẹp của văn hóa truyền thống. Nếu như mỗi người tự có thể ý thức được tư tưởng chân chính đằng sau mỗi câu chữ mình sử dụng, từ đó tìm về cội nguồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thì đạo đức mới được đề cao trở lại, thì các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội mới trở nên hài hòa thực sự.

Mã Lương- Hà Phương

Hiểu Đúng Và Hiểu Sai Về Chánh Định – Bát Chánh Đạo

HIỂU ĐÚNG  VÀ HIỂU SAI VỀ CHÁNH ĐỊNH 1 – Đối tượng của chú tâm trong Chánh Định : Chánh Định là một trong ba chi phần căn bản của lộ trình tâm Bát Chánh đạo siêu thế gồm Chánh Niệm – Chánh Định – Chánh Kiến mà gọi tắt là Niệm – Định – Tuệ. Hiểu biết đúng như thật về Chánh Định, thuộc về Chánh Kiến mới có thể tu tập đúng để chứng ngộ và an trú Chánh Định, nếu hiểu biết sai về Chánh Định, thuộc về Tà Kiến sẽ không thể tu tập đúng để chứng ngộ và an trú Chánh Định được. Trong hiểu biết hiện thời của các Luận giải, Chú giải và của đa số người tu thì cho rằng : Định là Nhất Tâm trên Một Cảnh nghĩa là Tâm chỉ biết một Cảnh duy nhất. Và do hiểu biết về Định như vậy mà tất cả các trường phải đều thực hành bằng cách chú tâm vào một đối tượng duy nhất. Khi thực hành chú tâm vào một đối tượng duy nhất như vậy thì sự chú tâm phải Hướng đến đối tượng cho nên chú tâm đó gọi là chú tâm có TẦM và phải duy trì, giữ gìn sự chú tâm trên đối tượng đó nên gọi đó là chú tâm có TỨ. Thực hành thiền định để có được tâm nhất cảnh là chú tâm vào một đối tượng duy nhất thì đó là CHÚ TÂM CÓ TẦM CÓ TỨ, là đặc trưng của thiền định ngoại đạo có từ thời xa xưa trước khi Đức Phật ra đời. Hiểu biết như vậy là Vô minh, Tà kiến nên không bao giờ có thể đạt được trạng thái Định. Vì sao vậy? Vì không bao giờ có một tâm cố định và một cảnh cố định để nhất tâm trên một cảnh, để buộc chặt tâm vào một cảnh duy nhất vì tâm cảnh đều sinh diệt, vô thường. Nhưng tại sao ngoại đạo với chú tâm Có Tầm Có Tứ như vậy mà họ vẫn đạt được Định ? Tại vì trạng thái Định phát sinh khi có SỰ CHÚ TÂM LIÊN TỤC từ đối tượng sinh diệt này tới đối tượng sinh diệt khác. Trong sáu loại đối tượng của thực tại có thể chú tâm là cảm giác hình ảnh, cảm giác âm thanh, cảm giác mùi, cảm giác vị, cảm giác xúc chạm và cảm giác pháp trần thì thiền định ngoại đạo chỉ chú tâm các cảm giác pháp trần do Ý tiếp xúc với thông tin Pháp trần mà phát sinh và nói nôm na cho dễ hiểu là được tưởng ra chứ không thực hành chú tâm đối với 5 đối tượng thực tại còn lại, vì vậy Định đó gọi là Định Tưởng hay Định trên đối tượng được tưởng ra. Ví như thực hành với kasina Đất thì người đó, sau khi nhìn kỹ mô hình đất rồi nhắm mắt lại để tưởng ra hình ảnh, màu sắc của mô hình. Khi hình ảnh mô hình tưởng ra bị mất đi lại mở mắt nhìn kỹ để ghi nhớ. Cứ nhắm mắt rồi lại mở mắt như vậy từ ngày này sang ngày khác rồi duy trì sự chú tâm liên tục vào hình ảnh được tưởng ra đó. Chú tâm như vậy là chú tâm Có Tầm Có Tứ, nhưng đối tượng được chú tâm là hình ảnh được tưởng ra đó cũng hoàn toàn không cố định, không phải là một hình ảnh được tưởng ra duy nhất mà nó cũng đang sinh diệt rất nhanh chóng, thay đổi rất vi tế, nên sự chú tâm xẩy ra đó cũng là CHÚ TÂM LIÊN TỤC từ đối tượng sinh diệt này sang đối tượng sinh diệt khác rất nhanh chóng và vi tế chứ không phải trên một đối tượng cố định như cách hiểu sai của ngoại đạo. Khi thực hành nhắm mắt lại như vậy sẽ phải ức chế tâm để không còn một đối tượng nào khác xuất hiện, và khi chỉ còn một hình ảnh biến xứ đất được tưởng ra không còn thấy, nghe, hay biết bất kỳ một đối tượng nào khác của thực tại thì lúc đó là Định. Chú tâm có tầm có tứ trên hình ảnh tưởng ra của kasina đất phải có sự nỗ lực rất mạnh mới dần dà ỨC CHẾ được lộ trình tâm xẩy ra với các cảm giác trên thân, lúc đó mới có thể nhất tâm trên đối tượng được tưởng ra và tâm chỉ còn biết cảm giác hình ảnh pháp trần được tưởng ra đó mà thôi, không còn biết đến các đối tượng khác. Các loại Định với kasina nước, lữa, màu sắc, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sỡ hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tương tự như vậy và chỉ duy nhất là Chú tâm Có Tầm Có Tứ. Sự khác biệt giữa Định của ngoại đạo và Chánh Định của Đức Phật là Đức Phật phát kiến có hai sự chú tâm : Chú tâm CÓ TẦM CÓ TỨ và Chú tâm KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ. Trong đêm thành đạo, sau khi từ bỏ lối tu khổ hạnh, trải cỏ ngồi dưới cội cây Bồ đề, Ngài nhớ lại sự kiện hồi nhỏ Ngài đã nhập định Sơ thiền khi tham dự lễ hạ điền của vua cha và Ngài đã nhanh chóng nhập định Sơ thiền với hai loại chú tâm có tầm có tứ và không tầm không tứ. Không dừng lại đó mà phát kiến VĨ ĐẠI NHẤT đã góp phần làm cho Ngài đắc được Chánh Đẳng Giác là diệt chú tâm có tầm có tứ, còn lại duy nhất chú tâm không tầm không tứ thì chứng và trú Nhị thiền rồi Tam thiền, rồi Tứ thiền. Đây là các tầng ĐỊNH KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ có công năng cao hơn hẳn ĐỊNH CÓ TẦM CÓ TỨ của Sơ thiền. Trong mô tả mà Đức Phật đã đưa ra : Ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Sơ thiền một trạng thái hỹ lạc do ly dục sanh với ( chú tâm ) có tầm có tứ. Diệt ( chú tâm ) có tầm có tứ chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, với ( chú tâm ) không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Với sự mô tả này, có thể thấy đối với Sơ thiền có hai loại chú tâm Có Tầm Có Tứ và Không Tầm Không Tứ, và để đạt được Nhị thiền trên cơ sở của Sơ thiền, thì phải diệt đi sự chú tâm Có Tầm Có Tứ và còn lại duy nhất là chú tâm Không Tầm Không Tứ. Nhưng sự Chú tâm KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ là chú tâm như thế nào ? Đó là chú tâm tự động xẩy ra từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không hướng đến ( KHÔNG TẦM ) và không giữ ( KHÔNG TỨ ) sự chú tâm trên bất kỳ đối tượng nào. Ví như, quý vị mở mắt và hướng đến chú tâm và duy trì sự chú tâm đối với đối tượng hình ảnh bông hoa trước mặt nhưng đồng thời quý vị cũng nhớ đến chú tâm các cảm giác trên thân. Lúc đó quý vị vừa thấy rõ hình ảnh bông hoa do có chú tâm và chú tâm đó là chú tâm Có Tầm Có Tứ nhưng quý vị cũng biết rõ cảm giác thở vô, cảm giác thở ra và các cảm giác khác trên thân. Sở dĩ quý vị biết rõ cảm giác thở vô, cảm giác thở ra và các cảm giác khác trên thân là nhờ có sự chú tâm vào các cảm giác đó nhưng sự chú tâm này tự động xẩy ra từ cảm giác này sang cảm giác khác mà không hề có sự hướng đến, không hề giữ sự chú tâm trên một đối tượng nào và đó là chú tâm Không Tầm Không Tứ. Hãy thực hành chỉ vài ba phút như vậy là biết rõ hai loại chú tâm có tầm có tứ và không tầm không tứ này. Trong bốn tầng của Chánh Định là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền thì Sơ thiền có cả chú tầm Có Tầm Có Tứ lẫn chú tâm Không Tầm không Tứ còn Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền là các tầng định cao hơn thì chỉ có chú tâm Không Tầm Không Tứ. Như vậy Chánh Định không phải là thực hành chú tâm vào một đối tượng duy nhất, không phải là tâm nhất cảnh mà chú tâm vào NHIỀU ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU theo tiến trình sinh diệt của chúng. Chánh Định phát sinh khi chú tâm vào mọi đối tượng của thực tại, là những gì được mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm và cả những gì được tưởng ra chứ không phải chỉ một đối tượng duy nhất được tưởng ra như Định Tưởng của ngoại đạo. Đây là một lối sống như trong kinh Niệm xứ đã khẳng định, vị Tỷ kheo SỐNG TRÚ quán thân nơi thân, SỐNG TRÚ quán thọ nơi thọ, SỐNG TRÚ quán tâm nơi tâm, SỐNG TRÚ quán pháp nơi pháp. Đối tượng chú tâm của Chánh Định là mọi đối tượng của thực tại bao gồm các pháp thuộc về Thân Thọ Tâm Pháp. Điều này khác xa với ngoại đạo chủ trương chỉ có Định Có tầm Có Tứ, chú tâm trên một đối tượng duy nhất. Chính vì chấp cứng vào hiểu biết tà kiến về Định mà Nigantha thuộc phái ngoại đạo Ni kiền tử đã phỉ báng Đức Thế Tôn khi đối đáp với cư sĩ Cita được ghi lại trong Tăng Chi Bộ kinh : Sa môn Gotama là dối trá, là hư vọng, Sa môn Gotama chủ trương Định Không Tầm Không Tứ là chủ trương dùng cái lưới để buộc gió lại giữa hư không, là điều không tưởng. Kể cả trong các tông phái Phật giáo hiện nay, các Luận sư cũng hiểu biết y chang ngoại đạo về Định như vậy, nên trong các bộ luận, trong các chú giải cũng chủ trương chú tâm vào một đối tượng duy nhất để đạt được tâm nhất cảnh. Vì thế trong các luận, các chú giải và các vị thiền sư hiện nay chỉ giảng dạy mô tả kỹ càng về chú tâm Có Tầm Có Tứ, không ai giảng dạy, đề cập, mô tả được chú tâm Không Tầm Không Tứ là cái gì. Chính vì điều này mà có sự mâu thuẫn trong chủ trương Thiền Định và Thiền Quán của các bộ luận và chú giải. Theo đó thì Thiền định là buộc tâm vào một đối tượng duy nhất còn Thiền quán là phải quan sát các đối tượng để thấy các đối tượng đó vô thường, khổ, vô ngã và như vậy Định thì không thể Quán và muốn Thiền quán thì phải ra khỏi định, vì không thể buộc tâm vào một đối tượng duy nhất mà quán được. Do mâu thuẩn giữa Thiền định và Thiền quán như vậy mà một số chủ trương Thiền định cản trở Thiền quán, Thiền định không giúp gì cho Thiền quán nên không cần tu tập Thiền định và họ phủ nhận Chánh Định với Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền mà Đức Phật đã dày công thuyết giảng. 2 – Chánh Niệm là nhân của Chánh Định : Nhất tâm là định nhưng nhất tâm là gì ? Nhất tâm hiểu theo tà kiến ngoại đạo là một tâm buộc vào một cảnh hay tâm chỉ biết một cảnh duy nhất. Điều này là vô minh, tà kiến vì tâm cảnh đều đang sinh diệt nên không có một cái tâm nào, một cảnh nào thường hằng, cố định để mà buộc lại với nhau. Vì vậy, NHẤT TÂM trong một khoảng thời gian nào đó được hiểu là KHÔNG PHÂN TÂM, nghĩa là chỉ có một loại Niệm duy nhất trong thời gian đó. Có thể là Chánh Niệm nhớ đến chú tâm quan sát thân nơi thân, Chánh Niệm nhớ đến chú tâm quan sát thọ nơi thọ, Chánh Niệm nhớ đến chú tâm quán sát tâm nơi tâm hay Chánh Niệm nhớ đến chú tâm quán sát pháp nơi pháp. Ví như khi thực hành thiền đi, nếu trong 20 phút mà Chánh Niệm về thân tức NHỚ ĐẾN CHÚ TÂM CÁC CẢM GIÁC NƠI THÂN khởi lên liên tục không gián đoạn, không Nhớ Đến bất cứ một cái gì trên đời tức Tà Niệm không khởi lên, không xen vào thì trong thời gian đó KHÔNG PHÂN TÂM và được gọi là NHẤT TÂM. Trong thời gian 20 phút nhất tâm như vậy, do chỉ có một niệm duy nhất là nhớ đến chú tâm các cảm giác trên thân nên chú tâm các cảm giác trên thân sẽ tự động xẩy ra liên tiếp từ cảm giác này đến cảm giác khác từ cảm giác chân trái rồi chân phải chạm đất đến cảm giác chuyển động của vai phải vai trái, và các cảm giác khác trên toàn thân. Và nhờ sự chú tâm liên tục các cảm giác trên thân theo thứ tự đang sinh diệt của chúng như vậy mà tâm biết Thân thức sẽ GHI NHẬN các đối tượng đó một cách rõ ràng minh bạch và suy nghĩ ( ý thức ) không khởi lên. Tâm biết Thân thức GHI NHẬN thuần tuý đối tượng như vậy, không có Ý thức khởi lên, nên không có Bãn ngã xen vào thì đó gọi là TĨNH GIÁC. Giả sử đến phút thứ 21 một Tà Niêm khởi lên, nhớ đến chiều nay sẽ đi cửa hàng để mua một cái xe mới. Do Nhớ đến như vậy mà sẽ Nghĩ đến ( tư duy ) và do Nghĩ đến như vậy mà sẽ phát sinh tư tưởng và bị cuốn trôi vào các tư tưởng đó. Do Tà Niệm khởi lên như vậy mà Chánh Niệm nhớ đến chú tâm các cảm giác trên thân diệt và do Chánh Niệm diệt mà sự Chú tâm diệt và do Chú tâm diệt mà tâm biết Tĩnh giác diệt và lúc đó không còn tâm biết Tĩnh giác, không còn biết cảm giác chạm đất của chân trái, chân phải nữa mà hoàn toàn “quyên mình theo vật”. Từ phút 21 đã bị PHÂN TÂM không còn NHẤT TÂM nữa. Trong khoảng thời gian 20 phút KHÔNG PHÂN TÂM hay NHẤT TÂM như vậy sẽ phát sinh trạng thái CHÁNH ĐỊNH, vì vậy nên nói Nhất Tâm Là Định. Và điều này cũng thuyết minh rõ ràng CHÁNH NIỆM LÀ NHÂN CHO CHÁNH ĐỊNH, là điều kiện tiên quyết cho Chánh Định sinh khởi trong lộ trình NIỆM – ĐỊNH – TUỆ. a – Định Sơ thiền : Được Đức Phật mô tả là : ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với chú tâm có tầm có tứ. Nếu một người thực hành mà trạng thái tâm có những đặc tính nêu trên thì đó là trạng thái Định Sơ Thiền. Nếu thực hành thiền đi thì cứ bước đi một cách tự nhiên như nhiên nhưng theo nhịp bước niệm thầm theo dõi, theo dõi ….. Hành vi niệm thầm theo dõi, theo dõi … không phải là Chánh Niệm mà nó nhắc nhở làm cho Chánh Niệm nhớ đến chú tâm theo dõi các cảm giác trên thân sinh khởi liên tục không gián đoạn. Nếu trong 20 phút nhờ niệm thầm theo dõi, theo dõi mà Chánh Niệm liên tục khởi lên, không có Tà Niệm, không có nhớ đến bất kỳ một thứ gì trên đời khởi lên xen vào thì 20 phút đó là Nhất tâm và trạng thái Định sẽ phát sinh. Do trong 20 phút có Chánh Niệm nhất tâm nên không khởi lên, không hướng đến, không suy nghĩ tới bất kỳ một niềm vui, hạnh phúc, lạc thú, một Dục lạc nào, tâm cũng vắng lặng, không có bất kỳ một tư tưởng ác, bất thiện pháp nào. Đó gọi là ly dục, ly bất thiện pháp. Do có sự chú tâm liên tục từ cảm giác này sang cảm giác khác nên chỉ có tâm biết Tĩnh giác ghi nhận các đối tượng mà tâm biết ý thức không khởi lên nên tâm vắng lặng mọi tư tưởng, rỗng không, ly dục, ly bất thiện pháp, vì vậy phát sinh một trạng thái vui nhè nhẹ gọi là hỷ và trên thân cảm nhận cảm giác thoải mái dễ chịu gọi là lạc. Sự chú tâm liên tục xẩy ra từ cảm giác này sang cảm giác khác trên thân tự động xẩy ra, không hướng đến, không giữ lại sự chú tâm trên đối tượng nào thì đó là chú tâm không tầm không tứ nhưng hành giả vẫn phải chú tâm vào cảm giác hình ảnh đường đi. Sự chú tâm vào đối tượng cảm giác hình ảnh đường đi phải hướng đến và phải duy trì sự chú tâm trên đối tượng đó thì đó là chú tâm có tầm có tứ. Như vậy, nếu một người thực hành thiền đi mà trong 20 phút nhất tâm như vậy thì sẽ tự thấy, tự biết, tự kinh nghiệm được là : có ly dục, ly bất thiện pháp, có hỷ, có lạc, có tầm có tứ thì đó là trạng thái Định Sơ thiền. Và nếu phút 21 Tà Niệm nhớ đến chiều nay đi mua xe thì bị phân tâm, Chánh Niệm diệt, không còn nhất tâm nữa và Sơ Thiền diệt. Sơ thiền cũng sinh diệt theo sự sinh diệt của Chánh Niệm, không phải là chứng Sơ thiền là tâm mãi mãi ở Sơ thiền, mãi mãi ly dục, ly bất thiện pháp mà khi Tà Niệm khởi lên Sơ thiền diệt thì Bát Tà Đạo lại khởi lên, tham sân si lại khởi lên. b – Định Nhị Thiền : Sơ thiền có thể đạt được trong mọi tư thế, đi đứng nằm ngồi nhưng Nhị thiền chỉ đạt được khi ngồi hoặc nằm. Trạng thái Định Nhị thiền được mô tả : Diệt tầm diệt tứ chứng và trú Nhị thiền một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Từ trạng thái Định Sơ thiền thì khi chú tâm tự động xẩy ra mà không hề hướng đến, không hề giữ sự chú tâm trên một đối tượng nào cả thì lúc đó chỉ có chú tâm Không Tầm Không Tứ không còn loại chú tâm Có Tầm Có Tứ nữa thì thời điểm đó gọi là diệt tầm diệt tứ và Sơ thiền sẽ chuyển thành Nhị thiền có hỷ, có lạc, có chú tâm Không Tầm Không Tứ và rất vững chắc như bánh xe lửa bám chặt đường ray, không có phóng tâm ra ngoài ( nội tĩnh nhất tâm ). Để toạ thiền chứng và trú Nhị thiền thì hành giả ngồi kết già ( hay bán già ) lưng thẳng an trú Chánh Niệm trước mặt. Chánh Niệm ở đây là Niệm Thân, tức Nhớ Đến chú tâm các cảm giác trên thân theo thứ tự xẩy ra như sau. Khởi đầu là chú tâm Có Tầm Có Tứ, là chú tâm có hướng đến và duy trì đối với cảm giác đầu lưỡi chạm vào hàm răng trên hoặc nưới hàm răng trên khi hai hàm răng xiết nhẹ vào nhau và đó là một cảm giác vi tế nhưng rất nỗi trội, tiếp đến cảm giác thở vô khởi lên thì sự chú tâm sẽ tự động xẩy ra với cảm giác thở vô, tiếp đến chú tâm sẽ tự động xẩy ra với cảm giác ngưng thở khi kết thúc hơi thở vô, tiếp đến chú tâm sẽ tự động xẩy ra khi cảm giác thở ra xuất hiện và khi hết cảm giác thở ra thì chú tâm lại hướng đến cảm giác nơi lưỡi và chu kỳ tiếp lại diễn ra tương tự như vậy. Hành giả chỉ cần xiết nhẹ hai hàm răng và chạm đầu lưỡi vào hàm răng để tạo một cảm giác rồi duy trì sự chú tâm vào cảm giác đó và để tự nhiên như nhiên thì sự chú tâm sẽ tự động xẩy ra theo lộ trình trên. Lúc đầu còn có chú tâm Có Tầm Có Tứ với cảm giác nơi lưỡi nhưng một lúc sau nó tự nhiên dần và đến lúc sự chú tâm tự động xẩy ra theo lộ trình trên mà không còn phải hướng đến cảm giác nơi lưỡi thì lúc đó hành giả sẽ kinh nghiệm được trạng thái Nhị thiền với các đặc tính đã nêu trên. Chú tâm Không Tầm Không Tứ xẩy ra theo một vòng tròn như vậy, được lặp đi lặp lại với BA CẢM GIÁC NỔI TRỘI làm thành BA ĐIỂM CHÍNH cố định của vòng tròn là CẢM GIÁC THỞ VÔ, CẢM GIÁC THỞ RA và CẢM GIÁC NƠI LƯỠI. Lúc này các cảm giác khác trên thân như đau, ngứa hay các chuyển động vi tế của thân … đều được chú tâm và nó ĐAN XEN vào khoảng giữa ba cảm giác nổi trội cố định. Tuy sự chú tâm chỉ xẩy ra với các cảm giác trên thân do Niệm Thân nhưng các đối tượng khác như cảm giác âm thanh hay cảm giác pháp trần ( những hình ảnh xuất hiện trước mặt khi mắt nhắm ) đều được Ghi nhận với tâm biết Tĩnh giác. Ba cảm giác nỗi trội làm thành ba điểm chính cố định của vòng tròn mà sự chú tâm sẽ vận hành theo, trong đó có cảm giác nơi đầu lưỡi rất quan trọng nên trong kinh có đề cập đến là lưỡi uống cong đè nên nóc họng để tạo nên cảm giác nơi đầu lưỡi. Để tăng cường cảm giác phát sinh nơi đầu lưỡi quý vị có thể dùng một nút áo nhỏ đặt lên trên gần đầu lưỡi và ngậm răng lại thì sẽ phát sinh một cảm giác rất nỗi trội và quý vị chỉ cần duy trì sự chú tâm vào cảm giác nơi lưỡi và để tự nhiên như nhiên thì quý vị sẽ kinh nghiệm được chú tâm tự động xẩy ra và vào Định Sơ thiền rồi Nhị thiền rất dễ dàng. c – Định Tam thiền : Từ Định Nhị thiền tinh tấn tiếp tục thì mức độ chú tâm Không Tầm Không Tứ được tăng cường và do vậy mà cảm giác thở vô, cảm giác thở ra và các cảm giác khác trên thân nhẹ đi, vi tế dần và xuất hiện đan xen thêm nhiều cảm giác pháp trần trước mặt và trạng thái hỷ biến mất chỉ còn cảm giác thoải mái, lạc thọ trên thân. Đấy là Định Nhị thiền đã chuyển thành Tam thiền. Đức Phật mô tả trạng thái Định Tam thiền là : Ly hỷ trú xả ( tâm không còn vui mà bình thản, không vui không buồn ) thân cảm lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú chứng và trú Tam thiền. d – Định Tứ thiền : Từ Định Tam thiền tinh tấn tiếp tục thì sẽ xẩy ra trạng thái các cảm giác trên thân nó nhẹ, vi tế đến nỗi mà cảm giác hơi thở vô, cảm giác hơi thở ra cũng không còn cảm nhận được nữa và chỉ còn cảm giác rất vi tế nơi đầu lưỡi đan xen với các cảm giác pháp trần là những màn mỏng manh vi tế trước mặt. Nhiều người cảm nhận ” mất thân” dưới chỉ còn cảm nhận từ lưỡi trở lên ( vì còn cảm nhận cảm giác nơi lưỡi ). Đó là Định Tứ thiền được Đức Phật mô tả : Xả lạc xả khổ ( không còn cảm giác lạc thọ, khổ thọ nơi thân ) diệt trừ hỷ ưu đã cảm thọ trước đây ( tâm vắng lặng không có vui buồn ) chứng và trú Tứ thiền, tâm được thanh tịnh nhờ xả. 3 – Chánh Niệm và Chánh Định là nhân cho Tĩnh Giác và Chánh Kiến : a – Chánh Niệm và Chánh Định làm nhân cho Tĩnh Giác : Khi thực hành Niệm Thân thì sự chú tâm xẩy ra liên tục từ đối tượng này đến đối tượng khác theo thứ tự sinh diệt của chúng làm phát sinh trạng thái Chánh Định và làm cho lộ trình tâm DỪNG LẠI ( CHỈ ) tâm biết trực tiếp giác quan, GHI NHẬN đối tượng mà tâm biết Ý thức không khởi lên, không có Bản ngã xen vào ( không có Ta thấy, Ta nghe… ) cho nên Thấy chỉ là thấy, Nghe chỉ là nghe, Cảm nhận chỉ là cảm nhận không thêm bớt. Đó chính là Tâm biết Tĩnh Giác vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt ( không khái niệm, ngôn từ, phân biệt ). An trú tâm biết Tĩnh Giác thì sẽ không có tham sân si, phiền não, đó chính là an trú Tâm Giải Thoát. b – Chánh Niệm và Chánh Định là nhân cho Chánh Tri Kiến : Khi thực hành Niệm Thọ, Niệm Tâm và Niệm Pháp thì sự chú tâm liên tục từ đối tượng này đến đối tượng khác theo thứ tự sinh diệt của chúng làm phát sinh trạng thái Chánh Định và rồi Chánh Tư Duy khởi lên. Chánh Tư Duy sẽ phân tích, đối chiếu, so sánh thông tin đối tượng được Tĩnh Giác ghi nhận với thông tin do Chánh Niệm tìm kiếm kích hoạt, làm phát sinh Ý thức Chánh Tri Kiến ( QUÁN ). Ý thức Chánh Tri Kiến sẽ BIẾT ĐÚNG SỰ THẬT đối tượng đó là Cảm Thọ ( Cảm Giác ) do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh, nó vô thường, vô chủ ( vô ngã ), có vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly. Ý thức Chánh Tri Kiến này là Trí Tuệ giác ngộ Tứ Thánh Đế và an trú Ý thức Chánh Tri Kiến này là an trú Tuệ Giải Thoát. Từ khi bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật tôi đã rất mê mẩn thiền định, tôi đã học thuộc lòng ngay lập tức mô tả các trạng thái định Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Tôi đã đọc kỹ rất nhiều lần cuốn Thanh Tịnh Đạo nhất là phần Định, tôi đã đọc tác phẩm của rất nhiều thiền sư đương thời nổi tiếng để nghiên cứu học hỏi về tu tập thiền định nhưng suốt 16 năm trời tuy rất thích thú, nỗ lực thực hành nhưng gần như không có kết quả gì. Đôi khi cũng đạt được hỷ lạc, rất sung sướng nhưng là tình cờ không lặp lại được. Sự chú tâm vào một đối tượng, buộc tâm vào một đối tượng mà tôi đã học kỹ và thực hành đúng theo chỉ dẫn không làm xẩy ra trong tôi các trạng thái Sơ thiền, Nhị thiền… mà tôi đã ghi nhớ. Tôi không thể thoát khỏi hôn trầm, phóng tâm thậm chí khi ngồi tôi không dám nhắm mắt vì nó dẫn dắt tôi đi từ suy nghĩ chuyện này đến chuyện khác. Khi tôi từ bỏ không đặt tâm nơi điểm xúc chạm giữa hơi thở và môi trên mà chú tâm vào cảm giác hơi thở thì có thoải mái, tiến bộ hơn chút ít. Tôi cũng đã tham khảo rất nhiều trường phái khác nhau và một vị thầy Mật tông có hướng dẫn chỉ chú tâm vào hơi thở 75% còn lại để tự do nhưng tôi vẫn không đạt được Định. Duy chỉ có thiền đi, tôi không buộc tâm vào giở bước đạp mà chú tâm vào cảm giác bước chân, cảm giác chạm đất tuần tự nên có thành công hơn và vì vậy tôi thường xuyên tu tập thiền hành nhiều hơn thiền toạ. Nhưng những năm đó, tôi miệt mài nghiên cứu các bộ kinh Nikaya nhất là Trung Bộ và Tương Ưng Bộ thường xuyên hàng ngày không gián đoạn. Hiểu biết về Pháp học của tôi có nhiều tiến bộ vượt bậc và nhất là nó khơi dậy cảm hứng tu tập trong tôi. Cái cốt lõi mà tôi biết được là sống trong thực tại này là sống với sáu loại Cảm thọ và chia ra theo tính chất là Lạc thọ, Khổ thọ và Bất khổ bất lạc thọ và muốn sống an ổn, sống với chấm dứt khổ thì phải thực hành để không có Tham với Lạc thọ, không có Sân với Khổ thọ, không có Si với Bất khổ bất lạc thọ. Tôi đã cố gắng thực hành chú tâm vào những Cảm thọ ( Cảm giác ) xẩy ra trong cuộc sống. Khi có một Cảm giác dễ chịu kéo dài hay một Cảm giác khó chịu kéo dài xẩy ra tôi cố gắng duy trì sự chú tâm liên tục trên các đối tượng đó và tôi kinh nghiệm được không có tham đối với Lạc thọ nên không bị nó cuốn hút, không có Sân với Khổ thọ nên không có khổ vì các Cảm thọ đó. Tôi tiến bộ rất nhiều và kinh nghiệm hết khổ khi chú tâm vào các Cảm thọ kéo dài riêng rẽ như vậy. Tôi biết đây là Quán Thọ nhưng tôi không tìm được cách làm sao thực hành cho được liên tục. Lúc đó vào năm 2008, tôi nhận được thông tin khoá tu 10 ngày Quán Thọ của Thiền Sư Gôenka và tôi đã tham gia khoá thiền. Nhưng đến ngày thứ 4 mới bắt đầu nghe giảng, hướng dẫn về Quán Thọ thì tôi thất vọng ngay vì phương pháp đó là nhắm mắt lại rồi di chuyển sự chú tâm đi tuần tự trên cơ thể giống như đi tìm kiếm cảm thọ, mà thực chất cũng là một loại Định Tưởng, không đúng như kinh nghiệm của tôi là chú tâm vào Cảm thọ đang xẩy ra để tham sân si không khởi lên. Sau khi nghe giảng, trong lúc nghỉ giải lao tôi đi vào nhà vệ sinh thì một luồng khí nóng mạnh lao thẳng vào tôi làm phát sinh một Cảm giác rất nổi trội. Lập tức đầu óc tôi loé lên tư tưởng : Cảm giác nổi trội, thời điểm nào cũng có cảm giác nổi trội và chỉ cần chú tâm từ cảm giác nổi trội này sang cảm giác nổi trội khác là tham sân si sẽ không khởi lên và sẽ sống yên ổn. Khi vào lại thiền đường, tôi thực hành ngay theo phát hiện đó. Thiền đường đó thỉnh thoảng có tiếng động máy cưa, xe tải cả tiếng máy bay hạ cánh, thỉnh thoảng có vài con ruồi, con kiến bò lên … và vì vậy tôi nhanh chóng thực hành được sự chú tâm liên tục từ cảm giác nổi trội này sang cảm giác nổi trội khác kể cả các cảm giác trên thân. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự thoải mái, cái vui nhẹ của Định Sơ thiền và những thời toạ thiền sau, tôi lặp lại được cách thức và trạng thái đó rất dễ dàng. Chính cách thiền định đó đã giúp tôi quán sát được lộ trình tâm Bát Tà Đạo và Bát Chánh Đạo, làm thay đổi tận gốc rễ mọi hiểu biết của tôi, thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Vì thế, tôi không còn có thể tiếp tục sống trong cuộc đời thế tục này được nữa và tôi đã xuất gia trong truyền thống Phật Giáo Therevada.

Đại đức Nguyên Tuệ

Hiểu Về Chữ Pháp Trong Đạo Phật

“Ai thấy pháp, người đó thấy Như Lai/ Phật”. Vậy Pháp đó là gì?

Chữ Pháp là dịch âm từ tiếng Phạn Dharma (Sanskrit) hay Dhamma trong Nam Phạn (Pali). Khi nó được sử dụng như một danh từ số ít, Pháp là một trong ba ngôi báu (Tam Bảo = Phật + Pháp + Tăng). Pháp này là tập hợp những lời dạy của Đức Phật về đời sống đạo đức ( sīla), thiền định ( samādhi), trí tuệ ( paññā) giác ngộ ( bodhi) và giải thoát ( vimutti).

Dhamma trong tiếng Pāli and Dharma trong tiếng Sanscrit là một từ có nhiều nghĩa. Trong truyền thống triết học của Ấn độ, chữ Dharma có it nhất là 12 nghĩa như sau:

Đức hạnh và những nguyên tắc sống tốt và vô hại (dhamma-vinaya)

Pháp Bảo, ngôi báu thứ hai trong Đạo Phật (svākhata-dhammo);

Giáo lý, lời dạy của Đức phật [desanā (instruction)];

Pháp trần, là đối tượng của ý căn, là các ý tưởng hình thành trong tâm thức (dhammāyatana);

Pháp tướng- là hiện tượng, những điều xẩy ra trong cuộc sống mà người có trí chiêm nghiệm được.

Pháp luân (dhammacakka) – bánh xe pháp, biểu tượng của đạo Phật, thường được hiểu là những năng lực thiện lành vận hành trong thế giới để thúc đẩy sự tiến bộ về vật chất và tiến hóa về mặt tâm linh.

Pháp (Dhamma) và phi pháp (adhamma) để nói đến chánh và tà (MN.

Tội (apatti) và các điều học (sikkhā) được chế định trong tạng Luật.

Theo nghĩa thứ nhất, pháp là những đặc tính làm nên một hiện hữu nào đó mà không cần sự can thiệp của một chúng sinh/thượng đế nào. Đức Phật là người thấy ra, hay giác ngộ về bản thể tự nhiên của các pháp, không phải là người tạo ra. Khi người đi tìm chân lý Upatissa – sau này thường được gọi là trưởng lão Sariputta (Xá Lợi Phất) – hỏi tôn giả Assaji (Mã Minh) tu theo pháp nào mà có được dung nhan thù thắng, bước đi ung dung và phong cách tự tại như vậy, ngài Assaji nói tóm tắt về pháp mà ngài đã được học và thấy ra để tu tập theo. Và đây là câu trả lời của tôn giả Mã Minh “ye dhammā hetuppabhavā tesam hetum Tathāgato āha tesañ ca yo nirodho, evamvādī Mahāsamano.” “Các pháp nào có nhân duyên tồn tại – chúng đã được Như Lai nói rằng cái đó cũng hoại diệt, như vậy là lời dạy của vị đại Sa môn.” (Vin. i, 39 f; DA i. 75 f).

Khi nói thấy Pháp là thấy Như lai, pháp này chính là đặc tính duyên hợp của mọi hiện hữu.

Sau khi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế Tôn đã quán chiếu về sự hình thành của bản ngã và kiếp nhân sinh theo chiều thuận “vô minh duyên hành, hành duyên thức, vv và theo chiều nghịch – “do sự diệt tận của vô minh, hành diệt, do hành diệt (nên) thức diệt ,vv.” Và Pháp này chính là nguyên nhân ( hetu) làm phát sinh các hiện tượng: “Quả vậy, khi các pháp hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần tham thiền thì tất cả điều nghi hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó nhận biết rằng (mọi) việc là có nguyên nhân.” (Vin. iii. Đại phẩm, ch. I).

Trong bài pháp được xem là thứ nhất ( Dhammacakkappavattana Sutta) của Đức Phật thuyết giảng cho năm vị tu khổ hạnh dẫn đầu là Kiều Trần Như ( Kondañña), đề cập đến những giáo lý căn bản & quan trọng nhất của Phật giáo như con đường Trung Đạo ( majjhimā patipadā), Tứ Diệu Đế ( ariya catu saccā), Bát Thánh Đạo ( ariyo atthangiko maggo) đã tóm lược khá đầy đủ những pháp mà Đức Phật đã giác ngộ và có thể chia sẻ được vào thời điểm đó. Khi hành giả đầu tiên là Kiều Trần Như hiểu rõ về pháp, sự kiện đó được miêu tả là con mắt pháp đã phát sinh nơi người đệ tử này. “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ niroddhadhammaṃ’ti” – “bất cứ cái gì có tính sinh khởi thì cái đó cũng (đi đến) hoại diệt”, nghĩa là cái gì có sinh thì cái đó cũng có diệt. Điều này được gọi là thấy ra tính vô thường trong vạn pháp (nghĩa thứ 8).

Khi tôn giả này đã hiểu đạo và có ý muốn được sống và thực hành theo đạo mà Phật đã giác ngộ & chỉ bày, Đức Phật lại nói: “Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành theo để chấm dứt mọi khổ đau.” Pháp trong ngữ cảnh này chính là Dhamma-Vinaya nghĩa là lý tưởng và phương cách để sống đúng với lý tưởng đó (nghĩa thứ 3 & 4).

Trong bài kinh thứ hai, Kinh Vô ngã Tướng (Anattalakkhana sutta) , Pháp được định nghĩa là các hiện tượng vô ngã ( anatta), chịu sự chi phối của qui luật vô thường ( anicca) và nếu chấp thủ vào thì kinh nghiệm khổ đau (dukkha) là điều không tránh khỏi. Tất cả chư pháp đều vô ngã (sabbe dhammā anatta), nhưng chỉ có các pháp hữu vi (saṅkhārā dhammā) mới chịu sự chi phối của vô thường và khổ. Pháp vô vi (asaṅkhārā dhammā), không do tạo tác mà thành, thì vô ngã nhưng không nhất thiết là vô thường và khổ.

Pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng (desanā – 6) có hai nghĩa: pháp học và pháp hành.

Pháp học (pariyatti) cũng được gọi là các pháp uẩn (dhamma-khandha), là những lời dạy của đức Phật trong những ngữ cảnh khác nhau được tập hợp lại theo chín thể loại: 1. Pháp thoại; 2. Tường thuật bằng văn và thơ; 3. Giảng giải; 4. Kệ ngôn; 5. Như thật thuyết; 6. Trích giảng; 7. Chuyện Tiền Thân; 8. Lời thốt ra trước những sự kiện hy hữu; 9. Hỏi và Đáp. (AN. V. 73 – suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthaṃ, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhutadhammaṃ, vedallaṃ). Pháp học cũng thường được gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Ti-pitaka), bao gồm Tạng Luật 7 cuốn, Tạng Kinh 42 cuốn, Tạng luận 7 cuốn. Hay chia ra thành 5 bộ (Nikaya) là Trường Bộ kinh (Dīgha Nikaya) 2 cuốn, Trung bộ kinh (Majjhima N.) 3 cuốn, Tương ưng Bộ Kinh (Samyutta N) 5 cuốn, tăng Chi Bộ kinh (Anguttara N.) 7 cuốn, và Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikaya).

Pháp hành (paṭipadā) là những gì được đem ra áp dụng sau khi đã thuần thục, thấu hiểu về giáo lý. Nghĩa đen của nó là đi trên con đường đã vạch sẵn, đã có bản đồ lộ trình, những điểm cần phải đi qua, những nơi cần phải đến, những trạng thái cần được kinh nghiệm và thấu suốt. Pháp hành này nói tóm lược thì là ba thứ: Giới (sīla), Định (samādhi), và Tuệ (paññā); nói rộng hơn nữa là con đường Tám Chánh (thấy đúng, tư duy tốt, nói chuẩn, làm nghiêm túc, sống chân chánh, biết nỗ lực, nhớ điều cần nhớ, khéo tập trung tâm ý). Phân tích rộng hơn nữa, pháp hành được ghép thành các nhóm tạo ra 37 phẩm trợ đạo.

4 Niệm xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp)

5 căn (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)

5 lực (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)

7 giác chi (Niệm, trạch pháp, tinh tấn, Hỷ, Khinh an, định, Xả)

Pháp hành đôi khi cũng được đặc biệt để chỉ về các Ba-la-mật (Parami) – những hạnh tu trong Đạo Phật.

Pháp thường được định nghĩa là: Pháp là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có trí tự mình giác hiểu (sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī”ti). Đây là pháp trong ba ngôi báu mà cả chư thiên và nhân loại cung kính, tôn trọng và thực hành theo để đi ra khỏi sinh tử luân hồi.

“Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ; đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng; đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn; đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né; đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt; đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập.” ( A.vi, 58; M.i, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc )

(1) Lợi dưỡng, không lợi dưỡng (2)

(3) Danh vọng, không danh vọng (4)

Những pháp này vô thường

Không thường hằng biến diệt

Biết chúng giữ chánh niệm

Bậc trí quán biến diệt

Pháp khả ái, không động

Không khả ái, không sân

Các pháp thuận hay nghịch

Được tiêu tan không còn

Sau khi biết con đường

Không trần cấu, không sầu

Chơn chánh biết sanh hữu

Đi đến bờ bên kia. (AN viii)

-Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười?

Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp” (mất hết giai cấp). Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Đời sống của ta tùy thuộc vào người khác.” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: “Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại”. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Vị xuất gia cần phải luôn quán sát: “Đêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?” (AN. 10, dasadhammasutta)

Thiện pháp (kusala dhammā) và bất thiện pháp (akusala dhammā) đôi khi cũng được nói đến như Thập thiện/ 10 thiện nghiệp bao gồm:

Phạm vào các điều trên thì được gọi là đã tạo ra bất thiện pháp/nghiệp/duyên.

Trong nhiều trường hợp, chữ pháp, chữ nghiệp và chữ duyên được sử dụng tương tự như nhau trong kinh điển nên mới có câu: “Tất cả đều là pháp. Pháp chia làm hai: chân đế và tục đế…”

Chân đế (paramattha sacca)

Tục đế (paññatti, nirutti)

Dhammasanghani định nghĩa về dhammā. Adhivacanapathā dhammā. Niruttiduka Niruttidhammā. Niruttipathā dhammā. Paññattiduka Paññatti

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Đúng Về Chữ, Từ Và Ngữ trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!