Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Quản Lý Học Tập Lms Và Vai Trò Của E được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) là ứng dụng được dùng để lưu trữ và quản trị nội dung bài học online. Chức năng nổi bật nhất của hệ thống này là theo dõi và báo cáo tự động các hoạt động hàng ngày của học viên. Nó phục vụ nhu cầu cần theo dõi và đánh giá tiến độ học của doanh nghiệp mà không cần theo sát nhân viên hàng ngày.
Hệ thống quản lý học tập LMS
Doanh nghiệp có thể linh động tổ chức khóa học dựa trên hệ thống quản lý học tập LMS. Hiện nay, LMS cũng tập trung đi sâu vào giải quyết các vấn đề trong chương trình đào tạo trực tuyến, dành cho doanh nghiệp nhiều chi nhánh.
Vai trò của E-learning trong giáo dục tại doanh nghiệp theo hệ thống quản lý học tập LMS
Theo dõi, quản lý mọi hoạt động của nhân viên
Hệ thống quản lý học tập LMS sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một bảng báo cáo, theo dõi chi tiết về tình hình học tập của nhân viên. Nó ghi nhận hoạt động của người dùng, thống kê và xuất báo cáo tự động cho nhà quản lý.
Do đó, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi được tiến độ cải thiện kỹ năng cũng như quá trình học tập của nhân viên dù không trực tiếp giám sát.
E-learing trong giáo dục kết hợp với hệ thống quản lý học tập LMS dành riêng cho doanh nghiệp
Linh hoạt về thời gian, địa điểm học tập
Toàn bộ giáo trình và nội dung đào tạo nhân sự đều được lưu trữ trực tuyến, trên hệ thống online. Nhân viên có thêm tham gia học bất kỳ lúc nào và ở đâu, mang lại tâm trạng thoải mái khi tiếp thu việc học. Chỉ cần có Internet, wifi thì dù bạn có đang đi công tác, ở nhà thì vẫn có thể đảm bảo học đúng tiến độ. Bạn còn có thể tải mọi tài liệu tự học và kết nối thông qua hệ thống quản lý học tập LMS, nói chuyện với chuyên gia.
Tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo
Doanh nghiệp sẽ không phải tốn quá nhiều tiền trong việc tổ chức cơ sở hạ tầng, chi phí và thời gian. Tất cả sẽ được tiết kiệm tối đa trong khi hiệu quả nhân sự tham gia có thể đạt hiệu quả gấp 2, 3 lần.
Tăng tương tác giữa học viên
Đào tạo nhân sự trực tuyến theo hệ thống LMS giúp tạo ra một cộng đồng trao đổi trực tuyến, với giảng viên và các học viên khác. Nó xóa nhòa đi khoảng cách giữa học trực tuyến và cách học tập trung theo phương pháp truyền thống.
E-learning là phương pháp đào tạo nhân sự tiết kiệm cho doanh nghiệp
Nhân viên có thể tham gia các khóa học tương tác cao như ngoài đời thật với các tư liệu hỗ trợ như video, hình ảnh trực quan, file âm thanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tổ chức các buổi đào tạo webina, trực tuyến tại chỗ và tại thời điểm đó. Nó sẽ giúp nhân viên và giảng viên được kết nối, hỏi và đáp nhiều hơn.
Vai Trò Của Ban Iso Trong Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
Bất cứ khi xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng nào (ISO 9001, ISO 14000, ISO 21000,…) việc đầu tiên cần làm là xây dựng ban ISO. Bởi để có thể triển khai được hệ thống trong toàn bộ tổ chức cần phải có một bộ phận lãnh đạo và triển khai sau đó duy trì hiệu lực liên tục trong tổ chức, đồng thời triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Thành lập và thành phần ban ISO
Thành phần của Ban ISO thường là: Lãnh đạo, Các trưởng phòng/ Bộ phận trong Ban, các cán bộ nghiệp vụ đảm trách những hoạt động chính trong Ban.Bởi vì những vị trí này có tiếng nói trong tổ chức nên giúp cho việc triển khai dễ dàng hơn.
Ban ISO và Đảm bảo chất lượng là đơn vị chuyên trách, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, đồng thời triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng, góp phần vào việc hoàn thành sứ mệnh và các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển tổ chức
Trưởng Ban (Thường là Giám đốc)
Tiếp nhận các báo cáo của Đại diện lãnh đạo, đưa ra các quyết định đường lối, quyết sách của công ty.
Trưởng ban ISO có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các cán bộ trong Ban chỉ đạo chất lượng. Đảm bảo việc thực hiện thiết lập các chính sách, mục tiêu chất lượng tại các đơn vị.
Chỉ đạo việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của Ban và hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức các đợt họp định kỳ của Ban lãnh đạo để xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng.
Đại diện lãnh đạo (Thường là Phó giám đốc)
Đại diện lãnh đạo thay mặt Ban lãnh đạo và Trưởng Ban chịu trách nhiệm tổ chức điều hành các thành viên khác thực hiện dự án theo các kế hoạch triển khai đã thống nhất với Tư vấn và Ban lãnh đạo. Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì;
Tổ chức việc kiểm tra áp dụng, theo dõi tình hình thực hiện cải tiến/ khắc phục tại các đơn vị.
Hàng tuần báo cáo lên Ban lãnh đạo những kết quả thực hiện ISO, những nhu cầu cải tiến để nhận những chỉ thị cần thiết.
Đảm bảo việc thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ban nhận thức được các yêu cầu của khách hàng và là đầu mối liên lạc giữa Ban lãnh đạo Ban với Tư vấn.
Thư ký ISO là đầu mối giao dịch giữa Ban và bên tư vấn thường bố trí sắp xếp các công việc được triển khai trong quá trình triển khai hệ thống như: thông báo lịch làm việc, khảo sát, đào tạo. Ngoài ra còn thu thập và phân phối các tài liệu trong quá trình soạn thảo, thực hiện các công việc được ĐDLĐCL uỷ quyền để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án
Các thành viên trong Ban (Thường là trưởng các phòng ban, bộ phận).
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo kế hoạch, sự phân công của Ban chỉ đạo chất lượng; Đảm bảo việc thực hiện soạn thảo đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu; Đảm bảo việc tổ chức áp dụng ISO ngay trong các đơn vị mình phụ trách đúng tiến độ, đúng chất lượng; Có quyền kiến nghị lên Đại diện lãnh đạo về các hoạt động cải tiến, thưởng phạt đối với các đơn vị thuộc phạm vi mình phụ trách; Đối với các thành viên là Trưởng phòng, Ban , ngoài các trách nhiệm trên, còn có nhiệm vụ tổ chức việc lập kế hoạch triển khai ISO tại đơn vị mình. Và định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện lên Ban chỉ đạo chất lượng.
Nhiệm vụ của ban ISO
Thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong toàn tổ chức.
Lập chương trình, triển khai đánh giá nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo. Chuẩn bị xếp lịch, hỗ trợ việc đánh giá chứng nhận và khắc phục các phát hiện của tổ chức chứng nhận NQA.
Điều tra hài lòng khách hàng (sinh viên, CBVC, doanh nghiệp) và phân tích dữ liệu để đề xuất giải pháp cải tiến QMS ISO 9001:2008.
Tư vấn và đào tạo IA, IC cho các đơn vị; đào tạo IB cho toàn tổ chức và đào tạo chứng chỉ ngắn hạn cho sinh viên và những người có nhu cầu về tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá. Thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của tổ chức.
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong việc cập nhật các thông tin, minh chứng của các đơn vị phục vụ cho việc kiểm định chất lượng.
Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng tự đánh giá. Giúp các ủy viên Hội đồng tự đánh giá thu thập thông tin và làm báo cáo.
Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện công tác tự đánh giá theo tiêu chí của tổ chức đề ra và triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các phòng ban
Phối hợp với đoàn đánh giá ngoài trong việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo của tổ chức trong năm 2015.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu về đảm bảo chất lượng của Tổ chức và liên kết hoạt động đào tạo.
Nên đọc
Khái Niệm, Vai Trò, Đặc Điểm Của Hệ Thống Erp Trong Quản Lý Dn
1. Vai trò của hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp
Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đa số các tập đoàn hàng đầu thế giới đều áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để quản lý hoạt động kinh doanh của mình và xem đây là yếu tố then chốt, chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng hệ thống ERP trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tài chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Phần mềm ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.
Với ERP, mọi hoạt động của một công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành công phần mềm ERP, chúng ta sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
2. Phân tích: hệ thống ERP là gì?
Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa của giải pháp quản trị doanh nghiệp mới này.
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có nghĩa là tài nguyên. Việc vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi chúng ta phải biến nguồn lực này thành tài nguyên. Cụ thể là chúng ta phải:
– Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty.
– Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho giữa các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
– Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
– Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của công ty.
– Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, chúng ta phải trải qua một thời kỳ “lột xác”, nghĩa là cần thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty.
P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách làm này cho phép công ty luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn.
Hệ thống giải pháp ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểu sai sót trong các xử lý nghiệp vụ. Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban – phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty phải tuân theo.
Triển khai ERP là quá trình tin học hóa toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các qui trình quản lý tiên tiến. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng,… Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
3. Đặc điểm nổi bật của hệ thống ERP
Đặc điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.
ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một doanh nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho… ERP sẽ thay thế chúng bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau và tạo nên một mối quan hệ thống nhất với nhau. Phần mềm ERP rất linh động trong việc cài đặt các phân hệ theo yêu cầu doanh nghiệp.
Các tính năng kỹ thuật quan trọng cần phải có của phần mềm ERP là: cho phép quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty, nhiều chi nhánh, có giao diện đa ngôn ngữ, cho phép copy vào/ra (import/export) ra/vào EXCEL, có khả năng phân tích dữ liệu Drill-Down…
Mua một giải pháp ERP, chúng ta nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: Một là “Ý tưởng quản trị”, hai là “Chương trình phần mềm” và ba là “Phương tiện kết nối” để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Đối Tượng Nghiên Cứu Và Vai Trò Của Lý Luận Về Nhà Nước Và Pháp Luật Trong Hệ Thống Khoa Học Pháp Lý
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội rất phức tạp và đa dạng được nhiều môn khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng. Lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện…
Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối với lý luận về nhà nước và pháp luật cũng vậy. Xem xét đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật là xác định phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu, là giải thích sự khác nhau giữa nó với các khoa học khác.
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội rất phức tạp và đa dạng được nhiều môn khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, Triết học nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với các hiện tượng xã hội khác để rút ra những quy luật vận động và phát triển chung của xã hội; Kinh tế chính trị học cũng nghiên cứu nhà nước và pháp luật, nhưng trong phạm vi các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức và quản lý nền kinh tế, trong sản xuất và phân phối …
Hệ thống khoa học pháp lý ngày càng phát triển bao gồm: các khoa học pháp lý – lý luận lịch sử (Lý luận vê nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị), các khoa học pháp lý chuyên ngành (Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự…) và các khoa học pháp lý ứng dụng (Tội phạm học, Thống kê tư pháp, pháp y …). Tất cả các môn khoa học pháp lý nói trên đều nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực của nhà nước và pháp luật, nhưng mỗi bộ môn khoa học đó lại có đối tượng riêng . Ví dụ: Lịch sử nhà nước và pháp luật nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của nhà nước theo quan điểm lịch sử, bám sát từng thời gian và sự kiện lịch sử để luận giải; khoa học luật hình sự nghiện cứu các vấn đề về tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện, hình thức và mức độ áp dụng hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội…
Khác với các môn khoa học pháp lý khác, lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện. Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề chung, cơ bản nhất như bản chất, chức năng xã hội, vai trò của nhà nước và pháp luật, hình thức nhà nước, hình thức pháp luật, bộ máy nhà nước, cơ chế điều chỉnh pháp luật, những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật. . .
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, lý luận về nhà nước và pháp luật còn có nhiệm vụ làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng chính trị – pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân, giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước và Pháp luật cao nhất, cuối cùng trong lịch sử, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước và pháp luật bóc lột, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội chủ nghĩa, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhân dân trong chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, một mặt lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện các kiểu nhà nước và pháp luật nói chung, mặt khác tập trung nghiên cứu kiểu nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, coi nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là trọng tâm nghiên cứu của mình.
Tóm lại, lý luận về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về thống quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau: Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ hình thành, phát triển và phát huy hiệu lực bằng con đường nhà nước và dựa vào sức mạnh của nhà nước. Mối liên hệ mật thiết có tính khách quan đó đòi hỏi một sự nghiên cứu và giải thích thống nhất các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Vì vậy, lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật một cách đồng thời, theo quan điểm chung thống nhất không tách rời nhau.
2. Lý luận về nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học xã hội và khoa học pháp lý
Lý luận về nhà nước và pháp luật là một bộ phận trong hệ thống các khoa học xã hội. Việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật không thể chỉ hạn chế trong lĩnh vực các khái niệm pháp lý thuần túy mà phải đặt trên cơ sờ của hệ thống các tri thức khoa học chung, phải dựa vào lý luận và phương pháp luận của nhiều bộ môn khoa học khác. Vì vậy, việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò và giải thích các mối liên hệ giữa lý luận về nhà nước và pháp luật với các môn khoa học xã hội và các môn khoa học pháp lý là vấn đề rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Lý luận về nhà nước và pháp luật có quan hệ với nhiều bộ môn khoa học, đặc biệt với Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thứ nhất, đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là môn khoa học về các quy luật phát triển chung của tự nhiên, xã hội và tư duy như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại , quy luật phủ định của phủ định; về những phạm trù cơ bản như vật chất, ý thức, thực tiễn, chân lý, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả …; về nhữngnguyên tắc nhận thức luận và tư duy khoa học … Đối với lý luận về nhà nước và pháp luật, các quy luật, phạm trù, nguyên tắc đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đối tượng của môn học.
Thứ hai, mối quan hệ với chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích các quy luật phát sinh, phát triển chung nhất của xã hội và các bộ phận của nó, trong đó có nhà nước và pháp luật. Lý luận về nhà nước và pháp luật là một bộ môn khoa học cụ thể hơn, đi sâu nghiên cứu những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật.
Những quy luật đó đều nằm trong các quy luật vận động và phát triển chung của xã hội. Vì vậy, để nhận thức được các quy luật riêng của nhà nước và pháp luật, phải vận dụng tri thức về các quy luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về quyền lực nhà nước, bản chất pháp luật phải dựa trên cơ sở những tri thức khoa học của chủ nghĩa duy vật 1 ịch sử như hình thái kinh tế – xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và tổ chức chính trị xã hội, cách mạng xã hội, tiến bộ xã hội …
Thứ ba, đối với kinh thế học
Kinh tế chính trị học nghiên cứu các quy luật phát triển của quan hệ sản xuất, nghĩa là các quy luật của hạ tầng cơ sở Để làm sáng tỏ bản chất của nhà nước và pháp luật, giải thích mối quan hệ có tính chất quyết định của quan hệ sản xuất đối với nhà nước và pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật phải vận dụng các khái niệm và quan điểm của kinh tế chính trị học . Tuy nhiên, cần nhận rõ rằng lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu các quy luật của nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng của thượng tầng kiến trúc, không nghiên cứu các quy luật của hạ tầng cơ sở. Lý luận về nhà nước và pháp luật cũng có mối quan hệ mật thiết với Chủ nghĩa xã hội khoa học, vì hai bộ môn khoa học cùng nghiên cứu sự phát triển của nhà nước và pháp luật trong từng thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu một cách đồng thời các quy luật chung của nhà nước và pháp luật với các quy luật khác thì lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách cụ thể hơn các quy luật đặc thù của nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, lý luận vê nhà nước và pháp luật vận dụng các quan điểm và kết luận của chủ nghĩa xã hội khoa học để giải thích các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình.
Như vậy, có thể nói lý luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học chính trị – pháp lý có quan hệ mật thiết với triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, lý luận nhà nước và pháp luật còn có mối quan hệ với các khoa học xã hội khác như sử học. xã hội học. Nó luôn dựa trên cơ sở của các môn khoa học nói trên và vận dụng các quan điểm của khoa học đó để giải thích các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các quy luật các vấn đề về nhà nước và pháp luật, chứng minh sự vận động và phát triển của chúng, lý luận về nhà nước và pháp luật góp phần làm sáng tỏ và bổ sung vào hệ thống tri thức khoa học xã hội nói chung, những vấn đề tất yếu của đời sống xã hội như: hệ thống chính trị, nhà nước, dân chủ, pháp luật, pháp chế…
Trong hệ thống các khoa học pháp lý, lý luận về nhà nước và pháp luật giữ vai trò là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật. Các môn khoa học pháp lý chuyên ngành khi nghiên cứu những vấn đề cụ thể của một ngành luật nhất định luôn dựa trên cơ sở các quan điểm chung đã được lý luận về nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận. Ví dụ: khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề về bản chất và nguyên nhân của tội phạm, mục đích của hình phạt… đều căn cứ vào quan điểm của lý luận về bản chất, chức năng và quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật. Trong khoa học luật dân sự, các quan điểm đó được vận dụng để nghiên cứu các vấn đề như nguyên tắc của luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự, trách nhiệm pháp lý dân sự Nhờ có lý luận về nhà nước và pháp luật mà tính thống nhất trong các quan điểm về các vấn đề chung cơ bản nhất của khoa học pháp lý trong tất cả các lĩnh vực được bảo đảm. Đồng thời, những quan điểm, kết luận của các môn khoa học pháp lý cụ thể có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của lý luận về nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, lý luận về nhà nước và pháp luật phải sử dụng tài liệu, dựa vào các quan điểm và kết luận cụ thể của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành để bổ sung và kiểm nghiệm lại những luận điểm, quan điểm và kết luận chung của lý luận.
Tổ bộ môn Luật Dân sự – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình
Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài 19006198.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Quản Lý Học Tập Lms Và Vai Trò Của E trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!