Xu Hướng 3/2023 # Hậu Quả Khôn Lường Của Sách Giả, Sách Lậu # Top 10 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hậu Quả Khôn Lường Của Sách Giả, Sách Lậu # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Hậu Quả Khôn Lường Của Sách Giả, Sách Lậu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tôi bỏ ra 3 ngày lang thang tại các khu vực vốn quen thuộc với người dân thủ đô về sách lậu. Tôi cất công phỏng vấn 116 người khi họ mua sách lậu, sách giả. Kết quả khảo sát thật bất ngờ: 98 người trong số đó (84,48%) muốn mua sách giá rẻ, sách có chiết khấu cao. 7 người tới những cửa hàng sách này do thói quen từ lâu nay. Số còn lại cho biết họ vào mua ở đây là do tiện đường đi.

Kết quả điều tra này cho thấy nhiều bạn đọc thích mua sách giá rẻ. Mà rẻ ở đây, theo lý giải của người mua sách là chiết khấu cao. Nhiều sách được chiết khấu 20-30%. Cao nhất có cuốn được chiết khấu đến 50%. Chiết khấu cao là yếu tố quyết định việc mua sách hay không của nhiều bạn đọc.

Là người chuyên giảng dạy về quản trị kinh doanh, tôi nhẩm tính ngay, nếu chiết khấu cao đến 50%, cộng với lãi của nhà sách khoảng 10%, như vậy người giao sách có chiết khấu lên đến 60%. Ngoài ra phải tính đến lãi của dân làm sách lậu nữa. Điều đó có nghĩa là giá gốc của cuốn sách rất thấp.

Tại sao lại có những cuốn sách rẻ, chiết khấu cao đến vậy?

Thứ nhất, kẻ làm sách lậu cứ việc scan và copy những cuốn sách thật, sách xịn ra bán. Người làm sách giả không hề trả tiền bản quyền cho tác giả. Nếu là sách mua bản quyền từ nước ngoài, các công ty sách phải trả thêm tiền dịch, tiền hiệu đính, mà nhiều khi những khoản tiền này không hề nhỏ. Kẻ làm sách giả, sách lậu không phải chi trả tiền cho dịch giả, người hiệu đính, biên tập viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa… Rất nhiều khoản chi phí họ không hề mất. Chỉ việc scan và in ra bán.

Thứ hai, chất lượng của sách lậu, sách giả kém. Họ thường chọn loại giấy xấu hơn, mỏng hơn, kém chất lượng hơn, khổ nhỏ hơn… Tất cả điều này làm giá thành cuốn sách thấp hơn.

Thứ ba, kẻ làm sách lậu thường chọn những xưởng in tư nhân nhỏ, manh mún, nằm ở vùng sâu vùng xa, với thiết bị máy móc lạc hậu, cũ nát, kém chất lượng. Trong trường hợp bị bắt, bị tịch thu tang vật, chi phí cũng không quá lớn. Những công ty in có uy tín, nằm trong thành phố, thường không dám in sách lậu. Vì khi in sách, bao giờ cũng phải trình giấy phép xuất bản. Tuy nhiên cũng không loại trừ có những xưởng in tham tiền hay không có việc làm liều nhận in sách lậu.

Ai mua sách lậu?

73/116 (62,93%) là học sinh, sinh viên và những người chưa có việc làm. Chỉ có 11 trong số 116 người được phỏng vấn có chức vụ từ cấp phó, trưởng phòng trở lên.

Như vậy ta thấy rõ, tiếp tay cho sách lậu, sách giả chủ yếu là sinh viên và những người có thu nhập thấp. Những người đã đi làm, có thu nhập cao thường tìm mua sách thật, sách xịn, sách có bản quyền. Những người mua sách lậu cho biết họ có nhu cầu đọc sách, thậm chí đam mê sách. Tuy nhiên, do số tiền có hạn nên họ luôn tìm những nguồn sách rẻ nhất, chiết khấu cao nhất để mua.

Cũng theo phỏng vấn của tôi, phần lớn người được hỏi (81/116) chưa phân biệt được sách dịch và sách biên soạn, sách bản quyền và sách không có bản quyền. Chỉ khi tôi lấy 2 cuốn sách cho họ xem – một cuốn là của tác giả nước ngoài do một công ty sách có uy tín mua bản quyền, có tên tác giả đàng hoàng, có tên dịch giả, tên người hiệu đính và một cuốn tương tự do một người mua được bản tiếng Anh, mang về tự dịch, tự thêm bớt một số đoạn và biến họ thành người biên soạn thì những người tiêu thụ sách lậu mới biết.

Cũng qua phỏng vấn, nhiều bạn đọc chưa hề phân biệt được các khái niệm nhà xuất bản, công ty sách, công ty phát hành sách và nhà sách.

Hậu quả ai chịu?

Với ba cuốn sách giả Sống Như Tiểu Cường, Nghe bố này, con gái! và Người Nam Châm, thì giá bìa của sách giả cao hơn hẳn sách thật. Giá sách giả cao hơn giá sách thật gần 1,5 lần: Sống Như Tiểu Cường giả giá 85.000đ trong khi sách thật là 69.000đ,Nghe bố này, con gái! giả giá 40.000đ trong khi sách thật giá có 31.000đ, Người Nam Châm giả giá 50.000đ còn sách thật giá 39.000đ. Biết tâm lý của người mua sách là ham của rẻ, thích chiết khấu cao, những kẻ làm sách lậu đã đẩy giá sách lên để đánh lừa bạn đọc. Tôi bỏ tiền ra mua cuốn Sống Như Tiểu Cườngtại đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội với giá 51.000đ (giảm giá 40%) trong khi tại Nhà sách Bản quyền của Thái Hà Books sách xịn giá 55.000đ (được giảm 20%). Tương tự như vậy với các cuốn sách khác. Như vậy bạn đọc đã bị móc túi một cách vô lý và trắng trợn.

Người mua sách giả bị thiệt hại vì chất lượng của giấy, của chữ, của nội dung. Do kẻ làm lậu scan và copy mà không hiểu biết nên nội dung sách bị sai nhiều, lỗi dày đặc. Có những lỗi rất vô lý như tên sách là Sống như Tiểu Cường nhưng chữ “như” trong sách thật được in nhỏ mà chúng không phát hiện ra. Thế là sách “dởm’ có tên mới Sống Tiểu Cường (mất chữ “Như”). Nếu vào trong sách thì sẽ thấy khủng khiếp. Nhiều khi mất trang, lắp nhầm tay sách. Đã là làm lậu, in trộm, chúng không thể làm đàng hoàng nên rất nhiều chỗ có cảnh râu ông nọ cắm cằm bà kia. Những cuốn sách lậu sẽ không thể tồn tại lâu theo thời gian, vì chất lượng của sách không đảm bảo.

Chúng ta cũng biết rõ những kẻ làm sách lậu là kẻ cắp. Chúng ăn cắp một loại tài sản cao quý và đáng trân trọng nhất – trí thức. Cá nhân tôi đã đi đến gần 40 quốc gia và sống ở nước ngoài hơn chục năm nhưng hầu như chưa thấy ở đâu có sách lậu. Có quần áo, giầy dép làm nhái nhưng chưa thấy ở đâu có sách lậu bày bán. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách tịch thu hàng lậu, hàng nhái và phạt cả những người dùng nó. Chúng ta cũng biết rất rõ, những bạn đọc mua sách lậu, sách giả tức là tiếp tay cho trộm cắp, là dùng hàng trộm cắp. Vô hình trung, các bạn sinh viên, những nhà trí thức biến mình thành người tiêu thụ hàng giả, làm mất đi nhân cách của chính mình.

Sách là loại hàng hóa đặc biệt. Nếu ai cũng lao vào kiếm tiền trên sách, làm bậy thì thử hỏi tương lai sẽ đi về đâu? Tôi không thể tưởng tượng ra một tương lai của đất nước khi sách trên thị trường toàn là sách kích dục, sex, ma quái rùng rợn, đâm chém… Người đọc sẽ ngấm dần những tư tưởng của những cuốn sách kém, thiếu tính giáo dục và sẽ không thể không ảnh hưởng đến đạo đức của xã hội. Nếu sách lậu, sách giả lan tràn, bạn đọc sẽ chỉ được đọc những cuốn sách đầy lỗi, sai đủ thứ gây phản cảm. Vậy tương lai của chúng ta sẽ đi về đâu.Thiệt hại về phía các công ty sách và các nhà xuất bản nơi “sản xuất” ra những cuốn sách thật thì đã rõ. Họ bị thiệt hại về kinh tế và uy tín. Họ bị coi thường. Họ bỏ tiền ra mua bản quyền, dịch, hiệu đính, biên tập, trình bày và cho ra đời những đứa con tâm huyết với bao công sức và trí tuệ. Và tự nhiên họ bị cướp trắng trợn, bị hớt tay trên. Hơn nữa họ rất bất bình khi một tác phẩm tuyệt diệu như vậy bị bóp méo, bị làm hạ giá trị nên rất đau xót.

Về phía tác giả, họ là những người chịu thiệt hại nặng nề. Chúng ta được biết các tác giả được hưởng tiền bản quyền từ số sách bán được. Nếu sách lậu lan tràn, công ty hay nhà xuất bản giữ bản quyền bán quyền cuốn sách không bán được sách và như vậy tiền bản quyền cho tác giả sẽ giảm đáng kể. Đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân làm cho các tác giả nản lòng. Nếu những tác giả có uy tín, tài năng, tâm huyết không viết sách nữa, chúng ta sẽ xuất bản những loại sách nào?

Có những tác giả cả chục năm trời mới viết được một cuốn sách. Như Napoleon Hill, tác giả của cuốn sách Think and grow rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu phải bỏ ra 25 năm nghiên cứu 500 tập đoàn kinh tế hàng đầu mới có thể cho ra đời một cuốn sách. Nhiều tác giả sống bằng tiền bản quyền, giàu lên bằng tiền bản quyền. Nếu sách lậu, sách giả cứ tràn lan, chắc tác giả chỉ có nước chết đói.

Các tác giả và các nhà xuất bản nước ngoài đang giữ bản quyền những cuốn sách có giá trị nếu biết tình hình sách lậu, sách giả tràn lan trên thị trường liệu họ có còn tiếp tục bán bản quyền cho Việt Nam nữa hay không? Và nếu họ không bán bản quyền cho chúng ta nữa, hậu quả sẽ là khôn lường đối với nền tri thức nước nhà.

Vô phương cứu chữa?  

Đã 6 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam tham gia công ước Berne, công ước bảo hộ quyền tác giả (Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004). Tuy nhiên việc thực thi công ước này đến nay vẫn còn quá nhiều bất cập gây bức xúc cho rất nhiều người.

Có nhiều biện pháp để chống lại nạn sách lậu sách giả, cần sự phối hợp của tất cả ban ngành.

Các cơ quan chức năng cần áp dụng điều khoản bổ sung là thu hồi tang vật. Nên truy tận gốc kẻ làm sách lậu. Nên bắt và tịch thu tang vật là những máy in. Nếu máy in bị tịch thu sẽ đủ sức răn đe, chứ hiện nay chúng ta mới chỉ tịch thu sách và phạt ít tiền, những kẻ hám lợi bất chấp việc phá hoại nền tri thức nước nhà vẫn cứ tiếp tục làm lậu làm giả sách.

Các cơ quan truyền thông, báo chí cần đăng tải nhiều hơn các bài viết về văn hóa đọc, về sách lậu, sách giả, về hậu quả của việc sử dụng sách giả. Như vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ý thức bạn đọc sẽ tốt hơn và nạn sách lậu sách giả sẽ giảm để đi đến triệt tiêu. Một thực tế là nếu ta so sánh 2 thành phố lớn là HN và TP HCM thì ở TP HCM hầu như không có các sạp sách vỉa hè, ít cửa hàng bán sách lậu, sách giả. Người dân nơi đây thường tìm đến các nhà sách đàng hoàng để mua sách.

Cũng cần phải đề nghị nhà nước thay đổi cách ứng xử với sách lậu. Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sách giả sách lậu vẫn mới chỉ dừng ở hình thức xử phạt hành chính. Tuy nhiên vì sách là tri thức và ảnh hưởng đến tinh thần và dân trí của một quốc gia nên chúng ta cần phải thay đổi để hành vi in và phát hành sách giả nằm trong bộ luật hình sự, có như vậy thì hình phạt mới đủ sức răn đe.

Cuối cùng, các công ty sách, các nhà xuất bản nghiêm túc cần ngồi lại với nhau và phối hợp ra quân chống sách giả sách lậu. Trong lúc đợi nhà nước và các cơ quan chức năng có những biện pháp quyết liệt hơn, chính các nhà xuất bản và các công ty sách cần bảo vệ mình. Bảo vệ mình tức bảo vệ các tác giả, các đối tác và bạn đọc.

Theo nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/hau-qua-khon-luong-cua-sach-gia-sach-lau-2165244.html

Nghiện Rượu: Khái Niệm, Nguyên Nhân Và Những Hậu Quả Khôn Lường

1. Khái niệm về nghiện rượu

Nghiện rượu đã được biết đến với nhiều thuật ngữ, bao gồm lạm dụng rượu và lệ thuộc rượu. Ngày nay, nó được gọi là rối loạn sử dụng rượu. Nó xảy ra khi bạn uống quá nhiều đến mức cuối cùng cơ thể bạn trở nên lạm dụng hoặc phụ thuộc rượu. Khi điều này xảy ra, rượu trở thành thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.

Những người bị rối loạn sử dụng rượu sẽ tiếp tục uống ngay cả khi việc uống rượu gây ra những hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn như mất việc làm hoặc phá hủy mối quan hệ với những người họ yêu thương. Thậm chí có thể biết mình mắc một số bệnh do uống rượu thường xuyên gây ra.

Họ có thể biết rằng việc sử dụng rượu bia ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ. Tuy nhiên, điều đó thường không đủ để khiến họ ngừng uống rượu. Một số người có thể uống rượu đến mức gây ra vấn đề, nhưng họ không phụ thuộc vào rượu. Điều này từng được gọi là lạm dụng rượu.

2. Nguyên nhân của tình trạng nghiện rượu

2.1. Cơ chế khoa học và nguyên nhân chủ quan

Tình trạng nghiện rượu có thể mất từ vài năm đến vài thập kỷ để phát triển. Đối với một số người đặc biệt dễ bị tổn thương, nó có thể xảy ra trong vòng vài tháng.

Theo thời gian, việc uống rượu thường xuyên có thể phá vỡ sự cân bằng của:

Axit gamma-aminobutyric (GABA) trong não

GABA kiểm soát sự bốc đồng và glutamate kích thích hệ thần kinh.

Mức Dopamine trong não tăng lên sau khi uống rượu. Mức dopamine có thể làm cho việc uống rượu trở nên hài lòng hơn. Trong thời gian dài hoặc trung hạn, uống quá nhiều có thể làm thay đổi đáng kể mức độ của các chất hóa học não này. Điều này khiến cơ thể thèm rượu để cảm thấy dễ chịu và tránh cảm giác tồi tệ khi uống rượu.

2.2. Những nguyên nhân xã hội, khách quan

Nguyên nhân xã hội, khách quan đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện rượu.

Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Sử dụng hơn 15 ly mỗi tuần nếu bạn là nam.

Hơn 12 ly mỗi tuần nếu bạn là nữ.

Uống hơn 5 ly mỗi ngày ít nhất một lần một tuần (uống quá chén).

Cha mẹ bị rối loạn sử dụng rượu, lệ thuộc rượu.

Một vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng hoặc tâm thần phân liệt.

Bạn cũng có thể có nhiều nguy cơ mắc chứng rối loạn sử dụng rượu hơn nếu bạn:

Là một thanh niên đang trải qua áp lực của bạn bè

Có lòng tự trọng thấp

Trải qua mức độ căng thẳng cao trong học tập, cuộc sống, công việc.

Sống trong một gia đình hoặc nền văn hóa nơi việc sử dụng rượu bia phổ biến và được chấp nhận.

Có người thân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.

Những hoàn cảnh thúc đẩy sử dụng rượu có thể dẫn đến nghiện rượu:

Thất nghiệp, không có việc làm hoặc bị đuổi việc.

Thi hỏng (tốt nghiệp, đại học).

Xa nhà, nhớ nhà.

Người thân mất.

Bạn bè rủ rê, dụ dỗ

Biết mình mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo nên buồn bã và tìm rượu giải sầu.

Thợ hồ, công nhân, nhân viên phục vụ,…

3. Những con số thống kê về tình trạng rối loạn sử dụng rượu trên thế giới

3.1. Những con số được thống kê hàng năm

Trên toàn thế giới, mỗi năm có 3 triệu ca tử vong do sử dụng rượu có hại, con số này chiếm 5,3% tổng số ca tử vong.

Việc sử dụng rượu có hại là nguyên nhân của hơn 200 tình trạng bệnh tật và thương tích.

Nhìn chung, 5,1% gánh nặng bệnh tật và thương tích trên toàn cầu là do rượu. Được tính theo số năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật (DALYs).

Uống rượu gây ra tử vong và tàn tật tương đối sớm trong cuộc đời. Ở nhóm tuổi 20 – 39, khoảng 13,5% tổng số ca tử vong là do rượu.

Có một mối quan hệ nhân quả giữa việc sử dụng rượu có hại với một loạt các rối loạn tâm thần và hành vi. Đi kèm với các tình trạng không lây nhiễm khác cũng như chấn thương.

Mối quan hệ nhân quả mới nhất đã được thiết lập giữa việc uống rượu có hại và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn như bệnh lao cũng như quá trình lây nhiễm HIV / AIDS.

Ngoài những hậu quả về sức khỏe, tác hại của việc sử dụng rượu bia còn mang lại những thiệt hại khác. Bao gồm thiệt hại về kinh tế và xã hội cho cá nhân và tập thể nói chung.

3.2. Tình hình sử dụng rượu nhiều ở Hoa Kỳ

Theo Điều tra Quốc gia về Sử dụng Ma túy và Sức khỏe (NSDUH) năm 2018. Kết quả là 86,3% người từ 18 tuổi trở lên báo cáo rằng họ đã uống rượu vào một thời điểm nào đó trong đời. 70,0 phần trăm báo cáo rằng họ đã uống trong năm qua. 55,3% báo cáo rằng họ đã uống trong tháng qua.

Tỷ lệ uống rượu quá mức và sử dụng rượu nặng: Năm 2018, 26,45 phần trăm người từ 18 tuổi trở lên uống quá chén trong tháng qua. 6,6 phần trăm báo cáo rằng họ đã sử dụng rượu nặng trong tháng qua.

3.3. Số liệu thống kê tại châu Á

Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu trong vòng 7 năm (2010 – 2017) đã tăng đến 34%. Đáng lo ngại hơn, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới. Với gần 90% kể từ năm 2010, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu thụ rượu tại Ấn Độ (37,2%).

Trong năm 2017, mỗi người Việt uống trung bình gần 9 lít đồ uống có cồn. Trong khi con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít và Nhật Bản là 7,9 lít. Con số ấy của nước ta là rất cao. Mức tiêu thụ này xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương. Và xếp thứ 10 châu Á, thứ 29 thế giới.

4. Những triệu chứng nghiện rượu

4.1. Những người bị rối loạn sử dụng rượu có thể thực hiện các hành vi sau:

Uống rượu bia một mình.

Uống nhiều hơn để cảm nhận tác dụng của rượu (có khả năng chịu đựng cao).

Trở nên bạo lực hoặc tức giận khi được hỏi về thói quen uống rượu của họ.

Không ăn hoặc ăn uống kém.

Bỏ bê vệ sinh cá nhân.

Mất việc làm hoặc bỏ học vì uống rượu.

Không thể kiểm soát lượng rượu uống mỗi lần.

Thường xuyên kiếm cớ để uống rượu bia.

Tiếp tục uống ngay cả khi các vấn đề pháp lý, xã hội hoặc kinh tế phát triển.

Từ bỏ các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc giải trí quan trọng vì sử dụng rượu.

4.2. Những người bị rối loạn sử dụng rượu cũng có thể gặp các triệu chứng thể chất sau:

Cảm giác rất thèm rượu, đôi khi thèm mãnh liệt.

Các triệu chứng cai nghiện khi không uống, bao gồm run, buồn nôn và nôn. Đôi khi bồn chồn, cáu kỉnh, mất ngủ, lo âu,…

Run (run không tự chủ) vào buổi sáng sau khi uống rượu.

Mất trí nhớ (ý thức mờ đi) sau một đêm uống rượu.

Bệnh tật, chẳng hạn như nhiễm toan ceton do rượu (bao gồm các triệu chứng kiểu mất nước) hoặc xơ gan.

5. Cách tự kiểm tra để biết bạn có lạm dụng rượu và nghiện rượu hay không

Đôi khi, thật khó để vạch ra ranh giới giữa việc sử dụng rượu an toàn và việc lạm dụng rượu. Các nhà Tâm thần học gợi ý rằng bạn có thể lạm dụng rượu nếu bạn trả lời “có” cho một số câu hỏi sau:

Uống nhiều hơn để cảm nhận tác dụng của rượu hay không?

Bạn có cảm thấy tội lỗi khi uống rượu?

Có trở nên cáu kỉnh hoặc bạo lực khi uống rượu không?

Có gặp vấn đề ở trường hoặc nơi làm việc vì uống rượu không?

Bạn có nghĩ sẽ tốt hơn nếu bạn cắt giảm lượng rượu của mình?

Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu đã được trình bày trong ICD-10 như sau:

Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu.

Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng về thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc giảm bớt.

Có những bằng chứng về sự dung nạp như tăng liều.

Dần dần xao nhãng những thú vui hoặc những thích thú trước đây.

Tiếp tục sử dụng mặc dù có những hậu quả tai hại.

Chỉ được chẩn đoán khi có từ 3 điểm trở lên, đã được trải nghiệm hay biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây.

7. Những hậu quả khôn lường của nghiện rượu

nghiện rượu có thể gây ra rất nhiều hậu quả không thể nào lường trước được. Những hậu quả ấy bao gồm:

7.1. Hậu quả về sức khỏe của người nghiện rượu

Giảm trí nhớ ngắn hạn.

Tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Có thể gây ra đột quỵ.

Bệnh tiểu đường.

Rối loạn cương dương.

Hội chứng rượu ở thai nhi: Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có người mẹ nghiện rượu.

Bệnh loãng xương.

Sa sút trí tuệ và suy nghĩ nhầm lẫn.

Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Chẳng hạn như: Ung thư miệng, thực quản, gan, ruột kết, trực tràng, vú, tuyến tiền liệt và hầu họng.

Tăng tần suất gặp tai nạn do lái xe khi uống say.

Bệnh tâm thần: Rối loạn khí sắc, lo âu, mất ngủ, trầm cảm,…

7.2. Hậu quả xã hội

Bạo lực gia đình. Người nghiện rượu rất dễ cáu gắt. Mỗi khi say thường có xu hướng đánh đập vợ con.

Thất nghiệp, bị đuổi việc hoặc bỏ bê việc học do lệ thuộc rượu

Tự tử: Tỷ lệ tự tử ở những người nghiện rượu hoặc uống rượu không thích hợp cao hơn những người không nghiện rượu.

Các vấn đề với luật pháp: Những người uống rượu có nguy cơ phải hầu tòa hoặc ngồi tù. Nguyên nhân do có thể phạm tội: Gây rối trật tự, cố ý gây thương tích, giết người, hiếp dâm,…

Việc điều trị rối loạn nghiện rượu không hề đơn giản. Đôi khi, người bệnh cần sự hỗ trợ kết hợp của bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý. Một số phương pháp điều trị cơ bản bao gồm:

Sự tự phấn đấu bỏ rượu của bản thân. Người bệnh sẽ giảm dần lượng rượu uống vào. Sau cùng là ngưng rượu hoàn toàn.

Gia đình, bạn bè, người thân động viên.

Sự tư vấn từ chuyên gia tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) thường được sử dụng.

Thuốc giảm cảm giác thèm rượu: Naltrexone.

Thuốc cai rượu: Disulfiram làm cho người bệnh xuất hiện những triệu chứng khó chịu khi uống say. Từ đó, người bệnh sẽ sợ và dần dần bỏ rượu.

Điều trị hỗ trợ: thuốc bổ gan, vitamin nhóm B, thuốc dưỡng não,…

Nói chung, tình hình nghiện rượu hiện nay rất phức tạp. Để đẩy lùi những tiêu cực do sử dụng rượu gây nên còn là một vấn đề nan giải. Biện pháp tốt nhất là mỗi người nên tự tìm hiểu và ý thức được những tác hại của lạm dụng rượu. Để từ đó, có thể tránh được những hậu quả khôn lường do uống rượu và lệ thuộc rượu gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Mua Sách Lậu Có Vi Phạm Pháp Luật?

Công nghệ phát triển, ngành sản xuất cũng phát triển, hoạt động ngày càng tinh vi, sản phẩm tạo ra có thể gây ra nhiều hậu quả, hệ lụy cho người tiêu dùng. Thị trường sách ngày nay cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự xuất bản tràn lan, người tiêu dùng không thể phân biệt nổi sách thật, sách lậu, giả. Người xuất bản, người bán đương nhiên biết rõ và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vậy còn người mua nếu mua sách lậu có vi phạm pháp luật hay không?

1. Sách lậu là sách như thế nào? Phân biệt sách thật và sách lậu

Hành vi buôn lậu sách là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới về sách đủ thể loại, xuất hiện hành vi trốn thuế và trốn tránh sự kiểm tra của hải quan. Trên thị trường chỉ có hai khái niệm: Hoặc là hàng thật hoặc là hàng giả. Sách lậu có thể quy vào mặt hàng giả bởi có thể được sản xuất không chính chủ. Sách lậu là sách in ấn và phát hành trái pháp luật, tức là không có văn bản hợp pháp chứng minh nguồn gốc tác phẩm và quyền sở hữu đối với tác phẩm trong phạm vi thị trường, không có giấy phép đăng ký xuất bản hợp pháp. Sách lậu rẻ nên có hình thức xấu hơn, giấy in và chất lượng in tệ hơn, đặc biệt là không có tem chống hàng giả, nó được xem như hàng giả. Sách thật là sách trái ngược với sách lậu, bao gồm các đặc điểm như sách thật có mua bản quyền, có xin giấy phép của Cục xuất bản và Nhà xuất bản, có tem chống hàng giả, được bày bán ở các nhà sách uy tín trên toàn quốc, được qua kiểm duyệt của Cục xuất bản về nội dung nên một số nội dung nhạy cảm sẽ được lược bỏ trước khi đến tay người tiêu dùng.

2. Mua sách lậu có vi phạm pháp luật? Mua sách lậu còn tùy vào trường hợp, thời điểm, ý chí và hành vi vi phạm mới có thể quy định việc mua sách lậu là có tội hay không.

Trường hợp mua để tiêu thụ:

Khách hàng là bên yếu thế trong quan hệ mua bán, vậy nên pháp luật mới quy định và ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng bởi họ chỉ biết được sản phẩm là gì, công dụng như thế nào. Nhiều người khi mua hàng họ sẽ không có nhiều thời gian để chú ý đến nhãn hiệu là thật hay giả, hoặc hỏi chủ cửa hàng nó xuất xứ từ đâu, có chất lượng hay không. Khác với thực phẩm, nước uống hay các vật phẩm tiêu dùng có ảnh hưởng tới sức khỏe, sách lậu là một mặt hàng khá phổ biến và dễ luồn lách, nó có thể rẻ hơn sách thật rất nhiều nên nhu cầu của khách hàng là chỉ đọc, theo đó họ không hoặc rất ít quan tâm nhiều đến lậu hay thật. Vì vậy, việc mua sách lậu để tiêu dùng, người mua không biết nên về cơ bản không vi phạm pháp luật.

Đối với cá nhân có thể lên đến 1.000.000.000 đồng, phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng tùy vào mức độ và hành vi vi phạm.

Ngoài ra cá nhân, pháp nhân còn có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung.

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người; i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; n) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, pháp luật căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quy định mức phạt dành cho tội mua sách lậu, cụ thể như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư bào chữa tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Thực Hiện Tốt Chính Sách Hậu Phương Quân Đội

Từ những đóng góp của quân và dân Thái Nguyên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, nhất là chính sách hậu phương quân đội trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị số 523 – CT/QUTW ngày 2-12-2011 của Quân ủy Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với Quân đội và hậu phương trong giai đoạn 2011-2015, Đảng ủy Quân sự tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết những tồn đọng và thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Trong đó tập trung giải quyết tốt các chính sách đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, chính sách đối với những quân nhân tham gia các cuộc kháng chiến, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng…

Có lẽ cho đến thời điểm Tết Nguyên đán Đinh Dậu này, điều mà những người làm công tác chính sách hậu phương quân đội tỉnh Thái Nguyên phấn khởi hơn cả đó là việc giải quyết chế độ, chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho gần 60 nghìn đối tượng với số tiền lên tới hơn 220 tỷ đồng. Trong đó đối tượng quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31-12-1960 trở về trước theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11-4-2002 của Thủ tướng Chính phủ là 8.915 đối tượng với số tiền tương ứng 20 tỷ đồng. Đối tượng được hưởng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ là 1.332 người với tổng số tiền đã thanh toán là trên 1,6 tỷ đồng. Số người được hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27-10-2008 của Thủ tướng Chính phủ là 23.214 người cùng với số tiền được chi trả lên đến trên 95 tỷ đồng. Số đối tượng được hưởng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ là 24.524 người bằng 101 tỷ đồng. Gần đây nhất là việc rà soát, hoàn tất các thủ tục hồ sơ cho hơn 10 nghìn đối tượng dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ; cho đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên đã chi trả được cho trên 2.000 đối tượng; số còn lại sẽ phấn đấu hoàn tất hồ sơ và giải quyết trong năm 2017. Điều đáng quan tâm ở đây là một số đối tượng chính sách ngoài được hỗ trợ một khoản tiền nhất định thì họ còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế; đây là chế độ, chính sách rất thiết thực đối với đời sống của họ.

Ngoài việc giải quyết tốt chế độ chính sách theo các quyết định của Chính phủ, từ năm 2003 đến nay, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành quy tập được 32 mộ liệt sĩ, tiếp nhận 23 hài cốt và cấp trích lục thông tin cho 587 trường hợp quân nhân hy sinh, mất tin, mất tích, đề nghị công nhận 4 liệt sĩ; cấp lại giấy chứng nhận bị thương cho gần 600 đối tượng theo thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; xây dựng 32 ngôi nhà tình nghĩa, 8 ngôi nhà đồng đội với tổng số tiền là gần 3 tỷ đồng; đăng ký quản lý gần 8.000 cán bộ quân đội nghỉ hưu; đưa đón trên 1.000 lượt cán bộ nghỉ hưu đi an, điều dưỡng ở các đoàn; quản lý và chi trả trợ cấp cho trên 100 đồng chí cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo, nhận phụng dưỡng đến cuối đời 1 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng….

Kể từ khi Chính phủ có những chế độ ưu đãi đối với người có công đến nay, trong số hơn 58 nghìn đối tượng chính sách của tỉnh thì có đến hàng nghìn người nhờ đó mà phát triển kinh tế, thoát nghèo; đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh dần được ổn định, thêm tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trong quá trình giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi người dân về chế độ, chính sách, phạm vi, đối tượng được hưởng để nhân dân nắm được. Việc kê khai, hoàn tất hồ sơ luôn bảo đảm tính khách quan, minh bạch, đúng đối tượng; mọi thủ tục được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, vì vậy không gây phiền hà đến các đối tượng chính sách; tạo được sự phấn khởi cũng như lòng tin của nhân dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi lần triển khai, công tác chính sách hậu phương quân đội luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương và quân khu đánh giá cao.

Trong những năm tới, để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ này, Đảng ủy Quân sự tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, trong đó tập trung vào một số nội dung chính như: Trước hết đó là việc tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Quân đội; tập trung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là các chính sách, nghị định, quyết định, thông tư về giải quyết các chính sách còn tồn đọng. Thứ hai là tập trung giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách cho các đối tượng còn tồn đọng thuộc các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có công. Thứ ba, tập trung xác minh, quy tập hết các phần mộ liệt sĩ qua các thời kỳ còn sót trên địa bàn vào nghĩa trang địa phương. Thứ tư là giải quyết tốt chế độ thương bệnh binh cho các quân nhân tham gia chiến đấu nhưng chưa được hưởng chế độ theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thứ năm là tiếp tục động viên, phát động cán bộ, chiến sĩ trong LLVT tỉnh tích cực tham gia phong trào quyên góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, góp công, góp sức giúp đỡ các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương cách mạng, sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, của Quân đội đối với những người có công với cách mạng mới chỉ phần nào làm giảm đi sự khó khăn của các gia đình chính sách. Hơn lúc nào hết mong các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh chung tay vượt qua những khó khăn trước mắt, phát huy truyền thống đấu tranh, tự lực, tự cường lúc thường cũng như lúc ra trận; đoàn kết, yên vui đem mùa Xuân ấm áp đến mọi nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hậu Quả Khôn Lường Của Sách Giả, Sách Lậu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!